Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 128 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
<i>Thái Ngun, tháng 11 năm 2022 </i>
<b>Tác giả luận văn </b>
<b>Nguyễn Thị Thanh Hằng </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Thị Việt Trung - người đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ và văn hóa, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) đã giảng dạy và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học. Tơi cũng xin cảm ơn các nhà văn Hồ Thủy Giang, nhà văn Ma Trường Nguyên, nhà văn Phan Thái, nhà văn Phan Thức, nhà văn Phạm Đức đã cung cấp tư liệu và giúp đỡ tơi nhiệt tình trong q trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
<i>Thái Nguyên, tháng 11 năm 2022 </i>
<b>Tác giả luận văn </b>
<i><b>Nguyễn Thị Thanh Hằng </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 10
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ... 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 12
7. Kết cấu của đề tài... 13
<b>PHẦN NỘI DUNG ... 14</b>
<b>Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ... 14</b>
1.1. Khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử ... 14
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ... 14
1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ... 16
1.2. Thái Nguyên - vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa ... 19
1.2.1. Thái Nguyên – vùng đất giàu truyền thống lịch sử ... 19
1.2.2. Thái Nguyên – mảnh đất giàu bản sắc văn hóa ... 23
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử trong dịng chảy của tiểu thuyết Thái Nguyên ... 26
<b>Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN ... 37</b>
2.1. Cảm hứng viết về các sự kiện lịch sử ... 37
2.2. Cảm hứng viết về các nhân vật lịch sử ... 55
2.2.1. Nhân vật anh hùng ... 56
2.2.2. Danh nhân văn hóa ... 74
<b>Chương 3. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN ... 80</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">3.1. Cốt truyện mang đậm màu sắc lịch sử và huyền thoại ... 80
3.1.1. Kết cấu, cốt truyện sắp xếp theo thời gian tuyến tính ... 80
3.1.2. Cốt truyện theo thời gian tâm lí ... 82
3.1.3. Cốt truyện trùng phức: Truyện lồng trong truyện ... 85
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ... 88
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật ... 88
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng, tính cách nhân vật ... 94
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ... 103
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật ... 104
3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện ... 109
<b>PHẦN KẾT LUẬN ... 113</b>
<b>DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ... 117</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 118</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>
1.1. Thái Nguyên là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Những sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử của Thái Nguyên từ xưa tới nay đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho các văn nghệ sĩ Thái Nguyên sáng tạo nên những tác phẩm văn học có ý nghĩa, có giá trị của mình. Đặc biệt trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI tới nay (khoảng 20 năm), văn học Thái Nguyên đã có những bước phát triển mới, với một đội ngũ các nhà văn khá đông đảo và với một số lượng tác phẩm khá lớn ra đời với chất lượng nghệ thuật được khẳng định – trong đó có thể loại tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử.
1.2. Những sáng tác viết về đề tài lịch sử nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng của văn học Thái Nguyên trong khoảng 20 năm vừa qua đã giành được sự quan tâm lớn của các văn nghệ sĩ Thái Nguyên, đặc biệt là sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học Thái Nguyên, của các sinh viên, học viên cao học ngành văn học tại Thái Nguyên. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một Hội thảo khoa học có quy mơ (cấp tỉnh) về đề tài “Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử” thu hút hơn 50 người tham gia nhiệt tình và hào hứng; đã có hàng chục bài nghiên cứu về đề tài này in trong cuốn tài liệu Hội thảo và đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương; đã có một số luận văn, luận án khoa học do sinh viên và học viên cao học thực hiện với đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của một số nhà văn Thái Nguyên tiêu biểu như: Hồ Thủy Giang, Ma Trường Ngun, Hà Đức Tồn,… Có thể thấy, các sáng tác viết về đề tài lịch sử nói chung, tiểu thuyết nói riêng của Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trở thành một trong những mảng sáng tác có nét đặc trưng (mang tính vùng miền) khá rõ nét, góp phần quan trọng tạo nên diện mạo của văn học Thái Nguyên trong những năm qua. Vì thế, nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Thái Nguyên cũng chính là đã đi vào một mảng sáng tác mạnh, tiêu biểu, mang nét đặc trưng, có nhiều thành tựu của văn học Thái Nguyên trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI.
1.3. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông, phần về lịch sử địa phương, văn học địa phương trở nên khá quan trọng đối với các em học sinh trong các trường phổ thơng các cấp. Vì thế, nếu đề tài nghiên cứu này thành công sẽ góp phần
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">cung cấp tư liệu, ngữ liệu cho việc dạy và học môn lịch sử địa phương, văn học địa phương, thông qua các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử của mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và giàu bản sắc văn hóa tộc người này.
<b>2. Lịch sử vấn đề </b>
Như trên đã nói, văn học viết về đề tài lịch sử nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng của văn học Thái Nguyên đã thu hút được sự chú ý của khá nhiều người quan tâm đến văn học địa phương. Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và có cả một Hội thảo khoa học do Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức về những sáng tác về đề tài lịch sử của Thái Nguyên. Bên cạnh đó cũng có một số đề tài nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học đã đi sâu vào vấn đề này.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tập hợp tư liệu nghiên cứu về vấn đề này cụ thể như sau:
<i><b>2.1. Những nghiên cứu chung về văn học viết về đề tài lịch sử của Thái Nguyên </b></i>
Bàn về văn học Thái Nguyên viết về đề tài lịch sử đã có Hội thảo khoa học được
<i>tổ chức. Ngày 28/08/2019, Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử đã được </i>
Hội văn học Nghệ thuật Thái Nguyên tổ chức tại tỉnh do Chi Hội Lí luận phê bình văn học chủ trì. Trong Hội thảo, một số vấn đề về văn học viết về đề tài lịch sử đã được đặt ra và thảo luận. Đáng chú ý có tham luận của một số tác giả như Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Bình Phương, Cao Thị Hồng, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Huy Quát, Hồ Thủy Giang, Phan Thái ...
Trong bài tham luận “Bước đầu nhận diện và đánh giá văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử”, tác giả Nguyễn Huy Quát đã “điểm mặt” một cách khái quát 5 tác phẩm của 3 nhà văn Thái Nguyên viết về đề tài lịch sử. Từ đó, tác giả đánh giá những thành công bước đầu của văn học Thái Nguyên viết về đề tài lịch sử: “Nhìn chung các tác giả đều tơn trọng lịch sử, dụng cơng nghiên cứu chính sử, với những sự kiện, nhân vật có trong sử sách, đồng thời đặt những tư liệu và nhân vật ấy vào bối cảnh xã hội đã diễn ra. Sử liệu và nhân vật lịch sử là yếu tố chính làm nên xương cốt của câu chuyện. Các tác giả rất cố gắng tìm hiểu những câu chuyện có liên quan đến sự kiện, nhân vật để làm phong phú cho các tình tiết trong truyện. … Nhân vật chính của truyện được tác giả miêu tả trong mối quan hệ với các nhân vật khác cũng khá thành công” [39, tr. 18].
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Tác giả Trần Tác trong tham luận “Tiểu thuyết Ba ông đầu rau của Hà Đức Toàn từ điểm nhìn thể loại” đã nhận định: “Hà Đức Toàn là cây bút tiểu thuyết của Thái
<i>Nguyên, anh đi tiên phong viết về đề tài lịch sử của tỉnh Thái Nguyên khá thành công” </i>
[39, tr. 39].
Với tham luận “Tâm thế và điểm nhìn mới của người sáng tác văn học về đề tài lịch sử đất và người Thái Nguyên”, nhà văn Phan Thái với tư cách là một nhà văn viết về đề tài lịch sử đã nói đến cách tiếp cận đề tài lịch sử và nguyên tắc sáng tác về đề tài lịch sử. Tác giả chú trọng nguồn cảm hứng chân thật về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, nhưng khơng có nghĩa là mô phỏng, sao chép lịch sử. Tác giả Phan Thái cho rằng: “Tiếp cận đề tài lịch sử và tái tạo lịch sử trong tác phẩm văn học không thể là sự sao chép, kể lại lịch sử, mô phỏng lịch sử. Sáng tác về đề tài lịch sử bắt nguồn từ cảm hứng chân thật, từ những chiến công, nhân vật lịch sử đã cống hiến cuộc đời cho đất nước” [39, tr. 52].
Trên báo Văn nghệ Thái Nguyên ngày 28/05/2021, nhà văn Phan Thái cũng chia sẻ: “Thái Nguyên là một tỉnh giàu truyền thống lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng”. “Mặt khác viết về đề tài lịch sử cũng là một cách để tri ân các thế hệ đi trước đã cống hiến hy sinh góp phần làm nên hình hài đất nước hôm nay”. “Tiểu thuyết, kể cả tiểu thuyết lịch sử là hư cấu. Tuy nhiên, bằng tác phẩm, tôi tái hiện lại những giai đoạn lịch sử và gửi gắm vào đó một thơng điệp nhân văn để mọi người hiểu về lịch sử
<i>và tự hào về những truyền thống lịch sử đó” [22]. </i>
Trong bài viết “Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử - nhận diện và khơi mở” đăng trên tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên ngày 05/09/2019, tác giả Thanh Tâm khẳng định Thái Nguyên là “vùng đất gắn với nhiều nhân vật – sự kiện lịch sử lớn và quan trọng”, vì vậy đó là cơ sở nền tảng để cho ra đời những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử có giá trị. Tác giả cho rằng: “Trong đời sống văn học đương đại của Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, đề tài lịch sử đã được nhiều tác giả khai thác, với những tác phẩm tạo nên nhiều dấu ấn tích cực, đang dần làm nên một “dòng văn học” ngày càng khẳng định được vị trí và giá trị. Đặc biệt, đối với Thái Nguyên, lịch sử là một dòng chảy lớn trong cội nguồn cảm hứng của văn chương, bởi đây là vùng đất gắn với nhiều nhân vật – sự kiện lịch sử lớn và quan trọng” [46].
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Trong bài viết “Đề tài lịch sử Thái Nguyên trong các tác phẩm văn học” trên Đài phát thanh và truyền hình Thái Nguyên, ngày 02/08/2021, các tác giả Linh Giang, Quốc Vương nêu ý kiến của các nhà văn về những khó khăn trong quá trình sáng tác văn học về đề tài lịch sử và khẳng định: “Với ngòi bút và tình yêu quê hương, các tác giả đều mong muốn, khối lượng tác phẩm văn học sẽ xứng tầm với giá trị lịch sử trường tồn của mảnh đất ATK. Thái Nguyên vẫn sẽ là miền đất nhiều hứa hẹn để các tác phẩm văn học, những bộ phim truyện về đề tài lịch sử ra đời và được tôn vinh” [10].
Qua đây cho thấy, vấn đề văn học viết về đề tài lịch của Thái Nguyên trong những năm gần đây là mảng đề tài thu hút được sự quan tâm của khá nhiều văn nghệ sĩ, các nhà lý luận phê bình. Các bài viết đã chỉ ra được những thành tựu và hạn chế nói chung cũng như những khó khăn của văn học viết về đề tài lịch sử. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên với tư cách một thể loại văn học lớn, đầy tiềm năng và các bài viết mới chỉ dừng lại ở những nhận định chung. Nhưng đây cũng là những gợi ý đề chúng tôi tiếp tục triển khai đề tài này nhằm làm sáng tỏ sự phát triển của văn học Thái Nguyên ở mảng tiểu thuyết lịch sử.
<i><b>2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên </b></i>
Trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình, của sinh viên, học viên cao học về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Có thể điểm qua các cơng trình như:
Tác giả Cao Thị Hồng trong tham luận “Tiểu thuyết Những người mở đường của
<i>Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại” tại Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử (2019) đã đánh giá thành công của tiểu thuyết Những người mở đường về việc: </i>
Xây dựng kết cấu, miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật và giá trị hiện thực của tác
<i>phẩm: “Chọn cách kiến tạo tác phẩm theo kiểu kết cấu lồng ghép, truyện lồng trong </i>
truyện, tiểu thuyết lồng tiểu thuyết Những người mở đường đã mở ra một không gian và thời gian hiện thực chồng chất nhiều tình tiết, sự kiện. Thời gian của tác phẩm không đơn thuần là thời gian tuyến tính mà đó là thời gian đa tuyến, đảo đổi liên tục, quá khứ và hiện tại được kéo gần nhau hơn. Hiện thực cuộc sống được tái hiện đa chiều với những mảng màu sáng tối khác nhau: chiến tranh/ hịa bình, cịn/ mất, tốt/
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">xấu, đúng/ sai… tất cả gợi lên trong tâm trí bạn đọc những liên tưởng và đối thoại, suy ngẫm về cuộc đời và thân phận con người”… “Những trang viết phục dựng hiện thực
<i>chiến tranh là những trang viết cuốn hút và mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc” </i>
[39, tr. 26-27].
<i>Trong tham luận “Từ tiểu thuyết lịch sử Những người mở đường của Hồ Thủy </i>
Giang – suy nghĩ vấn đề sáng tác về đề tài lịch sử của văn học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Trần Thị Việt Trung đã đánh giá cao những đóng góp của Hồ Thuỷ Giang đối với văn học Thái Nguyên đến cả phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện. Tác giả đã đưa ra những nhận xét rất xác đáng về cuốn tiểu thuyết này: “Đọc những tác phẩm do Hồ Thuỷ Giang sáng tác, người đọc cảm nhận rất rõ thái độ tôn trọng lịch sử, lòng tự hào về con người và mảnh đất thiêng vùng trung du miền núi này; cũng như sự sáng tạo không biết mệt mỏi của một nhà văn cả cuộc đời gắn bó máu thịt với Thái Nguyên với biết bao vui, buồn, bao suy tư, trăn trở, bao nỗi đau đáu… về vai trò, trách nhiệm của một công dân Thái Nguyên, của một nhà văn Thái Nguyên” [39, tr. 77]. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một bài tham luận hội thảo nên tác giả cũng chưa đi sâu vào phân tích một cách cụ thể những nội dung nêu trong cuốn tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang, cũng từ một trường hợp nhà văn cụ thể tác giả đã khẳng định tiềm năng phát triển của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên trong tương lai: “Thái Nguyên thực sự là một mảnh đất có truyền thống lịch sử với bao sự kiện, bao anh hùng, bao người con ưu tú đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương. Đây chính là một tiềm năng lớn cho việc khai thác, khơi nguồn cảm hứng để các thế hệ văn nghệ sỹ Thái Nguyên sáng tác về quê hương, về con người, về mảnh đất thiêng yêu dấu, đáng tự hào trong các tác phẩm nghệ thuật của mình” [39, tr. 80].
<i>Tại Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử (2019), nhiều nhà văn, nhà </i>
nghiên cứu, phê bình đã đánh giá về thành tựu, hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Trong tham luận “Tiểu thuyết và vấn đề diễn giải lịch sử”, tác giả Phạm Văn Vũ đã đưa ra những nhận xét cụ thể về các tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên của Hồ
<i>Thủy Giang (Tiểu thuyết Thái Nguyên – 1917, Những người mở đường, Tể tướng Lưu Nhân Chú), trên các phương diện: Xây dựng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, giá trị hiện thực,… “Tiểu thuyết Thái Nguyên – 1917 giúp bạn đọc hôm nay đến gần hơn, </i>
hiểu hơn về thủ lĩnh Đội Cấn và quân sư Lương Ngọc Quyến để cảm nhận và hình
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">dung nhiều hơn về cuộc khởi nghĩa được coi là lớn nhất, có tiếng vang nhất tại Việt
<i>Nam trong thời kì thế chiến thứ nhất (1914 – 1918). Trong khi đó, tiểu thuyết Những người mở đường thoạt đầu có vẻ khơng gây ấn tượng bởi ngôn ngữ kể chuyện truyền </i>
thống và đề tài quen thuộc, nhưng càng đọc càng lay động bởi cách tác giả soi chiếu lịch sử và con người. Dư chấn đằng sau tác phẩm không chỉ đến từ tiếng bom chiến trận hay tiếng khóc giữa thời bình, mà đặc biệt còn đến từ cách câu chuyện dẫn dụ nhằm tiệm cận hiện thực về những cái chết bi thảm và những phận sống tang thương, khai mở cái nhìn về tinh thần khách quan, bao dung hơn khi đánh giá lịch sử và con
<i>người. Đến Tể tướng Lưu Nhân Chú, tác giả kiến tạo những hình tượng nhân vật lịch </i>
sử với vẻ đẹp toát lên từ phẩm tính bao dung trong tư tưởng người Việt – tư tưởng hòa hiếu nhân văn … Bên cạnh đó, để tác phẩm khơng rơi vào tính luận đề khô nhàm đơn điệu, tác giả đã khéo léo đem vào câu chuyện của mình những yếu tố lãng mạn, những chi tiết đời thực, để câu chuyện lịch sử kia không trở thành một “mẫu vật” trong bảo tàng mà thực sự là con người, là đời sống với khơng khí của thời đại và hồn cảnh của nó” [39, tr. 64].
<i>Tác giả Trần Văn Tác trong cuốn Văn hóa - Văn học và ngôn ngữ địa phương tỉnh Thái Nguyên (2010), đã nhấn mạnh đến các tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang nói </i>
chung trên phương diện nội dung là tính chất đời tư của nhân vật và trên phương diện nghệ thuật là ngôn ngữ trần thuật mềm dẻo biến hóa: “Các nhân vật có đời tư, có số phận riêng khó đốn trước được và ngôn ngữ trần thuật của Hồ Thủy Giang khơng gị ép mà ln mềm dẻo biến hóa, khi ngậm ngùi, xót xa trước bi kịch của nhân vật, khi thủ thỉ vỗ về, chia sẻ cùng nhân vật” [44].
Từ góc nhìn điện ảnh, tác giả Vi Phương trong tham luận “Khuynh hướng tiểu thuyết – điện ảnh trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hồ Thủy Giang” lại cho thấy sự gần gũi, giao thoa giữa hai thể loại kịch bản điện ảnh và tiểu thuyết lịch sử trong sáng tác của Hồ Thủy Giang: “Đọc các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang, chúng tôi thấy có sự vận dụng khuynh hướng tiểu thuyết – điện ảnh trong cách viết của mình. Các tác phẩm của ơng không phải là một kịch bản điện ảnh, cũng không phải một cuốn tiểu thuyết thông thường. Nhưng ở đó dường như lại có khá đầy đủ những yếu tố của
<i>cả hai loại hình nghệ thuật này” [39, tr. 66-72]. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Trong bài viết “Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tế tướng Lưu Nhân Chú” của tác giả Phạm Văn Vũ đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên ngày 26/05/2016, tác giả cho rằng đặc sắc trong sáng tác của Hồ Thủy Giang là sự đan trộn giữa các yếu tố hiện thực và lãng mạn, sự thật và hư cấu. Tác giả khẳng định: “Trên hành trình khám phá, Hồ Thủy Giang đã đan trộn rất nhuyễn giữa các yếu tố hiện thực và lãng mạn, sự thật và hư cấu, trong đó có các thái cực chiến tranh và tình yêu, cống hiến và tư lợi, hận thù và bao dung, hủy diệt và bất diệt, quân tử và tiểu nhân, thành và bại, sống và chết v.v… để kể cho ta câu chuyện nhuốm màu huyền sử, một câu chuyện khốc liệt mà
<i>đẹp, say mê mà thuyết phục” [65].</i>
Tác giả Minh Hằng trong bài viết “Nhiều điều đáng nói xung quanh cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về danh nhân đất Thái” đăng trên Báo Thái Nguyên, ngày
<i>31/05/2016 đã nói đến “quy trình ngược” của tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, quy </i>
trình chuyển thể từ phim thành tiểu thuyết. Với “quy trình ngược” ấy tác phẩm của Hồ
<i>Thủy Giang đã tạo được dấu ấn riêng đậm nét: “Tể tướng Lưu Nhân Chú là “đứa con </i>
tinh thần” thứ 29 của Nhà văn Hồ Thủy Giang, nhưng lại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ông viết về danh nhân Thái Nguyên… Sự ra đời tiểu thuyết lịch sử “Tể tướng Lưu Nhân Chú” cũng lắm đặc biệt. Thông thường, người ta chuyển thể từ tiểu thuyết thành phim, nay nhà văn Hồ Thủy Giang làm ngược lại: chuyển thể từ phim thành tiểu thuyết. Với “quy trình ngược” này, tác phẩm là sản phẩm “nhuyễn” của kịch bản, phim và tiểu thuyết. Cũng vì thế, hình ảnh vị Anh hùng dân tộc đất Thái được khắc sâu hơn bao giờ hết” [20].
Trong bài viết “Linh Sơn tử chiến – một dấu ấn mới của nhà văn Phan Thái”
<i>(trên Văn nghệ Thái Nguyên, ngày 20/09/2020), tác giả Phạm Quý đã đánh giá cao về </i>
nghệ thuật dựng truyện, xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Phan Thái: “Cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc cách đây gần 2000 năm tại Linh Sơn mới chỉ là một lát cắt trong cuộc chiến vĩ đại của Đại Việt chống quân xâm lược nhà Tống. Tuy vậy, xây dựng được một tuyến nhân vật từ người lính bình thường đến người thái úy cao nhất trong triều đình có tính cách, ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn bảo đảm tính lịch sử là một việc khó. Trong tiểu thuyết “Linh Sơn tử chiến” nhà văn Phan Thái đã để cho các nhân vật có đời sống riêng của mình, bảo đảm tính lịch sử
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">nhưng cũng khơng bị tính lịch sử chi phối làm mất đi đời sống thực của nhân vật” [42].
<i>Trong lời giới thiệu mở đầu cuốn sách Thượng thư Đỗ Cận – Phan Thức, Ban </i>
biên tập NXB Đại học Thái Nguyên nhận xét giá trị của tác phẩm cả về phương diện
<i>lịch sử cũng như phương diện văn chương: “Tiểu thuyết lịch sử Thượng thư Đỗ Cận </i>
của tác giả Phan Thức là tác phẩm văn học đầu tiên tập trung đi sâu khai thác, kiến giải về câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp của Đỗ Cận – một danh nhân của đất Thái Nguyên, vi đại khoa, quan thượng thư, đại thần triều vua Lê Thánh Tơng. Đặt trong ý nghĩa đó, có thể nói rằng, đây là một tác phẩm quan trọng, có giá trị cả về phương diện lịch sử cũng như phương diện văn chương” [51, tr. 4].
<i>Tại Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử (2019), tác giả Phan Thức </i>
đã chia sẻ những khó khăn do chính ơng rút ra sau thực tế quá trình sáng tác tiểu
<i>thuyết Thượng thư Đỗ Cận: Việc tìm kiếm, tiếp cận, tìm hiểu tình hình chính trị, văn </i>
hóa, xã hội, phong tục tập quán, thời đại, tư liệu lịch sử liên quan; Cân bằng giữa việc hư cấu với vấn đề tơn trọng tính chân thực khách quan của lịch sử, không để người đọc hiểu sai lịch sử và nhân vật. “Viết tiểu thuyết lịch sử được quyền hư cấu nhưng hư cấu điều gì, hư cấu đến đâu, trong quá trình viết tơi ln tâm niệm: những vấn đề hư cấu phải trên cơ sở tơn trọng tính chân thật của lịch sử, không để người đọc hiểu sai lịch sử và nhân vật” [39, tr. 36].
Trong tham luận “Từ những tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Thái Nguyên đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài lịch sử của văn học Thái Nguyên trong thời gian tới”, tác giả Trần Thị Việt Trung đã khẳng
<i>định những đóng góp của nhà văn Phan Thức trong tiểu thuyết Thượng Thư Đỗ Cận: </i>
“Chỉ hơn 200 trang sách, tác giả Phan Thức đã xây dựng khá thành công nhân vật Đỗ Cận bằng xương, bằng thịt, với cả một quá trình phấn đấu, học hành”. “Đọc tiểu thuyết của Phan Thức, người Thái Nguyên thật tự hào với truyền thống hiếu học, tự hào về những danh nhân, những bậc hiền tài, rường cột của quốc gia – đã được sinh ra tại mảnh đất quê hương yêu dấu của mình” [39, tr.78-79].
Tác giả Nguyễn Huy Quát trong tham luận “Bước đầu nhận diện và đánh giá văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử” đã giới thiệu cuốn sách và khẳng định những nỗ
<i>lực cùng tâm huyết của tác giả Phan Thức khi viết tiểu thuyết lịch sử Thượng thư Đỗ </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>Cận: “Từ những sử kiện ít ỏi, kết hợp với sử dụng những tư liệu dã sử, nhất là bằng năng lực tưởng tượng sáng tạo của mình, Phan Thức đã sáng tác Thượng thư Đỗ Cận, </i>
dài hơn 200 trang in, khổ 13x19 cm, gồm 11 chương và Lời cuối sách” [39, tr.11]. Cùng với đó, cịn có những luận văn của các học viên cao học tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Tìm hiểu về tiểu thuyết của tác giả Hồ Thủy Giang, tác giả Thân Thị Mai Linh Lan và tác giả Hồng Thị Diệu có những đóng góp riêng. Cụ thể: Tác giả Thân Thị Mai Linh Lan trong luận văn “Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thủy Giang” (2017) đã làm rõ một số phương diện như: Đặc điểm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên; Những đóng góp của tác giả Hồ Thủy Giang; Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Thủy Giang. Trong đó tác giả luận văn cũng dành nhiều dung lượng về tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang. Tác giả Hoàng Thị Diệu trong luận văn “Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang” (2020) đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, đồng thời đi sâu vào hai phương diện nội dung và nghệ thuật của các tiểu thuyết lịch sử của tác giả Hồ Thủy Giang. Tác giả luận văn khẳng định tác phẩm đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Lưu Nhân Chú, đồng thời tác phẩm cũng mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa về chiến tranh, hịa bình, đạo đức, nhân nghĩa... Tác giả khẳng định: “Nhân vật anh hùng Lưu Nhân Chú được xây dựng mang màu sắc của đất và người Thái Nguyên” [4, tr. 76]. “Tiểu thuyết Hồ Thủy Giang đã gửi gắm một thông điệp, chiến tranh là bi kịch, đâu phải nỗi đau chỉ ở kẻ thua? Người thắng cũng chẳng an lòng khi hàng vạn người đầu rơi, máu chảy dù đó là kẻ thù” [4, tr. 86]. Tuy nhiên, cả hai đề tài mới chỉ tập trung làm rõ những đóng góp của tác giả Hồ Thủy Giang, mà chưa thấy được dòng chảy vận động của mảng tiểu thuyết lịch sử viết về Thái Nguyên của nhiều tác giả tỉnh nhà. Cùng với Hồ Thủy Giang còn một số cây bút cũng đang nỗ lực không ngừng cho sự phát triển của văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên.
Trong luận văn “Nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang”, tác giả Nguyễn Thị Tài đã làm rõ đặc điểm của văn xuôi Thái Nguyên trong dòng chảy văn học địa phương. Nghiên cứu hệ thống các nhân vật nữ trong sáng tác của nhà văn Hồ Thủy Giang - để chỉ ra và làm rõ những đặc điểm nổi bật khi xây dựng nhân vật nữ trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của nhà văn Hồ Thủy Giang (về nội dung và nghệ thuật). Đồng thời khẳng định những điểm độc đáo, những đóng góp riêng của nhà văn Hồ
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Thủy Giang trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ đối với văn xi Thái Ngun nói riêng, văn xuôi khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung. Luận văn tìm hiểu tồn bộ văn xi Hồ Thủy Giang bao gồm 6 tập truyện ngắn và 4 tiểu thuyết. Trong đó
<i>có 3 tiểu thuyết lịch sử: Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên – 1917, Những người mở đường. Tuy nhiên luận văn không làm rõ cảm hứng lịch sử trong các tiểu thuyết </i>
này.
Như vậy, mặc dù tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên nói riêng, các sáng tác về đề tài lịch sử của văn học Thái Nguyên nói chung đã được các tác giả (là nhà nghiên cứu, phê bình, là nhà văn, là các sinh viên, học viên cao học...) quan tâm chú ý; đã xuất hiện khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, cho tới nay, chúng tôi chưa thấy có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống, thấu đáo về đặc điểm, thành tựu cũng như hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên – một bộ phận sáng tác rất quan trọng, góp phần làm nên sự phong phú, nét riêng biệt và góp phần nâng cao chất lượng sáng tác của văn học Thái Ngun. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình, nhằm nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống và thấu đáo, cụ thể hơn về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Qua đó chỉ ra những đặc điểm, thành tựu, chỉ ra những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên trong đời sống văn học của địa phương Thái Nguyên suốt những năm qua. Đồng thời cũng chỉ ra giá trị, tác dụng, những ý nghĩa lớn lao, cụ thể (giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng,…) của những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trong đời sống văn học nói riêng, trong cuộc sống hiện nay nói chung.
<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>
- Chỉ ra những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật (những thành tựu và hạn chế).
- Khẳng định những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên trong đời sống văn học của tỉnh Thái Nguyên, ý nghĩa và những giá trị của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên trong đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên nói chung, đối với việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào về mảnh đất giầu truyền thống lịch sử này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Góp phần vào việc cung cấp các tài liệu, ngữ liệu về văn học địa phương cho chương trình giảng dạy văn học địa phương Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
Thực hiện luận văn này, chúng tơi phải hồn thành các nhiệm vụ sau:
- Trước hết, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số cơ sở lí luận chung về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử. Đồng thời, tìm hiểu sâu về lịch sử Thái Nguyên làm cơ sở thực tiễn cho các sáng tác văn học nghệ thuật viết về đề tài lịch sử.
- Chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích các phương diện về nội dung như: các nguồn cảm hứng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên, các nhân vật và sự kiện lịch sử Thái Nguyên.
- Cùng với đó, chúng tơi làm rõ một số đặc điểm, đặc trưng nghệ thuật (cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật…) trong các tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên.
<b>4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên từ năm 2000 cho đến nay, với các tác phẩm của bốn tác giả: Hồ Thuỷ Giang, Ma Trường Nguyên, Phan Thái, Phan Thức – những cây bút có nhiều sáng tác, nhiều đóng góp trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử của Thái Nguyên trong suốt hơn 20 năm đầu thế kỉ XXI.
<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
Trong khuôn khổ của Luận văn Cao học, chúng tôi xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu của Luận văn là 9 cuốn tiểu thuyết lịch sử của 4 tác giả nêu trên của văn học Thái Nguyên giai đoạn đầu thế kỉ XXI.
Cụ thể là:
<i><b>- Những người mở đường, NXB Văn học, 2016, Hồ Thủy Giang </b></i>
<i>- Tể tướng Lưu Nhân Chú, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, Hồ Thủy Giang - Thái Nguyên - 1917, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2017, Hồ Thủy Giang - Ông Ké thượng cấp, Nxb Hồng Đức, 2016; Ma Trường Nguyên </i>
<i>- Ông Ké trở lại chiến khu, Nxb Hồng Đức, 2017, Ma Trường Nguyên </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i>- Nắng phía sau mặt trời, Nxb Thanh niên, 2019, Phan Thái - Linh Sơn tử chiến, Nxb Văn học, 2020, Phan Thái </i>
<i>- Bình minh máu, Nxb Hồng Đức, 2021, Phan Thái </i>
<i>- Thượng thư Đỗ Cận, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2019, Phan Thức. </i>
Đồng thời chúng tôi cũng đọc, khảo sát một số tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, các tác phẩm khác viết về lịch sử Thái Nguyên làm đối tượng so sánh khi cần thiết trong luận văn.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
5.1. Phương pháp phân tích theo đặc trưng thể loại (thể loại tiểu thuyết) và tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích các tiểu thuyết của các tác giả Ma Trường Nguyên, Hồ Thuỷ Giang, Phan Thái, Phan Thức, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật về phương diện nội dung và nghệ thuật khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên của các tác giả tiêu biểu trên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật, thời gian, không gian nghệ thuật … trong tiểu thuyết của các tác giả.
5.3. Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng trong luận văn nhằm xác định rõ thời gian, đặc điểm cụ thể của các sự kiện lịch sử, sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử trong các thời kì lịch sử cụ thể. Qua đó, đảm bảo tính lịch sử, tính chân thực của các sự kiện và nhân vật lịch sử trong các sáng tác của các nhà văn viết về đề tài lịch sử của Thái Nguyên.
5.4. Hướng tiếp cận liên ngành: Hướng tiếp cận này được sử dụng khi nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên nhằm đảm bảo việc lý giải, làm sáng tỏ các yếu tố: lịch sử, đặc điểm vùng miền, cùng những đặc điểm về văn hóa tộc người và truyền thống lịch sử của địa phương Thái Nguyên từ xưa đến nay.
<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>
Đề tài được thực hiện thành cơng sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cụ thể là:
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">- Khẳng định văn học Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI đã có “sự phát triển khá mạnh mẽ và phong phú”, đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, nghiên cứu lý luận phê bình văn học, ... Trong đó, tiểu thuyết - đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử đã có một bước tiến mới, vươn tới những thành tựu đã được ghi nhận bởi những tác giả tiêu biểu của văn học Thái Nguyên như: Nhà văn Hồ Thủy Giang, nhà văn Ma Trường Nguyên, nhà văn Phan Thái, nhà văn Phan Thức, ...
- Những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã phản ánh được truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình bảo vệ giữ gìn quê hương đất nước của những người con ưu tú cùng đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số của Thái Nguyên từ xưa đến nay. Bên cạnh đó tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã thể hiện lịng tự hào về bản sắc văn hóa, tinh thần nhân văn qua các danh nhân văn hóa của Thái Nguyên từ thời phong kiến cho tới nay. Thông qua các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử này, khơi dậy lịng u nước, tự hào tự tơn dân tộc, tăng thêm sức mạnh, quyết tâm giữ gìn, phát triển quê hương của các thế hệ người dân Thái Nguyên trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay.
- Thông qua việc nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên (từ đầu thế kỉ XXI đến nay) với việc chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục và đưa ra những khuyến nghị: Văn học Thái Nguyên cần tiếp tục đẩy mạnh sáng tác về đề tài lịch sử trong thời gian tới. Bởi Thái Nguyên là một mảnh đất giầu chất lịch sử cần được khai thác, thể hiện một cách tích cực, sâu sắc và thành cơng hơn nữa bởi những cây bút mới của tỉnh nhà, để xứng với tiềm năng, tầm vóc lịch sử của một tỉnh đã từng được mệnh danh là “Trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả vùng Đông Bắc Việt Nam”, là “thủ đô kháng chiến” của cả nước một thời.
<b>7. Kết cấu của đề tài </b>
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><b>PHẦN NỘI DUNG </b>
<b>Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử </b>
<i><b>1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết </b></i>
Khái niệm tiểu thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu lý luận trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đề cập tới. Tiểu thuyết là một “phạm trù lịch sử”, nó ln ln biến động và chưa được ổn định. Nó xuất hiện vào một thời điểm nhất định của lịch sử văn học, sau đó biến đổi và dần dần được thay thế. M.Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và còn chưa định hình. Nịng cốt thể loại tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được khả năng uyển chuyển của nó” [2, tr. 21]. Nhà văn Tô Hồi cũng khẳng định: “khơng thể cho tiểu thuyết một định nghĩa cố định. Tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hồnh khơng bờ”.
Chúng tôi xin điểm lại một số quan điểm của các nhà nghiên cứu lý luận bàn về khái niệm tiểu thuyết. Cụ thể như sau:
Belinskin cho rằng: Tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”.
M. Kundera phát biểu: “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thơng qua các nhân vật tưởng tượng”.
Nhà nghiên cứu phê bình Lại Nguyên Ân quan niệm: Tiểu thuyết là một “Tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó”.
Qua đây chúng ta nhận thấy, ở mỗi quan điểm đều có những nội dung đúng đắn, những hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều có những ý niệm riêng, khơng hồn toàn thống nhất.
<i>Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng </i>
phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [16, tr. 277].
Nhà báo Bùi Việt Sĩ trong tham luận “Tiểu thuyết đương đại Việt Nam có rừng mà khơng thấy cây to” đã bàn về các tiêu chí của tiểu thuyết như sau: “Trong tiêu chí
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">của tiểu thuyết, để đạt được thành công, phải bao gồm nhiều yếu tố như: phải phản ánh được cái hồn của thời đại mà tiểu thuyết phản ánh trong đó; phải có tính phản biện xã hội cao; phải đa nghĩa nói đây chết cây trên rừng; phải có tính dự báo chính xác. Và trên hết nó phải có tính triết học” [37, tr. 46].
Cịn tác giả Đặng Anh Đào quan niệm: “Tiểu thuyết có khả năng mơ tả một cách quy mơ, tồn diện thế giới khách quan rộng lớn, có thể tái hiện những xung đột căng thẳng đày kịch tính trong hành động và ngôn ngữ con người, một mặt khác lại có thể đi sâu vào những biểu hiện rất nhỏ, rất tinh tế của đời sống tâm lý bên trong. Tính chất kịch và tính chất trữ tình khơng làm giảm mất tính chất khách quan và qui mô rộng lớn, sử thi, nó là cái chủ yếu của tiểu thuyết” [7, tr. 44 - 46, 28].
<i><b>Tại Hội thảo khoa học Đổi mới tư duy tiểu thuyết (28/02/2018), mở đầu tham luận </b></i>
“Nghĩ và viết về tiểu thuyết”, tác giả Nguyễn Bắc Sơn có ý kiến: “Có nhiều quan niệm về tiểu thuyết. Có nhiều xu hướng viết tiểu thuyết […]. Nhưng, gì thì gì, ngay cả tiểu thuyết giả tưởng cũng phải xuất phát từ hiện thực. Hiện thực hơm nay để nói hiện thực ngày mai nên dù ít dù nhiều đều mang tính hiện thực và nhất thiết phải có tính nhân văn […]. Thế nên tơi thích định nghĩa: Tiểu thuyết là nơi lưu giữ bóng hình cuộc sống” [37, tr. 41].
Như vậy, qua các ý kiến, các nhà nghiên cứu đã cho thấy cách nhìn nhận cuộc sống của tiểu thuyết thiên về góc độ đời tư, với yêu cầu tiểu thuyết phải tái hiện cuộc sống như một thực tại đang hình thành phát triển. Nó là một thể loại gần gũi với cuộc sống con người nhất. Tiểu thuyết tuy là hư cấu tưởng tượng nhưng lại tạo dựng một bầu khơng khí xác thực, bởi chất liệu của tiểu thuyết là đề tài, là biến cố, là nhân vật đều gần gũi với cuộc sống thực. Đây chính là một đặc trưng cơ bản có tính chất thẩm mỹ của tiểu thuyết. Sự trần thuật trong tiểu thuyết tập trung vào số phận con người cá nhân trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc đời, nghệ thuật. Tiểu thuyết mang bản chất năng động luôn luôn thay đổi, biến chuyển. Nói đến tư duy tiểu thuyết là nói đến sự chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời. Tiểu thuyết tiếp cận hiện thực ở thời hiện tại hoàn thành, tiếp cận những cái đang diễn ra, còn dang dở.
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung hợp và thu hút vào bản thân nó những đặc trưng thẩm mĩ và chất liệu của nhiều loại hình nghệ thuật khác. Chính khả năng
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tổng hợp này đã khiến cho tiểu thuyết có thể miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời cho dù đề tài và chất liệu có thể lấy từ quá khứ.
Như vậy, tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người. Tiểu thuyết về cơ bản là sản phẩm của trí tưởng trượng. Một tác phẩm tiểu thuyết có giá trị phải là “sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhà văn”.
<i><b>1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử </b></i>
Tiểu thuyết lịch sử là “một tiểu loại của tiểu thuyết” nhằm phản ánh nội dung, đề tài mang tính lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử được các nhà nghiên cứu người Pháp là Dorothy Brevvster và Jonh Breell nhận định như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà tên gọi tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào các nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường
<i>đưa nó vào một loại văn học có danh” [38, tr. 211]. </i>
Theo quan niệm này, tiểu thuyết lịch sử chính là tiểu thuyết viết về quá khứ của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc nào đó. Đây cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất tạo nên tính lịch sử của tiểu thuyết. Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
<i>Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm tiểu thuyết lịch sử là: “Các tác </i>
phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn
<i>trọng lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy” [16, tr. 255]. </i>
Quan niệm này cho thấy, tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết là hư cấu, tưởng tượng, nhưng lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo. Nhà văn dựa vào những sự kiện trong quá khứ (nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử…) để hư cấu, tưởng tượng, để sáng tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho người đọc. Các tác giả coi trọng yếu tố lịch sử, chú trọng việc không “phá vỡ tính chân thực lịch sử” của thể loại.
<i>Tại Hội thảo Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử do Hội đồng lý luận, </i>
phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức năm 2013, Hội thảo đã đưa ra nhiều kết luận có tính khoa học cao, như ý kiến của tác giả Nguyễn Hồng Vinh: “khái niệm lịch sử trong sách sử (chính sử) với lịch sử trong tác phẩm văn học nghệ thuật không
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">phải bao giờ cũng đồng nhất, thậm chí cịn có chỗ trái ngược nhau, bởi vì, lịch sử trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật là lịch sử đã được viết lại qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ. Có khi nó là sự thật lịch sử cịn bị khuất lấp; có khi nó chỉ là cảm nhận, trí tưởng tượng riêng của người nghệ sĩ về lịch sử… Nhưng có một nguyên tắc mà tất cả các nhà sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử phải tuân thủ, đó là tơn trọng chân lý lịch sử, khơng vì một lý do cá nhân nào mà xuyên tạc, bóp méo lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ hình ảnh những anh hùng lịch sử đã được cả nhân dân tôn vinh”. [36, tr. 25]. “Tác phẩm văn học, nghệ thuật viết về đề tài lịch sử không phải là sự sao chép, là kể lại lịch sử, mà là sự gợi mở những vấn đề đáng quan tâm của con người, của xã hội hiện tại, vì nó viết cho những người của hơm nay đọc, suy ngẫm và hành động” [36, tr. 27].
Nhà văn Nguyễn Thế Quang từ kinh nghiệm của mình đặt vấn đề “Tỷ lệ giữa sự thật và hư cấu nghệ thuật như thế nào?” Ông lý giải: “Từ mục đích tác phẩm, chúng tơi chọn sự thật nhiều hay ít. Viết để giải trí, để giễu nhại thì hư cấu, phóng đại … phải
<i>nhiều hơn, viết để làm cho người đọc tin thì yếu tố thực phải nhiều hơn” [37, tr. 38]. </i>
Về mục đích, động cơ sáng tạo về đề tài lịch sử, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình cho rằng: “Không giống như thái độ khách quan, lạnh lùng của các nhà chép sử, các nhà văn và các nghệ sĩ đến với nhân vật và sự kiện lịch sử của mình bằng trạng thái cảm xúc và niềm hưng phấn sáng tạo. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu tinh thần của thời đại mình, nhà văn trở thành người kết nối lịch sử, người chuyển tải những thông điệp của lịch sử tới hiện tại và tương lai” [36, tr. 38].
“Mượn cớ bịa đặt, xuyên tạc lịch sử hay minh họa, nhại lại lịch sử đều khơng phải là mục đích của nghệ thuật” [36, tr. 38].
Tác giả Phan Tuấn Anh trong bài tham luận “Lịch sử như là hư cấu – quan điểm sáng tạo mới về đề tài lịch sử” đã khẳng định: “Mọi sáng tạo và hư cấu về đề tài lịch sử luôn phải dựa trên cứ liệu sử học (mốc thời gian, nhân vật lịch sử, ý nghĩa lịch sử). Dẫu bổ sung, tái quan niệm, giải thiêng hoặc thậm chí phủ định, thì rõ ràng những sáng tạo văn học vẫn cần có sử học như một đối tượng để đối thoại” [36, tr. 245]. “Một tiểu thuyết lịch sử dẫu sao cũng cần tái hiện lại (trong khả năng có thể) cái không gian văn hóa ở thời điểm lịch sử được đề cập đến, từ phong tục, ngôn ngữ, nhận thức, lễ hội” [36, tr. 247].
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Đúng như quan niệm của nhà mỹ học mác xít Lucác: “Tiểu thuyết lịch sử phản ánh và mô tả sự phát triển của hiện thực lịch sử một cách nghệ thuật, vì thế nó phải lấy kích thước nội dung và hình thức từ chính cái hiện thực đó” [5, tr. 139].
Trong tham luận “Cái nhìn đa chiều về tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh” (tại Hội thảo khoa học về Nguyễn Xuân Khánh), tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định: “Khác với truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại khẳng định lịch sử là q trình chưa hồn tất mà đang được cấu tạo lại với sự xuất hiện của các tiểu lịch sử. Tại đấy, lịch sử được hình dung như những mảnh vỡ… Có người khẳng định, nhà văn có quyền tưởng tượng đến vô hạn và tác phẩm của họ thực chất là cách cấu tạo lịch sử theo quan điểm cá nhân. Tại đó, có một thứ lịch sử khác (ngoại vi) so với lịch sử đã được thừa nhận (trung tâm), và lịch sử, khi đi vào lãnh địa tiểu thuyết, phải được tổ chức trên cơ sở hư cấu và nguyên
<i>tắc trò chơi vốn là một đặc trưng của nghệ thuật” [34, tr. 5-8]. Ông cũng khẳng định: </i>
“Tiểu thuyết lịch sử, như tên gọi của nó, địi hỏi người viết phải hóa giải được mâu thuẫn: một bên là sự chính xác (sử); và bên kia là tưởng tượng (văn). Gọn hơn, đó là mối quan hệ giữa sự thực và hư cấu” [36, tr. 255]. Và vấn đề đặt ra cho cả tác giả và người tiếp nhận là giới hạn và “biên độ của trí tưởng tượng”. “Cái mới của nhà văn chủ yếu nằm ở cách thức lý giải lịch sử và việc trình bày lịch sử phù hợp với chiều sâu
<i>lý giải mang tính cá nhân” [36, tr. 257]. </i>
Trong luận án “Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI”, tác giả Lê Thị Thu Trang đã khẳng định: “Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên, quan niệm về sự thật lịch sử và hư cấu của các tác giả vẫn có điểm tương đồng: họ đều tôn trọng sự thật lịch sử và phát huy vai trò của hư cấu nghệ thuật. Hư cấu nghệ thuật đã tạo ra hướng tiếp cận mới, phù hợp với tư duy của con người hiện đại, gợi cho người đọc cái nhìn mới thực sự khác so với những nhà viết tiểu thuyết trước đây” [58, tr. 9].
Như vậy, cho đến nay, những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa thống nhất. Tuy nhiên, mỗi quan niệm dù nhấn mạnh vào một khía cạnh, song vẫn đề cập đến yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết – hạt nhân cốt lõi của tiểu thuyết lịch sử. Và như vậy, có thể thấy: tiểu thuyết lịch sử là một tiểu loại của tiểu thuyết, một mặt nó phải tuân thủ đặc điểm đặc trưng thi pháp tiểu thuyết, một mặt nó tái hiện chân thực
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">lịch sử dưới góc nhìn của người nghệ sĩ. Đối tượng của nó là nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, thời kỳ hay tiến trình lịch sử. Chúng tơi rất đồng tình với những “nguyên tắc” viết tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nguyễn Hồng Vinh: “Về nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử: Nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu sáng tạo của văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử bắt nguồn từ nhu cầu khám phá quá khứ, giải mã những ẩn số, lý giải sâu và mới về quá khứ, làm rõ thêm những điều chưa rõ trong tiến trình lịch sử bằng sức mạnh đặc trưng của nghệ thuật. Để đạt được mục tiêu ấy, sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử đối với các văn nghệ sĩ là một công việc lớn lao, đòi
<i>hỏi tài năng, bản lĩnh và thái độ cẩn trọng” [36, tr. 671]. </i>
Từ những ý kiến, những định nghĩa, những quan niệm trên, chúng tơi đồng tình với quan niệm của tác giả Lê Thị Thu Trang về tiểu thuyết lịch sử cụ thể như sau: “Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm văn học mang đậm những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết (yếu tố hư cấu, yếu tố phản ánh toàn vẹn hiện thực, yếu tố con người cá nhân, yếu tố thẩm mĩ…), nhưng lấy lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật nhằm giải mã lịch sử, sáng tạo ra diễn ngôn mới về lịch sử, đem lại cho người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc thẩm mĩ mới về lịch sử, từ đó, giúp độc giả biết thêm nhiều mặt khác nhau của đời sống con người, của những mặt sinh hoạt mang tính
<i>chất đời tư của con người trong quá khứ nhằm soi sáng những vấn đề của hiện tại” </i>
[58, tr. 12]. Với tiểu thuyết lịch sử, nhà văn vừa sử dụng quyền tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật vừa phải tơn trọng tính chân thực lịch sử. Qua tác phẩm, tác giả gửi gắm các bài học lịch sử và bày tỏ suy nghĩ, thái độ của mình về cuộc sống. Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đã dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, lý thuyết này để phân tích, tổng hợp, chỉ ra những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI.
<b>1.2. Thái Nguyên - vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa </b>
<i><b>1.2.1. Thái Nguyên – vùng đất giàu truyền thống lịch sử </b></i>
Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi tiếp giáp giữa vùng rừng núi Việt Bắc và vùng châu thổ Sông Hồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phịng an ninh của cả nước, có vai trị quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển về các ngành nghề nông nghiệp, lâm
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">nghiệp, công nghiệp, thủy điện, khai khống, du lịch. Chính vị trí địa lý ấy đã góp phần quan trọng bồi đắp nên bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử cho miền đất này.
Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, địa dư, địa danh vùng đất Thái Nguyên đã có nhiều đổi thay. Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, gồm 3 thành phố (Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ Yên) và 6 huyện (Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hy, Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai). Theo kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, là tỉnh đông dân đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Với vị trí thuận lợi về giao thơng, Thái Ngun cịn là điểm nút giao lưu thơng qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông kết nối với các tỉnh thành. Là một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao là Bắc Sơn, Ngân Sơn, Tam Đảo nên có khí hậu khá thuận lợi.
Là vùng đất được coi là “phên giậu thứ hai về phương Bắc Kinh thành Thăng Long”, lịch sử của Thái Nguyên gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc, quốc gia. Từ buổi các vua Hùng dựng nước, vùng đất Thái Nguyên nằm trong cương vực của nhà nước Văn Lang (thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang). Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, Thái Nguyên vừa là “trọng trấn” vừa là “điểm xuất phát” để quân và dân ta triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm.
Chúng tôi xin được điểm qua một số sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của đất và người Thái Nguyên, cụ thể như sau:
Trong một nghìn năm nước ta bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc, nhân dân Thái Nguyên đã nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của giặc để giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu là nhân dân Thái Nguyên đã đứng lên tích cực tham gia cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng đánh đổ ách thống trị của nhà Hán ở Giao Chỉ năm 40 (lúc đó đất Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên, quận Giao Chỉ). Giữa thế kỉ VI, người anh hùng dân tộc Lý Bí quê ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng (nay thuộc thơn Cổ Pháp, phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên) đã dấy binh khởi nghĩa năm 542 đánh thắng giặc Lương, thành lập nước Vạn Xuân.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Năm 981, nhà Tống mở cuộc xâm lược nước ta. Vua Lê Đại Hành đã trực tiếp cầm quân truy quét, tiêu diệt tàn quân Tống, bắt sống được tướng giặc là Quách Quân Biện trên đất Vạn Nhai (Võ Nhai ngày nay).
Kể từ khi nhà Lý rời đô về Thăng Long, Thái Nguyên trở thành “lá chắn trực tiếp” che chở phía bắc kinh thành Thăng Long. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076 – 1077), Thái Nguyên từng là địa đầu – một phần quan trọng của phịng tuyến sơng Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân dân nhà Lý với giặc Tống.
Năm 1145, cũng dưới thời nhà Lý, dưới sự chỉ huy của Phò mã lang Dương Tự Minh - thủ lĩnh Phủ Phú Lương, quân dân Thái Nguyên đã đánh dẹp được giặc Đàm Hữu Lượng, một tên tướng có yêu thuật người nước Tống để bảo vệ vững chắc cả vùng biên giới phía Bắc quốc gia Đại Việt.
Đầu thế kỉ XV, nhân dân Thái Nguyên kiên cường đứng lên khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Nguyễn Đa Bí, Trần Nguyên Khoáng, Chu Sư Nhan, Nguyễn Khắc Chẩn, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân, Dương Khắc Chung, các nghĩa binh Áo Đỏ... Tiêu biểu và tự hào nhất chính là nhân vật lịch sử tể tướng Lưu Nhân Chú. Ông là người huyện Đại Từ đã cùng cha là Lưu Chung và em rể Phạm Cuống tham gia tích cực cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đất Thái Nguyên cũng là một địa bàn hoạt động và là hậu cứ của nghĩa quân Đề Thám. Đặc biệt, năm 1917, sự kiện gây tiếng vang lớn cả nước là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo vào đêm 30, rạng ngày 31 tháng 8. Cuộc khởi nghĩa đã ghi dấu ấn vang dội trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của quê hương Thái Nguyên bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam có một cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã chiếm được tỉnh lỵ, đặt Quốc hiệu Đại Hùng, định quốc kỳ là “cờ Ngũ Tinh” (nền vàng có 5 ngôi sao đỏ) với hàng chữ “Nam binh phục quốc”, thành lập quân đội cách mạng “Quang Phục quân”, định ra tôn chỉ đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Thái Nguyên (cùng với Bắc Kạn và Tuyên Quang) làm căn cứ địa cách mạng, xây dựng An toàn khu (ATK). Trung tâm An toàn khu đặt
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ. Chính tại đây, nhiều quyết định quan trọng của Đảng đã ra đời như: quyết định thành lập đội Cứu Quốc Quân II – một lực lượng tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, ra đời tại rừng Khuôn Mánh (Tràng Xá – Võ Nhai); Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” (1947), Quyết định mở các chiến dịch: Biên giới năm 1950, Trung du năm 1950, Hòa Bình năm 1951 – 1952, Tây Bắc năm 1952 …Đặc biệt, ngày 6 tháng 12 năm 1953, tại Tỉn Keo, thôn Lục Rã (nay là xã Phú Đình, huyện Định Hóa), Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp thông qua kế hoạch tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Đặc biệt nhờ địa thế “Tiến khả dĩ cơng, thối khả dĩ thủ”, trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên trở thành và xứng đáng là “Thủ đô kháng
<b>chiến – Thủ đơ gió ngàn” của cuộc kháng chiến trường kỳ và thắng lợi. </b>
Trong kháng chiến chống Đế quốc Mĩ (1955 – 1975), với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, nhân dân Thái Nguyên đã trực tiếp chiến đấu trên 400 trận, bắn rơi 61 máy bay Mĩ (có 2 máy bay ném bom chiến lược B52, 1 máy bay trinh sát điện tử EB66), tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc Mĩ; đặc biệt đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 1000 của đế quốc Mĩ trên miền Bắc. Trong bom đạn ác liệt, các mặt sản xuất, đời sống, văn hóa, xã hội ở Thái Nguyên tiếp tục được giữ vững và phát triển, bảo đảm vai trò là hậu phương vững chắc sản xuất chi viện cho tiền tuyến miền Nam, đồng thời anh dũng đánh thắng công cuộc mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mĩ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của đất nước đã có hàng chục vạn con em các dân tộc Thái Nguyên tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong đó có trên 10.000 người anh dũng hy sinh, nhiều người đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường; hàng nghìn đồng chí đã trở thành dũng sỹ, chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng trong các mặt trận chiến đấu và lao động sản xuất.
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Việt - Trung năm 1979 – 1980, hưởng ứng lời tổng động viên toàn quốc của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ngày 5/3/1979, quân và dân Thái Nguyên cũng tích tham gia lực lượng kháng chiến bảo vệ biên giới.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thái Nguyên tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng quý báu, năng động, sáng tạo khơi dậy
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">những tiềm năng, lợi thế, huy động sức mạnh tổng hợp để vươn lên trở thành địa phương phát triển năng động của khu vực Trung du miền núi phía Bắc và cả nước.
Có thể thấy, đất và người Thái Nguyên với những trang lịch sử hào hùng đã khơi nguồn cho các sáng tác, sáng tạo của các văn nghệ sĩ trong tỉnh cũng như cả nước trong nhiều năm qua. Đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh,… phản ánh lịch sử oai hùng của Thái Nguyên nói chung, trong đó có các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thời kì hiện tại. Đó là các tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc
<i>kháng chiến chống quân Tống (Linh Sơn tử chiến – Phan Thái), chống giặc Minh (Tể tướng Lưu Nhân Chú – Hồ Thủy Giang), về danh nhân Đỗ Cận – vị tiến sĩ đầu tiên của </i>
<i><b>Thái Nguyên (Thượng thư Đỗ Cận – Phan Thức), về cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên </b></i>
<i>năm 1917 của Trịnh Văn Cấn (Thái Nguyên 1917 – Hồ Thủy Giang), viết về Bác Hồ những năm ở chiến khu (Ông Ké thượng cấp, Ông Ké trở lại chiến khu – Ma Trường Nguyên), viết về cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ năm 1945 (Bình minh máu – Phan Thái), viết về sự hi sinh của Đại đội thanh niên xung phong 915 năm 1972 (Nắng phía sau mặt trời – Phan Thái, Những người mở đường – Hồ Thủy Giang, Nhật kí cơ văn thư – Ngọc Thị Kẹo)… Qua các tiểu thuyết viết về lịch sử Thái </i>
Nguyên, các nhà văn đã thể hiện tình yêu, tự hào về mảnh đất quê hương yêu quý của mình. Đồng thời đó cũng là một sự tri ân của thế hệ hơm nay với những đóng góp, những hi sinh mất mát, những chiến công hiển hách của các thế hệ cha anh. Đồng thời là lời nhắn nhủ tới các thế hệ người dân Thái Nguyên thời hiện tại và tương lai những bài học sâu sắc về đạo lý làm người, về truyền thống yêu nước đánh giặc, về lòng tự hào dân tộc, cùng lịng biết ơn và ý chí quyết tâm bảo vệ gìn giữ quê hương, đất nước dù trong mọi hoàn cảnh, với mọi kẻ thù của con người Thái Nguyên hôm nay.
<i><b>1.2.2. Thái Nguyên – mảnh đất giàu bản sắc văn hóa </b></i>
Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (có tới 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, trong đó 8 dân tộc đơng dân nhất là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Mơng, Hoa, Mường). Mỗi dân tộc có một nét văn hố riêng như những gam màu tạo nên bức tranh văn hoá hết sức đặc sắc. Đó là các phong tục tập quán với những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng phong phú, giàu bản sắc của các dân tộc anh em sống trên mảnh đất này. Trong đó phải kể đến các phong tục đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng như: hát then (người Tày, người Nùng), hát Páo dung, nghi lễ cấp
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">sắc (người Dao), múa Tắc xình (người Sán Chay), nghi lễ Hát khoăn (người Nùng), hát Soọng Cơ (người Sán Dìu) …
Thái Ngun hiện nay là vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với lợi thế là trung tâm Vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng và hàng chục lễ hội văn hóa truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân... Đó là điều kiện tiềm năng để Thái Nguyên phát triển du lịch.
Đến Thái Nguyên, mỗi bước đi gắn với mỗi địa danh lại có một câu chuyện lịch sử. Những di tich văn hóa, di tích lịch sử trải dài trên mảnh đất trung du miền núi. Từ Phổ Yên là quê hương vị vua Lý Nam Đế - vị vua đầu tiên lập nên nước Vạn Xuân – tại thôn Cổ Pháp, Tiên Phong với cụm di tích Đền Mục, chùa Hương Ấp; Đền Lục Giáp – đền thờ tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh (thời Lý) và tướng Lưu Nhân Chú (thời Lê); Đền thờ Đỗ Cận - thờ danh nhân Tiến sĩ Đỗ Cận – tiến sĩ đầu tiên của đất Thái Nguyên. Huyện Phú Bình có cụm các di tích thờ Đức Thánh Dương Tự Minh và các hậu thần như đình Phương Độ, đình Xuân La, đình Hộ Lệnh. Huyện Đại Từ có quần thể danh thắng Núi Văn, Núi Võ và Đền thờ Lưu Nhân Chú - một trong những vị công thần khai quốc của triều đại hậu Lê vào cuối thế kỷ thứ XV. Huyện Định Hóa với cụm di tích ATK gắn với những bước đường hoạt động cách mạng của Đảng và Bác Hồ trước Cách mạng tháng Tám và suốt chín năm kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946 - 1954).
Đặc biệt, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP Thái Nguyên), Bảo tàng ATK (Định Hóa), Bảo tàng Quân khu I (TP Thái Nguyên), Khu tưởng niệm Thanh niên xung phong Đại đội 915 (TP Thái Nguyên)… là nơi lưu giữ các hiện vật, các tư liệu quan trọng, phong phú về đời sống văn hóa, xã hội, về truyền thống đấu tranh anh dũng, ngoan cường của quân và dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong suốt quá trình phát triển của mình, góp phần thể hiện rõ đặc điểm văn hóa, lịch sử của vùng đất thiêng “thủ đơ gió ngàn” trong q trình lịch sử của Thái Ngun.
Bên cạnh đó, Thái Ngun ln là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả vùng miền núi Đông Bắc. Thái Ngun cịn là nơi tập trung đơng đảo các trí thức, các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay Thái Nguyên có 8 trường Đại học, trên 20 trường
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Thái Nguyên là một địa phương có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, có đội ngũ trí thức, đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo. Với lợi thế là trung tâm giáo dục, đào tạo các ngành, nghề của cả nước nên số cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn tỉnh có trình độ đại học, thạc sĩ và tay nghề chuyên môn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2020, số cán bộ tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học công nghệ là gần 7.000 người công tác ở nhiều lĩnh vực: lãnh đạo quản lý, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục, doanh nghiệp... trong đó có khoảng trên 850 người là Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư, gần 3000 Thạc sỹ và trình độ Đại học. Đội ngũ trí thức của tỉnh đã đóng góp xứng đáng vào cơng tác quản lí, lãnh đạo, thực hiện nhiều hoạt động phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh của tỉnh, góp phần xây dựng Thái Nguyên ngày càng giàu mạnh, văn minh, tươi đẹp hơn.
Vì vậy, đây chính là một vùng đất giầu tiềm năng về sáng tác văn học nghệ thuật trong hơn nửa thế kỉ qua. Các văn nghệ sĩ Thái Nguyên đã tích cực sáng tạo và có nhiều tác phẩm văn học có giá trị cao về q hương của mình, trong đó có thể loại tiểu thuyết lịch sử.
Nói đến vai trị định hướng cũng như tạo mơi trường, động lực để văn nghệ sĩ Thái Nguyên sáng tác phải kể đến vai trò của Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên. Đến nay “ngôi nhà chung” của các văn nghệ sĩ tỉnh Thái Nguyên đã có 276 hội viên (thuộc nhiều Chi hội khác nhau). Hoạt động của Hội rất tích cực, đa dạng, tồn diện: sáng tác, nghiên cứu phê bình, tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi sáng tác... Trong đó, có hàng trăm văn nghệ sĩ là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Trung ương, có nhiều văn nghệ sĩ được Đảng, Nhà nước trao tặng các danh hiệu, các phần thưởng cao quý (danh hiệu: Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, các Huân chương, Huy chương, các Giải thưởng, các Huy chương vàng, bạc…) thuộc các chuyên ngành nghệ thuật khác nhau: văn học, hội họa, âm nhạc, múa, nhiếp ảnh…
Trên nền tảng đời sống văn hóa, xã hội phong phú, đậm sắc màu dân tộc, cùng truyền thống lịch sử của địa phương, văn học Thái Nguyên nói chung và tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên nói riêng trong 20 năm đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">tựu đáng ghi nhận, góp phần khẳng định vị thế của văn học Thái Nguyên trong đời sống văn hóa địa phương nói riêng và trong đời sống văn học cả nước nói chung.
<i><b>1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy của tiểu thuyết Thái Nguyên (từ đầu thế kỉ XXI đến nay) </b></i>
Thái Nguyên là một trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng núi và trung du Bắc Bộ, là một tỉnh có truyền thống lịch sử và văn hóa, giàu tiềm năng trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật (là cái nôi của Hội Văn học nghệ thuật Việt Bắc xưa). Các thế hệ nhà văn của Thái Nguyên đã nối tiếp nhau cất lên tiếng nói văn chương mang mầu sắc đặc thù của vùng quê “nửa đồi nửa núi”, đa sắc màu, đa dân tộc.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành cơng, tiếp đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã mở ra cho Thái Nguyên một thời kì văn học mới. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm, Thái Nguyên và các tỉnh thuộc An tồn khu trở thành cái nơi của văn học kháng chiến. Đặc biệt, từ năm 1949, khi cơ quan Hội Văn nghệ Việt Nam ra đời (tại Làng Chòi - Yên Giã - Mỹ Yên – Đại Từ - Thái Nguyên), nhiều nhà văn, nhà thơ như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Huy Tưởng,… đều đã có thời gian dài sinh sống và hoạt động văn học tại nơi đây.
Thời kỳ này, văn đàn xuất hiện một số cây bút là người dân tộc thiểu số, quê ở Việt Bắc như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đồn, Nơng Viết Toại, Nông Minh Châu,…cùng những tác phẩm viết bằng tiếng Tày, Dao, Nùng đã góp phần làm cho văn học kháng chiến trở nên đa dạng, đa sắc, đa diện. Đây cũng là những tác giả đầu tiên làm nên diện mạo nền văn học Việt Bắc và văn học Thái Nguyên sau này.
Hòa bình lập lại, Hội Văn nghệ Việt Bắc được thành lập tại thị xã Thái Nguyên (năm 1957) đã tạo một mơi trường văn hóa rộng lớn để hội tụ các văn nghệ sĩ 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Từ đây, nền văn học của các dân tộc Việt Bắc nói chung, trong đó có Thái Nguyên, có điều kiện
<i><b>phát triển mạnh mẽ. Những tác phẩm quan trọng ra đời trong giai đoạn này như: Ché </b></i>
<i>Mèn được đi họp, Muối lên rừng (Nông Minh Châu); Ăn ngay nói thẳng, Đoạn đường ngoặt (Nơng Viết Toại). </i>
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1955 – 1975), toàn Đảng, toàn dân tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm là chống giặc ngoại xâm và xây dựng kiến thiết đất nước. Nhiệm vụ chiến lược này đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong nền văn học
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">dân tộc. Văn học Thái Nguyên cũng tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh chung của đất nước. Chủ đề chính của văn học lúc bấy giờ là chủ đề “tất cả cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Chủ đề này đã được các cây bút Thái Nguyên khai thác triệt để. Chính trong những năm tháng khó khăn, ác liệt ấy, đội ngũ sáng tác ở Thái Nguyên đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ những năm đầu của thập niên 60 (thế kỷ XX) có sự xuất hiện của hàng loạt các cây bút mới như Vi Hồng, Lê Minh, Xuân Cang,... Những tác phẩm trong giai đoạn này đều mang hơi thở nóng hổi của thời đại
<i>như: Trận địa giữa ruộng bậc thang (Nông Minh Châu); Suối gang, Lên cao (Xuân </i>
<i><b>Cang); Người chia ánh sáng (Vi Hồng); Suối Lê Nin (Trần Văn Loa); Gái Quan </b></i>
<i>Lang (Lê Thoa)… </i>
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, cũng là lúc đội ngũ sáng tác văn học của Thái Nguyên lớn mạnh. Nhiều giải thưởng của tổ chức văn học lớn ở Trung ương đến với các nhà văn Thái Nguyên như: nhà văn Xuân
<i>Cang được tặng thưởng của Hội Nhà văn 1968 với tác phẩm Những vẻ đẹp khác nhau; Vi Hồng (Cọn nước eng Nhàn, Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn 1971); Hồ Thủy Giang (Cơ Bánh Xích, Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn 1971)… Cùng với đó là sự xuất hiện khá </i>
rầm rộ những tên tuổi mới như Ma Trường Nguyên, Trần Văn Loa, Hoàng Minh Tường, Trịnh Thanh Sơn, Ba Luận… Tất cả đã gớp phần làm nên một diện mạo văn học Thái Nguyên trên văn đàn cả nước.
Sau 1975, đất nước bước sang thời kỳ thống nhất, đội ngũ văn học Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh của mình. Nhiều tác giả đã tập trung vào việc phản ánh hiện thực mới của xã hội. Văn học khai thác nhiều chủ đề như: hịa bình, thống nhất, những biến cố của thời cuộc.... Một số cây bút Thái Nguyên đã trưởng thành và được khẳng định qua các tập sách riêng gây được sự chú ý của dư luận. Tiêu biểu nhất là
<i>nhà văn Vi Hồng với hai tiểu thuyết Đất bằng và Vãi Đàng (Nhà xuất bản Hội Nhà </i>
văn - năm 1980) đã được đánh giá như một “hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam” của thập kỷ 80 (thế kỷ XX).
Năm 1987, Hội văn học nghệ thuật tỉnh ra đời đã tạo nên một bước ngoặt lớn đối với văn học Thái Nguyên. Sự xuất hiện hàng loạt các tác giả ở nhiều thể loại với nhiều bút pháp đa dạng đã làm cho đời sống văn học Thái Nguyên trở nên phong phú hơn rất nhiều. Những tác giả tiêu biểu đại diện cho nhiều thế hệ như: Hà Đức Toàn, Ma
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Trường Nguyên, Nguyễn Bình Phương, Lê Thế Thành, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Văn, Ngọc Thị Kẹo, Hồng Luận…
Từ thời kì đổi mới (những năm 80 của thế kỉ XX), ở Thái Nguyên, cuộc sống tâm hồn con người miền núi đã được các nhà văn miêu tả một cách phong phú, sâu sắc, đa dạng. Đặc biệt, sự xuất hiện của Vi Hồng có thể xem như là dấu mốc cho sự trưởng thành rõ rệt của văn xuôi Thái Nguyên. Vi Hồng đã sáng tạo một cách viết mới về miền núi, vận dụng tối đa vốn văn hóa dân gian, mà có nhà văn đã nhận định đó là cách viết “hiện đại hóa dân gian”. Vi Hồng đã đóng góp 15 tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi. Sau này, lối viết của Vi Hồng cũng đã ảnh hưởng không ít tới các nhà văn người dân tộc ở Thái Nguyên và Việt Bắc.
Bước sang thế kỉ XXI, văn xi Thái Ngun tuy cịn nhiều hạn chế, nhưng cũng đã bắt nhịp với xu thế hội nhập toàn cầu của văn học nước nhà. Các tác giả Thái Ngun, ít nhiều đã có những chuyển biến nhất định trong bút pháp nghệ thuật, trong phương pháp sáng tác, trong quan niệm về hiện thực… và đạt được một số thành tựu nhất định.
Một lớp tác giả đã xuất hiện từ cuối thể kỷ XX đến nay dần được khẳng định như: Hồ Thủy Giang, Phạm Đức, Bùi Thị Như Lan, Ma Trường Nguyên, Phan Thái, Bùi Nhật Lai, Phan Thức, Phạm Quý… Hàng trăm đầu sách riêng được xuất bản trong những năm qua của các tác giả Thái Nguyên (dù chất lượng không đồng đều) đã minh chứng cho những bước phát triển của văn chương toàn tỉnh.
Riêng nói về thể loại tiểu thuyết, trước năm 2000, văn học Thái Nguyên đã xuất hiện một số cây bút được độc giả quan tâm với các tên tuổi “nổi danh” vùng Việt Bắc như: nhà văn Vi Hồng với 15 tiểu thuyết viết về đề tài các dân tộc và cuộc sống miền núi; nhà văn Ma Trường Nguyên với 5 tiểu thuyết mang đậm sắc màu dân tộc; nhà văn Ngọc Thị Kẹo với 2 tiểu thuyết đậm chất nhân văn và nữ tính; nhà văn Hà Đức Toàn, Nguyễn Minh Sơn, Hồng Luận đều có từ một đến hai cuốn tiểu thuyết viết về đất và người Thái Nguyên… Và chính những cuốn tiểu thuyết ấy đã đem lại những thành công, những giải thưởng danh giá đối với các tác giả Thái Nguyên nói riêng, với văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên nói chung (như giải thưởng Nhà nước của nhà văn Vi Hồng, giải thưởng của Hội văn học các Dân tộc thiểu số Việt Nam, giải thưởng định kì 5 năm một lần của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên với các nhà văn khác).
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Thập kỉ đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết Thái Nguyên dường như chững lại, bởi nhiều lý do (nhà văn Vi Hồng mất, một số nhà văn khác sức khỏe giảm sút không sáng tác được và một số khác chưa bắt kịp xu hướng đổi mới ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt)… Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết Thái Ngun “trầm lắng” hẳn sau những sôi động thời kỳ cuối thế kỉ XX.
Tuy nhiên, sau hơn chục năm “trầm lắng” đó, tiểu thuyết Thái Nguyên đã lấy lại “phong độ” của mình bằng hàng loạt các tên tuổi “vừa lạ, vừa quen” như: Hồ Thủy Giang, Phạm Đức, Phan Thái, Phan Thức, Bùi Thị Như Lan, Nguyễn Văn, Hoàng Luận… Từ năm 2011 đến 2022, nhà văn Hồ Thủy Giang xuất bản 6 cuốn tiểu thuyết:
<i><b>Mắt rừng (2015), Con đường cát bụi (2016), Những người mở đường (2016), Tể tướng Lưu Nhân Chú (2016), Thái Nguyên – 1917 (2017), Phố Núi (2020); nhà văn Hoàng Luận đã xuất bản 4 cuốn tiểu thuyết: Làng một người, Nắng tím (2014), Cây không lá (2019), Đất ống (2019); nhà văn Ma Trường Ngun với: Phượng hồng núi (2012), </b></i>
<i>Ơng Ké thượng cấp (2016), Ông Ké trở lại chiến khu (2017); nhà văn Phan Thái có 7 </i>
<i><b>cuốn: Cơm áo chợ đời (2014), Sóng bên ngày nắng (2015), Đèn giời (2016), Nắng phía sau mặt trời (2019); Linh sơn tử chiến (2020), Lửa khuất (2020), Bình minh máu (2021); nhà văn Phạm Đức có 2 cuốn: Bão rừng (2011), Giơng gió làng chè (2014); </b></i>
<i>nhà văn Ngọc Thị Kẹo với tiểu thuyết: Nhật kí cơ văn thư (2003), Người đàn bà không chồng, Nàng Khau Âu đa tình, Gió đồng làng Am (2019); Nguyễn Văn với tiểu thuyết Danh gia đất mỏ (2015); Bùi Thị Như Lan ngoài nhiều tập truyện ngắn cịn có tiểu thuyết Chuyện tình Phia Bjooc (2018)… </i>
Đó là những con số ấn tượng đối với sự phát triển văn học của một địa phương trong điều kiện nền kinh tế thị trường ảnh hưởng khơng ít tiêu cực đến văn học. Điều đó chứng tỏ sức sáng tạo nói riêng của các nhà văn, đồng thời thấy được trách nhiệm của người nghệ sĩ trong việc làm giàu vốn văn hóa văn học tỉnh nhà.
Tìm hiểu sự phát triển thể loại tiểu thuyết trong văn học Thái Nguyên có thể thấy rõ những nét riêng nổi bật về cả nội dung và nghệ thuật, nhất là nỗ lực đổi mới nghệ thuật của các tác giả. Về phương diện nội dung, tiểu thuyết Thái Nguyên từ khi đổi mới đến nay đi sâu khai thác hai nguồn cảm hứng về lịch sử và thế sự đời tư với đề tài phong phú, đa dạng như: chiến tranh, nông thôn, miền núi, về cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, số phận con người cá nhân...
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Khi viết về miền núi và nông thôn các nhà văn Ma Trường Nguyên, Hà Đức Toàn, Phạm Đức, Hoàng Luận đã dành những trang viết chân thành, đầy cảm xúc để nói về đất và người Thái Nguyên – những con người hồn hậu, chất phác, nghĩa tình. Là người con của vùng đất Định Hóa, nhà văn Ma Trường Nguyên (dân tộc Tày) đã cho xuất bản 10 tiểu thuyết trong giai đoạn 1991 – 2021, tất cả đều viết về đề tài miền
<i>núi: Mũi tên ám khói (1991); Gió hoang (1992); Tình xứ mây (1993); Trăng yêu (1993); Bến đời (1995); Rễ người dài (1996); Mùa hoa hải đường (1998); Phượng </i>
<i><b>Hồng núi (2012); Ơng Ké thượng cấp (2016), Ơng Ké trở lại chiến khu (2017). Đọc </b></i>
tác phẩm của Ma Trường Nguyên người đọc thấy được những nét riêng về thiên nhiên và con người miền núi Thái Nguyên. Cùng với cảm hứng hiện thực, cảm hứng nhân đạo cũng đậm đặc trong các tiểu thuyết của ông. Đó là lịng u thương, trân trọng con người, là niềm tin vào phẩm giá con người vùng cao, niềm tin vào công cuộc đổi mới của vùng quê nghèo. Làm nên đặc sắc của các tác phẩm cịn phải kể đến những dấu ấn văn hóa độc đáo của các dân tộc Thái Nguyên, điều mà phải gắn bó sâu sắc với vùng quê đó mới có thể diễn tả đầy đủ, tinh tế như vậy.
Cùng với Ma Trường Nguyên, nhà văn Hoàng Luận cũng được biết đến với những tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn, miền núi. Ông lấy cảm hứng sáng tác ở chính mảnh đất Định Hóa q hương mình, đến nay ơng đã xuất bản 7 tiểu thuyết.
<i>Trong tác phẩm Giơng gió làng chè (Phạm Đức) và Đèn giời (Phan Thái), một </i>
khía cạnh khác của cuộc sống ở nông thôn lại được thể hiện. Đó là vấn đề sự tha hóa, biến chất, suy thối đạo đức của con người trong q trình phát triển nhanh chóng của làng quê.
<i>Tiểu thuyết Danh gia đất mỏ (Nguyễn Văn) viết về đề tài công nhân, công </i>
nghiệp. Xuyên suốt gần 300 trang sách, nhà văn kể cho ta câu chuyện về những người công nhân, và lớn hơn còn là câu chuyện về các thế hệ gia tộc và vùng quê của họ.
Đặc biệt khi khai thác các đề tài nông thôn, công nghiệp, lịch sử,… các tác giả Thái Nguyên đã có cố gắng thể hiện hiện thực cuộc sống gắn với những dấu mốc lịch sử. Tất cả nhằm phác họa một quá trình vận động, phát triển của mảnh đất và con người Thái Nguyên những năm qua. Nhà văn Phan Thái đã khẳng định được sự trưởng
<i>thành, già dặn trong từng tác phẩm. Với các tiểu thuyết Cơm áo chợ đời, Sóng bên </i>
<i><b>ngày nắng, Đèn giời, ông đã khắc họa số phận con người gắn với quá trình phát triển </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">của công nghiệp Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, Phan Thái cho xuất bản liên
<i>tiếp các tiểu thuyết về lịch sử, văn hóa, kinh tế… Tác phẩm Linh Sơn tử chiến đề cập đến cuộc kháng chiến chống quân Tống ở phòng tuyến Linh Sơn (thế kỉ XI). Bình minh máu thể hiện cuộc sống khốn khổ và quá trình đi lên đấu tranh của công nhân mỏ than Phấn Mễ thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Nắng phía sau mặt trời tái hiện </i>
những thời khắc bi hùng của Đại đội Thanh niên xung phong 915 (năm 1972). Tác
<i>phẩm Lửa khuất viết về đề tài đấu tranh chống tham nhũng ở công ty thép Hào Quang </i>
do Trần Dũng làm tổng giám đốc. Khắc họa chân dung một tổng giám đốc ham tiền, hám gái, chuyên dùng quyền lực và thủ đoạn để kiếm tiền. Trên cương vị cao nhất của công ty, Trần Dũng luôn làm mọi cách, mọi thủ đoạn để vơ vét tiền của của nhà nước, của công ty và đồng lương ít ỏi của người lao động. Với sự thấu hiểu và gắn bó với người công nhân, nhà văn đã tạo dựng được những dấu ấn riêng trong văn học tỉnh nhà.
Như vậy, có thể nói tiểu thuyết Thái Nguyên đã từng bước hòa vào “dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, góp phần làm phong phú hơn nền văn học nước nhà. Các nhà văn Thái Nguyên đã nỗ lực hướng đến sự đổi mới nội dung và cách tân nghệ thuật. Nhìn vào những thành tựu đã đạt được thời gian qua, chúng ta có cơ sở để hy vọng vào sự phát triển của thể loại này đối với văn xuôi Thái Nguyên thời gian tới.
Đặc biệt, thể loại tiểu thuyết lịch sử được các nhà văn lựa chọn như là cách để thể hiện lòng tự hào về mảnh đất quê hương giàu truyền thống lịch sử, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, sự tri ân với những người con ưu tú đã chiến đấu, hy sinh anh dũng để bảo vệ quê hương, đất nước của mình. Nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử của Thái Nguyên đã đi vào trang văn chân thực, sống động, đầy tự hào. Từ những cuộc kháng chiến chống giặc Tống, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, rồi đến các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chống Đế quốc Mĩ, chống quân bành trướng Trung Quốc… được tái hiện trong những trang tiểu thuyết vừa giàu giá trị lịch sử, giá trị giáo dục truyền thống, vừa giàu bản bản sắc văn hóa các tộc người miền núi.
Trong quá trình phát triển của văn học Thái Nguyên, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên đã khẳng định được sự có mặt của mình trong dịng chảy của tiểu thuyết Thái Nguyên nói chung; nó đã góp phần làm phong phú hơn, đa dạng hơn, góp phần nâng cao chất lượng cho văn xi Thái Ngun nói chung, tiểu thuyết Thái Nguyên nói
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">riêng, đặc biệt từ sau năm 2000 cho tới nay. Đây là một hướng đi, một cách tiếp cận mới của tiểu thuyết Thái Nguyên trong việc thể hiện, phản ánh cuộc sống, con người Thái Ngun một cách tồn diện, có chiều sâu lịch sử, văn hóa; thể hiện tình u q hương, tinh thần tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của người Thái Ngun hơm nay. Một số tác giả tiêu biểu của Thái Nguyên với các tác phẩm về đề tài lịch sử như: tác giả Hồ Thủy Giang, tác giả Ma Trường Nguyên, tác giả Hà Đức Toàn, tác giả Phan
<i>Thái, tác giả Phan Thức,... với những tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu như: Ba ông đầu rau (Hà Đức Toàn), Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên – 1917, Những người mở đường (Hồ Thủy Giang), Ông Ké thượng cấp, Ông Ké trở lại chiến khu (Ma Trường Nguyên), Thượng thư Đỗ Cận (Phan Thức), Linh Sơn tử chiến, Nắng phía sau mặt trời, Bình minh máu (Phan Thái),… </i>
<i>Tác phẩm đầu tiên của nhà văn Phan Thái viết về đề tài lịch sử là tiểu thuyết Linh Sơn tử chiến. Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc cách đây gần 2000 </i>
năm tại Linh Sơn được tái hiện là một lát cắt trong cuộc chiến anh dũng của Đại Việt chống quân xâm lược nhà Tống.
Tác phẩm gồm 17 chương và lời đề dẫn rất mới mẻ, gợi người đọc chuẩn bị cho một cuộc hành trình cùng tác giả về miền đất còn đầy sự kiện lịch sử bí ẩn chưa ai khám phá. Chương đầu, tác giả mô tả âm mưu thôn tính Đại Việt của triều Tống ở phương Bắc (từ năm 1068 đến năm 1076) và công tác chuẩn bị, hạ quyết tâm chống giặc của vua Lý Nhân Tông, cùng các quần thần mà đứng đầu là Thái úy Lý Thường Kiệt. Tại chương này ta cũng gặp Lang trung tướng quân Nùng Tông Đản – người được Lý Thường Kiệt giao trực tiếp chỉ huy các bộ tộc ở phía Bắc chuẩn bị các phương án chống giặc. Người lính mới tịng qn Lừ Cắm Sải lại là nhân vật điển hình về tâm tư, tính cách của các đinh tráng trong các bộ tộc ra góp phần chống giặc.
Các chương tiếp theo đến chương 10 là công tác chuẩn bị ráo riết của Nùng Tông Đản và tả tướng quân Vi Tất Đẳng, hữu tướng quân Trần Minh Thiện trên một phòng tuyến kéo dài từ phủ Phú Lương tới các châu Vạn Nhai, Quảng Nguyên, Lạng Châu. Dù diễn biến trận chiến chưa xảy ra, nhưng các chương này rất thu hút người đọc, bởi các diễn biến tư tưởng khá phức tạp trong một đội quân tổng hợp rất nhiều bộ tộc sống ở một vùng rừng núi rộng lớn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Ngay trong lúc nước sôi lửa bỏng này, sự đấu tranh giữa chức vị, quyền lợi của bộ tộc mình và cả tiền bạc luôn nảy nở cùng những âm mưu ly gián, mua chuộc của kẻ thù. Chuẩn bị chống giặc ngoài cũng đồng lúc với chống thù trong, chống ngay với lịng tham và sự hưởng thụ vơ lương tâm của một số quan, quân triều đình. Điển hình là việc ăn chơi sa đọa, tham ô công quỹ như quan Tổng quản Hà Bá Nghi; bị giặc mua chuộc như Tộc trưởng Lý Khương Thành, Lưu La Hồn. Cũng trong sự chuẩn bị đầy khó khăn trên, ta thấy bao kế sách, sáng kiến được phát huy từ người lính bình thường đến các tướng quân. Một chiến thuật đánh kỳ binh được vạch ra kỹ lưỡng và huy động tổng lực sức mạnh toàn dân cùng chống giặc. Cùng với khơng khí khẩn trương căng thẳng trên, vẫn có những chi tiết đời thường giản dị, tạo nên sự sống động hơn cho mạch chuyện.
Từ chương 11 đến chương 17 tác giả dựng lại cuộc chiến đối đầu với 100.000 quân và 20.000 dân binh quân Tống của quân và dân Đại Việt, với thời gian kéo dài mấy tháng và không gian trải dài từ biên ải đến phủ Phú Lương. Nơi quyết chiến điểm là Linh Sơn. Đã có rất nhiều trận đánh xảy ra suốt từ các châu giáp biên đến phủ Phú Lương. Sự mất mát, đau thương là không thể tránh khỏi. Trong việc miêu tả trận chiến này, tuy rất khốc liệt một mất một còn với kẻ thù, nhưng tác giả vẫn để sự bao dung sáng lên trong cách hành xử của quân dân Đại Việt. Đó là nghĩa cử của quân tướng đối với nhau, là sự nhân nghĩa với kẻ thù. Ở đó, sự tranh đấu với cái ác như cái nền để làm sáng lên phẩm giá con người mà thôi.
Kết thúc truyện, không phải là cảnh thu chiến lợi phẩm hay cảnh hàng ngàn tù binh rũ rượi quy hàng, cũng không phải một bãi chiến trường tan hoang, chết chóc kinh hoàng, mà là cảnh trận chiến đang bước vào thế ào ạt lao lên từ các hướng của quân dân Đại Việt. Có lẽ như vậy, câu chuyện càng để lại một dư âm hùng tráng trong tâm trí người đọc. Cái đau của chiến tranh ẩn rất sâu, và cái giá của lịch sử rất oai hùng lại cũng rất con người.
<i>Tể tướng Lưu Nhân Chú là cuốn tiểu thuyết lịch sử được Hồ Thủy Giang viết dựa </i>
trên 5 tập kịch bản của bộ phim truyện lịch sử “Tể tướng Lưu Nhân Chú” do Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên sản xuất. Với gần 200 trang, Nhà văn Hồ Thủy Giang đã xâu chuỗi được về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời bôn tẩu, phong ba, dũng mãnh và đầy bi tráng của người anh hùng dân tộc Lưu Nhân Chú, người con của quê
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">hương Đại Từ đầu quân theo Lê Lợi chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ XV. Xuất thân là một chàng trai nông thôn miền núi, với lịng u q hương sâu sắc, ơng đã trở thành một trong những vị tướng quân tài năng tham gia vào nghĩa quân Lam Sơn cùng chủ tướng Lê Lợi đánh tan quân giặc, giành lại tự do cho dân tộc.
Nói đến Lưu Nhân Chú là nói đến vùng đất Văn Yên (Đại Từ). Xa xưa, Văn Yên tên gọi Thuận Thượng (hay An Thuận, An Thuận Thượng). Nơi đây có dịng họ Lưu nổi tiếng đã sinh ra Lưu Nhân Chú (thế kỷ XV), Tể tướng dưới thời Lê, một trong những nhân vật quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cuộc đời Lưu Nhân Chú là khúc tráng ca lẫy lừng, đồng thời là khúc bi ai cực độ. Con người yêu bạn bè, sống giản dị, chỉ “mong manh tấm áo chàm quê nhà” này lại bị chính bạn mình phản sát.
<i>Trong tiểu thuyết Thượng thư Đỗ Cận, nhà văn Phan Thức đã viết về danh nhân </i>
Đỗ Cận với hành trình gian nan khi “tầm sư học đạo”, sau đỗ đạt, ra làm quan với những phẩm chất hiếu học, quyết tâm vượt khó, sống có tình có nghĩa. Ông là vị Tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Thống Thượng – Phổ Yên, đã trở thành một vị quan thanh liêm, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, nhất là những người nghèo khổ. Ông được vua Lê Thánh Tông rất mực trọng dụng.
<i>Lấy bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX chống thực dân Pháp, Thái Nguyên 1917 </i>
là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của binh lính trại khố xanh và nhân dân Thái Nguyên năm 1917. Khi thực dân Pháp áp bức bóc lột, dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn (tức Trịnh Văn Cấn) và vị quân sư tài ba Lương Ngọc Quyến, các anh em trong trại lính khố xanh đã lập kế hoạch để phất cờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc. Tuy cuối cùng cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng lịch sử đã ghi nhận qua đó đã cho thấy được lịng dũng cảm, mưu trí của những con người xả thân vì đất nước, tạo nên những dấu ấn lịch sử hào hùng của đất và người Thái Nguyên.
<i>Cuốn tiểu thuyết lịch sử thứ hai của nhà văn Phan Thái - Bình minh máu - viết về </i>
mỏ than Phấn Mễ, nơi anh từng làm Chủ tịch Cơng đồn nhiều năm. Tác phẩm là thành công của Phan Thái khi viết về đề tài công nhân, nhất là giai cấp cơng nhân trong thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các sự kiện và nhân vật lịch sử tập trung tại mỏ than Phấn Mễ - mỏ lớn, quan trọng ở vùng núi phía Bắc mà thực dân Pháp tập trung khai thác. Một số nhân vật lịch sử thời kì đó cịn sống khiến cho câu chuyện lịch sử vừa đẫm chất tiểu thuyết vừa chân thực khách quan.
</div>