Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 111 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Trong bối cảnh xúc tiến tồn cầu hóa, ngành cơng nghệ tài chính hay Fintech, đã và đang ngày càng bùng nổ, dần thay thế vai trò của các sản phẩm tài chính truyền thống và không thể tách rời trong cuộc sống tài chính của người dân Việt Nam nói chung và người dân TP.HCM nói riêng. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech an tồn, hiệu quả, người dân cần có một mức độ hiểu biết tài chính nhất định. Do đó, khóa luận này đã được tiến hành với mục đích tìm ra tác động của hiểu biết tài chính đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân khu vực TP.HCM. Đối tượng khảo sát là người dân đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM có sử dụng thiết bị thơng minh có kết nối Internet. Nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu là nghiên cứu sơ lược, thông qua khảo lược các nghiên cứu trước, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, tạo thang đo và bảng hỏi. Sau đó thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phần mềm SPSS.20 với 256 mẫu dữ liệu thu được từ khảo sát trực tuyến bằng Google biểu mẫu. Khóa luận sử dụng kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy các yếu tố để đo lường mức độ hiểu biết tài chính của người dân bao gồm: (1) Hiểu biết tính hữu ích, (2) Hiểu biết tính dễ sử dụng, (3) Hiểu biết rủi ro, (4) Hiểu biết chi phí và (5) Ảnh hưởng xã hội là những yếu tố có tác động đến ý định sử dụng sản phẩm và dịch vụ Fintech của người dân TP.HCM. Qua đó tác giả đưa ra một số hàm ý góp phần phát triển dịch vụ Fintech tại TP.HCM.
<b>Từ khóa: Ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech, hiểu biết tài chính </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">In the context of modernization and globalization, financial technology, also known as Fintech, is increasingly growing and becoming an integral part of the financial lives of both the general population and the residents of Ho Chi Minh City. However, in order to use Fintech products and services safely and effectively, individuals need to have a certain level of financial literacy. Therefore, this research was conducted with the purpose of identifying the impact of financial literacy on the intention to use Fintech products and services. The survey targeted individuals living and working in HCMC who use internet-connected smart devices. The qualitative research was conducted by reviewing relevant prior studies to refine the proposed research model, create a measurement scale, and develop a questionnaire. Subsequently, a quantitative research was carried out using SPSS.20 software, with 256 data samples obtained from an online survey via Google Forms. Reliability testing methods, such as Cronbach's Alpha coefficient, exploratory factor analysis (EFA), and correlation and multivariate regression analysis, were used in the study. The results revealed that the factors measuring the financial literacy of individuals include: (1) Perceived usefulness, (2) Perceived ease of use, (3) Perceived risk, (4) Perceived costs, and (5) Social influence, all of which have an impact on the intention to use Fintech products and services among the residents of Ho Chi Minh City. This provides some managerial implications to enhance the intention to use Fintech products and services in HCMC.
<b>Keywords: Intention to use Fintech products and services, financial literacy.</b><small> </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Tôi tên là: Đinh Thảo Duy Mã số sinh viên: 050608200277
Sinh viên lớp: HQ8 – GE16, Hệ Chất lượng cao (Tiếng Anh bán phần), Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
<b>Tôi xin cam đoan đề tài: “Tác động của hiểu biết tài chính của người dân </b>
<b>đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech: Nghiên cứu tại TP.HCM” là </b>
công trình nghiên cứu của tơi. Tất cả thơng tin, số liệu, kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực, xuất phát từ thực tế, được trích dẫn rõ ràng, minh bạch, không sao chép, đạo nhái và chưa từng được công bố ở bất kỳ đâu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2023
<b>Tác giả </b>
<b>Đinh Thảo Duy </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Trong suốt quá trình nghiên cứu và viết khóa luận đề tài ―Tác động của hiểu biết tài chính của người dân đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech: Nghiên cứu tại TP.HCM‖, tôi đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia định và bạn bè. Với những tình cảm sâu sắc, chân thành, xin cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn đến những người và tổ chức đã ủng hộ và đóng góp vào nghiên cứu của tơi.
Đầu tiên và quan trọng nhất, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến thầy TS. Hồ Công Hưởng. Thầy đã dành thời gian và kiến thức của mình để hỗ trợ tôi trong việc xác định và phát triển đề tài của khóa luận, cũng như truyền đạt những kiến thức quý báu, hướng dẫn tôi qua mỗi bước của quá trình nghiên cứu và viết bài. Tôi đã học được rất nhiều từ Thầy và tơi biết ơn điều đó.
Tiếp theo, tơi xin trân trọng gửi lời biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và các thầy cô bộ môn đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng đại học của mình.
Cuối cùng, tôi không thể không nhắc đến tất cả những người tham gia vào nghiên cứu của tôi, bất kể là người đã tham gia trả lời câu hỏi khảo sát hay cung cấp thơng tin hữu ích.
Tuy đã nỗ lực hết mình, nhưng tơi ý thức rằng đề tài nghiên cứu này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì thế, tơi rất mong Q Thầy/Cơ, các chun gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè đưa ra góp ý giúp đề tài này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2023
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">1.3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ... 3
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ... 3
2.1. Tổng quan về hiểu biết tài chính và fintech ... 6
2.1.1. Hiểu biết tài chính ... 6
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) ... 8
2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) ... 9
2.2.3. Thuyết chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM) . 9 2.2.4. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) ... 10
2.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ... 11
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ... 11
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ... 13
2.3.3. Tổng hợp các mô hình nghiên cứu liên quan ... 16
2.4. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ... 19
2.4.1. Ý định sử dụng (YD) ... 20
2.4.2. Hiểu biết sự hữu ích (HI) ... 20
2.4.3. Hiểu biết tính dễ sử dụng (DSD) ... 21
2.4.4. Hiểu biết rủi ro (RR) ... 21
2.4.5. Hiểu biết chi phí (CP) ... 22
2.4.6. Ảnh hưởng xã hội (AH) ... 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ... 24
<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25 </b>
3.1. Quy trình nghiên cứu ... 25
3.2. Xây dựng thang đo ... 26
3.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu thu thập ... 28
3.4. Thiết kế bảng khảo sát ... 29
3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu ... 30
3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả ... 30
3.5.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ... 30
3.5.3. Phân tích nhân tố EFA ... 30
3.5.4. Phân tích hồi quy đa biến ... 31
3.5.5. Kiểm định sự khác biệt ... 32
3.5.5.1. Kiểm định Independent - samples T-test ... 32
3.5.5.2. Kiểm định One-way ANOVA ... 33
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ... 34
<b>CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 35 </b>
4.1. Thống kê mô tả ... 35
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ... 37
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ... 37
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc... 38
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ... 39
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ... 39
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ... 44
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính ... 46
4.4.1. Phân tích tương quan Pearson... 46
4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính ... 46
4.4.2.1. Kết quả ước lượng hồi quy ... 46
4.4.2.2. Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mơ hình hồi quy ... 47
5.2.1. Hàm ý quản trị cho nhân tố Hiểu biết tính hữu ích ... 56
5.2.2. Hàm ý quản trị cho nhân tố Hiểu biết tính dễ sử dụng ... 57
5.2.3. Hàm ý quản trị cho nhân tố Ảnh hưởng xã hội ... 57
5.2.4. Hàm ý quản trị cho nhân tố Hiểu biết chi phí ... 57
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">5.2.5. Hàm ý quản trị cho nhân tố Hiểu biết tính rủi ro ... 58 <b>PHỤ LỤC 2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ... XI PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA ... XIII PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ ... XVII PHỤ LỤC 5. KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ... XXIV PHỤ LỤC 6. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT ... XXIX PHỤ LỤC 7. GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT ...XXXVI </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á CFA Chartered Financial Analyst Phương pháp phân tích nhân tố
TPB Theory of Planned Behavior Mơ hình thuyết hành vi dự định
UTAUT <sup>Unified Theory of Acceptance </sup> and Use of Technology
Mơ hình chấp nhận sử dụng công nghệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng ... 16
Bảng 2.2: Tổng hợp tần số các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ... 19
Bảng 3.1: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu ... 26
Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố ... 26
Bảng 3.3: Quy đổi thang đo ... 29
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các yếu tố nhân khẩu học ... 35
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ... 37
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ... 38
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s cho biến độc lập lần 1 ... 39
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả trích phương sai lần 1 ... 40
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 1 ... 40
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s cho biến độc lập lần 2 ... 42
Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả trích phương sai lần 2 ... 42
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 2 ... 43
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s cho biến phụ thuộc ... 44
Bảng 4.11: Tóm tắt kết quả trích phương sai ... 45
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ... 45
Bảng 4.13: Kết quả phân tích tương quan Pearson ... 46
Bảng 4.14: Kết quả ước lượng hồi quy...46
Bảng 4.15: Tóm tắt mơ hình...46
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến...47
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt của biến giới tính...49
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt của biến độ tuổi...49
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt của biến trình độ học vấn...50
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt của biến nghề nghiệp...50
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt của biến thu nhập...50
Bảng 4.22: Xếp hạng hồi quy chuẩn hóa các biến nhân khẩu...52
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA ... 8
Hình 2.2: Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB ... 9
Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM ... 10
Hình 2.4: Mơ hình hợp nhất về chấp nhận sử dụng cơng nghệ UTAUT ... 11
Hình 2.5: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile banking của người dân tại Sơn Đơng, Trung Quốc ... 12
Hình 2.6: Mơ hình xác định tác động của thái độ người tiêu dùng đối với ý định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Fintech tại Malaysia ... 12
Hình 2.7: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân Malaysia ... 13
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu khả năng tiếp nhận dịch vụ cơng nghệ tài chính trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam ... 14
Hình 2.9: Mơ hình các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ Fintech tại Việt Nam ... 15
Hình 2.10: Mơ hình phân tích ảnh hưởng hiểu biết tài chính tới sự phát triển của Fintech tại Việt Nam ... 16
Hình 2.11: Mơ hình xác định ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro và lợi ích tới việc sử dụng các dịch vụ Fintech của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ... 16
Hình 2.12: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 19
Hình 3.1: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu ... 25
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ... 49
Hình 4.2: P-P Plot phần dư phân phối chuẩn...48
Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy...48
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Xuyên suốt một thập kỷ gần đây, Fintech đã nổi lên như một ngành công nghiệp đầy tiềm năng và phát triển mạnh mẽ, mang đến một loạt sự đổi mới trong lĩnh vực tài chính, từ đó trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính tồn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo Bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, Việt Nam xếp hạng 70 thế giới về điểm Fintech, trong đó TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Số lượng công ty Fintech tham gia thị trường đã tăng gấp đôi, từ 67 công ty vào cuối năm 2015 lên gần 100 công ty vào 2017 và lên đến 141 ở năm 2020 hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Statista, 2021). Tại TP.HCM, một trong những trung tâm tài chính và kinh tế hàng đầu Việt Nam, cũng đang được đánh giá là có sự gia tăng đáng kể về hoạt động Fintech.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự bất đồng nhất trong hiểu biết tài chính đang tạo ra một khoảng cách rõ rệt trong việc tham gia và tận dụng Fintech, từ đó gây nên một rào cản lớn trong quá trình phát triển. Về mặt cơng nghệ, Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng Internet và ứng dụng di động cao nhất ASEAN và đứng trong top 10 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet chiếm 2/3 dân số, trong đó khoảng hơn 66% dân số sử dụng thiết bị thông minh. Tuy nhiên theo đánh giá xếp hạng mức độ hiểu biết tài chính của OECD (2016), Việt Nam lại có mức độ hiểu biết tài chính thấp, chỉ đạt 11,6 thấp hơn hẳn các nước lân cận trong khu vực. Trong khi Fintech là sự giao thoa giữa cơng nghệ và tài chính, vì vậy để tận dụng hồn tồn tiềm năng của nó, người dùng cần phải có kiến thức về cả hai lĩnh vực này. Chính vì điều này, cần nghiên cứu và giải quyết để đảm bảo rằng sự phát triển của Fintech mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng. Bởi việc nắm vững kiến thức tài chính khơng chỉ giúp người dân tối ưu hóa việc sử dụng dịch vụ Fintech, mà còn bảo vệ họ khỏi các rủi ro tiềm ẩn về tài chính, bảo mật. Điều này không chỉ quan trọng với cá nhân mà còn với cộng đồng và ngành công nghiệp Fintech tổng thể, cũng như giúp Chính phủ, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Fintech điều chỉnh chiến lược để đảm bảo sự phát triển của ngành.
Trong những năm gần đây, cũng đã có một số nghiên cứu khám phá mức độ ảnh hưởng của hiểu biết tài chính tới ý định sử dụng Fintech nói chung như ―Ảnh hưởng của hiểu biết tài chính tới sự phát triển của Fintech: nghiên cứu tại Việt Nam‖ (Đỗ Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Hải Châu, 2021) hay ―Nhân tố tác động tới việc tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech – Nghiên cứu đối với sinh viên các trường đại học ở Việt Nam‖ (Nguyễn Đăng Tuệ, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu tại Thành Phố Hà Nội hoặc một nhóm đối tượng nhất định là giới trẻ, trong khi đó việc nghiên cứu vấn đề này tại TP.HCM cũng là một điều cấp thiết bởi TP.HCM được xem là một nơi đón đầu xu thế và là huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của hiểu biết tài chính đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech tại TP.HCM là một điều cần thiết để bổ sung khoảng trống nghiên cứu. Chính vì thế, tơi chọn đề tài "Ảnh hưởng của hiểu biết tài chính của người dân tới ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech: Nghiên cứu tại TPHCM" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu để góp phần vào việc tăng cường hiểu biết tài chính của người dân và phát triển Fintech.
<b>1.2.1. Mục tiêu tổng quát </b>
Xác định các tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị để phát triển dịch vụ Fintech tại TP.HCM.
<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể </b>
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Fintech của người dân tại TP.HCM.
Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Một là, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân tại TP.HCM?
- Hai là, mức độ tác động của hiểu biết tài chính và ý định sử dụng các sản phẩm dịch vụ Fintech như thế nào?
- Ba là, từ kết quả nghiên cứu, cần có những khuyến nghị gì để phát triển dịch vụ Fintech tại TP. HCM?
<b>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
<i><b>Đối tượng nghiên cứu: hiểu biết tài chính và các nhân tố tác động đến ý định </b></i>
sử dụng Fintech của người dân trên địa bàn TP.HCM.
<i><b>Đối tượng khảo sát: những người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM có </b></i>
sử dụng thiết bị di động thơng minh có kết nối Internet.
<b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>
Thời gian khảo sát trong giai đoạn từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023.
Nghiên cứu sơ cấp dựa trên tham khảo các bài nghiên cứu quốc tế và trong nước và khảo sát những người đang sinh sống và làm việc trên địa bàn TP.HCM. Bảng khảo sát được tạo với hình thức Google biểu mẫu và trên các kênh internet như Facebook, Zalo,... Sau đó, dữ liệu sẽ được gạn lọc và loại bỏ những câu trả lời không đạt chuẩn như: thiếu thơng tin, thơng tin thiếu tính logic,... trước khi được đưa vào phân tích.
Sau bước trên, nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách đưa dữ liệu sơ cấp qua xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, dữ liệu được phân tích nhân tố khám phá EFA để tạo tập gồm nhiều biến quan sát, kiểm định tương quan và phân tích mơ hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó đưa ra các kết luận và hàm ý quản trị phù hợp.
<i><b>Về mặt lý luận: Đề tài cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mức độ </b></i>
tác động của hiểu biết tài chính của người dân đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech tại TP.HCM.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i><b>Về mặt thực tiễn: Khóa luận cung cấp những thơng tin và luận điểm khoa học, </b></i>
giúp nắm bắt và làm rõ hơn về tác động của hiểu biết tài chính của người dân đến ý định sử dụng Fintech trên địa bàn TP.HCM. Dựa vào đó, nghiên cứu đưa ra các đề xuất nâng cao hiểu biết tài chính của người dân, hỗ trợ các cơng ty Fintech trong phát triển sản phẩm dịch vụ Fintech.
Kết cấu khóa luận gồm 5 chương, bao gồm:
<i><b>Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trình bày tính cấp thiết của đề </b></i>
tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và đóng góp của đề tài.
<i><b>Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu liên quan. Chương này </b></i>
sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan, khảo lược các nghiên cứu trong và ngồi nước, mơ hình nghiên cứu đề xuất.
<i><b>Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình bày quy trình </b></i>
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu.
<i><b>Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này sẽ phân tích và đo </b></i>
lường mức độ tác động và tổng quan về mối quan hệ giữa hiểu biết tài chính của người dân đến ý định sử dụng Fintech trên địa bàn TP.HCM.
<i><b>Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này sẽ tóm tắt nội dung kết quả </b></i>
nghiên cứu, từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp các cơng ty Fintech xây dựng chính sách, chủ trương hiệu quả giúp thúc đẩy sự phát triển sản phẩm dịch vụ Fintech tại TP.HCM.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Trong chương này, tác giả đưa ra lý do chọn đề tài nghiên cứu dựa trên thực tiễn và khoa học. Đồng thời, phát triển mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cuối cùng là thể hiện bao quát kết cấu của khóa luận. Từ đó, có cái nhìn bao quát về vấn đề nghiên cứu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Chương 2 được cấu trúc thành bốn phần chính. Phần đầu tiên giới thiệu một cái nhìn tổng quan về hiểu biết về tài chính và Fintech. Phần thứ hai sơ lược các lý thuyết về ý định sử dụng. Phần thứ ba tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan. Phần cuối cùng của chương đề cập đến mơ hình nghiên cứu đề xuất.
<b>2.1.1. Hiểu biết tài chính </b>
Hiểu biết tài chính (financial literacy), được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau và ngày càng phức tạp hơn. Theo định nghĩa cơ bản nhất, hiểu biết tài chính liên quan đến năng lực quản lý tiền bạc của một người (Jelley, 1958)
Theo Noctor, Stoney, and Stradling (1992), hiểu biết tài chính là mức độ đưa ra các đánh giá và quyết định hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tiền bạc.
Khái niệm hiểu biết tài chính của Remund (2010) lại là thước đo mức độ mà một người hiểu các khái niệm tài chính quan trọng và có khả năng cũng như sự tự tin để quản lý tài chính cá nhân thơng qua việc quyết định, lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hợp lý, đồng thời quan tâm đến các sự kiện trong đời sống và các điều kiện kinh tế đang thay đổi.
Nhìn chung, khái niệm về hiểu biết tài chính là đa chiều, khơng chỉ thể hiện về kiến thức mà còn bao gồm kỹ năng, thái độ và thực tế hành vi.
<b>2.1.2. Fintech </b>
<b>2.1.2.1. Khái niệm </b>
Fintech là viết tắt của cụm từ Financial Technology, có nghĩa là cơng nghệ tài chính.
Arner và ctg (2015) cho rằng thuật ngữ Fintech đã có từ những năm 1990 do Citigroup khởi xướng. Tuy nhiên năm 1972, thuật ngữ này đã được Bettinger (1972) định nghĩa Fintech là từ viết tắt của công nghệ tài chính, kết hợp kiến thức chun mơn của ngân hàng với kỹ thuật khoa học quản lý hiện đại và máy tính. Bên cạnh những giải thích về Fintech bắt nguồn từ những năm 70 và 90 của thế kỷ 20, rất nhiều cách giải thích cho thuật ngữ này đã được đề xuất trong những năm gần đây.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Bernardo (2017) nhấn mạnh rằng kỷ nguyên Fintech 4.0 là thời kỳ mà các công ty Fintech sẽ kết nối với các tổ chức tài chính truyền thống.
Nhìn chung, các định nghĩa về Fintech đều hướng đến Fintech là một công cụ cung cấp dịch vụ tài chính thơng qua cơng nghệ.
<b>2.1.2.2. Phân loại </b>
Có nhiều cách phân loại các lĩnh vực hoạt động chính của Fintech.
<i><b>Phân loại theo đối tượng sử dụng: các sản phẩm Fintech được chia thành 2 </b></i>
nhóm chính:
Nhóm 1: Phục vụ người tiêu dùng: cung cấp giải pháp, công cụ kỹ thuật số để cải thiện các hoạt động tài chính như vay mượn, quản lý tài chính, tài trợ vốn,...
Nhóm 2: Back-office: Cung cấp giải pháp công nghệ cho các tổ chức phát hành hoặc đại lý phân phối như nhận diện người dùng, bảo mật thông tin, quản trị rủi ro,...
<i><b>Phân loại theo lĩnh vực hoạt động chính: </b></i>
Thanh tốn và Chuyển tiền: Các ứng dụng thanh toán di động; Dịch vụ chuyển tiền quốc tế; Cơng nghệ thanh tốn khơng tiếp xúc và thanh toán bằng mã QR.
Cho Vay và Tín dụng: Các nền tảng cho vay P2P; Dịch vụ cho vay cá nhân trực tuyến; Công nghệ đánh giá tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.
Giao dịch và Đầu tư: Ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến; Robo-advisors cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư tự động; Blockchain và tiền điện tử (cryptocurrency).
Quản lý Tài sản và Tài chính: Các ứng dụng quản lý tài sản và tài chính cá nhân; Cơng nghệ tự động gửi tiền vào quỹ đầu tư (robo-saving).
Bảo hiểm: Insurtech bao gồm cả bảo hiểm tự động và bảo hiểm y tế; Các dịch vụ so sánh giá và lựa chọn bảo hiểm.
Phát triển và Quản lý Doanh nghiệp: Dịch vụ thanh tốn và quản lý tài chính doanh nghiệp; Dịch vụ quản lý doanh nghiệp trực tuyến.
Xác thực và An ninh Tài chính: Cơng nghệ xác thực người dùng và giao dịch tài chính; Giải pháp bảo mật như mã OTP.
Dịch vụ tài chính đặc biệt: Các dịch vụ tài chính dành cho người gửi tiền và người nhận tiền ở nước ngồi; Giải pháp tài chính dành cho ngành cơng nghiệp như
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">tài chính bất động sản, tài chính nơng nghiệp.
<b>2.1.3. Mối quan hệ tương quan giữa hiểu biết tài chính với Fintech </b>
Vissing và Jorgensen (2003) và Guiso và Jappelli (2005) cho rằng việc hiểu biết tài chính sẽ có tác động đến việc quyết định có nên sử dụng sản phẩm tài chính đó hay khơng. Dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh, nhưng mức độ hiểu biết tài chính cao hơn được xem có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng Fintech.
<b>2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) </b>
<b>Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA </b>
<i>(Nguồn: Ajzen và Fishbein, 19</i>69<i>) </i>
Thuyết hành động hợp lý TRA là một mơ hình lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực tâm lý xã hội và hành vi người tiêu dùng, được xây dựng từ năm 1967 bởi Icek Ajzen và Martin Fishbein và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. TRA tập trung vào việc dự đoán và hiểu hành vi tiêu dùng dựa trên 2 yếu tố:
- Thái độ: Được đánh giá thông qua cảm nhận các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên ý thức cá nhân và kỳ vọng về những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó mang lại. Thái độ bao gồm cả những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm và dịch vụ, từ đó có thể có thể dự đoán mức độ ưu tiên trong việc lựa chọn của họ.
- Chuẩn chủ quan: Là tác động của người khác trong môi trường xã hội của người dùng đối với quyết định của họ. Nó đo lường mức độ mà người dùng cảm thấy áp lực từ gia đình, bạn bè, hoặc xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. Mức độ thân thiết càng cao thì ý định tin và hành động
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">theo càng lớn.
<b>2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) </b>
Để bổ sung cho hạn chế của mơ hình TRA, Ajzen (1985) đã đưa ra Thuyết hành vi dự định TPB với thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly và Chaiken (1993)).
<b>Hình 2.2: Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB </b>
<i>(Nguồn: Ajzen, 1985) </i>
Mơ hình TPB bao gồm các yếu tố:
- Thái độ dẫn đến hành vi (Attitude): Thái độ của một người đối với một hành vi cụ thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi đó. Theo Ajzen (1991), thái độ thể hiện việc một cá nhân có thiện chí hay khơng đối với kết quả của một hành vi cụ thể. Thái độ tích hợp cả yếu tố tích cực và tiêu cực.
- Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): Là sự thể hiện của ý kiến và áp lực từ người khác đối với hành vi đó, chẳng hạn như ý kiến của gia đình, bạn bè. - Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioural Control): Đánh giá sự
tự quản lý và khả năng kiểm soát của người dùng đối với hành vi, khi họ thấy có khả năng kiểm sốt hành vi và vượt qua rào cản, họ có khả năng cao hơn để thực hiện hành vi đó, cụ thể là khi người tiêu dùng dự định sử dụng sản phẩm thì họ sẽ sử dụng sản phẩm trong thời gian gần nhất có thể.
<b>2.2.3. Thuyết chấp nhận công nghệ (Technology acceptance model - TAM) </b>
Kế thừa lý thuyết TRA, Davis (1989) thiết lập mơ hình TAM với mục đích giúp hiểu rõ hơn về những yếu tố chung nào làm cho người dùng tin tưởng và chấp nhận công nghệ mới dẫn đến giải thích ý định sử dụng trên một phạm vi lớn. TAM là mơ hình được thiết kê chuyên về đánh giá hành vi sử dụng công nghệ (Mathieson
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">và cộng sự, 2001) và là mô hình lý thuyết cơ bản được dùng trong việc dự đoán mức độ người dùng chấp nhận sử dụng đối với nhiều ứng dụng hệ thống của các doanh nghiệp cung ứng khác nhau (Chin và Todd, 1995). Theo Davis (1989), mơ hình TAM gồm các yếu tố chính:
- Tính dễ sử dụng cảm nhận (PEOU): Người dùng đánh giá mức độ dễ dàng trong việc sử dụng một hệ thống, dịch vụ hay công nghệ.
- Tính hữu ích cảm nhận (PU): Người dùng đánh giá mức độ hữu ích của cơng nghệ trong việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.
- Các yếu tố bên ngoài: Đây là các yếu tố bên ngồi như mơi trường, tiềm năng thay đổi công việc, và áp lực từ người khác có thể tác động đến PEOU và PU.
<b>Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM </b>
<i>(Nguồn: Davis, 1989) </i>
<b>2.2.4. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) </b>
Là một nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học và quản lý, được Venkatesh, Morris và Davis (2003) phát triển nhằm kiểm tra sự chấp nhận công nghệ bằng cách tiếp cận thống nhất hơn. UTAUT kết hợp các nhân tố từ các mơ hình trước đó như TAM, TRA, TPB, MM,... Theo Thomas và ctg (2013), mơ hình này giải thích sự chấp nhận và sử dụng cơng nghệ. Mơ hình dựa trên bốn yếu tố chính:
Hiệu quả mong đợi: Liên quan đến những dự đoán của người dùng về hiệu suất và lợi ích khi sử dụng cơng nghệ. Nếu người dùng tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ mang lại hiệu suất cao và lợi ích cho họ, khả năng họ sẽ chấp nhận và sử dụng nó càng cao.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Nỗ lực mong đợi: Mức độ cho rằng việc sử dụng công nghệ là dễ dàng và khơng địi hỏi q nhiều nỗ lực. Nếu cơng nghệ được đánh giá là dễ sử dụng, người dùng có khả năng chấp nhận và sử dụng nó một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ảnh hưởng xã hội: Yếu tố này liên quan đến tác động của người khác, như bạn bè và người thân, cũng như xã hội đối với quyết định của người dùng về việc sử dụng công nghệ. Nếu có sự khuyến khích và ủng hộ từ mơi trường xã hội, khả năng chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng sẽ tăng cao.
Điều kiện thuận lợi: Được định nghĩa khi người dùng tin rằng họ có đủ điều kiện và khả năng để sử dụng cơng nghệ. Nếu họ cảm thấy có đủ điều kiện và tài nguyên để sử dụng công nghệ, khả năng chấp nhận và sử dụng sẽ cao.
Ngồi ra, UTAUT cũng có thể bao gồm các biến bổ sung như đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm trước đó và sự tin tưởng.
<b>Hình 2.4: Mơ hình hợp nhất về chấp nhận sử dụng công nghệ UTAUT </b>
<i>(Nguồn: Venkatesh, Morris và Davis, 2003) </i>
<b>2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới </b>
<i><b>Nghiên cứu của Xiao và ctg (2017): Nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh </b></i>
hưởng đến ý định sử dụng Mobile banking của người dân tại Sơn Đông, Trung Quốc. Dựa trên mô hình TAM làm cơ sở và kết hợp thêm hai biến số khác, nghiên cứu khảo sát 200 người từ độ tuổi từ 20 – 60 tuổi, bao gồm cả người đang hoặc không sử dụng Mobile banking. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 yếu tố tác động đến ý định sử dụng Mobile banking tại Sơn Đông bao gồm: Cảm nhận tính hữu ích, Cảm nhận tính dễ sử dụng, Cảm nhận sự tin cậy và Cảm nhận chi phí.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><b>Hình 2.5: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile banking của người dân tại Sơn Đông, Trung Quốc </b>
<i>(Nguồn: Xiao và ctg, 2017) </i>
<i><b>Nghiên cứu sơ bộ của Huei và ctg (2018): Mục tiêu nghiên cứu xác định mối </b></i>
quan hệ giữa thái độ và ý định sử dụng Fintech của người dùng tại Malaysia bằng mơ hình TAM và sử dụng bảng hỏi thông qua thang đo Likert 7 để thu về 500 mẫu nghiên cứu đến từ người trưởng thành tại Malaysia và có kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm dịch vụ Fintech. Nghiên cứu chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sản phẩm và dịch vụ Fintech từ đó tác động đến ý định sử dụng, bao gồm: Hiểu biết tính dễ sử dụng, hiểu biết tính hữu ích, lợi thế cạnh tranh, cảm nhận rủi ro và cảm nhân chi phí.
<b>Hình 2.6: Mơ hình xác định tác động của thái độ người tiêu dùng đối với ý định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Fintech tại Malaysia </b>
<i>(Nguồn: Huei và ctg, 2018) </i>
<i><b>Nghiên cứu của Tun và ctg (2019): Nghiên cứu "Ứng dụng dịch vụ Fintech </b></i>
tại Malaysia" của Tun và ctg (2019) tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Fintech trong cộng đồng người dân Malaysia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Nghiên cứu thu thập ý kiến từ những người sử dụng thiết bị thơng minh và có tài khoản tại các tổ chức tài chính ở Malaysia thơng qua việc thực hiện cuộc khảo sát, với tổng cộng 300 mẫu dữ liệu. Nghiên cứu này kết hợp giữa lý thuyết TAM và UTAUT, nhấn mạnh 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Fintech, bao gồm: nhận thức về tính hữu ích, tác động xã hội, sự đổi mới cá nhân, mối quan ngại về bảo mật, nhận thức về sự thú vị, và nhận thức về tính dễ sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả 6 yếu tố này đều có ảnh hưởng tích cực đối với ý định sử dụng dịch vụ Fintech, trong đó, nhận thức về sự thú vị và nhận thức về tính hữu ích được xác định là có tác động mạnh nhất.
<b>Hình 2.7: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân Malaysia </b>
<i>(Nguồn: Tun và ctg, 2019) </i>
<b>2.3.2. Các nghiên cứu trong nước </b>
<i><b>Nghiên cứu của Đào Mỹ Hằng và ctg (2018): Dựa trên nền tảng mơ hình </b></i>
TAM, nhóm tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu khả năng tiếp nhận dịch vụ cơng nghệ tài chính trong hoạt động thanh tốn của KHCN tại Việt Nam. Đối tượng được lựa chọn là những người chưa từng hoặc đã/đang sử dụng dịch vụ Fintech trên địa bàn Hà Nội. Kết quả từ 264 mẫu dữ liệu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán gồm: Mức độ an tồn và bảo mật, lợi ích cảm nhận, tính dễ sử dụng, sự tự chủ, thái độ và sự thuận lợi.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><b>Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu khả năng tiếp nhận dịch vụ cơng nghệ tài chính trong hoạt động thanh tốn của khách hàng cá nhân tại Việt Nam </b>
<i>(Nguồn: Đào Mỹ Hằng và ctg, 2018) </i>
<i><b>Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tuệ (2020): Nguyễn Đăng Tuệ (2020) đã </b></i>
nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc sử dụng các dịch vụ thanh tốn của cơng ty Fintech với mẫu nghiên cứu gồm 251 sinh viên. Dựa trên mơ hình nghiên cứu TAM, MM, UTAUT và RTA đưa ra được 14 biến, gồm Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức về giá trị, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức nhu cầu tối giản, Nhận thức về niềm vui, Nhận thức thông tin và Kiến thức cá nhân có tác động tích cực đến ý định sử dụng Fintech, trong khi đó Sự lo lắng về bảo mật, Trải nghiệm xử lý vấn đề khi gặp tình huống xấu, mối quan tâm về các vấn đề kỹ thuật khi sử dụng công nghệ mới, Các sự lựa chọn khác, Các vấn đề kĩ thuật cá nhân và Mong muốn trải nghiệm công nghệ mới lại tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. Kết quả cho thấy nhận thức về sự hữu ích, sự lo lắng về vấn đề kỹ thuật, nhu cầu tối giản, nhận thức – thái độ của cá nhân với công nghệ, ảnh hưởng của xã hội và nhận thức thông tin là các yếu tố có tác động mạnh mẽ tới việc tiếp
<b>tục sử dụng dịch vụ thanh toán bằng FinTech. </b>
<i><b>Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền (2021): Nghiên cứu ―Các nhân tố </b></i>
tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ Fintech tại Việt Nam‖ của tác giả dựa trên mơ hình TPB và UTAUT, đưa ra 5 yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Fintech bao gồm: nhận thức hành vi (AWA), tính thuận tiện của sản phẩm/dịch vụ (CON), tính bảo mật của sản phẩm/dịch vụ (SEC), tính hữu ích của sản phẩm/dịch vụ (USE), ảnh hưởng xã hội (SOC) tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ Fintech (INT).
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>Hình 2.9: Mơ hình các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ Fintech tại Việt Nam </b>
(Nguồn: Trần Thị Thanh Huyền, 2021)
<i><b>Nghiên cứu của Đỗ Hồng Nhung và Nguyễn Ngọc Hải Châu (2021): </b></i>
Nghiên cứu phân tích tác động của hiểu biết tài chính tới sự phát triển của Fintech ở Việt Nam, cụ thể là Hà Nội. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình TAM và TRA, thu thập dữ liệu từ 486 phiếu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho biết Hiểu biết tính dễ sử dụng, hiểu biết tính hữu ích, ảnh hưởng xã hội, hiểu biết chi phí và hiểu biết rủi ro là các yếu tố các tác động mạnh đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. Trong đó, Hiểu biết dễ sử dụng có tác động mạnh nhất. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số rủi ro như tính bảo mật, vấn đề quyền riêng tư và tổn thất tiền vẫn còn là các yếu tố cản trở người dùng khỏi việc tiếp cận dịch vụ Fintech, tuy nhiên, tác động khơng đáng kể.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><b>Hình 2.10: Mơ hình phân tích ảnh hưởng hiểu biết tài chính tới sự phát triển của Fintech tại Việt Nam </b>
<i>(Nguồn: Đỗ Hồng Nhung và Nguyễn Ngọc Hải Châu, 2021) </i>
<i><b>Nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan và Phạm Thị Kim Huệ (2022): Đề tài </b></i>
―Ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro và lợi ích tới việc sử dụng các dịch vụ Fintech của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội‖ của Trịnh Thị Phan Lan và Phạm Thị Kim Huệ (2022) nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc sử dụng các dịch vụ Fintech của giới trẻ, phần lớn là sinh viên Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM bao gồm các yếu tố: Nhận thức lợi ích, Lợi ích kinh tế, Sự thuận tiện, Giao dịch liên tục, Nhận thức về rủi ro, Rủi ro tài chính, Rủi ro bảo mật, Rủi ro hoạt động và Ý định sử dụng Fintech. Kết quả thông qua 105 phiếu khảo sát cho thấy, lợi ích kinh tế và sự thuận tiện của việc sử dụng Fintech ảnh hưởng tích cực đến nhận thức về lợi ích của người dùng Fintech, nhận thức về rủi ro của người dùng Fintech bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính và rủi ro bảo mật của Fintech.
<b>Hình 2.11: Mơ hình xác định ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro và lợi ích tới việc sử dụng các dịch vụ Fintech của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội </b>
<i>(Nguồn: Trịnh Thị Phan Lan và Phạm Thị Kim Huệ, 2022) </i>
<b>2.3.3. Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu liên quan </b>
<b>Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến ý định sử dụng của khách hàng </b>
(2017) Cảm nhận tính dễ sử dụng
Cảm nhận sự tin cậy
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Sự đổi mới cá nhân Mối quan tâm về an ninh
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">6 TAM, TRA Hiểu biết tính dễ sử dụng Đỗ Hồng Nhung và Nguyễn Ngọc Hải Châu (2021) Hiểu biết về sự hữu ích
Hiểu biết về rủi ro
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">7 Tính đổi mới cá nhân 2
<i>(Nguồn: tổng hợp của tác giả, 2023) </i>
<b>Hình 2.12: Mơ hình nghiên cứu đề xuất </b>
<i>(Nguồn: đề xuất của tác giả, 2023) </i>
Mơ hình này nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân TP.HCM. Việc lựa chọn các thuộc tính từ TAM, TRA, UTAUT, TPB và các yếu tố khác sẽ giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Fintech một cách đa dạng và rõ ràng. Mơ hình nghiên cứu đề xuất với 5 biến độc lập tác động đến Ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech của người dân TP.HCM gồm:
- Yếu tố ―Hiểu biết sự hữu ích (HI)‖ bao gồm: HI1; HI2; HI3; HI4; HI5; HI6 - Yếu tố ―Hiểu biết tính dễ sử dụng (DSD)‖ bao gồm: DSD1; DSD2; DSD3;
DSD4
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">- Yếu tố ―Hiểu biết rủi ro (RR)‖ bao gồm: RR1; RR2; RR3; RR4 - Yếu tố ―Hiểu biết chi phí (CP)‖ bao gồm: CP1; CP2; CP3
- Yếu tố ―Ảnh hưởng xã hội (AH)‖ bao gồm: AH1; AH2; AH3; AH4
Từ đó, đo lường tác động của hiểu biết tài chính tới Ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) thơng qua mơ hình ước lượng như sau:
Trong đó: : hệ số tự do; : hệ số mơ hình hồi quy; : sai số mơ hình hồi quy.
<b>2.4.1. Ý định sử dụng (YD) </b>
Khi một người quyết định sử dụng một sản phẩm thì họ phải có ý định sử dụng sản phẩm đó (Roger, 1995). Trong đó ý định định có thể hình thành trước hoặc ngay lúc họ quyết định sử dụng và chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường và hành vi của chính người đó.
Theo Ajzen (1991), ý định sử dụng được xem xét như khả năng thực hiện hành vi hoặc như động lực thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi và bị tác động trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi.
Ngồi ra, yếu tố này cũng thường được sử dụng để phỏng đoán hành vi thực tế trong phần lớn các nghiên cứu về áp dụng công nghệ (Irani, Dwivedi và Williams, 2009).
<b>2.4.2. Hiểu biết sự hữu ích (HI) </b>
Hiểu biết sự hữu ích dựa trên khái niệm tính hữu ích cảm nhận. Theo Davis (1989), tính hữu ích cảm nhận là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Theo Singh (2010) mô tả tính hữu ích cảm nhận như một cơng cụ đo lường một người sẽ nghĩ gì về việc sử dụng một hệ thống cụ thể và nó giúp ích cho cơng việc của họ như thế nào. Hay tính hữu ích cảm nhận có thể được hiểu là mức độ người dùng mong đợi rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp ích để đạt được thành tích trong cơng việc (Venkatesh và ctg, 2003).
Vì vậy, trong khóa luận này, hiểu biết sự hữu ích có thể hiểu làm mức độ người tiêu dùng tin rằng sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech sẽ mang lại cho họ sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">nhanh chóng, tiện ích và giúp họ cải thiện được năng suất làm việc. Các nghiên cứu của Cao (2016), Huei và ctg (2018), Tun và ctg (2019), Đào Mỹ Hằng và ctg (2018) và nhiều nghiên cứu khác đều tìm thấy tính hữu ích cảm nhận có tác động dương đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech. Lý do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Fintech chỉ đơn giản vì những lợi ích của nó mang lại so với các kênh phân phối khác (Pikkarainen và cộng sự, 2004). Do đó, khi áp dụng tính hữu ích cảm nhận vào bối cảnh nghiên cứu, giả thuyết đầu tiên là:
<i>Giả thuyết H1: Hiểu biết sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. </i>
<b>2.4.3. Hiểu biết tính dễ sử dụng (DSD) </b>
Theo Davis (1989), cảm nhận tính dễ sử dụng đề cập đến mức độ của một cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực.Điều này liên quan đến đánh giá của người dùng về khả năng hiểu và thao tác với sản phẩm một cách thuận tiện và khơng gặp phải q nhiều khó khăn hay rắc rối. Khi người dùng cảm nhận rằng một sản phẩm dễ sử dụng, họ có thể cảm thấy thoải mái hơn và có khả năng cao hơn để chấp nhận và sử dụng nó. Do đó, tính dễ sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ mới của người tiêu dùng. Cảm nhận tính dễ sử dụng được sử dụng trong mơ hình TAM và đã giải thích cho nhiều hệ thống công nghệ khác nhau như dịch vụ thanh toán tổng hợp (Cao, 2016).
Hiểu biết tính dễ sử dụng được đo lường bởi các biến quan sát đặc trưng miêu tả sự dễ dàng trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech, người dùng có thể thực hiện các giao dịch với thao tác đơn giản mà không cần nỗ lực.
<i>Giả thuyết H2: Hiểu biết tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. </i>
<b>2.4.4. Hiểu biết rủi ro (RR) </b>
Yếu tố này là những nhận thức liên quan đến các rủi ro, đặc biệt là rủi ro mất dữ liệu cá nhân dẫn đến tổn thất tài chính (Oliveira và ctg, 2016). Rủi ro được xác định là rào cản đối với việc sử dụng bất kỳ hệ thống nào. Có 6 loại rủi ro thường gặp: tài chính, quyền riêng tư, vật chất, hiệu suất, xã hội và mất thời gian (Jacoby và Kaplan, 1972). Hơn nữa, các khía cạnh của nhận thức rủi ro có thể khác nhau tùy
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">theo sản phẩm, dịch vụ (Featherman và Pavlou, 2003). Nghiên cứu này tập trung vào rủi ro tổn thất tài chính và bảo mật thông tin. Giải thuyết đưa ra là:
<i>Giả thuyết H3: Hiểu biết rủi ro có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. </i>
<b>2.4.5. Hiểu biết chi phí (CP) </b>
Yếu tố Hiểu biết chi phí đề cập đến mức độ một người tin rằng việc sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech sẽ tiêu tốn một khoản tiền nhất định. Điều này bao gồm ý thức của họ về giá trị so với chi phí, cũng như sự hài lịng hoặc khơng hài lịng với mức chi phí mà họ phải chi trả. Nếu người dùng cảm nhận rằng chi phí là hợp lý và tương xứng với giá trị hoặc lợi ích mà họ nhận được từ sản phẩm hay dịch vụ, họ có thể cảm thấy hài lịng và có khả năng cao hơn để tiếp tục sử dụng hoặc mua lại. Ngược lại, nếu họ cảm nhận rằng chi phí là quá cao so với giá trị nhận được, họ có thể có ý định giảm sử dụng hoặc tìm kiếm lựa chọn khác.
Hiểu biết chi phí hay cảm nhận về chi phí đặc biệt quan trọng với người tiêu dùng tại các nước đang phát triển vì dịch vụ có thể được coi là hữu ích nhưng chi phí cao có thể sẽ cản trở việc sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
<i>Giả thuyết H4: Hiểu biết chi phí có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. </i>
<b>2.4.6. Ảnh hưởng xã hội (AH) </b>
Ảnh hưởng xã hội trong mơ hình UTAUT là mức độ mà người tiêu dùng cảm thấy rằng gia đình, bạn bè tin rằng họ nên sử dụng công nghệ (Venkatesh và ctg 2003). Taylor và Todd (1995) định nghĩa ảnh hưởng xã hội là những quan điểm tác động của người khác, cấp trên và ngang hàng. Halim và ctg (2020) đã mô tả các biến quan sát của ảnh hưởng xã hội thông qua ba yếu tố chính bao gồm ảnh hưởng từ gia đình, từ bạn bè và từ những người khác trong xã hội.
Nghiên cứu của Đỗ Hồng Nhung và Nguyễn Ngọc Hải Châu (2021) cũng đã kết luận ảnh hưởng xã hội có tác động đến ý định sử dụng Fintech của người dân Hà Nội. Khi được những người xung quanh truyền tải thơng tin tích cực đến việc sử dụng Fintech, họ sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech.
<i>Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hiểu biết tài chính và Fintech; cũng như một số lý thuyết, mơ hình về ý định sử dụng gồm: TAM, TRA, TPB và UTAUT. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây làm cơ sở cho việc đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố tác động đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ Fintech bao gồm: (1) Hiểu biết tính hữu ích, (2) Hiểu biết tính dễ sử dụng, (3) Hiểu biết rủi ro, (4) Hiểu biết chi phí và (5) Ảnh hưởng xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất, ở chương 3, tác giả sẽ đề xuất quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn và thu thập mẫu, các phương pháp kiểm định và đánh giá tác động của các yếu tố.
<b>Hình 3.1: Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu </b>
<i>(Nguồn: đề xuất của tác giả, 2023) </i>
Nghiên cứu được thiết kế gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ bằng nghiên
<b>cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng nghiên cứu định lượng: </b>
<i><b>Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ </b></i>
<b>Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. </b>
Bước 2: Tổng hợp lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Bước 3: Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã tổng hợp và các
<b>nghiên cứu trước. </b>
<b>Bước 4: Xây dựng bảng câu hỏi và chỉnh sửa. </b>
<i><b> Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><b>Bước 1: Thu thập dữ liệu và làm sạch </b>
<b>Bước 2: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha Bước 3: Kiểm định nhân tố khám phá EFA </b>
<b>Bước 4: Phân tích tương quan Pearson và hồi quy đa biến </b>
Bước 5: Kiểm định sự khác biệt tác động của các biến nhân khẩu bằng kiểm định Independent T-test và ANOVA<small> </small>
Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm 21 biến quan sát chia thành 5 nhóm nhân tố chính tác động đến ý định sử dụng dich vụ Fintech của người dân TP.HCM:
<b>Bảng 3.1: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết </b>
H1 Hiểu biết sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech
H2 Hiểu biết tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech
H3 Hiểu biết rủi ro có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech H4 Hiểu biết chi phí có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech H5 Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech
<i>(Nguồn: đề xuất của tác giả, 2023) </i>
Từ bảng 3.1: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất thang đo các nhân tố như sau:
<b>Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố </b>
<b>Ý định sử dụng </b>
YD1: Tôi có ý định sử dụng dịch vụ Fintech trong thời gian tới
Ajzen (1991)
YD2: Tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ Fintech
</div>