Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 112 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRẦN THU HƯỜNG </b>
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 8850103
<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG XUÂN PHƯƠNG </b>
<b>Hà Nội, 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>
<b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
<i><b>Hà Nội, ngày tháng năm 2023 </b></i>
<b> Tác giả luận văn </b>
<b> Trần Thu Hường </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép em được bày tỏ lịng kính
<i><b>trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Xuân Phương đã tận tình hướng dẫn, </b></i>
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nơng thơn, Phịng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Em xin cảm ơn UBND huyện Vân Hồ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Hồ, Văn Đăng ký đất đai tỉnh Sơn La, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khuyến khích em hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, kinh nghiệm cịn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
<i>Xin chân thành cảm ơn! </i>
<i>Hà Nội, ngày ... tháng … năm 2023 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 5</b>
1.1. Cơ sở lý luận về văn phòng đăng ký đất đai ... 5
<i>1.1.1. Khái niệm ... 5</i>
<i>1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai ... 6</i>
<i>1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai ... 6</i>
<i>1.1.4. Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai ... 7</i>
<i>1.1.5. Cơ cấu tổ chức ... 9</i>
<i>1.1.6. Cơ chế phối hợp ... 10</i>
<i>1.1.7 Mối quan hệ giữa văn phòng đăng ký đất đai với các cơ quan và chính quyền địa phương ... 11</i>
1.2. Cơ sở pháp lý của văn phòng đăng ký đất đai ... 13
<i>1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính ... 13</i>
<i>1.2.2. Căn cứ pháp lý về tổ chức hoạt động của VPĐKĐĐ ... 14</i>
1.3. Cơ sở thực tiễn của văn phịng đăng ký đất đai ... 15
<i>1.3.1. Một số mơ hình văn phịng đăng ký đất đai trên thế giới ... 15</i>
<i>1.3.2. Hệ thống văn phòng đăng ký đất đai của Việt Nam ... 19</i>
<i>1.3.3. Tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ tỉnh Sơn La ... 23</i>
<b>Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">2.1. Địa đıểm nghıên cứu ... 27
2.2. Phạm vı nghıên cứu ... 27
2.3. Đốı tượng nghıên cứu ... 27
2.4. Nộı dung nghıên cứu ... 27
2.5. Phương pháp nghıên cứu ... 28
<i>2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ... 28</i>
<i>2.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ... 28</i>
<i>2.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ... 31</i>
<i>2.5.4. Phương pháp chuyên gia ... 32</i>
<b>Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ... 33</b>
3.1. Điều kıện tự nhıên, kinh tế, xã hội huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 33
<i>3.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 33</i>
<i>3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ... 40</i>
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vân Hồ, tỉnh sơn la ... 48
<i>3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ... 48</i>
<i>3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của huyện Vân Hồ ... 57</i>
3.3. Đánh gıá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 59
<i>3.3.1. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ ... 59</i>
<i>3.3.2. Cơ sở vật chất của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 61</i>
<i>3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ ... 63</i>
<i>3.3.4. Kết quả một số hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ giai đoạn 2020 - 2022 ... 67</i>
3.4. Đánh gıá sự hàı lòng về hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 74
<i>3.4.1. Đánh giá sự hài lòng của người dân về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 74</i>
<i>3.4.2. Đánh giá của cán bộ về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 80</i>
<i>3.4.3. Đánh giá chung về hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 83</i>
3.5. Đề xuất một gıảı pháp nâng cao hıệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 85
<i>3.5.1. Giải pháp về con người, nguồn nhân lực... 85</i>
<i>3.5.2. Giải pháp về tổ chức, cơ chế hoạt động ... 86</i>
<i>3.5.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật ... 87</i>
<i>3.5.4. Giải pháp về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ... 87</i>
<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 89</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 92PHỤ LỤC</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>CHXHCN </b> Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
<b>CNH - HĐH </b> Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTT Cơng nghệ thơng tin
TTLT Thông tư liên tịch TW Trung ương
VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai
VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 của huyện Vân Hồ ... 57
Bảng 3.2. Thống kê nhân lực, trình độ chun mơn, thời gian công tác của chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ ... 61
Bảng 3.3. Trang thiết bị của CNVPĐKĐĐ huyện Vân Hồ năm 2022 ... 62
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ giai đoạn 2020 - 2022 ... 67
Bảng 3.5. Kết quả cấp GCNQSD đất của Huyện Vân Hồ giai đoạn 2020 -
Bảng 3.8. Kết quả cung cấp thông tin đất đai giai đoạn 2020 - 2022 ... 73
Bảng 3.9: Đánh giá việc tiếp cận dịch vụ hành chính tại CNVPĐKĐĐ ... 75
Bảng 3.10. Đánh giá về thủ tục hành chính tại CNVPĐKĐĐ ... 76
Bảng 3.11: Đánh giá sự phục vụ của công chức, viên chức tại CNVPĐKĐĐ77 Bảng 3.12: Đánh giá kết quả giải quyết công việc của CNVPĐKĐĐ ... 79
Bảng 3.13: Đánh giá về việc tiếp nhận và xử lý phản ảnh, kiến nghị về kết quả giải quyết công việc của CNVPĐKĐĐ ... 80
Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ về số lượng cán bộ của chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ ... 81
Bảng 3.15. Mức độ của cán bộ về cơ sở vật chất của chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ ... 82
Bảng 3.16. Sự phối hợi của CNVPĐKDĐ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La với các cơ quan có liên quan ... 83
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của Văn phịng Đăng ký đất đai trong hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam ... 13 Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Vân Hồ ... 33 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đai năm 2022 huyện Vân Hồ ... 57 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 60
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của Văn phòng Đăng ký đất đai trong hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam ... 13 Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Vân Hồ ... 33 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất đai năm 2022 huyện Vân Hồ ... 57 Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ... 60
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách pháp luật nhằm quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, có hiệu quả. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, theo quy hoạch và pháp luật. Việc quản lý đất đai là một nội dung quan trọng và phức tạp trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Đăng ký đất đai là công cụ để nhà nước quản lý đất đai và đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng cũng như lợi ích của cơng dân. Việc đăng ký đất đai được thực hiện đối với toàn bộ đất đai trên cả nước và là yêu cầu bắt buộc đối với mọi đối tượng sử dụng đất. Đăng ký đất đai thực chất là thủ tục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật. Hồ sơ về đất đai hiện nay được quản lý ở nhiều cấp khác nhau, có nhiều khác biệt giữa thông tin trên sổ sách và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy mặc dù có những chuyển biến quan trọng trong khuôn khổ pháp lý về đất đai, nhưng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn khi triển khai hệ thống đăng ký đất đai ở cấp địa phương.
Thực hiện Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án thí điểm kiện tồn hệ thống Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường. Trước tình hình kinh tế - xã hội phát triển, việc sử dụng đất có nhiều biến động địi hỏi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai rất được coi trọng. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ được thành lập trên cơ sở Quyết định số 3317/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND Tỉnh Sơn La, bắt đầu đi vào hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và đảm bảo quyền lợi
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">của người dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là vấn đề đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, các hoạt động liên quan đến quyền của người sử dụng đất, công tác giao dịch bảo đảm...
Huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La, được thành lập theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/6/2013 của Chính phủ về chia tách địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ. Tồn huyện có diện tích tự nhiên 98.288,90 ha, gồm 14 xã, có 10 xã đặc biệt khó khăn và 4 xã vùng 2. Trong những năm gần đây, huyện Vân Hồ có tốc độ phát kinh tế xã hội tương đối mạnh, đặc biệt từ khi có dự án tuyến đường cao tốc Hà Nội đi Tây Bắc. Điều đó dẫn đến các hoạt động liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xu hướng ngày càng tăng và hoạt động thực hiện quyền sử dụng đất của người dân cũng có xu hướng tăng, trong khi đó việc thực hiện đăng ký các quyền của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ, viên chức đang làm việc tại Chi nhánh còn rất mỏng. Cán bộ, viên chức và người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ, thứ bảy, chủ nhật nhưng áp lực công việc vẫn còn rất lớn. Nhận thức về Luật Đất đai của người sử dụng đất còn chưa cao, dẫn đến khi thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế, mặc dù đã được hướng dẫn cụ thể. Việc lập hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất không đầy đủ. Một số người sử dụng đất khơng thiện chí hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn mà thường quy chụp cho người tiếp nhận hồ sơ gây khó khăn nên việc hồn thiện hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận kéo dài. Tình trạng này gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng tác quản lý đất đai ở địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, được sự nhất trí của Khoa Quản lý đất đai - Trường đại học Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn của TS. Hoàng
<i><b>Xuân Phương, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i><b>Sơn La” để đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, </b></i>
đáp ứng yêu cầu quản lý và đảm bảo quyền lợi của người dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vân Hồ trong thời gian tới.
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<i><b>2.1. Mục tiêu tổng quát </b></i>
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và sự hài lòng của người dân về hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
<i><b>2.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>
- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022.
- Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh
<b>Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài </b>
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề tài nghiên cứu góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai theo mơ hình một cấp.
+ Đánh giá sự hài lòng của người dân trong hoạt động của Chi nhánh. - Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học để Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vân Hồ áp dụng các giải pháp phù hợp để năng cao năng lực trong việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký thế chấp và xóa thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cũng như những nhà quản lý đất đai nghiên cứu về hoạt động của các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>Chương 1 </b>
<b>TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về văn phòng đăng ký đất đai </b>
<i><b>1.1.1. Khái niệm </b></i>
Theo Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai hướng dẫn về chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai như sau (Chính phủ, 2014):
Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Mơi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
Văn phịng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i><b>1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai </b></i>
- Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2015).
- Văn phịng có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, được nhà nước bố trí trụ sở, trang thiết bị làm việc, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2015).
<i><b>1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai </b></i>
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:
- Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
- Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
- Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng,
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
- Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
<i><b>1.1.4. Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai </b></i>
Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 4, Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC cụ thể như sau:
a. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Nguồn kinh phí của Văn phịng đăng ký đất đai - Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:
+ Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Kinh phí khác.
- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
+ Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;
+ Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;
+ Thu khác (nếu có). - Nội dung chi, gồm:
+ Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xun phục vụ cho cơng tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm:
Tiền lương; tiền cơng; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; dịch vụ cơng cộng; văn phịng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;
+ Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);
+ Chi không thường xuyên, gồm:
Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện.
Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chi khác.
<i><b>1.1.5. Cơ cấu tổ chức </b></i>
Về cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 3, Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC bao gồm:
1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phịng đăng ký đất đai có Giám đốc và khơng q 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phịng Kế hoạch - Tài chính (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập đối với Văn phịng đăng ký đất đai có từ 15 Chi nhánh
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phịng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, khơng q 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phịng, Phó Trưởng phòng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
3. Biên chế, số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai được giao trên cơ sở đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
<i><b>1.1.6. Cơ chế phối hợp </b></i>
Theo quy định tại điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, Về cơ chế phối hợp của Văn phòng đăng ký đất đai cụ thể như sau:
1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">2.
a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;
b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Mơi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
<i><b>1.1.7 Mối quan hệ giữa văn phòng đăng ký đất đai với các cơ quan và chính quyền địa phương </b></i>
- Đối với cấp tỉnh, quan hệ phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với văn phòng đăng ký đất đai là mối quan hệ cấp trên - cấp dưới. Việc giải quyết các thủ tục hành chính đều theo sự chỉ đạo của Sở Tài ngun và Mơi trường. Vì vậy khơng cần thiết trong đề tài nghiên cứu.
- Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp thành phố), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">+ Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;
+ Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
- Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ủy ban nhân dân cấp thành phố, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài ngun và Mơi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vu, Bộ Tài chính, 2015).
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp: người sử dụng đất chưa được cấp GCN QSD đất, người trúng đấu giá QSD đất, chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất...
- Đối với các thủ tục hành chính của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận thụ lý hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra trình UBND thành phố gồm: Công nhận, cấp GCN QSD đất lần đầu, chúng nhận quyền sở hữu tài sản cho chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất. Các thủ tục hành chính do phịng Tài ngun và Mơi trường tiếp nhận, thụ lý phối hợp với Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất đai giải quyết hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">dân cư gồm: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép.
- Quan hệ công tác với UBND các xã, phường: Là mối quan hệ theo nguyên tắc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong việc thẩm định hồ sơ, đo đạc bản đồ địa chính..
<b>Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của Văn phòng Đăng ký đất đai trong hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam </b>
<b>1.2. Cơ sở pháp lý của văn phòng đăng ký đất đai </b>
<i><b>1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính </b></i>
Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001), đã xác định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong đó có giải pháp tách cơ quan hành chính cơng quyền với tổ chức sự nghiệp. “Đổi mới và hoàn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, “xin - cho” và sự tắc trách vô kỷ luật trong công việc”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Mục tiêu là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ cơng.
- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
<i><b>1.2.2. Căn cứ pháp lý về tổ chức hoạt động của VPĐKĐĐ </b></i>
- Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 01/7/2014;
- Luật tổ chức chính phủ 2015 có hiệu lực từ 01/01/2016; - Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính;
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">+ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính.
+ Thơng tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 giữa Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.
+ Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường.
<b>1.3. Cơ sở thực tiễn của văn phịng đăng ký đất đai </b>
<i><b>1.3.1. Một số mơ hình văn phòng đăng ký đất đai trên thế giới </b></i>
<i>1.3.1.1. Mơ hình văn phịng đăng kí đất đai ở Vương quốc Anh </i>
Văn phòng đăng ký đất đai của Anh có hệ thống đăng ký bất động sản (đất đai và tài sản khác gắn liền với đất) được thực hiện đăng ký theo một hệ thống thống nhất có Văn phịng chính tại Ln Đơn và 14 văn phòng khác phân theo khu vực (địa hạt) phân bổ đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Anh. Mọi hoạt động của hệ thống đăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tính theo một hệ thống thống nhất được nối mạng nội bộ (không kết nối với internet, để bảo mật dữ liệu).
Cho đến năm 1994, Anh đã chuyển toàn bộ hệ thống đăng ký từ thủ công trên giấy sang hệ thống đăng ký tự động trên máy tính nối mạng nội bộ, dùng dữ liệu số. Dữ liệu số là dữ liệu có tính pháp lý nếu dữ liệu đó do Văn phịng đăng ký đất đai cung cấp. Điều này được quy định cụ thể trong Luật đăng ký và Luật đất đai.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Cơ sở của đăng ký được quy định rất chặt chẽ trong Luật đăng ký đất đai (Land Registration Act) được sửa đổi và ban hành mới vào năm 2002, có hướng dẫn chi tiết vào năm 2003 (Registration Rules) và được cập nhật, chỉnh sửa bổ sung vào năm 2009. Trước năm 2002 Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động theo địa hạt. Bất động sản thuộc (BĐS) địa hạt nào thì đăng ký tại Văn phịng thuộc địa hạt đó. Tuy nhiên, từ khi có Luật đăng ký mới (năm 2002) và khi hệ thống đăng ký hoạt động theo hệ thống đăng ký điện tử thì khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ Văn phòng đăng ký nào trên lãnh thổ Anh (Nguyễn Trọng Đợi, 2009).
Điểm nổi bật trong Luật đất đai và Luật đăng ký có quy định rất chặt chẽ về đăng ký, bất kỳ người nào sở hữu đất đai và bất động sản trên lãnh thổ Anh đều phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai; Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu có tên trong hệ thống đăng ký.
Theo Luật đất đai của Anh lấy đơn vị thửa đất làm đơn vị đăng ký, các tài sản khác gắn liền với đất được đăng ký kèm theo thửa đất dưới dạng thơng tin thuộc tính. Về chủ sở hữu chỉ phân biệt sở hữu cá nhân và sở hữu tập thể (sở hữu chung, đồng sở hữu...).
<i>1.3.1.2. Mơ hình văn phịng đăng ký đất đai của Hoa Kỳ </i>
Các bang ở Hoa Kỳ đều có Luật đăng ký và hệ thống thi hành hồn chỉnh. Bất kì yếu tố nào về quyền sở hữu của một thửa đất ở một hạt nào đó đều có thể tiến hành đăng ký ở hạt đó. Quy định này là để bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu đất đai. Mục đích đăng ký là nói cho người khác biết người mua đất đã có quyền sở hữu đất đai. Nếu mua đất khơng đăng ký thì có thể bị người bán đất thứ hai gây thiệt hại. Luật đăng ký bảo vệ quyền lợi người mua đất cho quyền ưu tiên đối với người đăng ký. Luật đăng ký đất yêu cầu người mua đất lập tức phải tiến hành đăng ký để chứng tỏ quyền sở hữu của đất đã thay đổi, đồng thời cũng để ngăn chặn người đến mua sau tiếp tục mua, kể cả việc đi lấy sổ đăng ký trước. Yêu cầu có liên quan về việc đăng ký là: Về nội
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">dung, có thể đăng ký được bất kì các yếu tố nào có liên quan như khế ước, thế chấp hợp đồng chuyển nhượng hoặc yếu tố có ảnh hưởng đến quyền lợi đất đai; Phía bán đất phải thừa nhận hợp đồng mua bán qua công chứng, cung cấp điều kiện để ngăn chặn giả mạo; về mặt thao tác thì người mua đất hoặc đại diện của mình theo hợp đồng, khế ước nộp cho nhân viên đăng ký thành phố để vào sổ đăng ký, tiến hành chụp khế ước và xếp theo thứ tự thời gian.
Đăng ký chứng thư của Mỹ có mục tiêu "tránh những vụ chuyển nhượng có tính gian lận, để đảm bảo cho bất kỳ người nào muốn thực hiện giao dịch cũng có thể biết có những quyền tài sản và lợi ích nào thuộc về hoặc liên quan tới mảnh đất hoặc ngôi nhà cụ thể". Việc đăng ký văn tự giao dịch được triển khai lần đầu tiên theo Luật Đăng ký của Mỹ năm 1640 và đã được phát triển ra toàn Liên bang.
Các điều luật về Đăng ký được phân loại theo cách thức mà nó giải quyết các vấn đề về quyền ưu tiên và nguyên tắc nhận biết. Các điều luật được chia thành 3 loại: quy định quyền ưu tiên theo trình tự, quy định về quyền ưu tiên theo nguyên tắc nhận biết và quy định hỗn hợp.
Điều luật theo nguyên tắc trình tự dành quyền ưu tiên cho giao dịch đăng ký trước. Một giao dịch được đăng ký sẽ thắng một giao dịch chưa được đăng ký dù cho giao dịch chưa đăng ký được thực hiện trước. Điều này dễ bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch có yếu tố gian lận.
Điều luật theo nguyên tắc nhận biết: không dành quyền ưu tiên cho trình tự đăng ký. Người mua nếu không biết được (không được thông tin) về các tranh chấp quyền lợi liên quan tới bất động sản mà người ấy mua thì vẫn được an toàn về pháp lý.
Điều luật hỗn hợp phối hợp cả 2 nguyên tắc trên và là một bước phát triển lôgic với các quy định như sau: Một người mua sau được quyền ưu tiên so với người mua trước nếu không biết về vụ giao dịch trước và người mua sau phải đăng ký trước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Cũng như đặc điểm chung của đăng ký chứng thư, hệ thống này ở Mỹ, dù theo nguyên tắc ưu tiên trình tự đăng ký hay theo nguyên tắc khác, vẫn là một hệ thống đăng ký chứng cứ về các quyền chứ chưa phải bản thân các quyền. Người mua vẫn phải điều tra một chuỗi các văn tự của các vụ mua bán trước và phải điều tra tại chỗ xem người bán có đúng là chủ sở hữu và hồn tồn có quyền bán hay khơng (Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2012).
<i>1.3.1.3. Mơ hình văn phịng đăng kí đất đai của Thụy Điển </i>
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), đăng ký đất đai được thực hiện ở các văn phòng đăng lý đất đai ở Thuỵ Điển từ thế kỷ thứ 16 và đã trở thành một thủ tục không thể thiếu trong các giao dịch mua bán hoặc thế chấp. Hệ thống văn phòng ĐKĐĐ ở Thuỵ Điển cơ bản được hoàn chỉnh từ đầu thế kỷ 20 nhưng vẫn tiếp tục phát triển và hiện đại hoá. Về bản chất hệ thống này là văn phòng hệ thống đăng ký quyền tương tự hệ thống Torrens. Về mơ hình tổ chức, văn phịng ĐKĐĐ và đăng ký bất động sản do các cơ quan khác nhau thực hiện, cả hai hệ thống này hợp thành hệ thống địa chính. Cơ quan đăng ký tài sản do Tổng cục quản lý đất đai (National Land Survey - NLS) thuộc Bộ Môi trường Thụy Điển.
Cơ quan đăng ký tài sản trung ương có 53 Văn phòng đăng ký bất động sản đặt tại các địa phương khác nhau. Ngồi ra cịn có một số Văn phịng đăng ký tài sản trực thuộc chính quyền tỉnh. Cơ quan đăng ký đất đai trực thuộc Toà án trung ương, trong cơ cấu của Bộ Tư pháp. Cơ quan ĐKĐĐ; có 93 Văn phòng ĐKĐĐ; mỗi văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Toà án cấp quận. Để phối hợp đồng bộ thông tin về đất đai và tài sản trên đất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp được giao cho Ban quản lý dữ liệu bất động sản trung ương trực thuộc Bộ Môi trường và phát triển. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị Hệ thống ngân hàng dữ liệu đất đai.
Hệ thống dữ liệu này quản lý tồn bộ thơng tin đăng ký bất động sản và
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">đăng ký đất đai. Ban quản lý dữ liệu bất động sản trung ương phối hợp chặt chẽ Tổng cục Trắc địa - Bản đồ quốc gia và Toà án. Hệ thống địa chính Thuỵ Điển, có sự chun mơn hố rất cao, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm riêng về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nhưng trong hoạt động có sự phối hợp rất chặt chẽ. Các cơ quan ĐKĐĐ, đăng ký bất động sản, cơ quan xây dựng và quản trị hệ thống ngân hàng thông tin đất đai đều hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính dựa trên việc thu phí dịch vụ. Hệ thống ngân hàng dữ liệu đất đai có 20.000 cổng thơng tin phục vụ truy cập dữ liệu trực tuyến cho các đối tượng khác nhau. Thông tin được cung cấp trực tuyến hoặc qua điện thoại không phải trả phí. Người sử dụng chỉ phải trả phí cho các tài liệu in.
Những quyền, trách nhiệm hoặc giao dịch phải đăng ký quyền sở hữu, giao dịch thế chấp, quyền sử dụng (của người thuê), quyền địa dịch (quyền đi qua), quyền hưởng lợi (săn bắn, khai thác lâm sản)… Để thực hiện việc đăng ký, đất đai được chia thành các đơn vị đất, mỗi đơn vị đất có mã số duy nhất. Việc xác định đơn vị đất như tách, hợp một phần diện tích đất, lập đơn vị đất mới thuộc trách nhiệm của Cục Trắc địa - Bản đồ quốc gia. Việc đăng ký quyền, đăng ký thế chấp, đăng ký chuyển quyền… do cơ quan đăng ký đất đai thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ.
<i><b>1.3.2. Hệ thống văn phòng đăng ký đất đai của Việt Nam </b></i>
<i>1.3.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai 1987 </i>
Giai đoạn này chưa có văn phịng đăng ký đất đai mà mới có các quy định về đăng ký đất đai tại cơ quan quản lý đất đai. Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ “về việc đo đạc và đăng ký thống kê ruộng đất” đã lập được hệ thống hồ sơ đăng ký cho toàn bộ đất nơng nghiệp và một phần diện tích đất thuộc khu dân cư nông thôn.
<i>1.3.2.2. Từ khi có Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực đến ngày 15/10/1993 </i>
Giai đoạn này chưa có văn phịng đăng ký đất đai mà mới có các quy
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">định về đăng ký đất đai tại cơ quan quản lý đất đai. Luật Đất đai 1987 quy định “Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho phép chuyển quyền sử dụng, thay đổi mục đích sử dụng hoặc đang sử dụng đất hợp pháp mà chưa đăng ký phải xin đăng ký đất đai tại cơ quan Nhà nước - Uỷ ban nhân dân quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và UBND xã thuộc thành phố lập, giữ sổ địa chính, vào sổ địa chính cho người SDĐ và tự mình đăng ký đất chưa sử dụng vào sổ địa chính” (Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1987).
Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 201-ĐKTK ngày 14/7/1989 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thông tư số 302-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện Quyết định 201-302-ĐKTK đã tạo ra một sự chuyển biến lớn về chất cho hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam.
Thời kỳ này đất đai ít biến động do nhà nước nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tơ dưới mọi hình thức và với phương thức quản lý đất đai theo cơ chế bao cấp nên hoạt động đăng ký đất đai không phức tạp.
<i>1.3.2.3. Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực </i>
Giai đoạn này chưa có văn phòng đăng ký đất đai mà mới có các quy định về đăng ký đất đai tại cơ quan quản lý đất đai. Luật Đất đai năm 1993 quy định:
“Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
“Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng ký tại xã, phường, thị trấn đó - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1993).
Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển đổi của nền kinh tế sau đường lối
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">đổi mới của Đảng. Vì vậy, đất đai (quyền sử dụng đất) tuy chưa được pháp luật thừa nhận là hàng hoá nhưng trên thực tế, thị trường này đã có nhiều biến động, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật đã xảy ra, đặc biệt là khu vực đất đô thị, đất ở nông thôn thông qua việc mua bán, chuyển nhượng bất hợp pháp không thực hiện việc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai (1998, 2001) tiếp tục phát triển các quy định về đăng ký đất đai của Luật Đất đai 1993, công tác đăng ký đất đai được chấn chỉnh và bắt đầu có chuyển biến tích cực. Chính quyền các cấp ở địa phương đã nhận thức được vai trò quan trọng của nhiệm vụ đăng ký đất đai với công tác quản lý đất đai.
<i>1.3.2.4. Giai đoạn Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực </i>
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Luật đất đai 2003 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2004. Giai đoạn 2004 - 2009, việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện chủ yếu đối với quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Đến giai đoạn từ năm 2009 - 2013, việc đăng ký cấp GCN được thực hiện với các đối tượng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đối với các tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Thơng tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Luật Đất đai năm 2003 quy định về cấp giấy tại chương 2 mục 5 gồm 7 Điều và quy định các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai tại chương 5 gồm 10 Điều theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình.
Điểm đổi mới lớn nhất của Luật Đất đai 2003 so với các văn bản giai đoạn trước đó chính là tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của VPĐKĐĐ với
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">vai trị là cơ quan dịch vụ cơng thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai cùng với những quy định mới về cấp GCN (tất cả các trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, giấy tờ mua bán không đảm bảo theo quy định,… đều được cấp Giấy chứng nhận QSD đất, không phải nộp tiền) đã đẩy mạnh tiến độ cấp Giấy chứng nhận trên phạm vi cả nước.
Hệ thống Đăng ký đất đai có hai loại: đăng ký ban đầu, đăng ký biến động. + Đăng ký ban đầu: được thực hiện khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân; đăng ký quyền sở hữu tài sản hợp pháp.
+ Đăng ký biến động: đăng ký những biến động đất đai trong quá trình sử dụng đất do thay đổi diện tích (tách, hợp thửa đất, sạt lở tự nhiên,…) do thay đổi mục đích sử dụng, do thay đổi quyền và các hạn chế về QSDĐ.
- Cơ quan đăng ký đất đai: Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPĐKQSDĐ là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý HSĐC gốc, chỉnh lý thống nhất HSĐC, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003).
<i>1.3.2.5. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay </i>
Kế thừa kết quả đã đạt được của Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 tiếp tục dành 01 chương gồm 12 Điều, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ dành một chương gồm 19 Điều quy định về cấp GCN; Luật Đất đai dành riêng một chương gồm 03 Điều và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ dành một chương gồm 18 Điều quy định về các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai. Trong đó có một số nội dung đổi mới như (Quốc hội nước CHXHCNVN, 2013):
- Về cơ quan đăng ký đất đai: Trước đây là VPĐKQSD đất cấp thành phố, cấp tỉnh, nay tên gọi mới là VPĐKĐĐ, chức năng nhiệm vụ: như theo quy định của Luật Đất đai 2003.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Việc thành lập: UBND cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại VPĐKQSD đất hai cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất các VPĐKQSD đất các cấp.
Tổ chức bộ máy: Có chi nhánh tại các thành phố, thành phố thuộc tỉnh. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VPĐKĐĐ theo quyết định của UBND cấp tỉnh; Trong thời gian chưa thành lập xong VPĐKĐĐ thì CNVPĐKQSD đất tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.
- Về Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Thẩm quyền cấp GCN đối với trường hợp đã có GCN mà khi thực hiện các quyền phải cấp GCN mới hoặc cấp đổi, cấp lại GCN: Địa phương đã thành lập VPĐK đất đai (1 cấp) thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCN cho các đối tượng. Địa phương chưa thành lập VPĐK đất đai thì: UBND cấp thành phố cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở; Sở TNMT cấp đối tượng còn lại;
- Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Đăng ký, cấp GCN lần đầu: Không quá 30 ngày (giảm 5 ngày); Đăng ký bổ sung đối với tài sản: không quá 20 ngày (giảm 5 ngày); Đăng ký biến động không quá 10 ngày (giảm 5 ngày); Cấp đổi GCN không quá 10 ngày (giảm 5 ngày); Đăng ký đất đai đối với đất Nhà nước giao đất để quản lý không quá 20 ngày (trước đây không quy định).
<i><b>1.3.3. Tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ tỉnh Sơn La </b></i>
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở TN và MT, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. VPĐKĐĐ tỉnh Sơn La có các chi nhánh tại 12 huyện, thành phố (UBND tỉnh Sơn La, 2022).
Thực hiện quyết định số 3317/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của Chủ tịch
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai Sở TN&MT Sơn La đã tiến hành triển khai tiếp nhận 12 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện, Thành phố về Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi đi vào hoạt động, việc thực hiện các TTHC về đất đai có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất trên toàn tỉnh, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót, chồng chéo; có sự thống nhất cao về chuyên môn, đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại chi nhánh các huyện, thành phố.
Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau (UBND tỉnh Sơn La, 2022):
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Thực hiện đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận quản lý việc sử dụng phôi GCNQSD đất theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp GCN QSD đất.
8. Thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc Văn phòng ĐKĐĐ theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở TN và MT giao. Sau một thời gian đi vào hoạt động, đến năm 2022, toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành 100% các nhiệm vụ được Sở TN&MT, UBND tỉnh giao, có những đóng góp quan trọng góp phần ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển của tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn của Sở trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết, tháo gỡ được khó khăn vướng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Tổ chức 3 hội nghị giao ban quý luân phiên, 6 tháng đầu năm trong toàn hệ thống Văn phịng; 3 hội nghị tập huấn chun mơn (Sở TN và MT tỉnh Sơn La, 2022).
Công tác giải quyết thủ tục hành chính được chú trọng đảm bảo đúng quy trình và thời gian theo quy định, 100% thủ tục hành chính về đăng ký thế chấp, xóa thế chấp đã được trả trước hạn và đúng hạn cho người dân. Tại 12/12 huyện, thành phố đã vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên các phần mềm VBDLis, VILIS, từ tháng 9 đến nay đã thực hiện 8.532/12.157 hồ sơ, trong đó, riêng tháng 12 đạt trên 97%; khơng cịn luân chuyển hồ sơ giấy, rút ngắn thời gian thực hiện TTHC… (Sở TN và MT tỉnh Sơn La, 2022).
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của VPĐKĐĐ:
Công tác phối hợp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với các phòng chuyên môn, cơ quan, đơn vị của UBND huyện, TP trong việc thực hiện chức
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VPĐKĐĐ còn hạn chế, chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp;
Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ trong thực hiện thủ tục hành chính cịn thiếu, diện tích phịng làm việc cịn nhỏ thậm chí cịn cơi nới dưới gầm cầu thang, khơng có kho lưu trữ hồ sơ địa chính đảm bảo, nhiều Chi nhánh VPĐKĐĐ khơng có máy đo đạc, máy phơ tô, máy in A3.
Điều kiện nhân lực của VPĐKĐĐ còn rất thiếu về số lượng, kinh nghiệm, năng lực cơng tác cịn hạn chế đây là nguyên nhân cơ bản gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính, cũng như trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
VPĐKĐĐ tỉnh phải tự đảm bảo một phần kinh phí để hoạt động, hằng năm VPĐKĐĐ phải xây dựng và thực hiện tinh giảm biên chế theo đề án tinh giảm biên chế của tỉnh dẫn đến một số cán bộ có tâm lý không yên tâm công tác, đặc biệt là các cán bộ hợp đồng.
VPĐKĐĐ còn chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định nhất là việc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính do hệ thống bản đồ được xây dựng qua nhiều thời kỳ, quá trình chuyển giao từ các đơn vị về VPĐKĐĐ một số tài liệu bị thất lạc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>Chương 2 </b>
<b>NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa đıểm nghıên cứu </b>
<i>Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La </i>
<b>2.2. Phạm vı nghıên cứu </b>
- Phạm vi nội dung: Một số hoạt động chính của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2022, bao gồm:
+ Công tác đăng ký đất đai lần đầu; + Công tác đăng ký biến động đất đai;
+ Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai; + Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Công tác cung cấp thông tin;
+ Công tác đăng ký biện pháp đảm bảo. - Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan của huyện Vân Hồ từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022.
+ Số liệu điều tra phỏng vấn: Thực hiện trong năm 2022
<b>2.3. Đốı tượng nghıên cứu </b>
- Đối tượng nghiên cứu: Một số hoạt động chính của Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
- Đối tượng điều tra:
+ Người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
+ Cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
<b>2.4. Nộı dung nghıên cứu </b>
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
<i>- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ giai đoạn 2020 - 2022
- Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
<b>2.5. Phương pháp nghıên cứu </b>
<i><b>2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp </b></i>
Các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu gồm các báo cáo về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, dân số, lao động, thống kê, kiểm kê đất đai, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của huyện Vân Hồ, kết quả hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ... được thu thập từ các phòng ban chức năng có liên quan như: phòng TNMT, Chi cục Thống kê, Chi nhánh văn phòng đăng đất đai huyện Vân Hồ, UBND huyện Vân Hồ...
<i><b>2.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp </b></i>
Sử dụng phiếu điều tra sẵn có điều tra ngẫu nhiên người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ năm 2022 để đánh giá sự hài lòng đối với hoạt động của Văn phịng theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ Nội vụ và những khó khăn, hạn chế liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính. Thang đo để đánh giá sự hài lòng gồm 5 mức độ: (1) Rất hài lòng, (2) Hài lòng, (3) Bình thường, (4) Khơng hài lịng, (5) rất khơng hài lòng (Bộ Nội Vụ, 2017).
<i>a. Chọn mẫu điều tra: </i>
+ Mẫu điều tra cán bộ: Điều tra 28 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan có liên quan đến chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ bao gồm: 08 cán bộ công tác tại chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ (100% cán bộ đang làm việc tại chi nhánh), 03 cán bộ tại VPĐKĐĐ tỉnh Sơn La, 03 Cán bộ phịng tài ngun và Mơi trường huyện Vân Hồ, 14 cán bộ thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i>+ Mẫu điều tra người dân: </i>
<i>Cỡ mẫu điều tra được xác định theo hướng dẫn của Quyết định số </i>
n - Cỡ mẫu điều tra;
N - Tổng số người dân, tổ chức đến giao dịch tại chi nhánh VPĐKĐĐ năm 2022;
e - Sai số cho phép (5% - 15%).
Theo kết quả điều tra năm 2022 tổng số người dân và tổ chức đến giao dịch tại chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ là 6100 trường hợp (Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Vân Hồ, 2022). Bên cạnh đó, do điều kiện thực hiện điều tra, phỏng vấn tại vùng nông thôn thuộc các xã miền núi, dân cư sống không tập trung, nên sai số chọn mẫu áp dụng trong nghiên cứu là 10%. Do vậy, số lượng mẫu điều tra là n = 99 mẫu. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy của số liệu phân tích, nghiên cứu thực hiện điều tra 110 phiếu. Các trường hợp điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách người dân, tổ chức đã giao dịch tại chi nhánh văn phòng ĐKĐĐ huyện Vân Hồ trong năm 2022.
<i>b. Tiêu chí đo lường sự hài lịng </i>
Các yếu tố đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm 5 yếu tố cơ bản của q trình cung ứng dịch vụ hành chính cơng: Tiếp cận dịch vụ hành chính cơng của cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Cơng chức giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính cơng và Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; với 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong trường hợp) giao dịch trực tiếp tại cơ quan hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như sau (Bộ Nội vụ, 2017):
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39"><i>1. Tiếp cận dịch vụ hành chính cơng của Cơ quan hành chính nhà nước </i>
- Nơi ngồi chờ tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có đủ chỗ ngồi.
- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ.
- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại.
- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả dễ sử dụng.
<i>2. Thủ tục hành chính </i>
- Thủ tục hành chính được niêm yết cơng khai đầy đủ. - Thủ tục hành chính được niêm yết cơng khai chính xác.
- Thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định. - Phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định.
- Thời hạn giải quyết (tính từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đến ngày nhận kết quả) là đúng quy định.
<i>3. Công chức trực tiếp giải quyết cơng việc </i>
- Cơng chức có thái độ giao tiếp lịch sự.
- Công chức chú ý lắng nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ chức. - Công chức trả lời, giải đáp đầy đủ các ý kiến của người dân/đại diện tổ chức.
- Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo. - Cơng chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu.
- Công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc.
<i>4. Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính cơng </i>
- Kết quả đúng quy định. - Kết quả có thông tin đầy đủ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">- Kết quả có thơng tin chính xác.
<i>5. Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị </i>
Yếu tố này được áp dụng đối với các trường hợp người dân, tổ chức đã thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc cung ứng dịch vụ hành chính cơng. Các tiêu chí đo lường hài lịng về yếu tố này gồm:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị.
- Người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị dễ dàng. - Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị tích cực.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thơng báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.
<i><b>2.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu </b></i>
<i>a. Tổng hợp dữ liệu </i>
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp được thống kê, tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel.
<i>b. Xác định chỉ số hài lòng </i>
- Chỉ số đánh giá sự hài lòng về hoạt động của CNVPĐKĐĐ huyện Vân Hồ được đánh giá theo chỉ số hài lòng về sự phục vụ được tính theo cơng thức (Bộ nội vụ, 2017):
Trong đó:
+ a: Là tổng số câu hỏi hài lịng mà mỗi người phải trả lời trong Phiếu điều tra xã hội học.
+ bi: Là tổng số phương án trả lời “Hài lòng” hoặc “Rất hài lòng” đối với các câu hỏi mức độ hài lòng mà mỗi người đã trả lời trong Phiếu điều tra xã hội học.
</div>