Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện hà quảng tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐÀM VĂN PHÚ </b>

<b>CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO </b>

<b>DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, </b>

<i><b>TỈNH CAO BẰNG </b></i>

<small> </small>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM </b>

<b>ĐÀM VĂN PHÚ </b>

<b>CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO </b>

<b>DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG, </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng.

Các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn.

<i>Thái Ngun, tháng năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các xã Cải Viên, Thượng Thôn, Hồng Sỹ và các hộ gia đình đã giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, khảo sát thực hiện luận văn.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy, cô, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tơi hồn thiện luận văn này.

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận c ũ n g không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn học viên để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.

<i>Tơi xin chân thành cảm ơn! </i>

<i>Thái Nguyên, tháng năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 3

<b>Chương 1</b>: <b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4 </b>

1.1. Cơ sở lý luận ... 4

1.1.1. Khái niệm về sinh kế ... 4

1.1.2. Sinh kế bền vững ... 4

1.1.3. Hộ dân tộc thiểu số ... 12

1.1.4. Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số ... 16

1.1.5. Kết quả sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số ... 18

1.2. Cơ sở thực tiễn ... 19

1.2.1. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại một số địa phương của Việt Nam ... 19

1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ... 24

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hà Quảng ... 26

<b>Chương 2</b>: <b>ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27 </b>

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ... 27

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội ... 30

2.1.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng ... 34

2.2. Nội dung nghiên cứu ... 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 38

2.3.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu ... 38

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ... 39

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ... 40

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ... 41

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đất đai của hộ dân tộc thiểu số ... 41

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình dân số và lao động của hộ dân tộc thiểu số ... 41

2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển sản xuất - kinh doanh của hộ dân tộc thiểu số ... 42

<b>Chương 3</b>: <b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 45 </b>

3.1. Khái quát chung về hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ... 45

3.1.1. Đặc điểm hộ dân tộc thiểu số ... 45

3.1.2. Vai trị của hộ dân tộc thiểu sơ đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hà Quảng ... 46

3.2. Thực trạng sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số tại điểm nghiên cứu ... 48

3.2.1. Nguồn vốn con người ... 48

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.3.2. Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ... 64

3.3.3. Kết quả sinh kế của người dân ... 65

3.3.4. Đánh giá thực trạng sinh kế rút ra những ưu, nhược điểm của các hoạt động sinh kế... 68

3.3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững ... 71

<b>KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 77 </b>

1. KẾT LUẬN ... 77

2. KIẾN NGHỊ ... 78

<b>PHỤ LỤC ... 81 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT </b>

DFID : Vụ Phát triển Quốc tế Anh GTSX : Giá trị sản xuất

PRA : Đánh giá nơng thơn có sự tham gia RRA : Đánh giá nhanh nông thôn

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Hà Quảng năm 2022 ... 29

Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hà Quảng giai đoạn 2020-2022 ... 32

Bảng 2.3. Dân số trung bình phân theo giới tínhvà theo thành thị, nơng thơn ... 34

Bảng 2.4. Cơ sở giáo dục huyện Hà Quảng năm 2020-2022 ... 36

Bảng 2.5. Cơ sở hạ tầng ngành y tế huyện Hà Quảng ... 37

Bảng 3.1. Phân loại hộ DTTS huyện Hà Quảnggiai đoạn 2020 - 2022 ... 45

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ DTTS trên địa bàn huyện Hà Quảng ... 46

Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra... 50

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra năm 2022 ... 51

Bảng 3.5. Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra tại 3 xã của huyện Hà Quảng ... 53

Bảng 3.6. Tình hình nhà ở bình quân của các hộ điều tra ... 58

Bảng 3.7. Tài sản trung bình của hộ điều tra huyện Hà Quảng ... 58

Bảng 3.8. Diện tích cây trồng của hộ điều tra huyện Hà Quảng ... 60

Bảng 3.9. Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm của các hộ điều tra ... 62

<i>Bảng 3.10. Tình hình thu nhập từ rừng của các hộ điều tra ... 64 </i>

Bảng 3.11. Chi phí trung bình cho sản xuất nơng nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xã ... 66

Bảng 3.12. Trung bình GTSX của các hộ điều tra tại 3 xã của huyện Hà Quảng ... 67

Bảng 3.13. Thu nhập trung bình từ nơng nghiệp của hộ ... 68

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững ... 6 Hình1.2. Nguồn vốn sinh kế ... 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Những thông tin chung </b>

1.1. Họ và tên tác giả: Đàm Văn Phú

<i><b>1.2. Tên đề tài: Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng </b></i>

1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng

1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

<b>2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài </b>

Huyện Hà Quảng là huyện nghèo của tính có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tương đối cao, chiếm 51,59%, trong đó tỷ lệ nghèo tồn huyện là 39,95%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 12% và có 16 xã đặc biệt khó khăn. (UBND huyện Hà Quảng). Để có thể giúp người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có thể vươn lên từ chính nội lực của mình thì cần phải có cái nhìn tổng thể về thực trạng sinh kế của cộng đồng người dân địa phương, việc lựa chọn và đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không, các họat động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định từ đó đưa ra các hoạt động sinh kế cụ thể phù hợp và thiết thực với những khó khăn trong cuộc sống mà người dân gặp phải. Qua đó đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh kế cho các hộ nông dân địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến

<i><b>hành nghiên cứu đề tài: “Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng”. </b></i>

<b>2.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

-<sub> Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế </sub> người dân tộc thiểu số.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

-<sub> Đánh giá tổng quát thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số </sub> huyện Hà Quảng.

-<sub> Đề xuất một số giải pháp phát triển sinh kế góp phần phát triển kinh </sub> tế xã hội của địa phương.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập thông tin (thu thập thông tin thứ cấp; thu thập thông tin sơ cấp); Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin (phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia, chuyên khảo).

<b>2.4. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu </b>

Tác giả đã đánh giá các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy: Bình quân nhân khẩu/hộ tăng dần từ xã Cải Viên đến Hồng Sỹ, nguyên nhân là các đồng bào dân tộc vùng cao từ trước đến nay chưa nhận thức sâu sắc về kế hoạch hóa gia đình. Trung bình một hộ gia đình có 4,2 thành viên và 2,78 lao động. Diện tích đất bình qn/hộ của các xã là gần bằng nhau đại diện cho các vùng có dạng địa hình lịng máng, địa hình lưng chừng và dạng địa hình núi cao. Về đất sản xuất nơng nghiệp diện tích giảm dần từ Thượng Thơn, Cải Viên đến Hồng Sỹ nhưng sự chênh lệch không quá cao. Tham gia của hộ trong các tổ chức tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các tổ chức đó, đồng thời, thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. Nhà kiên cố chỉ có ở xã Thượng Thơn 6 hộ chiếm 20%, Nhà bán kiên cố giảm dần từ xã Cải Viên đến xã Hồng Sỹ, ngược lại nhà tạm ở xã Hồng Sỹ là cao nhất chiếm 70% và thấp nhất ở xã Cải Viên chiếm 46,7%.

Thu nhập bình quân của hộ điều tra với mức thu nhập của huyện Hà Quảng thì thấy, theo báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 3 năm (2020-2022) của huyện Hà Quảng, thu nhập bình quân đầu người tăng 1,97%/ năm, đến năm 2022 đạt 17,23 triệu đồng/người. So với thu nhập/nhân khẩu điều tra năm 2022 của 3 xã đều ở dưới mức này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.5. Kết luận </b>

Hà Quảng là huyện vùng núi cao nằm phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng, có tổng diện tích đất tự nhiên 35.879,9 ha (theo số liệu 2022). Địa hình núi cao chia làm 2 dạng địa hình: Vùng thấp có 11 xã và 02 thị trấn, gồm (Thị trấn Xn Hịa, Thị trấn Thơng Nơng, Ngọc Đào, Qúy Quân, Sóc Hà, Trường Hà, Lương Can, Đa Thông, Lương Thôn, Cần Yên, Ngọc Động, Thanh Long, Cần Nơng là vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, có nhiều sơng suối, đất canh tác chủ yếu trồng lúa nước và cây thuốc lá. Trong đó các xã, thị trấn đều có xóm vùng cao, vùng sâu điều kiện nước sinh hoạt, nước sản xuất canh tác cũng rất khó khăn.

<b>2.6. Kiến nghị </b>

Đối với tỉnh Cao bằng cần tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, tăng cường hệ thống tín dụng, hồn thiện cơ sở hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế.

Tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học mới nâng cao năng suất sản lượng nơng nghiệp mà người dân có thể áp dụng được.

Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh tế hộ nơng dân phát triển mạnh.

<b>Người hướng dẫn khoa học </b>

<i><small>(Họ, tên và chữ ký)</small></i>

<b> Đàm Văn Phú </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Sinh kế bền vững hiện nay đang là mối quan tâm đặt lên hàng đầu của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng mơi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức, dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và bền vững lâu dài. Trên thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố: Điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, vật chất, cơ sở hạ tầng... Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân nó có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Chính phủ, phi Chính phủ người dân trên địa bàn huyện Hà Quảng đã có những chuyển biến đáng kể về một số hoạt động sinh kế góp phần cải thiện đời sống của người dân. Nhưng do xuất phát điểm là huyện nghèo vùng cao, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phong tục tập quán khác nhau, trình độ phát triển không đồng đều do đó dẫn đến phương thức sinh kế cũng khác nhau.

Huyện Hà Quảng là huyện nghèo của tính có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tương đối cao, chiếm 51,59%, trong đó tỷ lệ nghèo toàn huyện là 39,95%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 12% và có 16 xã đặc biệt khó khăn.(UBND huyện Hà Quảng). Để có thể giúp người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có thể vươn lên từ chính nội lực của mình thì cần phải có cái nhìn tổng thể về thực trạng sinh kế của cộng đồng người dân địa phương, việc lựa chọn và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với điều kiện của địa phương hay khơng, các họat động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định từ đó đưa ra các hoạt động sinh kế cụ thể phù hợp và thiết thực với những khó khăn trong cuộc sống mà người dân gặp phải. Qua đó đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh kế cho các hộ nông dân địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến

<i><b>hành nghiên cứu đề tài: “Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng”. </b></i>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

-<sub> Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế </sub> người dân tộc thiểu số.

-<sub> Đánh giá tổng quát thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số </sub> huyện Hà Quảng.

-<sub> Phân tích sự ảnh hưởng sinh kế đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu </sub> số huyện Hà Quảng

-<sub> Đề xuất một số giải pháp phát triển sinh kế góp phần phát triển kinh </sub> tế xã hội của địa phương.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nguồn lực sinh kế cũng như hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hà Quảng.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

* Về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế ảnh hưởng đến đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

* Về không gian: Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã lựa chọn 3 xã trong huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng bao gồm Cải Viên, Thượng Thôn và Hồng Sỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

* Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ năm 2020-2022. Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2020 - 2022. Số liệu sơ cấp

<b>điều tra người dân trong năm 2022. </b>

<b>4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>

<i><b>4.1. Về mặt lý luận </b></i>

Đóng góp vào việc hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số.

<i><b>4.2. Về mặt thực tiễn </b></i>

Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về các hoạt động sinh kế của các hộ dân tộc thiểu số tại huyện Hà Quảng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, thực tiễn tại huyện Hà Quảng, luận văn đề ra các giải pháp giúp cho các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hà Quảng được bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về sinh kế </b></i>

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về sinh kế.

Theo định nghĩa của DFID, Sinh kế là việc sử dụng các nguồn lực và khả năng của con người để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực này bao gồm vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất. (Nguyễn Văn Sửu, 2010)

Các hoạt động sinh kế của mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình dựa trên năng lực và khả năng của họ, đồng thời bị ảnh hưởng bởi cơ chế chính sách và các mối quan hệ xã hội, và được tự thiết lập trong cộng đồng.

Sinh kế của nông hộ là các hoạt động kiếm sống nhằm đáp ứng nhu cầu sống sinh hoạt của gia đình và cộng đồng nông thôn, bao gồm hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và phi nông nghiệp (dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ và các ngành nghề khác). Việc thực hiện các hoạt động này phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và khả năng của mỗi nơng hộ, đồng thời cịn phụ thuộc vào các cơ chế chính sách và mối quan hệ xã hội trong cộng đồng nông thôn.

Trong phạm vi của nghiên cứu này, sinh kế chính của người dân được định nghĩa là những hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp nhằm mục đích cung cấp nguồn sống cho gia đình của họ.

<i><b>1.1.2. Sinh kế bền vững </b></i>

Sinh kế bền vững là một mơ hình phát triển kinh tế mà trong đó, người ta tập trung vào việc tăng cường sức mạnh kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực một cách bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Báo cáo Brundtland, hay

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

còn gọi là "Our Common Future" (Tương lai chung của chúng ta), được phát hành năm 1987 bởi Ủy ban Liên chính phủ về Mơi trường và Phát triển, đề cập đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Các hoạt động kinh tế trong mơ hình này phải tôn trọng và bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên và đảm bảo sự công bằng trong phân phối lợi ích của phát triển. (Nguyễn Văn Sửu, 2010)

Một sinh kế bao gồm tất cả các hoạt động mà con người thực hiện để kiếm sống và nuôi sống gia đình mình, đáp ứng nhu cầu cơ bản như thức ăn, nước uống, chỗ ở, quần áo, y tế và giáo dục. Các hoạt động này bao gồm sản xuất, tiêu thụ, trao đổi, sử dụng và quản lý tài nguyên, cũng như các quyết định và hành động liên quan đến việc kiếm sống và tạo ra giá trị.

Trong tương lai, yếu tố được coi là bền vững nếu nó có thể tiếp tục tồn tại, chống chọi và phục hồi sau áp lực và không gây tổn hại đến các nguồn lực cấu thành nó, bao gồm cả nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế và thể chế. Bởi vì điều này, tính bền vững thường được phân tích theo các khía cạnh khác nhau, bao gồm bền vững về kinh tế, môi trường, thể chế và xã hội (IDS, 2004). Bền vững không đồng nghĩa với sự đứng im và khơng thay đổi, mà là khả năng thích nghi với thời gian. Một sinh kế được coi là bền vững khi có khả năng tận dụng tiềm năng con người để sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống. Đồng thời, nó cần có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như thay đổi bất ngờ.

<i>Sinh kế được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng </i>

có khả năng vượt qua những biến động trong cuộc sống do các yếu tố như thiên tai, dịch bệnh hoặc khủng hoảng kinh tế. Đồng thời, nó phải phát triển trên cơ sở của các nguồn tài sản hiện có mà khơng gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và phải đáp ứng được các yêu cầu của thời đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững </b></i>

<i>(Nguồn: DFID, 2002) </i>

Theo DFID (Bộ Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh) năm 2002, khung sinh kế bền vững gồm ba khía cạnh chính là:

Tăng cường năng suất và thu nhập: Khía cạnh này nhấn mạnh việc tăng cường khả năng sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập để duy trì và cải thiện đời sống của người dân.

Quản lý tài nguyên tự nhiên: Khía cạnh này liên quan đến việc sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững và hiệu quả hơn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các nguồn tài nguyên này cho tương lai.

Nâng cao sức chịu đựng: Khía cạnh này nhấn mạnh việc nâng cao sức chịu đựng của các cá nhân, cộng đồng, và quốc gia để đối phó với các biến đổi và rủi ro, bảo vệ các tài nguyên và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Sinh kế bền vững là phải đảm bảo không gây hại hoặc ảnh hưởng đến môi trường và sinh kế của những người khác trong hiện tại và tương lai, và thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng để tạo ra lợi ích cho thế hệ sau. Khung sinh kế bền vững bao gồm các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người và mối quan hệ giữa chúng. Khung này có thể được sử dụng để lên kế hoạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cho các hoạt động phát triển mới và đánh giá đóng góp vào sự bền vững sinh kế của các hoạt động hiện tại. Bao gồm:

- Liệt kê các vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối quan hệ giữa chúng.

- Tập trung vào tác động và quy trình quan trọng.

- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố khác nhau, làm ảnh hưởng đến sinh kế.

Các xu hướng: Các xu hướng bao gồm tăng dân số, tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả và xung đột liên quan đến tài nguyên, kinh tế quốc gia và quốc tế, cùng với các xu hướng cai trị, bao gồm chính sách và kỹ thuật.

Cú sốc: Đây là một số những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sinh kế của con người, bao gồm cú sốc về sức khoẻ, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cho cây trồng và động vật nuôi.

Tính thời vụ: Tính thời vụ bao gồm biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ và cơ hội làm việc. Những nhân tố này đóng vai trị quan trọng trong hồn cảnh dễ bị tổn thương vì ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và sự lựa chọn của con người. Chúng mở ra cơ hội để con người theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi. (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016)

<b>Những nguồn vốn sinh kế </b>

Theo báo cáo của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) năm 2002, các nguồn vốn sinh kế được chia thành năm loại chính: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn con người, nguồn vốn vật thể và nguồn vốn tài chính (Hình 1.2). Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>Hình1.2. Nguồn vốn sinh kế </b></i>

<i>(Nguồn: DFID, 2002) </i>

Để tiếp cận vấn đề sinh kế, ta cần tập trung đầu tiên vào con người. Ta cần hiểu đúng và thực tế về tài sản hoặc tài sản vốn của họ, và cách họ sử dụng chúng để đạt được kết quả kinh tế.

Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những sinh kế:

Đặc điểm của mơ hình 5 loại tài sản:

-<sub> Tập trung vào con người: Mơ hình tập trung vào con người và những </sub> tài sản mà họ có. Nó giúp xác định những nguồn tài nguyên và khả năng của con người để tạo ra thu nhập và sinh kế.

<b> Nguồn vốn con người </b>

<b>Vật thể Tài chính </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

-<sub> Gồm 5 loại tài sản: Mơ hình bao gồm 5 loại tài sản, bao gồm tài sản </sub> vốn, tài sản vật chất, tài sản nhân cách, tài sản xã hội và tài sản tự nhiên.

-<sub> Tương tác giữa các tài sản: Mơ hình thể hiện sự tương tác giữa các </sub> loại tài sản. Các loại tài sản này không hoạt động độc lập mà ảnh hưởng lẫn nhau, cộng hưởng với nhau để tạo ra thu nhập và sinh kế.

-<sub> Phát triển bền vững: Mơ hình tập trung vào phát triển bền vững, bao </sub> gồm việc tăng cường và bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, phát triển kinh tế và xã hội, và giảm bớt bất công và chia sẻ lợi ích.

-<sub> Các yếu tố địa phương: Mơ hình 5 loại tài sản còn tùy thuộc vào các </sub> yếu tố địa phương, bao gồm văn hóa, truyền thống, mơi trường sống và tình hình kinh tế xã hội của khu vực. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cách mà người dân tận dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra thu nhập và sinh kế.

Nội dung cụ thể của các nguồn vốn sinh kế : (1)<sub> Vốn con người: </sub>

Yếu tố vốn con người liên quan đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có sẵn trong một gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lao động rất đa dạng và phức tạp, bao gồm kích thước của gia đình, cấu trúc dân số, tỷ lệ giới tính và thành viên khơng lao động, trình độ giáo dục, kỹ năng và sức khỏe của các thành viên, cũng như khả năng lãnh đạo. Do đó, vốn con người là yếu tố quan trọng và quyết định khả năng sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác của một gia đình hay cá nhân.

Các chỉ số liên quan đến vốn con người bao gồm:

-<sub> Cấu trúc nhân khẩu và tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động và </sub> người không thuộc diện lao động, giới tính.

-<sub> Trình độ học vấn, chuyên môn, kiến thức truyền thống của các thành </sub> viên trong gia đình.

-<sub> Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống </sub> tâm linh và tình cảm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

-<sub> Khả năng lãnh đạo và sử dụng các kỹ năng. </sub>

-<sub> Quỹ thời gian của mỗi người và khả năng sử dụng thời gian một cách </sub> hiệu quả.

-<sub> Phân công lao động cho các thành viên trong gia đình </sub>

Vốn xã hội: Vốn xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia vào các tổ chức và mạng lưới phi chính thức dựa trên sở thích và khả năng cộng tác. Thành viên trong các tổ chức chính thức như đồn thể, hợp tác xã và tổ nhóm tín dụng tiết kiệm phải tuân thủ các quy định và luật lệ được chấp nhận. Những mối quan hệ thúc đẩy hợp tác có thể mang lại sự giúp đỡ cho con người thông qua việc xây dựng mạng lưới phi chính thức an tồn và giảm chi phí thơng qua hoạt động tiếp thị chung.

Vốn xã hội của hộ gia đình được thể hiện qua các chỉ số:

-<sub> Mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên </sub> -<sub> Cơ chế hợp tác trong sản xuất và thị trường, tiết kiệm, tín dụng </sub> -<sub> Luật lệ, qui định, quy ước và hành vi ứng xử trong cộng đồng </sub> -<sub> Tín ngưỡng, sự kiện, lễ hội, niềm tin từ tôn giáo, truyền thống </sub> -<sub> Cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến công việc địa phương </sub> -<sub> Cơ hội tiếp cận thông tin qua các cuộc họp và câu lạc bộ </sub> -<sub> Cơ chế hoà giải mâu thuẫn trong địa phương </sub>

(2)<sub> Vốn tự nhiên là những yếu tố được sử dụng trong nguồn lực tự </sub> nhiên bao gồm tài sản, dòng sản phẩm và các dịch vụ môi trường. Nguồn vốn tự nhiên của hộ gia đình bao gồm đất, nguồn thực phẩm, đa dạng sinh học, nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các chỉ số bao gồm các nguồn tài sản chung, các loại đất, nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu, khu vực chăn nuôi, nước, đất trồng, yếu tố về điều kiện tự nhiên, giá trị cảnh quan và các nguồn giống cây con.

(3)<sub> Vốn tài chính: Vốn tài chính là nguồn tài chính sử dụng để đạt </sub> được mục tiêu. Nó bao gồm dự trữ tài chính và dịng tiền tài chính. Dự trữ tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chính bao gồm tiết kiệm, tín dụng ngân hàng và tài sản thanh khoản khác. Dịng tiền tài chính bao gồm tiền trợ cấp và sự chuyển giao. Vốn tài chính của hộ được thể hiện qua thu nhập tiền mặt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, tiết kiệm, tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm, chi trả phúc lợi xã hội và trợ cấp nhà nước

(4)<sub> Vốn vật chất: </sub>

Vốn vật chất của hộ gia đình bao gồm cơ sở hạ tầng, tài sản gia đình, cơng cụ sản xuất và các phương tiện vận tải công cộng. Các chỉ số để đánh giá vốn vật chất của hộ bao gồm nhà ở, đường giao thông, nước sinh hoạt, điện năng, trang thiết bị gia đình và thiết bị truyền thơng

Các chính sách và thể chế có tác động đáng kể đến sinh kế. Chúng bao gồm các yếu tố quan trọng trong mơi trường quy định, chính sách và các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, những vấn đề này cũng bao gồm các cơ quan địa phương, tổ chức cộng đồng và các hoạt động của khu vực tư nhân.

Các chính sách và thể chế ảnh hưởng đến:

-<sub> Khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và nguồn lực </sub> ảnh hưởng.

-<sub> Các điều khoản quy định cho trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế. </sub> -<sub> Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư vào các hoạt động </sub> sinh kế cụ thể.

Ngồi ra, chính sách và thể chế cũng tác động đến mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau và khả năng của con người để đạt được điều kiện sống tốt. Việc đánh giá các khía cạnh chính sách và thể chế trong sinh kế giúp xem xét cách thức thay đổi diễn ra trong quy định và chính sách cũng như cung cấp các dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của con người..

<i>Chiến lược sinh kế: </i>

Chiến lược sinh kế là việc người dân đưa ra quyết định và lựa chọn trong việc sử dụng và quản lý nguồn vốn tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống, bao gồm đầu tư nguồn vốn, quy mô hoạt động, quản lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

tài sản và thu nhập, phát triển kỹ năng kiếm sống và đối phó với rủi ro và khủng hoảng.

<i>Kết quả sinh kế: </i>

Khung sinh kế có mục đích là tìm hiểu cách con người sử dụng khả năng và nguồn lực của mình để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện. Những mục tiêu và ước nguyện này được gọi là kết quả sinh kế, bao gồm những điều mà con người mong muốn đạt được trong cuộc sống ngắn và dài hạn

Kết quả sinh kế có thể là:

-<sub> Hưng thịnh hơn: tăng thu nhập và cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập </sub> của hộ gia đình.

-<sub> Đời sống được nâng cao: Nâng vao đời sống vật chất và phi vật chất </sub> như: giáo dục, y tế và điều kiện sống tốt.

-<sub> Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và môi trường được bảo vệ. </sub>

<i><b>1.1.3. Hộ dân tộc thiểu số </b></i>

<i>1.1.3.1. Quan điểm về hộ, hộ nghèo, xã nghèo và vùng nghèo </i>

- Quan điểm về hộ:

Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa của khái niệm "hộ" trong văn hóa và khoa học xã hội. Theo Liên hợp quốc, "hộ" được định nghĩa là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ cũng đưa ra định nghĩa tương tự. Theo Raul năm 1989, "hộ" là những người có cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình sản xuất để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, các định nghĩa này đều đồng ý rằng "hộ" bao gồm những người cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung một ngân quỹ, cùng ăn chung và thực hiện sản xuất chung, dù có cùng chung huyết tộc hay không. (Nguyễn Việt Cường và cs, 2015).

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Quan điểm hộ nghèo: Hộ nghèo là những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn mức tiêu chuẩn của xã hội, thiếu các điều kiện cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, giáo dục, y tế, vật liệu xây dựng và các nhu cầu khác. Hộ nghèo thường gặp phải những khó khăn về kinh tế, xã hội và môi trường, và thường cần được hỗ trợ để vượt qua tình trạng khó khăn của mình.

- Quan điểm về xã nghèo:

Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã. Ngồi ra, xã nghèo cịn có những đặc điểm khác như gặp khó khăn và thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nguồn lực sản xuất, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và thủ công nghiệp, dịch vụ thấp, thiếu lao động có trình độ cao, chất lượng giáo dục, y tế và văn hoá kém. (Nguyễn Lâm Thành, 2014)

- Quan niệm về vùng nghèo: Vùng nghèo được định nghĩa là một khu vực có quy mơ tương đối lớn, có thể bao gồm một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở những địa điểm rất khó khăn và hiểm trở. Đặc điểm chung của những vùng này là giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và không đủ điều kiện để phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống của người dân. Ngoài ra, vùng nghèo cịn có số lượng hộ nghèo và xã nghèo cao, gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các nhu cầu cơ bản như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đảm bảo sinh kế hàng ngày. Việc đánh giá và xác định vùng nghèo sẽ giúp chính quyền và các tổ chức địa phương thực hiện các chính sách phù hợp, nhằm giải quyết các vấn đề và cải thiện cuộc sống của những người dân sinh sống tại đây.

<i>1.1.3.2. Khái niệm về Dân tộc thiểu số </i>

Khái niệm "dân tộc thiểu số" được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành khoa học khác nhau trên thế giới, bao gồm cả khoa học pháp lý. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

luật, công tác nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tiễn. (Nguyễn Văn Cương và Cs, 2015)

Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ, dân tộc thiểu số được định nghĩa là những nhóm dân cư sống chung trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm văn hóa, tập quán, phong tục, ngôn ngữ riêng biệt so với dân tộc chủ đạo trong xã hội Việt Nam, đồng thời có các đặc trưng kinh tế, xã hội và chính trị phân biệt so với những dân tộc khác. Đây là một nhóm dân tộc có quy mơ và số lượng không đồng đều, thường tập trung tại các vùng đồi núi, biên giới hay các vùng kinh tế khó khăn. Nhóm dân tộc thiểu số có những đặc trưng riêng biệt trong các lĩnh vực như văn hóa, tơn giáo, phong tục, tập qn, ngôn ngữ, nghệ thuật và truyền thống. Họ thường tự xác định bản thân mình là một dân tộc có đặc điểm riêng, gắn bó với đất nước và quyết tâm bảo tồn và phát triển nền văn hóa của mình.

Bên cạnh đó, “dân tộc đa dân số” được định nghĩa Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ là thuật ngữ chỉ đến dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia. Khái niệm này là một trong những thuật ngữ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật, nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tiễn liên quan đến công tác dân tộc tại Việt Nam. Dân tộc đa dân số được xem là dân tộc chiếm ưu thế trong một quốc gia, và có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và kinh tế.

Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2019, đa số dân số Việt Nam thuộc về dân tộc Kinh với tỷ lệ chiếm 86,2%. Các dân tộc thiểu số còn lại chiếm 13,8% của tổng số dân số Việt Nam, bao gồm 53 dân tộc khác nhau. Trong số đó, dân tộc Tày, Thái, Mường và H'Mông chiếm tỷ lệ cao nhất. Hiện nay, quan niệm về "dân tộc thiểu số" và "dân tộc đa số" vẫn còn những vấn đề chưa được thống nhất và được vận dụng linh hoạt tùy theo từng điều kiện cụ thể và quan niệm về mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

gia. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản đã được phân tích ở phần trên là tương đối thống nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trong giới nghiên cứu dân tộc học trên toàn thế giới.

<i>1.1.3.3. Khái niệm vùng Dân tộc thiểu số </i>

Khái niệm "vùng dân tộc thiểu số" thường được liên kết với khái niệm "vùng" hoặc "địa bàn" cụ thể. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về "vùng" và chưa được thống nhất. Theo Từ điển Tiếng Việt, "vùng" là một phần của đất đai hoặc một khoảng không gian có những đặc điểm tự nhiên và xã hội nhất định, khác biệt so với các phần khác trong xung quanh. Tuy nhiên, khái niệm "vùng" cũng có thể được định nghĩa dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội.

Trong khi đó, khái niệm "vùng dân tộc thiểu số" trong văn bản quản lý nhà nước hiện nay được định nghĩa dựa trên số lượng dân tộc, có điểm khác biệt so với khái niệm "vùng" thông thường. Tuy nhiên, dân cư luôn gắn liền với một địa bàn tự nhiên cụ thể, bao gồm cả các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số (dân tộc Kinh), và có mối quan hệ phức tạp với tự nhiên tạo nên các đặc điểm kinh tế và xã hội của địa bàn đó.

Vùng DTTS có thể được định nghĩa rộng hoặc hẹp. Trong nghĩa rộng, nó là một vùng địa bàn liên huyện hoặc liên tỉnh có đơng đồng bào DTTS sinh sống trong một khu vực cộng đồng và có các đặc điểm KT-XH và văn hóa rõ nét. Các qui định cho vùng DTTS ở các cấp độ khác nhau, bao gồm qui mô liên xã, qui mô liên huyện và qui mô liên tỉnh, được xác định dựa trên phạm vi cấp hành chính tương ứng. (Nguyễn Văn Thành, 2014)

Tuy nhiên, cũng có những cấp hành chính địa phương có một số ít đồng bào DTTS sinh sống, nhưng không đủ để hình thành một cộng đồng hoặc cộng đồng quá nhỏ. Trong trường hợp này, vùng này được coi là “vùng có dân tộc thiểu số” hoặc “vùng xen kẽ dân tộc thiểu số”. Tuy nhiên, định nghĩa này khơng cịn được sử dụng rộng rãi và thay thế bằng tiêu chuẩn về số lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

đồng bào DTTS được quy định trong Điều 2, Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 18/2/2004 của Chính phủ, cho phép thành lập phòng dân tộc cấp huyện

<i><b>1.1.4. Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số </b></i>

Hoạt động sinh kế là tập hợp các hoạt động và lựa chọn của hộ gia đình nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế như kiếm sống, nuôi dưỡng gia đình, đầu tư, tích lũy tài sản và đảm bảo an sinh xã hội. Những hoạt động này có thể bao gồm nơng nghiệp, chăn ni, đánh bắt, chế biến sản phẩm, thương mại, lao động đi xa, vay mượn tiền và các hoạt động khác. Tùy thuộc vào mức độ sở hữu/tiếp cận và chất lượng của các nguồn lực, hộ gia đình có thể lựa chọn các hoạt động sinh kế khác nhau để đáp ứng nhu cầu kinh tế của mình.

Tùy thuộc vào tài nguyên và khả năng sử dụng tài nguyên của mỗi gia đình, hoạt động sinh kế sẽ khác nhau. Người dân tộc thiểu số thường có các hoạt động sinh kế đa dạng và có thể thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Một gia đình có thể có các thành viên sinh sống và làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau, thực hiện những hoạt động kiếm sống khác nhau như nông nghiệp, chăn nuôi, câu cá, đi săn bắt hoang dã, thủ công mỹ nghệ, và dịch vụ du lịch. Khi nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các gia đình nơng thơn, cần phải trả lời các câu hỏi như: Những hoạt động nào là chính để kiếm sống? Tỷ lệ thu nhập từ mỗi hoạt động, thời gian và tài nguyên được dành cho từng hoạt động và sự thay đổi của chúng qua thời gian? Đâu là tập hợp hoạt động sinh kế hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu sinh kế của gia đình? Mục tiêu nào khơng thể đạt được với các hoạt động sinh kế hiện tại? Nghiên cứu về hoạt động sinh kế sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách các gia đình nơng thơn kiếm sống và đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho những gia đình này.

Để giúp hộ gia đình DTTS lựa chọn và theo đuổi hoạt động sinh kế, cần hỗ trợ trên 2 mặt: tiếp cận các nguồn lực và thể chế/chính sách củng cố lựa chọn hoạt động tích cực. Tuy nhiên, thể chế và chính sách cũng có thể làm cản trở tiếp cận nguồn lực và hiệu quả hoạt động sinh kế của hộ gia đình

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Tiếp cận tới các nguồn lực sinh kế: Việc sở hữu và tiếp cận các nguồn lực là yếu tố quan trọng đối với hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Tuy nhiên, các nguồn lực này có thể rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí địa lý, mức độ phát triển kinh tế, nguồn lực và vốn đầu tư có sẵn. Ví dụ, một hộ gia đình ở nơng thơn có thể sử dụng đất, nước và nhân công để trồng trọt hoặc chăn nuôi, trong khi một hộ gia đình ở thành thị có thể sử dụng vốn đầu tư, kỹ năng kinh doanh và mối quan hệ để mở một cửa hàng hay doanh nghiệp nhỏ. Việc tiếp cận các nguồn lực cũng có thể liên quan đến sự khác biệt về giới tính, đặc biệt là đối với các hộ gia đình tộc thiểu số. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực, đặc biệt là khi liên quan đến đất đai và tài sản. Một yếu tố quan trọng khác là tình trạng địa chính, tức là vị trí địa lý của hộ gia đình. Nếu hộ gia đình của bạn sống ở một khu vực hẻo lánh và khó tiếp cận, việc tìm kiếm nguồn lực sinh kế sẽ khó khăn hơn so với một hộ gia đình sống ở vùng đơ thị hay khu vực có nhiều nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, việc sở hữu và tiếp cận các nguồn lực không đảm bảo rằng hộ gia đình sẽ có hoạt động sinh kế tốt hơn. Nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sinh kế, bao gồm kỹ năng quản lý và kinh doanh, tình hình thị trường và độ cạnh tranh, quy định và chính sách liên quan đến kinh doanh và nhiều yếu tố khác. (Triệu Văn Hùng, 2013)

- Thể chế và chính sách: Thể chế và chính sách có thể đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Chính sách hỗ trợ tài chính, giáo dục, đào tạo, xây dựng hạ tầng, và cải cách hành chính có thể thúc đẩy di chuyển lao động, giảm rủi ro và chi phí giao dịch, tăng cường kết nối giữa các khu vực kinh tế, nâng cao hiệu quả của đầu tư, và củng cố các lựa chọn hoạt động sinh kế tích cực cho hộ gia đình.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thể chế và chính sách lại trở thành cản trở đối với tiếp cận nguồn lực và hiệu quả hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Chính sách thuế và quy định liên quan đến quyền sở hữu đất đai có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực giữa các hộ gia đình. Ngồi ra, chính sách giá cả và các quy định thị trường có thể tạo ra rào cản cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ của hộ gia đình. Do đó, việc cải cách thể chế và chính sách là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của hộ gia đình và tăng cường sự công bằng trong kinh tế.

<i><b>1.1.5. Kết quả sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số </b></i>

Mục tiêu chính của hoạt động sinh kế là tăng thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhập không phải là mục tiêu duy nhất của hoạt động sinh kế. Ngoài việc tăng thu nhập, hộ gia đình cũng đặt mục tiêu bền vững cho hoạt động sinh kế, như bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương và tăng cường khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu và các rủi ro khác Một số mục tiêu/kết quả sinh kế chủ yếu của hộ gia đình DTTS là:

-<sub> Nâng cao thu nhập: Tuy thu nhập không phải là chỉ tiêu duy nhất để </sub> đánh giá sự phát triển và phúc lợi, nhưng nó vẫn là mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự bền vững của sinh kế hộ gia đình.

-<sub> Nâng cao phúc lợi: Bên cạnh thu nhập, hộ gia đình cũng hướng tới các </sub> mục tiêu phi tài chính khác như sức khỏe, an tồn, uy tín, văn hóa tinh thần, vị trí chính trị, và các tiêu chí khác để tạo nên phúc lợi của gia đình.

-<sub> Giảm thiểu rủi ro tổn thương: Hộ gia đình nghèo thường khơng có </sub> khả năng chống lại các rủi ro từ môi trường xung quanh, dẫn đến sự không ổn định và không bền vững của sinh kế. Do đó, một mục tiêu quan trọng của sinh kế là giảm thiểu rủi ro dễ tổn thương, từ đó tăng cường tính bền vững của sinh kế.

-<sub> Cải thiện an ninh lương thực: An ninh lương thực là một trong những </sub> khía cạnh cơ bản của rủi ro dễ tổn thương. Việc tách riêng mục tiêu an ninh lương thực là để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó và giúp các hoạt động hỗ trợ sinh kế tập trung hơn vào việc đảm bảo an ninh lương thực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc đạt được một kết quả sinh kế bền vững là sự tương thích giữa các mục tiêu khác nhau. Tăng thu nhập có thể là mục tiêu chính của nhiều hộ gia đình, nhưng trong một số trường hợp, điều này có thể gây ra hậu quả tiêu cực đến mơi trường tự nhiên. Ví dụ, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra lợi nhuận có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường và giảm sức chứa của địa phương. Ngồi ra, các thành viên trong gia đình có thể có các mục tiêu sinh kế khác nhau, dẫn đến sự đối lập giữa các mục tiêu và khó khăn trong việc thực hiện một kế hoạch sinh kế chung. Chẳng hạn, một thành viên trong gia đình có thể muốn mở rộng kinh doanh để tăng thu nhập, trong khi thành viên khác lại muốn bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững. Do đó, để đạt được kết quả sinh kế bền vững, các hoạt động sinh kế cần phải được thiết kế và thực hiện một cách hài hòa giữa các mục tiêu khác nhau. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế phù hợp và đồng thời đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là cần phải xem xét tất cả các khía cạnh của các hoạt động sinh kế, từ mức độ tác động đến mơi trường đến sự đóng góp cho phát triển kinh tế và xã hội địa phương

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b>

<i><b>1.2.1. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại một số địa phương của Việt Nam </b></i>

<i>1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang </i>

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có 07 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 06 huyện), có 138 xã, phường thị trấn với 1.739 thơn, tổ nhân dân; là tỉnh có đơng đồng bào DTTS sinh sống (46 thành phần dân tộc). Dân số của tỉnh hiện nay là 784.811 người, trong đó DTTS 445.488

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

người, chiếm 56,76% dân số toàn tỉnh. Trong những năm vừa qua, bằng nguồn vốn của một số chương trình, chính sách của Trung ương và địa phương, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quan được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 24,05%, bình qn giảm 6,01%/năm. Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện kiên cố hóa 1.004 km kênh mương; xây dựng 934 nhà văn hóa xã, thơn, tổ dân phố; bê tơng hóa 633 km đường giao thơng nội đồng phục vụ sản xuất và nhiều các cơng trình hạ tầng khác... qua đó phục vụ tốt cho quá trình phát triển KT-XH, nâng cao đời sống và thực hiện giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh năm 2021 gồm 7 mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới đối với 3 xã khu vực III và 1 xã khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 3%/năm; Hỗ trợ 255 hộ làm nhà ở đảm bảo 3 cứng theo quy định, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho gần 2.000 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 205 hộ; Thực hiện di chuyển, ổn định dân cư cho 30 hộ; Phấn đấu đến hết năm 2021 có 3 tuyến đường trung tâm xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư theo hướng đô thị; Chuyển đổi 5 trường phổ thông thành Trường Phổ thông dân tộc bán trú; Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thơn bản theo tiêu chí nơng thôn mới, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em.

Để thực hiện được những mục tiêu, tỉnh đã xây dựng 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng nguồn vốn dự kiến năm 2021 là trên 491 tỷ đồng, nguồn vốn thực hiện đợt 1 năm 2021 là trên 171 tỷ đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i>1.2.1.2. Kinh nghiệm của Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái </i>

Là một hộ nghèo của xã Ngòi A, huyện Văn Yên, chị Trần Thị Nguyệt ở thôn Làng Quạch được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho người nghèo với số tiền 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên. Có được sự hỗ trợ này, vợ chồng chị đã đầu tư toàn bộ số vốn vay được vào trồng cây quế. Đến nay, đồi quế của gia đình chị bắt đầu cho thu và mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình chị giảm bớt khó khăn và từng bước thốt nghèo.

Đồng hành trong cơng tác giảm nghèo bền vững của huyện Văn Yên, thời gian qua, các chương trình tín dụng, chính sách do phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên triển khai cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân, đặc là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Huyện Văn Yên đã huy động mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Năm 2022, huyện Văn Yên đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu xác định, huyện Văn Yên đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn…cho các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển sản xuất, kết nối giao thương và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu của người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cùng với đó, huyện đã triển khai và sử dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>1.2.1.3. Kinh nghiệm sinh kế cho hộ dân tộc thiểu số huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>1.2.1.4. Kinh nghiệm sinh kế bền vững cho hộ dân tộc H’Mông tại Phù Yên, Sơn La </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu </b></i>

Ngơ Trường Thi (2016) đã phân tích hệ thống chính sách đối với miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2015, trong đó cụ thể đã nêu và phân tích những ưu điểm và thành tựu cũng như những hạn chế yếu kém trong việc thực hiện các chính sách này. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những bất cập trong cân đối ngân sách Nhà nước hàng năm cho các chính sách đối với miền núi, dân tộc thiểu số như: Nhiều chính sách dân tộc khơng được bố trí kinh phí quản lý do đó việc kiểm tra, giám sát thường xun gặp rất nhiều khó khăn nên khơng thể phát hiện được những khó khăn, hạn chế; Nguồn lực đầu tư vào vùng dân tộc, miền núi chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa thu hút được nhiều nguồn lực của các doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nghiệp, nhà đầu tư, FDI đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi,... dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng thực thi các chính sách trong giai đoạn 2011 - 2015, tác giả đã đề xuất một số định hướng và giải pháp hồn thiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể là: Việc xây dựng hệ thống chính sách dân tộc phải dựa trên nguồn lực để xác định mục tiêu, đối tượng, địa bàn, nội dung, định mức đầu tư hỗ trợ; Cơ quan xây dựng chính sách phải là cơ quan chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách nhằm tránh việc bố trí trùng lắp, chồng chéo, sai đối tượng, sai địa bàn như những năm trước; Thu gọn đầu mối cơ quan quản lý chính sách dân tộc, giao cho Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện.

Nguyễn Đức Thắng (2006) đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, điều tra khảo sát bằng bảng hỏi làm phương pháp luận trực tiếp để nghiên cứu, luận giải về quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc. Nghiên cứu đánh giá được thực trạng tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chính sách như: ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đồng thời xây dựng những giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đã sáng tạo xây dựng các phương thức hỗ trợ phù hợp với người nghèo như phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán bộ chính quyền, đồn thể theo dõi, giúp đỡ, hướng dẫn chịu trách nhiệm về việc thoát nghèo đối với hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách; huy động mọi nguồn lực cho giảm nghèo nhanh và bền vững, kêu gọi sư hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế - chính trị trong và ngồi tỉnh.

Nguyễn Võ Linh và Cs (2013), đã phân tích đánh giá tác động và hiệu quả, tính tích cực và hạn chế trong việc triển khai chính sách XĐGN giai đoạn 2006 - 2012 đối với sinh kế đồng bào DTTS tỉnh ĐắcLắk, từ đó đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

xuất các giải pháp có tính khả thi nâng cao hiệu quả của công tác XĐGN. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích chính sách PAM (Policy Analysis Matrix) để phân tích đánh giá tác động của các chính sách XĐGN, sử dụng hàm Cobb - Douglas để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất: đất sản xuất, vốn, kỹ năng lao động đến kết quả sản xuất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nơng lâm nghiệp, ngồi ra nghiên cứu còn sử dng phương pháp SWOT và một số phương pháp truyền thống khác.

<i><b>1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hà Quảng </b></i>

Từ những nghiên cứu nêu trên, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng như sau.

- Hoạt động sinh kế cho giảm nghèo được xây dựng dựa trên nhu cầu và năng lực của người nghèo đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực, xây dựng cơ chế ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tập trung phát triển các loại hình sinh kế được coi là thế mạnh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng biên giới và đảm bảo an sinh xã hội.

- Cần thông tin đầy đủ, kịp thời và hướng dẫn, giải thích thấu đáo, để người cộng đồng các dân tộc thiểu số có thể tiếp cận tốt nhất các chính sách như: Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất hàng hố; chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân sống ở các thôn, bản; chính sách kết nối thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức và cần hướng cộng đồng các dân tộc thiểu số chủ động, tích cực trong nắm bắt thơng tin, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên </b></i>

<i>a) Vị trí địa lý </i>

Hà Quảng là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao

<i>Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 43 km. </i>

<i>- Phía bắc giáp huyện Nà Po (Quảng Tây - Trung Quốc) </i>

- Phía Đơng giáp huyện Trùng Khánh và huyện Hòa An. - Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và huyện Ngun Bình. - Phía Nam giáp huyện Hịa An và huyện Ngun Bình.

<i>b) Địa hình </i>

Nằm hồn tồn trên dãy đá vơi, huyện Hà Quảng có đặc điểm đặc trưng của vùng núi cao, độ cao từ 400 - 1.100m so với mực nước biển, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Đơng Nam và được chia làm 2 loại hình:

Vùng thấp 11 xã và 02 thị trấn, bao gồm Thị trấn Xn Hịa, Thị trấn Thơng Nơng, Ngọc Đào, Qúy Quân, Sóc Hà, Trường Hà, Lương Can, Đa Thông, Lương Thôn, Cần Yên, Ngọc Động và Thanh Long, là một vùng đất có nhiều thung lũng tương đối bằng phẳng, nhiều sông suối, và đất canh tác chủ yếu được trồng lúa nước và cây thuốc lá. Tuy nhiên, các xã và thị trấn trong khu vực đều có các xóm ở vùng cao và sâu, với điều kiện nước sinh hoạt và sản xuất canh tác rất khó khăn.

Trong khi đó, khu vực vùng cao bao gồm 8 xã, bao gồm Lũng Nặm, Cải Viên, Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Mã Ba và Yên Sơn, là các xã đặc biệt khó khăn, khơng có nguồn nước sản xuất và nguồn nước sinh hoạt chủ yếu bằng nước mưa. Canh tác chủ yếu trên đất nương rẫy có độ dốc lớn, với các loại cây như ngô, lạc, gừng là chủ yếu.

</div>

×