Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tác động của covid 19 ảnh hưởng đến sự phát triển của e logistics tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 54 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾT </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC </b>

<b>ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LOGISTICS TẠI VIỆT NAM </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

<b> Nhóm tác giả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> LỜI CẢM ƠN </b>

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “: Sự tác động của Covid-19 đến sự phát triển của E-Logistic tại Việt Nam”, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Bài nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả của các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị, … Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác và giúp đỡ của cán bộ giáo viên khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương Mại cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình và bạn bè.

Nhóm chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương Mại cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu . Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong rằng Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè sẽ tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hồn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>1.1.1. Khái niệm E-commerce ... 6 </small>

<small>1.1.2. Khái niệm logistics ... 7 </small>

<small>1.1.3. Khái niệm E-logistics ... 10 </small>

<b><small>1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ... 11 </small></b>

<small>1.2.1. Yếu tố chuyển đổi số ... 11 </small>

<small>1.2.2. Yếu tố xu hướng tiêu dùng thay đổi ... 13 </small>

<small>1.2.3. Yếu tố COVID -19... 17 </small>

<b><small>1.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TMĐT VÀ LOGISTICS ... 18 </small></b>

<b><small>1.4. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ ... 24 </small></b>

<small>1.4.1. Trong nước ... 24 </small>

<small>1.4.2. Nước ngoài ... 27 </small>

<b><small>1.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ... 29 </small></b>

<small>1.5.1. Giả thuyết nghiên cứu... 29 </small>

<small>1.5.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 31 </small>

<b><small>CHƯƠNG 2 ... 32 </small></b>

<b><small>PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32 </small></b>

<b><small>2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ... 32 </small></b>

<b><small>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32 </small></b>

<b><small>2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU, THU THẬP XỬ LÍ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ... 33 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b><small>CHƯƠNG 3 ... 34 </small></b>

<b><small>PHÂN TÍCH MƠ HÌNH SWOT CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LOGISTICS. TỪ ĐÓ ĐƯA RA KẾT </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b><small>STT Ký hiệu chữ </small></b>

<b><small>viết tắt </small><sup>Chữ viết đầy đủ Tiếng Anh </sup><sup>Chữ viết đầy đủ Tiếng Việt </sup></b>

1 AI Artificial intelligence Trí tuệ nhân tạo 2 OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

4 ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động

5 eDO Electronic delivery order Lệnh giao hàng điện tử cho hàng nhập

6 ADSL Asymmetric digital subscriber Cáp đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b><small>TÓM TẮT ĐỀ TÀI </small></b>

Nghiên cứu nhằm xác định tác động của dịch Covid-19 đến sự phát triển ngành logistics tồn cầu, từ đó xác định cơ hội và thách thức cho Việt Nam để đề xuất một số giải pháp thiết thực. Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ cuối năm 2019, nhiều quốc gia quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Indonesia v.v. đã phải phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn bao giờ hết. Điều này đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng, trong khi chi phí vận chuyển, cách ly và kiểm dịch tăng cao. Những khó khăn trên đã đẩy các chính phủ và doanh nghiệp cùng suy nghĩ và chung tay tái cấu trúc lại ngành Logistics, thay đổi đối tượng khách hàng, ứng dụng công nghệ 4.0 và robot để thay thế con người, triển khai hộ chiếu vắc-xin, hạn chế tiếp xúc tối đa tránh lây truyền dịch bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hiện đại hóa chuỗi cung ứng và ngành Logistics tiến hóa lên tầm cao mới “e-logistics”. Việt Nam là một trong số những nước hiếm hoi kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Điều này đã mở ra cơ hội lớn củng cố vị thế quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu sử dụng tài liệu, số liệu thống kê được tổng hợp từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế , phân tích các tác động và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra phương hướng tái cơ cấu ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc các quốc gia trên thế giới tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế đã giúp mở ra những cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó cũng đem lại những thách thức. Để nền kinh tế của một quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững thì việc phát triển dịch vụ logistics là điều cần thiết. Logistics đã xuất hiện từ rất lâu đời, khi con người có sự mua bán-trao đổi hàng hố và nó ln đóng vai trò quan trọng trong tất cả các ngành, lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất-kinh doanh. Logistics giúp kiểm soát cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp tối ưu hố vị trí, thời gian,… Logistics là cơng cụ hữu hiệu nhất để có thể đưa sản phẩm đến với tay khách hàng đúng thời gian và địa điểm yêu cầu, từ đó đem lại những giá trị giúp thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khoảng 10-20 năm trước thì khái niệm về logistics vẫn cịn khá xa lạ đối với phần lớn chúng ta nhưng hiện nay logistics được xác định là một trong những ngành mũi nhọn mà Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển. Dù có lợi thế rất lớn để trở thành trung tâm logistics của khu vựuc và thế giới nhưng ngành logistics tại Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tài chính và đặc biệt là thiếu các cảng nước sâu. Cuối năm 2019 – đầu năm 2020, đại dịch Covid -19 bắt đầu xuất hiện, sau đó nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội khi số ca nhiễm và tử vong ngày một tăng lên theo cấp số nhân. Covid-19 khiến cho mọi hoạt động kinh tế bị đình trệ, bao gồm cả các hoạt động logistics khi hàng hố khơng thể trung chuyển, chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong suốt khoảng thời gian từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên Covid 19 lại tạo điều kiện cho lĩnh vực Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và trên tồn thế giới nói chung. Nếu như khoảng thời gian 2010-2015 là thời kì đầu của Thương mại điện tử tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh Thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn bởi đa phần người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua sắm truyền thống thì đến giai đoạn 2015-2021,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thương mại điện tử tại Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của các “ông lớn” như: Shopee, Lazada, Sendo,… Và mới đây nhất là sự xuất hiện của Tiktokshop. Với tỉ lệ người dùng internet và các thiết bị điện tử lên tới 70% dân số cũng như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là sự giãn cách xã hội trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân đã dẫn đến sự phát triển thần tốc của Thương mại điện tử. Thương mại điện tử luôn gắn liền với logistics: giai đoạn Thương mại điện tử mới phát triển thì hoạt động của logistics vẫn cịn mang tính bán thủ công, truyền thống là chủ yếu; giai đoạn Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ cũng kéo theo sự bùng nổ của logistics tại Việt Nam nói chung và E-logistics nói riêng. E-logistics là một công cụ liên kết mọi hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm: sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường và giúp phát triển mạnh mẽ nền kinh tế.

Vì vậy, việc tìm hiểu “SỰ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LOGISTICS TẠI VIỆT NAM” là cần thiết nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng đã và đang xảy ra của Covid-19 đối với sự phát triển của ngành E-logistics, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn bao qt và tồn diện nhất, giúp các doanh nghiệp xây dựng được những kế hoạch đổi mới và phát triển.

<b>2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan </b>

Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của Trường đại học Thương Mại và Đại học Kinh Tế Quốc Dân, giáo trình Logistics Kinh Doanh của Trường đại học Thương Mại, giáo trình Giáo Trình Logistics Và Vận Tải Quốc Tế (NXB Thông Tin Truyền Thơng 2009) - Hồng Văn Châu, bài giảng về E-logistics của Trường đại học Thương Mại: Những tài liệu này đã giúp cung cấp những kiến thức cốt lõi, nền tảng về TMĐT, Logistics, E-logistics cũng như mối liên hệ giữa chúng.

Đề tài nghiên cứu khao học “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH E-LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI HÀ NỘI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19” của sinh viên trường đại học Ngoại Thương:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tác giả đã nghiên cứu hoạt động E-logistics của doanh nghiệp bán lẻ dựa trên :mô hình hoạt động Logistics bán lẻ, mơ hình hiệm vụ quản lý trong Logistics (Fernie & Spark (1999) và sử dụng phương pháp thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy củа thаng đo, phân tích nhân tố khám phá EFА, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết và sử dụng ANOVA, Independent Sample T – Test để phân tích dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp tác có vai trị lớn nhất trong việc thúc đẩy E-logistics phát triển, rồi đến yếu tố công nghệ thông tin, và sau đó là các yếu tố như: thanh toán điện tử, truy xuất hàng hoá trực tuyến, đổi mới, chất lượng nguồn nhân lực. Từ kết quả này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để góp phần phát triển dịch vụ E-logistics.

Bài báo “NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP DỊCH VỤ

<b>E-LOGISTICS CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HẬU COVID-19” của ThS. Trần Phong - Giám đốc ATT Logistics chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, TS. </b>

Nguyễn Quốc Cường - Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Tác giả đã chỉ ra thực trạng E-logistic tại Việt Nam, những tác động của đại dịch COVID-19 đến e-logotics trong TMĐT tại Việt Nam, những thách thức cho dịch vụ e-logistics trong TMĐT hiện nay và từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển e-logistics cho TMĐT hậu COVID-19.

Đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG NGHỆ LÊN CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM” của ThS. Lâm Phạm Thị Hải Hà (Khoa Kinh tế vận tải, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải): Tác giả đã chỉ ra tác động của đại dịch Covid-19 lên các hoạt động của chuỗi cung ứng và logistics, nêu ra những cơ hội cho Việt Nam cũng như vai trị của cơng nghệ trong việc khắc phục sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và logistics.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

3.1. Mục tiêu chung

Phân tích những tác động của đại dịch Covid – 19 đến sự phát triển của E-logistics tại Việt Nam, từ đó giúp đánh giá được những tác động của Covid 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đến hoạt động E-logistics nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung, đưa ra các kết luận và những nhận định khái quát về những thuận lợi và khó khăn của ngành E-logistics hiện nay, giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực có thêm thơng tin trong q trình lập kế hoạch phát triển cho cơng ty mình và đề xuất một số giải pháp giúp E-logistics phát triển hơn.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Phân tích được mối liên hệ giữa Thương mại điện tử và E-logistics - Xác định được những tác động của Covid-19 đến sự phát triển của Thương mại điện tử tại Việt Nam, từ đó có những kết luận về tác động của Covid-19 đến hoạt động E-logistics

- Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn để phát triển E-logistics sau đại dịch

- Đưa ra những giải pháp góp phần thúc đẩy E-logistics tại Việt Nam

<b>4. Câu hỏi nghiên cứu </b>

- Để đạt được các mục tiêu kể trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau:

- Mối liên hệ giữa Thương mại điện tử và E-logistics là như thế nào? - Covid-19 đã tác động như thế nào đến sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam? Từ đó có kết luận như thế nào về tác động của Covid-19 đến hoạt động E-logistics?

- Việc phát triển E-logistics sau đại dịch đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

- Những đề xuất giải pháp nào nhằm thúc đẩy E-logistics tại Việt Nam?

<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của Covid-19 đến sự phát triển của E-Logistic tại Việt Nam

- Đối tượng khảo sát: E-Logistic

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Từ ngày 10/1/2024 đến ngày 20/2/2024

<b>6. Ý nghĩa nghiên cứu </b>

- Giúp chúng ta thấy được sự phát triển mạnh mẽ của E-logistics nhờ sự tác động của COVID-19

- Mối liên hệ mật thiết của E-comerce và E-logistics nhờ sự phát triển của thương mại điện tử mà e-logistics cũng phát triển theo.

- Giúp các doanh nghiệp logistics có cái nhìn khái qt hơn về sự phát triển của E-logistics.

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp chọn mấu, phương pháp thu thập dữ liệu từ dữ liệu thứ cấp, phương pháp xử lí và phân tích dữ liệu.

Ngồi ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên các tài liệu trong nước và nước ngoài, báo cáo nghiên cứu, giáo trình, các website trực tuyến có liên quan đến sự phát triển của E-logistics,….

<b>8. Kết cấu bài nghiên cứu </b>

Ngồi các đề mục tóm tắt đề tài, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 chương chính:

- Phần mở đầu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về sự phát triển của E-logistics - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Phân tích mơ hình SWOT của sàn thương mại điện tử liên quan đến sự phát triển của E-Logistics. Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị

- Kết luận

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LOGISTICS 1.1. KHÁI NIỆM </b>

1.1.1. Khái niệm E-commerce

Mạng Internet đã và đang tác động đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống: lĩnh vực kinh tế, đời sống, giáo dục, … Các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử” (electronic commerce hay e-commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại điều khiển học” (cyber trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce hoặc paperless trade), “thương mại Internet” (Internet commerce) hay “thương mại số hoá” (digital commerce). Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng thống nhất một thuật ngữ “ thương mại điện tử” (electronic commerce), thuật ngữ này được dùng phổ biến trong tài liệu của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như trong các tài liệu nghiên cứu khác. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về TMĐT và dưới đây là một số định nghĩa TMĐT phổ biến.

Theo Emmual Lallanda, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, (ePrimer: Giới thiệu về TMĐT, Philippines: DAI-AGILE, 2000) “ TMĐT là việc sử dụng các phương tiện truyền thơng điện tử và cơng nghệ xử lí thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân”.

Uỷ ban châu Âu đưa ra các định nghĩa về TMĐT: “ TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.

Theo Anita Rosen, (Hỏi và đáp về TMĐT USA: American Management Association, 2000), “TMĐT bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng đối với các sản phẩm và dịch vụ” hoặc Thomas L. đã đưa ra định nghĩa: “ TMĐT thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng máy tính”. Định nghĩa này chỉ bó hẹp cho những giao dịch qua mạng máy tính hoặc mạng Internet.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra định nghĩa TMĐT: “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.”

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet”.

Từ các định nghĩa và khái niệm trên và sau khi xem xét khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng và hẹp, chúng tôi đưa ra định nghĩa TMĐT được sử dụng trong bài ghiên cứu này, theo đó “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, cấc mạng truyền thông và các phương tiệ điện tử khác”.

1.1.2. Khái niệm logistics

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp – logistikos, phản ánh một mơn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho q trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu.

Thuật ngữ Logistics có lẽ mới trở nên phổ biến tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng cơng việc logistics hồng tồn khơng phải là lĩnh vực mới mẻ: Từ khi con người biết sản xuất, trồng cấy và chăn ni thì người ta đã biết cách cất giữ lương thực để dùng cho những lúc giáp hạt hay “Con đường tơ lụa” xuất hiện từ TK II TCN, giúp cho tơ lụa từ Trung Quốc được đem đến khắp các nơi trên thế giới,…

Bản chất của hoạt động logistics là tổng hợp các hoạt động quản lý dịng ln chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. Trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nên đơi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa, một loại hình vận tải đa phương tiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Năm 1988, Hội đồng Quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC - The US. Logistics Administration Council) đưa ra khái niệm: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thơ của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thơng tin có liên quan, từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Năm 1998, Christopher định nghĩa logistics như sau: Logistics là quá trình quản lý chiến lược mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng luồng thơng tin có liên quan thơng qua tiến trình tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị. Logistics không dừng lại ở việc xử lý hay vận chuyển, mà còn bao gồm tổ hợp các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa, hậu cần (Stock và Lambert, 2001) và lập kế hoạch có liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất (Grant và cộng sự, 2006).

Năm 1999, giáo trình Logistics and Supply Chain Management của Trường Đại học Hàng hải Thế giới (World Maritime University) đã đưa ra khái niệm “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.

Năm 2001, Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (CSCMP - Council of Supply Chain Management Professionals) đưa ra một khái niệm chính xác và toàn diện. Theo đó, “Logistics được định nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thơng tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Năm 2003, trong tác phẩm Supply Chain Strategy, Chủ tịch Học viện Nghiên cứu Logistics Georgia, Hoa Kỳ, ông Edward Frazelle đã nhận định: “Logistics là quá trình lưu chuyển của vật tư, thông tin và tiền tệ từ người cung

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

ứng đến người tiêu dùng cuối cùng”. Cũng trong năm 2003, tại Việt Nam, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics - Những vấn đề cơ bản” như sau: “Logistics là q trình tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Theo đó, logistics là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục phân phối, hải quan,… Hay hiểu theo cách khác, logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều ngành nghề, công đoạn trong một quy trình hồn chỉnh.Theo tài liệu của Liên hợp quốc, logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm sốt hiệu quả, lưu thơng hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thơng tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thơng tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng).

Theo cách gọi trước đây, trong Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam gọi dịch vụ logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa và được quy định như sau:

<i>“Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Đến Luật Thương mại năm 2005, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đưa quy định về dịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định:

<i>“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. </i>

Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Từ tất cả những khái niệm trên, chúng tôi thống nhất khái niệm về logistics được sử dụng trong bài nghiên cứu này là “ Logistics là quá trình tối ưu hố về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng cuối cùng”.

1.1.3. Khái niệm E-logistics

Sự bùng nổ gần đây của thương mại điện tử cũng góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ liên quan đến hoạt động Logistics. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (2022), Logistics là một ngành dịch vụ, được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển giữa các khu vực và quốc gia. Do đó, dịch vụ E-Logistics cũng được ra đời từ đây và nhanh chóng lan rộng trên thị trường thế giới.

Có nhiều cách định nghĩa về e-logistics, sau đây là một vài cách định nghĩa về e-logistics. Theo Nguyen Xuan Quyet (2020): “e-logistics có thể hiểu là sự kết hợp của hệ thống logistics với hệ thống TMĐT (E-commerce) để hỗ trợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, e-logistics được hiểu và sử dụng như là logistics điện tử (electric-logistics), một loại hình logistics cơng nghệ chuyển đổi số để phục vụ ngành TMĐT. Hay e-logistics (Logistics điện tử) là việc quản lý dòng chảy hàng hóa và dịch vụ của một tổ chức trên nền tảng trực tuyến (trang Web, Trang Thương mại điện tử,…). E-logistics được ứng dụng công nghệ thơng tin và thúc đẩy sự thích nghi của các hệ thống logistics truyền thống cho hoạt động trực tuyến. E logistics là một hoạt động thiết yếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, với nhiều đặc điểm triển khai và quy trình cụ thể để thật sự hưởng lợi từ sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, tránh tổn thất do quản lý không tối ưu. E-logistics đảm nhận các công việc khác nhau của chuỗi cung ứng, nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng, bao gồm nhưng không giới hạn: Soạn hàng và đóng gói, Vận chuyển, Thu tiền hộ, Quản lý trả hàng,…

Ngoài ra, E-logistics còn được định nghĩa là việc quản lý các luồng lưu chuyển vật chất của một tổ chức kinh doanh trên nền tảng trực tuyến (trang web, sàn thương mại điện tử, v.v.).

Trong bài nghiên cứu này, e-logistics được định nghĩa là “E-logistics (logistics điện tử) là việc quản lý dịng chảy hàng hóa và dịch vụ của một tổ chức trên nền tảng trực tuyến (trang web, trang thương mại điện tử, v.v.). ”

<b>1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ </b>

1.2.1. Yếu tố chuyển đổi số

Chia sẻ về thực trạng của thị trường thương mại điện tử, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định, mặc dù thị trường thương mại điện tử đang phát triển khá nhanh và ấn tượng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: quy mô phát triển thương mại điện tử giữa các địa phương chưa đồng đều; việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thương mại điện tử vẫn còn khá phổ biến; sự cạnh tranh không cân sức giữa các sàn thương mại điện tử trong nước với sàn thương mại điện tử nước ngoài; niềm tin của người tiêu dùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

với các giao dịch trực tuyến chưa cao. Bên cạnh đó, thách thức về hoạt động giao nhận, an toàn, an ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Những khó khăn này địi hỏi sự đồng hành của các cơ quản lý, nhà khoa học, để cùng tìm giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi.

Hiện các nền tảng chuyển đổi số cung cấp các ứng dụng, giải pháp cho ngành thương mại điện tử là rất tốt như: các doanh nghiệp cung cấp phần mềm bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử, ứng dụng về thanh toán... Trong logistics cũng rất phát triển, hàng trăm ngàn đơn hàng ngày.

Giám đốc kinh doanh chiến lược Teko Việt Nam - ơng Ơn Như Bình cho rằng, nhiều doanh nghiệp truyền thống của Việt Nam vẫn đang đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu trong quá trình chuyển đổi số, mặc dù chưa có nền tảng ổn định để tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, việc mở rộng kênh bán, kênh chăm sóc khách hàng, tích hợp tối ưu các công nghệ mới như dữ liệu, bảo mật khách hàng, phương thức điều hành, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp… lại địi hỏi sự đầu tư về tài chính và giải pháp từ doanh nghiệp khiến họ dễ nản và bỏ cuộc.

Theo ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Sendo, trong bối cảnh dịch Covid-19, người dân và các doanh nghiệp đều đã có sự thay đổi nhận thức trên nhiều phương diện của chuyển đổi số. Do vậy, cũng cần thúc đẩy, tạo làn sóng tích cực cho thương mại điện tử và thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam nhất là định hướng phát triển nền tảng thanh tốn khơng tiền mặt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Như vậy, thương mại điện tử là 1 phần của chuyển đổi số. Áp dụng thương mại điện tử trong chuyển đổi số không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể chuyển đổi số ngay cả khi họ khơng có sản phẩm để sản xuất, vận chuyển và giao hàng.Các doanh nghiệp của Việt Nam thích ứng nhanh, có sự dịch chuyển tích cực, càng ngày càng quan tâm đến bán hàng qua sàn thương mại điện tử. Thậm

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chí, các nhóm ngành hàng trước đây khó đẩy lên sàn thì nay đã xuất hiện trên sàn thương mại điện tử.

1.2.2. Yếu tố xu hướng tiêu dùng thay đổi

 <i><b>Xu hướng mua hàng trực tuyến gia tăng </b></i>

Năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Có 73% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm TMĐT và 59% cho biết họ đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế. Theo báo cáo mới đây của Ninja Van (hãng vận chuyển hàng đầu tại thị trường tại Đông Nam Á), Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines. Báo cáo cho thấy, người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.

Kết quả khảo sát nhu cầu của hơn 9.000 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam vừa được PwC đưa ra gần đây khẳng định, người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của dịch Covid-19. Nhiều thói quen này đã ăn sâu và có thể sẽ duy trì trong 6 tháng tới. Người tiêu dùng Việt Vam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và lạm phát, người dùng đã nhanh chóng điều chỉnh hành vi mua sắm, tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp.

Kết quả khảo sát cho biết, có tới 63% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng. Nhiều người tiêu dùng không ngần ngại thay đổi hành vi mua sắm. Hơn 1/3 (37%) người tiêu dùng nói sẽ đến các cửa hàng khác nhau để mua hàng hoặc chuyển sang mua sắm trực tuyến. Gần 1/3 (29%) người mua sắm trực tuyến cho biết sẽ chuyển sang tìm sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ và 40% sẽ sử dụng các trang web so sánh để kiểm tra sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Những người tiêu dùng này tiết lộ, trong tương lai, họ sẽ tiếp tục mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn (với tỷ lệ 50%). Tỷ lệ này cao nhất ở thế hệ Millennials nòng cốt (58%), thế hệ Millennials trẻ (57%) và thế hệ Z (57%). Trong khi đó, con số này thấp hơn ở thế hệ Baby Boomers (32%) và Gen X (42%). Có 39% số người được khảo sát mong đợi tiếp tục mua sắm trực tuyến ở mức hiện tại.

 <i><b>Xu hướng tiêu dùng tập trung vào các mặt hàng thiết yếu </b></i>

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn - đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Mặc dù Covid-19 có tác động thúc đẩy người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, nhưng ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, ý thức nâng cao sức khỏe của người dân cũng đã là một xu hướng. Giá của các mặt hàng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe như nước rửa tay và khẩu trang cao hơn so với năm 2019. Ngược lại, chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của các hộ gia đình dành cho đi lại đã giảm rõ rệt, do các biện pháp giãn cách xã hội khiến người dân tiết chế nhu cầu đi lại bên ngoài. Tương tự, chi dùng cho dịch vụ giáo dục cũng hạn chế. Ở khu vực thành thị, ngồi việc học chính khóa, phụ huynh còn cho con cái tham gia các lớp luyện thi, lớp học kỹ năng… Dưới tác động của đại dịch, trong khi khối trường công vẫn nhận được trợ cấp của Chính phủ, thì các trường luyện thi, trường dạy kỹ năng này hầu như phải tạm đóng cửa, theo đó, mức chi tiêu của người dân trong các dịch vụ này cũng giảm đi tương ứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i> Nguồn: NielsenIQ e-Shopper Trend 2020-2021 </i>

 <i><b>Xu hướng tìm hiểu kỹ sản phẩm thơng qua đọc review </b></i>

<b>Để có thể so sánh giữa các sản phẩm/dịch vụ giữa nhiều sự lựa chọn từ </b>

nhiều thương hiệu, khách hàng cần có thêm nhiều thơng tin khác khi tìm kiếm ở Website để phân tích và củng cố niềm tin trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh

<b>đó, hành vi người tiêu dùng trên Internet cịn có sự ảnh hưởng bởi những phản </b>

hồi, đánh giá từ những khách hàng cũ cũng là một phần thông tin rất thu hút khách hàng mới, vì đó là sự trải nghiệm giúp họ dễ dàng đưa ra sự so sánh hơn. Những năm trước, giá là yếu tố được cân nhắc đầu tiên khi ra quyết định mua hàng. Nhưng hiện tại, review là yếu tố có ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất đến hành vi mua hàng của khách, vượt qua cả những yếu tố quan trọng khác như free shipping, brand, giá, ý kiến từ gia đình và bạn bè. Ngày nay, 99% người tiêu dùng sẽ đọc review trước khi mua sắm online, trong đó có 61% ln luôn đọc review, và hơn 1/3 đọc review thường xuyên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i> Nguồn: Power Review năm 2021 </i>

Phần lớn người tiêu dùng (53%) đọc từ 1-10 reviews, khoảng 29% đọc từ 11-25 reviews, và 18% còn lại đọc từ 26 reviews trở lên. Dĩ nhiên, số lượng review của 1 người tiêu dùng đọc sẽ khác nhau tùy thuộc vào giá trị sản phẩm mà họ mua. Mức ảnh hưởng của review lớn đến mức có nhiều khách hàng sẽ quyết định không mua khi không đọc được review về sản phẩm. Có 86% người tiêu dùng trực tuyến quyết định ngừng/trì hỗn việc mua hàng khi không đọc được review.

 <i><b>Xu hướng lựa chọn những sản phẩm “dễ dàng” khi tìm hiểu và thao tác mua </b></i>

Xu hướng hành vi người tiêu dùng trên internet không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà nhu cầu về nền tảng nội dung, kiến thức hay tương tác cũng được người tiêu dùng đề cao trong hiện tại và tương lai. Những trải nghiệm khách hàng có được từ đầu đến cuối quy trình mua hàng được tồn diện hóa tại Website, để khách hàng có thể thu thập được tồn bộ thơng tin và có được trải nghiệm 100% mà khơng mất thời gian đi tìm kiếm thơng tin ở những Website khác. Đồng thời, việc khách hàng dễ dàng thao tác trên ứng dụng điện thoại sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Có 57% khách hàng sẽ khơng có sự hài lịng cao về doanh nghiệp có trang Website được thiết kế và hiển thị kém trên thiết bị di động. Theo khảo sát từ Stat Counter, 52% tổng lưu lượng truy cập Internet trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

máy tính để bàn/ laptop sẽ giảm đi so với việc sử dụng thiết bị di động để thực hiện hành vi mua sắm, gửi phản hồi,…

Như vậy, sự phát triển của TMĐT, công nghệ số đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Công nghệ số đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin, tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ phù hợp, giúp người tiêu dùng có thể đặt yêu cầu, địi hỏi đáp ứng mang tính cá nhân cao, giúp người tiêu dùng được trải nghiệm mua sắm trong thực tế ảo, giao hàng tận nơi, giảm thời gian, chi phí giao dịch.

1.2.3. Yếu tố COVID -19

Covid-19 có nhiều tác động tới doanh nghiệp TMĐT, đặc biệt là các doanh ngiệp trong năm lĩnh vực (1) Cung cấp giải pháp kinh doanh trực tuyến, (2) Sàn TMĐT, (3) Chuyển phát và logistics, (4) Thanh toán trực tuyến, (5) Tiếp thị số. Các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến. Mặt khác, cộng đồng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tăng nhanh. Kết hợp cả hai yếu tố này dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt, bao gồm bán lẻ hàng hoá trực tuyến, gọi xe và đồ ăn, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến. Quan trọng hơn, với sự thay đổi nhanh hướng về chuyển đổi số của doanh nghiệp và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng có thể nhận định TMĐT Việt Nam tiếp tục tiến bước vững chắc và duy trì được sự phát triển nhanh và bền vững cho cả giai đoạn 2016 – 2025 như dự đoán của Báo cáo Chỉ số TMĐT các năm trước.

Theo Báo cáo TMĐT Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng 18% và đạt quy mơ trên 11 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trị chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMĐT nước ta đạt 52 tỷ USD. Liên quan tới bán lẻ hàng hoá trực tuyến, theo khảo sát của VECOM sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng. Năm 2020 dịch vụ tiếp thị số tăng trưởng chững lại một chút nhưng vẫn ở mức cao. Doanh số của lĩnh vực này năm 2010 khoảng 26 triệu USD, năm 2015 tăng lên khoảng 329 triệu USD [1].

Theo “Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021”, tác động của dịch bệnh Covid-19 với doanh nghiệp được phân tích qua tác động lên doanh thu, tác động lên số đơn đặt hàng và hiệu quả kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Kết quả phân tích có 10% doanh nghiệp có doanh thu tăng, 12% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng tăng và 81% doanh nghiệp đánh giá kinh doanh trực tuyến đạt hiệu quả và hiệu quả cao .

<i>Hình 2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh doanh trực tuyến của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 </i>

<i> (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2021) </i>

Có thể coi năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của TMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN.

<b>1.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TMĐT VÀ LOGISTICS </b>

Trong thế kỷ 21, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, mở ra kỷ nguyên thương mại điện tử. Sự thay đổi mơ hình trong hành vi của người tiêu dùng này khơng chỉ cách mạng hóa ngành bán lẻ mà còn tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

động sâu sắc đến ngành vận tải và logistics. Trong phần này, chúng ta khám phá mối quan hệ phức tạp giữa thương mại điện tử và logistics và làm thế nào mỗi lĩnh vực trở nên không thể thiếu đối với sự thành công của lĩnh vực kia.

Logistics là quá trình bao gồm việc thu thập, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Nó bao gồm lưu kho, quản lý hàng tồn kho, thanh tốn, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển, trả lại sản phẩm, v.v. Một số công ty thương mại điện tử có cơng ty logistics riêng trong khi những cơng ty khác tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba đáng tin cậy để cung cấp tốc độ và phân phối sản phẩm chính xác, từ đó làm hài lịng khách hàng.

Các cơng ty thương mại điện tử đã bắt đầu triển khai dịch vụ giao hàng trong ngày và họ cũng cung cấp các tùy chọn giao hàng miễn phí hoặc giá rẻ để thu hút khách hàng. Để giải quyết yêu cầu của khách hàng về việc trả lại và trao đổi sản phẩm, họ đã áp dụng hệ thống logistics ngược phù hợp. Trước đây việc giao sản phẩm chỉ được thực hiện thông qua các mạng lưới giao hàng như dịch vụ bưu chính, bưu kiện hoặc vận chuyển hàng hóa nhưng giờ đây đã có các chức năng logistics mới.

Các trung tâm thực hiện đơn hàng điện tử lớn, trung tâm phân loại bưu kiện, trung tâm giao bưu kiện, giỏ hàng được kết nối với hệ thống quản lý vận tải và trung tâm xử lý hàng trả lại là những loại chức logistics cần riêng biệt đã ra đời ngày nay. Ở những nơi này, sản phẩm được lưu trữ và lấy ra khi cần, đơn hàng được sắp xếp và giao đến các trung tâm giao hàng liên quan, việc giao hàng, trả lại và đổi sản phẩm của khách hàng đều được xử lý.

Các thương gia thương mại điện tử thu thuế bán hàng, phí nhiên liệu cao hơn nhiều và việc miễn phí vận chuyển ngày càng phổ biến là điều xa vời nhất so với miễn phí đối với các nhà bán lẻ. Ngồi những gã khổng lồ như Amazon, khơng nhiều nhà bán lẻ có đủ nguồn lực để vận hành nhiều trung tâm phân phối ở các vị trí chiến lược và thay vào đó họ đang chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba để tiếp cận khách hàng của họ.

Sự phát triển của nhiều tùy chọn vận chuyển cho phép khách hàng kiểm sốt q trình giao hàng nhiều hơn bao giờ hết, mở rộng từ gói hàng nhỏ duy

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

nhất từ USPS, UPS và Fed Ex đến giờ đây nhận được các mặt hàng lớn hơn thông qua các chế độ tải ít hơn xe tải.

Nó khơng còn là con chuột nhanh nhất trong cuộc đua giao hàng thương mại điện tử nữa. Thay vào đó, vấn đề là khả năng giao đơn hàng vào khung thời gian và mức giá mà khách hàng mong muốn.

<b>Logistics - Vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng của thương mại điện tử </b>

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và

<i><b>liên tục từ năm 2015 đến nay. Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam </b></i>

Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Trong năm 2020, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trên 30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Đặc biệt trong những tháng cao điểm chống dịch Covid-19 của năm 2020, hành vi mua sắm của người tiêu dung có sự thay đổi mạnh mẽ khi nhanh chóng chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến.

Trong các giao dịch thương mại điện tử, hình thức mua sắm sản phẩm được chia thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là các sản phẩm vơ hình có thể số hóa, chuyển giao trên nền tảng internet như các sản phẩm nhạc, phần mềm máy tính, trị chơi và các tiện ích của trị chơi trực tuyến…

Nhóm thứ hai là các sản phẩm hữu hình, có trọng lượng, thể tích, khơng thể số hóa được như quần áo, dụng cụ, thiết bị gia đình, thiết bị điện tử, điện lạnh… Điều đáng nói là trong thương mại điện tử, dù giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng nhưng dịch vụ logistics và chuyển phát chính là mắt xích khơng thể thiếu để hồn thành các đơn hàng thương mại điện tử của nhóm sản phẩm hữu hình này.

</div>

×