Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 79 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
<b>SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
<b>SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 31.1. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ ... 3</b>
1.1.1. Mạng lưới quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí thành phố ... 3
1.1.2. Chất lượng môi trường không khí tại đơ thị ... 4
1.1.3. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh các KCN, khu sản xuất ... 8
1.1.4. Chất lượng mơi trường khơng khí làng nghề và nông thôn ... 9
<b>1.2. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ... 11</b>
<b>2.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ... 19</b>
2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ... 19
2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo ... 20
2.1.3. Khí hậu và thời tiết ... 22
2.1.4. Diễn biến rừng và cây xanh đô thị ... 26
<b>2.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ... 28</b>
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế, đơ thị hóa ... 28
2.2.2. Hoạt động giao thông vận tải ... 32
2.2.3. Hoạt động công nghiệp ... 35
2.2.4. Hoạt động nông nghiệp và làng nghề ... 40
2.2.5. Hoạt động xây dựng và dân sinh ... 43
2.2.6. Hoạt động du lịch ... 44
<b>CHƯƠNG III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP </b>
<b>BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ ... 46</b>
<b>3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ... 46</b>
3.1.1. Hành lang pháp lý và cơ cấu tổ chức về bảo vệ môi trường khơng khí ... 46
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">3.1.2. Kết quả triển khai các giải pháp và công cụ quản lý chất lượng khơng khí
trên địa bàn thành phố trong thời gian qua ... 47
3.1.3. Kết quả đánh giá theo các chỉ số về bảo vệ môi trường khơng khí ... 53
<b>3.2. NHỮNG KHĨ KHĂN, THÁCH THỨC ... 54</b>
3.2.1. Cơ chế, chính sách ... 54
3.2.2. Cơng tác quản lý, giám sát ... 55
3.2.3. Công tác truyền thông, cung cấp, công khai thông tin ... 56
<b>3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ ... 56</b>
Phụ lục 1. Danh sách các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng khơng khí ... 64
Phụ lục 2. Danh sách các vị trí quan trắc chất lượng khơng khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 ... 66
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>
<i>Bảng 1-1. Khoảng giá trị AQI và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ... 4 </i>
<i>Bảng 1-2. Diện tích và số cơ sở công nghiệp ở các KCN, CCN trên địa bàn thành phố ... 11 </i>
<i>Bảng 1-3. Số lượng ô tô và xe máy trên địa bàn thành phố ... 12 </i>
<i>Bảng 1-4. Các KCN, CCN được đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 – 2030 ... 15 </i>
<i>Bảng 1-5. Hệ số ơ nhiễm do khí thải từ các KCNC, KCN, CCN ... 15 </i>
<i>Bảng 1-6. Tải lượng khí thải từ các KCNC, KCN, CCN giai đoạn 2020 – 2030 ... 16 </i>
<i>Bảng 2-1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng, năm giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn sai so với nhiệt độ TBNN (1991-2020) ... 23 </i>
<i>Bảng 2-2. Thống kê bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông giai đoạn 2016 - 2020 ... 24 </i>
<i>Bảng 2-3. Chỉ tiêu cây xanh bình quân giai đoạn 2008 - 2018 ... 27 </i>
<i>Bảng 2-4. Số lượng ô tô và xe máy thành phố giai đoạn 2016 - 2020 ... 34 </i>
<i>Bảng 2-5. Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình ... 40 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>
Hình 1.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí (đơ thị) ở Đà Nẵng ... 3
Hình 1.2. Vị trí các điểm quan trắc mơi trường khơng khí trong khu cơng nghiệp ... 3
Hình 1.3. Diễn biến chỉ số chất lượng khơng khí (VN_AQI) tại trạm 41 Lê Duẩn,
Quận Hải Châu từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2020 ... 5
Hình 1.4. Diễn biến nồng độ NO<small>2</small> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021... 6
Hình 1.5. Diễn biến nồng độ SO<sub>2</sub> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 ... 6
Hình 1.6. Diễn biến nồng độ O<small>3</small> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 ... 6
Hình 1.7.Diễn biến nồng độ PM<small>10</small> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 ... 6
Hình 1.8. Diễn biến thơng số TSP khu vực đô thị thành phố (2017 – 2021) ... 6
Hình 1.9. Diễn biến NO<sub>2</sub> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 7
Hình 1.10. Diễn biến SO<small>2</small> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 7
Hình 1.11. Diễn biến O<small>3</small> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 7
Hình 1.12.Diễn biến PM<sub>10</sub> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 7
Hình 1.13. Diễn biến thơng số TSP tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố ... 8
Hình 1.14. Diễn biến NO<small>2</small> tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 8
Hình 1.15. Diễn biến SO<sub>2</sub> tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 8
Hình 1.16. Diễn biến TSP tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 8
Hình 1.17. Diễn biến PM<small>10</small> tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 8
Hình 1.18. Diễn biến O<sub>3</sub> tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021) ... 9
Hình 1.19. Diễn biến NO<small>2</small> tại khu vực làng nghề, nơng thơn (2017 – 2021) ... 9
Hình 1.20. Diễn biến SO<small>2</small> tại khu vực làng nghề, nông thôn (2017 – 2021) ... 9
Hình 1.21. Diễn biến O<sub>3</sub> tại khu vực làng nghề, nông thôn (2017 – 2021) ... 10
Hình 1.22. Diễn biến PM<sub>10</sub> tại khu vực làng nghề, nơng thơn (2017 – 2021) ... 10
Hình 1.23. Diễn biến TSP tại khu vực làng nghề, nông thôn (2017 – 2021) ... 10
Hình 1.25. Dự báo tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thơng trên địa bàn thành phố .. 14
Hình 1.26. Tỷ lệ lấp đầy và số lượng các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động tại các KCN và
Hình 2.6. Diễn biến tỷ lệ dân số thành thị nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 ... 31
Hình 2.7. Số lượng xe ơtơ, mơtơ trong giai đoạn 2016-2020 ... 34
Hình 2.8. Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 ... 37
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Hình 2.9. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp khai khống ... 38 Hình 2.10. Chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo ... 40 Hình 2.11. Khối lượng phân bón hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong canh tác (tấn) ... 41
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">
<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TTQTTN&MT : Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>LỜI NÓI ĐẦU </b>
Thành phố Đà Nẵng thuộc duyên hải miền Trung, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng là trung tâm kết nối miền Bắc và miền Nam, là thành phố động lực, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên.
Với nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 trung bình đạt khoảng 8,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành dịch vụ dẫn đầu về tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển với tốc độ cao; du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngành cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin được chú trọng phát triển. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người được nâng lên; duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính cơng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, hồn thành sớm mục tiêu đề ra... Đà Nẵng từng bước khẳng định vai trị là đơ thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ này, sự phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng góp phần gia tăng các tác động lên chất lượng các thành phần môi trường của thành phố, trong đó gồm chất lượng mơi trường khơng khí.
Thực hiện quy định tại khoản 1 điều 137 của Luật Bảo vệ môi trường 2014, nhằm đánh giá tổng thể, toàn diện về hiện trạng quản lý môi trường khơng khí ở Đà Nẵng, những việc đã làm được cũng như những khó khăn thách thức đã và đang đặt ra, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý bền vững và hiệu quả mơi trường khơng khí của thành phố trong thời gian tới, UBND thành phố thống nhất Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp về chất lượng môi trường khơng khí thành phố Đà Nẵng” làm chủ đề của báo cáo hiện trạng môi trường thành phố năm 2021.
Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2021với chuyên đề “Thực trạng và giải pháp về chất lượng môi trường không khí thành phố Đà Nẵng” được xây dựng với sự tham gia của các Sở, ngành và địa phương của thành phố, các nhà khoa học, chun gia có liên quan đến lĩnh vực mơi trường, quản lý mơi trường khơng khí. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho cơng tác quản lý, triển khai các kế hoạch liên quan cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến thông tin chuyên đề về môi trường khơng khí đến các doanh nghiệp, tổ chức và người dân thành phố.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>TRÍCH YẾU </b>
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, quy định về việc thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc mơi trường. Theo đó, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp UBND tỉnh/thành phố lập Báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
<i>Năm 2021, thành phố Đà Nẵng lựa chọn chủ đề “Thực trạng và giải pháp về chất </i>
<i>lượng môi trường khơng khí thành phố Đà Nẵng” làm chuyên đề cho Báo cáo hiện </i>
trạng môi trường thành phố năm 2021. Báo cáo nhằm tổng hợp, phân tích nguyên nhân, hiện trạng gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí; xác định các vấn đề trong công tác quản lý chất lượng mơi trường khơng khí; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp, tham mưu cho các bên liên quan trong việc giải quyết vấn đề chất lượng khơng khí trong thời gian tới.
Phạm vi của báo cáo về mặt thời gian trong 5 năm gần đây (từ năm 2016 tới năm 2020). Một số mốc thời gian dự báo là 2025; 2030; về mặt không gian, báo cáo được phân tích, đánh giá trên tồn địa bàn thành phố.
Về phương pháp lập báo cáo: Theo hướng dẫn chung của Bộ TN&MT, báo cáo được xây dựng theo mơ hình DPSIR: Động lực - Sức ép - Hiện Trạng - Tác động - Đáp ứng. Thông tin, dữ liệu để lập báo cáo bao gồm Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2016-2020, báo cáo thực trạng liên quan đến cơng tác quản lý mơi trường khơng khí của các sở/ban ngành trên địa bàn thành phố. Các số liệu tổng hợp, phân tích và dự báo được tham khảo từ các báo cáo hoặc các dự án khác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố đến năm 2021. Phương pháp tham vấn ý kiến các Sở, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học được sử dụng xuyên suốt trong q trình xây dựng, hồn thiện báo cáo.
Báo cáo gồm các chương và có nội dung chính yếu như sau:
<b>Chương I: Hiện trạng về chất lượng mơi trường khơng khí; </b>
<b>Chương II: Phân tích, nhận định các nguyên nhân gây tác động đến chất lượng </b>
mơi trường khơng khí trên địa bàn thành phố;
<b>Chương III: Công tác quản lý, đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng mơi trường khơng khí trên địa bàn thành phố; </b>
<b>Kết luận, kiến nghị. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1.1. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ </b>
<b>1.1.1. Mạng lưới quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí thành phố </b>
Chất lượng mơi trường khơng khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đánh giá, giám sát thơng qua các chương trình quan trắc mơi trường có liên quan. Về quan trắc tự động, hiện tại trên địa bàn thành phố chỉ có 01 trạm quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí tự động quốc gia (đô thị) đặt tại địa chỉ số 41 Lê Duẩn, quận Hải Châu do Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) đầu tư và vận hành.Về quan trắc định kỳ mơi trường khơng khí của thành phố, Sở TN&MT thực hiện chương trình quan trắc, tại các khu vực dân cư, đô thị (31 điểm), môi trường xung quanh các KCN (15 điểm) và khu làng nghề, nơng thơn (8 điểm).
<b>Hình I.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí (đơ thị) ở Đà Nẵng </b>
<b>Hình I.2. Vị trí các điểm quan trắc mơi trường khơng khí trong khu công nghiệp </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Về đánh giá chất lượng môi trường khơng khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sử dụng các phương pháp so sánh với QCVN và so sánh với chỉ số chất lượng khơng khí (AQI). Trong đó, AQI là chỉ số tổng hợp đại diện cho nồng độ của một nhóm các thơng số ơ nhiễm cơ bản trong mơi trường khơng khí xung quanh. Giá trị AQI được tính dựa trên kết quả quan trắc các thông số SO<sub>2</sub>, CO, NO<sub>2</sub>, O<sub>3</sub>, PM<sub>10</sub>, PM<sub>2.5</sub>; khoảng AQI được xác định và đánh giá theo Bảng 1-1.
<i><b>Bảng I-1. Khoảng giá trị AQI và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người </b></i>
Chất lượng khơng khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, đối với những người nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.
101 – 150 Kém <sup>Những người nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức </sup> khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.
Những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
201 – 300 Rất xấu <sup>Cảnh báo hưởng tới sức khỏe: mọi người bị ảnh hưởng </sup> tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.
301 – 500 Nguy hại <sup>Cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: Toàn bộ dân số bị ảnh </sup> hưởng tới sức khỏe tới mức nghiêm trọng.
Các thông số quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí trên địa bàn thành phố gồm có: bụi, NO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub> và O<sub>3</sub>. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang triển khai lắp đặt 06 trạm quan trắc khơng khí tự động (thuộc thành phố) và 01 trạm quan trắc khơng khí tự động (thuộc Quốc gia) cùng với 54 điểm quan trắc khơng khí thụ động (định kỳ), trong đó 01 điểm sẽ được thay thế bởi trạm quan trắc khơng khí quốc gia và 03 điểm sẽ được thay thế khi các trạm quan trắc khơng khí thành phố được đưa vào hoạt động. Chương trình quan trắc mơi trường khơng khí của thành phố giai đoạn 2021-2025 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3462/QĐ-UBND ngày 01/11/2021, các vị trí chi tiết tại phụ lục 2.
<b>1.1.2. Chất lượng môi trường khơng khí tại đơ thị </b>
<i><b>1.1.2.1. Chất lượng khơng khí mơi trường xung quanh </b></i>
Trong 5 năm trở lại đây, chất lượng mơi trường khơng khí tại các vị trí quan trắc trên địa bàn thành phố có sự cải thiện đáng kể. Chỉ số AQI năm 2020 tại trạm quan trắc tự động 41 Lê Duẩn ghi nhận có chuyển biến rất tốt so với năm 2019, duy trì ở mức tốt (AQI = 11 ÷ 50) chiếm khoảng 93% tổng số ngày quan trắc trong năm 2020.
Tương tự, kết quả tính tốn chỉ số chất lượng khơng khí (AQI - Air Quality Index) trung bình năm dựa trên các số liệu quan trắc chất lượng khơng khí tại 54 điểm quan trắc thụ động năm 2021 cũng phản ánh xu hướng cải thiện chất lượng khơng khí trên địa bàn thành phố với 100% điểm đo phản ánh chất lượng khơng khí từ trung bình
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">đến tốt (AQI <100), trong đó 51/54 điểm đo phản ánh chất lượng khơng khí tốt (AQI <50), 3/54 điểm phản ánh chất lượng trung bình (50 <AQI<100) và khơng có điểm phản ánh chất lượng kém (100<AQI<150). Thông số bụi vẫn là thông số cần quan tâm, nhất là đối với các điểm quan trắc môi trường khơng khí ở khu vực đơ thị.
<b>Hình I.3. Diễn biến chỉ số chất lƣợng khơng khí (VN_AQI) tại trạm 41 Lê Duẩn, Quận Hải Châu từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2020 </b>
Các thơng số phản ánh xấu về chất lượng khơng khí có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2017 đến 2021, số điểm có chất lượng khơng khí ở mức tốt (AQI <50) càng tăng. Các thông số thấp hơn rất nhiều lần so với QCVN 05:2013/BTNMT, cụ thể:
- Thông số NO<sub>2</sub>: Dao động từ 7,81 µg/m<sup>3</sup> đến 62,12 µg/m<sup>3</sup>, thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT (24h - 100 µg/m<sup>3</sup>). Nồng độ cao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm quận Hải Châu; điểm quan trắc tại khu vực chùa Linh Ứng thuộc quận Sơn Trà có thơng số NO<sub>2</sub> từ năm 2017 đến năm 2021 thấp nhất khu vực đô thị.
- Thông số SO<sub>2</sub>: Dao động từ 2,9 µg/m<small>3</small> đến 35,26 µg/m<sup>3</sup> thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT (24h - 125 µg/m<sup>3</sup>); nồng độ ơ nhiễm thấp nhất theo kết quả quan trắc được. Nồng độ luôn giữ mức độ đồng đều qua từng năm khơng có sự tăng đột ngột hay giảm đột ngột, xu thế từ năm 2018 có dấu hiệu tăng nhẹ và giảm vào năm 2021.
- Thông số O<sub>3</sub>: Dao động từ 12,68 µg/m<small>3</small> đến 40,81 µg/m<sup>3</sup> thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT (8h - 120 µg/m<sup>3</sup>). Nồng độ O<sub>3</sub> có dấu hiệu tăng từ năm 2017 đến năm 2019 và giảm dần đến năm 2021, cao nhất là năm 2019 trong chuỗi số liệu, cần lưu ý vì đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số chất lượng khơng khí năm 2019 ở mức xấu.
- Thông số PM10: Dao động từ 15,14 µg/m<sup>3</sup> đến 118,59 µg/m<sup>3</sup> thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT (24h - 150 µg/m<sup>3</sup>); có xu hướng giảm rõ rệt theo từng năm như khu vực Ngũ Hành Sơn từ 71,55 µg/m<sup>3</sup> (năm 2017) giảm cịn 25,4 µg/m<sup>3</sup> (năm 2021).
- Thông số TSP: Dao động từ 43 µg/m<sup>3</sup> đến 376,05 µg/m<sup>3</sup>, đa phần các vị trí quan trắc đều thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT (24h - 200 µg/m<sup>3</sup>), chỉ có 7/54 vị trí quan trắc cho kết quả cao hơn QCCP từ 1,43 µg/m<sup>3</sup> đến 176,05 µg/m<sup>3</sup> . Đây là một trong những thông số cao nhất quan trắc được tại khu vực đô thị, tuy đa số các vị trí quan trắc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT nhưng trong khu vực đơ thị có các phương tiện giao thông hoạt động nên chất lượng môi trường bị ảnh hưởng từ hoạt động giao thông.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>Hình I.4. Diễn biến nồng độ NO<sub>2</sub> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 </b>
<b>Hình I.5. Diễn biến nồng độ SO<sub>2</sub> khu vực đơ thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 </b>
<b>Hình I.6. Diễn biến nồng độ O<sub>3</sub> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 </b>
<b>Hình I.7.Diễn biến nồng độ PM<sub>10</sub> khu vực đô thị thành phố giai đoạn 2017 – 2021 </b>
Hiện tại, chất lượng khơng khí đơ thị tại các quận khá tốt. Tuy nhiên, thông số bụi cần được quan tâm khi đang có xu hướng gia tăng mỗi năm (hình 1.8), chủ yếu lượng bụi này đến từ hoạt động giao thông tại các nút giao thông lớn, trục giao thơng chính. Cần kiểm sốt ơ nhiễm tại các điểm giao thơng này từ đó chất lượng khơng khí khu vực đô thị cũng sẽ được đảm bảo.
<b>Hình I.8. Diễn biến thơng số TSP khu vực đô thị thành phố (2017 – 2021) </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i><b>1.1.2.2. Chất lượng khơng khí tại các nút giao thông </b></i>
Các nút giao thông, trục giao thông, ngã tư, ngã ba là nguồn gây tác động chính đến chất lượng khơng khí chung của khu vực đơ thị, góp phần tác động đến chất lượng khơng khí. Tại các tuyến giao thông, hàm lượng bụi và NO<sub>2</sub> là đáng kể, lượng lưu thơng lớn đến từ q trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch khi nhu cầu đi lại khám phá, tham quan các địa điểm nổi tiếng càng gia tăng.
Hình I.9. Diễn biến NO<small>2</small> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021)
Hình I.10. Diễn biến SO<small>2</small> tại các nút giao thơng trên địa bàn thành phố (2017 – 2021)
Hình I.11. Diễn biến O<small>3</small> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021)
Hình I.12.Diễn biến PM<small>10</small> tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố (2017 – 2021)
Ngã tư Phước Tường (quận Thanh Khê), Ngã tư CMT8 – Ông Ích Đường và Phạm Hùng – QL1A (quận Cẩm Lệ) là 3 vị trí có chất lượng khơng khí thấp do thơng số bụi cao, dao động từ 94,09 µg/m<sup>3</sup> đến 203,91 µg/m<sup>3</sup>, tuy bụi có xu hướng giảm từ năm 2018 (năm số liệu quan trắc đo được cao nhất trong chuỗi số liệu) nhưng vẫn giữ ở mức cao so với các điểm nút giao thơng khác trên địa bàn. Trong đó, năm 2018 ghi nhận thông số TSP tại 2 vị trí Ngã tư Phước Tường (quận Thanh Khê), Ngã tư CMT8 – Ơng Ích Đường (quận Cẩm Lệ) có dấu hiệu xấp xỉ QCVN 05:2013/BTNMT (24h - 200 µg/m<sup>3</sup>).
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>Hình I.13. Diễn biến thông số TSP tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố </b>
<b>1.1.3. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh các KCN, khu sản xuất </b>
Thành phố Đà Nẵng được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và cơng nghệ của miền Trung và cả nước, có tiềm năng rất lớn thu hút các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Trong đó dự án phát triển các khu công nghệ cao và khu công nghiệp được đầu tư xây dựng theo mơ hình phát triển hài hịa hướng đến một đơ thị sinh thái.
Hình I.14. Diễn biến NO<sub>2</sub> tại các KCN trên
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Hình I.18. Diễn biến O<small>3</small> tại các KCN trên địa bàn thành phố (2017 – 2021)
Các thông số NO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub> không biến động trong giai đoạn 2017 – 2021 và thấp hơn nhiều so với quy chuẩn quy định; thơng số O<sub>3</sub> có xu hướng tăng đều và giảm nhẹ từ năm 2020, tính từ năm 2017 lượng O<sub>3</sub> tăng khoảng 2 lần, mặc dù các giá trị tvẫn trong ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT.
Phát triển cơng nghiệp góp phần tác động đến mơi trường khơng khí xung quanh, thơng số bụi tại các vị trí quan trắc đo khá cao, tuy đã có dấu hiệu giảm theo từng năm, các vị trí có thơng số bụi cao chủ yếu là xung quanh các khu vực khai thác mỏ đá như Phước Tường, Hòa Nhơn. Thông số bụi TSP cao nhưng nồng độ bụi PM<sub>10</sub> lại khá thấp, khả năng thông số bụi mịn (PM<sub>2.5</sub>) cao.
<b>1.1.4. Chất lượng môi trường khơng khí làng nghề và nơng thơn </b>
Chất lượng mơi trường khơng khí ở mức rất tốt, kết quả quan trắc các thơng số
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Hình I.21. Diễn biến O<small>3</small> tại khu vực làng nghề, nông thôn (2017 – 2021)
Tuy nhiên, các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Hịa Vang đang có thơng số bụi tăng cao ở các khu vực khai thác khoáng sản (vận chuyển, khai thác,…), tập trung tại các khu vực Phước Thuận, Phước Hậu (xã Hòa Nhơn).
Khu vực làng nghề Non Nước (mới), quận Ngũ Hành Sơn: từ năm 2017 đến năm 2021 nồng độ bụi tại các vị trí làng nghề đã có cải thiện đáng kể, khơng có vị trí quan trắc nào vượt QCVN 05:2013/BTNMT.
Hình I.22. Diễn biến PM<sub>10</sub> tại khu vực làng nghề, nông thôn (2017 – 2021)
Hình I.23. Diễn biến TSP tại khu vực làng nghề, nơng thơn (2017 – 2021)
Chất lượng mơi trường khơng khí chung trên địa bàn thành phố đang ở mức tốt và được cải thiện qua từng năm, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2019 sang năm 2021, nguyên nhân khách quan chủ yếu là do sự ảnh hưởng của đại dịch Coivid 19 đến nền kinh tế của thành phố, làm hạn chế các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và du lịch; đây cũng là tín hiệu tốt và là bước đệm để thành phố duy trì chất lượng khơng khí bền vững sau khi kiểm sốt được dịch bệnh và phục hồi kinh tế sau đại dịch. Hai thông số TSP và PM<sub>10</sub> cần được quan tâm kiểm sốt để đảm bảo chất lượng khơng khí luôn ở mức ổn định.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><b>1.2. CÁC NGUỒN GÂY Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ </b>
Hoạt động giao thơng, sự hình thành các KCN, xây dựng và khai thác khoáng sản là những nguồn sẽ phát triển và tăng sự phát thải trong tương lai, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mơi trường khơng khí. Nếu khơng có sự giám sát và lộ trình kiểm sốt rõ ràng, tình hình chất lượng khơng khí tại Đà Nẵng sẽ chịu tác động gia tăng. Chi tiết các nguồn tác động đến mơi trường khơng khí như sau:
<b>1.2.1. Nguồn điểm </b>
Nguồn điểm ô nhiễm không khí (gọi tắt là nguồn điểm) được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) định nghĩa là những nguồn phát thải lớn, ổn định, có thể xác định được vị trí, thành phần phát thải các thơng số ơ nhiễm vào khí quyển; dễ dàng trong việc tính tốn xây dựng các mơ hình kiểm sốt chất lượng khơng khí,.. nên việc kiểm sốt, xử lý ô nhiễm đơn giản hơn các nguồn ô nhiễm khác.
Trên địa bàn Đà Nẵng, những nguồn điểm lớn là các cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu tại các KCN, CCN, cụ thể:
- Ống khói thốt khí thải từ lị hơi đốt bằng than, dầu…
- Ống khói thốt khí thải của các cơng ty sản xuất sơn, mực in,…
- Tổng số cơ sở công nghiệp đang hoạt động trong 06 KCN và 01 CCN là khoảng 477 cơ sở, riêng 02 KCN Hòa Khánh và Liên Chiểu, số các cơ sở công nghiệp đang hoạt động là 264 cơ sở (chiếm 55,35% các cơ sở đang hoạt động), tập trung các loại hình chủ yếu: sản xuất giấy, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đây là các nhóm ngành gây tác động đến mơi trường khơng khí cao, lượng phát thải lớn như bụi (đặc biệt là bụi kim loại), CO, NO2, SO2, VOC, TSP,…).
<i><b>Bảng I-2. Diện tích và số cơ sở cơng nghiệp ở các KCN, CCN trên địa bàn thành phố </b></i>
<b>TT Tên KCN, CCN và CNC Số cơ sở Diện tích (ha) </b>
<i><small>Nguồn: Ban Quản lý KCNC và các KCN Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng 2021. </small></i>
Các quá trình đốt nhiên liệu và đốt sinh khối trong các hoạt động sản xuất công nghiệp đều được kiểm soát và giám sát, đảm bảo lượng phát thải nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn. Tuy nhiên, lượng lớn khí thải từ hoạt động này cũng là nguồn tác động đến chất lượng môi trường, đòi hỏi trách nhiệm của doanh nghiệp và sự nghiêm ngặt của các cấp giám sát và thanh tra.
Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng quan trọng để phát triển kinh tế, tuy nhiên phát thải khí CO<sub>2</sub> và bụi thép từ q trình sản xuất thép là vơ cùng lớn. Ước tính để sản xuất 1 tấn thép thải ra khoảng 10.000 m<small>3</small> khí thải, 100 kg bụi. Thành phố hiện có khoảng 25 cơ sở luyện thép tập trung tại KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu và CCN Thanh Vinh mở rộng. Ngoài phát thải các thơng số khí thải, thì mùi phát sinh từ các hoạt động có tính đặc thù như sản xuất chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">của KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng cũng ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí và sự phản ánh của người dân về chất lượng mơi trường khơng khí.
Trong giai đoạn năm 2025 - 2030, Đà Nẵng đầu tư thêm 8 KCN, CCN và CNC để thúc đẩy q trình phát triển cơng nghiệp, ước tính có khoảng 420 cơ sở được hình thành bên trong các KCN, CCN và CNC. Các KCN, CCN và CNC giai đoạn trước sẽ được lấp đầy với khoảng 48 doanh nghiệp, cơ sở đa phần thuộc ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến. Như vậy, số lượng nguồn điểm là các cơ sở công nghiệp tại các KCN, CCN ngày càng nhiều, cơ cấu ngành công nghiệp khơng có nhiều thay đổi so với giai đoạn 2016 – 2020.
Ngoài các nguồn điểm cố định tập trung tại các KCN và CNC, trên địa bàn Đà Nẵng hiện có khoảng trên 5.100 nguồn điểm nhỏ là cơ sở sản xuất công nghiệp (chủ yếu là hộ cá thể) đang hoạt động trong khu dân cư, đặc biệt trong khu vực nội thành. Điển hình là các loại hình sản xuất như: gia cơng cơ khí gị hàn, gỗ, sơ chế thủy sản... thông số ô nhiễm chủ yếu là bụi, tiếng ồn, mùi hôi.
<b>1.2.2. Nguồn di dộng </b>
Nguồn ô nhiễm di động (nguồn di động) bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: ô tô, xe tải, bus, xe máy,...; các phương tiện di động khác: tàu thủy, tàu hỏa, máy bay,… Các nguồn di động trên địa bàn thành phố được chia thành 2 dạng:
- Nguồn di động trên đường bao gồm các phương tiện cơ giới lưu thông để vận chuyển hành khách và hàng hóa;
- Nguồn di động khác bao gồm các phương tiện, động cơ và thiết bị được sử dụng cho xây dựng, nơng nghiệp, giải trí và nhiều mục đích khác.
Hoạt động giao thơng vận tải là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với mơi trường khơng khí. Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, sự tăng trưởng các phương tiện cơ giới và khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách từ ngành du lịch đang phát triển, lượng phát thải từ nguồn này sẽ càng tăng.
Quá trình đốt nhiên liệu động cơ sẽ sinh ra các chất ô nhiễm như CO, SO<sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>, hơi xăng dầu (VOCs), bụi PM<sub>10</sub>,… cùng với đó là hoạt động lưu thơng sẽ làm lượng phát thải di chuyển, khó kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm.
Tính đến ngày 31/12/2020, trên địa bàn thành phố có 2.498 tuyến đường với tổng chiều dài 1.458,59 km (tăng 287,55 km so với đầu năm 2015), phục vụ nhu cầu di chuyển và giảm áp lực lên mơi trường khơng khí. Xe máy và ơ tơ là 2 phương tiện chủ yếu lưu thông đường bộ, việc phát thải từ các phương tiện cơ giới này phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại và chất lượng phương tiện, nhiên liệu, đường giao thông. Theo thống kê số liệu từ năm 2008 thì số lượng xe ơ tơ và xe máy đăng mỗi năm đều tăng, từ năm 2015 có sự tăng rõ rệt và khơng có xu hướng giảm, chi tiết tại Bảng 1.3.
<i><b>Bảng I-3. Số lượng ô tô và xe máy trên địa bàn thành phố </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i>Nguồn: Báo cáo của Sở Giao thông Vận tải; (<sup>*</sup>) – Số liệu 6 tháng đầu năm 2020. </i>
Theo xu hướng tăng giảm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020, tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2021 – 2030 đối với xe ô tô là 12,7% và xe máy là 6,1%, thì dự báo đến năm 2025 tổng số xe môtô đang quản lý là 1.184.087 xe và ô tô là 156.348 xe; đến năm 2030 tổng số xe môtô đang quản lý là 1.395.230 xe và ô tô là 211.270 xe. Dựa theo hệ số phát thải của từng loại phương tiện từ nghiên cứu của tác giả Hồ Minh Dũng (2011) và của Kristensson (2004); và số km trung bình một phương tiện cá nhân di chuyển trong ngày đối với xe ô tô là 15 km/ngày và xe máy là 10 km/ngày, ước tính tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thơng như Hình 1.25.
Ngồi các phương tiện như xe máy và ô tô, trên địa bàn thành phố có khoảng 20 tuyến xe buýt; trong đó có 12 tuyến xe buýt trợ giá và 02 tuyến xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 3, EURO 4; 01 tuyến xe buýt miễn phí với số lượng 08 xe đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 2,... Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện có 08 đơn vị taxi (1.700 xe) và 04 đơn vị tham gia thí điểm xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (85 xe),...
Phương tiện di chuyển đường hàng không và đường thủy cũng là nguồn phát thải nhưng chưa phải là vấn đề lớn của thành phố. Diện tích sân bay Đà Nẵng có đường bao ngoài là 1.100 ha, diện tích phần sân bay 842 ha, có 02 đường cất, hạ cánh dài 3.500 m và 3.045 m, rộng 45 m. Mặc dù có vành đai an toàn, nhưng do sân bay nằm ngay trong trung tâm thành phố nên vẫn ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí chung.
Song song đó, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động giao thông vận tải đường thủy thông qua 13 tuyến đường sông với chiều dài 162,7 km, 02 cảng tổng hợp quốc gia (cảng sông Hàn và Tiên Sa) và các cảng chuyên dùng (cảng Liên Chiểu, cảng Mỹ Khê, cảng cá Thuận Phước, cảng 234 của quân khu 5…), lưu lượng ghe, tàu, thuyền có sử dụng nhiêu liệu hóa thạch, tuy là nguồn thải khơng tập trung nhưng có đóng góp đến lượng phát thải khí.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Hình I.24. Dự báo tải lượng khí thải từ các phương tiện giao thơng trên địa bàn thành phố
<b>1.2.3. Nguồn diện </b>
Các hoạt động sản xuất công nghiệp trong KCN, CCN, cảng cá và làng nghề, đốt nhiên liệu đun nấu trong khu dân cư, khu chăn nuôi, các trạm cung cấp nhiên liệu; đốt sinh khối (phế phẩm nông nghiệp); các nguồn hỗn hợp khác (khai khoáng, xây dựng) đều là các nguồn diện.
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thành phố đầu tư và chú trọng trong việc xây dựng các KCN, CCN và KCNC nhằm góp phần phát triển kinh tế và dễ dàng quản lý việc phát thải chất thải. Nếu không được giám sát nghiêm ngặt, những khu vực này sẽ trở thành các nguồn ơ nhiễm rất khó xử lý.
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp trong các KCN, CCN và KCNC ngày càng đáng lo ngại theo tỷ lệ lấp đầy và việc quy hoạch thêm các KCN và CCN mới. Cần đánh giá chi tiết tác động của các KCN và CCN đến môi trường xung quanh (hạn chế các ngành nghề phát thải cao gần khu vực đơng dân cư), xây dựng lộ trình chuyển đổi ngành nghề phù hợp theo từng mục đích quy hoạch KCN và CCN. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy của các KCN, CCN và KCNC trên địa bàn thành phố hiện nay tại Hình 1.26.
<i>Nguồn: </i>
Hình I.25. Tỷ lệ lấp đầy và số lượng các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động tại các KCN và KCNC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Trong giai đoạn 2021 – 2030, thành phố Đà Nẵng phát triển các KCN, CCN và CNC hiện tại và hình thành thêm 04 KCN và 04 CCN; trong đó Cụm CNC được định hướng trong quy hoạch 2030 có quy mơ diện tích khoảng 1.710 ha, bao gồm 2 phần chính là Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao mở rộng.
<b>Bảng I-4. Các KCN, CCN đƣợc đầu tƣ xây dựng giai đoạn 2021 – 2030 TT Tên KCN, CCN và CNC Diện tích dự kiến (ha) </b>
- Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng
- KCN hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng
<i>Nguồn: Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. </i>
Căn cứ vào loại hình sản xuất các KCNC/KCN/CCN ở Tp. Đà Nẵng có thể phân
<i>chia thành 4 loại (Nguồn: Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu </i>
<i>đô thị và KCN trọng điểm của TP.HCM) như sau: </i>
- Loại K1: Ứng với cơng nghiệp nặng + nhẹ hỗn hợp (trong đó cơng nghiệp nặng có loại hình hóa chất, vật liệu xây dựng, năng lượng, luyện kim chiếm đa số) như KCN Liên Chiểu, KCN Đà Nẵng, CCN Cẩm Lệ;
- Loại K2: Ứng với công nghiệp nặng + nhẹ hỗn hợp (trong đó cơng nghiệp nặng có loại hình vật liệu xây dựng, hóa chất hoặc luyện kim; Cơng nghiệp nhẹ như cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số) như KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Hịa Cầm;
- Loại K3: Ứng với cơng nghiệp nhẹ (trong đó cơng nghiệp nhẹ có loại hình cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số) như KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; KCN Hòa Nhơn, KCN Hòa Ninh và KCN Hòa Cầm giai đoạn 2; CCN Hòa Hiệp Bắc, CCN Hòa Khánh Nam; CCN Hịa Nhơn;
- Loại K4: Ứng với cơng nghiệp nhẹ (trong đó cơng nghiệp nhẹ có loại hình như dệt may, điện tử và công nghiệp nhẹ chất lượng cao chiếm đa số) như Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Dựa trên hệ số do khí thải từ các KCNC, KCN, CCN (Bảng 1-5) và kịch bản tỷ lệ lấp đầy, ước tính tải lượng khí thải tại các KCNC, KCN, CCN trên địa bàn thành phố.
<i><b>Bảng I-5. Hệ số ơ nhiễm do khí thải từ các KCNC, KCN, CCN </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i><b>Bảng I-6. Tải lượng khí thải từ các KCNC, KCN, CCN giai đoạn 2020 – 2030 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><i>Ghi chú: Phương pháp tính thải lượng phát sinh khí thải của các KCX, KCN, CCN: Thải lượng phát sinh khí thải trong KCX, KCN = Hệ số phát thải (kg/ngày/ha) x Diện tích lấp đầy KCNC, KCN, CCN x 10<sup>-3</sup>. </i>
Ngoài ra, nguồn diện phát thải khác trên địa bàn thành phố là từ hoạt động xây dựng, khai khoáng, khu vực làng nghề và khu vực bãi rác.
- Hoạt động xây dựng: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nhưng doanh thu thuần của các doanh nghiệp xây dựng vẫn tăng và đạt 37.325 tỷ đồng năm 2019, tăng 11.457 tỷ đồng so với năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2021 đại dịch Covid 19 lần nữa bùng phát tác động giảm sâu đến ngành xây dựng do một số cơng trình phải tạm ngừng thi cơng để thực hiện giãn cách xã hội.
- Khu vực khai khoáng: khai thác khoáng sản hiện nay tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hòa Vang. Trong đó khai thác đá xây dựng có 14 khu thuộc quy hoạch với diện tích 421,40 ha, tổng trữ lượng khai thác là 65.642.800 m<sup>3</sup> và 07 khu vực quy hoạch vật liệu san lấp với diện tích 402,20 ha, tổng trữ lượng khai thác là 29.550.600 m<sup>3</sup>. Khu vực mỏ đá Phước Tường – Quận Cẩm Lệ và mỏ đá Hịa Nhơn – Huyện Hịa Vang có lượng phát thải bụi cao.
- Khu vực làng nghề: hiện nay trên địa bàn thành phố có 10 làng nghề (06 làng nghề chế biến bảo quản nông lâm thủy sản; 01 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 01 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; 02 làng nghề sản xuất mây tre, đan, lát; làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Non Nước), các khu vực làng nghề vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Song song đó là hình thành cụm cơng nghiệp Làng nghề đá chẻ Hịa Sơn để bố trí tập trung các cơ sở làm nghề đá chẻ tại Hòa Vang nhằm quản lý tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất trong giai đoạn 2021 – 2030.
- Khu vực bãi rác: Mùi hôi từ Bãi rác Khánh Sơn tại khu vực phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu.
- Khu vực công nghiệp: các ngành công nghiệp sắt, thép tại cụm công nghiệp Thanh Vinh.
Trong giai đoạn tới các hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản sẽ triển khai nhiều dự án hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, cần có biện pháp nhằm bảo vệ mơi trường khơng khí đặc biệt là thơng số bụi.
<b>1.3. NHẬN XÉT CHUNG </b>
Nhìn chung, chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh giai đoạn 2016 – 2021 trên địa bàn thành phố có xu hướng được cải thiện đáng kể bằng các giải pháp kiểm sốt chất lượng khơng khí. Cụ thể, chất lượng mơi trường khơng khí trong giai đoạn 2016-2021 có xu hướng chuyển biến tích cực so với giai đoạn 2010 - 2015. Trong tổng
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">số 54 điểm, vị trí quan trắc khơng khí định kỳ, chỉ số chung về chất lượng khơng khí (AQI) trung bình năm 2021 cũng phản ánh xu hướng cải thiện chất lượng khơng khí trên địa bàn thành phố với 100% điểm đo phản ánh chất lượng khơng khí từ trung bình đến tốt (AQI <100), trong đó 51/54 điểm đo phản ánh chất lượng khơng khí tốt (AQI <50), 3/54 điểm phản ánh chất lượng trung bình (50 <AQI<100) và khơng có điểm chất lượng kém (100<AQI<150). Trên địa bàn thành phố hiện tại khơng có các vấn đề ơ nhiễm chất lượng khơng khí nổi cộm với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và rộng lớn.
Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hóa như hiện nay sẽ kéo theo gia tăng về số lượng phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại của người dân, gia tăng các hoạt động sản xuất trong công nghiệp, du lịch dịch vụ, nông nghiệp và xây dựng,… sẽ gia tăng các nguồn diện, mức độ phát thải, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường khơng khí. Vì vậy, trong thời gian tới các Sở, Ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý; thanh tra, kiểm tra kiểm sốt các nguồn gây ơ nghiễm; tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm sốt chất lượng khơng khí đô thị và nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng; xử lý dứt điểm các trường hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực xung quanh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><b>2.1. NGUN NHÂN KHÁCH QUAN 2.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên </b>
Chất lượng khơng khí phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và thời tiết. Các yếu tố tự nhiên như tốc độ gió, nhiệt độ, bức xạ mặt trời, độ ẩm, lượng mưa, độ mây, hơi nước trong khí quyển,… và sự tương tác giữa những yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến mơi trường khơng khí trên phạm vi lớn.
Đà Nẵng có khu vực địa hình núi cao và gị đồi phân bố ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố. Do địa hình núi cao và gị đồi nên nồng độ các chất ơ nhiễm bị tích tụ do hạn chế phát tán có thể cao hơn trong các thung lũng so với các khu vực có mặt đất bằng phẳng hơn. Trong điều kiện thời tiết nhất định, các chất ơ nhiễm có thể bị “mắc kẹt” ở các khu vực trũng thấp.
Nhiệt độ khơng khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ơ nhiễm trong khơng khí gần mặt đất và nguồn nước. Nhiệt độ khơng khí càng cao thì tác động của các độc tố lan truyền và chuyển hóa các chất ơ nhiễm trong mơi trường càng lớn. Ngược lại, nhiệt độ thấp sẽ làm giảm khả năng khuếch tán chất ô nhiễm. Đây là một phần lý do cho sự thay đổi đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm giữa ngày và đêm, giữa mùa khô và mùa mưa, giữa mùa đông và mùa hè. Tại thành phố Đà Nẵng là một đô thị lớn, khi đến lúc thời tiết giao mùa, ban ngày nắng, hanh khô, ban đêm nhiệt độ thấp dễ dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt làm tích tụ chất ơ nhiễm sát mặt đất tăng lên, trong khi độ ẩm trong khơng khí và khả năng hấp thụ chất ô nhiễm giảm. Điều này làm
<b>cho mơi trường khơng khí trong khu vực bị ngột ngạt và khó chịu hơn. </b>
Hơi nước có vai trị quan trọng trong nhiều phản ứng nhiệt và quang hóa trong khí quyển. Vì các phân tử nước nhỏ và phân cực, chúng có thể liên kết mạnh với nhiều chất. Nếu được gắn vào các hạt lơ lửng trong khơng khí, chúng có thể làm tăng đáng kể lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt bụi. Nếu các phân tử nước bám vào các khí ăn mịn, chẳng hạn như sulfur dioxide, khí sẽ hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch axit có thể gây mưa axit và có thể gây ảnh hưởng xấu đến diện tích rừng, lan truyền các chất ô nhiễm trên diện rộng.
Lượng mưa và các yếu tố thiên tai khác cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa có tác dụng làm sạch mơi trường khơng khí, kéo theo các hạt bụi, hịa tan một số khí độc hại và sau đó rơi xuống.. Mưa cũng làm sạch bụi ở trên các lá cây, làm cho các dải cây xanh tăng khả năng hút bám và che chắn bụi. Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự lan truyền chất độc hại trong khơng khí. Gió tạo ra các dịng khơng khí chuyển động rối trên mặt đất. Nồng độ của chất ô nhiễm tại một địa điểm phụ thuộc nhiều vào hướng gió, vận tốc gió thổi. Gió có vận tốc lớn ở tầng khơng khí sát mặt đất vào ban ngày, còn ban đêm ở tầng cao. Hướng gió Tây Nam là một trong hai hướng gió thịnh hành ở thành phố Đà Nẵng. Nếu các KCN nằm trên trục gió Tây Nam sẽ có tác động đến các khu vực khác, đặc biệt là các vùng nhạy cảm và khu dân sinh.
Rừng và cây xanh đô thị như lá phổi xanh của thành phố, có vai trị nhiều trong điều hịa khí hậu và hấp thụ các khí nhà kính có khả năng gây biến đổi khí hậu và làm
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">các lá cây, làm giảm nồng độ bụi trên các đoạn đường trồng nhiều cây xanh. Một số tuyến đường giao thông các ngã tư mật độ cây xanh thấp < 7% cũng có thể là nguyên nhân tăng chỉ số bụi trong không khí.
<b>2.1.2. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo </b>
<i><b>2.1.2.1. Vị trí địa lý </b></i>
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15’ đến 16°40’ vĩ độ Bắc và từ 107°17’ đến 108°20’ kinh độ Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa.
Hình II.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km<sup>2</sup>), trong đó huyện đảo Hồng Sa 30.500 ha. Hành chính thành phố có 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 02 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Hồng Sa). Tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha.
<i><b>2.1.2.2. Địa hình </b></i>
Cảnh quan xung quanh Đà Nẵng là kết hợp của cảnh quan đồi núi trong đất liền và đồng bằng ven biển. Độ cao trong khu vực dao động trong khoảng 0m, dọc theo bờ biển ở phía Đơng và 1.800m, đạt đỉnh ở phía Tây dọc theo sườn núi của dãy Trường Sơn. Các cao độ cao ở phía Tây, giữa Đà Nẵng và huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) có khả năng ngắt kết nối với phía Bắc của Việt Nam, và về phía Tây đối với Lào. Hơn nữa, các khu vực này được đặc trưng chủ yếu là các sườn dốc hơn 40%. Điều này hạn chế sự phát triển tiềm năng trong các khu vực, tạo ra sự phát triển không liên tục giữa các địa phương, dẫn đến sự tập trung phát triển dọc theo bờ biển.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i><b>Hình II.2. Bản đồ cao độ và độ dốc khu vực Đà Nẵng mở rộng </b></i>
Địa hình thành phố Đà Nẵng đa dạng, bị chia cắt mạnh, hướng dốc từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
<i>(1) Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây và Tây Bắc của thành phố (Hoà Bắc, </i>
Hoà Liên, Hoà Ninh, Hịa Phú), có độ cao trung bình từ 500 – 1.000m, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau đâm ra biển, đây là vùng địa hình có độ chia cắt mạnh, một số thung lũng xen kẽ với núi cao như Bà Nà (1.487m), Hoi Mít (1.292m), Núi Mân (1.712m), vùng này là lá phổi của thành phố cần được bảo vệ và chỉ bảo tồn, phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái rừng.
<i> (2) Địa hình đồi gị: Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thành phố, gồm các xã Hoà Liên, </i>
Hoà Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Phong và một phần các xã Hoà Khương, Hoà Ninh của huyện Hoà Vang. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa núi cao và đồng bằng, đặc trưng của vùng này là dạng đồi bát úp, bạc màu, các loại đá biến chất, thường trơ sỏi đá, có độ cao trung bình từ 50 - 100m, ở đây có nhiều đồi lượn sóng, mức độ chia cắt ít, độ dốc thay đổi từ 30 – 80m, có khả năng phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp, vườn rừng, vườn đồi.
<i>(3) Địa hình đồng bằng: Phân bố chủ yếu ở phía Đông thành phố, dọc theo các con </i>
sông lớn: Sông Yên, sông Tuý Loan, sông Cẩm Lệ, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Hàn và dọc theo biển. Địa hình đồng bằng bị chia cắt nhiều và nhỏ, hẹp, có nhiều hướng dốc, dọc theo bờ biển. Đây là vùng địa hình tương đối thấp, tập trung dân cư, nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố.
Đà Nẵng có địa hình thay đổi lớn về độ cao, từ 50m dọc theo bờ biển từ Đông sang Nam, đến 1.450m tại núi Bà Nà ở phía Tây và đạt đỉnh tại 1.700m dọc theo dãy Bạch Mã ở phía Bắc. Với địa hình như vậy tạo ra phong cảnh đa dạng với cảnh quan độc đáo.. Tuy nhiên, do độ dốc lớn nên trong mùa mưa, vùng trũng thấp ven biển dễ bị ngập lụt.
Hình II.3. Địa hình thành phố Đà Nẵng
Về độ dốc, hơn 40% diện tích của Đà Nẵng có độ dốc trên 30%, khơng phù hợp để phát triển đô thị và chỉ có 38,4% đất có độ dốc dưới 10% khơng bị hạn chế phát triển. Việc phát triển đô thị bị hạn chế rất nhiều ở các khu vực phía Nam và phía Đơng của Đà Nẵng, nơi có phần lớn các đô thị đã phát triển. Do vậy, quỹ đất trống có thể mở rộng đơ thị trong tương lai của thành phố cịn rất ít. Các khu vực có thể phát triển cơng nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể do quy định về độ dốc và đặc biệt phải cách xa khu dân cư hiện trạng. Chi phí phát triển đô thị cao do số lượng lớn các khu vực có độ dốc từ 20% đến 30%, chỉ có thể phát triển dài hạn.
<b>2.1.3. Khí hậu và thời tiết </b>
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là nền nhiệt độ cao và ít biến động, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu Miền Bắc và khí hậu Miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng tháng IX đến tháng XII và mùa khô từ tháng I đến tháng VIII.
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.138 giờ, nắng nhiều nhất là vào tháng V, VI với số giờ nắng trung bình từ 182 - 288 giờ/tháng, ít nhất là vào tháng XII và tháng I (40 - 119). Các yếu tố thời tiết trên kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho thành phố hội tụ đầy đủ các dạng thiên tai đặc trưng của khu vực.
<i><b>2.1.3.1. Nhiệt độ khơng khí </b></i>
<i>(1). Nhiệt độ trung bình </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn giá trị TBNN là 0,7ºC. Xu hướng nhiệt độ trung bình năm trong vịng 20 năm gần đây tại Đà Nẵng có xu hướng tăng rõ rệt so với nhiều năm trước. Như vậy giai đoạn 2016 – 2020 nằm trong chu kỳ tăng nhiệt độ tại Đà Nẵng.
<i><b>Bảng II-1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng, năm giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn sai so với nhiệt độ TBNN (1991-2020) </b></i>
Tại Đà Nẵng, đường nhiệt độ trong năm có xu hướng dạng đỉnh vào giữa năm, cao dần từ tháng III và giảm dần từ tháng VIII. Giai đoạn 2016 - 2020, nhiệt độ trung bình giữa và cuối kỳ mùa đông bằng với nhiệt độ TBNN cùng thời kỳ, các tháng mùa hạ lại có xu hướng tăng nhiệt độ, nhiệt độ các tháng mùa hè cao hơn nhiệt độ TBNN cùng kỳ do chịu áp thấp nóng phía Tây và đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh. Tuy nhiên cịn ngun nhân khác có quy mơ lớn hơn, đó là do tác động của hiện tượng El Nino (hiện tượng nóng lên của nước biển) bắt đầu xảy ra từ cuối năm 2018 đến nay, cộng thêm hiệu ứng đô thị và những thay đổi mặt đệm của khu vực trạm quan trắc,...
<i>(2). Nhiệt độ cao nhất </i>
Nhiệt độ cao nhất trung bình các tháng trong năm từ 25,9°C ÷ 31,4°C, sự phân hóa mùa nhiệt độ rất rõ rệt ở Đà Nẵng. Biến động nhiệt độ cao nhất trung bình vào mùa khơ tại Đà Nẵng trong giai đoạn qua là rõ nét nhất. Nhìn chung có tháng cao hơn hoặc thấp hơn giá trị TBNN cùng kỳ. Tuy nhiên, đa số các tháng là cao hơn giá trị TBNN và cao hơn đáng kể. Điển hình, ngày 21/5/2020, nhiệt độ cao nhất là 39,6°C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối các tháng trong giai đoạn 2016 - 2020 hầu hết chưa đạt được đến ngưỡng giá trị cực đoan trong chuỗi số liệu gần 40 năm gần đây. Tuy nhiên, trong năm 2019 các giá trị nhiệt độ trung bình tháng từ tháng VI đến tháng VIII đều trên 30°C, trong đó tháng VI có nhiệt độ trung bình là 31,37°C vượt giá trị lịch sử vào tháng 12/2012.
<i>(3). Nhiệt độ thấp nhất </i>
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong cả giai đoạn là 14,2°C vào tháng 02/2016 đây cũng là giá trị thấp nhất trong chuỗi số liệu giai đoạn 2016 -2020. Điều này cho thấy, thời tiết mùa đông tại Đà Nẵng trong những năm gần đây tuy có xảy ra nhiều đợt giá rét vào giữa và cuối mùa, tại các vùng núi nhiệt độ còn xuống thấp hơn dưới 15°C (tháng 02/2016). Ngược lại, mùa khơ lại nóng hơn so với TBNN.
<i><b>2.1.3.2. Lượng mưa </b></i>
Lượng mưa trong từng tháng, từng mùa cũng như từng năm có sự khác nhau rất nhiều. Trong vòng 05 năm qua, diễn biến mưa tại Đà Nẵng khá phức tạp; Tổng lượng mưa năm trung bình trong cả giai đoạn 2016 - 2020 là 2.516mm. So với lượng mưa TBNN, lượng mưa giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn 118.5mm.
Do đặc điểm địa lý của thành phố Đà Nẵng cũng khá đặc biệt, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là nơi tranh chấp, đan xen của nhiều dạng hình thế thời tiết có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới khác nhau, nên đã tạo ra một chế độ mưa riêng biệt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Mặc dù không thường xuyên nhưng có năm ngay trong mùa khô vẫn xảy ra các đợt mưa diện rộng với lượng mưa khá lớn, có thể gây lũ nhỏ. Còn trong mùa mưa, những đợt mưa lớn diện rộng thường có đặc điểm chung là do bão, áp thấp nhiệt đới hoặc kết hợp nhiều loại hình thể gây mưa cùng lúc với lượng mưa có thể rất lớn và kéo dài nhiều ngày.
Nhìn chung, lượng mưa giữa 2 mùa phân hóa rõ hơn so với quy luật nhiều năm. Cụ thể số liệu cho thấy, lượng mưa mùa khô cao hơn TBNN cùng kỳ và mùa mưa thì ít hơn TBNN cùng kỳ, lượng thiếu hụt chưa đến 1,5%. Mùa mưa giai đoạn này đến sớm hơn, lượng mưa tại các tháng 12 trong giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước và TBNN nhưng tổng lượng mưa trung bình lại thấp hơn hoặc xấp xỉ, trong khi đó mùa khơ lại có lượng mưa cao hơn TBNN.
Xu hướng nhiệt độ trung bình năm trong vịng 20 năm gần đây tại Đà Nẵng có xu hướng tăng rõ rệt so với nhiều năm trước, đường nhiệt độ trong năm có xu hướng dạng đỉnh vào giữa năm, cao dần từ tháng III và giảm dần từ tháng VIII. Nhiệt độ trung bình năm là 26,7ºC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối các tháng vẫn chưa đến ngưỡng giá trị cực đoan trong chuỗi số liệu 40 năm gần đây, nhiệt độ cao nhất trung bình tuyệt đối là 31,4ºC với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 39,8ºC và nhiệt độ thấp nhất trung bình tuyệt đối là 20,3 ºC với nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 12,9 ºC.
Lượng mưa trong từng tháng, từng mùa cũng như từng năm có sự khác nhau rất nhiều. Trong vòng 05 năm qua, diễn biến mưa tại Đà Nẵng khá phức tạp. Tổng lượng mưa năm trung bình trong cả giai đoạn 2016 – 2020 là 2.516mm. So với lượng mưa TBNN, lượng mưa giai đoạn 2016 – 2020 cao hơn 118.5mm. Lượng mưa cao nhất thường rơi vào khoảng tháng X đến tháng XII với lượng mưa dao động khoảng 487,9 – 1751,5 mm.
<i><b>2.1.3.3. Các dạng thời tiết đặc biệt </b></i>
<i>(1). Bão và áp thấp nhiệt đới </i>
Từ năm 2016 đến nay, trên biển Đơng có 56 cơn bão, 24 cơn ATNĐ, trung bình có khoảng 10 đến 12 cơn bão trong một năm, trong đó từ tháng 7 đến tháng 11/2017 số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông khá nhiều (mỗi tháng có từ 3 - 4 xốy thuận nhiệt đới).
Thành phố Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng của 10 cơn bão và 03 ATNĐ từ Biển Đông, tăng nhiều hơn so với TBNN và so với giai đoạn 2011- 2015. Trong đó, các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại cho thành phố gồm cơn bão số 4 (năm 2016), cơn bão số 10 và cơn bão số 12 (năm 2017).
Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, số lượng cơn bão và ATNĐ xuất hiện trên biển Đông và Tây Thái Bình Dương thay đổi nhiều qua từng năm và có xu hướng tăng đáng kể và nhiều hơn giai đoạn 5 năm trước, đặc biệt là năm 2017 khi xuất hiện đến 20 xoáy thuận nhiệt đới. Không chỉ gia tăng về số lượng mà cường độ bão cũng như ảnh hưởng của bão cũng có nhiều biến động bất thường, ngày càng có nhiều bão có cường độ lớn mạnh đến rất mạnh hoặc siêu bão xuất hiện trên biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương. Đường đi của bão ngày càng phức tạp và có xu hướng ngày càng mạnh lên khi vào đất liền.
<i><b>Bảng II-2. Thống kê bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông giai đoạn 2016 - 2020 </b></i>
<b>Năm <sup>Biển Đông </sup><sup>Đà Nẵng</sup><sup>* </sup></b>
<b>Bão ATNĐ Bão ATNĐ </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><i>(<sup>*</sup>): Các cơn bão và ATNĐ tác động trực tiếp hoặc gây ảnh hưởng thành phố Đà Nẵng. </i>
Diễn biến một vài cơn bão có ảnh hưởng đến Đà Nẵng đáng chú ý:
- Cơn bão số 4 (2016) xuất hiện vào chiều tối ngày 12/9 dưới dạng ATNĐ và mạnh lên thành bão rạng sáng 13/9 đổ bộ vào đất liền, trọng tâm là từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi. Cơn bão không gây thiệt hại về người nhưng ước tính thiệt hại về tài sản trên toàn địa bàn thành phố là khoảng 10 tỷ đồng.
- Bão Doksuki (cơn bão số 10- 2017) là một xoáy thuận nhiệt đới rất mạnh, đây cũng là cơn bão lớn nhất trong năm 2017. Cơn bão hình thành từ ngày 10/09 trên biển Đông và đổ bộ vào nước ta khoảng chiều tối ngày 15/09 gây thiệt hại về người và tài sản, tuy nhiên Đà Nẵng chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ do không nằm trên đường đi của bão.
- Bão Damrey (cơn bão số 12- 2017) xuất hiện Miền Trung Philippines và mạnh lên thành ATNĐ vào ngày 1/11 và chưa đầy 24h sau đã mạnh lên thành bão. Đến ngày 4/11 bão chính thức đổ bộ vào đất liền Việt Nam với cấp độ rủi ro thiên tai bậc cấp 4. Gây thiệt hại về người và của trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với 12 người bị thương và tổng thiệt hại tài sản ước tính khoảng 80 tỷ đồng. Đây cũng là cơn bão mà Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.
<i>(2). Tình hình nắng nóng </i>
Trung bình hằng năm Đà Nẵng có khoảng 12 đợt nắng nóng, số đợt nắng cũng như tổng số ngày nắng nóng xấp xỉ TBNN, nhưng cường độ nắng nóng khơng q gay gắt, năm 2019, 2020 là là hai năm liên tiếp có mức độ nắng nóng diễn ra gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong năm 2019 là 39.5°C, năm 2020 là 39.6°C. Từ tháng IV- IX là khoảng thời gian nắng nóng xuất hiện, nhưng chủ yếu tập trung và các tháng VI và tháng VII, trung bình kéo dài khoảng 10 ngày, riêng năm 2019 kéo dài tận 23 ngày.
Những năm gần đây tình hình nắng nóng ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên nhiệt độ vẫn thấp hơn giai đoạn trước và xấp xỉ giá trị TBNN, theo đó số ngày nắng nóng kéo dài hơn, có năm số ngày nắng đến muộn và kéo dài gần gấp 3 lần giá trị TBNN. Một số đợt nắng nóng tiêu biểu trong các năm:
- Năm 2017: nhiệt độ cao nhất trong năm là 38,4°C (xảy ra ngày 4/6/2017)
- Năm 2018: đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 08/5 đến 17/9/2018, nhiệt độ cao nhất trong năm là 37,8°C (xảy ra ngày 31/8/2018).
- Năm 2019: đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 19/4 đến 10/9/2019, nhiệt độ cao nhất trong năm là 39,5°C (xảy ra ngày 06/05/2019).
- Năm 2020: đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 09/3 đến 18/9/2020, nhiệt độ cao nhất trong năm là 39,6°C (xảy ra ngày 21/5/2019).
<i>(3). Khơng khí lạnh </i>
Khối khơng khí lạnh (KKL) và gió mùa Đơng Bắc (GMĐB) xâm nhập xuống phía Nam vào khoảng từ tháng X đến tháng II thường gây rét, lạnh và trời âm u, ảnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">hưởng đến sản xuất và sức khỏe của cộng đồng. Số đợt và số ngày GMĐB ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 - 2019 không khác biệt nhiều so với quy luật TBNN. Tuy nhiên gần đây KKL có xu hướng trễ hơn TBNN, các tháng chịu ảnh hưởng lớn nhất là tháng XII, tháng I và tháng II, nhiệt độ thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2019 là dưới 15°C (tháng 02/2018).
<b>2.1.4. Diễn biến rừng và cây xanh đô thị </b>
<i><b>2.1.4.1. Diễn biến rừng </b></i>
Từ năm 2000, thành phố đã thực hiện biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên để bảo tồn và phát triển vốn rừng tự nhiên, phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; không thực hiện các dự án cải tạo, chuyến đổi rừng tự nhiên và rừng trồng sang trồng cao su, trồng cây công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Theo Quyết định số 1542/QĐ-SNN ngày 06/5/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thành phố Đà Nẵng năm 2020, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đến ngày 31/12/2020 là 66.337,24 ha, trong đó: diện tích đất có rừng là 63.275,11 ha (gồm: 43.191,84 ha rừng tự nhiên và 20.083,27 ha rừng trồng); diện tích đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng là 3.062,13 ha.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, độ che phủ rừng thành phố năm 2020 đạt 47,2%, tăng 10,8% so với năm 2008 (36,4%), cao hơn mức bình quân cả nước (42,01%). Kết quả theo dõi diễn biến rừng từ năm 2018-2020 cho thấy, độ che phủ rừng và chất lượng rừng của Đà Nẵng có khả năng duy trì ở mức trên 46% trong các năm về sau, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (42%). Nguyên nhân tăng độ che phủ rừng thành phố là do tăng diện tích rừng trồng có trữ lượng và tăng diện tích rừng tự nhiên tái sinh phục hồi, không mất rừng do phá rừng, cháy rừng. Đồng thời, chất lượng rừng tự nhiên cũng tăng lên đáng kể với 18.991 ha rừng giàu và 8.723 ha rừng trung bình chiếm 64,2% tổng diện tích rừng tự nhiên sau 20 năm thực hiện biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên, chuyển sang bảo tồn thiên nhiên, phịng hộ bảo vệ cảnh quan, mơi truờng.
Đến năm 2020, thành phố có 31.081 ha rừng và đất rừng đặc dụng, 8.912 ha rừng và đất rừng phòng hộ, 17.325,02 ha rừng và đất rừng sản xuất và 8.830 ha rừng ngoài quy hoạch phát triển rừng. Trong đó có 62,8% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo (sản lượng khai thác trong năm 2020 đạt khoảng 47.500 m<small>3</small> gỗ trịn). Diện tích rừng trồng sản xuất chủ yếu là bạch đàn, keo của các tổ chức, hộ gia đình tự đầu tư. Theo Báo cáo 1605/UBND-STNMT ngày 16 tháng 03 năm 2020 thành phố Đà Nẵng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kết quả thực hiện thí điểm năm 2019 triển khai Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT, tỷ lệ độ che phủ rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 1,55% và trong năm 2020 không xảy ra tình trạng rừng tự nhiên bị chặt phá.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được thực hiện xã hội hóa bằng nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình đối với hình thức giao, khốn, cho th đất trồng rừng sản xuất và bằng nguồn vốn thu - chi tiền dịch vụ môi trường rừng đối với hình thức khốn bảo vệ rừng đến hộ gia đình. Từ năm 2017, thành phố khuyến khích hộ trồng rừng chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa cao, nhà nước hỗ trợ vốn trong việc chọn giống, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian kéo dài chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ từ 4 - 5 năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">lên gỗ lớn từ 9 - 10 năm, đồng thời triển khai chính sách hỗ trợ trồng mới rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn theo Nghị quyết số 245/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2030 trên toàn địa bàn thành phố.
Thành phố cũng chú trọng đầu tư trồng rừng đặc dụng, phòng hộ từ năm 2017 đến năm 2020 đã thực hiện trồng mới 527,62 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với các lồi cây Thơng ba lá, Thơng Caribe, Lát hoa, Sao đen, Chị đen, Phi lao. Bình quân hằng năm gieo tạo khoảng 20.000 cây bản địa phục vụ cho trồng rừng đặc dụng, phịng hộ và trồng cây mơi trường. Từ năm 2016-2020 đã triển khai thực hiện mơ hình trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi 0,597 ha rừng Sim tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà phục vụ cảnh quan du lịch cho khu bảo tồn.
Năm 2017, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thành phố chính thức hoạt động, trong 04 năm (2017-2020) đã thực hiện trồng mới và chăm sóc 364,03 ha rừng đặc dụng, phòng hộ thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác. Đồng thời, đã tham mưu UBND thành phố triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ ngày năm 2017 đến nay đối với tồn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố, tổng diện tích thực hiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2021 là 44.540,2 ha cho 11 Chủ rừng qua đó các Chủ rừng đã tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho 598 nhóm hộ gia đình nhận khốn. Tổng kinh phí thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2017 đến năm 2020 là 22,424 tỷ đồng.
Nhìn chung, thành phố đã quan tâm, có các chính sách bảo vệ và phát triển diện tích rừng mang lại nhiều kết quả hữu hiệu. Nhờ đó, rừng đã phát huy vai trị nhiều trong điều hịa khí hậu và hấp thụ các khí nhà kính có khả năng gây biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường. Tín hiệu phục hồi và duy trì rừng ở thành phố phần nào góp phần giảm áp lực lên mơi trường khơng khí.
<i><b>2.1.4.2. Diễn biến cây xanh đô thị </b></i>
Theo kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 41/QĐ-UBND, tiêu chí về diện tích cây xanh đơ thị bình qn đầu người đạt 7,46-7,51 m<small>2</small>/người, đạt mục tiêu đề ra vào năm 2020 (6-8 m<small>2</small>/người), và báo cáo thuyết minh điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng quy hoạch cây xanh đơ thị thành phố vào khoảng 8,0÷9,0 m<small>2</small>/người. Thành phố đã thực hiện triển khai tốt Đề án xã hội hóa phát triển cây xanh đơ thị, thơng qua những hoạt động mơ hình cụ thể, cùng nhiều hoạt động, phong trào xã hội hóa phát triển cây xanh, góp phần đáng kể tăng khơng gian xanh, cải thiện môi trường và cảnh quan đô thị.
<i><b>Bảng II-3. Chỉ tiêu cây xanh bình quân giai đoạn 2008-2018 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>Nguồn: Niên giám thống kê 2008-2018 </i>
Công tác phát triển cây xanh thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 10 năm thực hiện Quyết định 41/QĐ-UBND về xây dựng Thành phố môi trường, thành phố chủ trương tiếp tục thực hiện cải thiện không gian xanh đô thị như sau:
- Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị đảm bảo đủ quỹ đất cho cây xanh công cộng, cây xanh chuyên dụng và cây xanh sử dụng hạn chế phù hợp với quy chuẩn quy hoạch xây dựng.
- Đầu tư xây dựng hệ thống công viên, vườn hoa, vườn dạo, khu vui chơi giải trí cơng cộng…trong đơ thị và có cơ chế quản lý, phát triển hiệu quả, bền vững.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cây xanh công cộng để đồng bộ hóa hệ thống thơng tin quản lý các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị.
Nhìn chung, tỷ lệ cây xanh ở thành phố được duy trì là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cải thiện chất lượng mơi trường khơng khí. Thành phố cần tiếp tục khắc phục hiện trạng có rất ít khơng gian xanh nằm trong khu vực đô thị. Những không gian xanh đô thị này hầu hết nằm dọc theo sông Hàn và phần lớn các khơng gian mở hiện có là các khu vực bảo tồn thiên nhiên và rừng, cũng như những khu vực mặt nước mà người dân khó tiếp cận, thiếu sự kết nối tự nhiên với thành phố.
<b>2.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN </b>
Có thể nói, sự gia tăng tốc độ đơ thị hóa dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học, hoạt động giao thông vận tải và hoạt động công nghiệp là các yếu tố chính gây nên các sức ép đến mơi trường khơng khí giai đoạn 2016 – 2020. Thành phố Đà Nẵng đã có sự gia tăng dân số cơ học và tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu mọi mặt của xã hội cũng tăng lên. Cùng với đó, hoạt động cơng nghiệp để sản xuất các sản phẩm và hoạt động giao thông vận tải để vận chuyển, lưu thông nguyên vật liệu, sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân cũng tăng lên. Sự phát triển luôn đi kèm theo các áp lực cụ thể không thể tránh khỏi, nhất là đối với mơi trường nói chung và mơi trường khơng khí nói riêng. Thành phố đã thực hiện các giải pháp nhằm phát triển hạ tầng giao thông, kiểm sốt bụi, khí thải từ các cơ sở cơng nghiệp, từ hoạt động tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện giao thông,... nên phần nào đã cải thiện chất môi trường khơng khí. Các ngun nhân chủ quan cụ thể sau:
<b>2.2.1. Tăng trưởng kinh tế, đơ thị hóa </b>
Trong những năm qua, Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2015 tăng mạnh với
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">mức bình quân 8,24%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng GRDP giảm do tác động của đại dịch Covid-19 với mức tăng bình quân là 4,57%/năm, trong đó năm 2020 tăng trưởng âm là -7,99%. Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2019 đạt 111,187 nghìn tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với năm 2011 và năm 2020 đạt 103,234 nghìn tỷ đồng gấp 2,28 lần so với năm 2011. GRDP theo giá hiện hành bình quân đầu người năm 2019 đạt 97,44 triệu đồng/người/năm, gấp khoảng 2 lần so với năm 2011 và năm 2020 ước đạt 88,89 triệu đồng, gấp khoảng 1,9 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp hơn, năm 2020 tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 66,53%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 21,05% (trong đó cơng nghiệp là 15,17%); khu vực thủy sản - nông - lâm chiếm 2,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,22% GRDP. Đà Nẵng đã bước đầu hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi tích cực và tương đối hiện đại. Với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế này, các tác động từ khu vực công nghiệp - xây dựng đến mơi trường nói chung và mơi trường khơng khí nói riêng được giảm đáng kể.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế trên địa bàn Đà Nẵng còn khá khiêm tốn trong cơ cấu chung của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2020, GRDP của thành phố Đà Nẵng chiếm 1,64% so với GDP cả nước, đứng thứ 5 trong các thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên do có dân số và lao động thấp nên GRDP theo giá hiện hành bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng năm 2020 đạt 3.721 USD cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 3.521 USD và năng suất lao động theo giá hiện hành đạt mức 175 triệu đồng/lao động/năm (tương đương 7428 USD/lao động/năm) cao hơn mức chung của cả nước là 117,94 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động/năm).
<b>Hình II.4. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng năm 2020 </b>
Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các loại hình doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế thành phố; Trong vòng 10 năm (2010-2020), cơ cấu kinh tế tại thành phố Đà Nẵng có sự chuyển dịch nhẹ, nhưng khu vực dịch vụ vẫn là khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nhiều năm. Cụ thể, so sánh cơ cấu kinh tế năm 2010 và năm 2020 cho thấy:
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng giảm 0,57 điểm %
- Tỷ trọng dịch vụ tăng 1,43 điểm % (là khu vực có xu hướng tăng duy nhất trong 3 khu vực).
Các lĩnh vực du lịch, thương mại, các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển theo chiều sâu, có vị trí ngày càng quan trọng. Trong đó:
- Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng, bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, dần định hình được vị trí, vai trò trung tâm mua sắm, phân phối, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ khu vực miền Trung.
- Các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục-đào tạo, y tế được tập trung đầu tư phát triển, từng bước tạo lập vai trò trung tâm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Các ngành công nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao được chú trọng phát triển. Kinh tế biển và cảng biển có bước phát triển, hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển khá ổn định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ phục vụ du lịch và đô thị, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao; hồn thành mục tiêu xây dựng nơng thơn mới.
<b>Hình II.5: Cơ cấu GDP Đà Nẵng </b>
Nhìn chung, Đà Nẵng đã bước đầu hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đơ thị có nhiều thay đổi tích cực và tương đối hiện đại. Nhờ chú trọng đầu tư công nghệ, hướng đến dây chuyền sản xuất sạch hơn, đã góp phần giảm thiểu phát sinh ô nhiễm, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Kèm theo với q trình phát triển kinh tế thì q trình đơ thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông thôn cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này bên cạnh việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây tác động đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao,đạt 87,7% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là 79,25%, Hà Nội là 55%), có nguồn gốc do quá trình xác lập địa giới hành chính, khơng phải là của luồng di cư nơng thôn.
- Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người, trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%). Sau 10 năm, quy mô dân số tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,45%;
- Dân số thành phố Đà Nẵng trong 9 năm qua tăng bình quân 2,54%/năm; từ 937.217 người năm 2010 lên 1.134.310 người năm 2019. Trong đó, dân số thành thị tăng nhanh hơn: 2,25%/năm, nông thôn tăng 1,98%/năm. Dân số từ 15 tuổi trở lên cũng tăng tương ứng (2,15%/năm) từ 715.748 người năm 2010 lên 866.531 người.<small>1</small>
- Với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP giai đoạn 2010 – 2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân từ 1,0%-1,2%/năm. Đặc biệt những năm gần đây tốc độ một số ngành kinh tế phát triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin... nên tốc độ tăng dân số, lao động cũng tăng nhanh (năm 2019 tăng 2,4%).
- Sự tăng trưởng về kinh tế cộng với phát triển dân số và sự di cư vào khu vực thành thị đã làm tăng áp lực lên môi trường. Giai đoạn 2016 - 2020, dân số thành phố Đà Nẵng tăng từ 1.080.286 lên đến 1.169.480 người, tăng 89.194 người.Mật độ dân số toàn thành phố năm 2020 đạt 910,29 người/km<sup>2</sup>. Với tốc độ đơ thị hóa diễn ra tại Đà Nẵng trong thời gian qua, cơ cấu dân số trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch mạnh từ nông thôn sang thành thị; cụ thể, năm 2016 tỷ lệ dân số thành thị chiếm 87,07%, dân số nông thôn chiếm 12,963%; sơ bộ năm 2020, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 87,26%, dân số nơng thơn chiếm 12,74%.
<b>Hình II.6. Diễn biến tỷ lệ dân số thành thị nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 </b>
- Tải lượng các chất ô nhiễm trong NTSH trên địa bàn thành phố từ năm 2016 - 2020 đều tăng qua các năm. Mật độ dân số, tốc độ phát triển đô thị khu vực tăng nhanh làm phát sinh tình trạng ơ nhiễm cục bộ, phát tán mùi hôi ở các hồ điều tiết.
<small>1</small>
</div>