Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển cực tăng trưởng thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 111 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan bản luận văn “Phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa” là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả tìm hiểu, phân tích và kết luận trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Nguyễn Thị Lan </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trước tiên, tơi bày tỏ sự biết ơn và lịng kính trọng sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Trưởng, Trường Đại học Hồng Đức đã tiếp thêm lòng say mê khoa học địa lí, tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Nếu khơng có PGS.TS Lê Văn Trưởng thì bản luận văn này chắc chắn sẽ không được bắt đầu mà cũng chẳng có kết thúc.

Trong quá trình học tập Cao học và hồn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, đóng góp q báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, các thầy cô Bộ môn Địa lý, Khoa Khoa học xã hội - Trường Đại học Hồng Đức, Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Lê Lai và Trường THCS-PTTH Bá Thước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Thanh Hóa, Cục Thống kê, Các sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơng Thương, Tài chính; Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cùng các ngành, ban, cơ quan, các huyện, thị xã, thành phố liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin gửi lời tri ân tới gia đình và bạn bè đã cùng đồng hành và chia sẻ những khó khăn với tơi trong 2 năm học Cao học Địa lí trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn của tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả kính mong và cám ơn sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn bè để Luận văn hoàn thiện hơn.

<i><b>Tác giả luận văn </b></i>

<i><b>Nguyễn Thị Lan </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 2

4. Nội dung nghiên cứu ... 3

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ... 3

6. Đóng góp của luận văn... 6

7. Cấu trúc luận văn ... 6

<b>Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỰC TĂNG TRƯỞNG ... 7 </b>

1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ... 7

1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về cực tăng trưởng ở Việt Nam ... 7

1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về CTT Thanh Hóa ... 9

1.2. Cơ sở lí luận phát triển cực tăng trưởng ... 11

1.2.1. Một số khái niệm... 11

1.2.2. Đặc điểm của CTT ... 12

1.2.3. Phân loại cực tăng trưởng ... 15

1.2.4. Vai trò của cực tăng trưởng ... 18

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển CTT ... 19

1.3. Chỉ số đánh giá tình hình phát triển CTT ... 21

1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển cực tăng trưởng ... 24

1.4.1. Xác định các cực tăng trưởng ở Việt Nam ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2.2. Tình hình phát triển cực tăng trưởng thanh hóa giai đoạn 2010-2020 ... 43

2.2.1. Tình hình phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa ... 43

2.2.2. Tình hình phát triển các CTT cấp tỉnh ở Thanh Hóa ... 58

Tiểu kết chương 2 ... 73

<b>Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỰC TĂNG TRƯỞNG THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 ... 74 </b>

3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa ... 74

3.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa ... 74

3.1.2. Các nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ ... 78

3.2. Định hướng phát triển và mục tiêu phát triển CTT Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030 ... 80

3.2.1. Định hướng phát triển phát triển CTT Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030 ... 80

3.2.2. Mục tiêu phát triển CTT Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030... 81

3.3. Giải pháp phát triển CTT ở Thanh Hóa đến năm 2030 ... 82

3.3.1. Giải pháp phát triển cực tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa ... 82

3.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển các cực tăng trưởng cấp tỉnh .... 87

Tiểu kết chương 3 ... 89

<b>KẾT LUẬN ... 90 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 92 PHỤ LỤC ... P1 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Các chỉ số tập trung kinh tế, phân cực và hiệu quả hoạt động của 20 tỉnh, thành phố ... 25 Bảng 2.1 . Các chỉ số tập trung, phân cực của 27 huyện, TX, TP ở Thanh Hóa ... 58 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu KTXH của TX Nghi Sơn giai đoạn 2016-2022 .. 62 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu KTXH của TP Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020 ... 64 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu KTXH của TX Bỉm Sơn giai đoạn 2000-2022 ... 67 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu KTXH của TP Sầm Sơn giai đoạn 2016-2020 .... 69 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu KTXH huyện Thọ Xuân giai đoạn 2010-2020.... 71

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 1.1. Q trình hình thành CTT của J. Friedmann ... 13 Hình 1.2. Lý thuyết cực tăng trưởng theo lãnh thổ ... 15 Hình 1.3. Mơ hình điểm tăng trưởng, TT tăng trưởng và CTT ... 16 Hình 2.1. Vị trí của Thanh Hóa trong Hành lang kinh tế Tiểu vùng

sông Mê Kơng ... 30 Hình 2.2. Bản đồ tự nhiên tỉnh Thanh Hóa ... 31 Hình 2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2011-2020 ... 37 Hình 2.4. Giá thuê bất động sản tại khu cơng nghiệp ở một số địa phương 41 Hình 2.5. Tỷ lệ đóng góp của 63 tỉnh, thành vào GDP cả nước năm 2021 .. 43 Hình 2.6. Tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 ... 44 Hình 2.7. Top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình

năm cao nhất cả nước giai đoạn 2017-2021 ... 45 Hình 2.8. Quy hoạch KKT Nghi Sơn đến năm 2030 ... 61 Hình 2.9. Bản đồ định hướng phát triển khơng gian TP Thanh Hóa đến

năm 2030 ... 63 Hình 2.10. Phương án quy hoạch xây dựng TX Bỉm sơn giai đoạn 2021-2030 .... 66 Hình 2.11. Quy hoạch TP Sầm Sơn đến năm 2030 ... 68 Hình 2.12. Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân ... 70 Hình 3.1. Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thanh

Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢN ĐỒ </b>

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa <sub>30-31 </sub>

Bản đồ 2.2 <sup>Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cực </sup>

Bản đồ 2.3 <sup>Bản đồ hiện trạng phát triển cực tăng trưởng tỉnh </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Hình thành và phát triển các cực tăng trưởng (CTT) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển quốc gia cũng như phát triển các lãnh thổ, các vùng và các địa phương.

Hiện nay, các cực tăng trưởng ở những nền kinh tế thị trường mới nổi đang định hình lại cấu trúc kinh tế toàn cầu. Vào năm 2025, hơn một nửa tăng trưởng thế giới sẽ tập trung ở sáu nền kinh tế lớn mới nổi (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Nga), và hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ không bị chi phối bởi một loại tiền tệ duy nhất. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, trên bàn cờ kinh tế mới, các quốc gia giàu có này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng ở các quốc gia nghèo bằng mức độ của các giao dịch thương mại và tài chính xun biên giới. Nhóm sáu quốc gia mới nổi sẽ có mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 4,7% từ năm 2011 đến năm 2025. Dự báo tăng trưởng cho các nước kinh tế phát triển, trong đó các CTT kinh tế lâu nay đóng vai trị tích hợp, chỉ là 2,3% trong cùng thời kỳ. Nhưng những quốc gia này sẽ tiếp tục thống trị nền kinh tế tồn cầu; do đó, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, Justin Yifu Lin cho biết: “Sự trỗi dậy nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy sự thay đổi theo đó các trung tâm tăng trưởng kinh tế được phân bổ trên các nền kinh tế phát triển và đang phát triển - đó là một thế giới đa cực thực sự” [37].

Trong những năm qua ở nước ta hệ thống các CTT đã được hình thành và có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phương diện, đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước và các vùng, như CTT Thủ đô Hà Nội, CTT TP Hồ Chí Minh, CTT TP Hải Phịng....

Cũng trong thời gian này, ở Thanh Hóa cũng đã trở thành CTT cấp vùng kinh tế Bắc Trung Bộ (tỉnh Thanh Hóa) và hình thành 5 CTT cấp tỉnh (TP Thanh Hóa, TX Nghi Sơn, TX Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, huyện Thọ Xuân). Các CTT này đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước nói chung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tuy nhiên, các CTT ở Thanh Hóa vẫn cịn nhiều hạn chế, yếu kém: Tốc độ tăng trưởng của các cực chưa được như mong muốn; nhiều dự án trong các cực triển khai chậm so với quy hoạch, kế hoạch; Việc quản lý, khai thác nguồn lực của CTT còn một số hạn chế; Trình độ cơng nghệ trong một số ngành, lĩnh vực chậm được nâng cao; Năng lực đổi mới sáng tạo và năng suất lao động trong một số lĩnh vực cịn thấp; Vấn đề bảo vệ mơi trường trong các CTT có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, gây bức xúc xã hội.

Thực trạng trên đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết như: Định hướng phát triển các CTT trong những năm tới ra sao ? Cần giải pháp gì để tạo những đột phá trong phát triển các CTT đã và đang hình thành ? Liệu Thanh Hóa có thể trở thành một cực của tứ giác phát triển phía Bắc như Bộ Chính trị mong muốn khơng ? Trong 10 năm tới, ngồi các CTT đã có, trên địa bàn Tỉnh sẽ hình thành những CTT nào nữa ?.. Do đó, đề tài "Phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa” được tác giả lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ Địa lí học với hy vọng góp phần đánh giá thực trạng phát triển CTT Thanh Hóa trong 10 năm vừa qua và đề xuất những giải pháp để phát triển bền vững CTT ở Thanh Hóa đến năm 2030.

<b>2. Mục tiêu </b>

Vận dụng quan điểm và phương pháp của địa lý học để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển và đề xuất, giải pháp góp phần phát triển nhanh và bền vững cực tăng trưởng Thanh Hóa

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Cực tăng trưởng

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn </b></i>

- Phạm vi nội dung: Luận văn tiếp cận phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội, tập trung vào các nội dung: phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trong địa giới hành chính tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi thời gian: Những nội dung về phát triển CTT ở Thanh Hóa được phân tích trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Một số chỉ tiêu được cập nhật cho cả năm 2021 và 2022 để làm rõ thêm sự phát triển của các CTT trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid – 19. Riêng số liệu để phân tích các CTT ở Việt Nam lấy năm 2019 là năm chưa chuyển đổi cách tính GRDP cấp tỉnh.

Các giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa được đề xuất từ nay tới năm 2030.

<b>4. Nội dung nghiên cứu </b>

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về CTT làm cơ sở cho các phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.

- Lựa chọn các tiêu chí để đánh giá sự phát triển CTT

- Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển CTT Thanh Hóa - Đánh giá thực trạng phát triển CTT Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020. - Đề xuất các giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa đến năm 2030.

<b>5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1 Quan điểm nghiên cứu </b></i>

<b>Luận văn này vận dụng các quan điểm sau đây: </b>

<i>5.1.1. Quan điểm tổng hợp </i>

Trong nghiên cứu Địa lý KTXH, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát từ đặc trưng của đối tượng địa lý được nghiên cứu mang tính tổng hợp. Nghiên cứu về CTT liên quan đến nhiều yếu tố khác như thị trường, kỹ thuật, công nghệ, vốn, tự nhiên, giao thông, dân số, lao động,... đống thời chúng cũng thuộc các chuyên ngành khoa học khác nhau. Quan điểm này giúp luận văn nghiên cứu tổng quát, toàn diện

<b>CTT Thanh Hóa. </b>

<i>5.1.2. Quan điểm lãnh thổ </i>

Nghiên cứu các đối tượng theo không gian là đặc thù riêng của địa lý học. Các đối tượng địa lý phân bố trên những phạm vi không gian nhất định

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

và mang những đặc trưng riêng về lãnh thổ. Nội dung phân tích sự phát triển CTT Thanh Hóa ln được đặt trong quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính phân hóa không gian của CTT. Đồng thời, rút ra được những đặc điểm riêng của

<b>CTT Thanh Hóa so với các CTT khác của đất nước. </b>

<i>5.1.3. Quan điểm hệ thống </i>

Mỗi CTT được coi như một hệ thống lãnh thổ bao gồm các phần tử là những yếu tố cấu thành có tác động qua lại lẫn nhau, làm cho hệ thống này vận động và phát triển. Mặt khác, mỗi CTT lại được coi như là một hệ thống con trong hệ thống cấp lớn hơn. Với quan điểm này, CTT Thanh Hóa được nghiên cứu như một hệ thống lãnh thổ với nhiều bộ phận, nhiều CTT cấp thấp hơn hợp thành. Đồng thời CTT Thanh Hóa là một bộ phận của hệ thống lớn hơn đó là các CTT của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Vì vậy, sự phát triển CTT Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của quá trình phát triển các CTT cấp thấp hơn của Thanh Hóa và các CTT cấp cao hơn của cả nước và ngược lại cũng có tác động tới

<b>kinh tế của các lãnh thổ xung quanh ở những mức độ khác nhau. </b>

<i>5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh </i>

Quan điểm đã được vận dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lý KTXH. Nghiên cứu CTT Thanh Hóa được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả phát triển hiện nay của CTT Thanh Hóa được xem như là kế thừa kết quả của sự phát triển trong suốt quá trình lịch sử,

<b>đồng thời lại là điểm tựa để tạo ra sự phát triển trong tương lai của ngành này. </b>

<i>5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững </i>

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm tổn thương đến thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu của họ. Vận dụng quan điểm này chúng tôi quan tâm đến các nội dung: Sự phát triển của CTT Thanh Hóa phải phù hợp với q trình phát triển lực lượng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và đảm bảo phát triển xã hội hài hịa; Phải tơn trọng môi trường, bảo vệ môi trường. Luận văn xem xét tác động của CTT Thanh Hóa đối với việc phát triển KTXH và mơi trường. Quan điểm phát triển bền vững là kim chỉ nam để

<b>đề xuất các giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu </i>

Đây là những phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Tác giả đã sử dụng các phương pháp này để thu thập thông tin, chọc lọc các nguồn tài liệu, bao gồm các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; tư liệu, số liệu của Tổng cục Thống kê, Chi cục Thống kê, Sở Công Thương, Sở NN và PTNT, Sở VH-TT-DL… của Ban Quản lí KKT Nghi Sơn và các KCN…, để hình thành một hệ thống lý luận cơ bản về CTT, phân tích tài liệu và xử lí các số liệu thống kê, các thông tin để rút ra nhận định về phát triển của CTT Thanh Hóa.

<i>5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh </i>

Phương pháp này giúp tác giả xử lý tài liệu theo các nội dung nghiên cứu sau khi đã thu thập được tài liệu, từ đó rút ra những luận điểm là cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của đề tài. Tác giả đã sử dụng các phương pháp này để phân tích, đánh giá sự phát triển của CTT Thanh Hóa so với các CTT khác trong cả nước. Luận văn cũng làm rõ sự phân hóa lãnh thổ của tăng trưởng Thanh Hóa thành các cực cấp tỉnh.

<i>5.2.3. Phương pháp bản đồ và sử dụng cơng cụ GIS </i>

Khơng có bản đồ thì khơng có địa lý học. Vì thế trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lí như Microsoft Office Excel, MapInfo.... để xử lí số liệu thống kê, xây dựng các biểu đồ, các sơ đồ, các bản đồ chuyên đề. Trong luận văn này, chúng tôi cũng đã xây dựng Bản đồ các nhân tố KTXH ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các CTT tỉnh Thanh Hóa và Bản đồ hiện trạng phát triển các CTT ở Thanh Hóa.

<i>5.2.4. Phương pháp thực địa </i>

Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu các địa lý KTXH. Phương pháp thực địa đặc biệt có giá trị trong việc phân tích các chỉ tiêu phát triển cơng nghiệp tại những nơi cịn hạn chế về nguồn tài liệu thống kê. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát tại KKT Nghi Sơn, các KCN: Hồng Long, Đình Hương-Đơng Bắc ga, Lễ Mơn (TP Thanh Hóa), Bỉm Sơn, (xem Phụ lục 1)...

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>6. Đóng góp của luận văn </b>

- Đúc kết có chọn lọc, kế thừa và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CTT để vận dụng vào nghiên cứu CTT ở Thanh Hóa

- Lựa chọn được một hệ thống tiêu chí để đánh giá sự phát triển của CTT Thanh Hóa

- Phân tích và đánh giá được tác động của các nhân tố tự nhiên và KTXH tới sự phát triển CTT Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng phát triển CTT Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020.

- Đề xuất được giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa đến năm 2030

<b>7. Cấu trúc luận văn </b>

Với 98 trang, ngoài các phụ lục, phần phần mở đầu, phần kết luận, luận văn có 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển CTT

Chương 2: Thực trạng phát triển CTT Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2022. Chương 3:Định hướng và giải pháp phát triển CTT Thanh Hóa đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CỰC TĂNG TRƯỞNG </b>

<b>1.1.Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài </b>

<i><b>1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về cực tăng trưởng ở Việt Nam </b></i>

Vận dụng quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ

<b>nghĩa tư bản do V.I Lenin đề xuất năm 1915 vào lĩnh vực kinh tế, năm 1950, </b>

nhà kinh tế học người Pháp Francois Perroux đã đưa ra lý thuyết “Cực tăng trưởng”. Lý thuyết này đã nhanh chóng được nhiều quốc gia vận dụng và thực sự các CTT đã trở thành những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia. Chiến lược CTT được coi là một giải pháp để hồi sinh sự suy thoái, khuyến khích sự tập trung khu vực, điều chỉnh hệ thống đô thị quốc gia và đạt được sự cân bằng giữa các vùng [23]. Tại Việt Nam, những quan tâm nghiên cứu về cực tăng trưởng được thể hiện trên nhiều hình thức khác nhau:

<i> Trên trang google.com. Tra cứu trên trang google.com vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 11-11-2022, chúng tôi thu được kết quả sau: </i>

Trong tiếng Anh, số lần xuất hiện của cụm từ "Growth Pole" là 174.000, cụm từ "Growth Pole Theory" là 30.700 và cụm từ "Theory of Growth Poles" là 21.000 lần, “Development pole” có 42.300 lần, “Development Pole Theory” có 1.250 lần và “Theory of Development Poles” có 3.990 lần.

Trong tiếng Việt, số lần xuất hiện của cụm từ “Cực tăng trưởng” là 658.000 lần và cụm từ “Lý thuyết cực tăng trưởng” là 441 lần, “Cực phát triển” có 277.000 lần, “Lý thuyết cực phát triển” có 411 lần.

Điều này chứng tỏ rằng: từ CTT được sử dụng rộng rãi hơn từ “Cực phát triển” cả trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt; CTT và lý thuyết CTT được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm, còn ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều.

<i> Trên các sách, tạp chí. Một số tác giả đã đề cập đến lý thuyết cực tăng </i>

trưởng nhưng không đề cập đến thực tiễn phát triển CTT ở Việt Nam như Ngơ Dỗn Vịnh (2003), Nguyễn Minh Tuệ (2005), Ngô Thúy Quỳnh (2010).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trong giáo trình Địa lý kinh tế-xã hội đại cương (2015), Lê Văn Trưởng cho rằng “Việc phát hiện và thúc đẩy sự hình thành nhanh của các vùng động lực, tuyến lực và các cực phát triển là nhiệm vụ vô cùng quan trọng” vì chúng chính là khung sườn của vùng kinh tế [19; 393]. Ông cũng đã quan niệm về tam giác tăng trưởng. “Có thể hiểu chúng bao gồm một khu vực có từ 3 cực phát triển trở lên được thống nhất với nhau bởi mối liên hệ qua lại với nhau và với các lãnh thổ nằm trong phạm vị của các cực ấy” [19; tr. 436].

Năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương đã mời Tổ chức hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) đã tiến hành Dự án nghiên cứu hỗ

<b>trợ xây dựng CTT tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam [36]. Dự </b>

án này đã tập trung phân tích 6 khía cạnh sau: i) Thơng tin cơ bản cho các trường hợp đầu tư bao gồm: các kế hoạch có liên quan, khung pháp lý, các cơ quan liên quan, ưu đãi, hạ tầng, tình trạng lao động, điều kiện đời sống công nhân, xu hướng đầu tư ; ii) Vai trò và ưu thế so sánh hiện tại của các vùng phía Bắc, miền Trung và miền Nam bao gồm Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Huế và Đà Nẵng ; iii) Điều kiện của các KKT, KCN, phát triển đô thị, điều kiện nhà ở cho người nước ngoài và người lao động địa phương, các cư dân hoạt động do tư nhân hoặc các tổ chức công cộng, điều kiện tự nhiên ; iv) Mức độ cần thiết của KKT và KCN; v) Các hình thức để thúc đẩy phát triển ở Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Huế và Đà Nẵng và vai trò cần thiết của KKT và KCN; vi) Nhu cầu triển vọng và hướng tương lai của KKT và KCN

Cuối năm 2022, trong tham luận “Quan điểm của Đảng ta về cực tăng trưởng”, các tác giả Lê Văn Trưởng, Lê Hữu Khuê và Nguyễn Thị Lan đã trình bày quan điểm của Đảng ta về CTT. Cụ thể Đảng ta đã sử dụng khái niệm CTT với nhiều tên gọi khác nhau, xác định các ngành/lĩnh vực động lực trong mỗi CTT, coi nội hàm của CTT là cực phát triển, phân biệt các cấp của CTT, coi trọng liên kết giữa các CTT với các địa phương và các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế khác và chỉ đạo để hình thành các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của các CTT. Tham luận cũng kiến nghị trong bối cảnh của Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nam hiện nay cần: Đưa khái niệm và nội hàm của CTT, cực phát triển vào các văn bản pháp quy như: Luật quy hoạch, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật quy hoạch; vào các quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển đất nước, vùng và cấp tỉnh..v.v. Thống nhất nhận thức CTT chính là cực phát triển. Phát triển một số CTT cấp vùng tại Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên [22].

Dựa vào lý thuyết CTT và điều kiện thực tế ở Việt Nam, Lê Văn Trưởng [23] đã lựa chọn 8 chỉ số xác định các CTT gồm: mật độ kinh tế, chỉ số Herfindahl-Hirschman, phân cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu, tỷ trọng đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số, thu ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân đầu người. Tác giả đã sử dụng 8 chỉ số này để xác định các CTT ở Việt Nam. Kết quả, ở Việt Nam hiện nay có 2 CTT cấp quốc gia là TP Hồ Chí Minh và Thủ đơ Hà Nội; 06 cực cấp vùng là Hải Phịng, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Bắc Ninh; 06 địa phương có triển vọng trở thành CTT cấp vùng trong 5-10 năm tới là Bắc Giang, Thái Nguyên, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nghệ An và Hải Dương. Để các CTT và các CTT tiềm năng phát triển bền vững, các cấp quản lí cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là thực hiện các chính sách đặc thù và tăng cường thu hút đầu tư FDI. Có thể nói đây là nghiên cứu đầu tiên về CTT ở nước ta.

Năm 2022, Lê Văn Trưởng và Lê Thị Quỳnh đã có tham luận về “đề xuất một số cơ chế, chính sách phát triển liên vùng trong việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các ngành kinh tế vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng”. Tham luận này đã nhấn mạnh tới vai trị của cơ chế, chính sách trong việc phát triển liên kết vùng, đây cũng là những giải pháp quan trọng để phát triển CTT Thanh Hóa trong những năm tới [21].

<b> Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về CTT ở nước ta còn mỏng, </b>

chủ yếu mới đề cập tới khía cạnh lý thuyết.

<i><b>1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về CTT Thanh Hóa </b></i>

Nghiên cứu về CTT Thanh Hóa cũng khơng nhiều và chủ yếu mới được khởi động trong những năm gần đây.

Sách Địa chí Thanh Hóa tập I (1994) đã trình bày và đánh giá tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của Thanh Hóa làm cơ sở để hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thành các ngành dẫn đầu là năng lượng, du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe...[15]. Giáo trình Địa lý Thanh Hóa (2002) của Lê Văn Trưởng cũng đã phân tích nguồn lực và sự phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm của Thanh Hóa là nơng nghiệp, công nghiệp [19]. Sách địa chí Thanh Hóa tập 3 (2010), đã trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế trọng điểm của Thanh Hóa từ thời Pháp thuộc đến năm 2010 gồm nơng nghiệp, cơng nghiệp, năng lượng….[15]

Để Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 58-NQ-TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong các năm 2019 và 2020, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đề án, tổ chức các hội nghị, hội thảo với nhiều bài tham luận có giá trị nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho nghị quyết này.

Chẳng hạn, năm 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Một số tác giả cũng có các tham luận tốt như; Dương Đình Giám có tham luận (2020): “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” [8]; Phạm Trung Lương (2020) có tham luận: “Đẩy mạnh phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2030, tạo tiền đề để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở giai đoạn 2031-2045 [10]; Nguyễn Hồng Sơn (2020) “Quan điểm và giải pháp lớn phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” [11]. Chương trình hành động của Tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghị quyết 58/NQ TW của Bộ chính trị. Đáng chú ý là Lê Hữu Khuê và Nguyễn Thị Lan (2022) đã công bố kết quả nghiên cứu “Xác định các cực tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” và đã xác định được 02 CTT là TP Thanh Hóa và TX Nghi Sơn, 02 CTT tiềm năng là TP Sầm Sơn và TX Bỉm Sơn [9]. Đây là một nội dung quan trọng cấu thành bản Luận văn này.

Những nghiên cứu trên đây giúp tác giả lựa chọn và tổng quan được những cơ sở lý luận và thực tiễn về CTT để vận dụng cho địa bàn nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>1.2. Cơ sở lí luận phát triển cực tăng trưởng </b>

<i><b>1.2.1. Một số khái niệm </b></i>

<i>Cực tăng trưởng. Vào năm 1949 Francois Perroux, người Pháp đã cho </i>

rằng “tăng trưởng không xuất hiện ở mọi nơi cùng một lúc; nó thể hiện ở các điểm hoặc 'cực' của tăng trưởng, với cường độ thay đổi; nó lan truyền theo các kênh khác nhau với các hiệu ứng đầu cuối thay đổi đối với toàn bộ nền kinh tế ”.

Từ điển Địa lý Nhân văn [27], định nghĩa cực tăng trưởng kinh tế (EGP) như sau: “Một tập hợp các ngành năng động và có tính tổng hợp cao, thường được tạo bởi nhà nước, tổ chức xung quanh một lĩnh vực hoặc ngành hàng đầu thúc đẩy. EGP nhằm mục đích tạo ra tăng trưởng nhanh chóng và phổ biến điều này thông qua các hiệu ứng lan tỏa và theo cấp số nhân đến phần còn lại của nền kinh tế”.

Ngân hàng Thế giới xem các cực tăng trưởng là: “các điểm tăng trưởng kinh tế và các trung tâm của hoạt động kinh tế hưởng lợi từ các nền kinh tế tích tụ, và thông qua sự tương tác của chúng với các khu vực xung quanh, lan tỏa thịnh vượng từ cốt lõi ra ngoại vi”.

Luận văn này sử dụng quan niệm về cực tăng trưởng của Lê Văn Trưởng “cực tăng trưởng là một tổ hợp các ngành/doanh nghiệp động lực dẫn đầu có mối quan hệ chặt chẽ, tập trung trên một lãnh thổ nhất định và có khả năng tạo động lực tăng trưởng mới và mạnh mẽ cho kinh tế của CTT và các lãnh thổ khác” [23].

<i>Cực phát triển. Viện Chiến lược phát triển quan niệm “Cực phát triển: </i>

Trung tâm - hệ thống kinh tế - xã hội đã phát triển tới mức hồn thiện, nhờ đó nó có ý nghĩa động lực, có tác dụng lơi kéo sự phát triển chung và có tác động

<i>chi phối tới tồn bộ khu vực xung quanh” [26; 30] </i>

<i>Cực tăng trưởng tiềm năng: Nền kinh tế có tiềm năng trở thành CTT </i>

trong tương lai, bao gồm cả những nền kinh tế đã được xác định là CTT hiện tại.

<i>Phân cực (polarity): Là thước đo mức độ tăng trưởng của một nền </i>

kinh tế ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu, dọc theo các kênh thương mại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tài chính, cơng nghệ và di cư. Các nhà nghiên cứu phân thành 4 kiểu phân cực cơ bản: i) Công nghệ và kỹ thuật - dựa trên sự tập trung của công nghệ mới ở CTT.. ii) Thu nhập - CTT góp phần vào sự tập trung và tăng thu nhập do mở rộng dịch vụ và phụ thuộc vào nhu cầu và lợi nhuận. iii)Tâm lý dựa trên dự đoán lạc quan về nhu cầu tương lai trong khu vực được thúc đẩy và iv)Tính địa lý dựa trên sự tập trung hoạt động kinh tế trong một không gian xác định về mặt địa lý.

<i>Đa cực: Sự tồn tại của nhiều hơn hai CTT trong nền kinh tế thế giới, </i>

được đo bằng mức độ tập trung của CTT.

<i><b>1.2.2. Đặc điểm của CTT </b></i>

<i>1.2.2.1. Cực tăng trưởng phải có ngành hoặc một số ngành sản xuất thúc đẩy hàng đâu (Leading Dynamic Propulsive Industries) </i>

Năm 1955, Perroux quan niệm ngành động cơ đẩy là một đơn vị độc lập nằm trong không gian kinh tế, được đặc trưng bởi các đặc điểm như đổi mới và tính năng động. Xung quanh nó tập hợp các đơn vị kinh tế khác mà vị trí của chúng là hệ quả của sự tồn tại của ngành công nghiệp động lực. Perroux dùng để chỉ các ngành công nghiệp hiện đại có đặc điểm là tập trung nhiều vốn, sử dụng cơng nghệ để cơ giới hóa sản xuất, các ngành có tốc độ tăng thu nhập trên mức trung bình trong một thời kỳ nhất định. Ơng quan niệm ngành cơng nghiệp thúc đẩy phải đáp ứng 3 tiêu chí: i) quy mô lớn, ii) tiềm năng dẫn đầu về kinh tế và iii) tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với nền kinh tế địa phương và khu vực mà nó tham gia.

Ngân hàng Thế giới cho rằng ngành công nghiệp đẩy (Dynamic Propulsive Industries) được định nghĩa bởi ba đặc điểm quan trọng như nhau: (1) ngành công nghiệp (nền kinh tế quốc dân) phải tăng lợi nhuận theo quy mơ và tương đối lớn để có tác động đáng kể đến nền kinh tế (khu vực, thế giới kinh tế); (2) nó phải là một lĩnh vực phát triển tương đối nhanh; (3) mối quan hệ của ngành chủ đạo (nền kinh tế quốc dân) với các ngành khác (nền kinh tế quốc dân) phải là đáng kể để một số lượng lớn các nỗ lực gây ra trên thực tế sẽ được truyền đi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Theo Friedman (1973), một điều kiện để tồn tại một CTT là sự tồn tại của ngành công nghiệp cơ bản, được đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình. Hoạt động của một ngành cơng nghiệp như vậy sẽ tạo ra một khu liên hợp công nghiệp, gồm các doanh nghiệp hợp tác trong ngành công nghiệp cơ bản. Tổng hoạt động kinh tế gắn liền với sự tồn tại của khu liên hợp cơng nghiệp là một CTT.

<b>Hình 1.1. Q trình hình thành CTT của J. Friedmann </b>

<i> [Dẫn lại theo 33, p 33] </i>

Từ quan niệm trên có thể thấy rằng ngành cơng nghiệp thúc đẩy có các đặc điểm sau: i) Có quy mơ tương đối lớn với trình độ cơng nghệ và quản lý tiên tiến. ii)Tích cực đổi mới sáng tạo, phát triển năng động, có tiềm năng dẫn đầu về kinh tế; iii) Có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với nền kinh tế địa phương và khu vực mà nó tham gia; iv) Độ co giãn của cầu theo thu nhập đối với các sản phẩm của nó cao (High income elasticity of demand for its products). v) Hiệu ứng đa dạng đối với địa phương được ghi nhận (Marked local multiplier effects) và vi) Có mối liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp thúc đẩy với các ngành khác gồm 2 loại liên kết ngược và liên kết chuyển tiếp.

<i>1.2.2.2. CTT phải có các cơng ty/doanh nghiệp/đơn vị động lực </i>

Theo Perroux, một công ty động lực (Dynamic Propulsive Firms) có thế là: một doanh nghiệp, một nhóm các doanh nghiệp được thể chế hóa hoặc một nhóm các doanh nghiệp khơng được thể chế hóa có hoạt động có thể là sản xuất hoặc hiếm khi là nông nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Các cơng ty/đơn vị động lực có đặc điểm là i) tương đối lớn, ii) có khả năng đổi mới cao. Iii) thuộc lĩnh vực phát triển tương đối nhanh và iv) Chất lượng và cường độ của các mối quan hệ qua lại của nó với các doanh nghiệp/lĩnh vực khác của nền kinh tế là khá lớn.

Tuy nhiên đến năm 1964, Perroux đã mở rộng quan niệm này, không chỉ là công ty động lực mà thành đơn vị động lực. Theo ông, một đơn vị động lực có thể là một công ty động lực, một khu liên hợp công nghiệp, một tập hợp đô thị, nhưng cũng có thể là một vùng, một quốc gia hoặc một tổ chức kinh tế quốc tế. Một đơn vị động lực (unité motrice) là một CTT nếu nó ảnh hưởng đến việc thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi phương thức quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các đơn vị khác.

<i>1.2.2.3.CTT có mối liên kết chặt chẽ bên trong và bên ngoài </i>

Các mối liên kết xuất phát từ các trung tâm hoạt động kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết CTT. Các nhà nghiên cứu đã xác định bốn loại kênh mà qua đó các liên kết tác động đến nền kinh tế

- Liên kết ngược: dòng nguyên liệu, vốn và thông tin giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

- Liên kết chuyển tiếp: chuỗi phân phối kết nối nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp với khách hàng

- Liên kết tài chính: đánh thuế mà thơng qua đó, tiền th có thể được tái đầu tư vào việc cung cấp hàng hóa cơng cộng như cơ sở hạ tầng vật chất (đường, cầu, v.v.) và xã hội (phát triển nguồn nhân lực, R&D, công nghệ).

- Liên kết cầu cuối cùng: hệ số nhân phát sinh từ hoạt động được tạo ra bởi chi tiêu tiền lương và lợi nhuận của địa phương

Theo Perroux, mỗi cực trong vùng lân cận của nó có ảnh hưởng đến một số mặt phẳng [Perroux 1964, trang 239]: a) theo mức giá và dòng chảy thực hiện, b) bằng cách giành ưu thế trong số các công ty khác đang hoạt động trên thị trường, (c) bằng cách ảnh hưởng đến mức tiêu dùng của các hộ gia đình và doanh nghiệp, (d) bằng cách đóng góp vào tăng trưởng, phát triển và tiến bộ kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>1.2.2.4. Biểu hiện của CTT theo lãnh thổ </i>

<b>Hình 1.2. Lý thuyết cực tăng trưởng theo lãnh thổ </b>

Do các hoạt động kinh tế tập hợp xung quanh CTT, nên sự phát triển của khu vực là không cân bằng. Giao thông vận tải đóng vai trị quan trọng trong quá trình giảm bớt sự mất cân bằng này. Ở giai đoạn sau, sự xuất hiện của các CTT thứ cấp sẽ có thể xảy ra, chủ yếu là các ngành công nghiệp thứ cấp với các ngành liên kết riêng của nó. Chính điều này góp phần tạo nên sự đa dạng về mặt kinh tế của khu vực. Chuỗi cung ứng toàn cầu đã thách thức một số khía cạnh của lý thuyết các CTT vì tăng trưởng và liên kết tạo ra bởi một ngành cốt lõi có thể liên quan đến các hoạt động ở nơi khác.

<i><b>1.2.3. Phân loại cực tăng trưởng </b></i>

Cực tăng trưởng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau

<i><b>a) Phân loại theo ngun nhân hình thành. Có thể phân thành CTT tự </b></i>

phát (hình thành tự nhiên theo dòng lịch sử) và CTT kế hoạch (planned Growth pole). Cực kế hoạch được hình thành do nhà nước, chính quyền chủ trương xây dựng…

<i><b>b) Phân loại theo trình độ phát triển. Theo trình độ phát triển có thể phân thành điểm tăng trưởng, trung tâm tăng trưởng và CTT </b></i>

<i>Điểm tăng trưởng là những điểm có sự tăng trưởng hoặc phát triển </i>

nhanh và mạnh hơn hẳn so với toàn vùng. Các điểm này tập trung một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ngành cơng nghiệp động lực và có khả năng tạo sự tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế; chúng có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất - công nghệ - kinh doanh và xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay ngành công nghiệp mũi nhọn. Ở các nước phát triển, dân số của điểm tăng trưởng có thể chỉ từ vài nghìn đến 10 nghìn người. Tại các điểm tăng trưởng thường có một số ngành dịch vụ quan trọng và có thể có các ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng khác.

<b>Hình 1.3. Mơ hình điểm tăng trưởng, TT tăng trưởng và CTT [32] </b>

<i><b>Trung tâm tăng trưởng. Trung tâm tăng trưởng có quy mơ và cấu trúc </b></i>

nhỏ hơn so với CTT. Các hoạt động kinh tế chủ đạo ở các trung tâm tăng trưởng là các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Dân số của một trung tâm tăng trưởng có thể dao động từ 1 đến 5 vạn. Các trung tâm tăng trưởng có thể là các quận đầu não hoặc các thị trấn lớn khác. Chúng có thể có dân số từ 50.000 đến

<b>500.000. Các trung tâm tăng trưởng cũng nên có cơ sở cơng nghiệp mạnh mẽ. </b>

<i>Các cực tăng trưởng. Các thành phố thủ đô và một số khu vực đầu mối </i>

cấp huyện rất quan trọng có thể đóng vai trị là CTT. Ví dụ: Bhopal, Indore, Bhilai, Raipur, Gwalior, Jabalpur (Ấn Độ) có thể trở thành CTT. Một CTT ở tiểu bang nhỏ có thể bao phủ tồn bộ tiểu bang. Với sự hỗ trợ của chính phủ và tự nhiên (cơ chế thị trường), các mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang có thể được tăng cường. Vai trị của Chính phủ có thể rất quan trọng vì nó có thể tích hợp các chức năng trong không gian trong khoảng thời gian ngắn hơn.

<i>c) Phân loại theo quy mô tác động: Có thể phân thành: CTT tồn cầu, </i>

CTT cực cấp châu lục, cực khu vực, cực quốc gia, cực vùng, cấp tỉnh... Theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

WB (2011): Cực tăng trưởng cấp độ quốc gia “là một nền kinh tế mà tăng trưởng trong nước giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng ở các nền kinh tế khác.

<i>d) Phân loại CTT theo ngành kinh tế </i>

<i><b>CTT nông nghiệp được định nghĩa là một tập hợp các công ty nằm </b></i>

trong một khu vực địa lý nhất định duy trì các mối quan hệ chức năng trong các hoạt động sản xuất, chế biến và tiếp thị một loại động vật, thực vật, cá

<b>hoặc lâm sản nhất định." [Dagor và cộng sự, dẫn lại từ 34] </b>

<i>CTT công nghiệp là sự tập trung của các ngành cơng nghiệp có tính đổi </i>

mới và kỹ thuật tiên tiến nhằm kích thích sự phát triển kinh tế trong các doanh nghiệp và ngành liên kết. Các ngành công nghiệp này thường có những ảnh hưởng đến nền kinh tế của các khu vực địa lý bên ngoài CTT.

<i>CTT trong du lịch là những điểm đến du lịch có sức hút cao đối với các </i>

lãnh thổ khác. Để phù hợp với lý thuyết kinh tế của cuối những năm 1960 (Boudeville 1966; Perroux 1955), các vùng "cực tăng trưởng" phi tập trung được xác định là các đặc khu kinh tế để phát triển du lịch. Các đặc điểm chính của sáu khu vực du lịch đã xác định được mô tả, bao gồm đánh giá sự tăng trưởng về cơ sở lưu trú của khách và đánh giá chi phí xã hội liên quan đến quá trình khơng gian này.

<i>e) Phân loại theo giai đoạn phát triển </i>

Theo Orley M. Amos, Jr, Q trình hình thành CTT có thể được chia thành ba giai đoạn: tập trung tại một trung tâm duy nhất, khuếch tán tại nhiều trung tâm, và khuếch tán ra ngoại vi [37]. Richardson (1978) viết: ".. sự phân cực ban đầu ở một hoặc hai khu vực, một quá trình trở nên tích lũy nhanh nhất giai đoạn cơng nghiệp hóa; sự lan tỏa tiếp theo của sự phát triển sang các khu vực khác; sự tập trung không gian trong mỗi khu vực trong một nhóm hạn chế các trung tâm đô thị lớn; và cuối cùng (một hiện tượng tương đối gần đây) điều chỉnh không gian trong các khu vực đô thị này khi thay đổi kinh tế và xã hội thúc đẩy phân cấp " [Richardson, 1978, P 155, dẫn lại từ 37].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.2.4. Vai trò của cực tăng trưởng </b></i>

Theo nghiên cứu của Hary Richardson, Hisrhman, Salvatore, Myrdal và nhiều tác giả khác, vai trò của CTT được xác định bởi các mặt sau:

- CTT tạo ra sức hút về trao đổi hàng hóa, với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất, cho các lãnh thổ xung quanh.

- CTT tạo ra sức lôi cuốn về đầu tư để hình thành những hoạt động mới, để phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, để phát triển đô thị hay các đô thị.

- CTT tạo ra những lan truyền những đổi mới về kỹ thuật, vật chất và thúc đẩy các nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ.

- CTT cũng tạo ra những xung lượng về những đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, tư tưởng và tâm lý của người sản xuất và người tiêu dùng.

- CTT tạo ra những hiệu ứng lan tỏa: Đây chính là những tác động tích cực của CTT tại điểm cực tới sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu người, cơ cấu kinh tế của các lãnh thổ xung quanh và thúc đẩy các lãnh thổ ấy phát triển và hưng thịnh.

Hiệu ứng lan tỏa là một trong những tác động tích cực được các nhà kinh tế quan tâm bởi nó thường được áp dụng để phát triển kinh tế cho những vùng kém phát triển. Theo quy mơ lãnh thổ thì càng xa cực phát triển, hiệu ứng lan tỏa càng yếu. Hiệu ứng lan tỏa tại một điểm cách xa trung tâm cực một khoảng cách r (Sr) được biểu thị bằng cơng thức: Sr=So.e-ir, trong đó: So là ảnh hưởng tại điểm cực, i là hệ số suy giảm theo khoảng cách.

- Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hóa) được hiểu là những tác động tiêu cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tới các lãnh thổ xung quanh. Đó là gia tăng sự chênh lệch về các vấn đề KTXH như GDP/người, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế...giữa CTT và các khu vực xung quanh. Những tác động này cần phải chấp nhận một thời gian nhất định, tùy theo sức phát triển của cực, sau đó được thay thế bằng hiệu ứng lan tỏa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Sự hình thành các cực phát triển như là các lãnh thổ kinh tế trọng điểm, lãnh thổ kinh tế động lực, lãnh thổ đầu tàu.... là con đường phù hợp, hiệu quả cho những vùng hạn chế về nguồn lực như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường... của các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển.

<i><b>1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển CTT </b></i>

Elżbieta Wojnicka-Sycz (2015) cho rằng có các nhân tố sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển CTT: tự nhiên, KT-XH, trí tuệ con người, vật chất, nguyên liệu, tài chính và quản lý. Trần Đình Thiên quan niệm: có ba điều kiện quyết định quá trình hình thành CTT là điều kiện tự nhiên thuận lợi, điều kiện nền tảng tốt (lao động, giao thông kết nối hạ tầng đơ thị) và điều kiện để có các chính sách khuyến khích mạnh và cơ chế hỗ trợ vượt trội [12]. Có thể coi vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện nền tảng là điều kiện cần, còn chính sách khuyến khích mạnh và cơ chế vượt trội là

<b>điều kiện đủ để hình thành và phát triển CTT. </b>

<i><b>Vị trí địa lý. Vị trí địa lý của mỗi lãnh thổ có ảnh hưởng lớn tới phát </b></i>

triển và phân bố các CTT. Đa số CTT đều phân bố ở những vị trí địa lí thuận lợi: ven biển, đầu mối giao thông lớn, các đơ thị lớn... Vị trí gần hoặc dễ tiếp cận nguồn nguyên liệu, các DN sẽ giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo quá trình cung ứng đầu vào cho sản xuất được suôn sẻ, giảm được giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và có thể phát triển và mở rộng doanh nghiệp. Vị trí địa lý gần hoặc dễ tiếp cận với thị trường tiêu thụ với chi phí thấp, tiện giao thông sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể tăng doanh số, giúp doanh nghiệp mở rộng qui mơ. Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, nguồn năng lượng, công nghệ,… của các DN trong CTT.

<i>Các nhân tố KTXH </i>

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, các yếu tố KTXH của các tỉnh có ảnh hưởng tới việc sự hình thành và phát triển CTT

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là chủ thể sử dụng các nguồn lực đầu vào khác như công nghệ, vốn, tài nguyên. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành phi nông nghiệp và ngược lại. Những lãnh thổ có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ có điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động. Những lãnh thổ có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có điều kiện phát triển các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao.

Kết cấu hạ tầng có vai trị to lớn đối với sự phát triển và phân bố các CTT. Một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và lưu thơng hàng hóa, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Kết cấu hạ tầng hiện đại là nhân tố thu hút đầu tư, kết nối giữa các CTT với nhau và giữ CTT với các lãnh thổ xung quanh. Hệ thống hạ tầng xã hội như nhà ở, các khu vui chơi giải trí,… ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương từ đó mà tác động đến năng suất lao động trong các doanh nghiệp ở CTT.

Vốn và thị trường. Khi đủ nguồn vốn, các ngành động lực, ngành công nghiệp/doanh nghiệp động lực sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu và xu hướng của thị trường trong nước và quốc tế về các sản phẩm có tác động mạnh đến phát triển các CTT của các quốc gia, lãnh thổ.

Chính sách. Hệ thống pháp luật, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển các cấp...; các chính sách hỗ trợ phát triển CTT nói chung, hoặc một số ngành công nghiệp cụ thể, ưu tiên (chẳng hạn như chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông,…) sẽ giúp các CTT phát triển thuận lợi và bền vững. Đáng chú ý là những cơ chế, chính sách đặc thù như ưu đãi về thuế, về điều kiện thuê mặt bằng.. về huy động vốn...có tác động rất lớn trong việc thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Các nhân tố tự nhiên </i>

Các nhân tố tự nhiên đóng vai trị quan trọng đối với sự hình thành CTT. Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là một trong các đầu vào của sản xuất. Một số loại tài nguyên thiên nhiên quan trọng với các ngành động lực của CTT như: Tài nguyên khoáng sản phục vụ cho các ngành chế biến khống sản, các ngành cơng nghiệp sử dụng nguyên vật liệu từ khoáng sản như điện, xi măng, vật liệu xây dựng, luyện kim,… Tài ngun năng lượng than, dầu khí, gió, địa nhiệt, sóng biển, thủy triều...) phục vụ cho tất cả các ngành sản xuất... Năng lượng gió, năng lượng mặt trời tạo cơ sở để phát triển ngành điện. Tài nguyên rừng phục vụ cho sự phát triển của các ngành chế biến gỗ, nội thất, sản xuất giấy,…..

Địa hình và đất đai. Địa hình chia cắt phức tạp sẽ khiến cho giao thơng đi lại gặp khó khăn, chi phí đầu tư cho hạ tầng giao thông lớn, ảnh hưởng tới tốc độ vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các phương tiện giao thơng. Những lãnh thổ có địa hình bằng phẳng, có quĩ đất lớn sẽ thuận lợi cho việc xây dựng các KKT, KCN, CCN - là những hạt nhân của các CTT.

Khí hậu có ảnh hưởng lớn tới sản xuất nơng nghiệp, từ đó sẽ có nguồn nông sản để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khí hậu ít khắc nghiệt, ít mưa bão, lũ lụt hay hạn hán .. gây ra sự bất ổn định, không bền vững trong nơng nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế khác nói chung.

<b>1.3. Chỉ số đánh giá tình hình phát triển CTT </b>

Nguyên tắc lựa chọn các chỉ số để xác định các CTT phải phản ánh được: (i) mức độ tập trung theo địa lý của các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường của chúng; (ii) các khoản đầu tư đã được chứng minh, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài; (iii) khả năng tiềm ẩn trong việc tạo ra tăng trưởng bền vững trong một thời gian dài do các yếu tố nguồn lực mang lại [30]. Dựa trên nguyên tắc này, tham khảo các tiêu chí xác định CTT

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

của một số nước trên thế giới, điều kiện cụ thể của Việt Nam và nguồn tư liệu có thể thu thập được, chúng tơi chọn các chỉ số sau để xác định CTT.

<i>- Mật độ kinh tế (D- GDP density). Mật độ kinh tế được Gallup J.L, </i>

Sach J.D và Lellinger sử dụng lần đầu tiên vào năm 1999, đến năm 2009 được WB sử dụng và 10 năm sau được Tổng cục Thống kê sử dụng [17; 33]. Mật độ kinh tế là một khái niệm phản ánh quy mô nền kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh tế và độ hấp dẫn kinh tế của các lãnh thổ. Mật độ kinh tế được tính bằng GDP/km<sup>2</sup> đối với cả nước hoặc GRDP/km<sup>2</sup> đối với từng lãnh thổ/địa phương. Trong bài báo này chúng tơi sử dụng đơn vị tính là GRDP/km<sup>2</sup>

D = <sup> </sup>

Trong đó, D là mật độ sản xuất, GDP/GRDP và S là diện tích lãnh thổ (km<sup>2</sup>).

<i>- Chỉ số Herfindahl-Hirschman. Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) </i>

được Ngân hàng thế giới sử dụng năm 2011 trong cơng trình Đa cực - nền kinh tế tồn cầu mới [18] để tính mức độ tập trung kinh tế.

<i>HHI = S<sub>1</sub><sup>2</sup> + S<sub>2</sub><sup>2 + </sup>S<sub>3</sub><sup>2 + </sup>S<sub>4</sub><sup>2</sup> + … S<sub>n</sub><sup>2 </sup> </i>

Trong đó, HHI là chỉ số tập trung kinh tế của cực (Herfindahl-Hirschman Index), S<small>n</small> là tỉ lệ phần trăm đóng góp của CTT cho nền kinh tế chung của lãnh thổ thứ n được biểu thị dưới dạng một số nguyên. Tổng điểm của HHI là 10.000. Những lãnh thổ có HHI dưới 1.500 là tập trung thấp, HHI từ 1.500 đến 2.500 là tập trung vừa phải và HHI từ 2.500 trở lên là tập trung cao độ.

<i>- Chỉ số phân cực (P-Polarity Index). CTT phải có sự lan tỏa (truyền </i>

dẫn) ảnh hưởng của mình ra các lãnh thổ xung quanh theo cường độ khác nhau. Cường độ của các kênh truyền dẫn được định nghĩa đơn giản là tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh theo quy mô. Chỉ số này được WB sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

dụng sử dụng vào các năm 2009 và 2011. Cường độ lan tỏa được đo bằng các chỉ số phân cực: P<sub>i,t</sub> = G<sub>i,0 </sub>. S<sub>i,t-1</sub>

Trong đó, P<sub>i,t</sub>, là chỉ số phân cực trong thời gian t đối với cực i, G<sub>i,0</sub> tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng dựa trên GDP. S<sub>i,t-1 </sub>là tỷ trọng của nền kinh tế i trong tổng thời gian t. Trong nghiên cứu này chỉ số P<small>i,t</small> được tính bằng tích của tỷ lệ GRDP của từng tỉnh, thành phố trong GDP của cả nước nhân với tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh trong cùng thời gian. Để dễ quan sát và loại trừ bớt các chữ số thập phân, người ta nhân kết quả tính tốn chỉ số P với 10.000.

<i>- Chỉ số tỷ trọng hàng xuất khẩu (PEXI). Chỉ số này đánh giá mức độ </i>

hội nhập của CTT và được đo bằng tỷ trọng xuất khẩu của vùng trong vùng lớn hơn.

EXI = <sup> </sup>

<small> </small> x100

<i>- Chỉ số tỷ trọng đầu tư nước ngoài (PFDII-Proportion of foreign </i>

development investment index). Dòng vốn, đặc biệt là FDI, cũng là một kênh phổ biến vốn và công nghệ quan trọng, nhất là các nước chưa phát triển cao. Về mặt lý thuyết, các cơng ty đa quốc gia mẹ có thể chuyển giao vốn và kiến thức công nghệ cho các công ty con của họ Vốn và kiến thức có thể lan truyền từ các cơng ty con sang các công ty khác ở nước sở tại thông qua việc luân chuyển lao động). Các công ty đa quốc gia cũng có thể cung cấp cho các công ty con công nghệ thể hiện trong hàng hóa và dịch vụ trung gian.

FDII = <sup> </sup>

<i>- Chỉ số đổi mới sáng tạo (Regional Innovation Index). Chỉ số đổi mới </i>

là chỉ số nhằm đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của các nền kinh tế, do WIPO, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Viện INSEAD hợp tác thực hiện hàng năm từ năm 2009. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa tính chỉ số này cho cấp tỉnh. Vì vậy chúng tơi sử dụng chỉ số chuyển đổi số (DCI-Digital conversion

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

index). “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là q trình thay đổi từ mơ hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh được cấu trúc theo 3 trụ cột chính gồm: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

<i>- Chỉ số tỷ trọng thu ngân sách nhà nước (PSBRI-State budget revenue </i>

Index) phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của các cực tăng trưởng. Một CTT hoạt động tốt sẽ có đóng góp nhiều cho nền kinh tế đất nước. Ngân sách nhà nước là cơng cụ tài chính để đảm bảo phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng; cung ứng vốn cho nền kinh tế; là công cụ để điều tiết giá cả thị trường và chống lạm phát, đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế và đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.

<i>- Chỉ số thu nhập bình quân đầu người (PCI-Per capita income). Thu </i>

nhập bình quân trên đầu người là chỉ tiêu KTXH quan trọng phản ánh về mức thu nhập, cơ cấu thu nhập từ các tầng lớp của dân cư. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá về mức sống, tỷ lệ giàu nghèo từ đó làm cơ sở để đưa ra các chính sách để nâng cao mức sống của người dân và hiệu quả hoạt động của mỗi CTT.

<b>1.4. Cơ sở thực tiễn về phát triển cực tăng trưởng </b>

<i><b>1.4.1. Xác định các cực tăng trưởng ở Việt Nam </b></i>

Dự vào các số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê các tỉnh, thành phố và các báo cáo của các bộ, ngành, Lê Văn Trưởng [23] đã tính tốn 8 chỉ số xác định sự tập trung kinh tế, phân cực và hiệu quả hoạt động của 20 tỉnh, thành phố thể hiện ở Bảng 1.1 và từ đó cho phép đưa ra những nhận định sau:

- Việt Nam hiện nay chỉ có 2 địa phương đạt tiêu chuẩn CTT cấp quốc gia là TP Hồ Chí Minh và Thủ đơ Hà Nội với các chỉ số đều đạt mức cao và vượt trội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Bảng 1.1. Các chỉ số tập trung kinh tế, phân cực và hiệu quả hoạt động </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Có 06 địa phương đạt tiêu chuẩn CTT cấp vùng (chỉ số P≥ 300) gồm: Hải Phịng, Hải Phịng, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Bắc Ninh.

- 06 địa phương khác có triển vọng trở thành CTT cấp vùng (cực tiềm năng) trong 5 năm tới (có 300≥ P ≥ 170) là Bắc Giang 225,3, Thái Nguyên (184,8), Long An (177,2), Bà Rịa-Vũng Tàu (194,4), Nghệ An (183,3), Hải Dương (179,2).

- 06 địa phương có thể phải sau 2030 mới có thể trở thành CTT cấp vùng vì hiện nay các địa phương này có các chỉ số tập trung, phân cực, chỉ số thu hút FDI và hiệu quả hoạt động đạt được không cao, gồm Cần Thơ, Đà Nẵng, Tiền Giang, Kiên Giang, Quảng Nam, Vĩnh Phúc. Chúng là những cực tiềm năng sau năm 2030.

Đáng chú ý là gần TP Hồ Chí Minh có 02 CTT cấp vùng là Bình Dương, Đồng Nai và 01 CTT cấp vùng tiềm năng là Bà Rịa-Vũng Tàu; gần Thủ đơ Hà Nội có 1 CTT cấp vùng (Bắc Ninh) và 02 cực cấp vùng tiềm năng (Bắc Giang và Thái Nguyên). Điều này chứng tỏ tại 2 cực cấp quốc gia này có sự phân cực theo không gian khá lớn. Theo Orley M. Amos [31] thì có thể coi cực TP Hồ Chí Minh và cực Hà Nội đang bước vào cuối giai đoạn 2 và đầu giai đoạn 3 của quá trình phát triển các CTT. Hầu hết các cực cấp vùng còn lại đều đang ở giai đoạn 1 và 2.

<i><b>1.4.2. Tình hình phát triển một số cực tăng trưởng </b></i>

<i>1.4.2.1. Cực tăng trưởng TP Hồ Chí Minh </i>

TP Hồ Chí Minh là CTT lớn nhất cả nước. Năm 2020, GRDP của TP Hồ Chí Minh chiếm 24,01% GDP của cả nước, mật độ kinh tế là 645,9 tỷ đồng, gấp 38,6 lần mật độ kinh tế của cả nước. TP Hồ Chí Minh chiếm 13,65% tổng vốn FDI, 16,9% trị giá hàng xuất khẩu, 26,44% tổng thu ngân sách của cả nước. TP Hồ Chí Minh có chỉ số tập trung kinh tế là 576, chỉ số phân cực là 1.992,8, thứ bậc của chỉ số chuyển đổi số là 5/63 tỉnh thành phố

<b>và thu nhập bình quân đầu người là 74,12 triệu đồng [23]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Cá ngành công nghiệp động lực của CTT TP Hồ Chi Minh gồm: cơ khí; điện tử - cơng nghệ thơng tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su. Một số doanh nghiệp hàng đầu ở CTT TP Hồ Chí Minh có Cơng ty TNHH Bia Heineken Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Samsung, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Công ty Cổ phần Thế giới Di động, Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning; Công ty TNHH Apple Việt Nam; Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam...

<i>1.4.2.2. Cực tăng trưởng Hà Nội </i>

Hà Nội là CTT lớn thứ hai của cả nước sau CTT TP Hồ Chí Minh. Năm 2020, GRDP của Hà Nội 12,74% GDP của cả nước (bằng ½ TP Hồ Chí Minh) và mật độ kinh tế là 210,3 tỷ đồng, gấp 12,6 lần mật độ kinh tế của cả nước. Hà Nội chiếm 9,41% tổng vốn FDI, 5,95% trị giá hàng xuất khẩu, 16,73% tổng thu ngân sách của cả nước. Hà Nội có chỉ số tập trung kinh tế là 162,3, chỉ số phân cực là 938,9 và thu nhập bình quân đầu người là 72,63 triệu đồng. Tuy nhiên

<b>việc chuyển đổi số của Hà Nội rất thấp, đứng thứ 43 của cả nước [23]. Các </b>

ngành công nghiệp động lực ở thủ đô Hà Nội gồm: CN điện và điện tử; công nghệ thông tin, CN hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; CN cơ khí, chế tạo; CN chế biến nơng sản, thực phẩm; CN dệt may, da giày cao cấp; vật liệu xây dựng... Một số doanh nghiệp hàng đầu ở Hà Nội là: Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội (Viettel), Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đồn Vingroup, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty hàng không việt nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.

<i>1.4.2.3. Cực tăng trưởng Đồng Nai </i>

Đồng Nai là CTT lớn thứ ba của cả nước, sau CTT TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2020, GRDP của Đồng Nai chiếm 5,41% GDP của cả nước và mật độ kinh tế là 51,2 tỷ đồng. Đồng Nai chiếm 8,5% tổng vốn FDI, 7,36% trị giá hàng xuất khẩu, 3,78% tổng thu ngân sách của cả nước. Đồng Nai có chỉ số tập trung kinh tế là 29,2, chỉ số phân cực là 432,8, chỉ số chuyển đổi số là

<b>20 và thu nhập bình quân đầu người là 63,6 triệu đồng [23]. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Tính đến tháng 4-2021, Đồng Nai có 35 KCN được quy hoạch với tổng diện tích trên 12 ngàn ha, trong đó có 31 KCN đã đi vào hoạt động, lấp đầy 82% diện tích. Các KCN của tỉnh đã thu hút được 1.363 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD. Một số KCN như Amata, Biên Hòa 2, Nhơn Trạch 3, Long Đức là những hình mẫu của cả nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như thu hút đầu tư [7].

<i>1.4.2.4. Cực tăng trưởng Hải Phòng </i>

Hải Phòng là CTT lớn thứ 4 của cả nước sau CTT TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai. Năm 2020, GRDP của Hải Phòng chiếm 3,53% GDP của cả nước và mật độ kinh tế là 125,2 tỷ đồng, gấp 7,5 lần mật độ kinh tế của cả nước. Hải Phòng chiếm 5,19% tổng vốn FDI, 5,59% trị giá hàng xuất khẩu, 4,58% tổng thu ngân sách của cả nước. Hải Phịng có chỉ số tập trung kinh tế là 12,4, chỉ số phân cực là 573,9 và thu nhập bình quân đầu người là 61,39 triệu đồng. Tuy nhiên việc chuyển đổi số của Hải Phịng khơng cao, đứng thứ

<b>21 trong 63 tỉnh thành phố [23]. Các ngành động lực ở Hải Phịng là CN đóng </b>

tàu, sản xuất xi măng, sản xuất phôi thép, thép cán, kết cấu thép; sản xuất và phân phối điện; sản xuất da giày, dệt may; sản xuất, lắp ráp ô tô; gia công lắp ráp linh phụ kiện... Một số doanh nghiệp hàng đầu: Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VINFAST; Công ty Xăng dầu khu vực III (Công ty TNHH Một thành viên); Công ty TNHH MTV Dầu khí Hải Linh; Cơng ty CP Nhiệt điện Hải Phịng, Cơng ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phịng; Cơng ty TNHH SITC Việt Nam; Công ty CP Cáp điện và

<b>Hệ thống LS-VINA; Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng . </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Chương I đã trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trị của CTT. Sự hình thành và phát triển các CTT là con đường phù hợp và hiệu quả đối với những lãnh thổ hạn chế về vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thị trường... nhất là ở những nước nghèo và đang phát triển.

Chương I cũng đã trình bày đặc điểm của bốn CTT ở Việt Nam là TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội (là 02 CTT quốc gia), Hải Phòng và Đồng Nai (là 02 CTT cấp vùng). Luận văn đã lựa chọn 8 chỉ số để xác định các CTT gồm: mật độ kinh tế, Herfindahl-Hirschman, phân cực, tỷ trọng hàng xuất khẩu, tỷ trọng đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số, thu ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân đầu người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Hình 2.1. Vị trí của Thanh Hóa trong Hành lang kinh tế Tiểu vùng </b>

<b>sơng Mê Kơng Nguồn ADB.2016 Chương 2 </b>

<b>TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỰC TĂNG TRƯỞNG THANH HĨA 2.1. Các nhân tố phát triển cực tăng trưởng Thanh Hóa </b>

<i><b>2.1.1 Vị trí địa lí </b></i>

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc là các tỉnh: Hịa Bình, Sơn La và Ninh Bình; Phía Nam là tỉnh Nghệ An; Phía Tây là tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. QL 217 gắn Thanh Hóa vào hành lang kinh tế tiểu vùng sơng Mê Kơng (Hình 2.1). Phía Đơng giáp Biển Đơng. Thanh Hóa cách thủ đơ Hà Nội khoảng 153km về phía nam theo QL1A; cách Hải Phòng 135km và Quảng Ninh là 160km. Hệ thống giao thông theo hướng Bắc-Nam và Đông-Tây, cùng 102 km bờ biển... giúp cho tỉnh Thanh Hóa có lợi thế lớn và nhiều cơ hội để phát triển kinh tế nhanh chóng

<i><b>2.1.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </b></i>

<b> Địa hình. Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam: </b>

Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m sau đó thấp dần

<b>về phía Đơng Nam. Địa hình Thanh Hóa có 03 vùng sau: </b>

Vùng miền núi, trung du chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nguồn lâm sản dồi dào và tiềm năng thủy điện lớn. Các con sông Mã, sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận

</div>

×