Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Mối liên hệ giữa hạn chế quyền và hình phạt tử hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

2. Tranh luận về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam 2.1. Giới thiệu chung

2.2. Các quan điểm xung quanh hình phạt tử hình

CHƯƠNG 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA HẠN CHẾ QUYỀN VÀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 1. Quyền bị tước đoạt có phải quyền cơ bản của con người hay không 2. Hạn chế quyền sống - hình phạt tử hình

2. Đề xuất KẾT LUẬN

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Hình phạt tử hình đã xuất hiện từ thời xa xưa khi các vua chúa sử dụng nó để thể hiện sức mạnh, quyền lực của mình. Sau này khi pháp luật hình thành thì hình phạt tử hình trở thành một trong những cách để duy trì trật tự xã hội và loại bỏ những kẻ phạm tội vĩnh viễn. Tuy nhiên sau sự ra đời của luật nhân quyền thì hình phạt tử hình đã bị đặt trong vịng kiểm soát, đồng thời cũng dẫn đến những tranh luận xung quanh hình phạt này. Một số người cho rằng hình phạt tử hình là biện pháp ngăn chặn tội phạm hiệu quả nhất và tốt nhất cho tới hiện nay còn một bên phản đối kịch liệt và cho rằng hình phạt tử hình là trái với quyền sống, với pháp luật quốc tế và không phải một biện pháp hình sự hiệu quả.

Trong những thập kỷ gần đây, các quốc gia trên thế giới có xu hướng loại bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật và thực tiễn xét xử tuy nhiên hình phạt này vẫn được áp dụng tại nhiều các quốc gia, cụ thể trong đó có một số quốc gia Châu Á, bao gồm Việt Nam. Tuy nhiên, những quốc gia này đang có xu hướng giảm mức độ áp dụng hình phạt tử hình, thay đổi các phương pháp thi hành án để việc áp dụng hình phạt này mang tính nhân đạo hơn, đảm bảo được tính cơng bằng trong xét xử. Điều này làm nảy sinh những thách thức đối với việc thực hiện quyền sống, bởi Tòa án được trao quyền quyết định hình phạt tử hình để tước đoạt mạng sống của một người khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết và có một thủ tục tư pháp cơng bằng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Mục đích của bài tiểu luận đầu tiên là nghiên cứu lý do tại sao hình phạt tử hình vẫn cịn tồn tại trong tình hình hiện nay thơng qua khía cạnh pháp luật, thứ hai là nghiên cứu hình phạt tử hình tồn tại như thế nào dưới cái nhìn của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, thứ ba là nghiên cứu mối liên hệ giữa vấn đề hạn chế quyền với hình phạt tử hình, từ đó đưa ra những kiến nghị để sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các quy định về hình phạt này trong Bộ luật hình sự Việt Nam...

<b>3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, bài tiểu luận sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gồm có: phân tích, tổng hợp, quy nạp, đối chiếu, so sánh, sử dụng kết quả thống kê nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung bài tiểu luận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH</b>

1. Khái ni m và m c đích c a hình ph t t hìnhệ ụ ủ ạ ử

Thuật ngữ “án tử hình” trong tiếng anh (capital punishment) có nguồn gốc từ<small>1</small>

tiếng Latinh là capitalis, trong đó có gốc từ caput nghĩa là cái đầu, với hàm ý đầu là bộ phận gắn liền với tính mạng, hình phạt làm mất đầu chính là hành động tước đoạt mạng sống của một người. Theo như nguồn gốc từ Hán Việt, thuật ngữ "tử hình" 死刑 (sǐxíng), có nghĩa là hình phạt chết.

Có nhiều định nghĩa về hình phạt tử hình nhưng xét trên phương diện pháp lý có thể hiểu tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của Nhà nước, tước đi quyền cao nhất của các loại quyền - quyền được sống. Tử hình là một loại hình phạt nên sẽ có những đặc điểm: Là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được quy định trong pháp luật Hình sự của mỗi quốc gia, được tòa án áp dụng theo một q trình.

Theo khía cạnh pháp lý, hình phạt tử hình chỉ được thi hành bởi chủ thể là Nhà nước, do đó nếu có bất kỳ chủ thể nào khác ngoài Nhà nước thực hiện hành động hành quyết một người thì chủ thể đó cũng bị coi là phạm tội giết người.

Hình phạt tử hình hướng tới hai đối tượng chính là kẻ phạm tội và cả xã hội, có thể nói hình phạt này trở thành một biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất vì tội phạm sẽ bị loại trừ vĩnh viễn ra khỏi xã hội; hay còn là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa một số hành động phạm tội đặc biệt nguy hiểm và khủng khiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2. L ch s hình thànhị ử và th c tiễễn áp d ngự ụ

Hình phạt tử hình tồn tại ngay từ thời cổ đại được chứng minh qua những truyền thuyết, phong tục tập quán và đặc biệt là những quy định được ghi nhận trong các văn bản từ thời cổ đại. Hình phạt tử hình được quy định trong các bộ luật thành văn cổ xưa như Bộ luật Hamurabi , Đạo luật Manu , Đạo luật 12 bảng thời La Mã hay trong Kinh <small>234</small>

Thánh hoặc Kinh Kơ-ran. Có thể thấy tử hình đã xuất hiện trong cơ chế tư pháp của con người từ rất lâu bên cạnh những hình phạt khác như đền bù, trừng phạt về thể chất hay trục xuất,…Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của xã hội, khi các quốc gia văn minh dần hình thành, một số hình phạt cũng dần dần bị loại bỏ, cịn lại một số hình phạt được chọn để pháp điển hóa thành pháp luật của nhà nước bao gồm hình phạt tử hình.

Để thống kê một cách chi tiết những tội danh bị áp dụng hình phạt này trên thế giới khơng đơn giản. Tuy nhiên theo những tài liệu hiện có, pháp luật các quốc gia đã từng quy định hình phạt này cho nhiều tội danh từ tội phản quốc, giết người, trộm cướp,... cho đến những tội danh như tội làm phù thủy, tín ngưỡng tơn giáo,…. Theo thời gian, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình cũng dần thu hẹp lại. Những tội phạm mang tính chính trị hay tơn giáo, tình dục,… dần bị loại bỏ khỏi việc có thể bị kết án tử hình.

<small>2 Bộ luật Hamurabi – một trong những bộ luật thành văn đầu tiên của nhân loại. Bộ luật này có quy định về hình phạt tử hình cho một số tội, ví dụ như giết người.</small>

<small>3 Đạo luật Manu được xem là tập hợp những điều răn của Thánh Manu về hành vi và lé sống. Tồn bộ Đạo luật có 2685 điều, trong đó có nhiều điều khoản quy định về tội phạm và tử hình.</small>

<small>4 Đạo luật này gồm những quy định pháp luật La Mã cổ đại được khắc trên bia đá vào thế kỷ V TCN. Đạo luật </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 2</b>

<b> PHÁP LUẬT VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH</b>

<b>1.1. Hình phạt tử hình dưới góc nhìn của pháp luật quốc tế</b>

Tồn tại trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, hình phạt tử hình như là hiện tượng xã hội mang tính khách quan, vì nó là phương tiện để bảo vệ mình của xã hội nhằm chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó. Tuy nhiên đã có rất nhiều những cuộc tranh luận xảy ra xung quanh hình phạt này. Có những quốc gia quan điểm rằng hình phạt tử hình là một hình phạt dã man, khơng có tác dụng răn đe người phạm tội và việc duy trì hình phạt này khơng có tác dụng làm giảm tội phạm, kể cả các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoặc khi có sai lầm về tư pháp thì cũng khơng thể sửa chữa được. Vì vậy, các quốc gia này đã bãi bỏ hình phạt tử hình . Tuy nhiên có những<small>5</small>

quốc gia khác lại có quan điểm trái ngược. Mặc dù thực tế hình phạt tử hình vẫn được giữ như một ngoại lệ của quyền được sống , nhưng nó đã bị giảm dần phạm vi áp dụng.<small>6</small>

Từ các quy định của pháp luật quốc tế dưới đây cho thấy vấn đề bãi bỏ án tử hình là mục tiêu của chuẩn mực nhân quyền quốc tế.

Luật quốc tế ghi nhận quyền sống là một trong những quyền tối cao, là quyền cơ bản của tất cả mọi người, đồng thời pháp luật quốc tế cũng không cấm áp dụng hình phạt tử hình.Trong tun ngơn của Liên hợp quốc về quyền con người 1948 (UDHR) có quy định “mọi người đều có quyền được sống” và “khơng ai bị tra tấn hay bị trừng

<small>5 Số liệu thống kê, tính đến năm 2018, có 142 quốc gia đã bãi bỏ hình phạt tử hình, chỉ cịn 56 quốc gia vẫn duy trì và áp dụng hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật của mình.</small>

<small>6 Cuộc tranh luận trong Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Liên hợp quốc khi thông qua UDHR vào năm 1948 đã làm rõ vấn đề này. Trong bản thảo, John p.Humphrey đưa ra vào năm 1947 đã ghi nhận về quyền được sống với nội dung “chỉ có thể bị từ chối đối với những người đã bị kết án theo quy định của luật về một số tội có quy định án tử hình” nhưng Eleanor Roosevelt đã đề xuất rằng khơng nên đưa vào vì phong trào loại bỏ án tử hình đang </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phạt hoặc đối xử một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục” . Những tranh luận khi thông qua UDHR cho thấy, không nên hiểu rằng không tuyên bố nghĩa là ngầm định có một giới hạn đối với quyền được sống . Mặc dù UDHR không đề cập một cách rõ ràng<small>8</small>

đến hình phạt tử hình nhưng nó là tiền đề cho Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và ba Cơng ước nhân quyền khu vực khác tại châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Những văn bản này (trừ Công ước của châu Phi) đều quy định quyền được sống và những biện pháp bảo vệ nếu áp dụng án tử hình.

Khoản 1 Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) đã cụ thể hóa Điều 3 UDHR trong đó nêu rằng mọi người đều có quyền cố hữu là được sống và quyền này được pháp luật bảo vệ, không ai có thể bị tước đi mạng sống một cách tùy tiện. Các khoản 2,3,4,5,6 Điều này quy định các điều kiện cho việc áp dụng hình phạt tử hình ở những nước cịn duy trì hình phạt này, có thể tóm tắt như sau: (i) chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện; (ii) việc áp dụng hình phạt tử hình khơng được trái với những quy định của ICCPR và của Công ước về Ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; (iii) hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tồ án có thẩm quyền phán quyết; (iv) bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin và quyền được xét ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt; (v) khơng áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai; (vi) khơng được viện dẫn Điều 6 để trì hỗn hoặc ngăn cản việc xố bỏ hình phạt tử hình. Từ những quy định trên cho thấy mặc dù quyền sống là quyền tối cao (supreme right) được bảo vệ ngay cả khi có trường hợp khẩn cấp nhưng quyền sống lại không phải quyền tuyệt đối<small>9</small>

(absolute right - quyền khơng bị hạn chế trong mọi hồn cảnh). Sở dĩ như vậy vì khi chứng minh được rằng việc tước đoạt mạng sống là khơng tùy tiện thì hình phạt tử hình <small>7 Điều 3, Điều 5 UDHR</small>

<small>8 William A. Schabas, International Law and Abolition of the Death Penalty, (2d ed. 1997)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hoàn toàn được coi là hợp pháp. Tại Khoản 2 Điều 6 Công ước này cũng quy định “ở những quốc gia chưa xóa bỏ hình phạt tử hình chỉ được phép áp dụng đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất…” Như vậy có thể thấy Nghị định thư tùy chọn thứ hai của ICCPR về xóa bỏ hình phạt tử hình năm 1989 mặc dù được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ song vẫn khơng mang tính bắt buộc mà đây chỉ là khuyến nghị tùy chọn, chỉ ràng buộc đối với các quốc gia thành viên ICCPR tự nguyện tham gia phải có nghĩa vụ pháp lý quốc tế về xóa bỏ hình phạt tử hình, những thành viên khơng tham gia sẽ khơng chịu bất kì ràng buộc pháp lý nào.

<b>2. Tranh luận về án tử hình trong pháp luật Việt Nam2.1. Giới thiệu chung về án tử hình tại Việt Nam</b>

Tồn tại trong pháp luật hình sự mỗi quốc gia, hình phạt tử hình là hình phạt khi áp dụng sẽ tước đoạt quyền sống của con người. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam, tử hình được quy định là “hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định”.<small>10</small>

So với quy định về hình phạt tử hình tại Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định trước đó, Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những sự thay đổi nhất định cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. Theo đó, Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xác định rõ tử hình là

<small>10 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Bộ luật đã bổ sung thêm các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, khơng thi hành án tử hình đồng thời bỏ hình phạt tử hình ở 08 tội danh.

Ngồi quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình và khơng thi hành án tử hình đối với một số cá nhân, BLHS năm 2015 cũng bổ sung thêm: khơng thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn<small>11</small>.

Hơn nữa BLHS năm 2015 bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên: “Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm” mà Bộ luật hình sự năm 1999 khơng quy định.

<b>2.2. Các quan điểm về hình phạt tử hình tại Việt Nam</b>

Hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam cũng đã tạo ra nhiều tranh luận rằng có nên giữ hay bỏ trong hình phạt này. Về cơ bản là có hai quan điểm hiện nay về hình phạt tử hình tại Việt Nam, đó là: (1) xóa bỏ hình phạt tử hình; (2) giảm nhẹ và duy trì hình phạt tử hình trong một số loại tội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đối với nhóm quan điểm bãi bỏ hình phạt này đã đưa ra những quan điểm như sau: Bản chất con người là sai lầm và Thẩm phán cũng có thể sai lầm<small>12</small>; sai lầm nên được khắc phục song hình phạt tử hình khơng giúp tội phạm sửa chữa sai lầm; hình phạt này là khơng nhân đạo, khơng có tính răn đe cũng như khơng có tác dụng làm giảm tội phạm, kể cả tội nghiêm trọng. Hơn nữa, việc muốn bãi bỏ hình phạt tử hình khơng phải có thể xóa bỏ được ngay mà cịn cần phải được phân tích xem điều kiện quốc gia có phù hợp để bãi bỏ khơng.<small>13</small>

Tuy nhiên bên cạnh đó cẫn tồn tại một nhóm cho rằng án tử hình nên được duy trì sở dĩ vì yếu tố quan trọng nhất cần xem xét “tính nguy hiểm cho xã hội” của tội phạm và là dấu hiệu cơ bản, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hình phạt cần tương xứng vơi tính nguy hiểm của tội phạm đến xã hội, có thể thấy mục đích của hình phạt tử hình khơng chỉ hướng đến người phạm tội mà cịn hướng tới bảo vệ tính mạng và lợi ích của cộng đồng . Tuy nhiên nhóm ủng<small>14</small>

hộ quan điểm duy trì hình phạt này cũng thừa nhận việc cần thu hẹp phạm vi tội danh có áp dụng hình phạt tử hình.

Trong lịch sử lập pháp Việt Nam cũng cho thấy xu hướng của nước ta là đang dần thu hẹp lại phạm vi của hình phạt tử hình. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định 44/216 điều luật có hình phạt tử hình, đến Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ cịn 29 điều luật, lần sửa đổi năm 2009 đã giảm 8 tội không quy định hình phạt tử hình .Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã loại bỏ<small>15</small>

<small>12 Đinh Thế Hưng , Về hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự Việt Nam, (2018)</small>

<small>13 Nguyễn Ngọc Chí , Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, (2012)14 Tương tự [13]</small>

<small>15 8 tội phạm loại bỏ án tử hình là Tội hiếp dâm ; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội buôn lậu; Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu, công trái giả; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy ; Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy; Tội đưa hối lộ; Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Tách Tội khủng bố thành hai tội: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Tội khủng bố (thuộc chương Các tội xâm phạm trật tự, an tồn cơng cộng), hai tội phạm này đều qui định hình phạt tử hình. Như vậy, đến năm 2009, BLHS cịn 22 tội có hình phạt tử hình. Nhưng thực tiễn xét xử thì chỉ có 13 loại tội mà các bị cáo bị phạt tử hình. Trong đó các tội phạm giết người, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy, Tội hiếp dâm </small>

</div>

×