Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo tổng kết báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAO</b>

<b>KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI</b>

HỌC PHẦN: BÁO IN -BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

<b>BÁO CÁO TỔNG KẾTMÔN: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ</b>

Giảng viên bộ môn : Vũ Tuấn Anh

Lớp học phần : BIVBMĐT-49-TTQT.1_LT Sinh viên thực hiện : Trần Phương Linh

Mã sinh viên : TTQT49C11717

<b>HÀ NỘI, 7/2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>I. MỤC LỤC</b>

<b>I.MỤC LỤC ... 2 </b>

<b>II.CÁC BÀI ĐÃ THỰC HIỆN ... 3 </b>

1. Workshop “Xây dựng thương hiệu cá nhân” ... 3

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>Cuộc sống là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Nhu cầu về “Xây dựng thương hiệu cá nhân” ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ. </small></b>

<small>Vào 18h00 ngày 24/4 tại HVNG đã diễn ra Tọa đàm “Thiết kế truyền thông trong xây dựng thương hiệu” và Buổi ra mắt sách “Xây dựng thương hiệu cá nhân để tự bán mình với giá cao nhất”. nói chung và thế hệ trẻ Việt hiện nay nói riêng đã có cơ hội tìm hiểu chi tiết về chủ đề xây dựng thương hiệu của cá nhân, từ đó cách để đánh dấu vị trí bản thân trong nhịp sống của thời đại 4.0. </small>

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Buổi trò chuyện diễn ra với khơng khí hào hứng và nhiều năng lượng </small>

<small>Tọa đàm có sự tham gia của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên – Báo Tiền Phong, TS Vũ Tuấn Anh - Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại - Học viện Ngoại giaovà ThS Vũ Anh Đức - Giám đốc Hệ thống đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia và toàn thể sinh viên khoa Truyền thông quốc tế của HVNG. </small>

<small>Qua buổi toạ đàm, ba diễn giả đã truyền tải đến một góc nhìn đa chiều mới mẻ và sáng tạo, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, từ đó có được định hướng rõ ràng để khẳng định giá trị đích thực của bản thân. </small>

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Định hình giá trị bản thân sớm nhất có thể. </b>

<small>“Liệu sinh viên ngồi trên ghế nhà trường còn quá trẻ để xây dựng thương hiệu bản thân hay không?”, đây là một trong những thắc mắc khá phổ biến được đề cập trong tọa đàm. Để giải đáp thắc mắc này, ThS Vũ Anh Đức chia sẻ: “ Giới trẻ hiện nay được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin truyền thơng, khơng có lí do nào để từ chối tiếp nhận nguồn tài nguyên vô tận ấy. Nếu định hình được phong cách bản thân sớm và có một lộ trình chi tiết để bắt đầu phát triển, ta sẽ càng tiết kiệm thời gian của tương lai phía trước.” </small>

<small>Ảnh: Phương Linh</small>

Dù bạn là ai, ta cần phải biết điểm mạnh của mình là gì, mình có điểm gì nổi bật hay khác biệt? Sự định vị bản thân có thể là một q trình chứ khơng nhất thiết có thể hồn thành trong ngày một, ngày hai. Cả ba vị diễn giả đều đồng ý rằng chỉ có những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống mới có thể giúp người trẻ tìm thấy được điểm mạnh của bản thân họ.

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Liệu viral đã là thành công? </b>

<small>Với tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng như hiện nay, con người ngày dễ dàng trở nên “nổi tiếng” theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook,... Theo quan điểm nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, xây dựng thương hiệu cá nhân là quá trình tạo giá trị ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta, từ đó chia sẻ những giá trị ấy cho cộng đồng. </small>

<small>Ảnh: Phương Linh</small>

<small>Với sự công nhận ngày càng đông đảo của mọi người, thương hiệu cá nhân của chúng ta khi ấy sẽ càng phát triển và tiến xa hơn. Tuy nhiên, giá trị ấy phải mang lại được sự tích cực cho mọi người,khơng nên là những ảnh hưởng tiêu cực mang tính độc hại, có tính tiêu cực cho xã hội. Nếu đây chỉ là cái cớ để ta “phất lên như diều gặp gió”, nếu giá trị ấy khơng cịn giữ được ý nghĩa tốt đẹp như trước đó, mọi hành động của chúng ta đang làm sẽ chỉ là “làm màu” và “ảo tưởng” đến chính năng lực của mình. </small>

<small>Bổ sung ý kiến, nhà báo khẳng định mạng xã hội chỉ là phương tiện có nhiệm vụ truyền tải thơng điệp của chúng ta, cịn thơng điệp đó có ý nghĩa như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào điều chúng ta lựa chọn. Giá trị đó có thể chỉ truyền tải với một bộ phận nhất định, thế nhưng phải lựa chọn giátrị đó sao cho phù hợp với đại đa số công chúng.</small>

<b>Hãy tỏa sáng theo cách riêng của bạn. </b>

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Ảnh: Phương Linh</small>

<small>Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình có một ý nghĩa vơ cùng đặc biệt. Mỗi cá thể chúngta tuy không thể hồn hảo về mọi mặt, thế nhưng cũng đừng vì thế mà đánh mất bản thân chính mình. Tin tưởng và đi theo những giá trị của chính bản thân mình. Tích lũy kinh nghiệm và đừng từ bỏ trước những thất bại ta trải qua. Một khi đã tới thời cơ chín muồi, hãy nắm lấy chúng để vươn tới khoảnh khắc được tỏa sáng. </small>

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2. Bài thực hành dịch thuật </b>

<b>Tương lai hoạt động thám hiểm xác tàu Titanic sau thảm kịch Titan</b>

<b>Thảm hoạ nổ tàu Titan cùng cái chết của 5 thành viên trên con tàu đã dấy lên nhiều nghi vấn về tương lai của loại hình thám hiểm xác tàu Titanic. Cácchuyên gia cho rằng sự cố đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội khám phá tàn tích cùng những quy định mới nghiêm ngặt hơn về an toàn hàng hải ở ngoài khơi.</b>

Con tàu Titanic huyền thoại với hành trình vượt Đại Tây Dương cùng thảm kịch sau đó đã mê hoặc nhiều người trên khắp thế giới. Sự kiện này là cảm hứng cho bộ phim “Titanic” bất hủ, cùng với đó là sự ra đời của loại hình du lịch liên quan đến tàn tích này. Giới siêu giàu sẵn sàng chi trả hàng trăm nghìn đơ để có được trải nghiệm hiếm hoi này. Tuy nhiên, khơng phải chuyến đi nào cũng có cái kết viên mãn.

Con tàu Titan của công ty thám hiểm OceanGate phát minh (Ảnh: Associated Press)

Chiếc tàu lặn Titan do OceanGate Expeditions vận hành, đã bị mất tích dưới biển sâu sau khi đã được tìm thấy dưới , vụ nổ thảm khốc, cướp đi toàn bộ sinh mạng của 5 thành viên trên con tàu: tỷ phú người Anh Hamish Harding, doanh nhân người Pakistan gốc Anh Shahzada Dawood và con trai ông Suleman, nhà điều hành tàu ngầm người Pháp Paul-Henri Nargeolet và CEO Stockton Rush của OceanGate.

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Vụ thảm khốc đã thu hút sự chú ý trên tồn cầu. Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều ngày cho năm hành khách đặt ra nhiều câu hỏi về ngành công nghiệp thám hiểm biển sâu đầy âm u.

Một báo cáo của Associated Press nhận định rằng “Đây chính là chuyến đi khơng hẹn ước. Con tàu nằm trong vùng biển quốc tế nơi khơng có sự giám sát của quốc gia nào cùng những luật lệ và công ước được áp dụng. Các công ty thám hiểm chấp nhận rủi ro và để các tổ chức chính quyền kiểm định sự an tồn cho con tàu của họ”. Nhiều thông tin cho rằng công ty điều hành OceanGate đã không tuân thủ các tiêu chuẩn về thiết kế và đánh giá độ an toàn của tàu. Salvatore Mercogliano, giáo sư lịch sử chuyên nghiên cứu về lịch sử và chính sách hàng hải tại Đại học Campbell, Mỹ cho rằng: “Giống như ngành hàng không đầu thế kỉ 20, chúng ta đang trong giai đoạn thử nghiệm hoạt động lặn sâu xuống đáy biển”.

Ngành hàng khơng thời kì đó đang trong giai đoạn sơ khai, và chỉ khi có tai nạn xảy ra, các quyết định và luật lệ mới ra đời và áp dụng. Giống như cách bạn yên tâm khi ngồi trên máy bay như hiện tại, bạn sẽ khơng cịn do dự khi ngồi trên con tàu lăn sâu 4000 mét nữa. Chỉ là, hiện tại chúng ta chưa thể đạt tới trình độ đó”.

Cấu tạo con tàu Titan

Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu khoảng 12.500 feet dưới mực nước biển — gấp bốn lần chiều cao của toà nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa. Áp suất khổng lồ dưới nước ở độ sâu đó gấp 400 lần áp suất trên bề mặt. Rất ít con tàu có thể sống sót trong điều kiện đó.

Sau khi con tàu Titan mất tích vào ngày 18 tháng 6, một tổ chức có trụ sở tại New York có tên The Explorers Club, chuyên về các cuộc thám hiểm khoa học và thúc đẩy khám phá thực địa, cho biết họ không biết về bất kỳ kế hoạch nào để khám phá đống đổ nát của Titanic.

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trước đó, ơng David Scott-Beddard, Giám đốc điều hành của White Star Memories chuyên kinh doanh các kỷ vật và đồ tạo tác, nói rằng vụ tai nạn Titan có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến cơ hội được tham quan và nghiên cứu xác tàu Titanic trong tương lai.

“Cơ hội cho bất kỳ nghiên cứu nào về xác tàu Titanic trong tương lai là vơ cùng mong manh. Có lẽ khơng phải trong cuộc đời tơi,” Scott-Beddard. Ơng nhận định thêm rằng, sau cuộc điều tra về con tàu Titan, các quy tắc nghiêm ngặt hơn sẽ được đưa ra và áp dụng nhằm nâng cao sự an toàn.

Chuyên gia hàng hải Mercogliano nói rằng các hoạt động dưới biển sâu ít được kiểm duyệt kỹ lưỡng hơn so với các công ty đưa con người vào vũ trụ. Trong đó, báo cáo mới nhất cho thấy, trường hợp con tàu Titan đã hoạt động ở vùng biển quốc tế, nằm ngoài phạm vi của nhiều luật của Hoa Kỳ hoặc các quốc gia khác. Đã có nhiều thông tin cho rằng con tàu không được đăng ký là tàu của Hoa Kỳ. Thậm chí, Titan cịn khơng được phân loại bởi “một nhóm cơng nghiệp hàng hải đặt ra các tiêu chuẩn về các vấn đề như cấu tạo thân tàu”

Một nhóm các cơ quan quốc tế với đại diện từ Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Vương quốc Anh đang có cuộc điều tra thảm kịch Titan diễn ra trong năm ngày — cho đến khi. Đến ngày 22 tháng 6, các nhà chức trách tuyên bố "vụ nổ thảm khốc" dữ dội có thể đã giết chết phi hành đồn trên tàu. Các cơ quan đã tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ.

Chuyên gia về Titanic Tim Maltin nói rằng du khách nên dừng lặn thám hiểm xác tàu cho tới khi có thêm thơng tin về những gì xảy ra với tàu Titan. "Chúng tôi cần đảm bảo bất kỳ tàu nào đưa hành khách xuống đó đều được chứng nhận có thể đạt tới độ sâu lớn hơn hành trình dự kiến", ông Maltin nói.

Caroline Heaven, thành viên của Hiệp hội Titanic của Anh, đồng tình với quan điểm này. "Tơi khơng thấy có lý do gì để tham gia hành trình nguy hiểm tới xác tàu Titanic. Những rủi ro liên quan tới chuyến đi quá lớn, điều kiện khơng thuận lợi và tầm nhìn bị hạn chế khi tới vị trí xác tàu", bà nói.

Song nhiều người khác nói rằng lịch sử sẽ biến mất nếu các chuyến tham quan xác tàu Titanic dừng lại mãi mãi. Lowell Lytle, tác giả sách 91 tuổi, từng thăm xác tàu năm 2000 và mô tả hành trình do cơng ty RMS Titanic Inc tiến hành là trải nghiệm "tuyệt vời".

"Tôi tôn trọng những người nghĩ rằng chúng ta nên để con tàu nằm n dưới đáy biển và khơng làm gì cả. Nhưng nếu như thế, sẽ có những thế hệ khơng bao giờ được thấy tàu Titanic", ơng nói.

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phương Linh (Theo: Zawya) Bài báo gốc: What could happen to future Titanic expeditions after deadly submersible tragedy

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>3. Bài thu hoạch sau buổi gặp với chuyên gia về an ninh mạng Hiếu PC (Bài tập nhóm)</b>

<b>3.1 Cơng việc phụ trách:</b>

<b>- Cùng nhóm lên ý tưởng bài viết- Viết câu hỏi phỏng vấn Hiếu PC - Viết phần “Luôn tỉnh táo và cảnh giác”- Thiết kế hình ảnh minh hoạ cho bài viết 3.2 Sản phẩm </b>

<b>Link bài viết “AI qua góc nhìn của cựu hacker Việt Nam từng khiến giới an ninh mạng Mỹ điêu đứng”: </b>

QR bài viết:</b>

<b>AI QUA GĨC NHÌN CỦA CỰU HACKER VIỆT NAM TỪNG KHIẾNGIỚI AN NINH MẠNG MỸ ĐIÊU ĐỨNG</b>

Trong thời đại trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, nhiều thủ đoạn lừa đảo áp dụng công nghệ mới đã ra đời và gây ra nhiều quan ngại cho ngành an ninh mạng. Để nâng cao nhận thức của người trẻ về vấn đề đáng quan ngại này, chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) đã có một buổi chia sẻ với các bạn sinh viên ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao. Trong buổi gặp gỡ, trao đổi với các bạn sinh viên của Học viện Ngoại giao, chuyên gia Hiếu PC đã có những chia sẻ về vấn đề lừa đảo mạng áp dụng trí tuệ

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nhân tạo. Đặc biệt, anh nhấn mạnh về sự phát triển của chiêu trị lừa đảo mới sử dụng cơng nghệ Deepfake.

<b>Deepfake là gì?</b>

“Deepfake” là một thuật ngữ được ghép từ “deep-learning” - phân tích sâu và “fake” - làm giả. Đây là q trình sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phân tích sâu về hình ảnh, giọng nói của con người, từ đó tạo ra những hình ảnh, video, các tệp âm thanh mới dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được. Cụm từ “Deepfake” chưa được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người dùng internet tại Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các mạng xã hội như Facebook, TikTok, người dùng ít nhiều đã có những lần bắt gặp sản phẩm của Deepfake mà không hay biết.

Những ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh, ghép mặt hài hước chính là một loại hình Deepfake

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Deepfake có thể được sử dụng với những mục đích tốt như giải trí, truyền thơng khi có khả năng tạo ra những hình ảnh và video hài hước. Tuy nhiên, nhiều đối tượng xấu lại lợi dụng khả năng phân tích và tái tạo dữ liệu của Deepfake với mục đích tiêu cực như giả mạo để bơi nhọ hình ảnh, danh tiếng của nạn nhân, thậm chí là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

<b>Những “miếng mồi ngon” của chiêu trò lừa đảo sử dụng Deepfake</b>

Deepfake đã phát triển trên thế giới kể từ năm 2017, tuy nhiên tại Việt Nam, đây vẫn còn là một khái niệm khá mới và nhiều người vẫn chưa được phổ cập thông tin, kiến thức về cơng nghệ này. Lợi dụng kẽ hở đó, nhiều kẻ xấu đã sử dụng Deepfake để lừa đảo trên không gian mạng. Nạn nhân của lừa đảo sử dụng Deepfake không chỉ là những cá nhân bị giả mạo hình ảnh, giọng nói mà người thân, bạn bè của họ cũng có thể trở thành đối tượng bị lợi dụng lòng tin để trục lợi.

Những cuộc gọi mạo danh yêu cầu chuyển tiền (Ảnh minh họa: Ngọc Khuê) <small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Anh Ngô Minh Hiếu nhận định, kiến thức về an ninh mạng của người dân Việt Nam vẫn còn kém, nhiều người vẫn còn chủ quan và vơ tình khiến cho bản thân trở thành những “miếng mồi ngon" của các chiêu trị lừa đảo cơng nghệ cao. Khi sử dụng mạng xã hội, nhiều người dùng Việt có thói quen chia sẻ cơng khai các hình ảnh cá nhân hay các video ngắn lên các nền tảng như Facebook, TikTok. Trong khi đó, đối với các vụ lừa đảo sử dụng Deepfake, kẻ xấu chỉ cần nắm trong tay một số hình ảnh, video có giọng nói của nạn nhân là đã có thể nhanh chóng thực hiện các thao tác giả mạo. Theo anh Hiếu, hacker chỉ mất chưa tới một phút để tạo ra được các sản phẩm giả mạo giọng nói của nạn nhân.

<b>Luôn tỉnh táo và cảnh giác</b>

Hiểm họa từ những chiêu thức lừa đảo này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra những hậu quả khó lường với bất kì ai. Vậy làm cách nào để người dùng mạng có thể bảo vệ bản thân khỏi những cạm bẫy mang tên lừa đảo Deepfake?

Những dấu hiệu nhận biết hình ảnh giả mạo áp dụng thủ thuật Deepfake (Ảnh minh hoạ: Phương Linh)

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Theo chia sẻ của chuyên gia Hiếu PC, khi nhận được những tin nhắn, cuộc gọi video chớp nhoáng từ người khác với mục đích hỏi mượn tiền, đừng vội tin theo lời họ. Các cuộc gọi giả mạo bằng Deepfake thường khá ngắn, và kẻ lừa đảo sẽ lấy lí do kết nối kém để tránh phải sử dụng hình ảnh giả quá lâu. Các sản phẩm lừa đảo sử dụng Deepfake có một số lỗ hổng có thể nhận thấy bằng mắt thường, chẳng hạn như ánh mắt, cử chỉ khơng tự nhiên. Ngồi ra, người dùng có thể hỏi các câu hỏi cá nhân, trực tiếp gọi điện thoại để kiểm chứng, hoặc sử dụng các phần mềm kiểm tra Deepfake.

Bên cạnh hướng dẫn cách nhận diện và kiểm chứng các trường hợp lừa đảo, Hiếu PC còn đưa ra lời khuyên về cách sử dụng mạng xã hội an toàn để hạn chế rủi ro trở thành nạn nhân của giả mạo hình ảnh. Người dùng khơng nên đăng quá nhiều hình ảnh, video cá nhân lên các nền tảng công cộng như Facebook, TikTok, YouTube nếu như chúng khơng có mục đích hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân hay công việc. Hãy luôn tỉnh táo và chia sẻ có chọn lọc những thơng tin, hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội.

<b>Một hành trình dài đầy gian nan và thử thách</b>

Cho tới nay, số lượng trường hợp bị lừa đảo bởi AI được báo cáo tới dự án “Chống lừa đảo” của Ngô Minh Hiếu ngày càng tăng. Nhiều trường hợp đã bị

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mạo danh để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm nhằm tống tiền. Nhận định về vấn nạn lừa đảo sử dụng Deepfake, Hiếu PC cho biết: “Đây sẽ là một hành trình dài đầy gian nan và thử thách.” Trong thời gian sắp tới, trang web chongluadao.vn sẽ được cải tiến với các tính năng mới nhằm nâng cao khả năng đảm bảo an toàn khơng gian mạng cho người dùng.

Phát triển trí tuệ nhân tạo là một quá trình tất yếu trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đi kèm với đầu tư phát triển công nghệ, con người cũng phải chủ động bảo vệ bản thân trước mối đe dọa của tội phạm công nghệ cao. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất chính là phải nâng cao ý thức, trình độ người dân, phổ cập cho cơng chúng những kiến thức cần thiết để có thể sử dụng mạng an tồn. Về phía các bộ, ban ngành có thẩm quyền, cần phải tích cực tìm kiếm giải pháp răn đe, loại bỏ các trường hợp lừa đảo công nghệ cao, bảo đảm an ninh mạng cho mọi người dân Việt Nam.

<small>17</small>

</div>

×