DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂ
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp...................................................................................................20
Bảng 3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp...................................................................................................20
Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mơi trường của các loại hình sử
dụng đất nơng nghiệp..........................................................................................21
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2021..................38
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2015
– 2021..................................................................................................................41
Bảng 4.3. Thống kê diện tích đất nơng nghiệp theo xã, thị trấn năm 2015.........43
Bảng 4.4. Thống kê diện tích đất nơng nghiệp theo xã, thị trấn năm 2021.........44
Bảng 4.5. Biến động diện tích đất nơng nghiệp các xã, thị trấn năm 2021 so với
năm 2015.............................................................................................................45
Bảng 4.6. Diện tích, sản lượng, năng suất của một số cây trồng phổ biến trên địa
bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................................48
Bảng 4.7. Các loại hình sử dụng đất chính của các xã thuộc huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................................................50
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp.51
Bảng 4.9. Độ lệch chuẩn của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.................52
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp các
xã thuộc huyện Phong Điền.................................................................................53
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất............53
Bảng 4.12. Số cơng lao động của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp các xã
thuộc huyện Phong Điền.....................................................................................54
Bảng 4.13. Giá trị ngày cơng của các loại hình sử dụng đất...............................55
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của các xã thuộc huyện Phonh Điền........................................................56
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất
nơng nghiệp các xã thuộc huyện Phong Điền.....................................................56
Bảng 4.16. So sánh mức độ sử dụng phân bón của nơng hộ với quy trình kỹ
thuật được khuyến cao.........................................................................................62
Bảng 4.17. Tỷ lệ trung bình sử dụng phân bón của nông hộ so với mức khuyến
cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn...........................................63
Bảng 4.18. Đánh giá hiệu quả mơi trường các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp
của các xã thuộc huyện Phong Điền....................................................................63
Bảng 4.19. Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp của các xã thuộc huyện Phong Điền...............................................64
Y
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu...................................................................23
Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Phong
Điền năm 2021....................................................................................................47
BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nghĩa đầy đủ
BNN Bộ nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GO
VA Giá trị sản xuất
IC Giá trị gia tăng
IRR
AP Chi phí trung gian
LUT Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
NPV
SALT Năng suất bình quân
TNHH
UBND Loại hình sử dụng đất
HĐND Giá trị hiện tại của thu nhập thuần
QĐ-UBND Kỹ thuật canh tác trên đất dốc
PTNT Trách nhiệm hữu hạn
PCCCR Ủy ban nhân dân
MTQG
HTX SXNN Hội đồng nhân dân
Quyết định - Ủy ban nhân dân
OCOP Phát triển nông thôn
Phòng cháy chữa cháy rừng
FAO Mục tiêu quốc gia
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
UNDP Chương trình phát triển kinh tế khu vực
nông thôn
Food and Agriculture Organization of the United
Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Hiệp
Quốc)
United Nations Devolopment Progamme (Chương
trình phát triền Liên Hiệp Quốc)
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài..........................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp..........................................................3
2.1.2. Các vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng đất.............................................4
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.................................................5
2.1.4. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững........6
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................12
2.2.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp trên thế giới........................12
2.2.2. Tình tình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam........................14
2.3. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan..........................................................15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................17
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................17
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.......................................................17
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất..18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................23
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................23
4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Phong Điền.......................................28
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................37
4.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.. .38
4.2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phong Điền..........................................38
4.2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền..............47
4.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................................49
4.3.1. Thông tin chung của các hộ điều tra..........................................................49
4.3.2. Hiệu quả kinh tế........................................................................................50
4.3.3. Hiệu quả xã hội..........................................................................................54
4.3.4. Hiệu quả môi trường.................................................................................57
4.3.5. Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các loại hình sử
dụng đất nơng nghiệp của các xã thuộc huyện Phong Điền................................64
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...................65
4.4.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...........................65
4.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư............................................................................65
4.4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng........................................................................65
4.4.4. Giải pháp về khoa học...............................................................................66
4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách trong nơng nghiệp...................................66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................67
5.1. Kết luận........................................................................................................67
5.2. Kiến nghị......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................69
PHỤ LỤC...........................................................................................................72
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là đối tượng lao động vừa là
công cụ lao động trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên đất đai là một nguồn tài
nguyên bị giới hạn về số lượng và cố định về vị trí khơng gian, q trình sử dụng
của chất lượng đất đai có thể tốt lên cũng có thể ngày trở nên xấu đi. Trong đó đất
nơng nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất
nơng nghiệp. Nó khơng chỉ là chỗ dựa của lao động mà cịn cung cấp thức ăn cho
cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai. Đất
nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, nó là đối tượng
lao động vừa là tư liệu lao động. Con người lợi dụng một cách có ý thức các tính
chất tự nhiên của đất đai như lý học, hóa học, sinh vật, các tính chất khác để tác
động lên cây trồng nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Huyện Phong Điền nằm ở phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích
đất tự nhiên là 94.566,11 ha chiếm 18,88%. Là huyện có diện tích đất nơng
nghiệp lớn chiếm 85% diện tích đất tự nhiên của huyệnTrong nhiều năm gần đây,
hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã hội nhập và được ứng dụng rộng rãi trong các
ngành các cấp khác nhau. GIS là công cụ quản lý và trợ giúp ra quyết định trong
nhiều ngành như mơi trường, biến đổi khí hậu đến quản lý hạ tầng cơ sở kỹ
thuật, lâm nghiệp, kinh tế, xã hội… Công nghệ GIS với khả năng lưu trữ, xử lý
và phân tích dữ liệu khơng gian mạnh mẽ rất thích hợp trong việc quản lý đất
đai. Người dân sử dụng đất theo kinh nghiệm và thói quen nhằm khai thác triệt để
để đem lại lợi ích kinh tế, sử dụng đất theo hướng tăng khả năng sinh lợi tối đa
mà khơng chú trọng đất các khía cạnh xã hội và môi trường.
Nghiên cứu, đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về cả
ba mặt kinh tế, xã hội và mơi trường, từ đó đề ra các biện pháp sử dụng đất hiệu
quả hơn nhằm đánh giá đúng mức độ các loại hình sử dụng đất hợp lý có hiệu
quả cao theo quan điểm bền vững, làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử
dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp một cách tiết kiệm và
bền vững là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất
và Môi trường nông nghiệp, sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Bình, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp từ
đó đề xuất được một số giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả để
đảm bảo phát triển nền nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại các xã trên
địa bàn huyện Phong Điền.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về kinh tế, xã
hội và môi trường đối với các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện Phong Điền.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Để đạt được những mục đích trên cần nắm vững các loại hình sử dụng đất
nơng nghiệp một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
nông nghiệp và các loại hình sử dụng trên địa bàn.
- Các giải pháp đề xuất phải khoa học và có tính khả thi cao.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Theo quan điểm của đánh giá đất thì đất đai được định nghĩa là một vùng
đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyết
định đến khả năng khai thác được hay không mà ở mức độ nào của vùng đó.
Thuộc tính của đất bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ
văn, động vật, thực vật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của
con người [22].
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam
cho rằng "Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được"
và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và
dưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sơng
suối, ...), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong
lịng đất, tập đồn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả
nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại [18].
Đất nông nghiệp là đất được xác định sử dụng vào mục đích chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp như trồng các loại cây hàng năm và lâu năm, làm đồng cỏ
chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; làm muối và đất nơng nghiệp có rừng. Theo
khoản 1, Điều 10, Luật đất đai 2013, nhóm đất nơng nghiệp bao gồm 8 loại sau:
(1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
(2) Đất trồng cây lâu năm; (3) Đất rừng sản xuất; (4) Đất rừng phòng hộ; (5) Đất
rừng đặc dụng; (6) Đất nuôi trồng thủy sản; (7) Đất làm muối; (8) Đất nông
nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục
vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho mục đích
học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh [14].
Theo điều 9, Thơng tư 28/2014/BTNMT, nhóm đất nơng nghiệp, bao gồm:
(1) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu
năm; Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất
3
chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất
trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương
rẫy trồng cây hàng năm khác); (2) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; (3) Đất nuôi trồng thủy sản; (4) Đất làm
muối; (5) Đất nông nghiệp khác.
2.1.2. Các vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả
Khái niệm về hiệu quả ngày nay được sử dụng rất rộng rãi, nói đến hiệu
quả được hiểu là cơng việc đạt kết quả tốt. Hay hiệu quả là kết quả mong muốn,
cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu
quả có nghĩa hiệu suất, năng suất. Với lĩnh vực kinh doanh thì hiệu quả là lãi
suất, lợi nhuận. Trong lao động thì hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá
bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc bằng
số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian. Còn trong xã hội,
hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
Khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của
Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, hiệu quả phải được xem
xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [17].
2.1.2.2. Hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chúng ta không
chỉ đánh giá về một mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu quả xã
hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các
loại hiệu quả. Nó có vai trị quyết định với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh
tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính tốn tương đối chính xác và
biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hóa các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả xã hội rất là khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉ
tiêu mang tính định tính như tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, ổn định
chỗ ở, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư lành mạnh xã hội.
- Hiệu quả về mặt môi trường: Đây là loại hiệu quả được các nhà môi
trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi
là có hiệu quả khi mà hoạt động sản xuất đó khơng có những ảnh hưởng xấu đến môi
trường đất, nước, khơng khí, khơng làm ảnh hưởng đến môi sinh và đa dạng sinh
học.
Tóm lại: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp phải được xem xét
một cách tồn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu
quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả mơi trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với
nhau như một thể thống nhất và không thể tách rời nhau [11].
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
qn trong vùng có điều kiện đất đai.
Năng suất sinh học được tính bao gồm các sản phẩm chính và sản phẩm
phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.
Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu
quả kinh tế.
Về chất lượng: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh
trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắt
đầu ngay từ khâu sản xuất: Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lí nhất để bán sản phẩm được giá.
Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là
thước đo quan trọng nhất của hiệu quả sử dụng kinh tế đối với một hệ thống sử
dụng đất. Các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập
đều phải được tính đến.
Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể
về khơng gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử
dụng đất. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi rịng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất
tiền vay vốn ngân hàng.
Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị
trường nội địa. Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, thối hỏng, tránh cho người
sản xuất không bị người mua độc quyền, ép giá [11].
2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về xã hội
Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu
của người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên sản xuất hàng hóa.
5
Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ phù hợp với số
vốn của người nông dân.
Hệ thống phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương,
được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã
được giao với lợi ích các bên rạch rịi.
Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời gian phù hợp.
Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định và phương án sản
xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.
Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việc
bình đẳng giới và quyền trẻ em: Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc
hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của
chúng.
Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với pháp luật và hương ước cộng đồng
[11].
2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả về môi trường
Giữ đất khơng bị rửa trơi xói mịn: Thể hiện bằng sự giảm thiểu chất lượng
đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho
từng loại đất, thảm thực vật ở mỗi địa phương.
Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hồn hữu cơ được cải thiện.
Đảm bảo nguồn sinh thủy không bị khai thác cạn kiệt, hạ mực nước ngầm,
ô nhiễm nguồn nước.
Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái ( > 35% ).
Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền
vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày, ...).
Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loại cây trồng bản địa vốn đã được chọn
lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; bổ sung một số loài mới đảm
bảo cân bằng sinh thái.
Các chỉ tiêu thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ
thống sử dụng đất. Tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất
các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét
trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng số khác nhau [11].
2.1.4. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
2.1.4.1 Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
a. Sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người – đất trong tổ hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định
và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa cơng dụng đất nhằm
đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc
phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất
định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc
tính tự nhiên của đất đai. "Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất " các nhiệm vụ
và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về khơng gian, hình thành hiệu quả kinh tế khơng
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mơ
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
Loại hình sử dụng đất:
- Loại hình sử dụng dất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất
đai của mỗi vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh
tế - xã hội và kỹ thuật được xác định với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi
và mục đích nghiên cứu [7].
Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp:
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là
tồn bộ diên tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật ni đồng thời giữ gìn bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đất hiệu quả cao. Đây là kết quả của
việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thơng
qua tính tốn hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau như năng suất cây trồng, chi phí
đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất, ... Muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính
sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, tăng
cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu
[10].
7
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản
xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc cần thiết và hết
sức quan trọng với mỗi quốc gia.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất chủ yếu là:
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên:
+ Điều kiện tự nhiên (đất, nuớc, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, ...)
có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để
sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi xác định vùng nơng nghiệp hố cần đánh
giá điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực
phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng.
+ Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Lượng mưa nhiều hay
ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của
đất, cũng như đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát
triển [10].
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc, hướng dốc, ... thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó
ảnh huởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.
+ Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp,
là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi
canh tác và cơ giới hóa.
- Nhóm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và con người:
Trong điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội ổn định thì hiệu quả kinh tế sẽ
đạt được cao, cho dù có một số yếu tố có thể khơng hồn thiện. Mặt khác các
yếu tố khác đều hoàn thiện mà điều kiện kinh tế - chính trị xã hội khơng ổn định
thì hiệu quả kinh tế đạt được là khơng cao.
+ Con người có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất, áp dụng các
chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chính sự áp dụng này đã
làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của việc sử dụng đất nông lâm nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Trong các yếu tố cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thơng vận tải là quan trọng nhất, nó góp
phần vào việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu
vào cho sản xuất.
+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất
thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về
vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền
thông trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
9
+ Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất, chính sách khuyến nơng, chính sách định canh định cư, chính sách
dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư,
chính sách xố đói giảm nghèo, ...
+ Biện pháp kỹ thuật canh tác: Là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hồ giữa các yếu tố của q trình sản
xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Theo tác giả Đường
Hồng Duật (1994) [8], thì biện pháp kỹ thuật canh tác là những tác động thể
hiện hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều
kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo.
- Nhóm nhân tố môi trường kinh doanh:
+ Môi trường kinh doanh chịu sự chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội đã
ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nông nghiệp và người
nông dân.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là câu nói giữa người sản
xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này
giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
- Các yếu tố về vốn:
Vốn là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với hộ nông dân nhằm đầu tư cho
sản xuất, thâm canh tăng năng suất nông lâm nghiệp. Nếu thiếu vốn hiệu quả
kinh tế sử dụng đất sẽ không được cải thiện. Vì vậy, vốn là nhân tố hết sức quan
trọng trong quá trình sản xuất.
2.1.4.2 Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
a. Những quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là một nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và tồn cầu, phát triển nơng nghiệp
bền vững hiện nay đã trở thành sự quan tâm đặc biệt của các nhà môi trường, các
cán bộ nghiên cứu nông nghiệp, nông dân, thậm chí cả các chính trị gia và các tầng
lớp xã hội khác, ... Thuật ngữ: "sử dụng đất bền vữmg" (Sustainable Land Use) đã
trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Theo Douglas (1984), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống sản xuất
đủ lương thực trong một thời gian dài, mà không phá hủy các nguồn lợi thiên
nhiên, đồng thời phải đảm bảo tính bền vững xã hội cộng đồng, được dựa trên
nền tảng đạo đức, ý thức và mối quan hệ của con người với các thế hệ tương lai
và với các loài sinh vật khác.
Theo Conway (1987), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống phải duy
trì được năng suất sinh khối (sinh khối/đơn vị diện tích/đơn vị thời gian) theo
thời gian từ thập kỷ đến thế kỷ.
Theo tổ chức nông lương thế giới, FAO (1989, 1991), hệ thống nông
nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, để thỏa mãn những nhu cầu của con người, trong khi duy trì
hoặc nâng cao chất lượng mơi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên. Hệ
thống đó phải bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên một cách
hợp lý nhất và phải có phương hướng thay đổi công nghệ và thể chế để đảm bảo
duy trì và thỏa mãn liên tục những nhu cầu của con người ở hiện tại và trong
tương lai. Sự phát triển bền vững như vậy phải gắn liền với việc bảo vệ đất,
nước, các nguồn gen cây trồng, vật ni, và đảm bảo lợi ích kinh tế và sự chấp
nhận xã hội.
Theo Okigbo (1991), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có sản
lượng chấp nhận được hoặc tăng lên, thỏa mãn nhu cầu của con người ngày một
nâng cao; một hệ thống có năng suất tăng liên tục, đảm bảo có hiệu quả kinh tế
cao và an tồn sinh thái, thông qua sự quản lý các nguồn lợi thiên nhiên và đầu
tư, với những tổn hại ít nhất đối với mơi trường và ít nguy hiểm nhất đối với con
người. Nông nghiệp bền vững phải được xem xét ở các khía cạnh sinh thái và
kinh tế - xã hội (Allen và cộng sự, 1991; Nehe, 1992; Yunlong và Smit, 1994).
Theo Greenland (1994), hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản
lý đất bền vững, khơng làm suy thối đất, hoặc làm ơ nhiễm môi trường, trong
khi đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người.
FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai
về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, dù thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt
cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.
- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên
nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không
phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, khơng phá
vỡ bản sắc văn hố - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không
gây ô nhiễm môi trường.
11
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nơng nghiệp, củng cố lịng tin
trong nông dân.
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio
De Janerio – Braxin, đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến
lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ XXI. UNDP đã đưa
ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất);
- Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự thối
hóa đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ);
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi);
- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận);
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà
còn cả về mặt mơi trường, lợi ích kinh tế và xã hội.
Năm nguyên tắc trên nếu trong thực tế đạt được đầy đủ thì sự bền vững
trong sử dụng đất sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được khả năng bền vững
một số bộ phận hay chỉ bền vững có điều kiện. Theo quan điểm và nguyên tắc
FAO thì sử dụng đất bền vững áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam cần phải thể
hiện ở ba nguyên tắc sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thối hóa đất, bảo vệ mơi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
b. Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: Tăng trưởng
kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; “cơng nghiệp hóa sạch” và phát triển
nơng nghiệp bền vững. Đối với tăng trưởng kinh tế nhanh, theo phân tích của
các chun gia, hiện có khơng ít thách thức là suất đầu tư cao đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư lớn; mức độ chế biến thấp dẫn đến tiêu tốn tài nguyên; sự biến động giá
cả trên thị trường thế giới; nguồn nợ nước ngoài ngày càng lớn, …
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cần chuyển từ tăng trưởng chủ yếu
theo chiều rộng sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Sự chuyển đổi này sẽ
làm giảm suất đầu tư hạn chế sự tiêu hao tài nguyên tính cho mỗi đơn vị giá trị
sản phẩm. Việc chuyển nền kinh tế dựa vào khai thác và sử dụng tài nguyên thô
sang chế biến sâu hơn cũng được khuyến cáo như một giải pháp quan trọng
nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững nhờ tiết kiệm và tăng
hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Với phương châm thúc đẩy cơng nghiệp hóa “sạch”, các chun gia đề xuất
những giải pháp gắn việc thúc đẩy phát triển công nghiệp với việc xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển các ngành, có sự lồng ghép yếu tố sử dụng tài nguyên
môi trường, cơ cấu lại công nghiệp, hạn chế các ngành tiêu tốn nguyên, vật liệu
và gây ô nhiễm.
Đối với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, cần đặc biệt chú
trọng những giải pháp liên quan đến hoàn thiện pháp luật và chính sách phát
triển bền vững, quy hoạch phát triển nơng thôn, cơ cấu lại kinh tế nông thôn
theo hướng đẩy mạnh các ngành phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ
mới, công nghệ sinh học, thúc đẩy công nghệ chế biến nông sản, …
Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển thơng qua
việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững;
tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ mơi trường tồn cầu và khu
vực như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích
phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thơng tin, kinh nghiệm về phát triển bền
vững.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp trên thế giới
Trái đất có bán kính trung bình 6.371 km, chu vi theo đường xích đạo
40,075 km và diện tích bề mặt của trái đất ước tính khoảng 510 km2 (tương
đương với 51 tỉ hecta) trong đó diện tích biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ
hecta, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ.
Theo P. Buringh (1994) [20], tồn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp
của thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% diện tích đất liền), cịn 11,7 tỉ hecta (chiếm
78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nơng nghiệp được. Diện tích các
loại đất khơng sử dụng cho nông nghiệp là: đất quá dốc 2,682 tỉ ha (18%), đất quá
khô 2,533 tỉ ha (17%), đất quá lạnh 2,235 tỉ ha (15%), đất đóng băng 1,490 tỉ
(10%), đất quá nóng 1,341 tỉ (9%), đất quá nghèo 0,745 tỉ ha (5%), đất quá lầy
0,595 tỉ ha (4%).
Đất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1,5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng diện tích
đất đai, bằng 46% đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp) còn 1,8 tỉ hecta (54%)
13
đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp nhưng chưa được khai thác. Về mặt chất
lượng đất nơng nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất
trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới 58% [19].
Như vậy, đất có khả năng canh tác nơng nghiệp trên tồn thế giới có hạn,
diện tích có năng suất cao thì lại q ít. Mặt khác, mỗi năm trên thế giới lại bị mất
12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông
nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và
các loại thuốc sát trùng. Do đó, đất nơng nghiệp là nhân tố vơ cùng quan trọng đối
với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các
nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con
người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế
- xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật đã gây ra những hậu quả tiêu cực như ô
nhiễm môi trường, thối hóa đất. Kết quả là hàng loạt diện tích bị thối hóa trên
phạm vi tồn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị
xói mịn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất, …
Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích tự nhiên. Tiềm năng đất
trồng trọt nhờ các nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó
xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm
trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và
chua, khoảng 40 – 60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng
đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển
thành cây bụi và cỏ dại.
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông
qua công thức luân canh lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước
quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây
đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh.
Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ
thuật canh tác SALT.
SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm
và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà
phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai
thác thêm những diện tích đất có khả năng nơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu
về lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày một tăng
nhanh nên bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm [15].