lOMoARcPSD|38146348
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
VẬN DỤNG ĐÀO TẠO CON NGƯỜI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM
HVTH : NGUYỄN DUY
MSHV : 226101067
Lớp : 222MBA11
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2023
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
VẬN DỤNG ĐÀO TẠO CON NGƯỜI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM
HVTH : NGUYỄN DUY
MSHV : 226101067
: 222MBA11
Lớp
GVHD : TS. NGUYỄN MINH TRÍ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 02 năm 2023
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
.......................................................................................................................................... .........
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
.......................................................................................................................................... .........
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ......................
...................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
TS. Nguyễn Minh Trí
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................. 2
1. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT…………………………………………………..2
Khái niệm về Chất
Khái niệm về Lượng
Quan hệ Biện chứng
Tóm tắt Nội dung
2. VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO ĐÀO TẠO CON NGƯỜI. ............................ 6
Đánh giá Tình hình
Vận dụng Quy luật
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................13
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
MỞ ĐẦU
Việt Nam sau 35 năm thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế đã và đang đạt
được những thành tựu to lớn. Nhờ đổi mới, đất nước đã thay da đổi thịt, mọi mặt của
xã hội đều được cải thiện tích cực và hội nhập quốc tế đã góp phần đưa đất nước kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao thế và lực và trở thành một
phần không thể tách rời với thế giới. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế không chỉ đặt ra
những địi hỏi vơ cùng khắt khe đối với năng lực của quốc gia mà cịn u cầu nguồn
nhân lực hồn thiện mọi yếu tố cần thiết như thể chất, kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ,
đạo đức và bản lĩnh chính trị…để sẵn sàng tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
Nhờ sự tiến bộ vượt bậc về tri thức nhân loại, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật,
các quan điểm học thuyết và hiện tượng mà chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp
để tổng hợp, đánh giá, phân tích và đưa ra những kết luận logic, khoa học và sát với
thực tiễn xã hội hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, dù đứng dưới góc độ nào thì tất cả những
vấn đề hiện tượng đó đều có chung một nguồn gốc để giải thích, đó là triết học bởi
triết học là khoa học của mọi khoa học. Tuỳ mục đích và giới hạn nghiên cứu khác
nhau mà chúng ta có thể sử dụng một hay nhiều nguyên lý triết học để giải thích cho
một hiện tượng. Có khơng ít trường hợp phải kết hợp nhiều nguyên lý để đưa ra nhận
định cho một vấn đề, nhưng cũng có trường hợp chỉ cần một nguyên lý mà chúng ta
đã có thể nhìn thấy gần như tồn bộ bản chất cũng như sự biến đổi kỳ diệu của sự vật
hiện tượng.
Trong phạm vi của bài tiểu luận này, em xin phép trình bày về nội dung của
quy luật lượng chất và vận dụng quy luật này vào quá trình đào tạo con người đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước ta. Rất mong được thầy nhận xét
đánh giá để em có cơ hội củng cố kiến thức về quy luật này, đồng thời rút kinh
nghiệm bản thân về phương pháp học tập nghiên cứu triết học, từ đó làm nền tảng để
nghiên cứu các khoa học khác cũng như khả năng vận dụng lý thuyết vào trong thực
tế công việc giúp công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc
biệt giúp cải thiện nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực của công ty, vừa phát triển thị
trường trong nước nhanh chóng, vừa từng bước thâm nhập thị trường quốc tế một
1
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
cách tự tin để đưa sản phẩm đến với khách hàng khu vực và thế giới thành công, góp
phần làm rạnh danh ngành sản xuất vật liệu xây dựng xanh của Việt Nam.
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT
Khái niệm về Chất:
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là chính nó
chứ khơng phải là cái khác.
Có thể thấy, mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có làm
nên chính bản thân chúng, nhờ đó chúng khác với các sự vật và hiện tượng khác. Chất
có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng nhưng khơng đồng nhất với
thuộc tính. Mỗi sự vật hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản,
khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật hiện tượng cũng thay đổi theo.
Thông qua sự tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác mà những thuộc tính
yếu tố cấu thành của sự vật hiện tượng mới được nhận biết một phần hoặc toàn bộ.
Mỗi sự vật hiện tượng có thể có một hoặc rất nhiều chất, chất và sự vật có mối
quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau. Không thể tồn tại sự vật khơng có chất và
khơng thể có chất nằm ngồi sự vật, tuy nhiên khơng phải bất kỳ thuộc tính nào cũng
biểu hiện chất của sự vật.
Chất và sự vật không tách rời nhau, chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định
của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của
sự vật, làm cho sự vật này khơng hịa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái
khác.
Khái niệm về Lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc
độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó, khơng
phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài
2
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu
nhanh hay chậm…
Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo
lượng cụ thể, tuy nhiên cũng có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng
và khái quát như trình độ nhận thức, văn hố, lịng u nước của một người có hay
khơng và cao hay thấp.
Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật, có những lượng
vạch ra yếu tố quy định bên ngồi của sự vật. Bản thân lượng khơng thể nói lên sự vật
đó là gì, các thơng số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự
vận động biến đổi của sự vật, đó chính là mặt khơng ổn định của sự vật.
Quan hệ Biện chứng:
Mỗi sự vật hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và lượng. Hai
mặt đối lập không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho sự vận động,
biến đổi theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất của sự
vật và ngược lại. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện
nhất định thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết,
chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ
chất đang kìm hãm nó. Q trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt: chất và lượng tạo
nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để
chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Đó là cách thức vận động và phát triển không
ngừng của sự vật.
Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi
về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Nắm được quy luật biến đổi về chất
và lượng giúp chúng ta hiểu được trạng thái và quá trình phát triển của sự vật một
cách khoa học, khách quan.
Trong quá trình diễn ra sự thay đổi về chất, độ là phạm trù triết học chỉ ra sự
thông nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa đủ
để diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật khiến nó trở thành cái khác. Trong giới hạn
3
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
của độ, lượng và chất vẫn tác động biện chứng với nhau giúp sự vật vận động và vẫn
là chính nó.
So với lượng, chất tương đối ổn định cịn lượng có xu hướng biến đổi thường
xuyên hơn, sự thay đổi của sự vật luôn được bắt đầu từ sự thay đổi về lượng mặc dù
không phải lúc nào lượng đổi sẽ ngay lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất dù sự thay
đổi đó ít nhiều ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chất thay đổi chậm hơn
lượng, và sẽ thay đổi khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì dẫn đến
sự thay đổi về chất, khi đó vật chất khơng cịn là nó mà được thay thế bằng một sự vật
mới.
Sự thay đổi về chất diễn ra được gọi là bước nhảy, là sự kết thúc một giai đoạn
biến đổi về lượng, chấm dứt một chu trình vận động cũ, tạo ra một bước ngoặt mới
với sự thống nhất biện chứng mới giữa chất và lượng của sự vật mới nằm trong một
biên độ mới. Sự thay đổi có thể diễn ra ngay lập tức, nhưng cũng có thể diễn ra từ từ
nhờ sự tích luỹ liên tục về lượng trong một khoảng thời gian cho đến khi đủ để vượt
qua ngưỡng giới hạn về độ.
Sự thay đổi của sự vật có thể diễn ra một cách tồn bộ hoặc cục bộ tuỳ thuộc
vào quy mô của bước nhảy.
Tóm lại, khi lượng tích luỹ đến giới hạn (điểm nút) thì sẽ diễn ra bước nhảy tạo
ra sự vật mới thay thế cho sự vật cũ, và quá trình này lại tiếp tục diễn ra trên sự vật
mới…Cứ như vậy quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo quy luật
thống nhất, tuần tự, liên tục làm cho sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển.
Do lượng và chất có quan hệ biện chứng trong sự vật hiện tượng nên cho dù
lượng đổi dẫn đến chất đổi nhưng ngay sau khi chất mới ra đời, chất lập tức tác động
trở lại lượng, quy định tính chất, quy mơ, tốc độ phát triển, giới hạn thay đổi mới và
lượng điều chỉnh thích ứng theo một cách biện chứng trong sự vật, hiện tượng mới.
4
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Tóm tắt Nội dung:
Trong thế giới, mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi
dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ diễn ra sự thay đổi của sự
vật thông qua bước nhảy, khi đó chất mới ra đời và tác động trở lại lượng mới, nhờ
đó tạo ra quá trình vận động phát triển khơng ngừng của sự vật.
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khơng đứng riêng lẻ một mình mà bằng
cách này hay cách khác chúng đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhờ đó sự vật hiện
tượng khẳng định nó là chính nó, và sự thay đổi của sự vật hiện tượng còn chịu ảnh
hưởng theo nhiều mức độ, tốc độ, quy mô khác nhau bởi những sự vật hiện tượng
xung quanh.
5
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO ĐÀO TẠO CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Đánh giá Tình hình:
Thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ sang thời đại của tri thức,
công nghệ số, những phương thức mới đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát
triển và hội nhập của mọi nền kinh tế.
Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ buộc mỗi người phải tự trang bị cho mình
năng lực và sự hiểu biết về quốc tế bởi các vấn đề trong nước và quốc tế ln có tác
động qua lại lẫn nhau theo nhiều hướng và nhiều cấp độ. Trình độ khoa học kỹ thuật,
công nghệ phát triển cao, kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi
nguồn nhân lực phải có trình độ tiệm cận với những tiêu chuẩn mới của thế giới. Thế
giới biến động không ngừng và rất khó lường địi hỏi nguồn nhân lực phải được trang
bị năng lực thích ứng linh hoạt trước mọi chuyển biến.
Thấu hiểu sâu sắc những u cầu đó, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết
sách quan trọng và kịp thời về việc đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phong cách chuyên nghiệp, sẵn sàng thích ứng linh
hoạt trước mọi tình hình tham gia làm việc trong môi trường quốc tế.
Công tác đào tạo phải được tiến hành trên quy mô rộng từ cấp cơ sở cho đến
cấp cao nhất, hiển nhiên đây là một chặng đường rất dài đòi hỏi sự nỗ lực của nhà
nước và nhân dân. Có thể thấy, những nhận định về yêu cầu năng lực của nguồn nhân
lực phục vụ hội nhập quốc tế đã có sự thay đổi từ thấp lên cao, với mức độ ngày một
khó hơn. Từ đó, những chính sách mở đường cho việc hiện thực hố chiến lược đó
cũng có những thay đổi rất cụ thể về số lượng các nội dung, về độ khó, độ rộng mở
của kiến thức, cũng như các kỹ năng cần thiết để trở thành con người đủ tiêu chuẩn
hội nhập quốc tế. Không chỉ đối với nguồn nhân lực, mà các điều kiện phục vụ đào
tạo như chất lượng và quy mô đào tạo, số lượng và chất lượng phương tiện bổ trợ,
chất lượng giảng viên cũng đã được chú trọng đầu tư nâng cấp. Không những dùng
nội lực để thực hiện, mà cịn nghiên cứu tìm hiểu từ môi trường quốc tế, từ đối tác,
6
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
kết hợp với quốc tế để tạo môi trường gần nhất với thực tế giúp công tác đào tạo thêm
hiệu quả.
Nguồn nhân lực trước khi tham gia vào hoạt động quan hệ, hội nhập quốc tế
được trang bị đầy đủ phương pháp luận, phong cách làm việc khoa học hiệu quả,
chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng chun mơn, thực hành theo chuẩn mực quốc tế,
nắm vững pháp luật, quy định và thơng lệ quốc tế, am hiểu văn hố, lối hành xử của
các quốc gia, sử dụng thông thạo ngoại ngữ và thành thạo các kỹ năng tin học, ứng
dụng kỹ thuật số vào trong công việc, đặc biệt là hồ nhập nhưng khơng hồ tan, nghĩa
là phải giữ được bản ngã, nét riêng của truyền thống văn hoá dân tộc, bản lĩnh chính
trị vững vàng. Dù năng lực, địa vị thăng tiến đến đâu, dù tiền kiếm được nhiều đến
đâu thì cái “chất” Việt Nam vẫn khơng thay đổi mà nó vẫn phải là thứ khiến bạn bè
thế giới có thể nhận ra một cách rõ nét. Những thay đổi vượt bậc đó diễn ra trong mỗi
người nhờ chính sách chung, nhờ sự nỗ lực nâng cấp đầu tư trong giáo dục đào tạo đã
giúp nguồn nhân lực của chúng ta từng bước cải thiện, nâng cấp, được quốc tế ghi
nhận.
Vận dụng Quy luật:
Tuy mỗi quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, tiềm lực kinh tế, nền văn hố,
ngơn ngữ, dân số, vị trí địa lý…khác nhau nhưng nhập học, thi, thi đỗ, lên lớp rồi tốt
nghiệp, ra trường và đi làm là những quy luật gần như thống nhất một cách tuyệt đối.
Cho thấy, một trong những điểm quan trọng quyết định đến sự phát triển của các
nước khi hội nhập quốc tế chính là chất lượng của nguồn nhân lực.
Việt Nam trong những năm qua được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự
nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế để phát triển, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và
tinh hoa của thế giới.
Các bậc học hiện vẫn duy trì từ mầm non tới sau đại học nhưng nhìn vào lượng
kiến thức, phương pháp đào tạo, năng lực giáo viên, năng lực học sinh, điều kiện đầu
tư của nhà nước và gia đình, điều kiện kinh tế xã hội đã có những sự thay đổi đáng kể
về chất và lượng. Ở bậc mầm non, so với thời khái niệm chỉ là “trông trẻ” một cách
giản đơn thì ngày nay, từ cấp học này, mọi điều kiện cơ sở vật chất, đào tạo đã được
7
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
nâng cấp, rất nhiều bé đã có thể viết, đọc, nói tiếng Anh, làm tốn, thậm chí biểu diễn
kỹ năng không thể thấy ở các thế hệ trước. Tuy mầm non vẫn là mầm non nhưng rõ
ràng đã có rất nhiều sự cải thiện vượt bậc. Chất lượng đào tạo mầm non cao góp phần
đảm bảo ươm những hạt giống khoẻ mạnh và triển vọng, làm nền tảng cho quá trình
đào tạo ở các cấp học cao hơn.
Trước đây, vì nhiều lý do nên trong một thời gian khá dài, cơ cấu hệ thống giáo
dục quốc dân ở nước ta bị phân mảnh, liên kết giữa các bậc giáo dục lỏng lẻo, tình
trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm khắc phục, chưa
đáp ứng nhu cầu nhân lực hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, những năm qua ngành giáo
dục đã chủ động xây dựng hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thơng
giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục đào tạo, bảo đảm tính
tương thích với bảng phân loại giáo dục quốc tế. Cấu trúc 8 bậc học làm căn cứ giúp
xây dựng chương trình đào tạo, thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân, xây
dựng quy hoạch, chính sách bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Sự thay đổi tích cực và quyết liệt về chính sách đó là kết quả của tinh thần
thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực, cơng tác đào tạo trong nước so với
yêu cầu hội nhập quốc tế cịn thiếu sót lệch lạc đã dẫn tới những quyết định đột phá
giúp giáo dục đào tạo có sự chuyển biến ấn tượng về chất và lượng. Nhờ đó, chúng ta
đã có hàng chục thoả thuận và điều ước quốc tế về triển khai hợp tác đào tạo như trao
đổi học sinh sinh viên, giáo viên, giảng viên, hợp tác giáo dục, nghiên cứu, đào tạo,
trao đổi chuyên gia…Số người tham gia các chương trình liên kết đào tạo với nước
ngồi lên đến hàng chục nghìn người, số người được đào tạo bởi các chương trình
chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tiêu chuẩn quốc tế lên đến hàng trăm
nghìn người. Sản phẩm của những sự thay đổi chính là nguồn nhân lực chất lượng
cao góp phần quan trọng vào sự nghiệp hội nhập, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước.
Nhờ chính sách mới đã giúp chủ động, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo, chất lượng giáo dục các cấp học đều được nâng lên, được
quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Hiện nay, Việt Nam có 4 trường đại học nằm trong
8
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
tốp 1,000 thế giới, 11 trường đại học nằm trong tốpcác trường đại học hàng đầu châu
Á, nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới. Theo báo cáo năm 2020
của Ngân hàng thế giới, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38/174 nền kinh
tế, tiêu chí về kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước
kinh tế phát triển hùng mạnh như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển...Các chỉ số giáo
dục phổ thông của Việt Nam cũng đạt được những thành tựu ấn tượng, được cộng
đồng quốc tế đánh giá cao như tỷ lệ trẻ học lớp 1 đạt 99%, tỷ lệ hồn thành chương
trình tiểu học đạt gần 93% và học sinh tiểu học Việt Nam đứng tốp đầu Asean về 3 kỹ
năng đọc hiểu, viết và toán học. Đặc biệt, trong 5 năm qua, học sinh Việt Nam đã
mang về hơn 170 huy chương và bằng khen tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc
tế.
Những con số đã nói lên sự thay đổi chuyển mình rất mạnh mẽ về lượng và
chất của chính sách giáo dục Việt Nam nói chung và cơng tác đào tạo nhân lực phục
vụ cơng cuộc hội nhập quốc tế nói riêng.
Cho dù nội dung, phương pháp đào tạo ở các cấp học có sự khác nhau nhưng ở
đâu cũng có những mục tiêu, cơ hội và thách thức đối với người quản lý, đào tạo và
người học, trong khi yêu cầu về hội nhập ngày càng cao khiến mọi thành phần đều
phải tự cập nhật và không ngừng cải thiện, nâng cao năng lực hoạt động của mình.
Để một con người ở trạng thái sẵn sàng tham gia vào q trình hội nhập, nói
riêng về kiến thức, người đó phải có q trình tích luỹ một cách bài bản, chính xác và
đẩy đủ. Có thể coi việc học tập là q trình tích luỹ kiến thức và điểm nút là các kỳ
thi xác định điểm số, điểm số là căn cứ để xác định quá trình tích luỹ kiến thức đủ để
chuyển hố về chất hay chưa.
Trong suốt quá trình học tập địi hỏi người học phải bền bỉ, học tập có phương
pháp, thi cử trung thực để phản ánh đúng thực lực, tuyệt đối khơng nóng vội, thi cử
gian lận, học tủ…để tạo ra kết quả giả tạo hay dựa vào vận may, hoặc chạy theo
thành tích, đánh tráo khái niệm để tạo ra kết quả tuy đẹp nhưng không đúng với thực
lực của học viên.
Rõ ràng, càng học cao thì tính tự giác, tự chủ, nghiêm túc của người học càng
được địi hỏi cao hơn và khơng cần thầy cơ phải nhắc nhở về việc đó, nó khác rất
9
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
nhiều so với các cấp học dưới. Đây là giai đoạn mà học viên đã được đào tạo, có sự
tích luỹ về kiến thức, có sự trưởng thành về thể chất và tinh thần, đạo đức xã hội từng
bước được hồn thiện. Những yếu tố đó có thể được tích luỹ và cải thiện qua năm
tháng, cũng có thể là sự thay đổi nhờ người học nhận thức và thay đổi dưới tác động
của nhà trường, gia đình và xã hội. Càng học cao, người học càng phải hồn thiện bản
thân về đạo đức, suy nghĩ, trình độ, kỹ năng, sự hiểu biết, trau dồi thêm càng nhiều
kiến thức, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ để sẵn sàng trở thành nguồn nhân lực có
thể tham gia ngay một cách hiệu quả vào quá trình hội nhập với cộng đồng quốc tế.
Để không ngừng trưởng thành và ổn định, người học cần học tập nghiên cứu có
phương pháp, theo tuần tự, tránh nóng vội, chủ quan, mơ hồ ảo tưởng để chỉ quan tâm
kết quả mà khơng coi trọng q trình. Kiến thức phải được tích luỹ tuần tự, bài bản,
được truyền thụ và tiếp thu một cách khoa học mới phát huy được hết hiệu quả của
nó.
Việc học tập cũng phải được thực hiện một cách liên tục và nghiêm túc, tuyệt
đối tránh tư tưởng chủ quan ví dụ như sắp thi mới học ôn, học tủ, thoả mãn sớm với
những kết qủa ban đầu đạt được, hoặc sống buông thả, đi theo cái xấu đánh mất bản
thân. Cho đến khi tốt nghiệp ra trường đi làm, người học phải trải qua rất nhiều kỳ
thi, điểm số, chứng chỉ và sự đánh giá của mỗi giai đoạn là tiền đề để bước sang một
giai đoạn mới đòi hỏi sự tập trung cao hơn, phấn đấu nhiều hơn. Vì vậy, phải ln
ni dưỡng tinh thần học hỏi không ngừng để sẵn sàng chấp nhận và vượt qua thử
thách, qua đó bản thân có thêm một sự trưởng thành vượt bậc mới trong chặng đường
học tập vì ngày mai lập nghiệp của mình.
Song song với việc tích luỹ kiến thức, kỹ năng, người học phải luôn tự chủ, rèn
luyện ý thức học tập khơng ỷ nại, rèn luyện thói quen, sửa đổi tính cách, sống lành
mạnh, lên kế hoạch và sử dụng thời gian một cách khoa học…để xây dựng chân dung
con người mới ngày một hoàn thiện hơn. Mỗi nhân tố tốt cần được nhận biết, chọn
lọc cho phù hợp và tiếp thu một cách khoa học, từ đó nhân rộng ra trong cộng đồng,
tạo thành phong trào, cú hích, và dần dần trở thành tiêu chuẩn bắt buộc được công
nhận như một tiêu chuẩn để phấn đấu nếu muốn trở thành nguồn nhân lực đủ khả
năng tham gia hội nhập quốc tế.
10
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Công tác đào tạo đòi hỏi sự thống nhất và phối hợp cao độ từ chính sách vĩ mơ
đến các cấp quản lý, thầy cô và học viên, và sau khi đã cùng triển khai thành cơng
một hay nhiều chương trình, đạt được những mục tiêu đã đặt ra, chúng ta cần phải
nhìn lại, đánh giá mục tiêu, phương pháp, kết quả, và sự phản ánh của thị trường sử
dụng lao động để xem xét cân đối và điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu mới.
Có như vậy, chúng ta mới luôn ở tư thế sẵn sàng cho công cuộc hội nhập quốc tế
ngày một sâu, rộng, nhiều lớp, đa phương, nhiều cấp độ.
11
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
KẾT LUẬN
Quy luật lượng – chất đã trải qua hơn 100 năm hình thành quan điểm triết học
cho đến nay vẫn chứng minh hùng hồn tính đúng đắn của nó, thể hiện rất rõ nét trong
mọi hoạt động của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục đào tạo…Cụ
thể, trong nội dung của bài tham luận này về công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ nhu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam cho thấy từ chính sách vĩ mơ đến
thực hiện triển khai ở các cấp quản lý, các cấp học, đến người học và các mơi trường
xung quanh đều đã có những sự chuyển biến, thay đổi, thậm chí nhảy vọt về cả chất
và lượng một cách vô cùng ấn tượng. Sự thay đổi tích cực đó được diễn ra từ cấp đào
tạo thấp nhất cho đến cao nhất, thể hiện sự nhất quán, đồng bộ và liên tục điều chỉnh
cho phù hợp với những yêu cầu hội nhập mới đa dạng và phong phú của quốc tế. Và
điều quan trọng nhất là, cho dù chúng ta có cải tiến, phát triển, và hội nhập đến đâu
nhưng bản sắc dân tộc vẫn nên và cần được giữ gìn, điều đó giúp cho chúng ta là
chính chúng ta chứ khơng phải là ai khác, hồ nhập nhưng khơng hồ tan, cùng hội
nhập để cùng phát triển nhưng ln giữ gìn bản sắc dân tộc và mục tiêu chính trị
chung của đất nước trong thời kỳ mới.
12
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006.
- Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006.
13
Downloaded by van Nguyen ()