lOMoARcPSD|38146348
jn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH UEH
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LÀM PHÁT
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 22D1MAT50800404 31201026014
TÊN HỌC PHÂN: Kinh tế lượng 31201022387
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ngô Thị Tường Nam 31201022178
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thanh Việt 31201027221
Quách Gia Linh 31201022240
Võ Thị Minh Giang
Huỳnh Khiết Hồng
Nguyễn Võ Trọng Hoàng
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Kết cấu bài tiểu luận
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT - CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Các khái niệm
1.1 Lạm phát
1.2 Tốc độ tăng trường GDP
1.3 Cung tiền M2
1.4 Tỷ giá hối đoái
1.5 Giá dầu thế giới
2. Các lý thuyết
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
4. Mơ hình nghiên cứu
4.1 Mơ hình nghiên cứu
4.2 Lý thuyết đưa các biến vào mơ hình
4.2.1 Biến phụ thuộc
4.2.2 Biễn độc lập
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Xác định mơ hình hồi quy và ý nghĩa các hệ số
2. Kiểm định giả thuyết và đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình
2.1 Kiểm tra sự phù hợp của mơ hình
2.2 Hệ số thu được từ hàm hồi quy có phù hợp lý thuyết kinh tế không
3. Kiểm định và khắc phục các hệ số trong mơ hình hồi quy
3.1 Kiểm định sự tồn tại của đa cộng tuyến
3.1.1 Kiểm định
3.1.2 Khắc phục đa cộng tuyến
3.2 Kiểm định phương sai
3.3 Mơ hình hồi quy cuối cùng
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Hạn chế của bài
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế học, tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh tốn, thất
nghiệp là những nhân tố kinh tế vĩ mơ mang tầm ảnh hưởng cân đối vĩ mô của nền kinh
tế. Trong đó lạm phát ln thu hút một sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, không chỉ
ở Việt Nam mà rất nhiều những quốc gia khác trên thế giới đều phải đối mặt. Trong đầu
tư cũng vậy, nó là một yếu tố rất nhiều người quan tâm bởi lẽ nó ảnh hương lớn đến dự
dốn của nhà đầu tư đó trong tương lai. Nhiều người vẫn thường cho rằng việc đầu tư
vào cổ phiếu hay chứng khoán sẽ là cách tốt nhất để né tránh những ảnh hưởng từ lạm
phát.Trong thời gian gần đây, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục,
giá trị của đồng tiền ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng, ảnh hưởng cả đến lao động sản xuất,
việc kinh doanh và tâm lý người người dân.
Kể từ năm 2020, toàn thế giới bùng phát đại dịch Covid-19, một cú sốc ảnh hướng lớn
đến nền kinh tế của tồn cầu và tại thời điểm đó hiện tượng lạm phát xuất hiện, liên tục
gia tăng. Lạm phát cao diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các quốc gia phát
triển như Mỹ, EU, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi (EM). Việt Nam là thị trường có
độ mở cao. Trong khi, xu hướng lạm phát toàn cầu vẫn đang diễn ra mỗi ngày và gây
tác động trực tiếp lên giá thị trường. Vì vây, lạm phát tại Việt Nam là một điều hiển
nhiên không thể tránh khỏi.
Thuật ngữ lạm phát từ thuở sơ khai nhằm để định nghĩa, giải thích cho hiện tượng gia
tăng số lượng tiền trong lưu thông và tới thời điểm hiện tại vẫn còn những nhà kinh tế
học sử dụng với mục đích này. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn, dưới góc nhìn của nhà kinh
tế học hiện đại, lạm phát để chỉ một sự gia tăng trong mức giá. Nhìn chung ở Việt Nam,
tốc độ lạm phát vào thời điểm cuối năm cũ hoặc đầu năm mới thường sẽ biến động lớn.
Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát sẽ quay trở lợi trong thời gian tới, giá cả dự kiến sẽ tăng
mặc dù đại dịch Covid-19 đã gần như qua đi. Có thể thấy, mối quan tâm hàng đầu trong
chính sách kinh tế vĩ mơ là kiểm sốt lạm phát, tiểu luận “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ
lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020” của nhóm tác giả mong sẽ giúp
người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về lạm phát, cũng như làm rõ các vẫn đề liên quan
thông qua việc xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào sự cấp thiết của đề tài, nhóm tác giả cần xác định 4 mục tiêu chính sau đây:
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
- Đưa ra những luận cứ và dựa trên những thông tin thu thập được để chỉ ra được các
nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam.
- Xác định mức độ tác động của các nhân tố đó đến lạm phát thơng qua việc xây dựng
mơ hình hồi quy đa bội.
- Dựa trên mơ hình đã dựng, đề xuất các kiến nghị có ích cho việc kìm chế lạm phát.
- Sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ mục đích kinh tế và là cơ sở tham khảo cho
các đề tài nghiên cứu liên quan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng lạm phát tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu lấy mẫu số liệu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Về thời gian: Dữ liệu và số liệu trong nghiên cứu được thu thập trong 20 năm thuộc
giai đoạn từ 2000 - 2020. Nguồn cấp dữ liệu mà nhóm tác giả tiếp cận là dữ liệu thứ cấp
từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)
thông qua phương pháp định lượng.
4.Kết cấu bài tiểu luận
- Chương 1: Tổng quan đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 3: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận - Kiến nghị và Hạn chế của đề tài
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT – CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Các khái niệm
1.1 Lạm phát
Lạm phát (tiếng Anh: Inflation) có thể hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục
của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Ý
nghĩa bao hàm của lạm phát được chia thành 2 phần.
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
+ Đầu tiên, lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế của một quốc
gia. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ
hơn so với trước đây. Yếu tố này phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
+ Thứ hai, lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại
tiền tệ đó. Khi lạm phát xảy ra, mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn
đến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng.
Lạm phát tác động đến nền kinh tế thông qua rất nhiều mặt mà trong đó có cả tích cực
lẫn tiêu cực. Thường được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm, lạm phát biểu thị sức mua
của một đồng tiền của một quốc gia.
1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP
GDP (Gross domestic product) hay tổng sản phẩm quốc nội là thước đo tiêu chuẩn của
giá trị gia tăng được tạo ra thơng qua việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc
gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Như vậy, GDP cũng là một trong
những chỉ số cơ bản mà thơng qua đó ta có thể đánh giá sự phát triển của nền kinh tế
của một lãnh thổ nào đó.
Các chỉ số GDP thường được xét dưới 3 góc độ chính gồm tất cả các hàng hóa được sản
xuất, giá trị của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mọi hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra trong thời điểm hiện tại.
1.3 Cung tiền M2
Cung tiền M2 là đại lượng cung tiền bao gồm cung tiền M1 và chuẩn tiền tệ, hay M1 và
các khoản tiền gửi có kì hạn.
Cung tiền M1 bao gồm tiền mặt (M0) và các tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn có thể rút
theo u cầu.
Chuẩn tiền tệ bao gồm các tài sản ít thanh khoản hơn M1 (các khoản tiền gửi tiết kiệm,
chứng khoán thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ và tiền gửi có kỳ hạn khác) và không phù
hợp để sử dụng như một phương tiện trao đổi. Tuy nhiên chúng vẫn có thể được chuyển
đổi dễ dàng qua tiền mặt hay tiền gửi bằng séc.
1.4 Tỷ giá hối đối
Tỷ giá hối đối (cịn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc
Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
đồng tiền khác. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả đồng tiền của một quốc gia này
được biểu thị thông qua đồng tiền của một quốc gia khác. Tỷ giá này được hình thành
dựa trên cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết c ủa Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam xác định.
Căn cứ vào giá trị tỷ giá, có thể chia thành 2 loại:
+ Tỷ giá hối đối thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp
tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngồi và hàng tiêu thụ
trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.
+ Tỷ giá hối đối danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, khơng tính
đến ảnh hưởng của lạm phát.
1.5 Giá dầu thế giới
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của q trình lọc dầu thơ, dùng làm nhiên
liệu (xăng động cơ, dầu diezen, dầu hỏa, nhiên liệu bay,..). Trong quá trình sản xuất,
xăng dầu được lọc, chuyển hóa dầu thơ và sản xuất ra thành phẩm. Giá xăng dầu thế
giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế được Liên Bộ
Cơng Thương – Tài chính xác định và công bố.
2. Các lý thuyết
- Milton Friedman và các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ phát biểu rằng lạm phát ở
đâu và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Ta sẽ dùng cách phân tích tổng cung và
tổng cầu để chỉ ra rằng những chuyển động tăng lên kéo dài của mức giá cả chỉ có thể
xảy ra nếu cung tiền tệ tăng lên kéo dài. Theo các giả định, động lực chính của sự thay
đổi mức giá chung là thay đổi trong lượng tiền.
- Theo kinh tế học Keynes, những thay đổi trong cung tiền không trực tiếp ảnh hưởng
đến giá cả. Keynes chỉ ra rằng mức cung tiền tệ tăng kéo dài sẽ có ảnh hưởng như nhau
đối với đường tổng cầu và tổng cung giống như kết luận của phái tiền tệ. Trường phái
Keynes cũng cho rằng mức tăng trưởng tiền tệ liên tục là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Các yếu tố khác như chi tiêu chính phủ (chính sách chi tiêu, thuế) hay bản thân tổng
cung chỉ có tác động nhất thời tới giá cả chứ không thể làm cho giá cả tăng lên liên tục.
Trong học thuyết này, lạm phát được chia thành 3 loại chính (hay cịn gọi là “Mơ hình
lạm phát” – Robert J.Gordon):
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
+ Lạm phát cầu kéo (Demand-pull inflation) là lạm phát xảy ra do cầu tăng, đặc biệt
là khi sản phẩm và dịch vụ vượt quá tổng cung do các yếu tố tiền tệ hoặc các yếu tố
thực tế.
+ Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation) là lạm phát xảy ra do chi phí sản
xuất tăng. Khi lạm phát do chi phí đẩy xảy ra, sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm
phát đề tăng.
+ Lạm phát vốn có là lạm phát xảy ra do kỳ vọng thích nghi và thường được liên kết
với “vịng xốy giá/lương”. Lạm phát vốn có phản ánh các sự kiện trong quá khứ
(lạm phát nôn nao).
- Các phương pháp tính lạm phát:
+ Tính theo CPI:
Nếu là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ
lạm phát của kỳ hiện tại là:
Có một số cơng thức khác nữa, ví dụ như:
Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:
● Căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian
● Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa: Phương pháp này ít phổ biến hơn vì cịn
phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.
+ Tính theo chỉ số giảm phát GDP:
Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tỉ lệ lạm phát luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới
và nhằm kiểm soát chỉ số này, xác định các yếu tố tác động đến nó là hết sức cần thiết. Chính
vì vậy, thực tế đã có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và các
nhân tố ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên, do sức khỏe của nền kinh tế luôn biến động và sự thay
đổi của các chính sách nên kết quả nghiên cứu tại mỗi mốc thời gian sẽ có sự khác biệt. Nhiều
sự tranh cãi cũng xuất phát từ đây.
Bảng 1: Các nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và những nhân tố tác động đến tỉ lệ lạm phát
Tác giả Giai Quốc gia Kết quả nghiên cứu Hạn chế
đoạn nghiên
Goohoon Nợ công tăng là nguyên nhân Mức độ phù hợp và thực tiễn
Kwon, 1962 - cứu trọng yếu dẫn đến lạm phát cao ở của bài nghiên cứu này đối
Lavern 2004 các nước đang phát triển nhưng với thời điểm hiện tại không
71 quốc
gia phát
triển và
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
McFarlane, đang phát mối quan hệ này mờ nhạt đối với cao do dữ liệu phân tích từ
Wayne triển trên các quốc gia phát triển hoặc đang cuối thập niên 90. Đồng thời,
thế giới phát triển nhưng tỉ lệ lạm phát bài nghiên cứu của nhóm tác
Robinson thấp. Tuy nhiên, kết quả thực giả chưa phủ rộng toàn bộ
(2006) Ba Lan nghiệm cho thấy cung tiền luôn là những yếu tố tác động đến
nhân tố gây ra lạm phát ở cả hai lạm phát; nguyên nhân là do
Byung Yeon- 1990 - Việt Nam nhóm quốc gia dù có vay nợ hay sự hạn chế về dữ liệu không
kim (2001) 1999 không vay nợ. cho phép mở rộng đánh giá.
Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy trong Mức độ phù hợp và thực tiễn
Nguyễn Thị 2000 - Việt Nam khi từ năm 1994, tỉ giá hối đoái của bài nghiên cứu này đối
Thu Hằng 2010 thực tăng cao đã giúp hạn chế lạm với thời điểm hiện tại không
Nguyễn Đức phát ở Ba Lan, việc tăng tiền cao do dữ liệu phân tích từ
hành (2010) lương lại dẫn đến mức độ lạm cuối thập niên 90. Hơn nữa,
phát cao hơn. Thêm vào đó, tác mẫu đánh giá của tác giả là tỉ
hạm Thị Thu Tháng giả cũng khẳng định cung tiền và lệ lạm phát của Ba Lan, một
Trang (2009) 1/2000 – sản lượng khơng giải thích được quốc gia phát triển ở châu Âu,
Tháng sự biến động của lạm phát ở Ba vì thế ít nhiều sẽ có sự khác
10/2008 Lan. biệt với dữ liệu mẫu ở Việt
Nam.
Vương Thị 1995 – Nhóm tác giả tập trung nghiên Bài nghiên cứu này đã được
Thảo Bình 2008 cứu mối liên hệ giữa lạm phát và thực hiện từ khá lâu nên các
những thay đổi trong môi trường dữ liệu đã phần nào bị lỗi
(2009) kinh tế cũng như trong các chính thời.
sách kinh tế vĩ mô. Kết quả hồi
quy cho thấy biến động trong tỉ lệ Bài nghiên cứu này đã được
lạm phát chủ yếu xuất phát từ thực hiện từ khá lâu nên các
những nguyên nhân nội địa, các dữ liệu đã phần nào bị lỗi
yếu tố quốc tế như giá cả hàng thời.
hóa thế giới có độ ảnh hưởng rất
thấp. Không những thế, cung tiền Bài nghiên cứu này đã được
và lãi suất cũng có tác động đến thực hiện từ khá lâu nên các
lạm phát nhưng với độ trễ nhất dữ liệu đã phần nào bị lỗi
định (khoảng 6 tháng). Đặc biệt, thời.
nhóm tác giả cịn khẳng định việc
phá giá đồng nội tệ cũng là
nguyên nhân gây sức ép lên lạm
phát,
Kết quả ước lượng cho thấy cung
tiền và tổng cầu làm tác động
mạnh nhất đến sự biến động của
lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát
biến động cùng chiều với biến
động giá gạo xuất khẩu và bị ảnh
hưởng bởi giá dầu thếgiới
Tác giả đã sử dụng mơ hình OLS
để phân tích động thái giá cả - lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 -
2008 và cho kết luận rằng: Lạm
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Phạm Thế 2006 - Việt Nam phát bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm Bài nghiên cứu này đã được
Anh (2009) 2010 Việt Nam phát kỳ vọng cũng như khoảng thực hiện từ khá lâu nên các
chênh lệch sản lượng so với sản dữ liệu đã phần nào bị lỗi
lương tiềm năng. Trong giai đoạn thời.
này, tác động của tăng thu nhập
Huỳnh Thế 1995 - danh nghĩa hay tác động của tốc
Nguyễn, 2012 độ tăng cung tiền cũng có tương
quan dương
Nguyễn Thị đến lạm phát. Tuy nhiên, theo tác
Tươi (2016) giả, giá dầu tăng và lạm phát có
tác động cùng chiều
với nhau.
Sau khi nghiên cứu bốn nhóm
nhân tố có khả năng tác động đến
lạm phát gồm: nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến tổng cầu như là thặng
dư cung tiền, thâm hụt tài khóa,
các cú sốc về tổng cung như sự
mất giá của nội tệ, gia tăng tiền
lương, thuế và các yếu tố đầu vào,
sự cứng nhắc của giá cả như kỳ
vọng lạm phát và nhóm cuối cùng
là yếu tố thể chế, tác giả cho rằng
yếu tố mức kỳ vọng lạm phát có
tác động đáng kể đến lạm phát
nhất, nghĩa là lạm phát các quý
trước ảnh hưởng đến lạm phát quý
sau. Ở bài nghiên cứu này, tác giả
cũng chỉ ra rằng lượng cung tiền
tác động rất mạnh đến lạm phát và
sự mất giá của đồng nội tệ cũng
góp phần làm gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, biến động giá dầu thế
giới khơng ảnh hưởng gì đến vấn
đề lạm phát tại Việt Nam vì chính
sách trợ giá xăng dầu của Nhà
nước - trái với nhận định của
Vương Thị Thảo Bình (2009) và
Phạm Thị Thu Trang (2009)
Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận
rằng yếu tố tâm lý kỳ vọng, tiền
tệ, khoảng chênh sản lượng, tỷ giá
hối đoái và giá dầu thế giới là
những nhân tố tác động chính đến
lạm phát tại Việt Nam trong thời
gian qua nhưng cơ chế tác động sẽ
có một khoảng trễ nhất định.
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
4. Mơ hình nghiên cứu Cung tiền
4.1 Mơ hình nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Giá dầu quốc tế Tốc độ tăng trưởng GDP
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu đề nghị
4.2 Lý thuyết đưa các biến vào mơ hình
4.2.1 Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc (Dependent variable) là biến số chịu ảnh hưởng của một biến số khác
trong mơ hình.
Biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu là tỷ lệ lạm phát (đơn vị %). Trong bài nghiên
cứu, nhóm tác giả sử dụng số liệu tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020.
4.2.2 Biến độc lập
Biến độc lập (Independent variable) là một biến số tác động tới biến số khác (biến phụ
thuộc).
Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát
(tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất thực tế, lượng cung tiền, tỷ giá
hối đoái, giá dầu thế giới, giá gạo xuất khẩu, thâm hụt ngân sách…)
Sau quá trình tìm hiểu và chọn lọc về các vai trò nhất định của các tác nhân cũng như sự
thiếu hụt về số liệu, nhóm đã quyết định thực hiện nghiên cứu dựa trên 4 yếu tố chính
tạo ra lạm phát như sau:
● Tỷ giá hối đoái (E)
● Cung tiền M2
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
● Giá dầu thế giới (COP)
● Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GROWTH)
4 yếu tố trên được đưa ra dựa trên các cơ sở lý luận vững chắc như:
Thứ nhất, tỷ giá hối đối là nhân tố có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế
và tiềm lực tài chính trong quan hệ đối ngoại.
Tỷ giá hối đối là giá trị đồng tiền nước này được tính theo đồng tiền nước khác và là
giá trị thường xuyên biến động, khó dự báo. Nó tác động đến nền kinh tế và cuộc sống
hàng ngày của người dân vì khi giá trị đồng nội tệ tăng lên sẽ khiến giá hàng trong nước
đắt một cách tương đối so với hàng nước ngồi. (Mankiw 2012, Mishkin, Matthews,
Giuliodori 2013). Bên cạnh đó, hiện nay chính sách về tỷ giá có thể được coi là một
trong những chính sách tiền tệ quan trọng nhất của một nền kinh tế mở.
Việc đồng tiền Việt Nam hạ giá (tỷ giá hối đoái USD/VND tăng cao) gây ra lợi và hại
nhất định. Về mặt thuận lợi, tỷ giá tăng cao sẽ kích thích xuất khẩu, cải thiện cán cân
thương mại quốc tế. Tuy nhiên, điều đó làm cho giá trị Việt Nam đồng suy yếu. Khi ấy,
người dân trong nước sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn cho một món đồ nhập khẩu kéo theo
việc tăng giá cả của hàng hóa trong nước vì đầu vào nhập khẩu tăng. Khi cầu Việt Nam
đồng giảm, người dân sẽ có xu hướng tìm đến các nơi dự trữ tiền an tồn hơn như vàng,
nhà đất, ngoại hối,… thay vì tiền mặt.
Ngồi ra, khi cán cân thanh tốn tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào
trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra: NHTW sẽ phải cung ứng thêm
tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Như vậy, tác
động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mơ
hình IS-LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên.
Do vậy, việc xác định để đánh giá các yếu tố kinh tế vỹ mô về lạm phát thơng qua tỷ giá
là hồn tồn cần thiết.
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Mishkin (2013) và Andrew B. Abel, Ben S.Bernanke, and Dean Croushore (2007) cũng
phân tích tỷ giá bằng việc sử dụng mơ hình cung cầu ngoại tệ. Frenkel và Mussa cho
rằng điều kiện để đạt được cân bằng trên thị trường giao dịch quốc tế gồm xuất, nhập
khẩu và dòng vốn thường được coi là yếu tố xác định tỷ giá.
Thông qua hai kênh truyền dẫn tỷ giá quan trọng đó là truyền dẫn tỷ giá trực tiếp và
gián tiếp, Goldberg và Knetter (1997) đã khẳng định và đặt nền móng cho nghiên cứu
về ảnh hưởng của tỷ giá lên lạm phát. Trong đó, kênh truyền dẫn trực tiếp đề cập đến
yếu tố thị trường nước xuất khẩu, kênh truyền dẫn gián tiếp đề cập đến tính cạnh tranh
của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, cung tiền M2 là một trong những yếu tố quan trọng trong việc dự báo các vấn
đề như lạm phát. Cũng có thể xem đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến cán cân
thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ đối ngoại. Nếu có sự tăng trưởng
trong cung tiền M2, đó là dấu hiệu cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng trong thời gian
gần.
Trong lý thuyết nhu cầu tiền tệ của mình, Milton Friedman có đề cập đến mối quan hệ
của lạm phát và cung tiền “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng của tiền
tệ. Lạm phát xuất hiện khi và chỉ xuất hiện khi số lượng tiền trong lưu thông tăng nhanh
hơn so với sản lượng tiền được sản xuất.” Do vậy, có thể thấy rằng khi cung tiền tăng
nhanh và vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm
dẫn đến hiện tượng lạm phát. Hiện tượng này đã từng được chứng kiến trong quá khứ:
“Trong hai năm 2005 và 2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng 17% trong khi đó M2
(gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi trong ngân hàng) tăng tới 73%. Trái lại, trong
cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 22% trong khi M2 chỉ tăng có 36%.
Tăng trưởng của Việt Nam thấp hơn của Trung Quốc nhưng tốc độ tăng cung tiền lại
cao gần gấp đôi.” (Theo số liệu thống kê báo tài chính)
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Ngoài ra, theo lý thuyết của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
được thể hiện qua phương trình định lượng:
MV = PY
Hay được viết dưới dạng phần trăm là:
% thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y
Trong đó:
M là lượng tiền
P là giá cả
V là vòng quay của tiền
Y là sản lượng (GDP thực tế)
Trong nền kinh tế bình thường, giả sử khi V không đổi qua nhiều năm thì
P = M - Y.
Do đó, lạm phát sẽ xảy ra khi tốc độ tăng cung tiền (M) nhanh hơn tốc độ tăng sản
lượng (Y).
Thứ ba, giá dầu thế giới. Dầu từ lâu đã được xem là một nhiên liệu quan trọng trong
việc sản xuất hàng hóa và q trình cơng nghiệp. Khi giá xăng dầu tăng, mức chi phí
đầu vào tăng kéo theo việc tăng giá của hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ, gây ra hiện
tượng lạm phát.
Trong loạt báo cáo cuối năm 2012, chính phủ đã đề ra hàng loạt các yếu tố tác động đến
lạm phát. Trong đó:
“Việc nhóm hàng dầu thơ và nhiên liệu trên thế giới tăng vào cuối quý III đã tác động
mạnh làm tăng giá mặt hàng xăng dầu trong nước. Cụ thể chỉ trong quý 3, trước biến
động tăng giá mạnh của giá dầu thế giới, giá dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng tới
12,62% (từ mức 21.000 lên mức 23.650 đ/lít). Giá xăng dầu trong nước tăng đã tác
động tới giá nhóm hàng giao thơng tăng 3,83% trong tháng 9. Bên cạnh đó, giá mặt
hàng nhiên liệu, năng lượng thế giới tăng cũng làm tăng giá gas, điện trong nước.”
(gbv.gov.vn)
Do vậy, giá xăng dầu thế giới luôn là một thước đo quan trọng về lạm phát trong nền
kinh tế.
Thứ tư, về tốc độ tăng trưởng GDP. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là
mối quan hệ dài hạn. Mundell (1965) và Tobin (1965) mô tả tỷ lệ thuận giữa lạm phát
và tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Trong nền kinh tế ổn
định và dài hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức vừa phải sẽ kìm hãm sự gia
tăng của lạm phát.
Về mặt thuận lợi, lạm phát dẫn đến các thay đổi tích cực trong tăng trưởng kinh tế
thông qua tiết kiệm và đầu tư. Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lý
sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tư. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát ln có độ
trễ thời gian giữa tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chi phí đầu vào biểu hiện ở độ
trễ về tăng tiền lương. Tobin (1972) nhận định lạm phát vừa phải như là chất bôi trơn
của nền kinh tế (grease effect), lạm phát giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thực
sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở
rộng quy mơ sản xuất.
Về mặt tiêu cực, lạm phát làm biến đổi tương đối và phân bổ sai các nguồn lực, suy
giảm đầu tư hoạt động nguồn và tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thơng
qua chính sách tỷ giá.
Fischer (1993) xây dựng lược đồ nhằm xác định “kênh truyền tải” từ thực thi chính sách
kinh tế vĩ mơ đến tăng trưởng như sau: lạm phát tăng → đầu tư suy giảm→ tỷ lệ tăng
năng suất suy giảm→ tăng trưởng kinh tế suy giảm. Theo Choi và đồng sự (1996),
Azariadas và Smith (1996), nếu lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức lãi suất thực tế mà
người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mô tả số liệu:
1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong mơ hình là số liệu được lấy từ các nguồn có uy tín: Tổng
cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới (WB), Vietstock trong giai đoạn 2000-
2020.
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trong và ngồi nước, chúng tơi nhận thấy chỉ số
giá tiêu dùng CPI có quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. CPI là một công cụ đo
lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ
hàng hóa và dịch vụ điển hình. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường
mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Như vậy ta có thể thấy rằng chỉ
số CPI là thành phần chính đo lường sức mua của một rổ hàng hóa mẫu có ảnh hưởng
nhất đối với tiêu dùng trong năm và tỷ lệ lạm phát là sự đo lường sự tăng giá chung
của hàng hóa qua thời gian và lạm phát được toán nhờ vào CPI qua các năm. Chính vì
vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định dùng biến chỉ số giá tiêu dùng CPI đại
diện cho biến tỷ lệ lạm phát (IFL).
Tổng cộng mơ hình gồm 1 biến phụ thuộc là chỉ số giá tiêu dùng CPI và 4 biến độc lập
bao gồm: cung tiền M2, tỷ giá hối đoái, giá dầu thế giới và tốc độ tăng trưởng GDP
với kích thước mẫu gồm 21 quan sát (2000 – 2020).
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Các phép hồi quy được xử lý bằng phần mềm R.
1.2 Bảng số liệu
Năm CPI M2 E COP GROWTH
222882 14193,3 27,6 6,79
2000 48,008 279781 14845,4 23,12 6,19
329149 15278 24,36 6,32
2001 47,881 411233 15520,5 28,1 6,9
532346 15741,6 36,05 7,54
2002 49,715 690652 15859,6 50,59 7,55
922672 15992,9 61 6,98
2003 51,323 1348244 16077,6 69,04 7,13
1622130 16538,8 94,1 5,66
2004 55,303 2092447 17862,8 60,86 5,4
2789184 19167,3 77,38 6,42
2005 59,855 3125961 20674,7 107,46 6,24
3519375 20847,9 109,45 5,25
2006 64,327 4400692 21021 108,87 5,42
5179216 21180,8 96,29 5,98
2007 69,695 6019609 21938,8 49,49 6,68
7125801 22384,2 40,76 6,21
2008 85,805 8192548 22708,8 52,51 6,81
9121583 23044 69,78 7,08
2009 91,669 10573725 23230,2 64,04 7,02
12110606 23242,1 41,47 2,91
2010 100
2011 118,678
2012 129,471
2013 138,007
2014 143,644
2015 144,55
2016 148,497
2017 153,632
2018 159,07
2019 163,517
2020 168,76
Bảng 2: Bảng thống kê số liệu
2.Mơ hình kinh tế lượng
2.1Mơ tả biến
Các biến được sử dụng trong mơ hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Bảng 3: Bảng mô tả số liệu
Loại Tên biến Ký hiệu Lược Đo lường/ Kỳ vọng dấu/ giải
biến đơn vị thích
khảo
Nghiên
cứu/tạp chí
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
BPT Chỉ số giá khoa học Định lượng
BĐL tiêu dùng CPI (%)
BĐL Tỷ giá hối Định lượng
đoái E Dornburch (VND/USD) (+)Khi giá hối đoái
BĐL GROWTH (1976), tăng thì chỉ số giá
BĐL Tốc độ tăng Svenson Định lượng tiêu dùng CPI tăng
trưởng GDP (1987). (%)
(+/-)
Cung tiền Jorgenson, (+) Khi tốc độ tăng
M2 D.W (1963) trưởng GDP tăng thì
chỉ số giá tiêu dùng
Gía dầu thế M2 Amiri and Định lượng tăng
giới Talbi (2014), (Tỷ VNĐ) (-) Khi tốc độ tăng
Kaouther and trưởng GDP tăng thì
Besma chỉ số giá tiêu dùng
(2014). tăng
(+)Khi cung tiền M2
COP Định lượng tăng sẽ làm cho chỉ
số giá tiêu dùng CPI
(USD) tăng.
(+) Khi giá dầu thế
giới tăng thì chỉ số
giá tiêu dùng CPI
tăng.
2.2 Xây dựng dạng hàm
Theo mơ hình của PGS - TS Dương Thị Thanh Mai (2002) nghiên cứu, lạm phát của
các nước đang phát triển dựa vào 3 yếu tố: lượng cung tiền, giá dầu thế giới, tỷ giá hối
đoái. Như vậy,mơ hình hồi quy như sau:
Ln(CPIt)= α0+α1Ln(Mt)+α2Ln(COPt)+α3Ln(NERt)+ei
Dựa vào các nhân tố đã được lựa chọn, mơ hình xem xét các nhân tố tác động đến chỉ
số giá tiêu dùng là: CPI = f(GDP, COP, M2, E)
Trong đó:
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (%)
GROWTH: Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
COP: Giá dầu thế giới (USD)
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
M2: cung tiền (tỷ VND)
E: tỷ giá hối đối (VND/USD)
Mơ hình kiến nghị:
Ln(CPIi)=β1+β2Ln(M2i)+β3Ln(Ei)+β4Ln(COPi)+β5GROWTHi+ei
Trong đó:
β1 là hệ số tự do của mơ hình
β2,β3,β4,β5 là các hệ số hồi quy của mơ hình
ei là sai số của mơ hình
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mơ hình là phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những cách kiểm
định ý nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p_value của nó.
Giá trị p_value được xác định với mức ý nghĩa 5%. Sau khi chạy hồi quy bằng phần
mềm R, nhóm chúng tôi sẽ lần lượt kiểm định các vấn đề đa cộng tuyến, phương sai, sự
tương quan và tiến hành đưa ra những kiến nghị.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
● Xác định mơ hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số:
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Bảng 5: Kết quả hồi quy OLS lần 1
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
- Từ kết quả trên, ta có mơ hình hồi quy như sau:
㕳㕳(㕳㕳㕳㕳 ) = -12,47448 + 0,13747Ln( )+ 1,50878㕳㕳(㕳㕳) + 0,08056㕳㕳(㕳㕳㕳㕳) -
0,02147㕳㕳㕳㕳 㕳㕳 㕳+ 㕳㕳
- Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
1: Khi cung tiền M2, tỷ giá hối đoái, giá dầu thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng
0 thì chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình là -12,47448%
2: Với các yếu tố tỷ giá hối đoái, giá dầu thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế không
đổi, khi cung tiền M2 tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lên 0,1375%
3: Với các yếu tố cung tiền M2, giá dầu thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế khơng đổi,
khi tỷ giá hối đối tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lên 1,5088%
4: Với các yếu tố tỷ giá hối đoái, cung tiền M2 và tốc độ tăng trưởng kinh tế không đổi,
khi giá dầu thế giới tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm 0,0806%
5: Với các yếu tố tỷ giá hối đoái, cung tiền M2 và giá dầu thế giới không đổi, khi tốc độ
tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm 2,15%
2. Kiểm định các hệ số trong hàm hồi quy:
2.1 Kiểm định sai dạng hàm
Nhằm xem xét liệu mơ hình có bị sai dạng hàm không, chúng tôi sử dụng kiểm định chung về
sai dạng hàm: kiểm định RESET bằng phần mềm R.
Bảng 6: Kiểm tra sai dạng hàm lần 1
Ta thiết lập giả thiết như sau:
Giả thiết H0: Mơ hình khơng có bỏ sót biến (khơng bị định dạng sai)
Giả thiết H1: H0 sai
Theo như kết quả kiểm định, ta có:
F(RESET) = 15.157 với p-value = 0.0003141 < = 0.05 → Bác bỏ giả thiết H0
Vậy mơ hình trên có khả năng bị định dạng sai.
2.2 Kiểm định đa cộng tuyến
Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF) trong phần mềm R để kiểm định về tính đa cộng
tuyến giữa các biến trong mơ hình và thu được kết quả như sau:
Downloaded by van Nguyen ()
lOMoARcPSD|38146348
Bảng 7: Kiểm tra đa cộng tuyến lần 1
Kết luận: biến log(M2) và log(E) đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
*Cách khắc phục đa cộng tuyến:
Loại bỏ một trong hai biến log(M2) hoặc log(E) ra khỏi mơ hình hồi quy
Mơ hình 1: Ln(CPI) = β0 + β1Ln(E) + β2Ln(COP) + β3GROWTH + u
Mơ hình 2: Ln(CPI) = β0 + β1Ln(M2) + β2Ln(COP) + β3GROWTH + u
Kết quả thu được như sau: > (0.9844 > 0.9742)
Vì vậy, ta chọn mơ hình 1, tức bỏ biến log(M2) ra khỏi mơ hình hồi quy.
*Kết quả:
Ta có:
Bảng 8: Kiểm tra sai dạng hàm và đa cộng tuyến lần 2
*Nguồn: tính tốn từ phần mềm R
F(RESET) = 0.027416 với p-value = 0.973 > 0.05 → Không thể bác bỏ giả thiết H0.
Kết luận: Vậy mô hình khơng cịn bị định dạng sai và các biến độc lập khơng cịn hiện tượng
đa cộng tuyến.
2.3 Kiểm định phương sai thay đổi
Nhằm mục đích kiểm định xem liệu mơ hình hồi quy có phương sai thay đổi khơng, chúng tôi
đề xuất sử dụng phương pháp kiểm định White.
Ta đặt giả thiết như sau:
Giả thuyết H0: Sai số u có phương sai khơng đổi.
Giả thuyết H1: Phương sai của sai số u thay đổi
Bảng 9: Kiểm tra phương sai thay đổi
Sau khi kiểm định bằng phần mềm R, ta thu được kết quả như trên.
Downloaded by van Nguyen ()