Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Giáo trình tổng quan du lịch lê anh tuấn, nguyễn thị mai sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.25 MB, 320 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Luxembourg Agency for
Development Cooperation

GIAO TRINH

TÚNG QURN DU LỊCH

Chủ biên: PGS. TS. LÊ ANH TUẤN
ThS. NGUYỄN THỊ MAI SINH

CD NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ VAN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

PGS.TS. LÊ ANH TUẤN - ThS. NGUYÊN THỊ MAI SINH
(Đổng Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

TỔNG QUAN DU LỊCH

NHÀ XUẨT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Đồng Chủ biên:
PGS.TS. LÊ ANH TUẤN
ThS. NGUYỄN THỊ MAI SINH

Tham gia biên soạn:
PGS.TS. LÊ ANH TUẤN


ThS. NGUYÊN THỊ MAI SINH
ThS. NGÔ TRUNG HÀ
ThS. LÊ THỊ HỒNG
ThS. PHẠM THỊ HƯƠNG giang

TUYÊN BỐ BẢN QUYÉN

Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng nguyên
bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cám.

2

Trong chiến lược phát triến du lịch Việt Nam, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định
và phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trị rất quan trọng. Đẻ đẩy mạnh đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực du lịch, ngành Du lịch đã huy động nguồn lực trong và ngoài
nước, trong đó có các dự án do Chính phủ Đại cơng quốc Luxembourg tài trợ khơng
hồn lại.

Dự án "Tăng cưòng năng lục nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn
Việt Nam"; viết tắt là VIE/031 là dự án thứ tư mà Luxembourg tài trợ khơng hồn lại
cho Việt Nam. Thời gian thực hiện Dự án là 5 năm (từ năm 2010), tại Trường Cao đắng
Du lịch Hà Nội, Trường Cao đảng nghề Du lịch và Dịch vụ Hải Phòng, Trường Cao
đẳng nghề Du lịch Huế, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nang, Trường Cao đẳng
nghề Du lịch Đà Lạt, Trường Cao dắng nghề Du lịch Nha Trang, Trường Trung cấp Du
lịch và Khách sạn Saỉgontourist, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và Trường
Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ.

Bộ Văn hoả, Thể thao và Du lịch và Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg đã

ký Thoả thuận so VIE031-13606 ngày 05/11/2013 về việc giao 9 trường thụ hưởng của
Dự án VIE/031 biên soạn 15 giáo trình, gồm: Tổng quan du lịch; Nghiệp vụ lễ tân;
Nghiệp vụ lữ hành; Ke toán chuyên ngành Du lịch; Quản trị kinh doanh lữ hành; Quản
trị kinh doanh nhà hàng; Quản trị tiền sảnh khách sạn; Tiếng Anh chuyên ngành Quản
trị khách sạn; Quản trị khách sạn; Thương phẩm hàng thực phẩm; Tiếng Anh chuyên
ngành Nhà hàng; Quản trị chế biến món ăn; Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn;
Quản lý bar và thức Uổng; Tiếng Anh chuyên ngành Bep.

Trong năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hoủ, Thế thao và Du lịch, Ban
Quản lý Dự án VIE/03Ỉ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan tố
chức biên soạn 15 giáo trình phục vụ cho cơng tác giảng dạy. Các giáo trình này đã
dược Bộ Văn hoả, Thể thao và Du lịch thành lập Hội đồng thẩm định và nghiệm thu
dúng theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động — Thương
binh và Xã hội. Hy vọng 15 giáo trình này sẽ hữu ích đối với các thầy, cô giáo, học
sinh, sinh viên trong quá trình dạy và học; là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp,
các nhà quản lý, nghiên cứu du lịch và những người quan tâm.

3

I (íỹíức trèn/i

H TONG QUAN DU L|CH

Nhân dịp xuất bản J 5 giáo trĩnh này, Ban Quản ỉý Dự án VIE/031 xỉn chần thành
cảm ơn Chính phủ Đại cơng quốc Luxembourg, Cơ quan Hợp tác phát triển
Luxembourg, Bộ Văn hoá, The thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo Dự ủn, các chuyên gia
trong nước và quốc tế, các đồng nghiệp và những người trực tiếp điều hành dự án.

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị trong và ngồi ngành, đặc biệt là Văn
phịng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở đào
tạo và dạy nghề du lịch, các chuyên gia, các giảng viên, giáo viên đã đóng góp tích cực
vào sự thành cơng của Dự án VIE/031. Sự hỗ trợ quý báu đó chắc chắn sẽ góp phần
đưa Du lịch Việt Nam phát huy vai trị ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm
năng và nguồn lực phát triến du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tể
ngày một sâu rộng và toàn diện.

Dự án "Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn Việt
Nam ", VIE/031 rất mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều ỷ kiến đóng góp của các tổ chức
và củ nhân quan tâm để bộ giáo trình ngày càng được hồn thiện.

Xin trân trọng cảm ơn!
Dụ án VIE/031

4

ời nói đầu

rỊ 'Cong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với quan điểm
-L "phát triển du lịch thành ngành lành tế mũi nhọn", với mục tiêu đặt ra
là "phát triển nhanh du lịch, đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch
vụ có tầm cỡ trong khu vực". Theo quan điểm, chủ trương và mục tiêu đó, ngành Du
lịch Việt Nam được quan tâm, chú trọng phát triển, đạt được nhiều thành tựu rất đáng
ghi nhận và đã dần từng hước khang định vai trò quan trọng của Ngành đối với xã hội.
Hàng năm, ngành Du lịch Việt Nam đã đón được nhiều lượt khách trong nước và khách
quốc tế, nguồn thu quan trọng từ du lịch đã đưa Du lịch trở thành một ngành xuất khẩu
tại chỗ có triển vọng, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, góp phần tích cực xố đói giảm
nghèo, tăng cường giao lưu văn hố và phát triển kinh tế đổi ngoại, hội nhập quốc tế.
Sự phát triển của du lịch có vai trị to lớn, được nhìn nhận là động lực trong việc thúc
đẩy nhiều ngành kinh tể — xã hội khác phát triển.

Để du lịch phát triển, ngoài việc nghiên cứu khai thác tài nguyên, phát triển sản
phẩm, xúc tiến quảng bá, nội dung phát triển nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng.
Hiện nay, hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch đã và đang triển khai đa dạng các chương trình đào tạo các
chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch ở các cấp bậc và hệ đào tạo. Trong đó,
Tổng quan du lịch là môn học cơ sở ngành quan trọng, được thiết kể trong tất cả các
chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đang được sử dụng để đào tạo nguồn nhân
lực du lịch của Ngành.
Với mục tiêu nhằm thống nhất nội dung trong khối các trường đào tạo nghiệp vụ
và nghề du lịch trong toàn ngành, cụ thể là với đoi tượng sinh viên học hệ cao đắng các
chuyên ngành Du lịch, giáo trình này được biên soạn theo chủ trương của Bộ Vãn hoá,
Thể thao và Du lịch và được sự ho trợ kinh phỉ của Dự án Tăng cường năng lực nguồn
nhân lực ngành Du lịch và Khách sạn tại Việt Nam (VIE031) do Chỉnh phủ Đại công
quốc Luxembourg tài trợ.
Giáo trình Tổng quan du lịch cung cấp những kiến thức cơ bản và thực tiễn cần
thiết về ngành Du lịch, bao gồm: quá trình hình thành phát triển của hoạt động du lịch;

5

(ityác trinÁ

TONG QUAN DU L|CH

việc hình, thành nhu cầu, sản phẩm; các điều kiện cung cấp sản phẩm; cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch; nguồn nhân lực du lịch; một so đặc diem của hoạt động du lịch về thời
vụ, chất lượng của dịch vụ du lịch và kết thúc với việc đề cập đến một số tổ chức du lịch
và xu hướng phát triển của du lịch trên thể giới và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Giảo trình do các giảng viên của Trường Cao đắng Du lịch Hà Nội tham gia biên
soạn. Trong đó, giảng viên Lê Anh Tuấn biên soạn Bài mở đầu, nội dung Chương 8.

Giảng viên Nguyễn Thị Mai Sinh biên soạn nội dung Chương 1 và Chương 3. Giảng
viên Phạm Thị Hương Giang biên soạn nội dung Chương 2 và Chương 7 và Phụ lục.
Giảng viên Lê Thị Hồng biên soạn nội dung Chương 4 và Chương 6. Giảng viên Ngô
Trung Hà biên soạn nội dung Chương 5 và Chương 6.

Trong quá trình triển khai, nhóm biên soạn đã nhận được nhiều sự chỉ đạo, hỗ trợ
từ Ban Quản lý Dự án Tăng cường năng lực nguồn nhân lực ngành Du lịch và Khách
sạn tại Việt Nam (VIE031); Vụ Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ban Giám
hiệu và Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội; Lãnh đạo
Khoa và Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Cơ sở ngành, Trường Cao đẳng Du lịch
Hà Nội; sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn và các nhà khoa học thuộc các viện, các cơ
sở đào tạo có chuyên ngành Du lịch trong và ngoài Trường Cao đắng Du lịch Hà Nội.

Đặc biệt, nhóm biên soạn cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các học giả, các
nhà nghiên cứu đã cho phép các thành viên tham khảo, trích dẫn những nội dung liên
quan có đề cập trong giáo trình này.

Giáo trình Tổng quan du lịch này được biên soạn trên cơ sở quan điểm của các
nhà chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, quản trị kinh doanh, kỉnh tế du lịch. Mặc dù đã
có nhiều co gắng trong tong hợp, phân tích, hệ thong hố các kiến thức liên quan, tuy
nhiên nỗ lực của các tác giả cũng chưa thế làm thỏa mãn hết những yêu cầu của người
học, người đọc và những người muốn tìm hiểu về hoạt động du lịch và ngành Du lịch.

Nhóm biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà chun
mơn có kỉnh nghiệm trong lĩnh vực du lịch để chúng tơi có cơ sở hồn thiện hơn. Mọi ý
kiến đóng góp xin được gửi về địa chỉ hoặc

TM. NHÓM BIÊN SOẠN
PGS.TS. Lê Anh Tuấn


6

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................................3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..........................................................................................................12

Bài mở đầu.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu MÔN HỌC
1. ĐỒI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC........................................................................ 13
1.1. Mục tiêu của môn học............................................................................................................13
1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học..................................................................................14
2. KẾT CẮU VÀ NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC...............................................................................14
2.1. Kết cấu của môn học..............................................................................................................14
2.2. Nội dung của môn học.......................................................................................................... 14
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC............................................................................ 16
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu môn học.........................................................................16
3.2. Một số cách thức tiếp cận cụ thể..................................................................................... 16
4. HƯỚNG DẪN Sử DỤNG GIÁO TRÌNH....................................................................................17
4.1. Đối với người dạy....................................................................................................................17
4.2. Đối với người học...................................................................................................................18
CÂU HỎI ÔN TẬP.................................................................................................................................... 18

Chương 1.
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ..19
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch.................................................. 19

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch............................................22
1.2. MỌT SỐ KHÁI NIỆM cơ BẢN.................................................................................................... 27
1.2.1. Du lịch...... .............................................................................................................................. 27
1.2.2. Khách du lịch........................................................................................................................ 29
1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH............................................................................................................33
1.3.1. Căn cứ phạm vilãnh thổ chuyến đi................................................................................ 33
1.3.2. Căn cứ mục đíchchuyến đi............................................................................................... 35

7

Ị , fmi/i

■ TỔNC QUAN DU L|CH

1.3.3. Căn cứ thời gian của chuyến đi..................................................................................... 37
1.3.4. Một số loại hình du lịch khác.......................................................................................... 37

1.4. NHU CẦU DU LỊCH VÀ SẢN PHẦM DU LỊCH....................................................................... 40
1.4.1. Nhu cầu du lịch..................................................................................................................... 40
1.4.2. Sản phẩm du lịch................................................................................................................. 44

1.5. MỐI QUAN HỆ CỦA DU LỊCH VỚI MỌT SÓ LĨNH vực LIỀN QUAN.......................... 48
1.5.1. Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế............................................................................... 48
1.5.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá - xã hội............................................................55
1.5.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường tự nhiên.................................................... 59

CÂU HỎI ÔN TẠP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................62

Chương 2.
ĐIÈU KIỆN PHÁT TRIÉN DU LỊCH


2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG.......................................................................................................................63
2.1.1. Điều kiện an ninh, chính trị - an toàn xã hội...............................................................63
2.1.2. Điều kiện kinh tế.................................................................................................................65
2.1.3. Điều kiện về chính sách phát triển du lịch...................................................................68
2.1.4. Các điều kiện chung khác.................................................................................................69

2.2. ĐIÈU KIỆN ĐẶC TRƯNG............................................................................................................. 74
2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch........................................................................................74
2.2.2. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách................................................................................ 81
2.2.3. Các điều kiện đặc trưng khác...........................................................................................83

CÂU HỊI ƠN TẬP VÀ THÀO LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................84

Chương 3.
CÁC LĨNH Vực KINH DOANH DU LỊCH

3.1. KINH DOANH LỮ HÀNH................................................................................................................ 85

3.1.1. Khái niệm......................................................... 85

3.1.2. Tổng quan về kinh doanh lữ hành................................................................................. 87

3.2. KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH.............................................................................................91
3.2.1. Khái niệm............................................................................................................................... 91
3.2.2. Tổng quan về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch...................................................... 92

3.3. KINH DOANH DỊCH vụ VẶN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH................................................ 99
3.3.1. Khái niệm............................................................................................................................... 99
3.3.2. Tổng quan về kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch.............................100


8

MỤC LUC

3.4. KINH DOANH PHÁT TRIÉN KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH......................................... 102
3.4.1. Khái niệm.............................................................................................................................102
3.4.2. Tổng quan về kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch........................... 102

3.5. KINH DOANH CÁC DỊCH vụ DU LỊCH KHÁC....................................................................104
3.5.1. Khái niệm............................................................................................................................ 104
3.5.2. Tổng quan về kinh doanh các dịch vụ du lịch khác............................................... 104

CÂU HỎI ÔN TẠP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................ 107

Chương 4.
THỜI VỤ DU LỊCH

4.1. KHÁI NIỆM VÀĐẶC ĐIẺM CỦA THỜI vụ DU LỊCH.........................................................108

4.1.1. Khái niệm thời vụ du lịch................................................................................................ 108

4.1.2. Đặc điểm của thời vụ du lịch.................................................. 110

4.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THỜI vụ TRONG DU LỊCH..............................115

4.2.1. Khí hậu... ........ .............. ................................ .............................. 115

4.2.2. Thời gian rỗi....................................................................................................................... 116


4.2.3. Hiện tượng xã hội hoá hoạt động du lịch..................................................................118

4.2.4. Phong tục, tập quán.........................................................................................................119

4.2.5. Tài nguyên du lịch............................................................................................................ 120

4.2.6. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch........................................................................... 121

4.3. MỌT SỒ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÍNH BẤT LỢI CỦA THỜI vụ TRONG DU LỊCH.... 122
4.3.1. Những tác động bất lợi của thời vụ du lịch............................................................... 122
4.3.2. Một số biện pháp hạn chế tính bất lợi của thời vụ trong du lịch........................ 124

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................... 128

Chương 5.
Cơ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH

5.1. KHÁI QUÁT VỀ Cơ SỞ VẶT CHẮT KỸ THUẬT DU LỊCH..............................................130
5.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................130
5.1.2. Vai trò................................................................................................................................. 132

5.2. ĐẶC ĐIỀM CỦA cơ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH............................................ 133
5.2.1. Có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch.................................................... 133
5.2.2. Tính đồng bộ cao............................................................................................................. 135
5.2.3. Giá trị đầu tư cho một đơn vị công suất sử dụng cao...........................................136
5.2.4. Tính bền vững cao..........................................................................................................137
5.2.5. Tính khơng cân đối trong sử dụng...............................................................................138

9


■ (ịytáv Irỉ/n/t/
TỔNG QUAN DU L|CH

5.3. PHÂN LOẠI Cơ SỞ VẶT CHÁT KỸ THUẶT DU LỊCH.................................................... 139
5.3.1. Khái quát chung................................................................................................................ 139
5.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lữ hành.................................................140
5.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú.................................................. 142
5.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh vận chuyển........................................ 151
5.3.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh ăn uống.................................................156
5.3.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí................... 160
5.3.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ khác....................................... 162

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................164

Chương 6.
NGUỒN NHÀN Lực TRONG DU LỊCH
6.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN Lực TRONG DU LỊCH..................................................165
6.1.1. Khái niệm.............................................................................................................................165
6.1.2. Phân loại nguồn nhân lực trong du lịch......................................................................167
6.2. LAO ĐỘNG NGHIỆP vụ TRONG KINH DOANH DU LỊCH.............................................178
6.2.1. Đặc điểm của lao động nghiệp vụ trong kinh doanh du lịch............................... 178
6.2.2. Yêu cầu đối với lao động nghiệp vụ trong kinh doanh du lịch............................186
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 6..........................................................................195

Chương 7.
CHÁT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH
7.1. DỊCH VỤ DU LỊCH.........................................................................................................................196
7.1.1. Khái niệm............................................................................................................................. 196
7.1.2. Đặc điểm của dịch vụ dulịch........................................................................................... 198
7.2. CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DULỊCH............................................................................................203

7.2.1. Khái niệm.............................................................................................................................203
7.2.2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ du lịch................................................................. 209
7.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượngdịch vụ du lịch................................... 213
7.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH........................219
7.3.1. Đối với khách du lịch........................................................................................................220
7.3.2. Đối với doanh nghiệp du lịch.........................................................................................220
7.3.3. Đối với người lao động....................................................................................................223
7.3.4. Đối với nền kinh tế............................................................................................................223
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 7......................................................................... 224

10

MỤC LUC

Chương 8.
CÁC TỎ CHỨC DU LỊCH VÀ xu HƯƠNG PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
8.1. MỘT SỐ TỒ CHỨC DU LỊCH TRÊN THÉ GIỚI................................................................. 226

8.1.1. Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO)........................................226
8.1.2. Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC)....................................................... 228
8.1.3. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA).............................................228
8.1.4. Hiệp hội du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA)........................................... 230
8.1.5. Các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động du lịch........................................... 231
8.2. MỘT SỐ Cơ QUAN VÀ TỒ CHỨC DU LỊCH Ở VIỆT NAM........................................... 235
8.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch........................................................................235
8.2.2. Cơ quan du lịch quốc gia...............................................................................................241
8.2.3. Hiệp hội Du lịch Việt Nam..............................................................................................246
8.2.4. Hiệp hội Khách sạn Việt Nam...................................................................................... 247

8.2.5. Hiệp hội Lữ hành Việt Nam........................................................................................... 249
8.3. XU HƯỚNG VÀ CÁC YÉU Tố TÁC ĐỘNG ĐÉN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................................... 250
8.3.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới.................................................................. 250
8.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của du lịch

thế giới.................................................................................................................... 255
8.4. XU HƯỚNG VÀ CÁC YÉU TỐ TÁC ĐỘNG ĐÉN PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH

VIỆT NAM..............................................................................................................................256
8.4.1. Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam...............................................................256
8.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của du lịch

Việt Nam.................................................................................................................. 257
8.5. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHỒ BIẾN HIỆN NAY.........................258

8.5.1. Một số quan điểm phát triển du lịch phổ biến..........................................................258
8.5.2. Một số loại hình du lịch phổ biến................................................................................. 264
CÂU HỎI ỒN TẠP VÀ THẢO LUẶN CHƯƠNG 8.........................................................................274

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỌC THÊM.......................................................................................... 276

Phụ lục LUẬT DU LỊCH CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIẸT NAM SỐ 44/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005.. ..... . ..... . ....280

11

DANH MỤC CHỮ CÁÌ VIẾT TẮT

1. APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

2. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
3. ASEANTA: Hiệp hội du lịch các nước Đông Nam Á.
4. ASEM: Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
5. CRS: Hệ thống đặt chỗ.
6. FIT: Khách du lịch quốc tế tự do.
7. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
8. GDS: Hệ thống phân phối toàn cầu.
9. GMS: Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
10. IUOTO: Liên hiệp quốc tế các tổ chức du lịch.
11. PATA: Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương.
12. SERVQUAL: Chất lượng dịch vụ
13. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
14. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc.
15. UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc.
16. VCCI: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
17. WHO: Tổ chức Y tế thế giới.
18. WTTC: Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới.

12

mở ẽ&ut'.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư MƠN HỌC

1. Đơì TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA MƠN HỌC

1.1. Mục tiêu của mơn học
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản và thực tiễn cần thiết về ngành Du lịch,


bao gồm: quá trình hình thành phát triển của hoạt động du lịch; xuất phát điểm của việc
hình thành nhu cầu, sản phẩm; các điều kiện cung cấp sản phẩm nhu' điều kiện phát
triển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch; một số đặc điếm
của hoạt động du lịch về thời vụ du lịch, chất lượng của dịch vụ du lịch. Đây là những
nội dung cơ bản của hoạt động du lịch phục vụ cho đối tượng người học là các học sinh,
sinh viên hệ cao đẳng và thấp hơn trong các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch.

Hoạt động du lịch là một hiện tượng xã hội được hình thành và phát triển trong
nhĩrng điều kiện nhất định và chịu tác động từ nhiều yếu tố từ bản thân chủ thế của hoạt
động du lịch, các yếu tố kinh tế — xã hội, chính trị, ngoại giao và các yếu tố quốc tế
khác trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đang diễn ra phổ biến, do vậy
mơn học cịn đề cập đến các tổ chức du lịch và cung cấp cho người học một số kiến
thức liên quan đến xu hướng phát triển của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.

Khi nghiên cứu môn học, người học xác định được nội hàm của hoạt động du lịch,
các điều kiện hình thành, các dạng thức tồn tại của loại hình và sản phẩm du lịch; xác
định được vai trò của hoạt động du lịch trong bối cảnh phát triển kinh tế — xã hội hiện
nay. Đồng thời, người học nhận biết được những đặc điếm cơ bản của các điều kiện
hình thành và phát triển của hoạt động du lịch, nhận biết được các đặc điểm về hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, các dạng sản phấm, chất
lượng sán phẩm và dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng theo mùa vụ của khách du lịch và những
điều kiện cần thiết khác.

13

trènÁ

TỒNG QUAN DU L|CH


1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học

Tổng quan du lịch là môn cơ sở ngành trong hệ thống các môn học, cung cấp các
kiến thức cần thiết cho các đối tượng sinh viên thuộc chuyên ngành Du lịch và liên
quan trong hệ thống các môn học thuộc chương trình dành cho các cơ sở đào tạo nghề
và nghiệp vụ du lịch.

Đối tượng nghiên cứu của môn học là hoạt động du lịch, các mối quan hệ trong sự
hình thành và phát triển của hoạt động du lịch. Nội hàm của hoạt động du lịch dựa trên
cơ sở những yếu tố chủ thể của hoạt động du lịch thể hiện thông qua nhu cầu của hoạt
động du lịch và khách thế của hoạt động du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản như các
điều kiện, cơ sở, dạng thức kinh doanh, con người cung cấp dịch vụ và các yếu tố khác.

2. KÉT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA MƠN HỌC

2.1. Kết cấu của mơn học

Giáo trình mơn học Tổng quan du lịch trình độ cao đẳng được kết cấu thành 8
chương và một bài mở đầu, với những nội dung cụ thể sau đây:

Bài mở đầu: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
Chương 1. Khái quát về hoạt động du lịch
Chương 2. Điều kiện phát triển du lịch
Chương 3. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch
Chương 4. Thời vụ du lịch
Chương 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Chương 6. Nguồn nhân lực trong du lịch
Chương 7. Chất lượng dịch vụ du lịch
Chương 8. Các tổ chức du lịch và xu hướng phát triển hoạt động du lịch trong giai
đoạn hiện nay


2.2. Nội dung của môn học
Nội dung của giáo trình được kết cấu theo logic từ việc giới thiệu về khái quát về

hoạt động du lịch, các nội dung quan trọng và cơ bản nhất mang tính khái quát đến các
lĩnh vực của hoạt động du lịch cần thiết cho đối tượng học sinh, sinh viên các trường
đào tạo nghiệp vụ du lịch, hướng tới úng dụng kiến thức trong thực tiễn nghề nghiệp.
Cụ thể:

14

ểồài itầu/. ■

ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu MÔN HỌC Ễ

Bài mở đầu giới thiệu mục tiêu, đối tượng, kết cấu, nội dung của môn học, đồng
thời đưa ra các phương pháp nghiên cứu môn học và cách thức sử dụng giáo trình.

Chương 1 luận giải về những vấn đề cơ bản của hoạt động du lịch nói chung. Nội
dung của chương phân tích q trình hình thành và phát triển của hoạt động du lịch và
ngành Du lịch; đề cập tới các khái niệm về du lịch, khách du lịch, các loại hình du lịch;
đặc điểm, nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch; và các tác động tích cực và tiêu cực mà
hoạt động du lịch có thể tạo ra trong lưối quan hệ với một số lĩnh vực như kinh tế, văn
hoá - xã hội và môi trường.

Chương 2 phân tích các điều kiện chung trong phát triển du lịch ở các quốc gía,
các vùng, điểm đến du lịch, đồng thời khái quát các điều kiện đặc trưng để các quốc gia,
vùng du lịch phát triển các loại hình du lịch.

Chương 3 đề cập đến các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh du lịch,

trong đó cung cấp những kiến thức chung về các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành,
kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch, kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

Chương 4 giới thiệu về đặc điểm của thời vụ du lịch; các nhân tố tác động đến tính
thời vụ trong du lịch như khí hậu, thời gian nhàn rỗi, hiện tượng xã hội hoá hoạt động
du lịch, phong tục, tập quán... Đồng thời, nội dung chương còn đề cập tới những tác
động bất lợi của thời vụ du lịch và một số biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó.

Chương 5 giới thiệu các nội dung cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, bao
gồm vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh dịch vụ du lịch; các đặc điểm
phổ biến của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các tiêu chí và nội dung phân loại các cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Chương 6 khái quát về các loại lao động trong du lịch, phân loại các loại hình lao
động trong du lịch, cùng với các đặc trưng của của lao động nghiệp vụ trong dư lịch và
các yêu cầu đối với lao động nghiệp vụ trong du lịch.

Chương 7 phân tích khái quát và cung cấp cho người học kiến thức về dịch vụ du
lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ thống
các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch.

Chương 8 tổng hợp và khái quát hoá các nội dung liên quan đến các tổ chức du
lịch quốc tế và trong nước; giúp người học nắm được xu hướng phát triển của du lịch
thế giới cũng như định hướng phát triển của du lịch Việt Nam, đồng thời, Chương 8
cũng đề cập đến một số xu hướng phát triển du lịch phổ biến hiện nay.

15


Ễ(ịty'<í<ì f/rin/t,
TONG QUAN DU L|CH

3. PHUONG PHÁP NGHIÊN cứu MÔN HỌC

3.1. Phương pháp luận nghiên cứu môn học

> Xác định trọng tâm của giáo trình
Giáo trình đề cập đến nội dung đối tượng là hoạt động du lịch. Giáo trình khơng đi
sâu phân tích và cung cấp các kiến thức mang tính hàn lâm về mặt lý luận mà cung cấp
các kiến thức mang tính cụ thể, khái quát và cơ bản nhất cần thiết cho người học, người
làm việc trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và các dịch vụ liên quan.
Đối với các lĩnh Vực kinh doanh du lịch, giáo trình tập trung đề cập tới những nội
dung khái quát về các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và liên quan, giúp người học
có cái nhìn khái qt về các lĩnh vực này đế có kiến thức logic và hệ thống. Mặt khác,
với vấn đề nguồn nhân lực, giáo trình khơng đồ cập tới nguồn nhân lực du lịch nói
chung mà tập trung vào phân tích các đặc điểm của lao động nghiệp vụ du lịch giúp
người học dễ tiếp cận và phục vụ cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường.
> Cách thức tiếp cận trong học tập và nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát về hoạt động du lịch, người dạy và người học cần phải nhìn
nhận du lịch vừa là một hiện tượng xã hội, vừa là một hiện tượng kinh té, do đó, trong
q trình học tập nghiên cứu, người học, người đọc cần xuất phát từ nhiều khía cạnh, cụ
thể từ các yếu tố văn hố xã hội, kinh tế và nhiều lĩnh vực liên quan khác để từ đó khai
thác các kiến thức có trong giáo trình. Mặt khác, người học cần tiếp cận từ khái quát
chung về hoạt động du lịch làm nền tảng, từ đó đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể trong hoạt
động du lịch, và kết thúc bằng các nội dung liên quan đến xu hướng phát triển của hoạt
động du lịch trong thời gian tới.

3.2. Một số cách thức tiếp cận cụ thể


3.2.1. Cách thức tiếp cận hệ thống

Khi tiếp cận giáo trình này, địi hỏi người dạy, người học, người đọc có cái nhìn
khách quan, tống thế. Phương pháp này địi hởi người dạy, người học cần nghiên cứu
môn học dựa trên các yếu tố thực tiễn, đứng ở giác độ xã hội hoạt động du lịch là một
hiện tượng xã hội, đứng ở giác độ kinh tế du lịch lại là ngành kinh tế, do vậy, khi
nghiên cứu về hoạt động du lịch càn đặt nó trong bối cảnh kinh tế — xã hội và các yếu tố
liên quan khác như tự nhiên và các yếu tố thuộc môi trường khác.

Đối với người dạy, người học cần đặt nó trong một hệ thống các yếu tố: yếu tố tự
nhiên như địa lý tài nguyên; điều kiện kinh tế — xã hội, các mối quan hệ quốc tế; yếu tố

16

Ểtârri 171# dằtt/,

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu MƠN HỌC

văn hố xã hội như con người, lịch sử, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm
lý, giao lưu văn hố; yếu tố kinh tế như nền tảng sản xuất vật chất, giao lưu kinh tế
thương mại và các hoạt động giao lưu quốc tế...

3.2.2. Cách thức tiếp cận lịch sử
Hoạt động du lịch được hình thành và phát triển theo một quá trình nhất định. Tại

mỗi quốc gia và khu vực, hoạt động du lịch có những biến đổi, chịu ảnh hưởng của q
trình phát triển của kinh tế — xã hội thông qua nhiều yếu tố. Trong q trình đó, hoạt
động du lịch có những biến đổi, phát triển trong các bối cảnh khác nhau, tại mỗi quốc
gia, mỗi vùng qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, chính trị xã hội và hội nhập
quốc tế.


Do vậy, việc nhìn nhận hoạt động du lịch cần đặt trong một bối cảnh phát triển qua
các giai đoạn nhất định để thấy được sự phát triển qua các giai đoạn, có cách nhìn nhận,
tiếp cận và tổng hợp các yếu tố tác động liên quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH

4.1. Đối với người dạy

Giáo trình được kết cấu thành 8 chương, từ chương 1 đến chương 8 theo một trật
tự logic từ lý luận đến thực tiễn, từ vị trí trung tâm là nội hàm của hoạt động du lịch,
các yếu tố căn bản nhất của hoạt động du lịch, các đặc điểm của hoạt động du lịch; từ
những khái quát về các lĩnh vực kinh doanh và xu hướng của hoạt động du lịch trong
thời gian tới.

Với cách tiếp cận đó, người dạy cần nghiên cứu, nắm bắt và truyền đạt những nội
dung theo một trật tự logic từ các vấn đề lý luận chung về hoạt động du lịch; các lĩnh
vực cơ bản của hoạt động du lịch, các lĩnh vực kinh doanh cụ thể; và kết thúc với việc
xem xét xu hướng phát triển của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam.

Như vậy, để sử dụng giáo trình một cách hiệu quả trong truyền đạt kiến thức, đảm
bảo nhận thức và tư duy logic cho người học, các giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến
nội dung chương 1 với cơ sở lý luận về hoạt động du lịch. Đây là nền tàng kiến thức lý
luận và tư duy tổng quát để tìm hiểu những nội dung tiếp theo đối với người học.

Trên cơ sở truyền đạt những kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch, giáo viên
hướng dẫn cho người học tìm hiểu về các điều kiện phát triến du lịch, tính thời vụ của
hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực trong du lịch, đặc biệt
là tập trung vào đối tượng lao động nghiệp vụ trong du lịch. Đồng thời, giáo viên giúp


2 - TQ DU LỊCH - A 17

trìii/i

TONG QUAN DU L|CH

người học tiếp cận khái quát về chất lượng dịch vụ du lịch, và khái quát về các lĩnh vực
kinh doanh du lịch. Giáo viên cần giúp cho người học có cái nhìn khái quát mà không
đi sâu hướng dẫn người học về nhũng lĩnh vực cụ thể, tránh chồng chéo kiến thức với
các mơn học chun ngành mang tính chun mơn sâu khác trong chương trình đào tạo.

Trên cơ sở những kiến thức lý luận và thực tiễn đã truyền đạt, giáo viên cần trang
bị cho cho người học xu hướng phát triển của hoạt động du lịch để tạo lập một cách
nhìn nhận linh hoạt và giúp người học hiểu được sự phát triển của hoạt động du lịch
trong những bối cành và điều kiện mới.

4.2. Đối với người học
Mỗi chương đều được cấu trúc theo các phần: mục tiêu, nội dung chính và cuối

mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập, thảo luận, như vậy, người học cần nắm bắt được
mục tiêu và nội dung chính của chương trước khi nghiên cứu các nội dung cụ thể. Sau
mỗi chương, người học cần nghiên cứu trả lời các câu hỏi, trao đổi thảo luận và đọc
them những tài liệu liên quan như: sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các trang
thông tin điện tử (website) để mở rộng thêm kiến thức.

CÂU HỎI ỔN TẬP

1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của mơn học.
2. Trình bày nội dung cơ bản của môn học.
3. Khi nghiên cứu môn học Tổng quan du lịch, người học cần vận dụng những cách


thức tiếp cận gì? Hãy phân tích nội dung của các cách thức tiếp cận đó.

18 2 - TQ DU LỊCH - B

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương 1, người học:
Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của hoạt động du lịch.
Trình bày được một số khái niệm cơ bản về du lịch và các loại hình du lịch được
phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
Phân tích được các đặc điểm của nhu cầu du lịch, sản phẩm du lịch cũng như mối
quan hệ giữa du lịch với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, tự nhiên.

Nội dung:

Chương 1 đề cập đến các vấn đề sau đây:
Thơng tin cơ bản về q trình hình thành và phát triền của hoạt động du lịch và
ngành Du lịch.
Một số khái niệm về du lịch, khách du lịch, các loại hình du lịch.
Khái niệm, đặc điềm của nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch.
Tác động tích cực và tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể phát sinh trong mối quan
hệ với một số lĩnh vực như kinh tế, văn hoá - xã hội và mơi trường.

1.1. KHÁI QT VÊ Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động du lịch


Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế — xã hội phổ biến trên thế
giới. Ở nhiều các quốc gia, du lịch đã nhanh chóng phát triển trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập
quốc nội (GDP). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch vẫn giữ đà tăng trưởng trên
toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á — Thái Bình Dương, mặc dù chịu tác động

19


×