Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP KHÓA … MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2022 – 2023 - Full 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 100 trang )

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP
KHÓA ….

MƠN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2022 – 2023
(Lưu hành nội bộ)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT .................................................................................. 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ................................. 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ ................................................... 3
1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật sở hữu trí tuệ ...... 4
1.3. Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ .................................................................. 54
1.4. Hệ thống văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ.......................................................... 5
CHƯƠNG II: QUYỀN TÁC GIẢ & QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC
GIẢ................................................................................................................................ 8
2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả và quyền liên quan ................................. 8
2.2. Chủ thể của quyền tác giả và quyền liên quan ................................................... 9
2.3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ............................. 109
2.4. Nội dung bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.......................................... 10
2.5. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan....................................................... 1312
2.6. Ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan....................................................... 1312
2.7. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ...................................... 1615
2.8. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan............................ 1716
CHƯƠNG III: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .......................................... 2119
Bài 1. SÁNG CHẾ .................................................................................................. 2119
1.1. Khái niệm, phân loại sáng chế...................................................................... 2119
1.2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ................................... 2220
1.3. Điều kiện bảo hộ........................................................................................... 2320


1.4. Xác lập quyền đối với sáng chế ................................................................... 2421
1.5. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế................................. 2523
1.6. Thời hạn bảo hộ sáng chế ............................................................................. 2624

Bài 2. NHÃN HIỆU.................................................................................................... 29
2.1. Khái niệm, phân loại nhãn hiệu ........................................................................ 29
2.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu .............................................................................. 30
2.3. Xác lập quyền đối với nhãn hiệu ...................................................................... 31
2.4. Nội dung quyền đối với nhãn hiệu ................................................................... 32
2.5. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu ............................................................................... 32
2.6. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.................................................... 32

Bài 3. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP ...................................................................... 33
3.1. Khái niệm.......................................................................................................... 33
3.2. Điều kiện bảo hộ............................................................................................... 34
3.3. Xác lập quyền đối với KDCN ......................................................................... 34
3.4. Thời hạn bảo hộ ............................................................................................... 35

Bài 4. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP.......... 35
4.1. Chỉ dẫn địa lý.................................................................................................... 35
4.2. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn .............................................................. 37
4.3. Tên thương mại................................................................................................. 38
4.4. Bí mật kinh doanh............................................................................................. 39

Bài 5. CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP................................... 41
5.1. Chuyển nhượng đối tượng SHCN .................................................................... 41
5.2. Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN ......................................................... 42

CHƯƠNG IV : QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG .................................. 44
4.1. Khái niệm.......................................................................................................... 44

4.2. Điều kiện để bảo hộ giống cây trồng ................................................................ 44
4.3. Xác lập quyền sở hữu đối vối giống cây trồng................................................. 45
4.4. Thời hạn bảo hộ và quyền của chủ văn bằng................................................ 4744

4.5. Đình chỉ và hủy bỏ văn bằng bảo hộ ................................................................ 49
PHẦN 2. CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ...................................................... 50

A. Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức ................................................... 50
B. Câu hỏi, bài tập nâng cao ..................................................................................... 64
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ BIỂU ĐIỂM CHO BÀI TẬP LỚN ........................... 78
PHẦN 3. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
DÀNH CHO CÁC LỚP CHẤT LƯỢNG CAO HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
-------------------
PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1. Tên môn học: Luật Sở hữu trí tuệ - mơn học bắt buộc
2. Số tín chỉ: 02 Số tiết: Lý thuyết: 24 tiết – Thảo luận: 12 tiết.
3. Mục tiêu của môn học:
3.1. Về kiến thức
• Khái niệm chung của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam;
• Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
• Nắm được việc xác lập quyền đối với đối tượng SHTT;
• Nắm được quyền và nghĩa vụ của chủ các chủ thể có liên quan;
• Cơ chế xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
3.2. Về kỹ năng
• Hiểu và biết cách khai thác, phân tích các văn bản trong lĩnh vực SHTT;
• Có kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận pháp lý đặt ra trong mối quan

hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống;
• Có khả năng áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống;
• Nhận biết những điểm bất cập, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật SHTT, có
thể đưa ra nhận xét cá nhân và đề nghị hướng hoàn thiện.
• Nắm được các xu hướng mà các quốc gia đang hướng tới trong việc hoàn thiện
các quy định về SHTT ở bình diện quốc tế.
3.3. Về thái độ học tập, nghiên cứu

1

• Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan trong việc đánh giá những vấn
đề lý luận và thực tiễn của Luật SHTT.

• Nhận thức được vai trò quan trọng của Luật SHTT đối với đời sống.
• Hiểu và tơn trọng pháp luật, có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của bản thân, gia đình và xã hội.
3.4. Các mục tiêu khác
• Phát triển kỹ năng tự học tự nghiên cứu.
• Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và trình bày dưới dạng văn bản.
• Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.
• Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, độc lập.
• Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước tập thể.
• Rèn kỹ năng thuyết trình và kỹ thuật đàm phán để giải quyết các vấn đề liên
quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ.
• Phát huy khả năng tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
4. Phương pháp giảng dạy:
• Lý thuyết kết hợp thảo luận, seminar.
• Case study.
5. Phương pháp đánh giá:
• Điểm bộ phận: đánh giá qua các bài tập thảo luận, bài tập lớn học kỳ hoặc bài

kiểm tra cá nhân, việc tham gia thảo luận tại lớp và sự chuyên cần của sinh viên.
• Thi viết cuối kỳ.
6. Nội dung chi tiết môn học: (xem chi tiết bên dưới).

2

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thời lượng: 03 tiết lý thuyết và 02 tiết thảo luận

1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

• Sơ lược lịch sử phát triển ngành luật SHTT
Ở Anh, từ năm 1600, đã có văn bản được biết dưới tên gọi “Statute of monopolies”
quy định rằng bằng sáng chế chỉ được cấp cho một mơ hình cơng nghiệp cịn chưa được
Hồng gia biết đến.
Đối với các tác phẩm văn học, đến năm 1709, với đạo luật có tên gọi là “Statute of
Anne”, đặc quyền đầu tiên được quy định bằng Luật Anne ghi nhận bản quyền bảo hộ
trong thời hạn 14 năm.
Ở Mỹ, từ năm 1787 Hiến pháp Hoa Kỳ đã có quy định khích lệ phát triển khoa học
và bảo đảm bảo hộ trong một thời gian nhất định đối với sáng tạo của tác giả hay người
sáng tạo.
Ở phạm vi rộng, quyền SHTT là các quyền của chủ thể được nhà nước công nhận
đối với những thành quả của hoạt động sáng tạo của con người trong các lĩnh vực công
nghệ, khoa học, văn học và nghệ thuật. Pháp luật các quốc gia trên thế giới khi bảo vệ tài
sản trí tuệ là nhằm vào các mục đích khác nhau. Một mặt, pháp luật SHTT được đặt ra
nhằm bảo vệ thành quả sáng tạo của các cá nhân, tổ chức đối với các tài sản trí tuệ do các
cá nhân, tổ chức tạo ra. Đồng thời, pháp luật cũng phân định những quyền nào thuộc về

các cá nhân, tổ chức tạo ra sản phẩm trí tuệ đó và những quyền nào thuộc về cơng chúng
nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơng chúng
• Khái niệm SHTT theo WIPO
Thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” chỉ các sáng tạo tinh thần bao gồm các sáng chế, các tác
phẩm văn học nghệ thuật các biểu tượng, tên, hình ảnh, kiểu dáng sử dụng trong thương
mại. (Theo Điều 2 (viii) của Công ước WIPO (Công ước Stockholm) ngày 14 tháng 7
năm 1967 về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới).
• Khái niệm quyền SHTT theo Luật SHTT Việt Nam

3

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung
năm 2009, 2019 và 2022).

1.1.2. Đặc điểm của quyền SHTT

- Sở hữu một tài sản vơ hình.

- Quyền sử dụng đóng vai trị quan trọng.

- Bảo hộ có chọn lọc.

- Bảo hộ mang tính lãnh thổ (trong giới hạn quốc gia hoặc khu vực) và có thời
hạn.

- Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ
khác nhau.


1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật sở hữu trí tuệ

1.2.1. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ phát sinh trong quá trình
sáng tạo, sử dụng, định đoạt, bảo vệ và quản lý các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp.

Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng.

1.2.2. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là cách thức, biện pháp mà nhà nước
sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Luật sở hữu trí tuệ có cả 2 phương pháp điều chỉnh là phương pháp thỏa thuận và
phương pháp mệnh lệnh. Phương pháp thỏa thuận được áp dụng giữa các tổ chức, cá nhân
với nhau trong việc chuyển giao quyền hay trong việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở
bình đẳng, thỏa thuận. Phương pháp mệnh lệnh xuất hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký xác lập quyền, trong
việc xử lý vi phạm.

4

1.3. Các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Điều 3 Luật SHTT:

- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.
Đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả là cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi

hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
• Sáng chế
• Giải pháp hữu ích
• Kiểu dáng công nghiệp
• Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
• Bí mật kinh doanh
• Nhãn hiệu
• Tên thương mại
• Chỉ dẫn địa lý
• Quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh
- Quyền đối với giống cây trồng
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống

và vật liệu thu hoạch.
1.4. Hệ thống văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ

1.4.1. Văn bản pháp luật Việt Nam
Ngồi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) cịn
có thể kể đến các Nghị định hướng dẫn như:
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

5


- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ;

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng;

- Nghị định 98/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/10/2011 quy định về sửa đổi,
bổ sung một số điều của của các nghị định về nông nghiệp;

- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan;

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở
hữu công nghiệp;

- Nghị định 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Ngồi ra cịn có rất nhiều Thông tư hướng dẫn.

1.4.2. Văn bản pháp luật quốc tế

Về văn bản pháp luật quốc tế có thể kể đến một số văn bản quan trọng như:

- Hiệp định TRIPS năm 1994 về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan
đến thương mại.

- Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

- Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm và tổ
chức phát sóng.

6

- Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
- Công ước UPOV (Union internationale pour la Protection des Obtentions
Végétales). Tên tiếng Anh: International Union for the Protection of New Varieties of
Plants.
Ngồi ra cịn có:
• Hiệp ước của WIPO năm 1996 về quyền tác giả (còn gọi là Hiệp ước WCT).
• Hiệp ước của WIPO năm 1996 về biểu diễn và bản ghi âm (còn gọi là Hiệp ước
WPPT).
• Hiệp ước hợp tác về sáng chế (hay Hiệp ước PCT) năm 1970.
• Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.
• Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrid.
• Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN.

• Cơng ước UPOV về bảo hộ giống cây trồng mới.
• Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Các Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết
• Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1997.
• Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (năm 1999).
• Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2000).

7

Formatted: Indent: First line: 0 cm

CHƯƠNG II: QUYỀN TÁC GIẢ & QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
Thời lượng: 08 tiết lý thuyết và 03 tiết thảo luận

2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả và quyền liên quan
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả
2.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá

nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Điều kiện một tác phẩm được bảo hộ:
(i) Thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại khoản 1 Điều 14 Luật SHTT,

không thuộc các trường hợp không được bảo hộ tại Điều 15;
(ii) Thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất nhất định (lưu ý ngoại lệ đối với tác

phẩm VH-NT DG theo khoản 3 Điều 18 NĐ 22/2018);
(iii) Có tính ngun gốc (khơng sao chép, khơng bắt chước);
(iv) Không trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 8).

2.1.1.2. Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo, khơng bảo hộ ý tưởng và nội

dung sáng tạo.
8

Thứ hai, tác phẩm phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định (khoản
1 Điều 6).

Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải có tính ngun gốc.
Thứ tư, quyền tác giả phát sinh một cách tự động từ khi tác phẩm được sáng tạo ra
mà không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền liên quan

2.1.2.1. Khái niệm quyền liên quan
Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định “Quyền liên quan đến quyền tác giả
(sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa.”
2.1.2.2. Đặc điểm của quyền liên quan

Thứ nhất, quyền liên quan được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng một tác phẩm
gốc.

Thứ hai, muốn được pháp luật bảo hộ thì cuộc biểu diễn, ghi âm ghi hình, phát sóng
cũng phải có tính ngun gốc.

2.2. Chủ thể của quyền tác giả và quyền liên quan

2.2.1. Chủ thể của quyền tác giả

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì có hai loại chủ thể được pháp luật công
nhận và bảo hộ quyền tác giả:
- Tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (khoản 1 Điều 13).
- Chủ sở hữu quyền tác giả:
+ Đồng thời là tác giả.
+ Không đồng thời là tác giả: Điều 39, 40, 41, 42.
- Một số quan điểm về bảo hộ quyền tác giả cho chủ thể không phải là cá nhân, tổ
chức (trí tuệ nhân tạo).
2.2.2. Chủ thể của quyền liên quan

Các chủ thể được pháp luật bảo hộ quyền liên quan bao gồm:
9

- Người biểu diễn: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác
trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;

- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn;
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm
thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;
- Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.
2.3. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
2.3.1. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm ở các lĩnh vực văn học, khoa học và
nghệ thuật tại Điều 14.
Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối
với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
2.3.2. Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ được quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu
trí tuệ, bao gồm: Cuộc biểu diễn; Bản ghi âm, ghi hình; Chương trình phát sóng, tín hiệu
vệ tinh mang chương trình được mã hố.

2.4. Nội dung bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
2.4.1. Nội dung bảo hộ quyền tác giả
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ quyền tác giả bao gồm 2 nhóm
quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản.
2.4.1.1. Quyền nhân thân
Gồm 2 nhóm:
Nhóm quyền nhân thân khơng gắn với tài sản:
• Đặt tên tác phẩm (Không áp dụng cho tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác);
• Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
• Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm…

10

Nhóm quyền nhân thân gắn với tài sản:
• Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
2.4.1.2. Quyền tài sản

• Quyền làm tác phẩm phái sinh như cải biên, chuyển thể, dịch, phóng tác.
• Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp.
• Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm.
• Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
• Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến cơng chúng bằng phương tiện hữu tuyến
hoặc vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc băng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng
chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm vào thời gian do chính họ lựa chọn.
• Cho thuê tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Lưu ý
- Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì có đầy đủ các
quyền quy định tại Đ19, 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Nếu chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả thì tác giả có quyền

nhân thân khơng gắn với tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản và quyền
nhân thân gắn với tài sản.
2.4.2. Nội dung bảo hộ quyền liên quan
2.4.2.1. Quyền của người biểu diễn
Quyền nhân thân (Khoản 2 Điều 29 LSHTT)
 Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng
cuộc biểu diễn.
 Bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn, khơng cho người khác sửa chữa cắt
xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của
người biểu diễn.
Quyền tài sản (Khoản 3 Điều 29 Luật SHTT )
• Được định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.

11

• Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cuộc biểu diễn của
mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình.

• Phát sóng hoặc đưa cuộc biểu diễn mà chưa được định hình đến cơng chúng,
trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó có mục đích phát sóng.

• Phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn của mình thơng qua các hình thức
bán, cho th, …

• Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của
mình.

• Phát sóng, truyền đạt tới cơng chúng bản định hình cuộc biểu diễn.

2.4.2.2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình


Điều 30 LSHTT

• Sao chép tồn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình.

• Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng các bản ghi âm, ghi hình
thơng qua các hình thức bán, cho th…

• Cho th thương mại tới cơng chúng bản gốc và bản sao các bản ghi âm, ghi
hình của mình.

• Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc và bản sao các bản ghi âm, ghi
hình của mình.

• Phát sóng, truyền đạt tới cơng chúng bản ghi âm, ghi hình.
2.4.2.3. Quyền của tổ chức phát sóng

Điều 31 LSHTT

• Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình.

• Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến cơng chúng thơng qua bán hoặc các
hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với chương trình phát sóng của mình.

• Định hình chương trình phát sóng của mình.

• Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương
trình phát sóng của mình.

12


2.5. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- Hồ sơ đăng ký: Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ
- Chủ thể nộp đơn: Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký: Khoản 1 Điều 34 NĐ 22/2018

- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký: Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký: Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ

2.6. Ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan

2.6.1. Ngoại lệ quyền tác giả

2.6.1.1. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả (Điều 25)
- Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân.
- Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa
học, học tập của cá nhân và khơng nhằm mục đích thương mại;
- Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong các bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy.
- Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước;
- Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà khơng làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu
hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ,
trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;
- Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện khơng nhằm mục đích thương mại,
bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản.
- Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ
thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tun truyền cổ động khơng nhằm
mục đích thương mại;
- Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng

dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó khơng
nhằm mục đích thương mại;
- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, khơng nhằm
mục đích thương mại;

13

- Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các
hình thức truyền thơng khác tới cơng chúng những bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác
được trình bày trước cơng chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thơng tin thời sự,
trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

- Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự
trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;

- Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật khơng có khả năng đọc chữ in và người
khuyết tật khác khơng có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau
đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức
được Chính phủ cho phép sử dụng tác phẩm.

- Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
 Lưu ý: phải thỏa mãn các điều kiện:
- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm;
- Không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
 Ngoại lệ: không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương
trình máy tính.
2.6.1.2. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người
khuyết tật (Điều 25a)


- Người khuyết tật, người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật được
quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác
phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

2.6.1.3. Giới hạn quyền tác giả (Điều 26)

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu
quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình cơng bố nhằm mục đích thương
mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải
xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
Mức tiền bản quyền và phương thức thanh tốn do các bên thỏa thuận; trường hợp khơng
đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

14

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã cơng bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu
quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình cơng bố nhằm mục đích thương
mại để phát sóng khơng có tài trợ, quảng cáo hoặc khơng thu tiền dưới bất kỳ hình thức
nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể
từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

Lưu ý: phải thỏa mãn các điều kiện:
- Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm;
- Không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
 Ngoại lệ: không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
2.6.2. Ngoại lệ quyền liên quan
2.6.2.1. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan (Điều 32)
- Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy khơng nhằm mục
đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự;

- Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một bản một phần cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học,
học tập của cá nhân và khơng nhằm mục đích thương mại;
- Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và khơng nhằm mục đích thương mại.
- Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự;
- Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền
phát sóng.
2.6.2.2. Giới hạn quyền liên quan (Điều 33)
- Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã cơng bố nhằm mục đích thương
mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải
xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh

15

tốn do các bên thỏa thuận; trường hợp khơng đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy
định của Chính phủ.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã cơng bố nhằm mục đích thương
mại để phát sóng khơng có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức
nào khơng phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

- Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã cơng bố nhằm mục đích thương
mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản
quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp khơng đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy
định của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể các hoạt động kinh doanh, thương mại
quy định tại điểm này.


2.7. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

2.7.1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.
Các quyền nhân thân không gắn tài sản (Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ)
được bảo hộ vơ thời hạn.
Quyền nhân thân gắn tài sản (Khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ) và các quyền tài
sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) được bảo hộ có thời hạn. Thời hạn bảo hộ cụ thể tùy
thuộc vào từng loại hình tác phẩm.
Hết thời hạn bảo hộ, tác phẩm thuộc về công chúng. Mọi tổ chức, cá nhân đều có
quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tơn trọng các quyền nhân thân của tác giả.
2.7.2. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
- Đối với người biểu diễn: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được
định hình.
- Đối với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cơng
bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi
âm, ghi hình chưa được cơng bố.

16


×