MỤC LỤC
HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1989 ĐẾN
NAY...............................................................................2
TỈ LỆ LẠM PHÁT............................................................................................................................2
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP......................................................................................................................4
THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI.........................................................................................7
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.............................................................................................................11
GDP ( TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA )...........................................................................................13
ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM TỪ
1986 ĐẾN NAY...........................................................17
HIỆN TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1989 ĐẾN NAY
TỈ LỆ LẠM PHÁT
Lạm phát là tình trạng tang giá chung trong kinh tế một cách liên tục và đầy đặn. Nó dẫn đến
sự mất giá của tiền và giá trị thấp hơn tiền trong việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Điều
thường sảy ra khi lượng tiền trong nền kinh tế tang lên mà không được cân bằng bằng cách
tang trưởng trong sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ .
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm
qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tâm lý của ngưòi dân. Cụ thể như sau:
Thời kỳ 1986-1991 có lạm phát phi mã 3 con số trong 3 năm 1986 - 1988 (năm 1986
là 774,7%, năm 1987 là 323,1% và năm 1988 là 393%). Kỷ lục lạm phát ở Việt Nam
đã diễn ra vào năm 1986, với 4 con số được ghi nhận có sự rất khác nhau là 453,4;
587,2; 774,7% và 800%. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng
trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên
nhân quan trọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt
hàng bao cấp hiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng
giá chung mới cao hơn nhiều .
Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với các thời kỳ
trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991-1995 đạt
8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu với khối
lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy mà chi; đối
với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước khơng phát hành tiền cho
bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt .
Thời kỳ 1996-2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm 1998
tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng
14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng 8,6%.
Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 năm tăng
thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.
Thời kỳ từ 2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2
năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn.
Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm 2007 tăng
12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%.
Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng 15,68% (nếu tính theo năm thì tháng
8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 23,02%). Năm 2016 đến nay chính sách kiểm
sốt lạm phát của Việt Nam được tang cường. Tỷ lệ lạm phát dã được duy trì ở mức thấp
hơn, thường trong khoảng từ 2%-4%
Năm 2016 đến 2018 chính sách kiểm sốt lạm phát của Việt Nam được tang cường. Tỷ lệ lạm
phát dã được duy trì ở mức thấp hơn, thường trong khoảng từ 2%-4%. Tỷ lệ lạm phát những
năm này tương đối thấp và thể hiện sự ổn định kinh tế trong giai đoạn đó. Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước đã tập chung vào việc kiểm soát lạm phát để đảm bảo sự ổn định kinh tế về
giá cả.
Năm 2019 đến 2022 thế giới bị tác động bởi dịch bệnh Covid 19 và Việt Nam cũng không
ngoại lệ tăng khoảng từ 1.84% đến 3,23%. Chính Phủ đã đối mặt với nhiều thách thức trong
việc duy trì sự ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát trong bối cảnh này. Điều này tăng cao
nhất năm 2020 mức độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ trong nước trong một năm khó khăn .
Đặc biệt trong năm 2023 này, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước , đều
giảm so với các mức tương ứng là 3,29% và 4,74% của 6 tháng đầu năm 2023.
BẢNG 1 TỈ LỆ LẠM PHÁT QUA CÁC NĂM TỪ 2010-2022
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP
Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người có việc
làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng lao động.
Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng.
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường , khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ
người thất nghiệp tăng lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao
động ở lứa tuổi 16- 19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số
người thất nghiệp toàn phần trong độ tuổi ở cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 1996
2,5 triệu ngời. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đơ thị chiếm từ 9 - 12% nguồn nhân lực
trong đó 85% ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận cha có nghề. Đây là những tỉ lệ vượt quá
giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội.
Tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn cao hơn rất nhiều ở thành thị .Năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở
thành phố là 13,2% và nơng thơn là 4% thì tới năm 1996 đã có sự thay đổi: ở thành phố con
số này là 8% và ở nông thôn là 4,8%. Trong mấy năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi
thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi), chiếm 85% tổng số ngời thất nghiệp và tăng dần.
Năm 1989 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,2 triệu ngời.
Năm 1991 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,4 triệu ngời.
Năm 1993 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2 triệu ngời.
Năm 1994 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,3 triệu ngời.
Năm 1995 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,21 triệu ngời.
Lao động thất nghiệp cao ở nhóm ngời có trình độ văn hố thấp, trong nhómngười chưa tốt nghiệp
phổ thơng cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%; sốtốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm
4,93%; tốt nghiệp phổ thôngtrung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm
2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 2,25%.
Việt Nam đang trên đà phát triển thì bắt đầu từ năm 1997, các nước trong khu vực gặp khủng
hoảng tài chính - tiền tệ. Cuộc khủng hoảng thứ ba này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế
Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam bị sút giảm: năm 1998 chỉ còn 5,76%, năm 1999
chỉ còn 4,77%. Tỷ lệ thất nghiệp 6,9%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên đến 28,9%. Vốn
đầu tư nước ngồi giảm liên tục chỉ cịn 1.568 triệu USD năm 1999. Xuất khẩu năm 1999 chỉ
còn tăng 1,9%. Giá USD năm 1997 tăng tới 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%. Nhờ tiếp tục thực
hiện đường lối đổi mới, mở cửa, đặc biệt từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, kinh tế Việt
Nam đã tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước: năm 2000 tăng 6,79%, năm 2001
tăng 6,89%, năm 2002 tăng 7,08%, năm 2003 tăng 7,34%, năm 2004 tăng 7,69%. Tỷ lệ thất
nghiệp đã giảm liên tục từ 6,9% năm 1998 xuống còn 5,6% năm 2004. Tốc độ tăng giá đã
tăng thấp hoặc giảm, tính chung từ 1999 đến 2004 chỉ tăng trên 2,7%/năm.
Trong những năm gần đây, nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động được thực hiện. Nhờ đó, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành
thị có xu hướng giảm dần từ mức 4,5% năm 2010 xuống còn 3% năm 2020. Từ 2006-2011,
đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn
dưới 4,5%.
=>> Như vậy, trình độ văn hố của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếmviệc làm
càng cao.Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tậptrung
ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở
nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanhtrong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn
làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện cịn thấp. Tình
trạng thiếu việc làm đầy đủ cịn phổ biến.
Giai đoạn 2012-2019 bình quân giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 1,5 đến 1,6 triệu lao động
mỗi năm; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 số lao động được tạo việc làm
không giảm đi
nhiều, tạo việc
làm cho khoảng
1,3 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp
chung luôn duy
trì ở mức dưới
3% và dưới 4%
đối với tỷ lệ thất
nghiệp khu vực
thành thị trong
giai đoạn 2012-
2019. Năm 2021
do ảnh hướng
của đại dịch
Covid-19 nên tỷ
lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động là 3,22% (tăng 0,54%); tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,42% cao hơn
1,94% so với khu vực nông thôn.
Trong tổng số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 0,9 triệu người bị mất việc,
chiếm 1,2%; 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 6,7%; 5,7 triệu
người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6% và 13,7 triệu
lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%.
Có 25,8% lao động khu vực thành thị bị
ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó tỷ lệ này
ở nông thôn là 20,5%. Đa phần những
người có cơng việc bị tác động xấu bởi
đại dịch Covid-19 trong thời gian qua có
độ tuổi khá trẻ, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm
73,8%.
Tính chung năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là
gần 1,07 triệu người, giảm 359.200 người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong
độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với năm
trước."Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp năm 2022 là khoảng 409.300 người,
chiếm 37,6% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên", Tổng cục Thống kê
nhấn mạnh.
So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 đến 24 tuổi) và
tỷ lệ thanh niên khơng có việc làm, khơng tham gia học tập hoặc đào tạo giảm.
BẢNG 2 TỈ LỆ THẤT NGHIỆP TỪ 2019-2022
THU NHẬP BÌNH QN ĐẦU NGƯỜI
Thu nhập bình qn đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh "mức thu
nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư" để đánh giá mức sống, phân hóa giàu
nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của
nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Thời kỳ 1986-2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế
Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 150 USD, xếp thứ 9/10 trong khối
ASEAN và thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp . Với xuất phát điểm rất thấp, lại bị tàn
phá bởi chiến tranh, nên sau hồ bình, nền kinh tế nước ta hết sức khó khăn.Nhứng năm
1986cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã trở lên gay gắt, lạm phát ở mức phi mã. Nhiều
doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng sản xuất, kinh doanh đình đốn, thua lỗ, hoạt động
cầm chừng. Bội chi ngân sách nhà nước lớn, giá cả tăng cao, tiền lương thực tế giảm, đời
sống nhân dân hết sức khó khăn. Đã vậy, nguồn viện trợ từ Liên Xơ và các nước XHCN cũng
bị cắt giảm.
Trước tình hình đó , Đảng ta đã kịp thời thay đổi tư duy về kinh tế .Dần dần, nền kinh tế
nước ta từng bước đi vào ổn định, khắc phục được nhiều mặt đình đốn, suy thối, đạt tốc độ
tăng trưởng khá và liên tục.
Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết
thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng:Lạm phát được đẩy lùi từ 774,7% vào năm 1986 , thu nhập bình quân đầu
người tăng từ 150 USD lên 185 USD , đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của nước ta trong
bước đầu cuộc cải cách.
Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt
được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng
đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức : tổng thu nhập
bình quân đâu người tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn trước , tình trạng lạm phát được đẩy lùi chỉ cịn
2,4 % vào năm 1995. . Tuy nhiên so với các nước bạn ĐNÁ năm 1994, thu nhập bình quân của
Philippines đạt 1.060 USD. Như vậy, Philippines đã vượt ngưỡng thu nhập thấp và được xếp
vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp sau 8 năm để từ năm 1986. Trong khi đó, thu
nhập bình qn của Indonesia và Việt Nam đạt 850 USD và 190 USD, vẫn thuộc nhóm các
quốc gia có thu nhập thấp vào năm 1994.
Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới,
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài
chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh
tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng
khá : tổng thu nhập bình quân trên đầu người vào cuối năm 2000 tăng gấp 2 so với cuối năm
1995 , năm 1997 thu nhập bình quân của Việt Nam đã vượt qua Campuchia và xếp thứ 8/10
các quốc gia ở Đông Nam Á. Lúc này, thu nhập bình quân của Việt Nam đạt khoảng 330
USD, cao hơn Myanmar (130 USD) và Campuchia (320 USD).
Thu nhập bình quân Việt Nam Indonesia Philips
đầu người trên năm
250 990 1160
1995 300 1080 1330
1996 330 1.100 1390
1997
Thời kỳ 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng
Giai đoạn 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại
hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), năm 2000,thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58
USD, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á , thu nhập bình quân tăng7,5%/năm, riêng
năm 2005 đạt 8,4%
Giai đoạn 2006 - 2021: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô
nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp
đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). Thu nhập bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù
bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu (từ cuối năm 2008)
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong
bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 - 2021 . Cùng với đó, thu
nhập bình qn đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 – 2021. Việt
Nam chính thức thốt ngưỡng thu nhập thấp vào năm 2009 khi mức thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.160 USD. Kể từ thời điểm đó đến nay, chỉ tiêu này vẫn tăng hàng năm nhưng
luôn nằm trong giới hạn thu nhập trung bình thấp.
Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong
bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người thế giới giai đoạn 2000 - 2021 . Cùng với đó, GDP
bình qn đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 – 2021
Năm 2021, Singapore và Brunei có thu nhập bình qn đạt 64.010 USD và 31.510 USD,
được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao. Malaysia, Thái Lan, Indonesia có thu nhập bình
quân đạt lần lượt là 10.930 USD, 7.260 USD và 4.140 USD, được xếp vào nhóm nước có thu
nhập trung bình cao.Các quốc gia cịn lại Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar
đều thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Đối với Việt Nam, sau 35 năm nỗ lực phát triển, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng từ
150 USD năm 1986 lên 3.590 USD năm 2021.Sau 35 năm, thu nhập bình quân của Việt Nam
đã tăng gần 24 lần
Giai đoạn từ 2022 đến nay
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng
11,1 điểm % so với năm 2021. Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình
hình đời sống dân cư. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp
do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022
quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước. Thu nhập tăng đều ở cả thành
thị và nơng thơn. Thu nhập bình qn 1 người 1 tháng năm 2022 ở khu vực thành thị đạt gần
5,95 triệu đồng (tăng 10,4 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở
khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).
Cụ thể, theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2020, thu nhập bình quân (TNBQ) một người
mỗi tháng chung cả nước năm 2020 là khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 2% so với năm 2019.
Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, TNBQ đầu người/tháng chung cả nước tăng
bình quân 8,1%. TNBQ một người/tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5,5 triệu đồng,
cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn là 3,4 triệu đồng.
Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ, đạt 6 triệu đồng một người/tháng,
cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng trung du và miền núi phía Bắc,
chỉ đạt 2,7 triệu đồng một người/tháng.
Tỉnh thành có TNBQ đầu người cao nhất cả nước là Bình Dương, đạt 7 triệu đồng một người/tháng.
Đứng thứ hai là TP HCM với 6,5 triệu đồng một người/tháng. Hà Nội ở vị trí thứ ba với 5,9 triệu
đồng một người/tháng. Các tỉnh thành có TNBQ thấo nhất nước là Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Điện
Biên với mức thu nhập chưa đến 2 triệu đồng một người/tháng.
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cụ thể:
Năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới đánh dấu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ đó từ năm 1990 đến
2010, nền kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,3%, năng suất lao động tăng dần
đều đưa đến những tiến bộ về thu nhập chỉ số phát triển con người tăng lên.
Điều kỳ diệu về kinh tế này có được trước tiên là nhờ tăng năng suất lao động đáng kể – thể hiện qua
GDP bình qn tính theo đầu người tăng gấp đơi trong giai đoạn 1990-2000 và nhờ vào hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp tăng lên và việc dịch chuyển việc làm chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp
năng suất thấp sang các công việc phi nơng nghiệp có năng suất cao hơn
Năng suất đề cập đến hiệu quả mà con người hoặc các doanh nghiệp chuyển đổi nguồn lực sản xuất –
ví dụ như lao động và vốn – thành đầu ra hàng hóa và dịch vụ. Cải thiện năng suất lao động cho phép
một số lượng nhất định sản lượng được sản xuất bởi ít nguồn lực hơn hoặc đầu ra nhiều và tốt hơn
được sản xuất bởi nguồn giống ban đầu.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2014 năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước đạt 74,3
triệu đồng, trong đó khu vực Nơng, Lâm nghiệp và Thủy sản đạt 29 triệu đồng, khu vực Công nghiệp
và Xây dựng đạt 133 triệu đồng và khu vực Dịch vụ đạt trên 100 triệu đồng. Nhìn chung, từ 2005 đến
nay năng suất lao động của các ngành đều cải thiện, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3,5% một năm.
Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng đều với tốc độ khoảng gần 3%/ năm; Khu vực Dịch vụ
cũng có sự gia tăng năng suất một cách ổn định với mức tăng bình quân 2 – 3 % một năm. Khu vực
Công nghiệp và Xây dựng sau tăng năng suất lao động đột biến vào năm 2007 đã bị suy giảm mạnh
trong giai đoạn 2008 – 2010.
Từ 2011 đến nay, năng suất lao động của khu vực này đã có sự phục hồi đáng kể. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động đóng vai trị khá quan trọng vào
tăng NSLĐ của toàn bộ nền kinh tế. Thực tế cho thấy, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào
tăng trưởng của NSLĐ ở nước ta vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, tỷ lệ này trong giai đoạn
2011 - 2017 đạt 39%, thấp hơn mức 54% của giai đoạn 2000 - 2010.
Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015
lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5
năm 2016 - 2020 đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 đến 35%). Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn
định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tập trung sản
xuất, kinh doanh.Trong đó năm 2019 đạt tốc độ tăng cao nhất (6,62%). Năm 2020 do ảnh hưởng của
dịch Covid-19 nên tốc độ tăng NSLĐ chậm lại nhưng vẫn đạt gần 5%. Bình quân mỗi năm trong giai
đoạn 2016-2020, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam đạt 6,05%.
Tính cả giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng NSLĐ bình quân mỗi năm của toàn nền kinh tế đạt 5,29%.
Năm 2020, NSLĐ
của toàn nền kinh
tế theo giá hiện
hành ước tính đạt
150,1 triệu
đồng/lao động
(tương đương
khoảng 6.466
USD/lao động),
gấp 2,1 lần năm
2011 (70 triệu
đồng/lao động).
Tính theo sức
mua tương đương năm 2017 (PPP 2017), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân
5,4%/năm. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều nước trong khu vực như Malaysia (1,3%/năm);
Singapore (1,7%/năm); Thái Lan (2,2%/năm)…
Nhờ mức tăng nhanh trên, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với một số nước
ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Năm 2011, NSLĐ của Singapore gấp 12,4 lần NSLĐ của Việt
Nam, NSLĐ của Malaysia gấp 4,3 lần… Đến năm 2020, khoảng cách này giảm xuống, NSLĐ của
Singapore gấp 8,8 lần NSLĐ của Việt Nam, NSLĐ của Malaysia gấp 3 lần …
GDP ( TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA )
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay Tổng sản phẩm trong nước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo
ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Giai đoạn 1986 - 1990:
Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục
được những yếu kém và có những bước phát triển. Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc
đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản
xuất nơng nghiệp tăng bình qn 3,8 - 4%/năm; cơng nghiệp tăng bình qn 7,4%/năm, trong đó sản
xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm
Giai đoạn 1991 - 1995:
Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu
quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên
tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm.
Giai đoạn 1996 - 2000:
Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực
(giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những
thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của
cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; cơng nghiệp và xây
dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% (4). “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ
tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần.
Giai đoạn 2001 - 2005:
Sự nghiệp đổi mới ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được
những kết quả nhất định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, theo hướng tích cực, năm sau
cao hơn năm trước. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,4%; trong đó, nơng nghiệp
tăng 3,8%; cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mơ được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị,
xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và
từng ngành; cải cách thể chế kinh tế, từng bước hồn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống
điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và
chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…
Giai đoạn 2006 - 2010:
Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra
khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình
(thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. GDP
năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101.6 tỉ ÚD tăng gấp 3,26 lần so với năm 2000.
Trong năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính tồn cầu cịn rất chậm, song
mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt 7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn
được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực .
Như vậy, trong vòng 20 năm (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,34%/năm, thuộc
loại cao ở khu vực Đơng Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung; quy mơ kinh tế năm
2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2001 - 2011 bình quân đạt 7,14%/
năm) (9).
Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2011. [12,37%] Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng
5,89% của năm 2011, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng
hợp lý. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,4% so với năm 2011; công nghiệp
tăng 4,8% so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch
xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới.
Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó sự phát triển
ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc
gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được
cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị
trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công
nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức
tăng trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (2011 - 2015)
trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn.
ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN
NAY
Nhìn chung sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng
với những kết quả nổi bật:
Thu nhập bình quân : Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu ,với mức thu nhập bình
quân đầu người là 150 USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN năm 1986 và thuộc
nhóm các quốc gia có thu nhập thấp,thì Việt Nam đã vươn lên thành trở thành nước
có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm
2020 tức tăng gấp 18 lần so với 1986 . Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2021 thu nhập
bình quân đầu người Việt Nam từ vị trí thứ 173 lên thứ 124, nhảy 49 bậc trong bảng
xếp hạng bình quân đầu người thế giới. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người
của Việt Nam đã tăng hơn 7 lần trong giai đoạn 2000 – 2021 . Đến năm 2022, GDP
bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 4.012 USD, xếp thứ 6/11
trong khu vực Đông Nam Á và thứ 123 trên thế giới và chắc chán trong tương lai Việt
Nam vẫn còn tiến xa hơn nữa
Tỷ lệ lạm phát : Những biến đổi về tỷ lệ lạm phát đã phản ánh rõ chính sách và
điều kiện kinh tế. Mức lạm phát thấp hơn thường kèm theo sự ổn định trong giá cả
và môi trường kinh doanh taọ điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Tỷ lệ lạm phát ổn định giúp tạo ra mơi trường kinh doanh dự đốn và tạo niềm tin
cho các nhà đầu tư và tiêu dung. Những năm gần đây do tác động của đại dịch COVID
19 cũng tạo ra thách thức lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên chính phủ đã cho thấy sự
quyết tâm trong việc duy trì sự ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát. Sau 35 đổi mới
với năm 1986 lạm phát đtạ cực đại nên tới 80 % nhưng đến 2023 con số này đã giảm
1 cách đáng kể còn 4,5%.
Năng suất ao động : Nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những
bước phát triển. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được
tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết
các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức . Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có
thể thấy NSLĐ của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua
các năm và Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Tính
chung giai đoạn 10 năm 2008-2017, NSLĐ theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011)
của Việt Nam tăng trung bình 4%/năm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, dân số năm
1986 của cả nước là 61,1 triệu người, tăng 1,4 triệu so với năm 1985. Lao động xã hội tăng
1,8 triệu. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh
tế, năng suất lao động của Việt Nam dần được cải thiện. Năm 2022, năng suất lao động của
Việt Nam tính theo giá hiện hành ước đạt 188,1 triệu đồng/lao động1, tương đương 8.083
USD/lao động, tốc độ tăng ước đạt 4,81% so với năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp : Thị trường lao động Việt Nam được hình thành, phát triển chính
thức từ năm 1986 đến nay, từng bước đã tạo được khuôn khố luật pháp, thể chế, chính
sách thị trường lao động; quy mô và chất lượng cung lao động tăng lên, chất lượng
việc làm ngày dần được cải thiện, từng bước chính thức hóa việc làm phi chính thức;
cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất
lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên. Từ năm 2010 đến
nay, tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước duy trì dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực
thành thị dưới 4% .
GDP :