Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề Cương Giao Tiếp Sư Phạm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.64 KB, 7 trang )

lOMoARcPSD|37957696

1. ĐỀ 2 .Môn Giao tiếp sư phạm

Giao tiếp sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()

lOMoARcPSD|37957696

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN NCSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ THI HỌC PHẦN

(Đề số 2)

Môn: Giao tiếp sư phạm

Câu hỏi 1 (4 điểm):

Nêu các nguyên tắc giao tiếp sư phạm. Trình bày tự chọn 01 nguyên tắc giao tiếp sư
phạm.

Câu hỏi 2 (6 điểm):

Phân tích 01 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cô) thấy cần thiết cho bản thân trong
quá trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô) đang


công tác.

BÀI LÀM

Câu hỏi 1 (4 điểm):

Nêu các nguyên tắc giao tiếp sư phạm. Trình bày tự chọn 01 nguyên tắc giao tiếp
sư phạm.

Giống như mọi quá trình giao tiếp khác, giao tiếp sư phạm muốn đạt được
kết quả tốt phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, mang tính chất đặc trưng
của giao tiếp nghề nghiệp.

Vận dụng khái niệm nguyên tắc giao tiếp, có thể hiểu: Nguyên tắc giao tiếp
sư phạm là hệ thống các quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,
đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của giáo
viên với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.

- Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp, ứng
xử sư phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các

Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()

lOMoARcPSD|37957696

lực lượng giáo dục khác.
- Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền

vững có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi của giáo viên
trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp.


* Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm: bao gồm 4 nguyên tắc sau
- Mô phạm trong giao tiếp sư phạm
- Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp
- Thiện ý trong giao tiếp
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm
* Trình bày 1 nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Ví dụ: Nguyên tắc giao tiếp sư phạm : Tôn trọng nhân cách của đối tượng
giao tiếp
- Coi học sinh là một chủ thể, có đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập,
lao động...với những đặc trưng tâm lí riêng, bình đẳng với mọi người trong các mối
quan hệ xã hội.
- Biết lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi lên những nhu cầu chính đáng của
các em.
- Thể hiện những hành vi có văn hóa của người giáo viên khi giao tiếp với
học sinh.
- Có thái độ ân cần, niềm nở, thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một
cách chân thực, chân thành.
- Tơn trọng học sinh cịn thể hiện ở trang phục, đầu tóc của giáo viên ln
gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với nghề nghiệp.
- Tôn trọng học sinh trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáo
viên đối với học sinh. Tơn trọng học sinh chính là tơn trọng mình, tơn trọng nghề
nghiệp của mình.
- Tơn trọng và thái độ hịa nhã đối với đồng nghiệp và lãnh đạo
Câu hỏi 2 (6 điểm):
Phân tích 01 kĩ năng giao tiếp sư phạm mà thầy (cơ) thấy cần thiết cho bản thân
trong q trình thực hiện giao tiếp sư phạm tại các cơ sở giáo dục nơi các thầy (cô)

Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()


lOMoARcPSD|37957696

đang công tác.
*Khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm:
Kĩ năng giao tiếp sư phạm là sự vận dụng các kiến thức, các kinh nghiệm

hoạt động sư phạm… của chủ thể giao tiếp (người giáo viên) từ đó thực hiện có kết
quả quá trình giao tiếp với đối tượng giao tiếp (học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh)
làm cho hoạt động dạy học và giáo dục đạt được mục đích đề ra.

- Kĩ năng giao tiếp sư phạm là mặt biểu hiện bên ngoài của năng lực giao
tiếp sư phạm. Năng lực giao tiếp sư phạm là một thuộc tính tâm lí tương đối ổn
định trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên, đảm bảo cho giáo viên thực
hiện hoạt đông giao tiếp sư phạm đạt được mục tiêu.

- Kĩ năng giao tiếp sư phạm vừa thể hiện kĩ năng giao tiếp nói chung, vừa
thể hiện các đặc trưng của hoạt động sư phạm nói riêng. Có thể coi kĩ năng giao
tiếp sư phạm là kĩ năng giao tiếp có văn hóa trong hoạt động sư phạm.

* Kỹ năng giao tiếp sư phạm gồm:
- Kĩ năng định hướng giao tiếp.
- Kĩ năng định vị.
- Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp.
- Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
- Kĩ năng điều khiển bản thân.
- Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm.
* Phân tích kỹ năng xử lý tình huống sư phạm:
1. Tình huống sư phạm là gì

Tình huống là những sự kiện, sự việc và hồn cảnh có vấn đề phát sinh trong

hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, giữa các cá nhân với
nhau buộc người ta phải giải quyết, ứng xử kịp thời để không xảy ra mâu thuẫn
hoặc hậu quả xấu

Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()

lOMoARcPSD|37957696

Tình huống sư phạm tiểu học là tính tình huống có mâu thuẫn xảy ra trong
hoạt động sư phạm của giáo viên. Mâu thuẫn đó có thể là:

- Yêu cầu giáo dục đối với trình độ phát triển hiện tại của học sinh chưa phù
hợp

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của học sinh với điều kiện sống và giáo
dục

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của học sinh với khả năng sư phạm của
nhà giáo dục

- Giữa yêu cầu phát triển của học sinh với khả năng và trình độ đạt được của
chính học sinh
2. Nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm tiểu học

- Tìm hiểu kỹ về từng học sinh: hồn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính
cách, sở thích, thói quen…để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng

- Ln bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân từ
đó có cách xử lý tình huống thơng minh, hợp tình hợp lý


- Luôn tôn trọng học sinh ngay cả khi học sinh đó vi phạm. Giáo viên nên tự
kiềm chế để không bao giờ được phép xúc phạm hoặc sử dụng vũ lực đối với học
sinh

- Ln đặt mình vào vị trí của học sinh và hồn cảnh của các em để có sự
đồng cảm và chân thành

- Biết khích lệ và biểu dương các em kịp thời vì đây là động lực để các em
cố gắng phát huy những mặt tốt

- Luôn thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện của các em
- Góp ý với học sinh về những thiếu sót với thái độ chân thành và giàu lòng
yêu thương
3. Quy trình các bước xử lý tình huống sư phạm tiểu học
Quy trình xử lý tình huống sư phạm tiểu học gồm 4 bước
Bước 1: Xác định vấn đề
Thực chất bước này là nhà sư phạm cần nhận thức rõ mâu thuẫn chứa đựng
trong tình huống sư phạm, ý thức được giải quyết vấn đề gì trong tình huống đó,

Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()

lOMoARcPSD|37957696

giải quyết theo hướng nào
Bước 2: Thu thập thông tin

Xem xét các thông tin và dữ kiện có sẵn, thu thập thêm dữ liệu mới qua khảo
sát

Sắp xếp và phân tích dữ liệu

Bước 3: Nêu các giả thiết

Đây là bước đề ra những giả thiết dựa trên cơ sở vấn đề cần giải quyết đã
được ý thức rõ ràng và biểu đạt bằng ngơn ngữ. Bước này óc tưởng tượng sư phạm
và khả năng linh hoạt của trí tuệ được phát huy, nhà sư phạm có thể hình dung ra
tất cả các cách giải quyết có thể có, kể cả các cách giải quyết được coi là thiếu tính
sư phạm
Bước 4: Lựa chọn giải pháp

Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống, tìm điểm giống và
khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
Ví dụ: Tình huống : Nhận thấy một học sinh trung bình yếu có điểm cao bất
ngờ

Khi chấm bài kiểm tra hôm nay của học sinh, bạn cảm thấy bất ngờ vì có một
trường hợp đột xuất, đó là bài làm của một học sinh có mức học trung bình yếu của
lớp nhưng lại tốt đến kinh ngạc. Đến hôm trả bài nếu là bạn, bạn sẽ làm những gì ?
Điều đầu tiên mà bạn khơng thể bỏ qua đó chính là khen ngợi bài làm của học sinh
đó trước lớp vì em ấy đã có cách làm hay và độc đáo. Song song với việc đó bạn
cần khéo léo xem xét xem bài làm đó có thực sự là của em đó hay khơng bằng cách
gọi em ấy có thể lên bảng nói cách chữa bài và nói về cách làm của mình để các
bạn khác trong lớp cùng nhau học tập theo, việc đó cịn có thể giúp em ấy chứng
minh được sự tiến bộ của mình và làm sáng tỏ việc mà bạn đang băn khoăn.
Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp:

 TH1: Em học sinh này nói một cách trơn tru và làm tốt mọi thứ mà bạn yêu
cầu. Từ đó chứng minh được em đã thực sự tiến bộ

 TH2: Em ấy lúng túng khơng nói rõ ràng được thì bạn cũng đừng vội phê
bình em ấy ngay trước lớp, mà hãy làm điều này thật tế nhị có thể sau giờ


Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()

lOMoARcPSD|37957696

học bạn nói chuyện riêng với em ấy. Và điểm đó bạn chưa nên ghi vội mà có
thể để xem thời gian tới em ấy thể hiện thế nào.
Mỗi tình huống sư phạm đều có những cách giải quyết riêng, tuy nhiên giáo
viên cần đưa ra các cách hợp lý nhất để tránh làm tổn thương đến trẻ.

_________________ Hết________________

Downloaded by ?àm Ki?n Quy?t ()


×