BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
--------------
PHẠM MINH TUẤN
HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH CHO
DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐIỆN MÁY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
ĐÀ NẴNG, 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
--------------
PHẠM MINH TUẤN
HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH CHO
DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐIỆN MÁY
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 848 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Như Hằng
ĐÀ NẴNG, 2024
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Nghiên cứu phát triển Hệ hỗ
trợ ra quyết định áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh điện máy", em đã gặp rất
nhiều khó khăn vì đây là cách tiếp cận khá mới mẻ đối với mơ hình doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nước ta. Vì vậy, để luận văn hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực và cố
gắng của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự trợ giúp của nhiều cá nhân và tập
thể khác.
Trước hết, xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, Cô của Khoa sau đại học
Trường Đại học Duy Tân đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích, tạo nhiều điều
kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hồn thành chương trình
khóa học.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hà Thị Như Hằng
đã định hướng, tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty TNHH Quốc Hùng và nhân viên
những phòng ban liên quan đã tạo mọi điều kiện trong quá trình tìm hiểu, khảo sát,
thực hiện đề tài và triển khai tại công ty.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tiếp thêm nghị
lực để trong quá trình học tập cũng như hồn thành luận văn.
Luận văn chắc chắn khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được nhiều phản hồi và đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô và bạn đọc
để đề tài được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn cuộc
sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 01 năm 2024
Phạm Minh Tuấn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn: "Nghiên cứu phát triển Hệ hỗ trợ ra
quyết định áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh điện máy" là công trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tơi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Như
Hằng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực do tôi thực
hiện và không vi phạm đạo đức nghiên cứu. Những số liệu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được tơi thu thập từ dữ liệu thực tế của doanh nghiệp có ứng
dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp của tôi và được sự cho phép lãnh đạo các cơng
ty đó.
Ngồi ra, tơi xin cũng xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp tại
bất cứ một trường đại học nào. Trong quá trình thực hiện các nội dung trong luận
văn, nếu có sử dụng tài liệu, số liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rỏ nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Duy Tân khơng liên quan đến những
vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện.
Tác giả
Phạm Minh Tuấn
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
6. Những đóng góp mới của luận văn......................................................................4
7. Bố cục luận văn...................................................................................................4
Chương 1: TÌM HIỂU VỀ KINH DOANH ĐIỆN MÁY........................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐIỆN MÁY........................................5
1.1.1. Kinh doanh điện máy là gì?......................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh điện máy..........................................................5
1.1.3. Các lĩnh vực trong kinh doanh điện máy...................................................6
1.2. TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY.........................................6
1.2.1. Giới thiệu cơng ty.....................................................................................7
1.2.2. Tầm nhìn chiến lược.................................................................................7
1.2.3. Sơ đồ tổ chức............................................................................................7
1.2.4. Quy trình hoạt động..................................................................................8
1.3. CÁC NHU CẦU CẦN CẢI TIẾN TRONG QUẢN LÝ...........................15
iv
1.3.1. Nhu cầu 1: Lập kế hoạch kinh doanh......................................................15
1.3.2. Nhu cầu 2: Yêu cầu mua hàng................................................................16
1.3.3. Nhu cầu 3: Phê duyệt mua hàng..............................................................16
1.3.4. Nhu cầu 4: Quản lý tài chính, công nợ....................................................17
1.3.5. Nhu cầu 5: Quản trị bán hàng.................................................................17
1.4. GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC TỒN TẠI................................18
1.4.1. Hướng khắc phục tạm thời......................................................................18
1.4.2. Giải pháp xử lý lâu dài............................................................................18
Chương 2. TÌM HIỂU HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH.....................................19
2.1. TỔNG QUAN VỀ RA QUYẾT ĐỊNH......................................................19
2.1.1. Quyết định là gì?.....................................................................................19
2.1.2. Ra quyết định là gì?................................................................................20
2.1.3. Vì sao phải ra quyết định?.......................................................................21
2.1.4. Cách thực hiện ra quyết định?.................................................................22
2.1.5. Các khó khăn khi ra quyết định...............................................................24
2.1.6. Nhu cầu hỗ trợ ra quyết định...................................................................26
2.2. GIỚI THIỆU HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH......................................26
2.2.1. Khái niệm hệ hỗ trợ ra quyết định...........................................................26
2.2.2. Lý do dùng hệ hỗ trợ ra quyết định.........................................................27
2.2.3. Thành phần của hệ hỗ trợ ra quyết định..................................................28
2.2.4. Mơ hình hỗ trợ ra quyết định..................................................................29
2.2.5. Phân loại hệ hỗ trợ ra quyết định............................................................30
2.2.6. Năng lực của hệ hỗ trợ quyết định..........................................................32
v
2.3. HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG KINH DOANH..........................33
2.3.1. Vì sao phải hỗ trợ quyết định trong kinh doanh......................................33
2.3.2. Cách thức hỗ trợ quyết định trong kinh doanh........................................33
2.4. TRỰC QUAN HĨA DỮ LIỆU..................................................................34
2.4.1. Khái niệm trực quan hóa dữ liệu.............................................................34
2.4.2. Lợi ích của trực quan hóa dữ liệu............................................................35
2.4.3. Các loại biểu đồ sử dụng trực quan hóa dữ liệu......................................35
2.4.4. Vai trị của trực quan hóa dữ liệu trong kinh doanh................................37
2.5. DỰ BÁO TRONG KINH DOANH...........................................................38
2.5.1. Khái niệm về dự báo...............................................................................38
2.5.2. Đặc điểm của dự báo...............................................................................39
2.5.3. Phân loại dự báo......................................................................................39
2.5.4. Vai trị của dự báo trong kinh doanh.......................................................41
2.5.5. Q trình xây dựng dự báo......................................................................41
2.5.6. Các phương pháp dự báo........................................................................42
2.6. PHÂN CỤM DỮ LIỆU..............................................................................54
2.6.1. Khái niệm phân cụm dữ liệu...................................................................54
2.6.2. Vai trò của phân cụm dữ liệu..................................................................55
2.6.3. Tiêu chuẩn của phân cụm dữ liệu............................................................55
2.6.4. Kỹ thuật tiếp cận phân cụm dữ liệu.........................................................57
2.7. PHÂN TÍCH RFM.....................................................................................65
2.7.1. Khái niệm về RFM..................................................................................65
2.7.2. Tầm quan trọng của việc phân tích RFM................................................66
vi
2.7.3. Cách sử dụng phân tích RFM..................................................................68
Chương 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH.........................70
CHO NGÀNH ĐIỆN MÁY.....................................................................................70
3.1. MÔ TẢ BÀI TOÁN....................................................................................70
3.1.1. Yêu cầu chức năng..................................................................................70
3.1.2. Yêu cầu phi chức năng............................................................................72
3.2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ....................................................................72
3.2.1. Lược đồ Ngữ cảnh..................................................................................72
3.2.2. Phân tích Actor.......................................................................................73
3.2.3. Phân tích Use case..................................................................................73
3.2.4. Phân tích Giao diện.................................................................................81
3.2.5. Phân tích Lớp..........................................................................................82
3.2.6. Phân tích lựa chọn Cơng nghệ và Giải thuật...........................................83
3.2.7. Lập trình ứng dụng..................................................................................84
3.2.8. Triển khai ứng dụng................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
DSS
Diễn giải
Decision Support System
Electronics
Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định
Electronics Decision Support System
DSS
Ứng dụng hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp điện máy
Database
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu
SQL
KPI
API
ROI
RFM
Dashboard
UX/UI
Structured Query Language
Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Key Performance Indicator
Chỉ số đánh giá hiệu quả cơng việc
Application Programming Interface
Giao diện lập trình ứng dụng, chia sẻ dữ liệu
Return on Investment
Chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư
RFM (Recency, Frequency, Monetary)
RFM (Lần mua gần nhất, tần suất mua, giá trị mua)
Bảng điều khiển
User Experience/ User Interface
Trải nghiệm người dùng/Giao diện người dùng
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Doanh số bán hàng năm 2022 của Công ty TNHH Quốc Hùng................47
Bảng 2.2: Dự báo doanh số Bình quân di động 3 chu kỳ...........................................50
Bảng 2.3: Dự báo doanh số Bình qn di động có trọng số 2 chu kỳ.........................52
Bảng 3.1: Danh sách Trang giao diện Electronics DSS...........................................82
Bảng 3.2: Danh sách Thành phần Trang chủ.............................................................84
Bảng 3.3: Danh sách Thành phần trang Tài chính.....................................................85
Bảng 3.4: Danh sách Thành phần trang Hàng hóa.....................................................86
Bảng 3.5: Danh sách Thành phần trang Khách hàng.................................................86
Bảng 3.6: Danh sách Thành phần trang Đặt hàng......................................................87
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức cơng ty..................................................................................8
Hình 1.2: Quy trình mua hàng Nhà cung cấp...............................................................9
Hình 1.3: Quy trình bán bn tại chổ.........................................................................11
Hình 1.4: Quy trình bán bn bằng xe.......................................................................12
Hình 1.5: Quy trình bán lẻ.........................................................................................14
Hình 2.1: Kiến trúc hệ hỗ trợ ra quyết định...............................................................28
Hình 2.2: Cấu trúc mơ hình ra quyết định..................................................................30
Hình 2.3: Phân loại hệ hỗ trợ ra quyết định...............................................................31
Hình 2.4: Thị phần smartphone tồn cầu quý III/2022............................................34
Hình 2.5: Phân loại dự báo theo Thời gian................................................................39
Hình 2.6: Phân loại dự báo theo Lĩnh vực.................................................................40
Hình 2.7: Ví dụ về phân cụm dữ liệu.........................................................................54
Hình 2.8: Các chỉ số phân tích RFM..........................................................................66
Hình 3.1: Lược đồ ngữ cảnh của Electronics DSS.....................................................72
Hình 3.2: Lược đồ các Actor của Electronics DSS....................................................73
Hình 3.3: Lược đồ Use case Hệ thống.......................................................................74
Hình 3.4: Lược đồ Use case Hàng hóa.......................................................................76
Hình 3.5: Lược đồ Use case Tài chính.......................................................................78
Hình 3.6: Lược đồ Use case Khách hàng...................................................................80
Hình 3.7: Biểu đồ Lớp...............................................................................................83
Hình 3.8: Cấu trúc dự án............................................................................................87
Hình 3.9: Mã nguồn Store Procedure Truy vấn Nhập-Xuất.......................................88
Hình 3.10: Mã nguồn JavaScript vẽ biểu đồ Nhập-Xuất............................................89
Hình 3.11: Biểu đồ triển khai.....................................................................................89
Hình 3.12: Giao diện trang chủ Ứng dụng.................................................................91
Hình 3.13: Giao diện Ứng dụng trên Điện thoại........................................................92
x
Hình 3.14: Giao diện Đăng nhập Ứng dụng...............................................................92
Hình 3.15: Tốc độ tải trang Ứng dụng.......................................................................93
Hình 3.16: Thơng tin Sổ quỹ tài chính.......................................................................94
Hình 3.17: Thơng tin Cơng nợ...................................................................................94
Hình 3.18: Biểu đồ Tỉ lệ Doanh thu & Chi phí..........................................................95
Hình 3.19: Biểu đồ Tỉ lệ Cơng nợ trả & Tiền nội bộ.................................................95
Hình 3.20: Biểu đồ Doanh số Nhập & Xuất...............................................................96
Hình 3.21: Biểu đồ Dịng tiền....................................................................................96
Hình 3.22: Biểu đồ Lợi nhuận rịng...........................................................................97
Hình 3.23: Chức năng Phân tích Doanh thu...............................................................97
Hình 3.24: Chức năng Thống kê và Đặt hàng............................................................98
1
MỞ ĐẦU
Phần mở đầu sẽ nêu rõ lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận nghiên cứu và
những đóng góp mới của luận văn.
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh nói
chung và điện máy nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức, như sự cạnh tranh
gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngồi nước, sự thay đổi của cơng nghệ, nhu
cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phức tạp. Để có thể tồn tại và phát triển,
các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng vận hành, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu và khảo sát tiêu biểu về đổi mới
công nghệ trong doanh nghiệp tại Việt Nam có thể kể đến như: Cuốn sách “Việt
Nam cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” năm 2017 (Nguyễn Văn Bình, 2017)
hay “Hoạt động đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp Việt Nam năm 2022” của
Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam,… Thơng qua q trình thu thập và
phân tích các tài liệu nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy rằng các nghiên cứu chủ yếu
được thực hiện dưới góc độ tiếp cận vĩ mơ, tập trung vào khảo sát thực trạng cơng
nghệ mà chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp để đề xuất, hỗ
trợ doanh nghiệp đổi mới và tự lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu từ góc độ doanh nghiệp như: “Ứng
dụng hệ hỗ trợ quyết định trong lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp” của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hường (2011) trường Đại học Công nghệ, “Nghiên cứu xây dựng
hệ thống hỗ trợ ra quyết định marketing cho các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam”
của tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2021) trường Đại học Kinh tế Luật, ... nhưng chưa
hoàn toàn đáp ứng về hiện trạng và đặc thù mua bán của nhiều loại hình doanh
nghiệp (như bán bn và bán lẻ, bán bằng xe, phạm vi doanh nghiệp nhỏ).
2
Ngoài các lý do trên, các doanh nghiệp cần phải có hệ thống quản lý bán hàng
và tác giả luận văn đã triển khai thành công hệ thống quản lý cho các doanh nghiệp
kinh doanh điện máy nên việc khai thác số liệu, tìm hiểu các nhu cầu và áp dụng đề
tài sẽ dễ dàng hơn cũng như tính thực tế của đề tài sẽ cao hơn.
Xuất phát từ những nhu cầu và vì lý do trên, đề tài "Hệ hỗ trợ ra quyết định
cho doanh nghiệp kinh doanh điện máy" với mong muốn góp phần vào việc đổi
mới cơng nghệ trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phát triển được một ứng dụng có thể khai thác được số
liệu mua bán nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp một góc nhìn tổng quan về kinh
doanh hàng hóa. Cụ thể, sẽ áp dụng các cơng cụ để xử lý và trực quan hóa số liệu,
áp dụng các thuật tốn về phân nhóm, dự báo để hỗ trợ cho lãnh đạo và bộ phận
kinh doanh ra quyết định nhằm hạn chế rủi ro trong mua bán.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu là phải tìm hiểu các kiến thức liên quan để phát triển hệ
thống thực thi trên dữ liệu thực, các nhiệm vụ có thể kể đến như sau:
Kiến thức về quản trị và kinh doanh mặt hàng điện máy
Kiến thức về quyết định và cách thức ra quyết định trong kinh doanh.
Lý thuyết và các giải thuật về khai phá và xử lý dữ liệu.
Mơ hình và các thành phần cơ bản của hệ hỗ trợ ra quyết định.
Lập trình Website sử dụng ngơn ngữ C#, SQL Server, HTML và
JavaScript để truy vấn, xử lý và trực quan hóa số liệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
3
Xây dựng Ứng dụng hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp kinh doanh điện
máy tại Công ty TNHH Quốc Hùng có địa chỉ: 202 Nguyễn Văn Linh, Phường
Vĩnh
Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Kiểm thử và triển khai đề tài tại Công ty TNHH Quốc Hùng có địa chỉ: 202
Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
5.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định nhu cầu ứng dụng hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh của các
doanh nghiệp sau đó đề xuất các tính năng phù hợp với nhu cầu thực tiễn cụ thể như
sau:
+ Tối ưu tồn kho: DSS sẽ giúp tổng hợp số liệu hàng hóa, phân tích nhập xuất
và dự báo nhu cầu để đề xuất số liệu mua bán phù hợp.
+ Tài chính linh hoạt: Trực quan hóa các số liệu về sổ quỹ, cơng nợ, doanh số,
doanh thu để người quản lý theo dõi sức khỏe của cơng ty.
+ Phân loại dữ liệu: Gom nhóm khách hàng, loại sản phẩm theo tiêu chí để
đánh giá mức độ hiệu quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiếp cận theo cả 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và định
tính để thực hiện các vấn các nội dung luận văn như sau:
5.1. Phương pháp định lượng:
Tiếp cận các vai trò trong doanh nghiệp để phỏng vấn, thảo luận, tham quan
thực tế nhằm tìm hiểu mơ hình, thực trạng của doanh nghiệp kinh doanh điện máy
Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập ý kiến, đánh giá về nhu cầu, yêu cầu đối
với ứng dụng hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh.
Phân tích số liệu phần mềm bán hàng sẵn có bằng các cơng cụ trực quan hóa
như Tableau, Power BI, Excel để phân tích dữ liệu thu thập được.
5.2. Phương pháp định tính:
4
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để khai thác sâu ý kiến, quan điểm của
các nhà quản lý, chuyên gia về các vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
Trực tiếp quan sát cách làm việc, các công việc hằng ngày và thu thập tài liệu,
hồ sơ của các vai trị liên quan trong cơng ty.
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thu thập thơng tin, ý kiến đóng góp.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Với những mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả thu được từ luận văn có những
đóng góp cả về lý thuyết quản lý cũng như thực tiễn ứng dụng, cụ thể như:
Tìm hiểu và nghiên cứu được nhu cầu cụ thể của lĩnh vực kinh doanh điện
máy đặc thù về hoạt động mua bán và vận hành doanh nghiệp. Các vấn đề khó khăn
khi ra quyết định để kinh doanh và sự cần thiết xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định để
hỗ trợ xử lý.
Luận văn đã logic hóa được mối quan hệ giữa cơ sở khoa học và thực tiễn
khi sử dụng kết hợp các thuật toán khai phá dữ liệu, lý thuyết về dự báo kinh tế
cộng với các nền tảng công nghệ mới để xử lý và trực quan hóa dữ liệu mua bán
lịch sử.
Luận văn đã xây dựng được bản thực nghiệm hệ thống hỗ trợ ra quyết định
cho doanh nghiệp. Qua đó, ứng dụng đã thể hiện được tính hiệu quả rõ ràng trong
việc trợ giúp người quản lý có nhiều góc nhìn về tình hình doanh nghiệp do đó các
quyết định đưa ra ít rủi ro hơn, chất lượng hơn.
Ứng dụng hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp điện máy là bước đột phá
trong hành trình đổi mới cơng nghệ để quản lý doanh nghiệp. Với nền tảng luận văn
đạt được có thể mở rộng và nâng cấp để hỗ trợ ra quyết định cho những ngành nghề
kinh doanh khác nhau.
7. Bố cục luận văn
Nội dung của luận văn được trình bày với bố cục gồm 3 chương như sau:
5
Chương 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp điện máy, cách vận hành mua bán và
các quyết định trong kinh doanh.
Chương 2: Tìm hiểu về quyết định, các khó khăn khi ra quyết định, sự cần
thiết của hệ hỗ trợ ra quyết định và các phương pháp, thuật toán, cách trực quan hóa
dữ liệu cần thiết để hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh.
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống, lập trình ứng dụng, triển khai và
kiểm thử đánh giá kết quả hoạt động của Hệ hỗ trợ ra quyết định trong kinh doanh
ngành điện máy.
6
Chương 1: TÌM HIỂU VỀ KINH DOANH ĐIỆN MÁY
Mục tiêu của chương này sẽ tìm hiểu về kinh doanh điện máy, đặc điểm doanh
nghiệp, quy mô công ty, cơ cấu tổ chức, quy trình bán hàng và cách thức quản lý và
vận hành. Sau khi tìm hiểu, chương này sẽ chỉ ra các vấn đề tồn đọng và khoảng
trống cần khai thác để làm định hướng cho nghiên cứu và áp dụng của đề tài.
1.1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH ĐIỆN MÁY
Những thiết bị điện máy hiện nay khơng cịn xa lạ và đó là nhu cầu khơng thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ những chiếc điện thoại cho đến máy giặt, tủ
lạnh… hay đến những dịch vụ như trả góp, sửa chữa… đều được các doanh nghiệp
cung cấp đến khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Để hiểu về mơ hình và
cách thức hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh điện máy ta cần tìm hiểu trước
các khái niệm sau:
1.1.1. Kinh doanh điện máy là gì?
Theo sách “Kinh tế vi mô – chủ biên GS.TS. Nguyễn Văn Ngọc - NXB Kinh
tế Quốc dân 2012” định nghĩa “Kinh doanh là một hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời”. Do đó, doanh điện máy được hiểu là các hoạt động sản
xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ,.., liên quan đến ngành hàng điện máy của các tổ
chức, cá nhân nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận. Lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh điện máy được tính bằng thước đo tiền tệ.
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh điện máy
Mục đích sinh lời
Đây là đặc điểm chung của các lĩnh vực kinh doanh. Bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào khi kinh doanh đều có mục đích phát sinh lợi nhuận từ các hoạt động đó.
Mục đích sinh lời này cũng là điểm phân biệt hoạt động kinh doanh với các
hoạt động thiện nguyện khác.
Hoạt động giao dịch
Trong kinh doanh điện máy các giao dịch liên quan đến các hoạt động dịch vụ,
buôn bán, vận chuyển, tiếp thị diễn ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần.
7
Một sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua rất nhiều
hoạt động và giao dịch khác nhau.
Trao đổi hàng hóa và dịch vụ
Các hoạt động trong kinh doanh điện máy đều có sự liên quan trực tiếp, gián
tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp, đại lý hay người
tiêu dùng.
Đáp ứng nhu cầu của con người
Cho dù mục đích của kinh doanh điện máy là sinh lời nhưng phải đáp ứng
được nhu cầu cơ bản của con người như sản phẩm đa dạng mẫu mã, giá thành phù
hợp, dịch vụ chu đáo… để phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
1.1.3. Các lĩnh vực trong kinh doanh điện máy
Kinh doanh bán lẻ
Trưng bày và tiếp thị các sản phẩm điện máy để bán đến tay người tiêu dùng.
Hoạt động tiếp thị đa dạng qua các kênh như: trưng bày tại siêu thị, tiếp thị qua
website, qua nền tảng mạng xã hội cũng như truyền thông quảng cáo hoặc tờ rơi để
thông tin sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Kinh doanh bán bn
Khách mua hàng có thể xem sản phẩm tại địa điểm trưng bày để mua hàng
hoặc nhân viên bán bn sẽ gọi điện để tiếp thị và bán hàng.
Ngồi ra, một hình thức khác của bán bn là các xe tải nhỏ sẽ vận chuyển
hàng hóa theo lịch đến tại nơi khách hàng kinh doanh để tiếp thị và bán hàng.
Kinh doanh dịch vụ
Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ trả góp,
dịch vụ giao hàng phục vụ cho các sản phẩm đến điện máy và dịch vụ thu hộ tài
chính.
1.2. TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY
8
Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh điện máy như: Điện máy xanh, Điện
máy chợ lớn, Nguyễn Kim… quy mô rất lớn và rất đa dạng ngành hàng nhưng là
những hệ thống chỉ chuyên về kinh doanh điện máy lẻ và phục người dùng cuối.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu và khai thác Cơng ty
TNHH Quốc Hùng, một cơng ty vừa và nhỏ có hoạt động đầy đủ về các lĩnh vực
trong ngành điện máy để đa dạng hóa hơn về nghiệp vụ và quản lý.
1.2.1. Giới thiệu công ty
Được thành lập theo giấy phép số: 0400444017 ngày 21/04/2003 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp. Công ty TNHH Quốc Hùng có chức năng là
kinh doanh và cung cấp các dịch vụ liên quan đến ngành hàng điện máy.
Công ty ngành hàng mua bán tương đối đa dạng, phục phụ đầy đủ các kênh
như bán sỉ, bán lẻ và các dịch vụ.
Tên cơng ty
: CƠNG TY TNHH QUỐC HÙNG
Người đại diện
: Ông LÊ ANH TOÀN
Chức vụ
: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ
: 200 - 202 Nguyễn Văn Linh – Q.Thanh Khê – TP. Đà Nẵng
Số điện thoại
: (02363) 3691349 – Fax: (02363) 3691348
Mã số thuế
: 0400.444.017
Website
: www.quochung.com.vn
Tài khoản số
: 004.1000.170.500 Ngân hàng Vietcombank – CN Đà Nẵng
Lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngành điện máy
1.2.2. Tầm nhìn chiến lược
Quốc Hùng đã và đang xây dựng một hệ thống siêu thị bán lẻ và kênh phân
phối các sản phẩm và dịch vụ trong ngành điện máy ở phạm vi 7 tỉnh Miền Trung
và Tây Nguyên. Công ty đang phấn đấu trở thành một nhà cung ứng và phân phối
cấp 1 của những hãng điện máy lớn như SamSung, LG, Sony, Nokia, Oppo… cũng
như các dịch vụ liên quan với chất lượng đảm bảo nhất, hài lòng nhất.
1.2.3. Sơ đồ tổ chức