Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 29 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỊNH
HƯỚNG GIÁ TRỊ CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302


2

Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Thế Quân
Người hướng dẫn khoa học khoa học 2: GS. TS Nguyễn Huy Thanh

Phản biện 1: PGS.TS Bùi Ngọc Toàn
Phản biện 2: TS Nguyễn Anh Dũng
Phản biện 3: PGS.TS Đinh Tuấn Hải

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng

năm 2024


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nhiều dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) sử dụng các nguồn
vốn khác nhau, các dự án sử dụng vốn nhà nước (VNN) chiếm tỷ lệ đáng
kể. Yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn này luôn là sự quan tâm của cơ
quan quản lý nhà nước (QLNN), của chủ đầu tư (CĐT), các bên tham gia.
Các DAĐTXD hình thành đều xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể
về cơng năng, hiệu quả kinh tế - xã hội (KTXH), v.v…, được phê duyệt và
phải đạt được khi hoàn thành. Pháp luật quy định rõ, phải bảo đảm chất
lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khơng để thất thốt, lãng phí. Về nguyên
tắc, việc quản lý các dự án phải tuân thủ yêu cầu trên. Dù vậy, vẫn xảy ra
nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến mục đích, mục tiêu đầu tư, gây lãng phí
nguồn lực. Như vậy, đã có khoảng cách nhất định giữa kỳ vọng và kết quả
đạt được của một số dự án, đặc biệt là các dự án lớn và phức tạp sử dụng
VNN, đây là vấn đề cần được giải quyết.
Vấn đề kể trên đã và đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Để giải quyết, có
nhiều nghiên cứu chú trọng đến việc đảm bảo giá trị dự án đã được tiến
hành. Các nghiên cứu đều đề cập đến việc tìm kiếm các giải pháp có thể
đưa đến được kết quả tối ưu mà không làm thay đổi chi phí, v.v... Xu thế
này đã bắt đầu được tiếp nhận ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu và sử
dụng kỹ thuật VM, VE. Kết quả áp dụng đã giúp giải quyết một số vấn đề
về giá trị của dự án, tuy nhiên, chúng mới chỉ được xem xét rời rạc ở một
số thời điểm nhất định, chủ yếu dựa vào nhóm các chuyên gia tham gia vào
một vài thời điểm. Nhưng cách tiếp cận hiện nay chưa đảm bảo được các
DAĐTXD, vốn có nhiều vấn đề liên tục nảy sinh khi xem xét đến việc đảm
bảo và/hoặc nâng cao giá trị. Do đó, cần có cách tiếp cận tổng thể và toàn
diện để giải quyết, cách tiếp cận này, được đặt tên là “Quản lý dự án định
hướng giá trị” sẽ là một lựa chọn cho các nhà quản lý dự án (QLDA). Quản
lý dự án định hướng giá trị là cách tiếp cận mới, tích hợp và phát triển
QLDA theo quy định hiện tại với cơ sở lý luận và thực tiễn của VE, VM

để tìm ra các cơ hội nâng cao giá trị cho dự án. Điểm mới của cách tiếp cận
này không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các kỹ thuật nói trên tại các thời
điểm rời rạc, mà chú trọng xem xét một cách tồn diện theo suốt q trình
triển khai nhằm đảm bảo khơng bỏ sót các thời điểm có cơ hội nâng cao
giá trị, với một hệ giá trị được xác định và thống nhất.
Các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chặt chẽ
bởi một hệ thống quy định pháp luật. Dù các dự án này đã có hệ giá trị xác
định, nhưng q trình ĐTXD bị phân mảnh do quản lý rời rạc của các chủ
thể, nên việc quản lý hệ giá trị này chưa hình thành được một hệ thống tổng


4
thể và toàn diện xuyên suốt dự án. Mặt khác, cách hiểu và quan niệm về
giá trị dự án và các định hướng đảm bảo/nâng cao giá trị cho các DAĐTXD
của các chủ thể khác nhau, chưa rõ ràng, nhất quán, v.v... Thực tiễn cho
thấy, cách tiếp cận hiện tại chưa giải quyết được triệt để vấn đề nói trên,
do đó, Quản lý dự án định hướng giá trị là một lựa chọn phù hợp.
Từ đó, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: (1) Quản lý dự án đầu tư xây
dựng định hướng giá trị thực chất là gì? (2) Các dự án đầu tư xây dựng
cơng trình dân dụng sử dụng VNN có những đặc điểm gì gắn với các thuận
lợi và khó khăn khi triển khai quản lý dự án định hướng giá trị? (3) Triển
khai quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử
dụng VNN tại Việt Nam như thế nào? Luận án “Nghiên cứu giải pháp
quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn nhà nước tại Việt Nam” được triển khai để trả lời câu hỏi nghiên cứu
trên, do đó, Luận án có tính cấp thiết trong thời điểm hiện nay.
2. Mục đích và mục tiêu của luận án
2.1. Mục đích
Xây dựng giải pháp triển khai QLDAGT phù hợp điều kiện Việt Nam
để cung cấp cho cá nhân và tổ chức để quản lý dự án tốt hơn.

2.2. Mục tiêu
Làm rõ khái niệm “Quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị”
và các vấn đề lý luận liên quan; đặc điểm và thực trạng QLDA trong các
DAĐTXD sử dụng VNN; xây dựng được giải pháp trong điều kiện các
DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động QLDA ĐTXD của CĐT/đại diện hoặc đơn vị ủy quyền.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Loại hình: Các DAĐTXD cơng trình dân dụng sử dụng VNN tại Việt
Nam. Khơng gian, thời gian: năm 2016 đến 2022. Chủ thể: Nghiên cứu vấn
đề dưới góc độ chủ thể là chủ đầu tư dự án.
4. Cách tiếp cận, trình tự và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận, giả thuyết và trình tự các bước nghiên cứu
Trên cơ sở các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
được đặt ra là “Việc tích hợp tồn diện và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật
quản lý giá trị vào QLDA ĐTXD trong suốt các giai đoạn của DA ĐTXD
sử dụng VNN đem lại một giải pháp mới là một cách tiếp cận có hiệu quả
hơn để QLDA ĐTXD, cách tiếp cận này cần xem xét các đặc điểm riêng
và môi trường của các DA để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu thực tế”.
Để đề xuất giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị (QLDAGT) cho


5
DAĐTXD sử dụng VNN, Luận án sử dụng cách tiếp cận hỗn hợp giữa việc
nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng và xây dựng mơ hình. Được triển
khai qua 7 bước: Nghiên cứu tổng quan; xây dựng khái niệm; xây dựng
khung lý thuyết; phân tích thực trạng; chỉ ra các đặc trưng của hoạt động
QLDAĐTXD sử dụng VNN; đề xuất giải pháp; đề xuất kiến nghị.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp luận duy vật
biện chứng; phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; phương pháp chuyên gia;
điều tra xã hội học, phân tích thống kê mơ tả; phương pháp suy luận Logic.
5. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD, các phương thức triển khai dự án, các
kỹ thuật VE, kỹ thuật VM, công cụ hỗ trợ, lý thuyết hệ thống. Cơ sở pháp
lý là quy định pháp luật về ĐTXD và QLDA ĐTXD sử dụng VNN. Cơ sở
thực tiễn các hoạt động triển khai và quản lý DAĐTXD sử dụng VNN tại
Việt Nam cùng các hoạt động định hướng giá trị đã được thực hiện.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị, trên
cơ sở kế thừa và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDA ĐTXD, kỹ
thuật giá trị và kỹ thuật quản lý giá trị. Giải pháp này có thể áp dụng cho
các dự án ĐTXD cơng trình dân dụng và cả các dự án loại khác. Cách tiếp
cận này được làm rõ thông qua khái niệm đề xuất về QLDAGT, năm
nguyên tắc của quản lý dự án định hướng giá trị;
Luận án chỉ ra được hệ giá trị tham khảo cho dự án ĐTXD cơng trình
dân dụng, được chia ra hai nhóm là nhóm tiêu chí cốt lõi và nhóm tiêu chí
bổ sung; đề xuất được giải pháp về Khung triển khai QLDAGT dựa trên
nền tảng BIM trong DAĐTXD, đề xuất này được xây dựng trên khuôn khổ
các dự án ĐTXD sử dụng VNN ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận án là đã bổ sung và tổng quát hóa cơ sở lý
luận về QLDAGT và kỹ thuật quản lý giá trị trong DAĐTXD thành cơ sở
lý luận về QLDAGT; đã tích hợp và mở rộng các khái niệm có liên quan
thành khái niệm tồn diện hơn, đó là quản lý dự án định hướng giá trị; đã
làm rõ được khái niệm QLDAGT trong ngữ cảnh các DAĐTXD sử dụng
VNN tại Việt Nam, đồng thời xây dựng được giải pháp để quản lý giá trị
phù hợp và toàn diện cho các DAĐTXD cơng trình dân dụng sử dụng VNN
tại Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn của luận án là đã làm rõ được thực trạng việc QLDA
ĐTXD sử dụng VNN ở Việt Nam, đánh giá dưới góc nhìn của QLDAGT.
Đã đề xuất được giải pháp triển khai QLDAGT cho các DAĐTXD công


6
trình dân dụng sử dụng VNN tại Việt Nam. Đã chỉ rõ cách thức thông qua
các giải pháp và kiến nghị để vượt qua các khó khăn, rào cản nhằm đảm
bảo các giải pháp đề xuất có khả năng triển khai trong thực tế. Các giải
pháp đề xuất có thể tham khảo để vận dụng đối với một số loại hình dự án
ĐTXD cơng trình khác.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm bốn chương, 150 trang,
37 sơ đồ và hình vẽ, 07 bảng biểu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ
TRỊ
1.1. Các chủ đề chính liên quan đến vấn đề quản lý dự án định hướng
giá trị đối với các dự án đầu tư xây dựng
Các chủ đề chính xác định qua phân tích tài liệu có sẵn và thu thập; chủ
đề nghiên cứu trong nước và quốc tế; chủ đề nâng cao/cải tiến giá trị cho
DAĐTXD; chủ đề phương thức triển khai và tác dụng của phương thức
trong việc nâng cao/cải tiến giá trị.
Kết quả, các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cải tiến hoặc nâng cao
giá trị DAĐTXD thường được thực hiện cho DAĐTXD nói chung, khơng
có nghiên cứu riêng cho từ khố QLDAGT cho các dự án sử dụng VNN
hoặc sử dụng vốn đầu tư cơng.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu ngồi nước có liên quan
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chủ đề quản lý DAĐTXD (“Construction projects” – Dự án xây dựng,

ý nghĩa là các DAĐTXD, khái niệm dùng ở Việt Nam), chủ đề được quan
tâm từ lâu, vì thế, những nghiên cứu về nội dung cơ bản của quản lý dự án
(QLDA) xây dựng gần đây ở nước ngồi khá ít, đã được tích hợp vào tài
liệu hướng dẫn, sách và hướng nghiên cứu chuyên sâu vào một số khía
cạnh trong QLDA.
Một số nội dung thường xun trong các nghiên cứu, đó là tiêu chí
đánh giá sự thành công của dự án [146, 173, 178, 191]; vai trò và năng lực
của nhà QLDA [110]; mối quan hệ tương hỗ giữa các quá trình của
DAĐTXD, cơ cấu tổ chức QLDA, thành phần của cơ cấu tổ chức này [129,
148, 160, 186]; lập kế hoạch và quản lý tiến độ [115, 129, 160, 164, 177,
186], quản lý chi phí [129, 177], quản lý tài chính dự án [129, 160, 177];
và tích hợp giữa quản lý tiến độ và quản lý chi phí [110, 115, 186], như
cơng cụ quản lý giá trị thu được (Earned Value Management) [103, 150,
188]; quản lý chất lượng [115, 129, 148, 160, 186]; quản lý nguồn lực [115,


7
160, 164, 177, 186]; quản lý rủi ro trong dự án xây dựng [115, 129, 160,
179, 186]; quản lý mua sắm [115, 129, 164, 186]; an toàn lao động và vệ
sinh môi trường [129, 148, 160]; và gần đây xuất hiện một số nghiên cứu
về quản lý các bên hữu quan dự án [97, 129, 156, 190]; quản lý giao tiếp
[129, 160]; quản lý phạm vi dự án [103, 115, 129, 150, 156, 157, 164, 177,
179, 186, 188, 190] và quản lý chiến lược dự án [186].
Điểm chung các nghiên cứu này là chỉ nhằm mục đích đảm bảo dự án
đạt được các mục tiêu đặt ra ngay từ ban đầu, hoặc quản lý việc điều chỉnh
dự án do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, không nhằm mục đích
cải tiến/nâng cao giá trị DAĐTXD trong q trình triển khai. Đây có thể
coi là một điểm có thể cải tiến của các nghiên cứu về QLDA xây dựng hiện
nay.
1.2.2. Nghiên cứu ngoài nước về nâng cao/cải tiến giá trị dự án đầu tư

xây dựng
Các nghiên cứu mới xuất hiện gần đây, gồm: Chủ đề về VE, VM, VA;
công cụ TVD, LC và BIM. Các công cụ, kỹ thuật nếu được sử dụng phù
hợp, có thể góp phần nâng cao giá trị cho dự án xây dựng ở nhiều góc độ
khác nhau.
1.2.3. Nghiên cứu ngoài nước về phương thức triển khai dự án đầu tư
xây dựng
Có 02 nhóm phổ biến: Phương thức truyền thống và phương thức phi
truyền thống. Gần đây, xuất hiện phương thức Triển khai dự án tích hợp.
Dù quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của các phương thức, nhưng
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao giá trị của DAĐTXD thì các
phương thức triển khai dự án có sự tham gia sớm của nhà thầu, của chuyên
gia chứng tỏ nhiều ưu điểm [95]. Mặt khác, việc sử dụng loại hợp đồng
phù hợp [126, 131] và tạo cơ chế quản lý tri thức [117, 193] sẽ là nền tảng
cơ bản hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nâng cao giá trị.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu
1.3.1. Nghiên cứu trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Luận án đã khảo cứu 6 luận án tiến sĩ, 13 sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo, các nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng được công bố dưới
dạng các bài báo và báo cáo khoa học. Các chủ đề được nghiên cứu gồm
quản lý DAĐTXD một cách tổng quát, về các nội dung của quản lý
DAĐTXD như: quản lý chi phí; quản lý chất lượng; quản lý tiến độ; quản
lý rủi ro; v.v.…

1.3.2. Nghiên cứu trong nước về nâng cao/cải tiến giá trị dự án đầu tư xây
dựng


8

Luận án đã khảo cứu 23 nghiên cứu về chủ đề này.

1.3.3. Nghiên cứu trong nước về phương thức triển khai dự án đầu tư xây
dựng
Luận án đã khảo cứu 6 nghiên cứu về chủ đề này.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu
1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu
Qua khảo sát, có thể thấy được khoảng trống nghiên cứu về QLDAGT
trong DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam, gồm:
- Các nghiên cứu về một số nội dung cụ thể trong QLDA ĐTXD (quản
lý các bên hữu quan tham gia dự án, v.v..) cịn khá ít và chưa cụ thể;
- Nghiên cứu về phương pháp tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho
DAĐTXD;
- Cịn thiếu và/hoặc ít các nghiên cứu về các công cụ, kỹ thuật hỗ trợ
giải pháp nâng cao giá trị DA (như VM, BIM, TVD, LC), quản lý tri thức
trong DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam; phương thức triển khai DA;
- Nghiên cứu về bổ sung tri thức cho đội ngũ QLDA;
- Nghiên cứu về hợp đồng tạo điều kiện các bên tham gia sớm.

1.4.2. Định hướng mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Làm rõ khái niệm QLDAGT, các vấn đề lý luận liên quan và sự cải tiến
của cách tiếp cận này so với cách tiếp cận QLDA theo quy định hiện tại;
đề xuất được giải pháp triển khai QLDAGT cho DAĐTXD sử dụng VNN
tại Việt Nam. Giải pháp này có thể kế thừa các giải pháp, cơng cụ, kỹ thuật
QLDA có hiệu quả, đồng thời vận dụng kinh nghiệm từ các giải pháp về
giá trị dự án; Giải pháp này được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, thực trạng
QLDA trong các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam, xem xét trên quan
điểm “quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị”.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
CỦA LUẬN ÁN
2.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng, giá trị dự án đầu tư xây
dựng
2.1.1. Dự án, dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng
Dự án ĐTXD sử dụng VNN là dự án ĐTXD được triển khai bằng
nguồn vốn nhà nước. Dự án ĐTXD cơng trình dân dụng sử dụng VNN có
các đặc điểm khác biệt ở nguồn vốn; mục đích đầu tư; loại hình cơng trình;
trình tự, thủ tục triển khai; chủ đầu tư; chủ thể ra quyết định, có ảnh hưởng
đến việc triển khai và QLDA, kể cả việc triển khai cách tiếp cận QLDAGT.
Có nhiều cách tiếp cận về nội dung quản lý DAĐTXD, trong đó có ba


9
hướng tiếp cận chính như sau: theo phạm vi quản lý, theo các lĩnh vực kiến
thức QLDA ĐTXD (có 10 nội dung QLDA cần xem xét), theo giai đoạn
ĐTXD (03 giai đoạn chính của q trình ĐTXD).
2.1.2. Giá trị, hệ giá trị dự án đầu tư xây dựng
Giá trị của DA ĐTXD, được hiểu là “sự đáng giá” của dự án [153],
được xem xét dưới nhiều góc độ, cả về kinh tế, xã hội, mơi trường [143],
cả những khía cạnh mang tính biểu tượng và chính trị [119]; xem xét ở góc
độ dài hạn và ngắn hạn. Trong ngắn hạn, giá trị của dự án ĐTXD gắn với
các hoạt động ĐTXD, còn trong dài hạn là những giá trị của dự án mang
lại sau khi cơng trình được bàn giao đưa vào sử dụng. Tập hợp các giá trị
của một dự án xét trên cả hai quan điểm ngắn hạn và dài hạn tạo thành hệ
giá trị của dự án.
2.1.3. Giá trị dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quan
điểm của đề tài luận án
2.1.3.1. Khái niệm giá trị dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước sử
dụng trong luận án

Khái niệm giá trị DAĐTXD ở trên vẫn có thể áp dụng. Tuy nhiên, giá
trị thể hiện ở các chỉ tiêu, như hiệu quả về kỹ thuật, hiệu quả xã hội có mức
độ tổng quát lớn, tương đối khó đo lường. Mặt khác, việc phân chia ra khái
niệm trong ngắn hạn và dài hạn cũng sẽ gây khó khăn cho việc kết nối hiệu
quả, lợi ích của dự án trong suốt quá trình đầu tư và cả vịng đời dự án.
Như đặc điểm đã nêu, các DAĐTXD sử dụng VNN do các đơn vị Nhà
nước QĐĐT, thường ít quan tâm hơn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài
chính, mà chú trọng nhiều hơn đến việc phục vụ cộng đồng, phục vụ phát
triển KTXH, VH và AN, QP và thường tách biệt giữa các đơn vị quản lý,
QLDA, đơn vị sử dụng và cộng đồng. Từ đó, cần có sự điều chỉnh để có
được khái niệm phản ánh đầy đủ, chính xác hơn nội hàm giá trị DAĐTXD.
Luận án đề xuất khái niệm “giá trị” như sau: “Giá trị DAĐTXD sử
dụng VNN là lợi ích, hiệu quả dự án mang lại cho chủ đầu tư, đơn vị quản
lý vận hành cơng trình, cho cộng đồng, xã hội và cho cả các bên liên quan
tham gia triển khai dự án; là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nguồn
tài nguyên một cách bền vững để tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm thu
được các mục tiêu đặt ra. Giá trị của dự án xem xét chất lượng, mức độ tiện
nghi, các lợi ích về KT, CT, VH, XH, AN, QP, sự phù hợp của cơng trình
cho các mục đích sử dụng, vận hành, khai thác trong mối quan hệ với các
ràng buộc về thời gian và chi phí đầu tư xây dựng”.
2.1.3.2. Cơ sở để nâng cao giá trị dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm giá trị gắn chặt với chi phí và thời gian bỏ ra, việc kéo dài
hay rút ngắn thời gian, ngoài việc ảnh hưởng đến các mục tiêu tiến độ, cũng


10
thường được cân nhắc xem xét trên góc độ chi phí bỏ ra trong bài tốn đánh
đổi của DAĐTXD (chi phí, chất lượng, thời gian, phạm vi).
Có các khả năng [140]: (i) tăng cơng năng, giảm chi phí, (ii) giữ ngun
cơng năng, giảm chi phí, (iii) tăng cơng năng, giữ ngun chi phí và (iv)

tăng cả chi phí và cơng năng nhưng mức độ tăng của chi phí thấp hơn. Lưu
ý, không xem xét trường hợp giảm cả công năng và chi phí với mức độ
giảm của chi phí cao hơn, tuy vẫn mang lại khả năng nâng cao giá trị, do
phương án này làm giảm công năng, tức là không đạt được mục tiêu đặt ra.
Trên cơ sở này, với khái niệm giá trị dự án đã xây dựng để sử dụng, có thể
thay “cơng năng” bằng khái niệm tổng quát hơn là “lợi ích”.
2.2. Cơ sở lý luận về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng

2.2.1. Tổng quan về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng

Các phương thức triển khai, gồm: Phương thức truyền thống, phi
truyền thống [4, 5] và phương thức Triển khai dự án tích hợp. Phương thức
cuối mới xuất hiện, tuy nhiên, chưa được sử dụng tại Việt Nam.
2.2.2. Phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Thi công
Phương thức Thiết kế - Đấu thầu - Thi công (DBB), là phương thức
phổ biến nhất. Có ba bên chính độc lập tham gia [133], gồm chủ đầu tư,
nhà thầu thiết kế và nhà thầu thi công.
2.2.3. Phương thức Thiết kế - Xây dựng
Phương thức Thiết kế - Xây dựng (DB), CĐT ký kết hợp đồng với một
nhà thầu chịu trách nhiệm việc thiết kế và thi công [133].
2.2.4. Phương thức Triển khai dự án tích hợp
Phương thức Triển khai dự án tích hợp (IPD)[96], đem lại giá trị cuối
cùng tạo ra cho CĐT sau khi hoàn thành, phương thức này đưa tất cả các
bên tham gia sớm với các khuyến khích hợp tác để tối đa hố giá trị cho
chủ đầu tư. Cách tiếp cận này cho phép đưa ra quyết định sớm trong dự án,
thời điểm có thể tạo ra giá trị cao nhất, loại bỏ sản phẩm thừa, phế phẩm
trong thiết kế, cho phép chia sẻ dữ liệu trực tiếp giữa thiết kế và xây dựng
để loại bỏ các rào cản đối với việc tăng năng suất [123].
2.3. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị


2.3.1. Quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị theo quan điểm
đề tài

Quan điểm hiện tại cho rằng, khi DAĐTXD hoàn thành và bàn giao
đưa vào sử dụng tuân theo ràng buộc giữa 3 yếu tố: Thời gian, chi phí và
chất lượng, thì dự án được đánh giá là thành cơng.
Một số trường hợp, DAĐTXD hồn thành được đánh giá là thành cơng
nhưng khi đưa vào vận hành có nhiều bất cập. Hành lang pháp lý cho việc
điều chỉnh dự án [4] là có, nhưng thực tế việc chứng minh hiệu quả khi


11
điều chỉnh đối với quan điểm nêu trên được coi là khó, dẫn đến khơng có
nhiều dự án được điều chỉnh theo hướng này bởi rào cản thủ tục, bởi tư
duy QLDA. Nguyên nhân một phần là do thiếu công cụ, thiếu kỹ thuật hỗ
trợ cho các thành viên tham gia dự án, v.v… Bên cạnh đó, quan điểm
QLDA hiện tại chưa chú trọng khai thác nguồn tài nguyên sẵn có là kiến
thức, kinh nghiệm của chuyên gia, kinh nghiệm thành viên từng tham gia
dự án, v.v…, lý do là chưa có cơ chế được hướng dẫn cụ thể.
Các DAĐTXD cơng trình dân dụng ngày càng có quy mơ lớn, phức
tạp, khắt khe về kỹ thuật và thời gian được yêu cầu ngắn hơn nhằm giảm
bớt sự tác động do sự thay đổi môi trường. Khi thực hiện dự án phức tạp
thì việc xác định mục tiêu của dự án một cách đầy đủ và rõ ràng ngay thời
điểm lập là khó thực hiện. Tại thời điểm bắt đầu mà coi mọi mục tiêu và
các yếu tố khác đã đầy đủ và cố định những điều kiện này để triển khai thì
nhiều dự án sẽ gặp phải vấn đề thay đổi mà các yếu tố được cố định, đó có
thể trở thành những yếu tố gây bất lợi ảnh hưởng đến mục tiêu.
Do đó, QLDAGT là một cách tiếp cận QLDA mới nhằm đem lại kết
quả tối ưu về giá trị trong cả quá trình triển khai ĐTXD và giai đoạn vận
hành cơng trình. Cơ hội nâng cao giá trị dự án có thể xác định qua nghiên

cứu q trình triển khai trên cơ sở quy định pháp luật và đặc điểm của các
DAĐTXD. Tại các thời điểm phù hợp, dự án huy động tri thức từ các bên
tham gia, từ đội ngũ chuyên gia, từ kho tri thức đã được tạo lập và lưu trữ
và từ bên ngoài để đề xuất các ý tưởng thông qua các VMW và sử dụng
các kỹ thuật, công cụ phù hợp; các ý tưởng được lựa chọn được phát triển
thành những phương án cụ thể. Các phương pháp ra quyết định nhóm phù
hợp được sử dụng để lựa chọn được phương án tối ưu trên cơ sở hệ giá trị
của dự án để đưa vào triển khai.
Luận án coi QLDAGT là “một cách tiếp cận QLDA tổng thể và toàn
diện đối với các DAĐTXD, trong đó chú trọng đến việc xây dựng một hệ
giá trị xuyên suốt cho dự án làm căn cứ để ra quyết định và triển khai dự
án, đồng thời áp dụng các công cụ, kỹ thuật VM, VE để đề xuất và lựa chọn
triển khai các giải pháp đảm bảo hoặc nâng cao giá trị cho dự án tại các
thời điểm phù hợp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng”.
2.3.2. Các nguyên tắc của quản lý dự án định hướng giá trị
Dựa trên khái niệm về QLDAGT, Luận án đề xuất 05 nguyên tắc, gồm:
(1) Dự án có hệ giá trị xác định, (2) Không tách rời quản lý dự án theo quy
định hiện hành, (3) Đảm bảo mục tiêu ban đầu song song với việc tìm kiếm
cơ hội nâng cao giá trị dự án, (4) Hợp tác khai thác và chia sẻ tri thức, (5)
Sử dụng cơng cụ, kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng thay đổi và ra quyết định thay
đổi dựa trên phương pháp ra quyết định nhóm.


12
2.3.3. Đặc điểm và yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng định
hướng giá trị đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại
Việt Nam
2.3.3.1. Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị
đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
Gồm: (1) Hoạt động QLDAGT khơng thốt ly khỏi hoạt động QLDA

hiện tại đối với các dự án ĐTXD; (2) cần xác định một hệ giá trị cho dự án
và tiến hành các VMW phù hợp tại các thời điểm phù hợp để tìm kiếm và
triển khai các cơ hội nâng cao giá trị cho dự án và vận dụng các kỹ thuật
VM, VE; (3) không đồng nhất với việc tiến hành các kỹ thuật VM, VE,
QLDAGT có phạm vi toàn diện hơn và hướng tới đáp ứng các vấn đề giá
trị trong suốt vòng đời dự án, dù vẫn sử dụng các kỹ thuật VM, VE làm
một trong các nền tảng quan trọng; (4) dựa trên giả thiết mỗi dự án ĐTXD
có một hệ giá trị xác định và tồn tại và xuyên suốt trong suốt vòng đời dự
án; (5) nhiệm vụ QLDAGT là của CĐT, tuy nhiên, nhà thầu tư vấn và nhà
thầu thi công tham gia tích cực trong các hoạt động này, đặc biệt là sự chia
sẻ tri thức của mình trong việc đề xuất và đánh giá các giải pháp nhằm
nâng cao giá trị cho dự án; (6) các cơ hội giá trị có rất nhiều trong suốt q
trình triển khai dự án, không chỉ tại một vài thời điểm cố định theo các
bước chuyển giai đoạn, mà cịn có thể xuất hiện ở các thời điểm gắn kết
với các quyết định của dự án và là hoạt động thường xuyên; (7) sử dụng
các kỹ thuật hội thảo nhóm, các kỹ thuật phát ý tưởng và ra quyết định là
yếu tố quyết định đến sự thành cơng của hoạt động QLDAGT; (8) địi hỏi
phải tiến hành một số VMW, cần huy động chuyên gia và/hoặc các nhà tư
vấn, nhà thầu thi công, nên có thể phát sinh một vài khoản mục chi phí
trong dự án; (9) cơng trình ĐTXD từ nguồn VNN đưa vào sử dụng là tài
sản thuộc sở hữu toàn dân nên thường bị các chủ thể tham gia thực hiện
nhiều hành vi vụ lợi, gây lãng phí, thất thốt khá phổ biến. Do đó, địi hỏi
Nhà nước cần có biện pháp, quy định của pháp luật để kiểm soát, khống
chế chặt chẽ một cách rõ ràng từ chi tiết đến tổng thể.
2.3.3.2. Yêu cầu đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị
trong dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
- Hoạt động QLDAGT cần được triển khai chuyên nghiệp thơng qua
việc hình thành và vận hành Đội nghiên cứu quản lý giá trị cho từng dự án.
Đội có trách nhiệm tổ chức xác định hệ giá trị cho dự án, xác định các thời
điểm triển khai các kỹ thuật VM, VE, huy động chuyên gia phù hợp và tổ

chức các hội thảo giá trị; phải tuân thủ các nguyên tắc như đã chỉ ra, yêu
cầu này được đáp ứng sẽ đảm bảo việc triển khai QLDAGT có tính khoa
học, hiệu quả.


13
- Hệ giá trị xác định cho DA ĐTXD sử dụng VNN, bao gồm cả trường
hợp dự án ĐTXD công trình dân dụng, cần được xem xét cho cả vịng đời
cơng trình của dự án. Hệ giá trị được xem xét dưới góc độ CĐT, chủ sở
hữu, sử dụng và vận hành cơng trình, cũng như các bên liên quan khác.
- Để triển khai QLDAGT, cần tính tốn các khoản chi phí thuê chuyên
gia phù hợp cũng như xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, các
nhà thầu thi công trong hợp đồng liên quan đến việc tham gia các phiên hội
thảo giá trị để tránh phát sinh về chi phí.
- Đối với các dự án ĐTXD sử dụng VNN ở Việt Nam, bao gồm cả các
dự án ĐTXD cơng trình dân dụng, cần có hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ
thể thì việc triển khai các hoạt động QLDAGT, kể cả việc huy động nhân
sự tham gia các VMW, mới có thể được tiến hành thuận lợi, hạn chế rủi ro
về chi phí và phạm vi công việc;
- Việc QLDA cho các DA ĐTXD sử dụng VNN được thực hiện đúng
quy định pháp luật; minh bạch và quy rõ trách nhiệm các bên liên quan.
2.3.4. Kỹ thuật quản lý giá trị trong dự án đầu tư xây dựng
2.3.4.1. Khái niệm kỹ thuật quản lý giá trị dự án đầu tư xây dựng
Kỹ thuật VM và VE là một trong các nền tảng chính để xây dựng cách
tiếp cận QLDAGT.
2.3.4.2. Lập kế hoạch quản lý giá trị trong dự án đầu tư xây dựng
Gồm: Xác định hệ chỉ tiêu giá trị cho dự án; xác định các điểm cơ hội
2.3.4.3. Tổ chức bộ máy hoạt động quản lý giá trị
2.3.4.4. Tổ chức hội thảo quản lý giá trị trong dự án đầu tư xây dựng


2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai quản lý dự án định hướng giá
trị
Tổng hợp theo hai nhóm: Mơi trường bên trong; mơi trường bên ngồi.
2.3.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong dự án
2.3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi dự án

2.3.6. Một số công cụ và kỹ thuật hỗ trợ quản lý dự án định hướng giá trị

2.3.6.1. Mơ hình hóa thơng tin cơng trình
2.3.6.2. Thiết kế định hướng giá trị mục tiêu
2.3.6.3. Hợp đồng quan hệ đối tác
2.3.6.4. Một số công cụ hỗ trợ tìm kiếm giải pháp giá trị cho dự án đầu tư xây
dựng
Phương pháp não công; phương pháp kỹ thuật nhóm danh nghĩa;
phương pháp Delphi; Bản đồ tư duy; Biểu đồ tương đồng – Affinity
Diagrams; phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy
Process); Kỹ thuật phân tích chức năng hệ thống (Funtional Analysis
System Technique - FAST) [111].


14
2.4. Cơ sở lý luận về quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng

2.4.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của tri thức trong dự án đầu tư xây
dựng
2.4.2. Khái niệm quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng
2.4.3. Nội dung quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng
Đối với DAĐTXD, quản lý tri thức cũng bao gồm các hoạt động sáng
tạo tri thức mới, lưu trữ tri thức (thiết lập kho và tiến hành lưu trữ) và huy
động tri thức phục vụ việc ra quyết định, gồm các quá trình: Sáng tạo trí

thức mới; truyền thơng tin và chia sẻ tri thức; tạo lập và duy trì tri thức.
2.5. Khung lý thuyết về quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự
án đầu tư xây dựng
Khung lý thuyết nhằm tổng hợp các vấn đề liên quan, chi tiết hóa khái
niệm về QLDAGT, từ đó hỗ trợ việc đánh giá mức độ tiếp cận đến
QLDAGT của ngành xây dựng và của các DAĐTXD sử dụng VNN; trả lời
các câu hỏi nghiên cứu, là nền tảng cơ bản để xây dựng giải pháp.
Khung lý thuyết dựa trên cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD sử dụng VNN,
lý luận về kỹ thuật VM, VE xem xét trên góc độ QLDAGT đã đề xuất.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỊNH
HƯỚNG GIÁ TRỊ
3.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam xem xét
dưới góc độ quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án nói chung
3.1.1. Thực trạng triển khai các kỹ thuật quản lý giá trị trong các dự án
Dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân, CĐT đều thực sự quan tâm đến làm
tăng giá trị dự án, tuy nhiên, chưa có cách tiếp cận khoa học và toàn diện
về vấn đề này; các hoạt động VM hay VE đã được nhận thức và thực hiện
ở một số DAĐTXD, đã cho thấy có tư duy về QLDAGT.

3.1.2. Tìm hiểu thực trạng triển khai các kỹ thuật quản lý giá trị thơng
qua một số dự án điển hình
Luận án nghiên cứu qua nguồn thông tin thứ cấp 3 dự án ĐTXD.

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng tổng quát về quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Việt Nam xem xét dưới góc độ quản lý dự án định hướng giá trị
Không triển khai các hoạt động nhằm nâng cao giá trị dự án một cách
tổng thể; chưa xem xét đầy đủ các thời điểm có thể tìm kiếm cơ hội nâng
cao giá trị dự án; nhân sự về đội ngũ chuyên gia hiểu biết về các cơng cụ,
kỹ thuật hỗ trợ cịn thiếu; chưa thiết lập một hệ giá trị; khơng có hoạt động

huy động tri thức.
3.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
tại Việt Nam xem xét dưới góc độ quản lý dự án định hướng giá trị


15
3.2.1. Mục tiêu của khảo sát tìm hiểu thực trạng
Gồm: (1) Tìm hiểu quan điểm về giá trị DAĐTXD của chuyên gia; (2)
Thực trạng các hoạt động đảm bảo/nâng cao giá trị dự án; (3) Tìm hiểu các
cơng cụ, kỹ thuật, phương pháp để đảm bảo/nâng cao giá trị dự án đã sử
dụng trong thực tế; (4) Tìm hiểu phương thức triển khai dự án.

3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu thông qua bảng hỏi khảo sát

Với 04 mục tiêu khảo sát như Mục 3.2.1, Phiếu khảo sát gồm 06 câu
hỏi, trong đó có 05 câu hỏi phục vụ cho phân tích thống kê mơ tả thực trạng
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án và một câu hỏi nhằm thu
thập và phân tích thơng tin đối tượng tham gia.
3.2.3. Thực trạng về quan điểm về giá trị dự án đầu tư xây dựng của các
chuyên gia trong các dự án sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam
Tỷ lệ lớn các ý kiến đồng ý với các phương án trả lời đã được xây dựng
và kiểm định với chuyên gia.

3.2.4. Thực trạng các hoạt động về giá trị dự án được thực hiện trong
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam

Tất cả hoạt động nhằm đảm bảo/nâng cao giá trị của DAĐTXD trong
danh sách khảo sát đều thực hiện trong thực tế, tuy nhiên, mức độ của các
hoạt động khá khác nhau.
3.2.5. Thực trạng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp để đảm bảo/nâng

cao giá trị dự án đã được sử dụng trong thực tế
3.2.6. Thực trạng các phương thức triển khai dự án được sử dụng và
ảnh hưởng đến quản lý dự án định hướng giá trị
3.3. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn Nhà nước tại Việt Nam trên góc độ quản lý dự án
định hướng giá trị
3.3.1. Hệ thống quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và
các chủ đề phân tích trên góc độ quản lý dự án định hướng giá trị
3.3.2. Thực trạng các quy định pháp luật dưới góc độ tạo mơi trường
pháp lý cho quản lý dự án định hướng giá trị
Bao gồm các nội dung: (1) Đánh giá quy định pháp luật về quy hoạch
xây dựng, (2) Đánh giá quy định pháp luật về đề xuất, thẩm định, phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án, (3) Đánh giá quy định pháp luật về đề xuất, thẩm
định, phê duyệt dự án, (4) Đánh giá quy định pháp luật về thiết kế xây dựng,
(5) Đánh giá tổng hợp quy định pháp luật dưới góc độ tạo mơi trường pháp
lý cho quản lý dự án định hướng giá trị.
3.4. Đánh giá mức độ sẵn sàng, thuận lợi và khó khăn đối với việc áp
dụng quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam


16
3.4.1. Đánh giá mức độ sẵn sàng đối với việc áp dụng quản lý dự án định
hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
3.4.1.1. Mơ hình đánh giá
Cải tiến mơ hình TOE [187] thành mơ hình ITOE, gồm các thành phần:
Tiến bộ khoa học, ở đây là QLDAGT; Công cụ, công nghệ kỹ thuật hỗ trợ,
gọi tắt là công nghệ; Tổ chức, thể hiện môi trường bên trong của dự án;
Môi trường, xem xét môi trường dự án được triển khai, như hình 3.7.


Hình 3.7. Mơ hình ITOE. Nguồn: Tác giả đề xuất trên cơ sở [196]
3.4.1.2. Kết quả đánh giá
Mức độ sẵn sàng trong phạm vi các DAĐTXD sử dụng VNN đối với
việc triển khai QLDAGT là còn thấp một cách tổng thể.

3.4.2. Các thuận lợi, tồn tại và khó khăn khi áp dụng quản lý dự án định
hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng
3.4.2.1. Thuận lợi
Có một số dự án cả sử dụng VNN và vốn khác đã có hoạt động VM
hoặc VE, thể hiện rằng về mặt kỹ thuật, QLDAGT hồn tồn có thể triển
khai được trong điều kiện Việt Nam; pháp luật về giám sát, đánh giá đầu
tư; về điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế; v.v….là cơ sở để triển khai các
hoạt động QLDAGT; khi các DAĐTXD được phê duyệt, mục tiêu, mục
đích đã được xác định. Đây là hệ giá trị ban đầu, là mốc xác định, làm căn
cứ rõ ràng để CĐT chứng minh hiệu quả khi thực hiện QLDAGT; bước thi
cơng, các đơn vị tham gia có thể đề xuất điều chỉnh khi phát hiện sai sót,
bất hợp lý về thiết kế; sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế thi công để
đảm bảo chất lượng và hiệu quả; khuyến khích các bên rút ngắn thời gian
thi cơng mà khơng làm phát sinh chi phí; hợp tác chuyển giao công nghệ,
học tập kinh nghiệm quản lý. Đây cũng là những tiền đề để việc triển khai
QLDAGT, bên cạnh đó, mơ hình BIM đã được Chính phủ phê duyệt Lộ
trình áp dụng trong hoạt động xây dựng, là cơ sở pháp lý và công cụ để các
CĐT sử dụng để hỗ trợ việc triển khai QLDAGT thuận tiện hơn.
3.4.2.2. Các tồn tại và khó khăn
Dự án ĐTXD sử dụng VNN tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, có
nhiều bên liên quan, các ban QLDA thuộc cơ quan Nhà nước và gắn kết


17
việc thực hiện dự án với nhiệm vụ chính trị nên chú trọng việc làm đúng

trình tự, thủ tục, ngại thay đổi hơn là việc nâng cao giá trị cho dự án; thời
gian xử lý các đề xuất thay đổi thường khá dài, có thể gây ảnh hưởng lớn
đến thời gian triển khai dự án. Đây là rào cản cần vượt qua của CĐT khi
thực hiện QLDAGT; chi phí; tính pháp lý của của kết quả các VMW chưa
được khẳng định; quy định của pháp luật về đấu thầu đã hạn chế sự tham
gia của các đơn vị; quy định pháp lý và nghiên cứu lý luận còn thiếu.
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỊNH
HƯỚNG GIÁ TRỊ CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
4.1. Bối cảnh của hoạt động quản lý dự án hiện nay, trong thời gian tới và
định hướng giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam
4.1.1. Xu hướng đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Dự báo, tổng vốn đầu tư cơng nói riêng và VNN nói chung vẫn tăng.
4.1.2. Sự thay đổi về quan niệm giá trị dự án trong bối cảnh mới
Môi trường ô nhiễm; yêu cầu chất lượng sống ngày càng cao, dẫn đến
giá trị u cầu từ cơng trình có sự thay đổi.
4.1.3. Sự chuyển đổi sang nền công nghiệp 4.0 của ngành xây dựng
Khai thác hiệu quả hơn những dữ liệu thu thập, từ đó làm tăng tính an
tồn, hiệu quả và tăng năng suất công việc, giảm thời gian thực hiện.
4.1.4. Định hướng đề xuất giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị
cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam
Giải pháp được đề xuất cho CĐT hoặc đơn vị có vai trò tương đương.
4.2. Xây dựng giải pháp tổng quát quản lý dự án định hướng giá trị
cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam

4.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý dự án định hướng giá trị

Tổ chức một Đội nghiên cứu VM [174]. Có bốn loại nhân sự: (i) Giám
đốc Quản lý giá trị, (ii) Điều phối viên chịu trách nhiệm tổ chức các VMW,

(iii) thành viên, và (iv) chuyên gia [109]. Với điều kiện hiện tại, Luận án
đề xuất chỉ bố trí một vị trí GĐQLGT cơ hữu, có thể kiêm nhiệm vị trí
ĐPV cho các VMW phù hợp về chun mơn với họ, cịn lại, ĐPV cho các
VMW khác có thể th từ bên ngồi. Nếu GĐQLDA có kinh nghiệm phù
hợp, sẽ kiêm ln vị trí GĐQLGT, nếu khơng, GĐQLGT sẽ như một vị trí
tham mưu cho GĐQLDA. Các thành viên của Đội, đề xuất lấy nhân sự
đang tham gia quản lý các hoạt động thiết kế, thi công cho dự án. Nhân sự
tham gia từng VMW sẽ được lựa chọn từ danh mục các chuyên gia có sẵn
hoặc huy động thêm, phù hợp với từng thời điểm và giai đoạn của dự án.

4.2.2. Giải pháp xác định yếu tố môi trường


18
Đội nghiên cứu quản lý giá trị nhận dạng các yếu tố mơi trường có ảnh
hưởng đến QLDAGT, xác định hệ giá trị và thời điểm phù hợp để triển
khai, chuyên gia tham gia VMW, cung cấp các dữ liệu về công nghệ, thị
trường, v.v… Các yếu tố: Môi trường vĩ mô; thị trường xây dựng; môi
trường dự án; và môi trường tác nghiệp. Đội nghiên cứu xác định rõ các
yếu tố từ các cấp độ mơi trường có ảnh hưởng đến QLDAGT. Quy trình
gồm 4 bước: Rà sốt yếu tố mơi trường vĩ mơ; rà sốt yếu tố thị trường xây
dựng; rà sốt yếu tố mơi trường dự án; rà sốt yếu tố mơi trường tác nghiệp.

4.2.3. Giải pháp xác định Hệ giá trị cho dự án

Hệ giá trị là căn cứ để ra các quyết định liên quan đến việc triển khai
dự án, gồm: hiệu quả, kết quả tích cực của dự án. Hệ giá trị của dự án gồm
2 nhóm tiêu chí, nhóm tiêu chí cốt lõi (Chi phí, chất lượng, thời gian, an
tồn,…) và nhóm tiêu chí bổ sung (lợi ích mang lại cho CĐT, lợi ích mang
lại cho xã hội,…). Quy trình đề xuất để xác định hệ giá trị, gồm 05 bước:

Tập hợp các tài liệu, hồ sơ pháp lý, thông tin về các cấp độ mơi trường;
tiến hành phân tích; xác định danh mục sơ bộ các thành phần hệ giá trị cho
dự án; lấy ý kiến chuyên giavề hệ giá trị; phê duyệt hệ giá trị.
4.2.4. Giải pháp xác định các thời điểm phù hợp
Thời điểm cứng và các thời điểm mềm, linh hoạt theo yêu cầu và đặc
điểm của từng dự án. Thời điểm cứng, đề xuất xác định thông qua các cổng
(Gate) chuyển giao giai đoạn, thời điểm mềm đề xuất xác định thông qua
việc áp dụng nguyên tắc “quản lý theo các trường hợp ngoại lệ” [154].
4.2.5. Giải pháp tổ chức các hội thảo quản lý giá trị
Luận án đề xuất kế thừa và điều chỉnh cách tiếp cận theo ba bước chính
bao gồm chuẩn bị hội thảo, thực hiện hội thảo và hậu hội thảo, đồng thời
đề xuất các nội dung chi tiết cho 03 bước. Cụ thể, bước chuẩn bị hội thảo
(Xác định vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch, chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật
chất), bước triển khai (Pha thơng tin, pha phân tích,…. Pha trình bày), bước
hậu hội thảo (hồn chỉnh phương án, trình phê duyệt,… tổng kết).

4.2.6. Đề xuất quy trình ra quyết định

Quy trình ra quyết định trong QLDAGT theo thời điểm cứng, gồm các
bước: Thống nhất lại các chỉ tiêu giá trị, đánh giá ưu/nhược điểm ý tưởng
đề xuất, lựa chọn phương pháp ra quyết định, và tính tốn lựa chọn ý tưởng.
Các thời điểm cần kiểm soát thay đổi trước khi ra quyết định và có lựa
chọn phương án hay không dựa trên hệ giá trị được xác định cho dự án,
quy trình gồm: Rà sốt lại các chỉ tiêu giá trị cốt lõi, đề xuất các chỉ tiêu
giá trị bổ sung, lựa chọn phương pháp đánh giá, thu thập số liệu, ra quyết
định thay đổi, và triển khai thực hiện.


19
4.3. Giải pháp cụ thể xác định các thời điểm cứng triển khai quản lý dự

án định hướng giá trị trong dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
theo các phương thức triển khai dự án khác nhau

4.3.1. Đối với dự án triển khai theo phương thức DBB

4.3.1.1. Xác định các thời điểm cứng thực hiện các hội thảo quản lý giá trị
trong giai đoạn chuẩn bị dự án khi triển khai dự án theo phương thức DBB
Dự án quan trọng quốc gia và các nhóm dự án có sự khác nhau về cơng
việc. Quy tắc xác định cổng chuyển giai đoạn, đề xuất 04 thời điểm triển
khai VMW cho giai đoạn chuẩn bị theo các hoạt động: (i) ra quyết định về
chủ trương đầu tư, (ii) ra quyết định về quy hoạch chi tiết, (iii) ra quyết
định về phương án kiến trúc và (iv) ra QĐĐT. Hai cổng chuyển giai đoạn
(ii) và (iii) là không bắt buộc cho mọi loại dự án.
4.3.1.2. Xác định các thời điểm cứng thực hiện các hội thảo quản lý giá trị
trong giai đoạn thực hiện dự án khi triển khai dự án theo phương thức DBB
Hình 4.7 và Hình 4.8 lần lượt thể hiện các thời điểm triển khai VMW
trong giai đoạn thực hiện cho dự án khơng và có lập BCKTKT ĐTXD. Ở
Hình 4.7, chỉ có cổng chuyển giai đoạn phê duyệt TKBVTC (khơng có dấu
*) là bắt buộc phải thực hiện cho các dự án, các cổng chuyển giai đoạn còn
lại là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Hình 4.7. Xác định thời điểm triển khai VMW trong giai đoạn thực hiện
theo phương thức DBB không lập BCKTKT ĐTXD. Nguồn: đề xuất

Hình 4.8. Xác định thời điểm triển khai VMW trong giai đoạn thực hiện
dự án theo phương thức DBB và lập BCKTKT ĐTXD. Nguồn: đề xuất.
4.3.1.3. Thể hiện lại các thời điểm cứng thực hiện các hội thảo quản lý giá


20

trị đối với dự án triển khai theo phương thức DBB
Kết quả nghiên cứu của hai mục trên được ghép lại cho hai trường hợp:
dự án không lập và dự án lập BCKTKT ĐTXD, như Hình 4.9 và Hình 4.10.

Hình 4.9. Xác định thời điểm cứng triển khai VMW dự án không lập
BCKTKT ĐTXD theo phương thức DBB. Nguồn: Tác giả đề xuất.

Hình 4.10. Xác định thời điểm cứng triển khai VMWdự án lập BCKTKT
ĐTXD triển khai theo phương thức DBB. Nguồn: Tác giả đề xuất.
4.3.2. Đối với dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công
Thời điểm cứng triển khai VMW cho giai đoạn thực hiện theo hai
trường hợp riêng: dự án triển khai theo hợp đồng EPC và EC, thể hiện trên
các Hình 4.11 và Hình 4.12. Giai đoạn thực hiện dự án theo các trường hợp
này đã được ghép với giai đoạn chuẩn bị, như trình bày trong Mục 4.3.1.1.

Hình 4.11. Xác định các thời điểm cứng triển khai VMW theo phương
thức DB sử dụng hợp đồng EPC. Nguồn: Tác giả đề xuất.



×