Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Kh 3141-Bé Với Làn Điệu Dân Ca.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.64 KB, 12 trang )

UBND TỈNH THANH HĨA

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:3141 /KH-SGDĐT

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 11 năm 2022

KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh, cấp học mầm non
Năm học 2022-2023
Thực hiện Quyết định số 2805/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Quyết định ban hành Kế hoạch thời gian năm
học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên tỉnh Thanh Hóa; Thực hiện Cơng văn số 2371/SGDĐT-GDMN
ngày 05/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023; Sở GDĐT xây dựng Kế
hoạch tổ chức Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh, cấp học mầm non, năm
học 2022-2023 (sau đây gọi tắt là Hội thi) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
- Giúp trẻ hình thành kĩ năng cơ bản về hoạt động âm nhạc, biết vận dụng
các kỹ năng để thể hiện tác phẩm âm nhạc và phát triển ở trẻ khả năng thẩm mỹ,
tư duy, thực hiện những kỹ năng cơ bản về hoạt động âm nhạc;
- Hình thành cho trẻ sự yêu thích, biết cảm thụ âm nhạc đối với làn điệu
dân ca; đồng thời giáo dục cho trẻ tình u q hương, đất nước thơng qua các
làn điệu dân ca;


- Góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”; giáo dục thẩm mỹ, phát huy năng khiếu, sự sáng tạo của trẻ; tạo
khơng khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường;
- Thông qua hội thi nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút sự quan tâm của
các ban ngành, đoàn thể xã hội, cha mẹ trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của dân ca
đối với trẻ mầm non;
- Thông qua hội thi để đánh giá kết quả chỉ đạo các phong trào thi đua, thực
hiện chất lượng giáo dục trong các cơ sở GDMN; là hoạt động chào mừng kỉ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành giáo dục trong năm học 2022-2023.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị tham gia hội thi phải thực hiện đúng theo Kế hoạch, thể loại


2

và các quy định của Ban tổ chức;
- Hội thi phải được tổ chức đảm bảo tỉnh nghiêm túc, khách quan, chính
xác, cơng bằng và đảm bảo an tồn, tiết kiệm, hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết
thực;
- Đảm bảo an tồn trong cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, đảm bảo
các điều kiện về vệ sinh; tạo khơng khí vui vẻ, ấn tượng đối với trẻ, cha mẹ trẻ
và cộng đồng.
II. NỘI DUNG
1. Qui mô hội thi
Hội thi được tổ chức ở 03 cấp: cấp trường, cấp huyện, thị xã, thành phố và
cấp tỉnh.
a. Cấp trường
Các nhà trường tổ chức Hội thi cho các nhóm, lớp và chuẩn bị cho Hội thi
cấp huyện.
b. Cấp huyện, thị xã, thành phố

- Các phòng GDĐT trong địa bàn huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội thi
với quy mô phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị;
- Mỗi đơn vị lựa chọn đoàn tham dự Hội thi cấp tỉnh.
c. Cấp tỉnh
Hội thi cấp tỉnh dự kiến được tổ chức gồm 27 đoàn tham gia dự thi.
2. Đối tượng và số trẻ tham gia hội thi cấp tỉnh
- Đối tượng: trẻ mẫu giáo 5 tuổi;
- Số lượng: mỗi đơn vị tối đa 10 trẻ (tính cả trẻ phụ hoạ).
3. Nội dung thi
- Chương trình biểu diễn của đội có ít nhất 03 bài và nhiều nhất là 05 bài
hát dân ca. Thể hiện giọng hát hay, đúng giai điệu, nhịp điệu, phong cách biểu
diễn tự tin…;
- Mỗi đội tự giới thiệu về đội của mình và thể hiện một chương trình văn
nghệ có nội dung: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình u quê hương đất nước, con
người, yêu cuộc sống, yêu làn điệu dân ca... phù hợp với thuần phong mỹ tục
của người Việt Nam;


3

- Hát các bài dân ca các vùng miền (các tác phẩm trong chương trình Giáo
dục âm nhạc của mầm non hoặc bài hát ngồi chương trình tự sáng tác hoặc tự
đặt lời mới) trình bày theo lời cổ phù hợp với độ tuổi và phong cách âm nhạc, có
thể biểu diễn ca khúc được lấy chất liệu từ các làn điệu dân ca, khuyến khích các
bài hát dân ca hoặc mang âm hưởng dân ca của địa phương mình.
III. DỰ KIẾN THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THI
- Thời gian tổ chức Hội thi vào tháng 3/2023;
- Địa điểm tổ chức hội thi Sở GDĐT sẽ có Cơng văn thơng báo sau.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các Phịng GDĐT phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch, dự

trù kinh phí trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí tổ chức Hội thi
tại cơ sở và kinh phí tập luyện, ăn, ở, đi lại trong quá trình dự thi.
2. Chế độ tập luyện và thi cho trẻ, cán bộ phụ trách, phục vụ áp dụng theo
các thơng tư của Bộ Tài chính theo khả năng của từng đơn vị.
3. Kinh phí tổ chức Hội thi cấp tỉnh do Sở GDĐT chịu trách nhiệm.
V. THỂ LỆ HỘI THI (kèm theo Phụ lục 1)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phòng GDMN, Sở GDĐT là đơn vị thường trực Ban Tổ chức Hội thi, có
trách nhiệm:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản, triển
khai chỉ đạo, tổ chức Hội thi;
+ Tổng hợp số lượng thí sinh và các tiết mục đăng kí dự thi;
+ Tham mưu Ban Giám đốc Sở thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo
Hội thi cấp tỉnh;
+ Xây dựng dự tốn kinh phí triển khai Hội thi và thanh quyết tốn kinh
phí theo quy định hiện hành.
- Văn phịng Sở: Phối hợp với Phịng GDMN trong cơng tác khen thưởng
các tập thể, cá nhân có thành tích tại Hội thi.
- Phịng Kế hoạch tài chính: Chủ trì, hướng dẫn Phịng GDMN chuẩn bị
kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí đúng qui định hiện hành.
- Thanh tra Sở: Giám sát công tác tổ chức Hội thi, phối hợp với Ban Tổ


4

chức và các bên liên quan giải quyết khiếu nại của các đơn vị (nếu có).
2. Phịng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch tổ chức Hội thi của Sở GDĐT, Ban tổ chức Hội thi của
các đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Hội thi cấp cơ sở phù

hợp với từng đơn vị;
- Chọn trẻ có năng khiếu đảm bảo đúng đối tượng, đúng độ tuổi;
- Lập danh sách trẻ, đăng ký tiết mục, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho
trẻ tham gia dự thi;
- Tổ chức đưa đón trẻ tham gia dự thi đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm
túc cơng tác phịng, chống dịch Covid-19;
- Trên cơ sở Kế hoạch đã xây dựng, các đơn vị tổ chức triển khai Hội thi,
báo cáo kết quả và gửi hồ sơ đăng kí dự thi cấp tỉnh về Sở GDĐT trước ngày
20/02/2023.
Lưu ý:
Ban tổ chức chuẩn bị các điều kiện về sân khấu, âm thanh, ánh sáng,…;
Các đơn vị tự chuẩn bị nhạc beat theo thứ tự các tiết mục biểu diễn trong
chương trình (Chuẩn bị thêm đĩa nhạc beat dự phòng).
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh,
cấp học mầm non, năm học 2022-2023 của Sở GDĐT, đề nghị các đơn vị
nghiêm túc triển khai, thực hiện.
Địa chỉ liên hệ với Ban Tổ chức Hội thi: Phòng GDMN, Sở GDĐT Thanh
Hóa, số 02 Hà Văn Mao, phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hóa, email:
/.
Nơi nhận:
- Giám đốc và các PGĐ (để báo cáo);
- Phòng GDĐT các huyện, thị, TP (để th.hiện);
- Các phòng: T.Tr, VP, KHTC (để phối hợp);
- Lưu : VT, GDMN.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn Dĩnh



5

Phụ lục 1
THỂ LỆ
Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh, năm học 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số ……/KH-SGDĐT ngày …. tháng … năm 2022 của
Sở Giáo dục và Đào tạo)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HỘI THI
1. Yêu cầu
- Hội thi được tổ chức với nội dung hoạt động phong phú, đa dạng sức lan
tỏa, thu hút đông đảo trẻ mầm non tham gia, thực hiện tốt công tác tuyên truyền
về hội thi.
- Bảo đảm chất lượng nghệ thuật, tổ chức tiết kiệm, an toàn, phù hợp với
điều kiện thực tế, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi cho các đơn vị tham gia.
- Các đơn vị tham gia Hội thi phải tuân thủ đầy đủ cấp độ và biện pháp
phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế và địa phương nơi tổ chức.
2. Đoàn dự thi cấp Tỉnh
- Tổng số thí sinh của mỗi đồn tham gia dự thi tối đa 10 trẻ (kể cả phụ
họa, dẫn chương trình). Dàn nhạc hoặc tốp nhạc đệm và người phụ trách khơng
tính trong tổng số người nói trên.
- Trong chương trình biểu diễn của đội có ít nhất 03 bài và nhiều nhất là 05
bài hát dân ca. Nếu dưới hoặc nhiều hơn quá số tiết mục quy định, khơng tính
điểm chương trình, điểm tồn đồn.
- Các đồn dự thi tự giới thiệu chương trình dự thi của đồn mình.
- Các đồn tham gia Hội thi chấp hành các nội quy, quy định của Ban Tổ
chức Hội thi về lịch chạy chương trình, lịch thi diễn, cơng diễn; giao tiếp lịch sự
với các đồn bạn; giữ gìn vệ sinh, tài sản chung; tự bảo quản tài sản cá nhân tại
nơi diễn ra Hội thi; tham gia cổ vũ nhiệt tình cho các đội theo quy định của Ban
tổ chức.

3. Thể loại và hình thức dự thi
- Mỗi đội tự giới thiệu về đội của mình và thể hiện một chương trình văn
nghệ gồm nội dung: Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, con
người, yêu cuộc sống, yêu làn điệu dân ca…;
- Hát và biểu diễn bài hát từ các làn điệu dân ca cổ hoặc lời mới, các tác
phẩm sử dụng chất liệu dân ca các vùng miền phù hợp với độ tuổi, phong cách


6

âm nhạc và thuần phong mỹ tục người Việt Nam (các tác phẩm trong chương
trình GDAN của mầm non hoặc bài hát ngồi chương trình, tự biên hoặc tự đặt
lời mới, khuyến khích phần múa minh họa).
- Đánh giá dưới hình thức tập thể và cá nhân; Hát đơn ca, song ca, tốp ca,
hát múa, các tiết mục hát khuyến khích kèm theo múa phụ họa. Những tiết mục
có tác phẩm tự biên tốt, phụ họa hay sẽ được ban giám khảo đánh giá yếu tố
nghệ thuật.
4. Quy định, tiêu chí
- Đối với các tác phẩm mới hoặc tự sáng tác, thủ trưởng các đơn vị chịu
trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý trước cơ quan chức năng.
- Khuyến khích sử dụng các tác phẩm đã tham dự cuộc vận động sáng tác
ca khúc về ngành giáo dục.
- Các đồn có nhu cầu sử dụng ban nhạc riêng cần thơng báo cho Ban Tổ
chức Hội thi. Các Đồn có ban nhạc riêng (hoặc hình thức khác) phải tự chuẩn
bị nhạc cụ và bố trí thời gian ra vào khơng quá 5 phút để tránh ảnh hưởng đến kế
hoạch chung.
- Không được hát hộ, thu sẵn lời ca trong các tiết mục có hát, nếu dùng
băng, đĩa nhạc đệm thay cho dàn nhạc thì khơng được dùng băng, đĩa đã có phần
lời (kể cả hát bè, đọc lời bình) của bài hát.
- Để bảo đảm an tồn phịng, chống cháy nổ đề nghị: Các đồn dự thi

khơng được sử dụng chất nổ, chất dễ gây cháy, lửa, các loại pháo (pháo hoa,
pháo phụt, pháo giấy, pháo trang kim, pháo điện...) để tạo hiệu ứng sân khấu.
- Các đoàn tham dự Hội thi có thể trang trí thêm sân khấu cho phần biểu
diễn dự thi (nếu có) nhưng khơng được che khuất tiêu đề và Lôgô sân khấu Hội
thi quá 5 phút.
* Lưu ý: Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, hình
thức biểu diễn phải phù hợp với lời bài hát và không trái với thuần phong, mỹ
tục của dân tộc.
5. Thời gian và thứ tự biểu diễn
- Thời gian biểu diễn cho mỗi đội tính từ lúc giới thiệu của đoàn đến khi
kết thúc biểu diễn từ 12 đến 17 phút (được tính từ lúc đồn tự giới thiệu chương
trình dự thi của đồn mình);
- Nếu một chương trình biểu diễn tồn đồn q thời gian quy định sẽ bị
trừ điểm vào tổng điểm chương trình của các thành viên Ban Giám khảo theo


7

nguyên tắc như sau:
+ Trừ 0,2 điểm: nếu thời gian biểu diễn quá 1 phút;
+ Trừ 0,5 điểm: nếu thời gian biểu diễn quá 2 phút;
+ Trừ 1 điểm: nếu thời gian biểu diễn quá từ 3 phút trở lên.
- Thứ tự biểu diễn dự thi của mỗi đoàn được xác định bằng cách bốc thăm.
6. Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại
6.1. Khen thưởng
- Ban Tổ chức căn cứ vào điểm toàn đoàn để tặng Giấy khen của Giám đốc
Sở GDĐT, cờ cho các đồn đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
- Tặng Giấy khen của Giám đốc Sở GDĐT cho các cá nhân đoạt giải Nhất,
Nhì, Ba, Khuyến khích theo cơ cấu giải.
- Tùy theo số lượng, chất lượng tiết mục dự thi của mỗi thể loại, Ban Tổ

chức sẽ ấn định số lượng giải thưởng phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Kết quả tham gia Hội thi là một trong những căn cứ để Sở GDĐT đánh
giá lĩnh vực công tác của các đơn vị.
6.2. Kỷ luật
- Bất kỳ cá nhân, đơn vị nào vi phạm Thể lệ, những quy định của Ban Tổ
chức Hội thi, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét các hình thức từ phê bình,
kỷ luật cảnh cáo đến huỷ bỏ thành tích thi của cá nhân vi phạm và thành tích của
đơn vị có cá nhân vi phạm.
- Trưởng đoàn chịu trách nhiệm trước Sở GDĐT về các vi phạm Thể lệ của
đơn vị. Tùy theo mức độ, các sai phạm được xử lý từ cảnh cáo đến thơng báo
rộng rãi trong tồn ngành.
6.3. Khiếu nại
- Khi có vấn đề cần khiếu nại, Trưởng đoàn phải báo kịp thời cho Ban Tổ
chức Hội thi và gửi khiếu nại bằng văn bản trực tiếp cho trong vòng 24 tiếng tính
từ khi phát hiện sai phạm. Quá thời gian trên khiếu nại không được giải quyết.
- Nội dung khiếu nại sai sự thật sẽ bị cảnh cáo và đơn vị có đơn khiếu nại
sai sự thật sẽ bị trừ 50% số điểm chương trình và tồn đồn.
- Ban Tổ chức Hội thi có thể triệu tập những người có liên quan để xác
minh nếu thấy có dấu hiệu vi phạm.
- Ban Tổ chức Hội thi chỉ xem xét, giải quyết các trường hợp khiếu nại về


8

vi phạm Thể lệ Hội thi khi các đoàn cung cấp đầy đủ bằng chứng liên quan.
- Sau khi công bố điểm và bế mạc Hội thi sẽ khơng cịn xem xét nội dung
khiếu nại.
7. Hồ sơ đăng ký dự thi
Các đơn vị gửi bản đăng kí dự thi cấp tỉnh (Phụ lục 2) về Sở GDĐT qua
phòng GDMN bằng bản giấy có dấu và chữ kí, bằng bản mềm qua email

trước ngày 20/02/2023 bao gồm:
- Danh sách trẻ dự thi.
- Chương trình dự thi.
II. BAN TỔ CHỨC HỘI THI, GIÁM KHẢO, TỔ THƯ KÝ
1. Ban Tổ chức Hội thi
- Ban Tổ chức Hội thi cấp tỉnh, được thành lập do Sở GDĐT phê duyệt;
- Ban Tổ chức Hội thi cấp huyện, thị xã, thành phố do Trưởng phòng
GDĐT thành lập và phê duyệt quyết định.
2. Ban Giám khảo
- Ban giám khảo cấp tỉnh do Sở GDĐT mời và ra Quyết định thành lập;
- Ban Giám khảo bao gồm những người có uy tín, cơng tâm và có trình độ,
năng lực chuyên môn cao về nghệ thuật.
- Trách nhiệm các thành viên Ban Giám khảo cần đảm bảo:
+ Chấm thi cơng bằng, khách quan, chính xác nội dung tun truyền tham
gia Hội thi; đánh giá, xếp loại và đề nghị Ban Tổ chức Hội thi quyết định khen
thưởng.
+ Tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả Hội thi cho Ban Tổ chức; đồng thời
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật, nội dung tuyên truyền
trong những lần tổ chức Hội thi tiếp theo.
+ Trong quá trình chấm điểm để xét giải thưởng nếu các tiết mục, loại hình
có điểm trung bình cộng bằng nhau, Ban Giám khảo sẽ hội ý xin ý kiến Ban Tổ
chức Hội thi quyết định. Chịu trách nhiệm trong trường hợp có khiếu nại về
chun mơn.
+ Để đảm bảo chính xác, khách quan công bằng, Ban Giám khảo họp thảo
luận bàn bạc dân chủ, chấm điểm độc lập bằng phiếu kín và giao cho tổ Thư ký
sau khi kết thúc Hội thi. Thành viên Ban Giám khảo không được tiết lộ thông tin


9


và kết quả chấm điểm bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Tổ thư ký
- Tổ Thư ký cấp tỉnh do Sở GDĐT chỉ định có nhiệm vụ:
+ Giúp việc cho Ban tổ chức Hội thi và Ban giám khảo trong quá trình tổ
chức Hội thi.
+ Chuẩn bị các Phiếu chấm điểm phục vụ Hội thi (Tên đoàn và các tiết
mục, hình thức thi) của từng thành viên Ban Giám khảo chấm sau mỗi phần thi
của các đoàn tham gia.
+ Kịp thời tổng hợp, xếp loại kết quả điểm đảm bảo chính xác từ cao
xuống thấp; đồng thời báo cáo Trưởng Ban Giám khảo, Trưởng Ban Tổ chức
Hội thi.
+ Lưu giữ toàn bộ phiếu điểm và chuyển lại Ban Tổ chức Hội thi trước khi
Hội thi kết thúc.
III. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỜNG
1. Cách tính điểm tiết mục, điểm chương trình và điểm tồn đồn
1.1. Điểm tiết mục: Được chấm theo thang điểm 10, chính xác đến 01 điểm
và là điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm cho tiết mục.
1.2. Điểm chương trình: được chấm theo thang điểm 10, yêu cầu đạt các
tiêu chí bao gồm:
- Các tiết mục biểu diễn có chất lượng, tạo được ấn tượng về mặt nghệ
thuật, nội dung và hình thức biểu diễn (04 điểm).
- Thể hiện sáng tạo hiệu quả nội dung, tư tưởng, chủ đề của Hội thi. Kết
cấu hài hoà giữa các tiết mục của toàn bộ chương trình (03 điểm).
- Thể hiện sắc thái phù hợp với lứa tuổi, vùng miền và dân tộc (03 điểm).
1.3. Điểm tồn đồn:
- Bằng điểm trung bình cộng của các tiết mục nhân hệ số hai, cộng với
trung bình cộng của điểm chương trình.
- Tính điểm tồn đồn có số điểm cao xếp từ trên xuống dưới. Nếu các
đồn có số điểm bằng nhau thì đồn nào có điểm chương trình cao hơn sẽ được
xếp trước, sau đó sẽ xét đến số lượng giải tiết mục.

- Đối với các đoàn vi phạm Thể lệ Hội thi về: Số lượng thí sinh tham gia,
thể loại, trang trí sân khấu sẽ khơng được chấm điểm chương trình và khơng


10

được xếp loại tồn đồn mà chỉ được tính giải các tiết mục.
2. Cơ cấu giải thưởng
2.1. Ban Tổ chức Hội thi trao tặng Giấy khen của Sở GDĐT cho các đơn vị
đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tồn đồn và cho các tiết mục có thành tích
xuất sắc tham gia Hội thi.
2.2. Cơ cấu giải thưởng cấp tỉnh
Dự kiến giải toàn đoàn với tỉ lệ đạt giải là:
GIẢI TỒN ĐỒN
Giải
Số giải
Số tiền/giải (đồng)
Nhất
03
1.000.000
Nhì
05
800.000
Ba
07
500.000
Khuyến khích
12
300.000
GIẢI CÁ NHÂN CHO CÁC PHẦN THI

Nhất
10
500.000
Nhì
20
400.000
Ba
30
300.000
Khuyến khích
30
250.000


11

Phụ lục 2
Mẫu đăng kí dự thi cấp tỉnh
1. Danh sách đồn dự thi
Tên đơn vị:…………………..

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày

tháng

năm 20...


DANH SÁCH ĐOÀN
Tham dự Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh, năm học 2022-2023
1. Họ và tên trưởng đoàn………………………………………………….
2. Số điện thoại………………………
TT

Họ và tên trẻ

Ngày, tháng,
năm sinh

Trường MN Huyện, thị xã,
thành phố

Ghi
chú

1
2
3
4
5
6
7
Tổng cộng: … trẻ

Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

………….,, ngày

tháng năm 20…
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


12

2. Chương trình dự thi
Tên đơn vị:…………………..

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày

tháng

năm 20..

CHƯƠNG TRÌNH
Tham dự Hội thi “Bé với làn điệu dân ca” cấp tỉnh, năm học 2022-2023
1. Họ và tên trưởng đoàn………………………………………………….
2. Số điện thoại………………………
Biểu diễn
TT

Tiết mục

Tác giả


(Ghi rõ tên đơn vị
hoặc biểu diễn tiết
mục đăng kí dự thi)

1
2
3

Tổng cộng:…. tiết mục
Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

………….,, ngày
tháng năm 20..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ tên & đóng dấu)



×