Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện truyền sóng vô tuyến tầng đối lưu khu vực Hà Nội sử dụng các phương pháp cắt lớp vô tuyến và bóng thám không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
---------------------------------------

PHẠM CHÍ CƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TRUYỀN SĨNG
VƠ TUYẾN TẦNG ĐỐI LƯU KHU VỰC HÀ NỘI
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT LỚP VƠ TUYẾN
VÀ BĨNG THÁM KHƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
---------------------------------------

PHẠM CHÍ CƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TRUYỀN SĨNG
VƠ TUYẾN TẦNG ĐỐI LƯU KHU VỰC HÀ NỘI
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT LỚP VƠ TUYẾN
VÀ BĨNG THÁM KHƠNG
Ngành: Kỹ thuật Viễn thông
Mã số ngành: 9.52.02.08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. Trần Hoài Trung
Hướng dẫn 2: TS. Phạm Xuân Thành

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Luận án “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện truyền sóng vơ tuyến tầng đối
lưu khu vực Hà Nội sử dụng các phương pháp cắt lớp vô tuyến và bóng thám
khơng” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hồi Trung và TS. Phạm Xn
Thành.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả

Phạm Chí Cơng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Hoài Trung –
Giảng viên Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Giao thông Vận tải và TS.
Phạm Xuân Thành – Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa Cầu đã hướng
dẫn, giúp đỡ rất nhiều để tơi có điều kiện thực hiện những ý tưởng của mình,
chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho việc thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.

Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng, Viện Vật lý Địa Cầu, người đã tận tình chỉ
bảo từ những ngày đầu tiên khi tôi nhận quyết định công nhận nghiên cứu sinh
trúng tuyển. Trong quá trình làm luận án, TS. Nguyễn Xuân Anh luôn giúp đỡ
và sẵn sàng thảo luận về các kết quả nghiên cứu đạt được, kịp thời động viên tơi
vượt qua những khó khăn trong cả quãng thời gian dài đã qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô ở khoa Điện - Điện tử
Trường Đại học Giao thông – Vận tải đã giúp đỡ rất nhiều khi học tập tại
Trường; Các Anh, Chị ở Phịng Vật lý Khí quyển - Viện Vật lý Địa cầu đã hỗ
trợ trong quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu phục vụ nội dung nghiên cứu của
luận án; Đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa ln
chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận án.
Cuối cùng, tơi xin gửi lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn
bên tôi để động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trân trọng./.
Tác giả

Phạm Chí Cơng
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG ........................................... vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... xv
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Lý do lựa chọn luận án .......................................................................................... 1
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................... 5

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
Các đóng góp chính của luận án ........................................................................... 7
Hiệu quả kinh tế xã hội ......................................................................................... 8
Bố cục của luận án ................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ QUYỂN ĐẾN
TRUYỀN SĨNG VƠ TUYẾN.......................................................................... 11
1.1. Truyền sóng vơ tuyến trong khí quyển ...................................................... 11
1.2. Phân tích các phương pháp xác định chỉ số khúc xạ vô tuyến .................. 15
1.2.1. Phương pháp xác định chỉ số khúc xạ vô tuyến ..................................... 16
1.2.2. Phương pháp đo gián tiếp chỉ số khúc xạ vô tuyến ................................ 21
1.2.3. Phương pháp đo trực tiếp chỉ số khúc xạ vơ tuyến ................................ 24
1.3. Ảnh hưởng của khí quyển đối lưu đến truyền sóng vơ tuyến.................... 25
1.3.1. Các tham số khí quyển trên đường truyền sóng vơ tuyến ...................... 25
1.3.2. Ảnh hưởng của các tham số khí quyển đến truyền sóng ........................ 31
1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án .............................. 39
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước........................................................ 39
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 43
1.5. Kết luận Chương 1 ..................................................................................... 45
iii


CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TRUYỀN SÓNG VƠ
TUYẾN TRONG KHÍ QUYỂN SỬ DỤNG SỐ LIỆU

CẮT LỚP VƠ

TUYẾN ............................................................................................................... 47
2.1. Phương pháp cắt lớp vô tuyến sử dụng vệ tinh ............................................ 48
2.1.1. Nội dung của phương pháp cắt lớp vô tuyến ............................................ 49
2.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp cắt lớp vô tuyến ............................. 55

2.2. Xác định điều kiện truyền sóng vơ tuyến trong khí quyển khu vực Hà Nội
sử dụng số liệu cắt lớp vô tuyến. ......................................................................... 56
2.2.1. Giải pháp thực hiện ................................................................................... 56
2.2.2. Kết quả đạt được và phân tích đánh giá .................................................... 61
2.3. Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 69
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TRUYỀN SĨNG VƠ
TUYẾN TRONG KHÍ QUYỂN SỬ DỤNG SỐ LIỆU

BĨNG THÁM

KHƠNG.............................................................................................................. 70
3.1. Phương pháp bóng thám khơng ................................................................... 70
3.2. Xác định điều kiện truyền sóng vơ tuyến trong khí quyển khu vực Hà Nội
sử dụng số liệu bóng thám không ....................................................................... 72
3.2.1. Giải pháp thực hiện ................................................................................... 72
3.2.2. Kết quả đạt được và phân tích đánh giá .................................................... 75
3.3. Xác định điều kiện truyền sóng vơ tuyến trong khí quyển khu vực Hà Nội
sử dụng số liệu cắt lớp vơ tuyến và số liệu bóng thám khơng ............................ 84
3.3.1. Giải pháp thực hiện ................................................................................... 84
3.3.2. Kết quả đạt được và phân tích đánh giá .................................................... 85
3.4. Kết luận Chương 3 ....................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................. 98
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ............. 101
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ......................................................................................................... 102
iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 103
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 115

Phụ lục 1. Phương pháp cắt lớp vô tuyến sử dụng vệ tinh................................ 115
Phụ lục 2. Cấu trúc dữ liệu phục vụ nội dung nghiên cứu của luận án............. 122
Phụ lục 3. Xây dựng phần mềm thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu xác định
điều kiện truyền sóng vơ tuyến ......................................................................... 126
Phụ lục 4. Dữ liệu cắt lớp vô tuyến sử dụng vệ tinh ......................................... 136
Phụ lục 5. Dữ liệu bóng thám không................................................................. 162

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG
STT

Ký hiệu

Mô tả

1

𝜌

Mật độ điện tích tồn phần

2

1/a

Độ cong của trái đất

3


1/𝜌

Độ cong của tia sóng

4

a

Bán kính trái đất

5

ai

Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ

6

as

Đường kính hạt

7

bi

Hệ số ảnh hưởng của áp suất hơi nước

8


ci

Hệ số ảnh hưởng của áp suất

9

dM/dh

Biến thiên mô-đun theo phương thẳng đứng

10

dn/dh

Biến thiên chỉ số khúc xạ theo phương thẳng đứng

11

dN/dh

Biến thiên độ khúc xạ theo phương thẳng đứng

12

e

Áp suất hơi nước

13


es

Áp suất hơi bão hòa

14

G

Độ dốc khúc xạ vô tuyến

15

g

Gia tốc trọng trường

16

h

Độ cao trên bề mặt trái đất

17

h0

Độ cao tham chiếu

18


k, k-factor

Hệ số bán kính trái đất hiệu dụng

19

ke

Giá trị của k, vượt quá 99,99% thời gian

20

M

Mô-đun khúc xạ hay độ khúc xạ vô tuyến thay thế

21

md, m

Khối lượng phân tử trung bình của khí khơ/ẩm

vi


STT

Ký hiệu


Mô tả

22

n

Chỉ số khúc xạ vô tuyến hay chỉ số khúc xạ khí quyển

23

N

Độ khúc xạ vơ tuyến hay độ khúc xạ khí quyển

24

N0

Độ khúc xạ tham chiếu

25

ne

Mật độ điện tích

26

Nh


Độ khúc xạ tính theo phương pháp gián tiếp ở độ cao h

27

Ns

Độ khúc xạ tính theo mơ hình ITU-R P.453 ở độ cao hs

28

P

Áp suất khí quyển tồn phần

29

Re

Bán kính trái đất tương đương

30

RH

Độ ẩm tương đối (%)

31

Ru


Hằng số chất khí

32

s1

Tín hiệu ở băng tần L1

33

s2

Tín hiệu ở băng tần L2

34

T

Nhiệt độ tuyệt đối (oK)

35

Wi, w

Tổng lượng hơi nước/đá

36

α


Góc uốn cong trung tâm

37

α1

Góc uốn cong của tín hiệu ở băng tần L1

38

α2

Góc uốn cong của tín hiệu ở băng tần L2

39

λs

Bước sóng kích thích

40

ρd,m

Mật độ khí khơ/ẩm

41

𝜌


Bán kính cong của tia sóng

42

𝜑

Góc tới của tia sóng so với phương nằm ngang

vii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

BeyDou

BeiDou Navigation
Satellite System

Hệ thống vệ tinh dẫn
đường Bắc Đẩu (Trung
Quốc)


2

CDAAC

COSMIC Data Analysis
and Archive Center

Trung tâm lưu trữ và phân
tích dữ liệu COSMIC

3

CDL

Common Data Language

Ngôn ngữ dữ liệu chung

4

COSMIC

Constellation Observing
System for Meteorology,
Ionosphere, and Climate

Hệ thống quan sát chịm
sao cho khí tượng, tầng
điện ly và khí hậu


5

CSI

Channel State Information

Thơng tin trạng thái kênh

6

CSV

Comma Separated Values

Giá trị được phân tách
bằng dấu phẩy

7

DOA

Direction Of Arrival

Hướng sóng tới

8

GALILEO


Galileo Navigation
Satellite System

Hệ thống vệ tinh dẫn
đường Galileo (Châu Âu)

9

GLONASS

Globalnaya
Navigatsionnaya
Sputnikovaya Sistema

Hệ thống vệ tinh dẫn
đường toàn cầu (Liên bang
Nga)

10

GMT

Greenwich Mean Time

Giờ chuẩn Greenwich

11

GNSS


Global Navigation Satellite Hệ thống vệ tinh dẫn
System
đường toàn cầu

12

GPS

Global Positioning System

13

ICAO

International Civil Aviation Tổ chức Hàng không Dân
Organization
dụng Quốc tế

14

ITU

International
Telecommunication Union
viii

Hệ thống định vị tồn cầu
(Hoa Kỳ)

Liên minh Viễn thơng

Quốc tế


STT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

15

ITU-R

ITU Radiocommunication
Sector

Bộ phận Thông tin vô
tuyến của ITU

16

LEO

Low Earth Orbit

Quỹ đạo trái đất thấp

17


LOS

Line Of Sight

Tầm nhìn thẳng

18

NASA

National Aeronautics and
Space Administration

Cơ quan Hàng khơng và
Vũ trụ Quốc gia (Hoa Kỳ)

19

netCDF

Network Common Data
Format

Định dạng dữ liệu chung
mạng

20

NOAA


National Oceanic and
Atmospheric
Administration

Cục quản lý Khí quyển và
Đại dương Quốc gia (Hoa
Kỳ)

21

OTH

Over-The-Horizon

Vượt qua đường chân trời

22

PD

Path Delay

Trễ đường truyền

23

RO

Radio Occultation


Cắt lớp vơ tuyến

24

TEC

Total Electron Content

Lượng điện tích tổng cộng

25

UHF

Ultra high frequency

Tần số cực cao

26

VHF

Very high frequency

Tần số rất cao

27

wetPrf


Wet Profile

Mặt cắt ẩm

28

WMO

World Meteorological
Organization

Tổ chức khí tượng thế giới

29

ZTD

Zenith Tropospheric Delay

Trễ thiên đỉnh tầng đối lưu

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơi trường truyền dẫn vơ tuyến trong khí quyển. .............................. 11
Hình 1.2. Thành phần khơng khí khơ ở mặt đất (% theo thể tích)...................... 12
Hình 1.3. Tán xạ đàn hồi trên các hạt có kích thước khác nhau với bước sóng
kích thích. ............................................................................................................ 13

Hình 1.4. Mức độ chính xác được mong đợi trong phép đo chỉ số khúc xạ. ...... 22
Hình 1.5. Sự phụ thuộc của k vào G. .................................................................. 28
Hình 1.6. Điều kiện truyền sóng thơng thường với độ dốc khúc xạ âm. ............ 30
Hình 1.7. Điều kiện truyền sóng bất thường với độ dốc khúc xạ dương. ........... 30
Hình 1.8. Điều kiện truyền sóng bất thường với độ dốc khúc xạ âm. ................ 30
Hình 1.9. Phân bố xác suất của độ dốc khúc xạ vơ tuyến [89]. .......................... 31
Hình 1.10. Quỹ đạo tia sóng ở mơ hình trái đất thực và tia sóng bị uốn cong. .. 34
Hình 1.11. Quỹ đạo tia sóng ở mơ hình trái đất tương đương và tia sóng đi
thẳng. ................................................................................................................... 34
Hình 1.12. Quỹ đạo tia sóng trong các điều kiện khí quyển khác nhau ở mơ hình
trái đất thực.......................................................................................................... 35
Hình 1.13. Quỹ đạo tia sóng trong các điều kiện khí quyển khác nhau ở mơ hình
trái đất phẳng. ...................................................................................................... 35
Hình 1.14. Quan hệ giữa hệ số ke và độ dài tuyến truyền sóng (nguồn khuyến
nghị ITU-R. P.530 [74]). ..................................................................................... 37
Hình 1.15. Kết quả đo đạc từ thiết bị (đường liền) và so sánh với bóng thám
khơng (đường với ơ trắng). ................................................................................. 42
Hình 2.1. Phổ cơng suất của tín hiệu GPS. Phía bên trái là khoảng thời gian đối
với từng loại vệ tinh [40]..................................................................................... 49
Hình 2.2. Phương pháp cắt lớp vô tuyến. (1) trạng thái bắt đầu bị che khuất khi
đường truyền vô tuyến giữa GPS và LEO đi vào tầng cao của khí quyển. (2) tia
sóng nằm sâu trong khí quyển, nó bị uốn cong do gia tốc trọng trường. ........... 50
x


Hình 2.3. Quá trình tạo ra các lát cắt theo chiều dọc do sự di chuyển tương đối
giữa vệ tinh GPS và vệ tinh khí tượng LEO. ...................................................... 50
Hình 2.4. Các bước xác định tham số khí quyển. ............................................... 52
Hình 2.5. Các góc và các tham số được sử dụng ở kỹ thuật cắt lớp vơ tuyến. .. 52
Hình 2.6. Các bước xác định điều kiện truyền sóng sử dụng số liệu cắt lớp vơ

tuyến. ................................................................................................................... 56
Hình 2.7. Các trường dữ liệu cắt lớp trong file profile ẩm. ................................ 58
Hình 2.8. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2014. ........................................................ 63
Hình 2.11. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vơ tuyến năm 2014 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 63
Hình 2.9. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2015. ........................................................ 63
Hình 2.12. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2015 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453 .................................................................................. 63
Hình 2.10. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2016. ...................................................... 63
Hình 2.13. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2016 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453 .................................................................................. 63
Hình 2.14. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2014 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 65
Hình 2.15. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2015 với giá trị
theo mô hình ITU-R P.453. ................................................................................. 65
Hình 2.16. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2016 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 65
Hình 2.17. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2014.................................................. 67
Hình 2.20. Hệ số k năm 2014. ............................................................................. 67
Hình 2.18. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2015.................................................. 67
Hình 2.21. Hệ số k năm 2015. ............................................................................. 67
Hình 2.19. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2016. ................................................ 67
Hình 2.22. Hệ số k năm 2016. ............................................................................. 67
xi


Hình 3.1. Bóng thám khơng mang thiết bị đo các thơng số khí quyển. .............. 71
Hình 3.2. Các bước xác định điều kiện truyền sóng sử dụng số liệu bóng thám
khơng. .................................................................................................................. 72
Hình 3.3. Dữ liệu quan trắc tại trạm khí tượng Hà Nội, ngày 30/08/2021, thời

điểm 00Z (+7 GMT) tức 7h sáng ........................................................................ 74
Hình 3.4. Phân bố độ khúc xạ vơ tuyến năm 2016. ............................................ 76
Hình 3.7. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2016. ........................................................ 76
Hình 3.5. Phân bố độ khúc xạ vơ tuyến năm 2017. ............................................ 76
Hình 3.8. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2017. ........................................................ 76
Hình 3.6. Phân bố độ khúc xạ vô tuyến năm 2018. ............................................ 76
Hình 3.9. Độ khúc xạ vơ tuyến năm 2018. ......................................................... 76
Hình 3.10. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vơ tuyến năm 2016 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.13. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2016 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.11. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2017 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.14. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vơ tuyến năm 2017 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.12. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2018 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.15. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2018 với giá trị
theo mơ hình ITU-R P.453. ................................................................................. 79
Hình 3.16. Phạm vi giá trị độ khúc xạ vô tuyến năm 2016................................. 80
Hình 3.17. Phạm vi giá trị độ khúc xạ vơ tuyến năm 2017................................. 80
Hình 3.18. Phạm vi giá trị độ khúc xạ vơ tuyến năm 2018................................. 80
Hình 3.19. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2016.................................................. 82
Hình 3.22. Hệ số k năm 2016. ............................................................................. 82
xii


Hình 3.20. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2017.................................................. 82
Hình 3.23. Hệ số k năm 2017. ............................................................................. 82
Hình 3.21. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến năm 2018.................................................. 82

Hình 3.24. Hệ số k năm 2018. ............................................................................. 82
Hình 3.25. Các bước xác định điều kiện truyền sóng sử dụng số liệu cắt lớp vơ
tuyến và số liệu bóng thám khơng....................................................................... 84
Hình 3.26. Độ khúc xạ vơ tuyến (bóng thám khơng).......................................... 85
Hình 3.27. Độ khúc xạ vơ tuyến (COSMIC-1). .................................................. 85
Hình 3.28. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến (bóng thám khơng) với
giá trị theo mơ hình ITU-R P.453. ...................................................................... 86
Hình 3.29. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến (COSMIC-1) với giá trị
theo mô hình ITU-R P.453. ................................................................................. 86
Hình 3.30. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vơ tuyến (bóng thám khơng) với
giá trị theo mơ hình ITU-R P.453. ..................................................................... 87
Hình 3.31. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ vô tuyến (COSMIC-1) với giá
trị theo mơ hình ITU-R P.453. ........................................................................... 87
Hình 3.32. Độ lệch tuyệt đối giá trị độ khúc xạ tính được bằng phương pháp
bóng thám khơng và phương pháp cắt lớp vơ tuyến. .......................................... 88
Hình 3.33. Độ lệch tương đối giá trị độ khúc xạ tính được bằng phương pháp
bóng thám khơng và phương pháp cắt lớp vơ tuyến. .......................................... 88
Hình 3.34. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến (bóng thám khơng). .................................. 90
Hình 3.35. Độ dốc khúc xạ vơ tuyến (COSMIC-1). ........................................... 90
Hình 3.36. Hệ số k (bóng thám khơng). ............................................................. 90
Hình 3.37. Hệ số k (COSMIC-1). ...................................................................... 90
Hình 3.38. Độ trễ thiên đỉnh sử dụng số liệu bóng thám khơng. ........................ 91
Hình 3.39. Quy trình ứng dụng số liệu cắt lớp vơ tuyến và số liệu bóng thám
khơng để ước lượng chỉ số khúc xạ của khí quyển đối lưu. ............................... 94

xiii


Hình P1.1. Các góc và các tham số được sử dụng ở kỹ thuật cắt lớp vơ tuyến.
........................................................................................................................... 117

Hình P2.1. Ví dụ về dữ liệu netCDF. Bên trái là nhiệt độ, bên phải là áp suất
phân bố trong một khu vực cụ thể. .................................................................... 122
Hình P2.2. Ví dụ về dữ liệu ba chiều (bên trái), dữ liệu thay đổi theo thời gian và
dữ liệu bốn chiều (bên phải), dữ liệu thay đổi theo độ cao. .............................. 123
Hình P2.3. Ví dụ về dữ liệu của file CDL......................................................... 123
Hình P2.4. Cấu trúc của một file CSV. ............................................................. 124
Hình P3.1. Mơ hình phát triển phần mềm. ........................................................ 127
Hình P3.2. Cấu trúc (CDL) của một profile ẩm. ............................................... 130
Hình P3.3. Dữ liệu quan trắc tại trạm khí tượng Hà Nội, ngày 30/08/2021, thời
điểm 0h (+7 GMT) tức 7h sáng......................................................................... 133
Hình P4.1. Cách xem dữ liệu trong file netCDF. .............................................. 136

xiv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh các phương pháp xác định chỉ số khúc xạ vô tuyến. ............ 20
Bảng 1.2. Các hằng số của khí quyển. ................................................................ 21
Bảng 1.3. Giá trị G và k....................................................................................... 28
Bảng 1.4. Giá trị k và G....................................................................................... 28
Bảng 1.5. Phân loại các dạng khúc xạ khí quyển................................................ 33
Bảng 1.6. Điều kiện truyền sóng với các hệ số k khác nhau............................... 38
Bảng 2.1. Dữ liệu đặc trưng của một số nhiệm vụ không gian.......................... 51
Bảng 2.2. Thu thập số liệu cắt lớp vô tuyến........................................................ 61
Bảng 2.3. Thu thập số liệu cắt lớp khu vực Hà Nội ........................................... 61
Bảng 2.4. Phạm vi độ khúc xạ vô tuyến trung bình (COSMIC-1) ..................... 62
Bảng 3.1. Thu thập số liệu thám không .............................................................. 73
Bảng 3.2. Phạm vi độ khúc xạ vơ tuyến trung bình (bóng thám khơng) ............ 75
Bảng 3.3. So sánh các giải pháp ước lượng chỉ số khúc xạ vô tuyến ................. 93


xv


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn luận án
Khí quyển trái đất ảnh hưởng nhiều đến truyền sóng vơ tuyến, các ảnh
hưởng này rất khác nhau tùy theo tính chất phân vùng của khí quyển. Ảnh
hưởng nhiều nhất của khí quyển đó là hiện tượng khúc xạ và phản xạ. Khúc xạ
có thể xảy ra ở tầng đối lưu và tầng điện li. Khúc xạ tầng đối lưu xảy ra do tính
khơng đồng nhất của tầng đối lưu, chỉ số khúc xạ khí quyển (hay chiết suất) n
thường giảm theo độ cao là nguyên nhân làm thay đổi quỹ đạo của tia sóng.
Thậm chí tia sóng cịn có thể bị uốn cong trở về mặt đất và phản xạ trên mặt đất
(siêu khúc xạ). Trong khi đó hiện tượng khúc xạ tầng điện li xảy ra do sở hữu
nhiều điện từ tự do và các thành tố ion tạo ra bởi q trình ion hóa khí quyển. Sự
thay đổi của mật độ điện tích ne là nguyên nhân gây ra hiện tượng khúc xạ. Phản
xạ ở tầng điện li cũng có thể xảy ra với góc tới và tần số thích hợp (dưới 40
MHz). Bầu khí quyển đối lưu cịn gây ra suy giảm tín hiệu vơ tuyến do sự hấp
thụ của các phân tử khơng khí, phân tử nước và lượng mưa (mưa).
Theo định luật Snell, sóng vơ tuyến đi qua tầng đối lưu khí quyển bị bẻ
cong do sự thay đổi chỉ số khúc xạ (chiết suất) n trong mơi trường truyền sóng.
Lý thuyết về hướng nghiên cứu này được phát triển từ lâu, tiêu biểu là các cơng
trình [16] [87] [100]. Hệ số bán kính trái đất hiệu dụng k (còn gọi là k-factor)
cho biết trạng thái khúc xạ của khí quyển ảnh hưởng đến hướng truyền của tia
sóng. Do vậy hệ số k là tham số chính để dự đốn điều kiện truyền sóng trong
khí quyển. Bởi vì hệ số k phụ thuộc chủ yếu vào biến thiên chỉ số khúc xạ theo
phương thẳng đứng mà không phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của chỉ số khúc xạ
[3] [29], kết quả là sự thay đổi chỉ số khúc xạ n theo độ cao làm cho tia sóng bị
uốn cong khi truyền qua các lớp khác nhau trong khí quyển.
Hiệu suất của tuyến thơng tin phần lớn phụ thuộc vào mơi trường truyền
dẫn giữa phía phát và phía thu. Khơng giống như truyền dẫn hữu tuyến thì kênh

1


truyền là cố định và có thể dự đốn được, cịn truyền sóng vơ truyến trong khí
quyển thì lại khác do phụ thuộc vào các đặc tính vật lý của khí quyển là áp suất,
nhiệt độ, độ ẩm và các hạt lơ lửng [57]. Sự tồn vẹn của thơng tin nhận được ở
máy thu phụ thuộc vào mức độ biến dạng của tín hiệu trong mơi trường, do
nhiễu trong q trình truyền tín hiệu vơ tuyến bởi sự thay đổi của thời tiết cũng
như các yếu tố môi trường [59]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hoặc
cách thức biến đổi của chỉ số khúc xạ theo độ cao có ảnh hưởng rõ rệt đến sóng
vơ tuyến ở dải tần VHF, UHF và sóng vi ba [3]. Các kết quả tổng hợp cho thấy
sự thay đổi khúc xạ ảnh hướng đáng kể đến cường độ tín hiệu thu được ở tần số
UHF, chỉ số khúc xạ có tính quy luật theo mùa, thay đổi theo ngày và đêm, theo
vùng miền [84]. Theo dõi sự thay đổi theo mùa và theo ngày (ẩm ướt) cho thấy
có tương quan với sự thay đổi cường độ tín hiệu VHF và UHF. Điều kiện truyền
sóng xấu được thấy vào buổi chiều, khi có mức tín hiệu thấp nhận được tại phía
thu đặc biệt từ các trạm ở xa, khả năng xảy ra nhiễu giữa các trạm và các trạm ở
xa truyền cùng tần số sẽ bị giảm đi rất nhiều liên quan đến độ khúc xạ thấp nhất
ghi nhận trong khoảng thời gian này [107]. Nghiên cứu ở [1] cho thấy chỉ số
khúc xạ là yếu tố quan trọng dự đoán hoạt động của tuyến thông tin vô tuyến,
cấu trúc chiết suất của tầng đối lưu là nguyên nhân gây ra nhiều cơ chế phức tạp
như hiệu ứng đa đường, hấp thụ, tán xạ tín hiệu vơ tuyến v.v. làm ảnh hưởng
đến độ chính xác của việc theo dõi các nguồn tín hiệu sóng vơ tuyến (chẳng hạn
từ các ngơi sao) bằng kính viễn vọng vơ tuyến, hệ thống ra-đa, theo dõi vệ tinh
(như vệ tinh GPS), phạm vi dẫn đường máy bay, tên lửa, v.v. Hiểu được tác
động của khí quyển sẽ giúp cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu suất tuyến thông
tin vô tuyến và giảm thiểu được ảnh hưởng trên.
Do giá trị của chỉ số khúc xạ n là số rất gần và lớn hơn một đơn vị chỉ số
khúc xạ (n-units), cho nên trong thực tế chỉ số khúc xạ thường hay được sử dụng
thông qua độ khúc xạ (chỉ số chiết suất) N. Độ khúc xạ N là tham số cơ bản của

khí quyển, có giá trị thay đổi theo thời gian, theo độ cao và phụ thuộc vào nhiệt
2


độ, độ ẩm và áp suất [73]. Đã có nhiều phương pháp khác nhau được phát triển
để tính tốn các thơng số cơ bản của khí quyển là nhiệt độ, áp suất và độ ẩm
theo chỉ số chiết suất và ngược lại [45] [48]. Biến đổi chậm của chỉ số khúc xạ
liên quan đến các q trình có quy mơ vừa và trong ngày, biến đổi nhanh do ảnh
hưởng của chuyển động hỗn loạn (turbulent motion) trong khí quyển.
Sóng vơ tuyến truyền trong khí quyển tầng đối lưu, xác định biến đổi pha
và góc sóng tới là các bài tốn cần giải quyết khi thiết kế hệ thống thiết bị thu và
nghiên cứu sóng lan truyền. Hiệu quả của các hệ thống dẫn đường, ra-đa và
thông tin liên lạc phần lớn phụ thuộc vào điều kiện lan truyền của sóng vơ tuyến
được xác định bởi trạng thái khúc xạ khí quyển. Đó là sự phân bố theo khơng
gian của độ khúc xạ N. Do đó, việc nghiên cứu sự phân bố theo mùa, hàng ngày
và theo độ cao của N, tạo ra mơ hình thống kê là có vai trị quan trọng để dự
đoán phạm vi của các hệ thống vơ tuyến cho các mục đích khác nhau cũng như
đánh giá độ chính xác của việc đo tọa độ của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn
cầu (GNSS). Đây là bài toán được nghiên cứu trong suốt thời gian qua, những
kết quả chính được tổng kết và đưa vào trong các khuyến nghị của ITU về chỉ số
khúc xạ [77], ảnh hưởng của khúc xạ tầng đối lưu đối với sự lan truyền sóng vơ
tuyến [78] v.v. hay rộng hơn là tổng hợp các khuyến nghị về truyền sóng (P
Series) [44]. Các vấn đề cơ bản về truyền sóng được nêu trong nhiều tài liệu,
chẳng hạn như ở [74].
Sai số xác định vị trí của các hệ thống định vị vệ tinh như GPS,
GLONASS bị ảnh hưởng mạnh bởi tầng điện li và tầng đối lưu khí quyển [45].
Điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề liên quan đến định vị và chẩn đốn chính
xác bầu khí quyển sử dụng hệ thống định vị toàn cầu là nghiên cứu ảnh hưởng
của các quá trình xảy ra ở tầng đối lưu và tầng điện li đối với sự lan truyền của
sóng vơ tuyến cũng như phát triển các mơ hình những hiện tượng này và dựa

trên chúng là các phương pháp sửa lỗi. Khúc xạ tầng đối lưu và tầng điện li dẫn
3


đến sai số đo tọa độ, tuy nhiên trong trường hợp khúc xạ tầng điện li, độ trễ có
thể được bù, ở một mức độ lớn hơn, bằng cách sử dụng chế độ hoạt động hai tần
số của hệ thống GNSS (GPS, GLONASS, BeyDou). Đối với độ trễ của tầng đối
lưu, phụ thuộc vào sự phân bố không gian của chỉ số khúc xạ dọc theo đường
truyền, do vậy cần phải tạo một mơ hình để mơ tả nó hoặc số liệu quan trắc trực
tiếp chỉ số khúc xạ.
Số liệu chỉ số khúc xạ tầng đối lưu cũng ứng dụng trong đo độ cao dùng
vệ tinh (satellite altimetry). Ngày nay các vệ tinh đo độ cao như Seltinel là một
kỹ thuật quan sát trái đất mạnh mẽ và hấp dẫn, có tầm quan trọng lớn trong một
số ứng dụng như đo độ cao địa hình trên mặt đất, nghiên cứu sự thay đổi mực
nước biển trung bình (một chỉ báo biến đổi khí hậu quan trọng), quan sát sự tan
chảy của các tảng băng lục địa. Bài báo [30] trình bày tổng quan về ảnh hưởng
của tầng đối lưu tới tín hiệu của vệ tinh đo độ cao, tức là độ trễ đường đối lưu
PD (Path Delay), và các hiệu chỉnh tương ứng. Yêu cầu về chỉ số khúc xạ (để
xác định độ trễ tầng đối lưu) là rất cao để đảm bảo yêu cầu của các ứng dụng
ngày càng tăng của đo độ cao vệ tinh là từ 1-3 cm. Việc có được quy luật chính
xác về chỉ số khúc xạ góp phần hiệu chỉnh số liệu của vệ tinh đo độ cao. Ngồi
các ứng dụng trên cịn có các ứng dụng khác sử dụng chỉ số khúc xạ khí quyển
như ở hệ thống ra-đa tầm sốt vượt đường chân trời; bài tốn xác định vị trí quỹ
đạo của vệ tinh từ trạm mặt đất; các bài toán trong vật lý khí quyển, khí hậu như
chuyển động hỗn loạn trong khí quyển, vật lý vi mơ khí quyển, nghiên cứu cán
cân bức xạ v.v.
Nhìn chung, ảnh hưởng của khí quyển đến các hệ thống thông tin vô
tuyến, định vị dẫn đường, các ứng dụng đo độ cao v.v. hầu hết đều là bất lợi.
Tuy nhiên, trong thực tế, lợi dụng hiện tượng khúc xạ khí quyển tầng đối lưu có
thể được sử dụng để truyền sóng đi xa phía dưới đường chân trời, ứng dụng dị

tìm và định vị bằng sóng vơ tuyến trong các hệ thống ra-đa chân trời. Nghiên
4


cứu về hiện tượng như siêu khúc xạ có thể ứng dụng để truyền sóng đi được rất
xa. Ở tầng điện li lợi dụng hiện tượng phản xạ cũng được sử dụng với mục đích
tương tự. Truyền sóng tán xạ tầng đối lưu là khi gặp phải mơi trường có sự
khơng đồng nhất về chiết suất và có sự thay đổi gần bằng độ dài của bước sóng
cũng được nghiên cứu ứng dụng trong thông tin quân sự.
Như vậy, bài toán đánh giá ảnh hưởng tầng điện li và tầng đối lưu có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn và phải thực hiện đồng thời. Việc nghiên cứu môi
trường truyền sóng, cụ thể là tầng đối lưu khí quyển, là bài tốn quan trọng trong
kỹ thuật viễn thơng để dự đốn phạm vi của các hệ thống vơ tuyến cho các mục
đích khác nhau, để cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng đường truyền tuyến
thông tin vô tuyến trong khí quyển. Trong nội dung của luận án, hướng nghiên
cứu ước lượng chỉ số khúc xạ để xác định điều kiện truyền sóng vơ tuyến trong
khí quyển tầng đối lưu khu vực Hà Nội được thực hiện. Xác định được chính
xác chỉ số khúc xạ của bầu khí quyển đối với truyền sóng vơ tuyến nhất là đối
với khu vực có bốn mùa thay đổi, như Hà Nội, sẽ giúp tối ưu hiệu suất của các
hệ thống vô tuyến cho các hoạt động liên lạc, định vị, dẫn đường trong các lĩnh
vực hàng khơng, kinh tế, quốc phịng và an ninh.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đánh giá điều kiện truyền sóng vơ tuyến
tầng đối lưu khu vực Hà Nội sử dụng các phương pháp cắt lớp vơ tuyến và bóng
thám khơng.
Mục tiêu cụ thể: Tính tốn và phân tích được sự thay đổi chỉ số khúc xạ vô
tuyến qua số liệu cắt lớp vô tuyến cho khu vực Hà Nội. Tính tốn. phân tích và
so sánh sự thay đổi chỉ số khúc xạ vô tuyến với số liệu thu thập từ bóng thám
khơng. Đánh giá khả năng áp dụng mơ hình tồn cầu về chỉ số khúc xạ vô tuyến

theo khuyến nghị ITU-R P.453 cho khu vực Hà Nội thơng qua việc phân tích đối
5


sánh với số liệu tính tốn từ các phương pháp trên, từ đó đưa ra các khuyến nghị
cụ thể về sử dụng chỉ số khúc xạ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan tới ảnh
hưởng của khí quyển tầng đối lưu đến lan truyền sóng vơ tuyến, cụ thể cho khu
vực Hà Nội. Trên cơ sở đó, để đánh giá điều kiện truyền sóng thì cần phải có các
phương án để ước lượng chỉ số khúc xạ và các tham số khí quyển trên đường
truyền sóng vơ tuyến.
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm phân tích các phương pháp xác định chỉ số
khúc xạ vô tuyến tầng đối lưu. Áp dụng phương pháp gián tiếp để xác định chỉ
số khúc xạ khí quyển từ các nguồn dữ liệu viễn thám và dữ liệu khí tượng sẵn
có. Đưa ra phương án khai thác số liệu nhằm dự báo điều kiện truyền sóng cho
khu vực Hà Nội. Ở đây, khu vực Hà Nội được định nghĩa là khu vực có tọa độ
nằm xung quanh vị trí 21.01oN độ vĩ bắc và 105.80oE độ kinh đơng, nằm trong
bán kính 2o độ kinh vĩ.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết các phương pháp đo chỉ số khúc xạ, ưu nhược điểm
của từng phương pháp. Nghiên cứu giải pháp sử dụng số liệu phương pháp cắt
lớp vô tuyến bằng vệ tinh kết hợp với số liệu bóng thám khơng để ước lượng chỉ
số khúc xạ khí quyển theo phương pháp gián tiếp. Xác định cấu trúc không gian
của chỉ số khúc xạ để xác lập trạng thái khí quyển tác động đến truyền sóng vơ
tuyến. Phương pháp thống kê để đưa ra quy luật truyền sóng.
Những nội dung nghiên cứu chính
Trong khn khổ luận án sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các nội
dung sau, cụ thể: Nghiên cứu tổng quan ảnh hưởng của khí quyển đến lan truyền

sóng vơ tuyến; Phân tích các phương pháp xác định chỉ số khúc xạ khí quyển
tầng đối lưu. Lựa chọn phương pháp thực hiện; Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu
6


lưu trữ phục vụ nghiên cứu ảnh hưởng khí quyển đến truyền sóng vơ tuyến; Xây
dựng thuật tốn, lập trình ứng dụng đánh giá ảnh hưởng khí quyển đến truyền
sóng vô tuyến; Ứng dụng, thử nghiệm cho khu vực Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cần đạt được
Đánh giá được ảnh hưởng của khí quyển tầng đối lưu đến truyền sóng vô
tuyến ở khu vực Hà Nội trong các điều kiện khác nhau. Ứng dụng số liệu thu
thập được cho mục đích dự báo điều kiện truyền sóng vơ tuyến, cho việc tính
tốn trên mơ hình và các ứng dụng khác. Đề xuất hướng nghiên cứu phát triển
tiếp theo của luận án.
Các đóng góp chính của luận án
Bản chất của truyền sóng tầng đối lưu là truyền sóng khúc xạ. Chiết suất
của môi trường gây ra trễ đường truyền, sự thay đổi chỉ số khúc xạ làm cong quỹ
đạo của tia sóng, cấu trúc chiết suất của tầng đối lưu là nguyên nhân của nhiều
cơ chế phức tạp như hiệu ứng đa đường, hấp thụ, tán xạ tín hiệu vơ tuyến v.v.
Do vậy, cơ sở khoa học của luận án chính là nghiên cứu ước lượng chỉ số khúc
xạ vô tuyến của khí quyển tầng đối lưu để xác định điều kiện truyền sóng. Ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án hướng đến là nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp sử dụng số liệu thực nghiệm sẵn có để ước lượng chỉ số khúc xạ trong
khí quyển đối lưu.
Các đóng góp chính của luận án bao gồm:
- Đề xuất giải pháp ước lượng chỉ số khúc xạ vô tuyến tầng đối lưu sử dụng
số liệu thực nghiệm từ phương pháp cắt lớp vô tuyến.
- Đề xuất giải pháp ước lượng chỉ số khúc xạ vô tuyến tầng đối lưu sử dụng
số liệu thực nghiệm từ phương pháp bóng thám khơng.
Các đóng góp này được thể hiện ở các bài báo khoa học nằm trong danh

mục các cơng trình đã cơng bố [J1, J2, J3]. Kết quả đạt được có độ tin cậy, phù
hợp với điều kiện kinh tế, công nghệ nước ta hiện nay. Nội dung nghiên cứu của
luận án có thể áp dụng cho nhiều khu vực khác để lập ra bản đồ truyền sóng.
7


Hiệu quả kinh tế xã hội
Việc nghiên cứu sử dụng các nguồn số liệu viễn thám và khí tượng sẵn có để
ước lượng chỉ số khúc xạ và xác định điều kiện truyền sóng vơ tuyến trong khí
quyển tầng đối lưu khu vực Hà Nội cho kết quả nhanh, có độ tin cậy và với chi
phí hợp lý là thành công của luận án. Kết quả nghiên cứu ở đây có thể được sử
dụng ở các mơ hình đang chạy tại Viện Vật lý Địa cầu như là một trong số các
nguồn dữ liệu đầu vào giúp cải thiện kết quả tính tốn trên mơ hình dự báo.
Bố cục của luận án
Cơ sở khoa học của luận án là đánh giá điều kiện truyền sóng vơ tuyến
trong khí quyển tầng đối lưu thông qua việc xác định gián tiếp chỉ số khúc xạ
khí quyển. Để làm được điều này, luận án sẽ nghiên cứu sử dụng số liệu thực
nghiệm phương pháp cắt lớp vơ tuyến và phương pháp bóng thám không để ước
lượng chỉ số khúc xạ vô tuyến trong khí quyển. Từ chỉ số khúc xạ, các tham số
khác của khí quyển cũng được xác định. Sau đó, trên cơ sở tính tốn được các
tham số khí quyển sẽ xác định được trạng thái khí quyển ảnh hưởng đến truyền
sóng vơ tuyến, giới hạn trong phạm vi khí quyển khu vực Hà Nội.
Theo địa lý tự nhiên, nước ta được chia thành 3 miền là Bắc, Trung, Nam.
Khu vực Hà Nội nằm ở Miền Bắc. Tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã đề xuất phân chia cả nước thành 7 vùng kinh tế - xã hội1 để
triển khai kịp thời, đồng bộ các quy định của Luật Quy hoạch, thay vì 6 vùng
như hiện nay. Đó là vùng Đơng Bắc (7 tỉnh), Vùng Tây Bắc (7 tỉnh), Vùng Đồng
bằng sông Hồng (11 tỉnh/thành phố) trong đó có thành phố: Hà Nội, Vùng Bắc
Trung Bộ (gồm 5 tỉnh), Vùng Nam Trung Bộ (gồm 11 tỉnh/thành phố), Vùng
Đông Nam Bộ (9 tỉnh/thành phố), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13

tỉnh/thành phố). Trong khoa học việc chia khu vực thường có hai dạng là chia
theo ơ hình vng kích thước 1x1, 2x2, 5x5, v.v độ kinh vĩ, hay ơ hình trịn bán
kính 1o, 2o, 5o v.v độ kinh vĩ. Ở phạm vi nghiên cứu của luận án, khu vực Hà
1

/>
8


×