Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.32 KB, 3 trang )
Nhân Viên Văn Phòng Và Sự Trở Lại
Của Cơm Cặp Lồng
Mới đầu, chỉ có mình Trâm Anh ăn cơm cặp lồng,
còn lại đa số mọi người vẫn ra ngoài đi ăn cơm
văn phòng hoặc cơm nhà hàng.
Tuy nhiên, khi giá cả mọi mặt hàng leo thang,
cơm văn phòng cũng lên tới 40-50 nghìn/suất; thì sau khoảng 1 tháng, cả
phòng nơi Trâm Anh làm việc đều "cắp" cặp lồng đến cơ quan để ăn trưa.
Chưa hết, mọi người còn góp tiền mua một chiếc lò vi sóng để tiện việc hâm
nóng lại thức ăn
Chị Mai Phương, làm cùng phòng với Trâm Anh chia sẻ: "Cơm cặp lồng
như thế này rất hợp khẩu vị của cá nhân, tiết kiệm đáng kể trong việc chi
tiêu và tuyệt đối an toàn".
Không chỉ có chị em mới lỉnh kỉnh cặp lồng, anh Hoàng Anh Tùng - công
tác tại một công ty máy tính trên đường Tây Sơn (Q.Đống Đa) cũng là một
"tín đồ" của cơm cặp lồng. Anh Tùng góp chuyện: "Mình đã có khoảng 4
năm làm việc bên Nhật. Khi mới sang mình rất ngạc nhiên vì người Nhật
giàu có thế nhưng cứ tới bữa trưa là mỗi người lại mang cặp lồng cơm của
mình ra để ăn chứ rất hiếm khi đi ra các hàng quán.
"Cơm cặp lồng" đã trở thành một nét văn hóa công sở ở Nhật. Giờ đã về
Việt Nam, nhưng mình vẫn giữ thói quen mang cơm trưa đến cơ quan để ăn
vì cảm thấy nó rất tiện lợi và ngon. Mới đầu, đồng nghiệp họ cười vì ở Việt
Nam mọi người thích rủ nhau ra quán hơn. Tuy nhiên, khi mình nói những
bữa cơm này đều là do tay vợ mình làm và mời đồng nghiệp thưởng thức thử
thì mấy ngày sau đó, phong trào "cơm cặp lồng" đã lan rộng khắp cơ quan".