TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ MARKETING
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MARKETING
Đề tài: ĐÁNH GIÁ QUAN NIỆM VỀ APP SHOPEE FOOD CỦA NHÓM
KHÁCH HÀNG TRUNG NIÊN Ở HÀ NỘI
Mơn học: Nghiên cứu Marketing
Lớp tín chỉ
: Nghiên cứu Marketing_(221)_CLC_01
Giảng viên
: Vũ Minh Đức
Danh sách thành viên:
Nguyễn Xuân Anh
-11204472
Trương Việt Hoàng -11201622
Nguyễn Trường Huy -11201801
Đinh Tiến Dũng
-11204879
Lê Hồng Phong
-11206512
HÀ NỘI – 2022
1
Mục lục
TĨM TẮT CHO NHÀ QUẢN TRỊ...............................................................................................3
NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................................5
1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU......................................................................................................5
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................5
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................................6
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................6
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN...........................................................7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................7
2.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................7
2.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH........................................................................................................7
2.2.1. Đối với dữ liệu thứ cấp:..................................................................................................7
2.2.2. Đối với dữ liệu sơ cấp:....................................................................................................8
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu:......................................................................................8
2.2.4. Thiết kế bảng hỏi:............................................................................................................8
2.3. THU THẬP DỮ LIỆU...............................................................................................................9
2.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.............................................................................................................9
2.4.1. Phân tích mẫu..................................................................................................................9
2.4.2. Thống kê mơ tả................................................................................................................9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................16
4.1. KẾT LUẬN.............................................................................................................................16
4.2. KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................18
PHỤ LỤC......................................................................................................................................19
2
TĨM TẮT CHO NHÀ QUẢN TRỊ
Mục đích:
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen tiêu dùng của người dân
trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Người tiêu dùng tiến hành mua
sắm trực tuyến nhiều hơn, số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến, đặc biệt là
mặt hàng thực phẩm tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn
biến ngày càng phức tạp và lan rộng. Người tiêu dùng trẻ thì có thể thích nghi và
bắt kịp với những thay đổi này trong cách tiêu dùng vì họ được tiếp xúc nhiều hơn
với những ứng dụng, thiết bị công nghệ. Ngược lại, nhóm khách hàng trung niên
vẫn cịn gặp một số khó khăn nhất định với việc mua sắm trực tuyến. Vì vậy, nhóm
chúng tơi quyết định chọn “Đánh giá quan niệm về app Shopee Food của nhóm
khách hàng trung niên ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. Để từ đó, nhóm có thể đưa
ra những giải pháp, chiến lược marketing giúp các nhà bán lẻ thực phẩm trên
Shopee Food đẩy mạnh hoạt động.
Phương pháp luận nghiên cứu:
Quá trình điều tra, thu thập số liệu của cuộc nghiên cứu nhằm mục đích đưa ra
được dự báo chính xác cho doanh nghiệp được chia ra làm 2 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
Sau khi tham khảo ý kiến các thành viên trong nhóm, chúng tơi quyết định
nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm của nhóm khách hàng trung
niên ở Hà Nội qua ứng dụng Shopee Food.
Những phần việc trọng tâm:
- Thu thập dữ liệu thứ cấp từ app Shopee Food
- Xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Bước này được tiến hành theo các nội dung:
- Thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Thiết kế bảng hỏi và thu thập câu trả lời từ các ứng viên.
- Tổng hợp các kết quả sơ bộ và đưa ra kết luận mang tính dự báo ban
đầu.
Các phương pháp sử dụng
- Phân tích dữ liệu định lượng
- Phân tích dữ liệu định tính
- Phân tích miêu tả
Cơng cụ hỗ trợ
- Các thông tin số liệu thu thập được tổng hợp và mã hóa bằng chương
trình SPSS 20.
- Nhập dữ liệu và thiết kế bảng thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 20,
kết hợp các biểu đồ được tích hợp qua bảng hỏi Google Form.
3
Kết quả:
Từ kết quả khảo sát về nhận biết đối với ứng dụng shopee food, chúng tôi nhận
thấy trong 92 mẫu khảo sát hợp lệ, hầu hết những người trung niên đều biết đến
ứng dụng đặt đồ ăn online Shopee Food. Trong đó, những người thấy hài lịng đối
với việc sử dụng ứng dụng này chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (94.7%). Bên cạnh đó,
cịn một vài kết quả đáng lưu ý:
-
-
Tỉ lệ nam giới tham gia khảo sát (58,7%) nhỉnh hơn so với nữ giới
(40,2%)
Phần lớn những người tham gia khảo sát đều biết tới app Shopee Food
(84,8%)
Hơn một nửa trong số đó có thói quen đặt đồ ăn qua ứng dụng từ 1-2
lần/tuần (51,3%). Lần lượt có 20,5% và 21,8% trên tổng số người được
khảo sát sử dụng ứng dụng 2 đến 3 lần trên tuần và dưới 1 lần một tuần.
Số người sử dụng app trên 3 lần mỗi tuần không đáng kể.
Khảo sát của chúng tôi đưa ra kết quả cho thấy, mức độ hài lòng của
khách khi sử dụng app Shopee Food là gần như tuyệt đối (94,7%).
Kết luận:
Qua cuộc nghiên cứu, chúng tơi đã có được những thơng tin, số liệu cần thiết để
đưa ra kết luận về xu hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu để từ đó đưa
ra giải pháp cho những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và
phát triển.
Những khảo sát của chúng tôi cho thấy: phần lớn mọi người đều biết đến app
Shopee Food và mức độ sử dụng ứng dụng cũng khá thường xuyên. Sở dĩ là vì họ
ưu tiên sự đảm bảo an toàn trong thời điểm đại dịch đang hồnh hành và việc mua
sắm trực tuyến có thể đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy có thể thấy rằng, đại dịch
Covid-19 đã tác động trực tiếp đến thói quen tiêu dùng của nhóm khách hàng trung
niên, khiến họ chuyển từ mua sắm trực tiếp từ các siêu thị, chợ... sang các nền tảng
mua sắm trực tuyến.
Kiến nghị, đề xuất:
Dựa trên kết quả chưa được tích cực về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng,
nhóm chúng tơi có thể đưa ra những khuyến nghị như sau. Cụ thể, doanh nghiệp có
thể đưa ra các phương án hồn xu cho khách hàng khi shipper giao hàng chậm hay
khi shop phản hồi, giải quyết vấn đề cho khách hàng chậm trễ. Ngoài ra, ứng dụng
Shopee Food cũng nên liên tục cập nhật các quán ăn mới đồng thời đóng của
những quán ăn đã ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu các đơn hàng không thành
công.
4
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà các thành tựu khoa học - công nghệ phát
triển, sinh sôi với tốc độ khó tin, đặc biệt hơn trong những năm trở lại đây, trong thời kì
kinh tế số 4.0, xuất hiện rất nhiều cơng nghệ, tiện ích mới nhằm mục đích phục vụ cho
con người, càng ngày càng làm cuộc sống con người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Thời gian trở lại đây, đại dịch Covid đã gây ra rất nhiều thiệt hại nặng nề cho đa số
quốc gia, đặc biệt là về kinh tế của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự lây
lan nhanh chóng của dịch bệnh, các biến thể phức tạp cùng với các biện pháp giãn cách
bảo đảm an toàn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến thói sinh hoạt thường ngày của người
dân
Trong thời điểm đỉnh dịch hoành hành khắp các nơi, các nhu cầu của con người dần
tăng cao, đặc biệt là về các nhu cầu thiết yếu như ăn uống. Nhưng trong thời điểm dịch
bệnh lan rộng, đi kèm với nó là các biện pháp giãn cách bảo đảm an toàn cho người dân
khiến việc đi lại cũng như những thói sinh hoạt quen thuộc như đi chợ, đi mua sắm các
nguyên liệu, thực phẩm thiết yếu đã thật sự trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, khi giờ đây,
các khu chợ, siêu thị lần lượt đóng cửa hay phải đợi đến ngày, đến lượt mới được ra ngoài
mua sắm khiến cuộc sống người dân càng ngày càng bất tiện. Từ đây, nhu cầu mua sắm
trực tuyến của con người tăng cao, phổ biến với các dịch vụ như mua sắm hộ trên các nền
tảng số liên kết với các ứng dụng phổ biến nhằm đem lại trải nghiệm, sự tiện ích tối đa
cho khách hàng, một trong số đó là Shopee Food.
Shopee Food đã ln là một ứng dụng rất có tiếng, tiện lợi trong giới trẻ về nhu cầu
tiêu dùng thực phẩm, nhưng đó chỉ là giới trẻ, cuộc nghiên cứu của chúng tôi muốn tập
trung vào xu hướng sử dụng ứng dụng của những người lớn tuổi hơn, đặc biệt là giới
trung niên - những người hàng ngày phải đi làm ở những nơi chật kín người, tiềm ẩn nguy
cơ dịch bệnh lây lan. Vì thường xuyên phải giao tiếp nên họ cũng là thành phần có nguy
cơ cao bị bệnh nhất, ngịi ra, độ tuổi này cũng thường e ngại khi sử dụng các công nghệ
mới thay cho việc đi chợ truyền thống, trong địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua đó, chúng tơi muốn truyền đi sự tiện lợi, an tồn của việc tiêu dùng thực phẩm
online qua app, cụ thể là Shopee Food, đến với những người lớn tuổi, người trung niên,
nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay nhằm bảo đảm an tồn sức khỏe cộng đồng,
cũng như chính sức khỏe của mọi người khi khơng phải ra ngồi, tiếp xúc và có nguy cơ
góp phần lây lan dịch bệnh.
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hiện nhóm đang nghiên cứu đề tài “Đánh giá quan niệm về app Shopee Food của
nhóm khách hàng trung niên”
5
-
Các câu hỏi phục vụ mục đích nghiên cứu gồm:
1)
2)
3)
4)
Phần 1 – Mở đầu, giới thiệu lý do làm khảo sát
Phần 2 - Câu hỏi khái quát về khách hàng
Quý vị vui lịng cho biết giới tính của mình?
Q vị vui lịng cho biết thuộc nhóm tuổi nào?
Q vị vui lịng cho biết nghề nghiệp của mình?
Xin q vị vui lịng cho biết thu nhập bình qn hàng tháng của gia đình là bao
nhiêu?
Phần 3 - Câu hỏi về hành vi mua và cảm nhận về app của khách hàng
1) Xin vui lịng cho biết, q vị có biết tới app Shopee Food khơng? (Nếu khơng, q
vị vui lịng bỏ qua các câu hỏi tiếp theo và chuyển xuống câu 6)
2) Xin vui lòng cho biết, quý vị biết tới app Shopee Food qua nguồn thông tin nào?
3) Xin vui lòng cho biết mức độ thường xuyên sử dụng app của quý vị?
4) Xin vui lòng cho biết, quý vị thường chi bao nhiêu cho mỗi lần mua thực phẩm
trên Shopee Food?
5) Xin vui lòng cho biết thời gian cho mỗi lần mua sắm của quý vị?
6) Quý vị vui lịng xếp hạng các tiêu chí quan trọng khi mua sắm thực phẩm online?
7) Xin vui lòng cho biết, q vị có hài lịng khi sử dụng ứng dụng khơng?
8) Q vị vui lịng đánh giá q trình sử dụng app Shopee Food
- Độ tin cậy của app
- Bố cục hình ảnh
- Sự tiện lợi
- Thời gian sử dụng
- Quyết định sử dụng Shopee Food của khách hàng
Phần 4 (khơng bắt buộc)
- Góp ý
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bao gồm:
- Xác định độ tuổi, giới tính phổ biến có xu hướng tiêu dùng thực phẩm qua app
- Xác định mức độ thường xuyên mà độ tuổi, giới tính trung niên sử dụng app
- Xác định số tiền sẵn sàng bỏ ra cho mỗi lần mua sắm
- Xác định thời gian sử dụng để mua sắm, chọn lựa món ăn
- Đo lường mức độ hài lòng về app của độ tuổi này trong quá trình sử dụng app
Shopee Food
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Người trung niên trên có độ tuổi từ 30 đến 55, giới tính,
nghề nghiệp khác nhau. Lý do vì họ thường là thu nhập chính của gia đình, những
người sẽ quyết định mua gì, ăn gì (hay đi chợ ) trong quá trình sử dụng ứng dụng.
6
Document continues below
Discover more
Marketing
from:
Research
Đại học Kinh tế…
156 documents
Go to course
Premium
A7G7
- Discuss the
18
market…
Marketing
Research
100% (16)
BáoPremium
cáo nghiên cứu
41
- nhóm 10
Marketing
Research
100% (14)
Premium
Giao
trinh nghien
162
cuu marketing
Marketing
Research
93% (15)
Premium
Nghien
Cuu
204
19
Marketing-Nguyen…
Marketing
Research
100% (2)
Marketing Insight
Analytic A1.1
Marketing
Research
Bài Premium
Tập Tình
100% (1)
Huống
Đặc biệt họ là những người thường e ngại khi sử dụng công nghệ mới thay cho
Môn Nghiên Cứu…
việc đi chợ truyền thống.
1
-
Phạm vi nghiên cứu: Người trung niên đang sống và làmMarketing
việc tại Hà Nội. Vừa100%
là (1)
Research
trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm văn hóa của cả nước nên
có nhiều người sinh
sống, làm việc, từ đó nhu cầu sử dụng cũng tăng cao hơn so với nơi khác. Hơn nữa,
trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, nhu cầu mua sắm trực tuyến tại Hà Nội cũng
tăng mạnh.
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
- Xác định đề tài nghiên cứu
- Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu.
- Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu.
- Thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Tạo bảng hỏi
- Làm phiếu khảo sát
- Khảo sát trực tuyến
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhóm chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng thực phẩm của người ở độ
tuổi trung niên (30-55 tuổi) ở Hà Nội qua ứng dụng Shopee Food trong thời gian đại dịch
Covid-19.
2.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập thông tin từ 2 nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
2.2.1. Đối với dữ liệu thứ cấp:
Là các dữ liệu định tính, được thu thập từ:
Các trang báo uy tín trong nước: vnexpress, viettimes, brandsvietnam,
marketingai...
Các trang thơng tin trên các nền tảng mạng xã hội: Tomorrow Marketers,
Marketers Zone, Young Marketers...
Các phân tích về dân cư, mức sống, mật độ dân số... từ Tổng cục thống kê Việt
Nam
Các bài báo, ấn phẩm nghiên cứu về thị trường Việt Nam của AC Nielsen
Chính sách đối với người tiêu dùng, đối với nhà cung cấp của Shopee Food từ
7
Các bài báo nghiên cứu về sự thay đổi thói quen mua sắm trong đại dịch từ các
trang báo quốc tế
2.2.2. Đối với dữ liệu sơ cấp:
Sẽ được thu thập bằng bảng hỏi dưới định dạng Google Form
Đối tượng: người tiêu dùng ở độ tuổi trung niên (35 đến 55 tuổi) tại 4 quận nội
thành Hà Nội bao gồm: Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng
Thời gian thực hiện: Giữa tháng 3/2022 - đầu tháng 4/2022
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu:
Nhóm chúng tơi sẽ sử dụng 3 phương pháp để phân tích lượng thơng tin đã thu thập
được
Phân tích dữ liệu định lượng: Phân tích tần suất sử dụng app Shopee Food để tiêu
dùng thực phẩm của người trung niên trên địa bàn Hà Nội.
Phân tích dữ liệu định tính: Phân tích tính chất, xu hướng tiêu dùng thực phẩm trên
app Shopee Food của người trung niên ở Hà Nội bằng cách sử dụng các kỹ thuật
phân tích nội dung, kỹ thuật tốn học.
Phân tích miêu tả: Sử dụng các loại báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, tình hình
kinh doanh của cơng ty (VD: thay đổi giá qua từng năm, tăng trưởng doanh số
hàng tháng, số lượng người dùng hoặc tổng doanh thu trên mỗi người đăng ký) để
đo lường những gì xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định của Shopee Food.
Công cụ hỗ trợ: phần mềm SPSS
2.2.4. Thiết kế bảng hỏi:
Điều tra để thu thập thông tin về nhận thức, nhu cầu, thái độ, hành vi của người
tiêu dùng với ứng dụng Shopee Food
Sử dụng 2 hình thức câu hỏi là cấu trúc và phi cấu trúc
Các câu hỏi được bố trí logic, hợp lý, yếu tố hình ảnh được nhóm chúng tơi ưu tiên
hàng đầu
Bảng hỏi sẽ được nhóm chia làm 3 phần
Phần 1: Thông tin cá nhân (4 câu đầu) bao gồm:
Giới tính
Độ tuổi
Nghề nghiệp
Thu nhập
Phần 2: Mức độ nhận biết, mức độ chi tiêu và tần suất sử dụng ứng dụng Shopee Food (5
câu tiếp theo)
Phần 3: Các tiêu chí, đánh giá và quyết định của người dùng (phần còn lại)
8
2.3. THU THẬP DỮ LIỆU
Bảng hỏi dưới dạng Google Form sẽ được nhóm tham khảo ý kiến từ những người có
kinh nghiệm, các chuyên gia để đánh giá, sửa đổi kỹ càng. Nhóm sẽ gửi ngẫu nhiên cho
10 người để đánh giá các phản hồi, từ đó tiến hành sửa đổi lần cuối trước khi các thành
viên nhóm gửi đi. Nhóm sẽ lựa chọn hình thức thu thập qua các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Zalo...
2.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.4.1. Phân tích mẫu
Số lượng mẫu khảo sát: 92
Số lượng mẫu sử dụng cho việc nghiên cứu: 92
Số lượng mẫu khảo sát sử dụng cho việc dùng mơ hình SPSS: 92
2.4.2. Thống kê mơ tả
Qua bảng phân tích thống kê mơ tả, có thể thấy các biến: Giới tính, Nhóm tuổi, Thu
nhập, Nguồn thơng tin, Mức chi tiêu, Thời gian mua sắm
Hình 2.1. Bảng thống kê mơ tả nhân khẩu học
Đối với biến Giới tính, chúng tơi đã mã hóa Nam tương đương với 1, Nữ tương đương
với 2, Khác tương đương với 3, giá trị cột mean là 1.42, điều đó có nghĩa là Nam chiếm
nhiều hơn trong tổng số các mẫu mà chúng tôi đã khảo sát
Đối với biến Nhóm tuổi, chúng tơi đã mã hóa 3 nhóm tuổi: từ 30-39 tuổi, từ 40-49 tuổi,
từ 50-55 tuổi tương đương từ 1->3. Giá trị cột mean là 1.61, điều đó có nghĩa là nhóm
tuổi từ 30-39 chiếm nhiều hơn các nhóm tuổi khác trong tổng số các mẫu mà chúng tôi đã
khảo sát
Đối với biến Thu nhập, chúng tơi mã hóa 4 mức thu nhập: dưới 5 triệu tương đương 1,
từ 5 đến dưới 10 triệu tương đương 2, từ 10 triệu tới dưới 15 triệu tương đương 3, trên 15
9
triệu tương đương 4. Giá trị cột mean hiển thị 3.47, điều đó cho thấy mức thu nhập trên 15
triệu chiếm đa số.
Đối với biến nhận biết, nhóm tiến hành mã hóa Có tương ứng với 1, Khơng tương ứng
với 2. Theo kết quả của bảng khảo sát đã đưa ra bên trên, có thể nhận thấy rằng phần lớn
những người tham gia khảo sát đều biết tới ứng dụng Shopee Food khi giá trị cột Mean là
1.15.
Đối với biến Nguồn thơng tin chúng tơi đã mã hố 1 ứng với bạn bè, đồng nghiệp, 2
ứng với Phát thanh, truyền hình, 3 ứng với Mạng xã hội (Facebook, Instagram...), 4 ứng
với Người thân trong gia đình, 5 ứng với Các bài báo, tạp chí
Hình 2.2. Bảng thống kê mơ tả đối với biến nguồn thơng tin
Từ kết quả trên có thể thấy rằng, số lượng người biết đến Shopee Food thông qua Bạn
bè, đồng nghiệp và thông qua Mạng xã hội là chủ yếu khi chiếm lần lượt 34.5% và 35.1%,
vượt trội hơn so với các nguồn thông tin khác. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng, số lượng
người biết đến ứng dụng thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống như Phát
thanh, truyền hình chỉ chiếm 1.2%, tỉ lệ thấp nhất trong những nguồn thơng tin có thể tiếp
cận
Đối với biến mức chi tiêu, chúng tơi đã mã hóa 5 mức độ: Từ 20.000VND - dưới
50.000VND tương ứng với 1, Từ 50.000VND - dưới 100.000VND tương ứng với 2, Từ
100.000VND - dưới 200.000VND tương ứng với 3, Từ 200.000VND - dưới 500.000VND
tương ứng với 4 và Trên 500.000VND tương ứng với 5.
10
Hình 2.3. Bảng thống kê mơ tả đối với biến mức chi tiêu
Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn người tiêu dùng ở độ tuổi trung
niên sẵn sàng chi trả từ 100.000 VND tới 200.000 VND cho mỗi lần mua sắm trên ứng
dụng Shopee Food khi tỉ lệ những người khảo sát chọn phương án này là 38.1%. Cũng có
khá nhiều người sẵn sàng chi trả từ 50.000 VND tới 100.000 VND khi mua sắm trên ứng
dụng với tỷ lệ ngay sau là 30.2%. Tỷ lệ người tiêu dùng bỏ ra trên mức 500.000 VND là
thấp nhất với chỉ 0.8%
Đối với biến thời gian mua, chúng tơi tiến hành mã hóa 3 khoảng thời gian: Từ 5 phút dưới 10 phút tương ứng với 1, Từ 10 phút - dưới 30 phút tương ứng với 2, Trên 30 phút
tương ứng với 3
Hình 2.4. Bảng thống kê mô tả đối với biến thời gian mua sắm
Dựa vào kết quả từ bảng thống kê, có thể nhận thấy rằng phần đông những người được
khảo sát sẽ dành ra 10 đến 30 phút cho mỗi lần mua sắm trên ứng dụng. Tỷ lệ này chiếm
cao nhất khi ở mức 59.8%, vượt trội hơn so với 2 khoảng thời gian còn lại. Tỷ lệ người
dùng dành trên 30 phút cho mỗi lần sử dụng app là rất thấp với chỉ 5.7%.
11
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa trên phương pháp thống kê mơ tả, nhóm chúng tơi đã thực hiện được yêu cầu
nghiên cứu đặt ra là: Đánh giá mức độ phổ biến, độ hài lòng trong việc sử dụng ứng dụng
Shopee Food của người trung niên trên địa bàn Hà Nội. Các biến được chúng tôi sử dụng
bao gồm giới tính, độ tuổi, thu nhập, nhận biết, tần suất sử dụng, thái độ, thời điểm mua
sắm, nguồn thông tin biết đến ứng dụng, mức độ chi tiêu, tiêu chí mua sắm, độ tin cậy, bố
cục hình ảnh, thời gian sử dụng, quyết định sử dụng ứng dụng Shopee Food. Chúng tôi đã
áp dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các biến nêu trên trong việc nghiên cứu và
đánh giá.
Từ kết quả khảo sát về nhận biết đối với ứng dụng shopee food, chúng tôi nhận thấy
trong 92 mẫu khảo sát hợp lệ, hầu hết những người trung niên đều biết đến ứng dụng đặt
đồ ăn online Shopee Food. Trong đó, những người thấy hài lịng đối với việc sử dụng ứng
dụng này chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối (94.7%). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lịng bao gồm độ tin cậy, bố cục hình ảnh. Các biến độ tuổi, và giới tính, chúng tơi đưa ra
kết luận rằng khơng có sự phân biệt hay biến đổi về mức độ hài lòng sử dụng ứng dụng
Shopee Food. Đối với biến thu nhập, tần suất sử dụng, thời điểm mua sắm, nguồn tin biết
đến ứng dụng, mức độ chi tiêu, tiêu chí mua sắm, thời gian sử dụng, quyết định sử dụng
không thể đánh giá rằng các biến này ảnh hưởng đến mức độ hài lòng đối với Shopee
Food.
Trong tổng số mẫu mà nhóm chúng tơi đã khảo sát thì tỉ lệ nam giới (58.7%) cao
hơn một chút so với nữ giới (40.2%)
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giới tính được khảo sát
12
Hầu hết những người tham gia làm khảo sát đều biết tới app Shopee Food, chỉ có
một số ít (15,2%) những người còn lại chưa biết tới ứng dụng này
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của app Shopee Food
Khoảng một nửa người làm khảo sát thừa nhận sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn Shopee
Food với tần suất 1 đến 2 lần một tuần. Lần lượt có 20,5% và 21,8% trên tổng số
người được khảo sát sử dụng ứng dụng 2 đến 3 lần trên tuần và dưới 1 lần một
tuần. Số người sử dụng app trên 3 lần mỗi tuần khơng đáng kể.
Hình 3.3. Biểu đồ thống kê tần suất sử dụng app Shopee Food
13
Khảo sát của chúng tôi đưa ra kết quả cho thấy, mức độ hài lòng của khách khi sử
dụng app Shopee Food là gần như tuyệt đối (94,7%)
Hình 3.4. Biểu đồ khảo sát mức độ hài lòng khi sử dụng app Shopee Food
Trong đó, nhóm tuổi từ 30-39 chiếm đa số.
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ độ tuổi được khảo sát
14
Số lượng người khảo sát biết đến app Shopee Food chiếm đa số.
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhận biết app được khảo sát
Theo đó, người dùng trung niên thường chi 100.000-200.000 VND cho mỗi đơn
hàng.
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu dùng cho mỗi lần mua sắm trên app
15
Trong 92 phiếu khảo sát, hầu hết người dùng trung niên thường mất từ 10-30 phút
cho mỗi đơn đặt hàng.
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện thời gian mua sắm cho mỗi đơn đặt hàng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Với việc sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, nhóm chúng tơi đã thực hiện được u
cầu đặt ra là đánh giá xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dùng trung niên trên app
Shopee Food ở Hà Nội. Chúng tơi sử dụng các biến giới tính (Sex), độ tuổi (Age), mức
lương (Wage), tần suất sử dụng app (Frequency), lý do biết đến app (RTL), thái độ trong
quá trình sử dụng app (Attitude) để áp dụng vào việc đánh giá.
Qua khảo sát, chúng tôi thu được 92 mẫu khảo sát, phần lớn mọi người đều biết đến
app Shopee Food (84,8%). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy xu hướng tiêu dùng thực
phẩm của người tiêu dùng trung niên trên app Shopee Food là khá thường xuyên. Cụ thể
có tới 51,3% cho biết họ sử dụng app Shopee Food 1-2 lần/tuần và 20,5% người dùng sử
dụng 2-3 lần/ tuần. Theo đó, yếu tố đảm bảo an tồn trong thời điểm đại dịch đã tác động
mạnh đến xu hướng tiêu dùng của người trung niên trên app Shopee Food. Cụ thể, có tới
44 phiếu khảo sát cho rằng việc đảm bảo an toàn trong thời gian giãn cách là tiêu chí đặc
biệt quan trọng (mức 5) khi mua thực phẩm online và 40 phiếu cho rằng tiêu chí này là
quan trọng (mức 4) trong quyết định mua hàng của họ. Kết quả này là đúng với giả thuyết
được đặt ra. Như vậy người tiêu dùng trung niên đã có xu hướng tiêu dùng trên app
Shopee Food lớn hơn một phần do tác động của đại dịch Covid-19.
4.2. KHUYẾN NGHỊ
Theo phiếu khảo sát, ứng dụng Shopee Food nên cải thiện dịch vụ chăm sóc khách
hàng. Cụ thể, đưa ra các phương án hoàn xu cho khách hàng khi shipper giao hàng chậm,
ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Đồng thời, Shopee Food nên đảm bảo các shipper đều
16
được tiêm ít nhất 2 mũi vacxin và cải thiện các phương pháp giao hàng không tiếp xung
trong bối cảnh sống chung với đại dịch hiện nay.
Ngoài ra, ứng dụng Shopee Food cũng nên liên tục cập nhật các quán ăn mới đồng
thời đóng của những quán ăn đã ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu các đơn hàng không
thành công. Shopee Food nên đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
truyền thống để nhiều khách hàng lớn tuổi biết đến hơn.
Thêm nữa, ứng dụng đặt đồ ăn này cũng nên triển khai những chương trình món
“độc” mà khách hàng chỉ có thể mua được qua Shopee Food. Thêm nữa, Shopee Food
cũng nên khôn khéo tận dụng nhiều lớp Influencer ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm từ
người nổi tiếng tới các Micro-influencers, từ Food Bloggers tới Streamers, VJ,... trong
chiến dịch này để thu hút thêm nhiều người dùng trẻ tuổi. Influencer sẽ được thỏa sức
tham gia và quảng bá chiến dịch theo phong cách riêng của mình trên các kênh truyền
thông xã hội khác nhau như YouTube, Facebook, Instagram. Khơng chỉ sử dụng hình ảnh,
video, mà cịn livestream hay post story trên Instagram để tiếp cận đến lượng khán giả
đơng đảo nhất có thể. Ứng dụng này cũng nên tạo ra các hashtag như
#Shopeefoodmondoc hay #MonngondoclacungSopee trong chiến dịch này. Shopee Food
cũng nên tạo ra các hộp quà hoặc hộp đựng đồ ăn đặc biệt cho những món ăn “độc” này
từ đó kích thích được sự tị mị cũng như hào hứng từ khách hàng. Bằng hình thức này,
Shopee Food sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng khi họ liên tục tương tác, đăng
những món ăn độc lạ này lên mạng xã hội.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm- 2018, Giáo trình Nghiên cứu Marketing
2. Nguyễn Nhi- 2011, Giáo trình Nghiên cứu Marketing- Chương 9: Lập báo cáo
và trình bày kết quả nghiên cứu Marketing. Link: />3. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh- Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu
marketing.
Link:
/>
trinh-bay-ket-qua-nghien-cuu
4. Phạm Thị Hải Yến- 2013, Báo cáo kết quả nghiên cứu Marketing. Link:
/>5. Shopee Food Help Center- 2020. Link:
/>%91i-t%C3%A1c-nh%C3%A0-h%C3%A0ng
/>%C3%A0ng
6. Nielsen- 2020, Vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiêu, Việt Nam trở thành quốc
gia lạc quan thứ 2 thế giới. Link: />7. Tổng cục thống kê-2021, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế- xã hội q IV
và năm 2020. Link: />
18
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát online:
/>QN0e53OWg/edit#responses
Danh sách điền bảng hỏi:
/>Fah5dWvpT4U/edit#gid=0
Danh sách thành viên và phân cơng nhóm:
/>
Danh mục bảng, đồ thị:
STT
Bảng, biểu đồ
2.1. Bảng thóng kê mơ tả nhân khẩu học
2.2. Bảng thống kê mô tả đối với biến nguồn thông tin
2.3. Bảng thống kê mô tả đối với biến mức độ chi tiêu
14
15
16
4
5
2.4. Bảng thống kê mô tả đối với biến thời gian mua sắm
3.1. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giới tính được khảo sát
17
18
6
7
8
3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của app Shopee Food
3.3. Biểu đồ thống kê tần suất sử dụng app Shopee Food
3.4. Biểu đồ khảo sát mức độ hài lòng khi sử dụng app Shopee Food
18
19
19
10 3.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ độ tuổi được khảo sát
11 3.6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nhận biết app được khảo sát
12
3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ tiêu dùng cho mỗi lần mua sắm trên
app
13 3.8. Biểu đồ thể hiện thời gian mua sắm cho mỗi đơn đặt hàng
Trang
1
2
3
20
20
21
21
Mẫu phiếu khảo sát
19