Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu ứng dụng tường chắn đất dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo phù hợp vật liệu đắp khu vực Miền Trung có xét thời gian phục vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THU HÀ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT
DÙNG CỐT MẠ KẼM TỰ CHẾ TẠO PHÙ HỢP
VẬT LIỆU ĐẮP KHU VỰC MIỀN TRUNG
CÓ XÉT THỜI GIAN PHỤC VỤ
Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thơng
Mã số: 9580205

TĨM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học
1. PGS. TS. CHÂU TRƯỜNG LINH
2. GS.TS. VŨ ĐÌNH PHỤNG

ĐÀ NẴNG - 2023


Cơng trình này được hồn thành tại
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Châu Trường Linh
2. GS.TS. Vũ Đình Phụng

Phản biện 1: ………………...........................


Phản biện 2: ………………...........................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn
Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng vào lúc
......... giờ, ngày ……… tháng ……… năm 2023.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tường chắn đất có cốt là một trong những loại tường chắn được xây dựng để
giữ ổn định đất ở sau tường, viết tắt là tường MSE (Mechanically stabilized earth
walls). Tường MSE có kết cấu hợp lý, tuổi thọ cao, phù hợp với các cơng trình chịu
tải trọng động, giảm độ lún khơng đều với các cơng trình xây dựng trên nền đất yếu,
giảm diện tích chiếm dụng đất và đặc biệt giảm chi phí xây dựng từ 25% đến 50%
so với việc dùng các tường chắn bê tông cốt thép thông thường [2, 3].
Hiện nay, khi xây dựng các kết cấu tường MSE, cốt phải nhập từ nước ngồi
với chi phí cao. Nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, góp phần thúc đẩy
khả năng tự chủ về công nghệ xây dựng, sự phát triển của các doanh nghiệp trong
nước và giảm sự ăn mòn cốt trong tường, nghiên cứu đề xuất sử dụng cốt mạ kẽm
tự chế tạo làm cốt cho tường MSE. Bên cạnh đó, miền Trung Việt Nam là khu vực
có diện tích và trữ lượng đất đồi lớn, có thể sử dụng làm vật liệu đắp có cốt cho các
cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá nào về vật liệu đắp có
cốt ở khu vực miền Trung. Nghiên cứu này lựa chọn mơ hình thí nghiệm tỉ lệ thực
để nghiên cứu sự làm việc của kết cấu tường MSE sử dụng vật liệu địa phương bao
gồm đất đồi khu vực miền Trung và cốt thép mạ kẽm tự chế tạo.

Đối với tường MSE sử dụng cốt kim loại thì vật liệu đắp, cốt và điều kiện
môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến ăn mòn cốt làm giảm thời gian phục vụ của
tường [4, 5]. Bài tốn ăn mịn cốt và thời gian phục vụ của tường MSE là bài toán
dữ liệu lớn, các biến có mối quan hệ phức tạp (tính phi tuyến cao). Các nghiên cứu
đánh giá trước đây về bài toán này theo lý thuyết ANN (Artificial Neural Network)
chưa được áp dụng nhiều, trong khi đó ANN là cơng cụ để mơ hình hóa dữ liệu
thống kê phi tuyến với nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy, trong nghiên cứu này dùng
lý thuyết ANN để dự báo thời gian phục vụ của tường nhằm giúp chúng ta có những
biện pháp cảnh báo hoặc duy tu, sửa chữa nhỏ hay sửa chữa lớn khi tường đã hết
thời gian phục vụ để tránh những sự cố cơng trình đáng tiếc xảy ra.
Với những lý do trên đã hình thành luận án ‘‘Nghiên cứu ứng dụng tường
chắn đất dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo phù hợp vật liệu đắp khu vực miền Trung
có xét thời gian phục vụ’’.
1


2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm thúc đẩy khả năng tự chủ về công nghệ, tăng khả năng sử dụng vật
liệu cốt thép của các doanh nghiệp địa phương để giảm chi phí xây dựng và kiểm
sốt được ổn định cũng như thời gian phục vụ của tường MSE.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tường chắn đất có cốt kim loại liên kết bản mặt bê tông.
- Phạm vi nghiên cứu: Cốt là cốt thép mạ kẽm từ thép xây dựng thông thường, vật
liệu đắp địa phương trong khu vực miền Trung, tấm tường là bản mặt bê tông cốt
thép chế tạo sẵn.

4. Phương pháp nghiên cứu
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nêu trên, phương pháp nghiên cứu
của luận án bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thực nghiệm

khoa học; phương pháp thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu có trước; phương pháp
xử lý dữ liệu; phương pháp phân tích, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm.

5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về vật liệu đắp và cốt kim loại, tương tác đất - cốt trong
tường, ngun lý thuyết kế và trình tự thi cơng, lý thuyết ăn mòn cốt và thời gian
phục vụ của tường, sơ lược về đặc điểm vật liệu đắp - cốt - môi trường tự nhiên khu
vực miền Trung và triển vọng ứng dụng tường MSE dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo.
- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá đặc tính của cốt mạ kẽm tự chế tạo và đặc tính
của vật liệu đắp khu vực miền Trung.
- Xây dựng mơ hình thí nghiệm tỉ lệ thực và đánh giá sự làm việc của tường thông
qua kết quả quan trắc ứng suất - biến dạng - chuyển vị.
- Xây dựng mơ hình ước lượng chiều dày ăn mịn cốt, xây dựng chương trình dự
đốn thời gian phục vụ của tường MSE, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tường
chắn đất có cốt mạ kẽm tự chế tạo khi ứng dụng vào cơng trình thực tế.

6. Những đóng góp mới của luận án
1. Đề xuất thang đánh giá sự phù hợp của cấp phối đất tự nhiên khu vực
miền Trung sử dụng làm vật liệu đắp có cốt.
2. Đề xuất sử dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo với ngạnh liên kết trên cốt có tác
dụng tăng ma sát giữa đất - cốt, giảm áp lực ngang của đất lên tường và giảm
chuyển vị ngang của tường.
2


3. Xây dựng công thức thực nghiệm xác định hệ số ma sát biểu kiến lớn nhất
giữa đất - cốt khi sử dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo, công thức bao gồm hệ số ma sát
biểu kiến theo tiêu chuẩn và xét thêm ảnh hưởng của tải trọng ngoài tác dụng.
4. Xây dựng mơ hình ước lượng chiều dày ăn mịn cốt trong tường MSE
bằng lý thuyết ANN, mơ hình xét đến ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm vật liệu

đắp, cốt và thời gian. Xây dựng chương trình MSE-ANT để dự đốn thời gian phục
vụ của tường, tối ưu chiều dày của cốt và đánh giá sự phù hợp của vật liệu đắp.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục các bảng, danh mục các hình vẽ và đồ thị,
các cơng trình khoa học đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 127 trang được bố cục như sau:
- Mở đầu:
- Chương 1: Tổng quan về tường chắn đất có cốt
- Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm đặc tính của cốt mạ kẽm tự chế tạo và vật liệu
đắp khu vực miền Trung
- Chương 3: Nghiên cứu sự làm việc của tường chắn đất có cốt mạ kẽm tự chế tạo
trên mơ hình thí nghiệm tỉ lệ thực
- Chương 4: Xây dựng chương trình dự đốn thời gian phục vụ và đánh giá hiệu quả
ứng dụng của tường chắn đất có cốt mạ kẽm tự chế tạo
- Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯỜNG CHẮN ĐẤT CĨ CỐT
1.1. Giới thiệu chung
Q trình hình thành và phát triển: Tường chắn đất có cốt ra đời vào năm
1963 khi kỹ sư Henri Vidal (người Pháp) đề xuất ý tưởng dùng đất có cốt để xây
dựng cơng trình. Hiện nay, với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các kết cấu tường
chắn thông thường, tường MSE đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới bao
gồm tường chắn nền đường ô tô, đường sắt, mố cầu, nền đường đắp cao, đê, kè ven
sông, kè ven biển.v.v... [4].
Nguyên lý làm việc: Tường MSE làm việc dựa trên ngun lý đất có cốt. Cốt
với vai trị hạn chế khối đất nở ngang, chuyển hóa áp lực thẳng đứng lên khối đất
thành lực kéo trong cốt thông qua tương tác giữa đất - cốt.
3



Các nghiên cứu trong và ngoài nước: Hướng nghiên cứu về đặc tính của vật
liệu đắp và cốt; hướng nghiên cứu sự làm việc của tường trên mơ hình thực nghiệm
và mơ hình số; hướng nghiên cứu về ăn mịn cốt và thời gian phục vụ của tường.

1.2. Vật liệu đắp và cốt kim loại dùng cho tường chắn đất có cốt
Vật liệu đắp tương tác với cốt để tạo ra các hiệu quả khác nhau trong quá
trình tường làm việc. Độ bền kháng cắt của vật liệu đắp bị ảnh hưởng bởi biến dạng
kéo dọc trục của cốt. Kích cỡ hạt, hình dạng, độ cứng, tính chất hóa học và pha lỏng
trong vật liệu đắp ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cốt theo thời gian [7]. Do
đó, để tương tác đất - cốt đạt hiệu quả thì vật liệu đắp phải đạt các yêu cầu theo các
tiêu chuẩn hiện hành qui định về tính chất cơ - lý - hóa, vật liệu dùng làm cốt phải
có khả năng chịu được lực kéo, khả năng chống lại ảnh hưởng của biến dạng trong
khối đắp và có sức chống ăn mịn nhất định.

1.3. Ngun lý thiết kế và trình tự thi cơng tường chắn đất có cốt
Mục tiêu thiết kế không để cho kết cấu tường MSE đạt đến trạng thái giới
hạn. Thiết kế tường MSE về tuổi thọ, hệ số an tồn, kích thước kết cấu, ổn định nội
bộ, ngoại bộ và ổn định tổng thể kết cấu theo đúng qui định trong các tiêu chuẩn
hiện hành TCVN 11823-11:2017 [27], FHWA-NHI-10-025 [2], AFNOR EN P94270:2020 [40] và BS 8006-1:2010 [7].
Các bước chính trong trình tự thi cơng tường MSE gồm: Chuẩn bị vật tư
thiết bị; chuẩn bị mặt bằng thi công; lắp đặt vỏ tường, hệ thanh chống, rải cốt, nối
cốt với vỏ tường, đắp đất; thi công đỉnh tường, trên đỉnh tường và hoàn thiện.

1.4. Lý thuyết ăn mòn cốt và thời gian phục vụ của tường chắn đất có cốt
Ăn mịn cốt kim loại trong tường MSE là ăn mịn cốt chơn vùi trong vật liệu
đắp. Ăn mịn này chính là ăn mịn điện hóa do các tính chất lý hóa của vật liệu đắp,
tính chất của cốt và các tác nhân trong môi trường gây ra [2, 41]. Sự ăn mịn này
trong tự nhiên có hai dạng chính là ăn mịn đồng đều và ăn mịn cục bộ, trong đó

dạng ăn mịn cục bộ xảy ra phổ biến hơn rất nhiều [5, 29].
Thời gian phục vụ của tường chắn đất có cốt được tính từ lúc đưa kết cấu
tường vào khai thác cho tới lúc giá trị lực kéo còn lại của cốt nhỏ hơn một nửa so
với giá trị ban đầu của nó [4].

1.5. Đặc điểm về vật liệu đắp - cốt - môi trường tự nhiên khu vực miền
Trung và triển vọng ứng dụng tường chắn đất có cốt dùng cốt mạ kẽm tự
chế tạo
4


Trong khoảng 10 năm tới, nguồn vật liệu đắp (cấp phối tự nhiên - đất đồi) và
vật liệu cốt mạ kẽm trong khu vực miền Trung có thể tạm đủ để đáp ứng về chất
lượng và trữ lượng cho việc sử dụng thi cơng các cơng trình tường MSE trong khu
vực miền Trung Việt Nam.
Miền Trung Việt Nam có bờ biển trải dài dọc các tỉnh thành nên kết cấu
công trình xây dựng sử dụng cốt thép bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường biển
xâm thực. Ứng dụng tường MSE dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo vào thực tế là hướng
đi mới nhằm mang lại hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế trong xây dựng.

1.6. Một số vấn đề tồn tại trong nghiên cứu và ứng dụng tường chắn đất
có cốt dùng cốt mạ kẽm
- Chưa có nghiên cứu nào đánh giá về sự phù hợp của vật liệu đắp khu vực miền
Trung để dùng với cốt là cốt thép xây dựng thông thường được mạ kẽm.
- Thực tế có nhiều mỏ vật liệu đắp tại miền Trung không đạt tất cả các yêu cầu theo
tiêu chuẩn qui định về tính chất của vật liệu đắp có cốt.
- Những ứng dụng dùng cốt thép xây dựng mạ kẽm làm cốt cho tường MSE chưa
được thực tiễn hóa tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về loại cốt, hình
dạng cốt để phù hợp với vật liệu đắp địa phương cũng chưa được thực hiện.
- Các nghiên cứu về tường MSE dùng cốt kim loại trên các mơ hình vật lý hầu như

chưa xét đến hoạt tải xe chạy hoặc tải trọng động đất.
- Sử dụng vật liệu mới (cốt tự chế tạo) cần có những nghiên cứu kiểm chứng về sự
làm việc của kết cấu tường trên mơ hình tỉ lệ thực (full scale model).
- Hiện nay, khi thiết kế và xây dựng các kết cấu tường MSE thì tuổi thọ của kết cấu
chỉ được xem xét theo tiêu chuẩn mà chưa xét đến đồng thời các tác nhân ảnh
hưởng đến ăn mòn cốt bao gồm: tính chất của vật liệu đắp, tính chất của cốt và điều
kiện tự nhiên mơi trường.
- Dự báo ăn mịn cốt trong tường MSE và thời gian phục vụ của tường là bài toán
đa biến phức tạp với nhiều chiều dữ liệu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây về
vấn đề này chỉ sử dụng các lý thuyết phần tử hữu hạn hoặc sai phân hữu hạn nên
chưa giải quyết được với bài tốn có cơ sở dữ liệu lớn, đa biến phức tạp.

1.7. Nhiệm vụ đặt ra cho luận án
- Nghiên cứu đặc tính cơ lý của cốt thép mạ kẽm sử dụng làm cốt cho tường MSE.
- Nghiên cứu đặc tính và đánh giá sự phù hợp của cấp phối đất thiên nhiên trong
khu vực miền Trung sử dụng làm vật liệu đắp trong tường chắn đất có cốt kim loại.

5


- Nghiên cứu sự làm việc của tường MSE trên mơ hình tỉ lệ thực (full scale model)
ngồi hiện trường bao gồm: biến dạng và phân bố lực kéo trong các lớp cốt, tương
tác đất cốt, chuyển vị của khối đất có cốt, chuyển vị ngang của tường, mặt phá hoại
trong khối đất có cốt, tải trọng gây phá hoại tường.
- Xây dựng mơ hình ước lượng chiều dày ăn mịn cốt và xây dựng chương trình dự
đốn thời gian phục vụ của tường để nâng cao tính ứng dụng trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐẶC TÍNH CỦA CỐT MẠ KẼM
TỰ CHẾ TẠO VÀ VẬT LIỆU ĐẮP KHU VỰC MIỀN TRUNG

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong phịng về đặc
tính cơ - lý - hóa của vật liệu đắp và cốt mạ kẽm tự chế tạo. Kết quả thực nghiệm là
cơ sở để lựa chọn loại vật liệu đắp phù hợp với cốt mạ kẽm tự chế tạo và đánh giá
khả năng làm việc của tường.

2.1. Thí nghiệm đánh giá các đặc tính của cốt mạ kẽm tự chế tạo
Cốt mạ kẽm tự chế tạo trong nghiên cứu này dạng lưới cốt như hình 2.1. Sử
dụng cốt thép xây dựng CT5 (của CTCP thép Việt Nhật), loại Ф10 để chế tạo lưới
cốt bao gồm các thanh dọc, thanh ngang và ngạnh liên kết.

Hình 2.1. Thiết kế lưới cốt tự chế tạo
Thực hiện thí nghiệm tại Trung tâm Kiểm định cơng trình và thí nghiệm vật
liệu xây dựng Đà Nẵng (LAS XD 1437) đối với 11 tổ mẫu cốt (mỗi tổ gồm 5 mẫu)
mạ kẽm nhúng nóng và bị ăn mịn cục bộ. Kết quả thí nghiệm kéo cốt và xác định
chất lượng lớp mạ kẽm cho thấy các mẫu kẽm, cốt và cốt mạ kẽm thí nghiệm đạt
yêu cầu về cường độ và chất lượng lớp phủ theo các tiêu chuẩn hiện hành qui định.
6


Bảng 2.1. Giá trị trung bình về các chỉ tiêu cơ lý của tổ mẫu cốt thí nghiệm
Tỉ lệ ăn
mịn
(%)
0
5
10
15
20
25


Mơdun
đàn hồi
(N/mm2)
200 000
200 000
200 000
200 000
200 000
200 000

Khả năng
chịu kéo
(N)
49 000
45 700
41 700
38 700
35 600
33 600

Độ giãn
dài
(%)
18,98
17,50
16,67
16,25
15,83
15,43


Tỉ lệ ăn
mịn
(%)
30
35
40
50
60

Mơdun
đàn hồi
(N/mm2)
200 000
200 000
200 000
200 000
200 000

Khả năng
chịu kéo
(N)
29 600
27 000
23 400
17 700
11 400

Độ giãn
dài
(%)

15,00
13,75
13,33
13,00
12,56

Bảng 2.2. Thành phần hóa học của kẽm dùng làm lớp phủ cho cốt
Loại
kẽm

Zn-1

Zn-1

Chì
(Pb)

Sắt
(Fe)

Cadimi
(Cd)

Nhơm
(Al)

Đồng
(Cu)

Thiếc

(Sn)

Tạp
chất
cho
phép

Giá trị lớn nhất của tạp chất theo phần trăm khối lượng (%)
0,003
0,002
0,003
0,001
0,001
0,001
0,005
Giá trị của tạp chất tính theo phần trăm khối lượng (%) từ
kết quả thí nghiệm
0,0015 0,0011 0,0002
0,0003 0,0003 0,0004 0,0038

Hàm
lượng
kẽm tối
thiểu
99,995

Màu
sắc

trắng


99,9962 trắng

Bảng 2.3. Chiều dày của lớp phủ kẽm trên các mẫu thử

Chiều dày lớp phủ cục bộ (µm)
Trọng lượng (g/m2)
Chiều dày lớp phủ trung bình (µm)
Trọng lượng trung bình (g/m2)

Kết quả thí nghiệm (đo) trên 5 mẫu thử Ф10 (CT5)
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4 Mẫu 5
88
92
85
94
87
621,6
648,51
603,3
665,67 612,21
89,20
630,258

2.2. Thí nghiệm đánh giá đặc tính của vật liệu đắp khu vực miền Trung
Thí nghiệm các đặc tính của vật liệu đắp có cốt đối với 75 loại đất đồi lấy tại
75 mỏ có trữ lượng đất lớn ở trong khu vực miền Trung và các mỏ đất này nằm

trong diện qui hoạch giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2025 và 2030. Mỗi mỏ cấp phối
đất đồi được thí nghiệm với 1 tổ mẫu gồm 5 mẫu đất thiên nhiên. Q trình thí
nghiệm thực hiện tại phịng thí nghiệm Cầu đường - Khoa Xây dựng Cầu đường Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (LAS XD 123) và Trung tâm Kiểm định cơng
trình và thí nghiệm vật liệu xây dựng Đà Nẵng (LAS XD 1437). Dưới đây là một số
kết quả thí nghiệm đối với các mỏ đất ở thành phố Đà Nẵng.
7


Bảng 2.4. Kết quả thí nghiệm tính chất cơ-lý-hóa các mẫu đất đồi tại Đà Nẵng
Địa bàn mỏ

Sơn Phước
- Hòa Ninh

Đèo ơng
gấm-HN

Xn Phú Hịa Ninh

γkmax (kN/m3)

18,05
12,00
30,80
39,56
8,76
khơng đạt
2,5
0
32,5

12245
5,7
0,093
0,465

19,01
12,60
32,04
40,15
8,11
đạt
4,8
0
30,6
10643
6,0
0,089
0,471

0,523

0,662

W0 (%)
Wd (%)
Wnh (%)
Chỉ số dẻo IP
Thành phần hạt

Hệ số Cu

Chỉ số nhóm

φ (o)
Trở kháng (Ω.cm)

pH
Cl-(mg/g)
SO42-(mg/g)
Hàm lượng
hữu cơ (%)

Hòa
Cầm
19,08
15,00
33,16
46,84
13,68
đạt
4,2
0
30,3
10290
6,0
0,071
0,161

Hòa
Sơn
19,10

13,40
20,02
35,86
15,84
đạt
6,4
0
33,2
5880
7,5
0,068
0,345

Mỏ 532

18,16
12,50
34,58
43,13
8,55
đạt
5,3
0
34,3
11270
5,9
0,094
0,497

Hòa

Nhơn
19,08
13,50
34,07
49,12
15,07
đạt
5,1
0
28,1
8918
5,5
0,141
0,781

0,411

0,618

0,217

0,374

0,212

19,02
12,10
23,36
31,34
7,98

đạt
4,7
0
35,7
8330
5,3
0,101
0,523

Bảng 2.5. Đề xuất thang điểm đánh giá mức độ đạt yêu cầu đối với đất đồi
miền Trung dùng làm vật liệu đắp có cốt
Chỉ tiêu đánh giá
Giá trị
Giới hạn dẻo Wd Wd ≤ 20
(%)
20 < Wd < 25
Wd ≥ 25
Giới hạn nhão
(chảy) Wnh (%)

Wnh ≤ 45
Wnh > 45

Điểm Chỉ tiêu đánh giá
2
Góc nội ma sát φ
-1
(o)
-2
2

-2

Trở kháng Res
(Ω.cm)

Giá trị
φ ≥ 320
280 ≤ φ < 320
250 ≤ φ < 280
φ < 250
Res ≥ 6000

3000 ≤ Res < 6000
1000 ≤ Res < 3000

Res < 1000
Chỉ số dẻo IP

Thành phần hạt
Hệ số đồng đều
cấp phối hạt đất
Cu
Chỉ số nhóm GI

IP ≤ 6
6 < IP ≤ 10
10 < IP ≤ 12
IP > 12
(+) đạt
(-) không đạt


2
-1
-2
-3
2
-2

pH

5 ≤ pH ≤ 10
pH < 5
pH > 10

Hàm lượng ion
Cl-(mg/g)

Cu ≥ 6
4 ≤ Cu < 6
3 ≤ Cu < 4
Cu < 3
GI = 0
GI > 0

3
2
-1
-2
2
-2


Hàm lượng ion
SO42-(mg/g)

Cl- ≤ 0,1
0,1 < Cl- ≤ 0,2
Cl- > 0,2
SO42- ≤ 0,2

Hàm lượng hữu
cơ (%)

Điểm
3
2
-1
-2
1
0
-1
-2
0
-1
-1

SO42- > 0,4

0
-1
-2

0
-1
-2

<1
≥1

0
-1

0,2 < SO42- ≤ 0,4

8


Kết quả thí nghiệm đối với 75 mỏ đất thì thấy rằng khơng có mỏ đất nào đạt
u cầu về tất cả các chỉ tiêu. Từ kết quả thí nghiệm, kết hợp các yêu cầu về vật liệu
đắp dùng cho tường MSE theo [2, 7, 27, 40] và tham khảo kết quả nghiên cứu đánh
giá mức độ đạt yêu cầu của vật liệu đắp dùng cho tường MSE của T-L Chau (2016)
[5], Murray (1993) [77], nghiên cứu đề xuất thang điểm đánh giá mức độ đạt yêu
cầu đối với đất đồi miền Trung dùng làm vật liệu đắp có cốt như bảng 2.5.

2.3. Kết luận chương 2
Kết quả thí nghiệm các mẫu kẽm dùng để mạ lưới cốt là kẽm sạch, tinh khiết.
Các mẫu cốt Ф10 dùng làm lưới cốt đạt yêu cầu về cường độ chịu kéo. Chất lượng
cốt mạ kẽm tốt, chiều dày lớp phủ trung bình là 89,2 µm nên đạt yêu cầu so với qui
định. Các mẫu đất đồi được thí nghiệm đều khơng đạt u cầu 100% về các tiêu chí
để sử dụng làm vật liệu đắp có cốt. Kiến nghị đề xuất thang điểm đánh giá mức độ
đạt yêu cầu đối với đất đồi miền Trung dùng làm vật liệu đắp có cốt để các nhà
nghiên cứu và tư vấn thiết kế dễ dàng lựa chọn mỏ đất khi sử dụng và có giải pháp

khắc phục với những mỏ đất không đạt yêu cầu.

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC
CỦA TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT MẠ KẼM TỰ CHẾ TẠO
TRÊN MƠ HÌNH THÍ NGHIỆM TỈ LỆ THỰC
Với mong muốn có kết quả sát với thực tế, chúng tơi chọn mơ hình thí
nghiệm tỉ lệ thực để nghiên cứu trong chương này. Mục đích thí nghiệm nhằm xác
định biến dạng và phân bố lực kéo trong các lớp cốt, tương tác đất - cốt trong tường,
chuyển vị của khối đất có cốt, chuyển vị ngang của tường, mặt phá hoại trong khối
đất có cốt, tải trọng gây phá hoại tường và hiệu quả của ngạnh liên kết, từ đó đề
nghị cơng thức thực nghiệm tính hệ số ma sát biểu kiến lớn nhất giữa đất - cốt.

3.1. Chuẩn bị xây dựng mơ hình thí nghiệm
Mơ hình thí nghiệm được xây dựng trong khn viên trường Đại học Bách
khoa - Đại học Đà Nẵng. Nền đất xây dựng mơ hình là đất ngun thổ tốt, cường độ
tương đối cao, đủ khả năng chịu tải để xây dựng mơ hình thí nghiệm.
Thi cơng kết cấu tường MSE trong mơ hình thí nghiệm theo cơng nghệ lắp
ghép. Các tấm tường bằng BTCT chế tạo sẵn, lưới cốt thép tự chế tạo. Tiêu chuẩn
áp dụng để thiết kế và thi cơng mơ hình thí nghiệm bao gồm: TCVN 11823-11:2017
[27], FHWA-NHI-10-025 [2], BS 8006-1:2010 [7], AFNOR EN P94-270 [40].
9


Thiết kế 03 mơ hình thí nghiệm, mỗi mơ hình có chiều cao tường H = 3 m,
kích thước kết cấu, vật liệu đắp, tấm tường, lớp lót móng, tấm gia tải, cáp neo và
tường vây giống nhau. Các vị trí lắp đặt thiết bị quan trắc ứng suất - biến dạng ở ba
mơ hình cũng giống nhau. Ở mỗi mơ hình, chiết giảm tiết diện ngang của cốt theo
định hướng ăn mòn cục bộ, nên khả năng chịu kéo của cốt khác nhau như bảng 3.1.
Kết quả mô phỏng số mơ hình thí nghiệm bằng phần mềm Flac 2D cho thấy,
tại các vị trí trước và sau ngạnh, lực kéo trong cốt có bước nhảy (sự gia tăng lực kéo

tương đối lớn). Vì vậy các vị trí dán cảm biến trên cốt ở trong mơ hình thí nghiệm
sẽ là những vị trí ngay phía trước và phía sau của ngạnh liên kết.

Hình 3.1. Mặt cắt ngang tường chắn đất có cốt trong mơ hình thí nghiệm
Bảng 3.1. Chiết giảm diện tích tiết diện ngang cốt
Mơ hình
1 (F100)
2 (F85)
3 (F65)

Tổn thất lực kéo ΔF
(%)
(N)
0
0
15
7350
35
17150

Lực kéo còn lại Fres
(%)
(N)
100
49000
85
41650
65
31850


Giảm tiết diện
ngang cốt (%)
0
10,986
26,589

Chiều sâu (mm)
mũi khoan Ф5
0
3,201
8,083

3.2. Xây dựng mơ hình và thí nghiệm quan trắc ứng suất - biến dạng chuyển vị của tường
10


a.

b.

d.

c.

e.

f.
g.
h.
a. Khung vây, thanh chống và lớp bê tơng móng tường; b. Tấm tường và tấm gia tải; c.

Hoàn thiện thi công cáp neo; d. Cẩu lắp tấm tường; e. Đầm lớp vật liệu đắp;
f. Lắp đặt cốt; g. Liên kết cốt với tấm tường; h. Lắp đặt thiết bị đo áp lực mặt nền

Hình 3.2. Xây dựng mơ hình thí nghiệm

Hình 3.3. Mơ hình hồn chỉnh và tiến hành thí nghiệm
Trình tự xây dựng mơ hình thí nghiệm được thực hiện lần lượt các bước bao
gồm: thi công cọc ván thép làm khung vây và thanh chống; đổ bê tơng lớp móng
11


tường; đổ bê tông tấm tường và tấm gia tải; thi công cáp neo; lắp đặt tấm tường; đắp
đất và đầm; lắp đặt cốt; hồn thiện mơ hình.
Q trình thí nghiệm được tiến hành lần lượt với mơ hình 3, mơ hình 2 và
cuối cùng là mơ hình 1. Tải trọng tác dụng trong q trình thí nghiệm được gia tải
theo các cấp tải trọng tăng dần cho đến khi kết cấu tường MSE bị phá hoại.

3.3. Sự làm việc của tường trên mơ hình thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm cho thấy, với cùng cấp tải trọng tác dụng và cùng vị trí
quan trắc, các thơng số biến dạng hay lực kéo trong cốt, hệ ma sát biểu kiến giữa
đất - cốt, chuyển vị của khối đất có cốt ở mơ hình 1 (F100) là lớn nhất, tiếp đến là
mơ hình 2 (F85) và mơ hình 3 (F65) là nhỏ nhất. Ngược lại, chuyển vị ngang của
tường ở mơ hình 3 (F65) là lớn nhất và mơ hình 1 (F100) nhỏ nhất. Tuy nhiên, các
giá trị tương ứng này trong ba mơ hình thí nghiệm chênh lệch nhau rất nhỏ.
* Biến dạng trong các lớp cốt phụ thuộc vào tải trọng tác dụng và vị trí các lớp cốt
so với độ sâu đỉnh tường. Ở mơ hình 3, ứng với tải trọng gây đứt cốt F = 302
kN/m2, biến dạng của lớp cốt trên cùng (lớp 4) đạt giá trị lớn nhất Δl = 4074,05 µm.
* Phân bố lực kéo trong các lớp cốt có qui luật tương tự như biến dạng trong các
lớp cốt ở hình 3.4. Điểm giá trị cực đại của lực kéo trong lớp cốt 3 và 4 thì cách
tường 95 cm, trong lớp cốt 1 và 2 thì cách tường 60 cm.


a.

b.

12


c.

d.
a. Lớp cốt 4; b. Lớp cốt 3; c. Lớp cốt 2; d. Lớp cốt 1

Hình 3.4. Biến dạng trong các lớp cốt dưới tác dụng của tải trọng (mô hình 3)

a.

b.

13


c.
a. Mơ hình 3 (F65); b. Mơ hình 2 (F85); c. Mơ hình 1 (F100)

Hình 3.5. Phân bố lực kéo trong lớp cốt 4 dưới các cấp tải trọng

a.

b.

a. Tải trọng 20 kN/m2; b. Tải trọng 300 kN/m2

Hình 3.6. So sánh phân bố lực kéo trong các lớp cốt (mô hình 3)
* Giá trị lực kéo trong cốt có ngạnh và không ngạnh: Với cùng cấp tải trọng, lực
kéo trong cốt có ngạnh lớn hơn so với cốt khơng ngạnh.
* Hiệu quả của ngạnh liên kết: Ngạnh làm tăng lực kéo trong cốt, tăng ma sát giữa
đât - cốt, giảm chuyển vị ngang của tường.
14


Hình 3.7. Phân bố lực kéo trong cốt có ngạnh và cốt khơng ngạnh
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của tỉ lệ tăng trưởng lực kéo do ngạnh (mơ hình 3)
Lớp cốt

Ngạnh 1 10 cm

Lớp cốt 4
Lớp cốt 3
Lớp cốt 2
Lớp cốt 1

Không
đánh giá

Ngạnh - Khoảng cách đến tường (cm)
Ngạnh 2 Ngạnh 3 Ngạnh 4 55 cm
100 cm
145 cm
16,01 %
24,57 %

29,19 %
14,40 %
21,59 %
27,02 %
15,24 %
13,90 %
22,16 %
14,70 %
17,68 %
22,76 %

Ngạnh 5 190 cm
Khơng
đánh giá

Ghi chú: Bảng 3.2 tính trung bình cho các cấp tải trọng và tính tăng từ trước đến sau ngạnh

* Chuyển vị của khối đất có cốt: Cả 3 mơ hình, ứng với tải trọng 300 kN/m2,
chuyển vị lớn nhất trong khối đất có cốt ở gần mép đều nhỏ hơn 5 mm và nhỏ hơn
nhiều so với chuyển vị cho phép của khối đắp (1% ≈ 22,5 mm).

Hình 3.8. Chuyển vị trong khối đất có cốt (mơ hình 3)
* Chuyển vị ngang của tường: Hình 3.10b, chuyển vị ngang của đỉnh tường từ mơ
hình thí nghiệm (3899 µm) nhỏ hơn so với mơ hình số (4270 µm). Trường hợp cốt
khơng bố trí ngạnh, chuyển vị ngang của đỉnh tường lớn (7642 µm) gần gấp 2 lần
chuyển vị ngang của tường trong trường hợp cốt bố trí ngạnh.
15


Hình 3.9. So sánh chuyển vị ngang của tường giữa các mơ hình thí nghiệm


a.
b.
a. Ba mơ hình thí nghiệm; b. Mơ hình thí nghiệm và mơ hình số

Hình 3.10. Chuyển vị ngang của tường theo độ sâu
* Mặt phá hoại trong khối đất có cốt: Kết quả thí nghiệm có dạng tương đồng với
lý thuyết và mơ phỏng số. Tuy nhiên, mặt phá hoại từ kết quả thí nghiệm phát triển
rộng hơn vào trong vùng bị động so với các mặt phá hoại theo lý thuyết [1, 2, 7, 27]
và theo kết quả mơ hình số Flac.
* Hệ số ma sát biểu kiến giữa đất - cốt: So với lý thuyết thì hệ số ma sát biểu kiến
giữa đất-cốt từ kết quả thí nghiệm có giá trị lớn hơn. Sự gia tăng ma sát biểu kiến

giữa thí nghiệm và lý thuyết là:
*
*
f *  f thucnghiem
 f lythuyet
 f *  [ f 0* (1 

z
z
)  tg ]
z0
z0

(3. 1)

16



Hình 3.11. Mặt phá hoại trong khối đất có cốt

Hình 3.12. Hệ số ma sát biểu kiến giữa đất - cốt
17


*
3.4. Đề nghị công thức thực nghiệm xác định hệ số f lớn nhất giữa đất - cốt

f *  [ f 0* (1 

z
z
)  tg ]  0, 698 ln( q )  1, 267
z0
z0

(3.2)

Như vậy, ngoài các tính chất của vật liệu đắp và độ sâu của tường thì tải
trọng ngồi (q) ảnh hưởng đến hệ số ma sát biểu kiến giữa đất - cốt, trong khi công
thức lý thuyết không xét đến sự ảnh hưởng của tải trọng ngồi.

Hình 3.13. Hệ số ma sát biểu kiến lớn nhất giữa đất - cốt theo độ sâu tường

3.5. Kết luận chương 3
Các biểu đồ thể hiện sự làm việc của tường đều có dạng phù hợp với lý
thuyết và các nghiên cứu trước đó. Đánh giá kết quả thí nghiệm là chính xác, có
triển vọng đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Tường chắn bị phá hoại do mất ổn định nội bộ (đứt cốt) tại tải trọng tác dụng
là 302 kN/m2 (gấp 15 lần tải trọng thiết kế), tải trọng gây đứt cốt giữa lý thuyết và
thực tế chênh lệch nhau 2,72% (đối với mơ hình 3). Các giá trị chuyển vị trong khối
đất, chuyển vị ngang lớn nhất tại đỉnh tường khi tường bị phá hoại đều rất nhỏ và
nhỏ hơn nhiều so với giá trị cho phép. Phương trình của mặt phá hoại tường có dạng
đường bậc 2 (giống mặt trượt dạng đường cong).
So với cốt khơng ngạnh và cốt có ngạnh nhỏ trong các nghiên cứu trước,
ngạnh trong nghiên cứu này có ưu điểm nổi bật làm gia tăng lực kéo trong cốt, tăng
ổn định nội bộ cho tường. Nghiên cứu đề nghị công thức thực nghiệm xác định hệ
số ma sát biểu kiến lớn nhất giữa đất-cốt từ kết quả thí nghiệm như cơng thức (3.2).
18


CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ĐỐN THỜI GIAN
PHỤC VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CỦA
TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT MẠ KẼM TỰ CHẾ TẠO
Trong chương này lựa chọn lý thuyết mạng nơ ron nhân tạo (ANN) làm cơng
cụ để ước lượng chiều dày ăn mịn cốt trong tường, từ đó xây dựng chương trình
máy tính để tự động dự đốn thời gian phục vụ của tường. Ngồi ra, chương này
trình bày một số kết quả nghiên cứu khi sử dụng tường chắn đất có cốt mạ kẽm tự
chế tạo ứng dụng vào cơng trình thực tế để đánh giá hiệu quả làm việc của tường.
4.1. Xây dựng mơ hình ước lượng chiều dày ăn mịn cốt trong tường chắn

đất có cốt theo lý thuyết mạng nơ-ron nhân tạo
* Cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu để xây dựng mơ hình được trích xuất từ 125 cơng
trình, bao gồm các dữ liệu về tính chất cơ-lý-hóa của 770 mẫu cốt và đất trên hệ
thống đường cao tốc nước Pháp.
* Phạm vi áp dụng mơ hình: mơ hình có thể áp dụng để ước lượng chiều dày ăn
mịn cốt đối với các tường MSE sử dụng vật liệu đắp ở miền Trung Việt Nam.

* Kết quả huấn luyện và xác thực mơ hình: Mạng ANN có 2 lớp ẩn cho kết quả R
lớn nhất và MSE nhỏ nhất. Chọn mơ hình ANN với cấu trúc 12-20-18-1 để thực
hiện các phân tích tiếp theo.
Bảng 4.1. Kết quả phân tích các tham số tối ưu cho mơ hình ANN
Số lớp
ẩn
1 lớp
2 lớp

Số nơ-ron tối ưu
Lớp ẩn
Lớp ẩn
thứ nhất
thứ 2
25
20
18

R

MSE

0,782
0,878

0,00984
0,00454

Tổng thời gian huấn luyện
(laptop acer intel core i5 16Gb

Ram)
416 s (1÷30 nơ-ron/1 lớp ẩn)
11 640 s (1÷30 nơ-ron/lớp ẩn thứ
nhất và 1÷30 nơ-ron/lớp ẩn thứ 2)

Bảng 4.2. Giá trị của các tham số đánh giá hiệu suất mơ hình ước lượng
Tập dữ liệu
Phần trăm của tổng số mẫu (%)
R
RMSE (µm)
MSE (µm2)

Huấn luyện
60
0,886
0,06633
0,00440

Kiểm thử
20
0,868
0,07266
0,00528

Xác thực
20
0,880
0,06587
0,00434


Mơ hình tổng
100
0,878
0,06737
0,00454

* Phân tích và đánh giá mơ hình ước lượng: Trên cả 3 tập của q trình huấn luyện
mơ hình đều cho hệ số tương quan cao và giá trị sai số thấp. Tầm quan trọng tương
19


đối của các biến đầu vào với đầu ra phù hợp với lý thuyết theo tiêu chuẩn hiện hành
và phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước như tài liệu [31, 33, 92].

Hình 4.1. Biểu đồ tầm quan trọng tương đối của các biến đầu vào

4.2. Xây dựng chương trình dự đốn thời gian phục vụ của tường chắn
đất có cốt mạ kẽm
* Phạm vi áp dụng: Dự đoán thời gian phục vụ của tường MSE đối với các loại cốt
kim loại. Ăn mòn cốt trong tường là ăn mòn đều trên tất cả các mặt của cốt.
* Tiêu chuẩn áp dụng: Áp dụng tiêu chuẩn FHWA-NHI-09-087:2009 [42], AFNOR
EN P94-270:2020 [40] và tham khảo tiêu chuẩn TCVN 11823-11:2017 [27] để tính.
* Ngơn ngữ lập trình: Lựa chọn ngơn ngữ lập trình Python.

Hình 4.2. Sơ đồ khối tổng quát của chương trình MSE-ANT
20


4.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng của tường chắn đất có cốt mạ kẽm tự
chế tạo

* Sự làm việc theo thời gian của tường MSE trong mơ hình thí nghiệm tỉ lệ thực
thơng qua chương trình MSE-ANT

Hình 4.3. Nhập các thơng số đầu vào và chọn kịch bản tính tốn

Hình 4.4. Dự đốn thời gian phục vụ của tường MSE có cốt mạ kẽm tự chế tạo
Bảng 4.3. Ước lượng chiều dày ăn mịn cốt và tính lực kéo cịn lại trong cốt
t (năm)
Δe (µm)
Fres (N)
Cảnh báo

20
131,17
46429
(94,75%F)

60
75
100
140,56
151,7
171,7
46245,05
46026,68
45634,68
(94,37%F)
(93,93%F)
(93,13%F)
Kiểm tra chất lượng trong vòng 5 năm


120
198,5
45109,4
(92,05%F)

21


Bảng 4.4. Dự đoán thời gian phục vụ của tường MSE
Kịch bản
1
2
3
4
5
6

Thời gian phục vụ t' (năm) tương ứng lực kéo còn lại Fres
Fres = 0,85F
Fres = 0,65F
Fres = 0,5F
48,70
179,34
310,44
22,19
81,73
141,47
31,29
115,20

199,42
22,19
81,73
141,47
15,52
52,08
86,68
8,15
23,50
36,71

Bảng 4.5. Chiều dày tối thiểu của cốt tự chế tạo tương ứng tuổi thọ thiết kế
Tường MSE
cho cơng trình
Dài hạn
(nền đường)
Mố cầu

Tuổi thọ thiết
kế T (năm)
60 [7]
75 [2, 27, 40]
100 [2, 27, 40]
120 [7]

Chiều dày tối thiểu của cốt e'0 (mm) theo kịch bản
1
2
3
4

5
6
2,45
4,09
3,27
4,09
5,52
10,58
2,84
4,73
3,78
4,73
6,45
12,65
3,42
5,7
4,56
5,7
7,89
15,92
3,85
6,42
5,13
6,42
8,97
18,42

Hình 4.5. Đánh giá sự phù hợp của vật liệu đắp và đề xuất giải pháp sử dụng
* Ứng dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo nghiên cứu ổn định và giá thành xây dựng của
tường chắn tại nút giao thông cầu vượt Trần Thị Lý - Đà Nẵng

Để thấy được hiệu quả của việc dùng cốt mạ kẽm tự chế tạo, luận án tiến
hành mô phỏng số bằng phần mềm Flac 2D để xác định hệ số ổn định, phân bố lực
kéo trong các lớp cốt và chuyển vị ngang của tường MSE tại nút giao thông cầu
vượt Trần Thị Lý - Đà Nẵng trong 4 trường hợp sử dụng 4 loại cốt khác nhau.
Ngoài ra, luận án cũng tính dự tốn giá thành xây dựng tường khi sử dụng 4 loại cốt
này để có cơ sở so sánh, đánh giá.
22


Bảng 4.6. Hệ số ổn định, lực kéo trong cốt và chuyển vị ngang của tường
Dải cốt
polymeric
Sau khi xây dựng
Gia tải 400 kN/m2
Chưa xây dựng
Sau khi xây dựng
(Huy động lực kéo)
Gia tải 400 kN/m2
(Huy động lực kéo)
Sau khi xây dựng
Gia tải 400 kN/m2

Lưới địa kỹ thuật Dải thép dẹt
(ĐKT) polyester
mạ kẽm
Hệ số ổn định Fs
2,83
2,98
3,63
1,14

1,21
1,28
Lực kéo lớn nhất trong cốt (N)
40 000
42 000
50 000
4117
3851
5256
(10,29%)
(9,17%)
(10,51%)
31680
31484
32244
(79,20%)
(74,96%)
(64,49%)
Chuyển vị ngang của tường (mm)
8,598
6,739
3,139
205,3
140,7
62,03

Cốt mạ kẽm tự
chế tạo
3,85
1,34

49 000
6475
(13,21%)
42440
(86,61%)
1,961
32,01

Bảng 4.7. Bảng chi phí xây dựng tường MSE đối với mố 1 và mố 2
Tổng chi phí
Chi phí vật
Đơn giá cho
Đơn giá cốt cho
2
Loại cốt
xây dựng
liệu cốt
1m vật liệu
1m2 rải cốt khi
tường (VNĐ)
(VNĐ)
cốt (VNĐ) hoàn thành (VNĐ)
Dải cốt polymeric
6.577.279.345 1.836.982.800
2.161.035
424.764
Lưới ĐKT polyester 5.550.220.229 821.695.470
947.239
190.000
Dải thép dẹt mạ kẽm 5.340.067.192 614.334.000

302.490
142.052
Cốt mạ kẽm tự chế tạo 5.246.304.672
464.010.976
1.827.785
107.293
Chênh lệch chi phí giữa các loại cốt với cốt mạ kẽm tự chế tạo (%)
Dải cốt polymeric
20,24
74,74
15,42
74,74
Lưới ĐKT polyester
5,48
43,53
-92,96
43,53
Dải thép dẹt mạ kẽm
1,76
24,47
504,25
24,47

Với mật độ rải cốt như nhau, sử dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo thì hệ số ổn định
của tường lớn hơn, huy động được khả năng chịu kéo trong cốt nhiều hơn, chuyển
vị ngang của tường nhỏ hơn và giá thành xây dựng cơng trình thấp hơn so với các
trường hợp dùng cốt mềm và dải thép mạ kẽm.

4.4. Kết luận chương 4
Chương 4 đã xây dựng mơ hình ước lượng giá trị COR trong tường MSE

bằng lý thuyết mạng ANN. Chương trình máy tính MSE-ANT cũng được xây dựng
với nhiều tính năng và tiện ích giúp người dùng dự báo thời gian phục vụ của tường
MSE. Nghiên cứu ứng dụng cốt mạ kẽm tự chế tạo để tính tốn ổn định và giá thành
xây dựng tường chắn tại nút giao thông cầu vượt Trần Thị Lý - Đà Nẵng. So sách
với trường hợp sử dụng dải cốt polymeric đã được lựa chọn để thi công và trường
hợp sử dụng lưới địa kỹ thuật polyester, dải thép dẹt mạ kẽm thì sử dụng cốt mạ
kẽm tự chế tạo mang lại hiệu quả cao hơn cả về mặt kỹ thuật và kinh tế.
23


×