Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

ý định sử dụng ứng dụng fintech trong đầu tư và tích lũy mô hình tích hợp sự chấp nhận công nghệ tam – utaut trong nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 147 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NHÃ MI
19503441

Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG FINTECH TRONG
ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY – MƠ HÌNH TÍCH HỢP SỰ
CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM – UTAUT):
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Marketing
Mã chuyên ngành: 7340115

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. VŨ THỊ MAI CHI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NHÃ MI

Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG FINTECH TRONG
ĐẦU TƯ VÀ TÍCH LŨY – MƠ HÌNH TÍCH HỢP SỰ
CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM – UTAUT):
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
GVHD : THS. VŨ THỊ MAI CHI
SVTH : NGUYỄN THỊ NHÃ MI
LỚP

: DHMK15D

KHÓA : 15

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NHÃ MI

GÁY BÌA KHĨA LUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH: MARKETING

NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong thời đại 4.0, tài chính cá nhân ngày càng được quan tâm và chú trọng. Các ứng
dụng Fintech hỗ trợ đầu tư và tích lũy theo đó cũng nhận được sự quan tâm từ mọi người
và dần trở nên phổ biến. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố tác

động đến ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy của người tiêu
dùng/nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mơ hình đề xuất trong nghiên cứu
này được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa hai mơ hình lý thuyết sự chấp nhận công
nghệ TAM và UTAUT. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng cả hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với cỡ mẫu là 400 người tiêu dùng và
nhà nhà đầu tư. Tác giả sử dụng SPSS 24.0 và AMOS 24.0 để phân tích định lượng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố là: (1) Hiệt suất kỳ vọng (PE); (2) Nỗ lực kỳ vọng
(EE); (3) Ảnh hưởng xã hội (SI); (4) Điều kiện thuận lợi (FC) và (5) Thái độ hướng đến
sử dụng (ATU) ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và
tích lũy của người tiêu dùng/nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi
đó, yếu tố Nhận thức rủi ro (PR) đóng vai trị là nhân tố tác động tiêu cực. Từ kết quả
này, tác giả đề xuất hàm ý quản trị giúp các nhà phát hành ứng dụng Finntech có những
chiến lược nhằm nâng cao ý đinh sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy của
người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.


ii

LỜI CÁM ƠN
Đề tài nghiên cứu “Ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy – Mơ hình
tích hợp sự chấp nhận cơng nghệ (TAM – UTAUT): Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành
phố Hồ Chí Minh” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau 4
năm theo học chương trình đại học, chuyên ngành Marketing tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hồn thiện đề tài khố luận này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến
TS. Vũ Thị Mai Chi thuộc Khoa Quản trị kinh doanh − Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu thơng qua
các buổi học tập tại văn phịng khoa, trên hệ thống E-learning để tơi hồn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này và giúp cho kiến thức của tơi ngày càng hồn thiện hơn.
Tiếp theo, tơi xin chân thành cảm ơn Nhà trường nói chung, Ban chủ nhiệm, các giảng

viên của khoa Quản trị kinh doanh nói riêng đã tạo điều kiện, cho tơi một mơi trường học
tập tốt, tích lũy được những kiến nền tốt để phục vụ cho đề tài này.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên giúp tơi
hồn thành khóa học và bài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân tơi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo khố luận này là trung thực, khơng sao chép
từ bất kỳ nguồn khác và dưới hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định được đề ra
Sinh viên
(Chữ ký)

Nguyễn Thị Nhã Mi


iv
Phụ lục 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Vũ Thị Mai Chi
Mã số giảng viên: 04180011
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Nhã Mi

MSSV: 19503441


Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu
và minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra
đánh giá.
TP. HCM, ngày .. tháng .. năm
Ký tên xác nhận


v
Mẫu 07
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Marketing
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Nhã Mi ...................... Mã học viên: 19503441
Hiện là học viên lớp: DHMK15D .................................. Khóa học: 2019 – 2023
Chuyên ngành: Marketing .............................................. Hội đồng: 5
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy – Mơ hình tích hợp sự chấp
nhận cơng nghệ (TAM – UTAUT): Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu

hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các
nội dung góp ý của hội đồng trước khi
chỉnh sửa hoặc giải trình)

1. Trích nguồn tài liệu cịn sai.
2. Định dạng tài liệu tài liệu tham khảo chưa
đúng.
3. Danh mục từ viết tắt phải xếp ABC.

1. Đã chỉnh sửa các trích nguồn bị sai.
2. Đã định dạng lại tài liệu tham khảo.
3. Đã sắp xếp lại danh mục từ viết tắt theo
ABC.

4. Cần mơ tả quy trình thu thập dữ liệu chi 4. Đã bổ sung chi tiết quy trình thu thập
tiết.
dữ liệu chi tiểt.
5. Bổ sung thảo luận kết quả nghiên cứu
5. Đã bổ sung thảo luận kết quả nghiên
cứu tại 5.2 trang 78 – 80.
6. Bổ sung lý do cần kết hợp TAM & 6. Đã bổ sung lý do cần kết hợp TAM &
UTAUT.
UTAUT tại mục 1.1 Lý do chọn đề tài
trang 1- 3.



vi
7. Cần dẫn nguồn chi tiết từng chỉ báo của 7. Đã dẫn nguông chi tiết cho từng chỉ báo
thang đo.

của thang đo tại mục 3.3.1 Thang đo
nghiên cứu tại trang 31- 34.

8. Cần điều chỉnh mục tiêu nghiên cứu, 8. Đã điều chỉnh mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi, giới hạn nghiên cứu, khoảng trống phạm vi, giới hạn nghiên cứu, khoảng
nghiên cứu, bổ sung thêm sơ bộ phương trống nghiên cứu, bổ sung thêm sơ bộ
pháp nghiên cứu.

phương pháp nghiên cứu tại chương 1
trang 1 -8.

9. Chỉnh sửa ngữ pháp, văn phong, cách 9. Đã chỉnh sửa ngữ pháp, văn phong,
diễn giải, chính tả.
cách diễn giải, chính tả phù hợp với bài
nghiên cứu khoa học.
10. Bảng biểu, hình ảnh cần làm sắc nét.

10. Đã chỉnh sửa bảng biểu, hình ảnh sắc
nét hơn.
11. Cần thống nhất phiên bản phần mềm 11. Đã chỉnh sửa thống phiên bản phần
SPSS và AMOS sử dụng
mềm SPSS và AMOS sử dụng là SPSS
24.0 và AMOS 24.0

Ý kiến giảng viên hướng dẫn: ........................................................................................................

........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

tháng

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 20.…


vii

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.4.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 5
1.4.2 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................... 5
1.5 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 5

1.6 Kết cấu nghiên cứu .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 9
2.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 9
2.1.1 Ý định sử dụng (Behavioral Intention) ............................................................... 9
2.1.2 Ứng dụng Fintech ............................................................................................... 9
2.1.3 Dịch vụ đầu tư – tích luỹ .................................................................................. 10
2.2 Các học thuyết có liên quan..................................................................................... 11
2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Action) .................. 11
2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behavior) ................... 12
2.2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)...... 13
2.2.4 Mơ hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) .......................................... 14
2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 16
2.3.1 Các nghiên cứu quốc tế .................................................................................... 16
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 18
2.4 Luận cứ đề xuất giả thuyết nghiên cứu.................................................................... 20


viii
2.4.1 Hiệu suất kỳ vọng (Performance Expectancy) và Thái độ hướng đến sử dụng
(Attitude Towards Use) ............................................................................................. 21
2.4.2 Nỗ lực kỳ vọng (Effort Expectancy) và Thái độ hướng đến sử dụng (Attitude
Towards Use)............................................................................................................. 21
2.4.3 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) và Thái độ hướng đến sử dụng (Attitude
Towards Use)............................................................................................................. 22
2.4.4 Nhận thức rủi ro (Perception Risk) và Thái độ hướng đến sử dụng (Attitude
Towards Use)............................................................................................................. 22
2.4.5 Thái độ hướng đến sử dụng (Attitude Towards Use) và Ý định hành vi sử dụng
(Behavioral Intention) ............................................................................................... 23
2.4.6 Điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) và Ý định hành vi sử dụng
(Behavioral Intention) ............................................................................................... 24

3.2. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.3.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 28
3.3.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 28
3.3 Cơng cụ khảo sát ..................................................................................................... 29
3.3.1 Thang đo nghiên cứu ........................................................................................ 29
3.3.2 Kết cấu bảng khảo sát ....................................................................................... 33
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................. 34
3.4.1 Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................. 34
3.4.2 Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................... 34
3.5 Các phương pháp phân tích thống kê ...................................................................... 35
3.5.1 Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistic) .............................................. 35
3.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) .................................. 35
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .................... 36
3.5.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ............... 37
3.5.4 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) .................................................. 38
3.5.5. Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance) .................................. 39
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................................. 40
4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 40


ix
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về số liệu liên quan ngành Fintech Việt Nam và nhu cầu
đầu tư/tích lũy tại Tp. Hồ Chí Minh .......................................................................... 40
4.2 Phân tích thống kê mô tả cho đặc điểm nhân khẩu học .......................................... 44
4.2.1 Thống kê mơ tả cho biến Giới tính ................................................................... 44
4.2.2 Thống kê mô tả cho biến Độ tuổi ..................................................................... 45
4.2.3 Thống kê mô tả cho biến Học vấn .................................................................... 45
4.2.4 Thống kê mô tả cho biến Thu nhập .................................................................. 46
4.2.5 Thống kê mô tả của biến Sử dụng ứng dụng Fintech ....................................... 47
4.2.6 Thống kê mô tả của biến Sử dụng ứng dụng Fintech hỗ trợ đầu tư và tích lũy

................................................................................................................................... 47
4.2.7 Thống kê mô tả của biến Nguồn tham khảo ..................................................... 48
4.2.8 Thống kê mô tả của biến Ứng dụng Fintech hỗ trợ đầu tư và tích lũy tiêu biểu
................................................................................................................................... 48
4.2.9 Thống kê mô tả của biến Tần suất .................................................................... 49
4.2.10 Thống kê mô tả của biến Giá trị giao dịch ..................................................... 50
4.3 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................................... 50
4.3.1 Thang đo Hiệu suất kỳ vọng ............................................................................. 50
4.3.2 Thang đo Nỗ lực kỳ vọng ................................................................................. 50
4.3.3 Thang đo Ảnh hưởng xã hội ............................................................................. 51
4.3.4 Thang đo Nhận thức rủi ro ............................................................................... 51
4.3.5 Thang đo Thái độ hướng sử dụng .................................................................... 51
4.3.6 Thang đo Điều kiện thuận lợi ........................................................................... 51
4.3.7 Thang đo Ý định hành vi sử dụng .................................................................... 52
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................ 53
4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập ................... 53
4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến phụ thuộc ............... 56
4.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA.......................................................................... 57
4.5.1 Kiểm định tính đơn hướng và độ phù hợp với dữ liệu thị trường .................... 59
4.5.2 Kiểm định độ tin cậy ........................................................................................ 59
4.5.3. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu............................ 60
4.5.4. Kiểm định độ hội tụ ......................................................................................... 62


x
4.6 Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................................................... 64
4.7 Phân tích phương sai ANOVA ................................................................................ 68
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt về ý định hành vi sử dụng theo giới tính .................... 68
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định hành vi sử dụng theo độ tuổi ...................... 69
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định hành vi sử dụng theo học vấn. .................... 69

4.7.4 Kiểm định sự khác biệt về ý định hành vi sử dụng theo thu nhập ................... 70
4.8 Thảo luận kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu ..................................................... 71
4.8.1 Thảo luận kết quả phân tích thống kê mơ tả..................................................... 71
4.8.2 Thảo luận kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ................... 72
4.8.3 Thảo luận kết quả kiểm định ANOVA ............................................................. 72
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ....................................................... 74
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 74
5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 75
5.3 Đề xuất hàm ý quản trị ............................................................................................ 77
5.2.1 Nhóm yếu tố “Hiệu suất kỳ vọng” ................................................................... 78
5.2.2 Nhóm yếu tố “Nỗ lực kỳ vọng” ........................................................................ 78
5.2.3 Nhóm yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”.................................................................... 79
5.2.4 Nhóm yếu tố “Nhận thức rủi ro” ...................................................................... 80
5.2.5 Nhóm yếu tố “Điều kiện thuận lợi” .................................................................. 80
5.2.6 Nhóm yếu tố “Thái độ hướng đến sử dụng” .................................................... 81
5.3 Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 83


xi

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2. 1: Thống kê các nghiên cứu nước ngồi có liên quan...................................... 16
Bảng 2. 2: Thống kê các nghiên cứu trong nước liên quan ........................................... 19
Bảng 3. 1: Thang đo nghiên cứu ................................................................................... 30
Bảng 4. 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha.......................................................... 52
Bảng 4. 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập lần l ...................... 53
Bảng 4. 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập lần 2 ..................... 54
Bảng 4. 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc .......................... 56

Bảng 4. 5: Đánh giá các chỉ số CFA ............................................................................. 59
Bảng 4. 6: Các phép tính đo lường độ tin cậy của mơ hình .......................................... 60
Bảng 4. 7: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA ................................................ 62
Bảng 4. 8: 9 Hệ số hồi quy (chuẩn hoá và chưa chuẩn hoá) của các mối quan hệ trong mơ
hình (gián tiếp)............................................................................................................... 65
Bảng 4. 9: Kiểm định ANOVA cho biến giới tính ........................................................ 68
Bảng 4. 10: Kiểm định ANOVA cho biến độ tuổi ........................................................ 69
Bảng 4. 11 Kiểm định ANOVA cho biến học vấn ........................................................ 69
Bảng 4. 12: Kiểm định ANOVA cho biến thu nhập ..................................................... 70
Bảng 4. 13: Bảng so sánh đa nhóm Multiple Comparisons .......................................... 70


xii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2. 1 Mơ hình thuyết hành hành động hợp lý (TRA) ................................................. 12
Hình 2. 2 Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................................. 13
Hình 2. 3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) .............................................................. 14
Hình 2. 4 Mơ hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT) ........ 15
Hình 3. 1: Mơ hình ý định hành vi hành vi chấp nhận sử dụng các ứng dụng Fintech trong
đầu tư và tích lũy. .............................................................................................................. 25
Hình 3. 2 Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................ 26
Hình 4. 1: Thống kê các công ty Fintech tại Việt Nam năm 2021 .................................... 41
Hình 4. 2: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân trong nước tại năm
2018, 2019, 2020, 2021 ..................................................................................................... 42
Hình 4. 3: Biểu đồ thống kê mơ tả của biến Giới tính....................................................... 44
Hình 4. 4: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Độ tuổi ......................................................... 45
Hình 4. 5: Biểu đồ thống kê mơ tả của biến Học vấn........................................................ 45
Hình 4. 6: Biểu đồ thống kê mơ tả cho biến Thu nhập...................................................... 46

Hình 4. 7: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Sử dụng ứng dụng Fintech .......................... 47
Hình 4. 8: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Sử dụng ứng dụng Fintech hỗ trợ đầu tư, tích
lũy ...................................................................................................................................... 47
Hình 4. 9: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Nguồn tham khảo ........................................ 48
Hình 4. 10: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Ứng dụng Fintech hỗ trợ đầu tư và tích lũy
tiêu biểu ............................................................................................................................. 48
Hình 4. 11: Biểu đồ thống kê mô tả của biến Tần suất ..................................................... 49
Hình 4. 12: Biểu đồ thống kê mơ tả của biến Gía trị giao dịch ........................................ 50
Hình 4. 13: Mơ hình CFA chuẩn hóa ................................................................................ 58
Hình 4. 14: Kết quả SEM của mơ hình nghiên cứu (chuẩn hóa) ...................................... 64
Hình 4. 15: Mơ hình ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy trong
nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh....................................................... 67


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

AMOS

Analysis of Moment Structures

Phân tích cấu trúc mơ măng


ANOVA

Analysis of Variance

Phân tích phương sai

ATU

Attitude towards Use

Thái độ hướng đến sử dụng

BI

Behavioral Intention

Ý định hành vi sử dụng

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

EE

Effort Expectancy

Nỗ lực kỳ vọng


EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

FC

Facilitating Conditions

Điều kiện thuận lợi

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

MI

Modification Indices

Chỉ số hiệu chỉnh

PE

Performance Expectancy

Hiệu suất kỳ vọng

PR


Perception Risk

Nhận thức rủi ro

SEM

Structural Equation Modeling

SI

Social Influence

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến
tính
Ảnh hưởng xã hội
Phần mềm thống kê phân tích

TAM

Technology Acceptance Model

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

TP.HCM


Ho Chi Minh City

Thành phố Hồ Chí Minh

TPB

UTAUT

TPB - Theory of Planned
Behavior
Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology

Lý thuyết hành vi dự định
Mơ hình mở rộng lý thuyết thống
nhất sự chấp nhận và sử dụng
công nghệ


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo làn sóng cơng nghệ 4.0, các ứng dụng Fintech (cơng nghệ tài chính) hỗ trợ quản lý
tài chính cá nhân được phát triển bởi các công ty Fintech đã và đang dần trở thành xu
hướng và phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ tài chính cá nhân được phát triển bởi các công ty
Fintech được ra đời và tạo cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn, đáp ứng được phần nào
nhu cầu tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng và thanh toán. Theo hãng nghiên cứu và tư vấn
McKinsey và Company, năm 2021, tỷ lệ người dùng ứng dụng Fintech tại Việt Nam đạt
56% tăng từ mức 16% năm 2017. Hay theo Statista (2021), số lượng các công ty Fintech

tại Việt Nam, đã tăng gần năm lần, từ 39 công ty vào năm 2015 lên 188 công ty vào
tháng 9-2021.
Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, các sản phẩm tài chính của các cơng ty
Fintech khá phong phú so với nhu cầu của người tiêu dùng và các thủ tục được thực hiện
hoàn toàn trực tuyến. Trong đó nhu cầu quản lý tài chính cá nhân, đầu tư và tích lũy đặc
biệt trở thành điểm sáng gần đây. Số lượng người dùng các dịch vụ đầu tư tăng theo cấp
số nhân (Ortmann và cộng sự, 2020). Năm 2021, các ứng dụng cung cấp dịch vụ đầu tư
đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về số lượng người dùng, phủ sóng phương tiện
truyền thơng và tác động mạnh đến thị trường (Ozik và cộng sự, 2021). Theo báo cáo
mới đây của Trung tâm Lưu ký chứng khốn Việt Nam trong tháng 4/2022, có 908,168
tài khoản mở mới trong 4 tháng đầu năm. So với 2021 là năm kỷ lục về số tài khoản mở
mới là 1,534,363, tài khoản mở mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đã chiếm tới gần 41%.
Những con số này phản ánh phần nào cơn sóng đầu tư tại Việt Nam thời điểm hiện tại đã
đạt đến đỉnh điểm. Trong các nhà đầu tư mới thì giới trẻ chiếm đa số. Chứng khoán VPS
cho biết, trong năm 2021 tháng đầu triển khai gói tài khoản nhà đầu tư trẻ, họ có khoảng
15.000 khách hàng mở mới.
Đón đầu xu hướng và vận dụng hiệu quả hiệu ứng truyền thông, các công ty khởi nghiệp
với dịch vụ đầu tư và tích lũy trên ứng ụng Fintech đã mở ra một trang mới cho công
cuộc đầu tư, đơn giản hóa việc đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ với “số vốn chỉ
bằng cốc trà sữa”. Theo đó, ứng dụng Fintech hỗ trợ đầu tư với số vốn thấp chỉ từ 50.000
đồng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với các nhà đầu tư trẻ muốn bắt đầu thử sức với thị
trường chứng khoán. Một vài ứng dụng Fintech cung cấp dịch vụ tích lũy và đầu tư với
số vốn thấp phổ biến như: Finhay, Tikop, Infina, Fmarket, MoMo,…đã gặt hái được


2
những thành tích nhất định. Năm 2019, Finhay đạt giải Nhì tại Fintech Summit được tổ
chức bởi Vietnam Silicon Valley Accelerator và lọt vào danh sách Top 100 Fintech toàn
cầu và đến 2020, được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ. Với
Infina, năm 2021, họ đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng gộp hàng tháng lên đến 64% trong

các tài khoản được nạp tiền vào. Năm 2022, Infina gọi vốn thành công với 6 triệu USD
tại vòng hạt giống từ các nhà đầu tư trên thế giới. Trong khi đó, theo báo cáo do Q&Me
vừa phát hành, MoMo đứng Top 7 ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam 2023.
Trước đây, đã có các nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ Fintech nói chung được dựa
trên các cơ sở thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi dự định (TPB), mơ hình sự
chấp nhận cơng nghệ (TAM), mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (UTAUT) và đã
giải thích được những yếu tố tác động đến ý định hành vi sử dụng. Trong đó, các mơ hình
được sử dụng làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu nhất là TAM và UTAUT. Mơ hình
TAM giải thích được 60% các trường hợp chấp nhận sử dụng (Venkatesh và Davis,
2000), trong khi với mô hình UTAUT giải thích 70% ý định sử dụng của người dùng hệ
thống thông tin (Venkatesh và cộng sự, 2003). Đặc biệt, trong những năm gần đây xu
hướng kết hợp các mơ hình lý thuyết trên lại với nhau trong nghiên cứu ý định hành vi sử
dụng Fintech được nhiều tác giả sử dụng. Ezenwafor và cộng sự (2022) đã kết hợp mơ
hình TAM và UTAUT đã làm rõ được ý định sử dụng nền tảng tiết kiệm và đầu tư trực
tuyến tại Nigeria. Hay trong nghiên cứu về ứng dụng giao dịch chứng khoán trên thiết bị
di động ở Malaysia của Chong và cộng sự (2021), mơ hình tích hợp TAM và TPB đã
được sử dụng. Tại Việt Nam mơ hình TAM được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về
dịch vụ Fintech nói chung. Tiêu biểu trong nghiên cứu vận dụng tồn bộ mơ hình TAM
có các tác giả như: Nguyen và cộng sự (2020), Linh (2021). Hay trong nghiên cứu của
Hằng và cộng sự (2018) đã kết hợp mơ hình TAM và TPB cũng đã lý giải được nhân tố
tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán của khách
hàng cá nhân tại Việt Nam. Mặc dù các nghiên cứu trước đây, đã giải thích được ý định
sử dụng dịch vụ Fintech. Tuy nhiên, thị trường tài chính biến đổi khơng ngừng, nhu cầu
đầu tư và tích lũy tăng cao, theo đó các yêu cầu về chất lượng dịch vụ đầu tư/tích lũy của
các nhà đầu tư/người tiêu dùng cũng ngày càng cao hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế, tài chính, cũng là thị trường chứng khốn hoạt động sôi nổi với sàn
giao dịch lớn (HOSE). Do vậy, ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy
của nhà đầu tư/người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một chủ đề
đáng để nghiên cứu.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ đầu tư trên ứng dụng Fintech nhận được sự quan

tâm và trở nên phổ biến khi nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư ngày càng tăng cao. Theo


3
Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), năm 2021 giá trị giao dịch
của nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước đã chiếm trên 83% tổng giá trị giao dịch toàn thị
trường, trong khi mức trước đó (2019) mới là 70%. Theo tạp chí tài chính Việt Nam, năm
2022 tổng giá trị đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần tại Thành phố Hồ Chí
Minh đạt hơn 1,74 tỷ USD. Ngồi ra, nhu cầu gửi tiền tiết kiệm tại Thành phố Hồ Chí
Minh cũng có xu hướng tăng. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn thành phố trong năm 2022 tăng
khoảng 6%. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm 37,2% trong tổng huy động vốn và
tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung, tăng 9,2% so với cuối năm 2021.
Với những thành tựu của Fintech nói chung và các ứng dụng Fintech hỗ trợ dịch vụ đầu
tư và tích lũy nói riêng đã khiến cho con đường đầu tư và tích lũy đơn giản hơn bao giờ
hết. Vậy nhà đầu tư/người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện ý định sử
dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy như thế nào? Chính để giải bài tốn này,
mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM kết hợp UTAUT được sử dụng với mong muốn tìm
ra các yếu tố tác động đến ý định đầu tư và tích lũy trên các ứng dụng Fintech và khai
thác được mối quan hệ giữa hai mơ hình. Sự kết hợp này còn khá mới lạ tại Việt Nam,
đặc biệt trong nghiên cứu ứng dụng đầu tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau
cùng, đề xuất hàm ý quản trị cho các nhà phát hành ứng dụng Finntech có những chiến
lược nhằm nâng cao ý đinh sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy của người
dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố nào sẽ tác động đến ý định đầu tư và tích lũy
trên các ứng dụng Fintech thơng qua việc sử dụng mơ hình tích hợp sự chấp nhận công
nghệ (TAM và UTAUT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra một số hàm
ý quản trị nhằm nâng cao ý định sử dụng dịch vụ đầu tư và tích lũy trên ứng dụng
Fintech. Nghiên cứu đưa ra mục tiêu cụ thể sau:

-

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu
tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh

-

Đo lường được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ứng
dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh

-

Xác định được vai trị trung gian của thái độ đối với sự ảnh hưởng của các yếu tố tới ý
định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh


4
-

Phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm (Giới tính, Độ tuổi, Học vấn, Thu nhập) về
mức tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và
tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh

-

Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản trị để từ đó họ có phương thức nâng
cao ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy của nhà đầu tư/người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về ý định chấp nhận sử dụng các dịch vụ,

sản phẩm và từ các mục tiêu của đề tài, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và
tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh?

-

Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong
đầu tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

-

Yếu tố thái độ đóng vai trị trung gian như thế nào đối với sự ảnh hưởng của các yếu
tố tới ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy tại Thành phố Hồ Chí
Minh?

-

Có sự khác biệt hay khơng giữa các nhóm (Giới tính, Độ tuổi, Học vấn, Thu nhập) về
mức tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và
tích lũy tại Thành phố Hồ Chí Minh?

-

Các hàm ý quản trị nào được đề xuất cho các nhà quản trị để nâng cao nâng cao ý
định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy của nhà đầu tư/người tiêu
dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh?

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng
dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy thơng qua mơ hình tích hợp lý thuyết sự chấp nhận
công nghệ ( TAM- UTAUT) và đối tượng khảo sát là khách hàng đang sống, học tập và
làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng hay đang sử dụng các ứng dụng Fintech
trong đầu tư và tích lũy hoặc chưa từng sử dụng (nhưng đã biết đến và tìm hiểu) các ứng
dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy. Dựa vào các lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ
và lý thuyết thống nhất sự chấp nhận và sử dụng công nghệ, đề tài nghiên cứu này tập
trung về mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc.


5
Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị dựa trên mối quan hệ và mức độ tác động này. Nghiên
cứu được thực hiện trong thời gian 05 tháng kể từ tháng 12/2023 đến tháng 05/2023.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nghiên cứu định tính
Giai đoạn đầu của nghiên cứu, sau khi tìm hiểu các tài liệu, các bài báo trong nước và
nước ngồi để tìm ra những vấn đề liên quan, tác giả đã thiết lập thang đo nháp, mô hình
nghiên cứu đề xuất, bản thảo câu hỏi điều tra và thực hiện phỏng vấn với chuyên gia
(giảng viên hướng dẫn) và thảo luận nhóm với 5 người dùng đã sử dụng ứng dụng
Fintech trong đầu tư và tích lũy để kiểm định lại mức độ phù hợp và sửa đổi từ ngữ cho
hợp lý, dễ hiểu hơn. Qua đó, hồn thành các yếu tố trong mơ hình được tác giả đề xuất,
đưa ra bảng thang đo chính xác phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
1.4.2 Nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thơng qua giai đoạn khảo sát sơ bộ
và chính thức bằng bảng câu hỏi chi tiết đối với người tiêu dùng/nhà đầu tư tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Đối
tượng khảo sát là những người đã từng sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy
hoặc chưa từng sử dụng (nhưng có biết đến và tìm hiểu) về dịch vụ đầu tư và tích lũy qua
các ứng dụng Fintech, đang học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến
hành thu thập dữ liệu thông qua việc gửi liên kết bảng khảo sát Google Forms cho các

thành viên trên các hội nhóm về đầu tư và tích lũy trên Facebook và Zalo. Dữ liệu sau thu
thập của 2 giai đoạn sẽ được làm sạch, mã hóa. Sau khi xử lý dữ liệu, tiến hành phân tích
trên các phần mềm SPSS 24.0 và AMOS 24.0 để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định giá trị trung
bình và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nghiên cứu cũng sử dụng phân tích
ANOVA để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học và các nhóm nhân tố ảnh
hưởng. Từ kết quả tìm thấy, nghiên cứu thảo luận và đưa ra một số gợi ý có tính ứng
dụng
1.5 Bối cảnh nghiên cứu
Nhìn chung, đề tài nghiên cứu về dịch vụ Fintech không quá mới và có khá nhiều tác giả
đã nghiên cứu trước đây. Các tác giả khai thác, đào sâu nhiều lĩnh vực trong dịch vụ
Fintech như: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngân hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân
hàng số,…Mỗi nghiên cứu lại tìm ra các lời giải khác nhau cho các vấn đề khác nhau mà


6
tác giả lựa chọn khai thác. Trong đó, các nghiên cứu về hành vi khách hàng chiếm phần
lớn và hầu hết về các khía cạnh bao gồm: niềm tin, thái độ, ý định, quyết định sử dụng
dịch vụ Fintech là các đề tài được nhiều tác giả chọn khai thác và nghiên cứu.
Trong nghiên cứu về lĩnh vực ví điện tử, đã có một số nghiên cứu khai thác, tìm hiểu sâu
về ý định sử dụng, ý định tiếp tục sử dụng, hành vi sử dụng,… nhưng trên phạm vi
nghiên cứu khác nhau, từ một doanh nghiệp, địa điểm đến một tỉnh thành, và bao hàm
hơn cả là toàn Việt Nam. Có thể kể đến như nghiên của nhóm tác giả Thảo và Ngọc
(2022) trong ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan
trọng của niềm tin. Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Sơn, Ngân, Long (2021) về những
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Đại Học Công Nghiệp TPHCM.
Tương tự, trong lĩnh vực cho vay ngân hàng cũng có khá nhiều nghiên cứu, có thể kể đến
như nghiên cứu của nhóm tác giả Anh và cộng sự (2022) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng các nền tảng cho vay ngang hàng của sinh viên khoa tài chính-ngân hàng,

trường đại học Mở Hà Nội. Bao hàm hơn là nghiên cứu của Thái (2022) với đề tài cho
vay ngang hàng (P2P Lending)–kinh nghiệm một số mơ hình trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Các nghiên cứu chung về thị trường, định hướng dịch vụ Fintech cũng được khá nhiều
tác giả khai thác. Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu của Ngọc (2018) về tác
động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng - Fintech
cùng phát triển tại Việt Nam, nghiên cứu của Nhung, Thu và Tuấn (2020) về tác động
của Fintech đối với tài chính tồn diện: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia và một
số khuyến nghị cho Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu về thái độ, ý định, quyết định sử
dụng các dịch vụ Fintech cũng được nhiều tác giả lựa chọn tìm hiểu và đào sâu: Tử và
cộng sự (2021) về nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của sinh viên khu
vực tỉnh Bình Dương, hay nghiên cứu của của nhóm tác giả Hằng và cộng sự (2018) về
các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong hoạt động thanh toán
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, hay gần đây nhất là nghiên cứu Linh (2021) về các
nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của các khách hàng cá nhân đối với việc sử dụng các sản
phẩm dịch vụ Fintech tại Khu vực Nam Bộ: Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước trên, tác giả nhận thấy, tuy rằng đề tài nghiên cứu
về dịch vụ Fichtech không quá mới. Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực chưa được đào
sâu trong nghiên cứu, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư và tích lũy trong Fintech. Các tác giả


7
trước đó đã lựa chọn các lĩnh vực: ví điện tử, cho vay ngân hàng, gọi vốn,.. nhưng rất ít
nghiên cứu về dịch vụ đầu tư và tích lũy trên các ứng dụng Fintech. Đặc biệt là trong môi
trường công nghệ tài chính phát triển mạnh mẽ, tài chính cá nhân ngày càng được quan
tâm, lĩnh vực đầu tư - tích lũy là một mãnh đất màu mỡ cho Fintech khai thác. Tiếp nối
những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả nhận thấy ý định sử dụng là một khía cạnh
quan trọng trong nghiên cứu hành vi khách hàng (Nhân, Thương và Vi, 2022). Nhất là
trong bối cảnh các ứng dụng Fintech cung cấp dịch vụ đầu tư và tích lũy cịn khá mới mẻ

với đa số người Việt Nam. Do vậy nghiên cứu về ý định sử dụng là bước đầu, và cũng là
bước đóng vai trị quan trọng trong việc đưa người dân Việt Nam đến gần với dịch vụ
đầu tư và tích lũy trên các ứng dụng Fintech. Với đề tài nghiên cứu ý định sử dụng ứng
dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy trong nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh,
tác giả hy vọng đóng góp nhỏ vào q trình phát triển dân trí và giúp các nhà quản trị đưa
ra những chiến lược đúng đắn nhằm gia tăng ý định đầu tư và tích lũy trên ứng dụng
Fintech. Từ đó, có thể phổ cập kiến thức về tài chính, cũng như đem đầu tư và tích lũy
đến gần hơn với mọi người qua việc đơn giản hóa về thủ tục và tối thiểu hóa về nguồn
vốn.
1.6 Kết cấu nghiên cứu
Chương 1:Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương này đã khái quát bối cảnh và tình hình của việc sử dụng dịch vụ đầu tư/tích lũy
trên các ứng dụng Fintech. Trình bày tóm lược các vấn đề cấp thiết đối với đề tài, các
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương này cũng trình bày về các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu
và hình thành các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày tiến trình nghiên cứu, mơ hình đề xuất và tổng hợp các giả
thuyết nghiên cứu, các giai đoạn nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính,
định lượng. Việc xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, xác định mẫu, cơng cụ khảo sát,
q trình thu thập thơng tin bằng bảng câu hỏi.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu


8
Tác giả trình bày việc phân tích, xử lý các dữ liệu đã thu thập được từ bảng câu hỏi khảo
sát bằng phần mềm SPSS 24.0, AMOS 24.0. Cụ thể phân tích thống kê mơ tả, phân tích
độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định giá trị trung bình, mơ hình cấu trúc tuyến

tính SEM, kiểm định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng Fintech trong
đầu tư và tích của nhà đầu tư/người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số kết luận, nêu lên điểm hạn chế của đề
tài. Đồng thời, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu liên quan đã có. Sau cùng,
đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà phát hành ứng dụng Fintech có chiến lược phù
hợp nhằm nâng cao ý định sử dụng ứng dụng Fintech trong đầu tư và tích lũy trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, để xác định được vấn đề nghiên cứu, đề tài thực hiện phương pháp quan
sát và thu thập các dữ liệu thứ cấp nhằm hiểu rõ lý do quyết định thực hiện đề tài này.
Tiếp đó để dẫn dắt nghiên cứu đi đúng hướng, các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, các
câu hỏi nghiên cứu được tác giả đưa ra. Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu về không
gian và thời gian, xác định đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Giới thiệu về hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Cuối cùng giới thiệu về bố cục của đề
tài nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm, mơ
hình lý thuyết nền và các nghiên cứu trong nước, ngồi nước có liên quan đến đề tài.


9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Ý định sử dụng (Behavioral Intention)
Ý định hành vi của người tiêu dùng theo Kotler và Keller (2009), là nghiên cứu về cách
các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và xử lý hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng
hoặc kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Tuy nhiên, trước khi người
tiêu dùng đưa ra quyết định chi tiêu các mặt hàng liên quan đến tiêu dùng, sẽ có một ý
định. Ý định hành vi được định nghĩa là một yếu tố thúc đẩy của một người nỗ lực dành
riêng cho các hành vi khác nhau (Ajzen và Fishbein, 1975). Ý định hành vi cũng đề cập

đến sức mạnh của một người có kế hoạch có ý thức để thực hiện hành vi mục tiêu
(Mykytyn và Harrison, 2005) và sử dụng lại mục liên quan đến tiêu dùng trong tương lai
(Lin và Lu, 2000; Joynathsing, 2010). Ý định hành vi đã được tìm thấy để dự đốn hành
vi thực tế (Al-Maghrabi và Dennis, 2011; Ravichandran và cộng sự, 2010; Venkatesh và
cộng sự, 2012). Ajzen (2006) đưa ra giả thuyết rằng hành vi cá nhân được chỉ đạo bởi ba
suy nghĩ: đầu tiên, niềm tin hành vi, đó là niềm tin về kết quả của hành vi và đánh giá của
nó; Thứ hai, niềm tin quy phạm, đó là niềm tin về những kỳ vọng và cảm hứng quy phạm
của người khác để tuân theo những kỳ vọng này; Thứ ba, niềm tin kiểm sốt, đó là niềm
tin về các yếu tố hiện diện có thể dễ dàng hoặc cản trở hiệu suất của hành vi. Vì vậy, thái
độ đối với hành vi dẫn đến việc tạo ra một ý định hành vi. Điều này có nghĩa là thái độ
của một người tiêu dùng gắn liền với một quyết định dẫn đến ý định thực hiện hành vi đó.
Ý định hành vi trong nghiên cứu này được định nghĩa là mức độ nỗ lực có ý thức mà
người tiêu dùng sẽ thực hiện để sử dụng dịch vụ đầu tư/tích lũy trên các ứng dụng
Fintech (để giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm,…).
2.1.2 Ứng dụng Fintech
Fỉtech được hiểu là những giải pháp sáng tạo mới trong tài chính được hỗ trợ bởi cơng
nghệ thơng tin, là yếu tố thúc đẩy các đổi mới cho ngành dịch vụ tài chính (Châu và
Nhung, 2021). International Organization of Securities Commission – I.O.O.S (2017) đưa
ra một khái niệm đầy đủ “Fintech được hiểu là các mơ hình kinh doanh cơng nghệ tài
chính sáng tạo, cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính theo cách tự động hóa thơng qua
việc sử dụng Internet, có tiềm năng thay đổi cơ bản ngành dịch vụ tài chính”. Theo Fu và
Mishra (2020), Fintech là một cơng nghệ mới đã tìm ra cách cải thiện và tự động hóa việc
sử dụng các dịch vụ tài chính. Fintech chủ yếu được sử dụng để giúp các tổ chức, doanh
nhân và người tiêu dùng quản lý tốt hơn ngân sách của họ. Bằng cách sử dụng chương


×