TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HUYỀN MI
19474321
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỒNG THƯƠNG
HIỆU VỚI HÃNG HÀNG KHÔNG CỦA NGƯỜI
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THẠC SĨ NGUYỄN THỊ TRÚC NGÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HUYỀN MI
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG ĐỒNG THƯƠNG
HIỆU VỚI HÃNG HÀNG KHÔNG CỦA NGƯỜI
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : NGUYỄN THỊ TRÚC NGÂN
SVTH : NGUYỄN THỊ HUYỀN MI
LỚP
: DHQT15B
KHÓA : 2019 - 2023
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
NGUYỄN THỊ HUYỀN MI
GÁY BÌA KHĨA LUẬN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NĂM 2022 - 2023
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ
tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, cụ thể ở đây là yếu tố thái độ đối với đồng thương hiệu, lợi ích nhận được, sở
thích đồng thương hiệu, giá trị đồng thương hiệu và chuẩn mực chủ quan. Nghiên cứu sử
dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp định tính được sử
dụng để tìm hiểu các khái niệm, mơ hình lý thuyết cũng như thang đo, phương pháp định
lượng được sử dụng thông qua việc khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức. Tác giả đã khảo
sát sơ bộ 30 đối tượng tại Thành phố Hồ Chí Minh để xem xét, kiểm định độ tin cậy của
thang đo bằng Cronbach's Alpha cũng như chỉnh sửa thang đo cho phù hợp hơn. Khảo sát
chính thức được thực hiện bằng việc khảo sát 250 đối tượng và thu về được 212 bảng khảo
sát hợp lệ. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng thái độ, lợi ích nhận được và chuẩn mực
chủ quan có tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng
khơng. Trong đó, lợi ích nhận được tác động mạnh nhất, khách hàng sử dụng thẻ không
chỉ nhận được những lợi ích như các thẻ tín dụng khác mà cịn nhận được những đặc quyền
từ hãng hàng khơng, do đó họ sẽ hình thành ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu
với hãng hàng khơng. Mặt khác, sở thích đồng thương hiệu và giá trị đồng thương hiệu lại
khơng có ý nghĩa đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng.
Điều này có thể được giải thích bởi các đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu không
xem xét đến giá trị đồng thương hiệu khi có ý định sử dụng thẻ tín dụng này hay nói cách
khác người tiêu dùng cho rằng giá trị đồng thương hiệu không là vấn đề khiến họ sử dụng
thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng. Về sở thích đồng thương hiệu khơng
tác động có thể là do yếu tố này khơng phù hợp với sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương
hiệu với hãng hàng khơng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ các yếu tố đã được chứng minh
là có ý nghĩa đối với ý định sử dụng, tác giả đề xuất hàm ý giúp các ngân hàng và các hãng
hàng khơng nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không
của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đã đưa Khóa luận tốt nghiệp vào chương trình dạy học và tạo điều kiện để em
hoàn thành bài khóa luận này.
Trong thời gian học tập tại trường, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô
khoa Quản trị kinh doanh đã dành tâm huyết đào tạo, giảng dạy cho em nhiều kiến thức bổ
ích để em có thể áp dụng cho sau này.
Trong q trình làm khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Trúc
Ngân – Giảng viên hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
hướng dẫn và giúp em hoàn thành bài nghiên cứu. Với tâm huyết giảng dạy của cô đã cho
em thấy được sự quan trọng của khóa luận và nhiều kiến thức bổ ích từ lý thuyết, thực tế
và cịn hơn thế nữa là trau dồi thêm nhiều kĩ năng.
Do trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, góp ý của q Thầy, Cơ để
em có thể học hỏi và hồn thiện hơn bài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Mi
iii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết bài khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của bản thân em.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực,
khơng sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền Mi
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Thị Trúc Ngân
Mã số giảng viên: 01028022
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Mi
MSSV: 19474321
Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh
giá.
TP. HCM, ngày ... tháng ... năm …
Ký tên xác nhận
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:
Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Mi
Mã học viên: 19474321
Hiện là học viên lớp: DHQT15B
Khóa học: 2019 - 2023
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hội đồng: 31
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với
hãng hàng khơng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến
của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các
nội dung góp ý của hội đồng trước khi
chỉnh sửa hoặc giải trình)
-
Lý do chọn đề tài: bổ sung thêm thông tin các nghiên cứu liên quan 5 năm gần
nhất.
Sinh viên đã bổ sung thêm 3 nghiên
cứu liên quan 5 năm gần nhất ở mục lý
do chọn đề tài.
-
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục
tiêu nghiên cứu chi tiết 3, câu hỏi
nghiên cứu chi tiết 3: sửa lại cho phù
Sinh viên đã chỉnh sửa mục tiêu
nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên
cứu chi tiết 3, câu hỏi nghiên cứu chi
-
hợp đề tài nghiên cứu.
tiết 3.
-
Sửa tiêu đề chương 2 và chương 5.
-
Các mơ hình lý thuyết từ tr 8 đến 10: thiếu hình thành khung lý thuyết cho đề
tài.
-
Sinh viên đã sửa tiêu đề chương 2 và
chương 5.
Sinh viên đã thêm 1 đoạn hình thành
khung lý thuyết cho đề tài.
vi
-
Thiếu biện luận: lý do tại sao loại hay đưa 1 yếu tố vào mơ hình đề xuất.
Sinh viên đã thêm phần biện luận lý do
đưa yếu tố vào mô hình đề xuất.
-
Chọn mẫu thuận tiện 250 đáp viên: phù hợp. Có trình bày ưu và nhược điểm của
phương pháp này nhưng thiếu nêu cách
Sinh viên đã nêu cách khắc phục nhược
điểm của phương pháp chọn mẫu thuận
tiện ở phần hạn chế nghiên cứu và
khắc phục nhược điểm của phương
pháp thuận tiện, thiếu mơ tả tiến trình
hướng nghiên cứu tiếp theo, đã mơ tả
tiến trình thực hiện thu thập dữ liệu sơ
thực hiện.
cấp.
Thiếu trung bình mean cho các biến quan sát của từng nhân tố sau hồi quy.
Sinh viên đã phân tích thêm trung bình
cho các biến quan sát tại mục thống kê
-
mơ tả.
-
Thứ tự nhóm giải pháp đề xuất có dựa vào kết quả thống kê, giải pháp chi tiết
cần bổ sung thêm (chưa có liên quan
mean).
Sinh viên đã chỉnh sửa hàm ý liên quan
đến trung bình Mean.
-
Tài liệu tham khảo: cần chỉnh sửa theo chuẩn APA.
Sinh viên đã chỉnh sửa tài liệu tham
khảo sách, luận văn thạc sĩ, hội nghị kỷ
yếu ở phần tài liệu tham khảo tiếng anh.
-
Bổ sung thêm đối sánh nghiên cứu.
-
Sinh viên đã bổ sung thêm đối sánh giữa
nghiên cứu này với các nghiên cứu
trước ở phần tóm tắt kết quả nghiên cứu.
-
Phương pháp nghiên cứu: cần mô tả cụ thể cách thức khảo sát.
Sinh viên đã mô tả cụ thể cách thức
khảo sát, thời gian khảo sát ở phần
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
vii
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
tháng
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
năm 20.…
viii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1
Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát........................................................................ 2
1.2.2
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 2
1.3
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4
Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.5
Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
1.5.1
Phạm vi không gian ......................................................................................... 3
1.5.2
Phạm vi thời gian ............................................................................................ 3
1.6
Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 4
1.6.1
Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 4
1.6.2
Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 4
1.7
Kết cấu đề tài khóa luận ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 6
2.1
Các khái niệm chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu ......................................... 6
2.1.1
Khái niệm ý định ............................................................................................. 6
2.1.2
Thẻ tín dụng .................................................................................................... 6
2.1.3
Đồng thương hiệu ............................................................................................ 7
2.1.4
Thẻ tín dụng đồng thương hiệu ....................................................................... 8
2.2
Các mơ hình lý thuyết về ý định sử dụng .............................................................. 9
2.2.1
Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ..................... 9
2.2.2
Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB)............... 10
2.3
Các nghiên cứu trước đây .................................................................................... 11
2.3.1
Nghiên cứu của Simanjuntak và Keni (2022) ............................................... 11
2.3.2
Nghiên cứu của Wang và Farquhar (2018) ................................................... 12
2.3.3
Nghiên cứu của Wang và Hsu (2016) ........................................................... 13
2.3.4
Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2012) ......................................................... 14
2.3.5
Nghiên cứu của Helmig, Huber và Leeflang (2007) ..................................... 15
ix
2.3.6
2.4
Nghiên cứu của Kania, Sukoyo và Wibisono (2021) .................................... 16
Đề xuất mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 19
2.4.1
Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 19
2.4.2
Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
3.1
Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................. 25
3.2
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.2.1
Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................... 26
3.2.2
Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 26
3.3
Diễn đạt và xây dựng thang đo ............................................................................ 27
3.3.1
Thang đo sơ bộ .............................................................................................. 27
3.3.2
Thang đo chính thức ...................................................................................... 36
3.4
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................. 36
3.5
Phương pháp chọn mẫu........................................................................................ 37
3.6
Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 38
3.6.1
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .......................................................... 38
3.6.2
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................ 39
3.7
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................. 39
3.7.1
Dữ liệu thứ cấp .............................................................................................. 39
3.7.2
Dữ liệu sơ cấp................................................................................................ 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................... 42
4.1 Thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng trên thị trường Việt Nam ... 42
4.1.1
Sơ lược về thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không ................. 42
4.1.2 Một số thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không trên thị trường
Việt Nam.................................................................................................................... 42
4.2
Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 45
4.2.1
Mô tả mẫu...................................................................................................... 45
4.2.2
Mô tả các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ............................................ 48
4.3
Kiểm định thang đo .............................................................................................. 49
4.3.1
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............... 49
4.3.2
Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 55
4.4
Kiểm định tương quan ......................................................................................... 60
x
4.5
Phân tích hồi quy ................................................................................................. 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 69
5.1
Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................. 69
5.2
Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 71
5.2.1
Lợi ích nhận được ......................................................................................... 71
5.2.2
Chuẩn mực chủ quan ..................................................................................... 72
5.2.3
Thái độ........................................................................................................... 72
5.3
Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................... 73
5.4
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 74
xi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu .................................................................................. 18
Bảng 3.1: Thang đo thái độ đối với đồng thương hiệu...................................................... 28
Bảng 3.2: Thang đo lợi ích nhận được .............................................................................. 29
Bảng 3.3: Thang đo sở thích đồng thương hiệu ................................................................ 30
Bảng 3.4: Thang đo giá trị đồng thương hiệu.................................................................... 30
Bảng 3.5: Thang đo chuẩn mực chủ quan ......................................................................... 31
Bảng 3.6: Thang đo ý định sử dụng .................................................................................. 32
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha ............................................................... 32
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả sau khi phân tích Cronbach's Alpha cho thang đo sơ bộ ..... 36
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (n = 212) ....................................................... 45
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ............................ 48
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo TD ................................... 50
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo LIND .............................. 51
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo STDTH ........................... 52
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo GTDTH .......................... 52
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo CMCQ ............................ 53
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo YDSD ............................. 54
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả các thang đo sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha ............. 55
Bảng 4.10: Kết quả các tiêu chí đánh giá trong EFA của biến độc lập ............................. 55
Bảng 4.11: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) cho các biến độc lập ................................. 56
Bảng 4.12: Kết quả các tiêu chí đánh giá trong EFA của biến phụ thuộc......................... 58
Bảng 4.13: Hệ số tải nhân tố (Factor loading) cho biến phụ thuộc ................................... 59
Bảng 4.14: Tổng hợp các biến quan sát của các nhân tố sau khi phân tích EFA .............. 59
Bảng 4.15: Kết quả các mối tương quan (Correlations) .................................................... 60
Bảng 4.16: Tóm tắt mơ hình (Model Summary) ............................................................... 62
Bảng 4.17: ANOVA .......................................................................................................... 62
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hồi quy (Coefficients) ........................................................ 63
Bảng 4.19: Thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập đến ý định sử dụng (YDSD) ............ 65
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản chất của đồng thương hiệu ........................................................................... 7
Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ............ 9
Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – TPB) ..... 10
Hình 2.4: Mơ hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu
với hãng hàng khơng ......................................................................................................... 12
Hình 2.5: Mơ hình đo lường ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu ................... 13
Hình 2.6: Mơ hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu
với hãng hàng khơng ......................................................................................................... 14
Hình 2.7: Mơ hình khám phá mối quan hệ giữa lịng trung thành, lợi ích cảm nhận được,
thái độ và ý định sử dụng................................................................................................... 15
Hình 2.8: Mơ hình ý định hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm đồng thương
hiệu .................................................................................................................................... 16
Hình 2.9: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định ....................................... 17
Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 24
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 25
Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA ...................................................... 60
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất Histogram ............................................................................... 66
Hình 4.3: Biểu đồ Normal P-P Plot ................................................................................... 67
Hình 4.4: Biểu đồ phân tán Scatter Plot ............................................................................ 68
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMCQ
EFA
GTDTH
KMO
LIND
STDTH
STT
TD
TPB
TRA
VIF
YDSD
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Chuẩn mực chủ quan
Exploratory factor analysis
Giá trị đồng thương hiệu
Kaiser-Meyer-Olkin
Lợi ích nhận được
Sở thích đồng thương hiệu
Số thứ tự
Thái độ
Theory of Planned Behaviour
Theory of Reasoned Action
Variance inflation factor
Ý định sử dụng
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – cơng nghệ như hiện nay thì hàng loạt các sản phẩm
cơng nghệ, điện tử được ra đời, vì thế, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, từ cuối năm 2019, dịch bệnh Covid 19 bùng phát, đến giữa năm 2021 đã lan rộng
mạnh mẽ ở Việt Nam và đến hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, điều đó ảnh hưởng rất
nặng nề đến nền kinh tế đất nước khi kinh tế vào năm 2021 tăng trưởng chỉ đạt mức 2,58%,
thấp nhất trong 30 năm trở lại đây (Bùi Quang Tuấn và Hà Huy Ngọc, 2022) và hoạt động
của dân cũng bị gián đoạn khi phải cách ly tại nhà. Trước tình hình đó, các ngân hàng đã
chủ động xây dựng kịch bản, phương án ứng phó bằng cách biến cuộc cách mạng cơng
nghiệp 4.0 và Covid 19 thành “lực đẩy” để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng. Theo Hà Thu
Giang (2022), đến cuối năm 2021, tín dụng tăng trưởng 13.53% so với năm 2020 và theo
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2022) thì tín dụng năm 2022 tăng 12,87% so với
năm 2021.
Trong xã hội phát triển như hiện nay và đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đi
lại cũng như du lịch của người dân cũng ngày càng nhiều. Do đó, các dịch vụ giao thơng
vận chuyển hành khách cũng phát triển, đặc biệt là dịch vụ của hãng hàng khơng vì đây là
phương tiện di chuyển nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng
không hề nhẹ đến ngành hàng không. Theo Báo cáo ngành hàng không Việt Nam năm
2021 của CSI, trong năm 2020, số lượng hành khách vận chuyển chỉ đạt 34,8 triệu (giảm
61,3 % so với năm trước), trong đó hành khách quốc tế chỉ đạt hơn 3 triệu (giảm 78,87%
so với năm trước) và hành khách nội địa đạt 31,7 triệu (giảm 24,93% so với năm trước).
Tuy nhiên, sau khi trải qua thay đổi lớn, dịch bệnh được kiểm sốt thì ngành hàng không
cũng sẽ hoạt động lại như trước. Và các hãng hàng không không chỉ cần nâng cao chất
lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng mà còn phải có nhiều ưu đãi hơn cho họ.
Trước những lợi thế, khó khăn cũng như thách thức trên thì các hãng hàng khơng đã cùng
các ngân hàng tạo ra thẻ tín dụng đồng thương hiệu giữa ngân hàng và hãng hàng khơng
để tạo ra những lợi ích cho khách hàng cũng như lợi ích cho cơng ty của mình. “Thẻ tín
dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không thường được liên kết với các chương trình
2
khách hàng thường xuyên của hãng với ý định mở rộng thị phần” (Wang & Hsu, 2016, tr.
245). Chính việc mang lại nhiều lợi ích đã tạo điều kiện cho việc sử dụng thẻ tín dụng đồng
thương hiệu với hãng hàng không của khách hàng ngày càng nhiều. Chiến lược đồng
thương hiệu có ý nghĩa trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh đối với các hãng hàng không
(Simanjuntak & Keni, 2022). Wang và Farquhar (như trích dẫn trong Simanjuntak & Keni,
2022) cho rằng ý định sử dụng sản phẩm đồng thương hiệu là chiến lược quan trọng để gia
tăng giá trị và dịch vụ, từ đó nâng cao giá trị của thương hiệu và lợi ích cho các đồng minh
của thương hiệu.
Vấn đề này vẫn được quan tâm nghiên cứu nhiều, nhưng tập trung ở các thị trường nước
ngoài như Đài Loan (Wang và Farquhar, 2018), Indonesia (Kania và cộng sự, 2021;
Simanjuntak và Keni, 2022). Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, các nghiên cứu liên quan
đến khái niệm đồng thương hiệu vẫn cịn rất mới. Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng
không của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng, từ đó đưa
ra hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp xây dựng, nâng cao ý định sử dụng của khách hàng
để thúc đẩy việc sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không của khách
hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng không của người dân trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định
sử dụng thẻ đồng thương hiệu với hãng hàng không.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng
hàng không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương
hiệu với hãng hàng không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa ra hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với
hãng hàng không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng
khơng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu
với hãng hàng không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
Làm thế nào để thúc đẩy ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng
không của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng
khơng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
• Đối tượng khảo sát
Người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi khơng gian
Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.2 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 4/12/2022 đến ngày 3/5/2023.
4
1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Với ý nghĩa khoa học, nghiên cứu giúp mở rộng các nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín
dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng cũng như đóng góp thêm tài liệu về đồng
thương hiệu. Từ mơ hình đề xuất, nghiên cứu phân tích và đưa ra kết quả các yếu tố ảnh
hưởng cũng như yếu tố tác động mạnh nhất, yếu nhất đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng
thương hiệu với hãng hàng khơng. Qua đó, nghiên cứu cũng giúp một phần nào cho các
nhà nghiên cứu về đồng thương hiệu tiếp theo khi có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương
hiệu với hãng hàng không giúp các hãng hàng không và ngân hàng hợp tác tạo ra thẻ tín
dụng đồng thương hiệu nắm bắt được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có thêm một cái nhìn cụ thể hơn về đánh giá
cũng như quan điểm của người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có thể xem
xét, tham khảo các hàm ý quản trị trong nghiên cứu này để hoàn thiện hơn về sản phẩm
cũng như dịch vụ của thẻ tín dụng đồng thương hiệu này nhằm tăng cường, nâng cao ý
định sử dụng thẻ tín dụng đồng thương hiệu với hãng hàng khơng của người tiêu dùng.
1.7 Kết cấu đề tài khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu.
Chương 5: Kết luận.
Tóm tắt chương 1
5
Chương 1 nêu lên tổng quan về đề tài nghiên cứu, cụ thể là lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của khóa
luận.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm ý định
Nysveen (như trích dẫn trong Simanjuntak & Keni, 2022) xác định ý định sử dụng là tác
dụng của những ảnh hưởng động cơ, ảnh hưởng thái độ, ảnh hưởng xã hội và những ảnh
hưởng liên quan đến tài nguyên. Hơn nữa, Ajzen (1991) cho rằng ý định là những dấu hiệu
mà cho thấy người đó sẵn sàng cố gắng bao nhiêu, dự định sẽ nỗ lực đến mức nào để thực
hiện các hành vi của mình. Cho nên khi thực hiện một hành vi cụ thể nào đó thì điều đầu
tiên cần có là ý định về hành vi đó.
Nếu con người có ý định về một hành vi nào đó càng mạnh mẽ thì việc thực hiện hành vi
đó sẽ càng cao (Ajzen, 1991). Cùng quan điểm, Bùi Thu Huyền và Đào Trung Kiên (2019)
cũng cho rằng “ý định là yếu tố được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi của
cá nhân” (tr. 76). Người mà có ý định sử dụng cao thì sẽ có xu hướng tích cực hơn trong
việc tìm kiếm hay tìm hiểu về các thơng tin so với người mà có ý định sử dụng thấp (Keni,
Tjoe, Wilson, Negara, 2020). Ý định sẽ thúc đẩy người tiêu dùng quyết định sử dụng hoặc
thực hiện các hành động liên quan đến hành vi đó.
2.1.2 Thẻ tín dụng
Theo Simanjuntak và Keni (2022), thẻ tín dụng là một nghiệp vụ mở rộng của ngân hàng.
Khi thẻ tín dụng đã phát triển thì người tiêu dùng cũng đã dần chấp nhận với khái niệm về
tín dụng (Liu và cộng sự, 2012). Khi gặp những khó khăn về tài chính như chi tiêu lớn hơn
thu nhập và giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng là sử dụng thẻ tín dụng –
một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi (Toraman, Kilic & Bugan, 2016).
Siamat (như trích dẫn trong Sari & Rofaida, 2011) định nghĩa thẻ tín dụng là thẻ được sử
dụng như phương tiện thanh toán cho các giao dịch hàng hóa hay dịch vụ mà việc trả tiền
được thực hiện sau và có thể trả một lần hoặc trả góp với số tiền tối thiểu nhất định. Cùng
quan điểm, Yee và cộng sự (như trích dẫn trong Sheraz, Khadim, Ullah & Ullah, 2021)
cũng cho rằng thẻ tín dụng là công cụ hỗ trợ cho người tiêu dùng mua hàng trước và trả
tiền sau.
7
Theo tác giả, thẻ tín dụng là thẻ được cung cấp cho người tiêu dùng và người đó có thể
dùng số tiền trong hạn mức tín dụng để mua hàng hay sử dụng cho bất cứ việc gì và sẽ trả
lại số tiền đó sau.
2.1.3 Đồng thương hiệu
Theo Leuthesser, Kohli và Suri (2003), “Đồng thương hiệu là sự kết hợp và giữ lại hai hoặc
nhiều thương hiệu để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất” (tr. 36). Ngoài ra, Park,
Jun và Shocker (1996) cũng cho rằng đồng thương hiệu là việc kết hợp hai thương hiệu đã
có mặt trên thị trường để tạo ra một thương hiệu tổng hợp mới từ hai thương hiệu đó cho
một sản phẩm mới. Besharat (như trích dẫn trong Cândido, 2021) xem đồng thương hiệu
là một công cụ đặc biệt mạnh mẽ có khả năng làm mới hình ảnh thương hiệu, cải thiện trải
nghiệm của khách hàng. Và trong giai đoạn hay thời gian này thì các bên hợp tác đồng
thương hiệu cần có sự tin tưởng và ln đồng hành hỗ trợ lẫn nhau để mối quan hệ hợp tác
càng vững bền hơn (Lu, Ji & Zhang, 2020). Đồng thương hiệu được Balachander và Ghose
(2003) chia sẻ như mở rộng thương hiệu. Việc mở rộng đó cũng được xem là bản chất của
đồng thương hiệu (Lee & Decker, 2009).
Thương hiệu A
Mở rộng
thương hiệu
Thương hiệu B
Mở rộng
thương hiệu
Đồng thương hiệu (AB)
(Giới thiệu sản phẩm đồng thương hiệu mới)
Hình 2.1: Bản chất của đồng thương hiệu
Nguồn: Lee và Decker, 2009
Trong nghiên cứu của Helmig, Huber và Leeflang (2008), “Đồng thương hiệu đại diện cho
một chiến lược liên minh thương hiệu dài hạn, trong đó một sản phẩm được gắn thương
hiệu và nhận dạng đồng thời bởi hai thương hiệu” (tr. 360). Desai và Keller (như trích dẫn
trong Simanjuntak & Keni, 2022) nhận định đồng thương hiệu là chiến lược của hai hoặc
nhiều thương hiệu hợp nhất để cung cấp các yếu tố của từng thương hiệu cho khách hàng
8
của họ. Bằng việc kết hợp các thương hiệu lại với nhau cũng sẽ làm tăng giá trị của từng
thương hiệu tham gia nhờ sức mạnh hợp tác giữa các thương hiệu. Cùng với đó, Blackett
và Boad (như trích dẫn trong Ueltschy & Laroche, 2011) cũng xem đồng thương hiệu là
sự nâng cao lẫn nhau của các thương hiệu thông qua sự liên kết bền vững, chặt chẽ của một
sản phẩm hay dịch vụ. Đối với thương hiệu đã vững bền trên thị trường, đồng thương hiệu
mang lại cho người tiêu dùng sự đảm bảo cao hơn về chất lượng cũng như độ tin cậy của
sản phẩm (Cândido, 2021), nâng cao lòng trung thành, đem lại cho doanh nghiệp một
nguồn thu nhập mới hay với thương hiệu mới thành lập, nó đem lại sự tín nhiệm, sự tin cậy
của người tiêu dùng về thương hiệu mới đó (Ueltschy & Laroche, 2011), làm tăng sự thân
thiết của khách hàng đối với các công ty.
Trong nghiên cứu này, đồng thương hiệu là việc các cơng ty đã có thương hiệu của riêng
mình cùng nhau hợp tác để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mang thương hiệu chung của
các công ty đó.
2.1.4 Thẻ tín dụng đồng thương hiệu
Munyoki (2010) định nghĩa, “Thẻ tín dụng đồng thương hiệu là thẻ tín dụng được cung
cấp bởi một cơng ty thẻ tín dụng và được cả ngân hàng và thương gia bán lẻ đồng tài trợ”
(tr. 3) và cơng ty thẻ tín dụng đó cũng có thể là chính ngân hàng hợp tác đồng thương hiệu.
Hơn thế nữa, để mở rộng thị phần và có được lợi nhuận cao thì các ngân hàng đang tìm
kiếm các đối tác chiến lược tiềm năng như hãng hàng khơng (Liu và cộng sự, 2012).
Thẻ tín dụng đồng thương hiệu có thể được xem là một chiến lược của ngành ngân hàng.
Và chiến lược này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi có thể thực hiện các giao
dịch tài chính nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn - theo Pflipsen (như trích dẫn trong
Fedrian, Susanto & Gunadi, 2022). Khơng chỉ vậy, thẻ tín dụng đồng thương hiệu cũng
đem đến những ưu đãi hấp dẫn cho người dùng như giảm giá, tích điểm, hồn tiền… Chiến
lược đồng thương hiệu giữa ngân hàng và các nhà bán lẻ như hãng hàng không đã trở thành
trung tâm của sự thành công trong thị trường cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng (Munyoki,
2010).
9
2.2 Các mơ hình lý thuyết về ý định sử dụng
2.2.1 Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Theo lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975), hành vi được điều
khiển bởi ý định hành vi. Và có 2 yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi là thái độ và chuẩn
mực chủ quan.
Niềm tin về kết
quả hành động
Thái độ
Đánh giá kết quả
hành động
Ý định
hành vi
Hành vi
Niềm tin vào
chuẩn mực của
người xung quanh
Động lực để tuân
thủ những người
xung quanh
Chuẩn mực
chủ quan
Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
Thái độ: Thái độ được Ajzen và Fishbein (1975) cho rằng là đánh giá một đối tượng, hành
động hay sự kiện nào đó của một cá nhân và nó nói lên cảm giác thuận lợi hay không thuận
lợi của cá nhân đối với đối tượng, hành động đó. Hơn nữa, “thái độ được xác định bởi niềm
tin về kết quả của việc thực hiện hành vi và việc đánh giá những kết quả mong đợi này”
(Otieno, Liyala, Odongo, Abeka, 2016, tr. 3). Khi những người có cùng một niềm tin nhưng
đánh giá về các thuộc tính liên quan lại khác nhau thì thái độ cũng sẽ khác nhau và ngược