TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒNG MINH CHÂU
19456401
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA
HÀNG TÍCH TRỮ CỦA KHÁCH HÀNG TRONG
ĐẠI DỊCH COVID- 19 Ở TPHCM: VAI TRÒ
TRUNG GIAN CỦA SỰ LO LẮNG VÀ DỰ ĐOÁN
HỐI TIẾC
Chuyên ngành: ĐẠI HỌC CHẤT LƯỢNG CAO - MARKETING
Mã chun ngành: 7340115C
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN VĂN KHỐT
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOÀNG MINH CHÂU
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA
HÀNG TÍCH TRỮ CỦA KHÁCH HÀNG TRONG
ĐẠI DỊCH COVID- 19 Ở TPHCM: VAI TRÒ
TRUNG GIAN CỦA SỰ LO LẮNG VÀ DỰ ĐOÁN
HỐI TIẾC
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
GVHD : TS. TRẦN VĂN KHOÁT
SVTH : HỒNG MINH CHÂU
LỚP
: DHMK15ATT
KHĨA : 2019 - 2023
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
i
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Mua hàng tích trữ là một hành vi tiêu dùng điển hình do khủng hoảng gây ra, đã xảy ra ở
nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nghiên cứu này thực hiện nhằm
mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng
trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM, liên quan đến vai trò trung gian của sự lo lắng và dự
đoán hối tiếc. Với phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng, khảo sát 351
khách hàng đã mua hàng hóa trong thời kỳ diễn ra dịch Covid-19 ở TP.HCM. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bốn yếu tố tác động đến hành vi mua hàng tích trữ là: Sự lo lắng, cảm
nhận sự khan hiếm, nhận thức mức độ nghiêm trọng và dự đốn hối tiếc. Trong đó, sự lo
lắng tác động mạnh nhất đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng. Bên cạnh đó, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy sự lo lắng đóng vai trị trung gian giữa sự không chắc chắn,
cảm nhận sự khan hiếm và hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng. Mặt khác, dự đốn
hối tiếc khơng giữ vai trị trung gian giữa cảm nhận sự khan hiếm và hành vi mua hàng tích
trữ, mà trở thành yếu tố độc lập tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng tích trữ của khách
hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề xuất một số
hàm ý giúp các nhà hoạch định cũng như các doanh nghiệp liên quan có những chính sách
và giải pháp phù hợp để hạn chế và giảm thiểu tình trạng mua hàng tích trữ của người tiêu
dùng liên quan đến bối cảnh đại dịch trong tương lai.
Từ khóa: Covid-19, dự đốn hối tiếc, mua hàng tích trữ, sự lo lắng, thành phố Hồ Chí
Minh.
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh cùng Ban lãnh đạo khoa Quản trị kinh doanh đã tạo nhiều điều kiện thuận
lợi để tơi có thể thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt tơi xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Trần Văn Khoát –
người hướng dẫn khoa học của khóa luận đã ln tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên
và hỗ trợ tôi về các quy chuẩn nội dung, kiến thức và phương pháp để tơi có thể hồn thành
tốt khóa luận.
Mặc dù tơi ln cố gắng hết mình để hồn thành khóa luận một cách hồn thiện và chỉnh
chu nhất nhưng do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và trải nghiệm thực tế nên nội dung
của bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được nhận sự chỉ bảo, đóng góp
và góp ý của Q Thầy/Cơ để tơi có thể rút kinh nghiệm và có thêm nhiều bài học.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Ngày 08 tháng 06 năm 2023
Sinh viên
Hoàng Minh Châu
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và TS. Trần Văn Khốt. Các
số liệu, kết quả và phân tích trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và được tôi tự thu
thập, trích dẫn. Tuyệt đối khơng sao chấp từ bất kì một tài liệu nào dưới bất kỳ hình thức
nào. Việc tham khảo nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu theo
đúng quy định.
Ngày 08 tháng 06 năm 2023
Sinh viên
Hoàng Minh Châu
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: TS. Trần Văn Khoát
Mã số giảng viên: 01028029
Họ tên sinh viên: Hoàng Minh Châu
MSSV: 19456401
Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu
và minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra
đánh giá.
TP. HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2023
Ký tên xác nhận
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Marketing
Kính gửi:
Khoa Quản trị kinh doanh
Họ và tên sinh viên: Hoàng Minh Châu
Hiện là học viên lớp: ĐHMK15ATT
Mã học viên: 19456401
Khóa học: Khóa K15
Chuyên ngành: Marketing
Hội đồng: HĐ 20
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng trong đại dịch
Covid- 19 ở TP.HCM: Vai trò trung gian của sự lo lắng và dự đốn hối tiếc.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến
của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)
- Bổ sung cơ sở dữ liệu thứ cấp liên quan đến - Tác giả đã bổ sung các dữ liệu thứ cấp
vấn đề nghiên cứu.
(mục 4.1).
- Tác giả kế thừa gì từ lý thuyết nền để hình - Tác giả đã biện luận kế thừa từ lý thuyết
thành mơ hình nghiên cứu.
nền và các nghiên cứu liên quan trong
mục 2.3 (trang 14) để hình thành các giả
thuyết và mơ hình nghiên cứu.
- Bổ sung những biện luận để chỉ ra khe - Tác giả đã bổ sung (mục 2.3).
hổng nghiên cứu trước.
- Một số bảng thiết kế chưa gọn.
- Tác giả đã chỉnh sửa các bảng lại cho gọn
hơn.
- Bổ sung tóm tắt chương 3.
- Tác giả đã bổ sung (mục 3.7).
- Bổ sung mô tả các bước của quy trình - Tác giả đã bổ sung (mục 3.1).
nghiên cứu.
vi
Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Trần Văn Khốt
Hồng Minh Châu
vii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu chi tiết: ................................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ:............................................................................................... 4
1.5.2 Nghiên cứu chính thức: ...................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 5
1.7 Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6
2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 6
2.2. Các nghiên cứu liên quan ......................................................................................... 9
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 9
viii
2.2.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 12
2.2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ trong đại dịch
Covid -19 ................................................................................................................... 13
2.3. Cơ sở hình thành các giả thuyết ............................................................................. 13
2.4 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................. 20
2.4.1 Mơ tả mơ hình nghiên cứu................................................................................ 20
2.4.2 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 21
2.5 Tóm tắt chương 2..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 22
3.2 Nghiên cứu tài liệu và đề xuất thang đo .................................................................. 23
3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 27
3.3 Thang đo sơ bộ ........................................................................................................ 29
3.3.1 Thang đo “Nhận thức mức độ nghiêm trọng” .................................................. 29
3.3.2 Thang đo “Sự không chắc chắn” ...................................................................... 30
3.3.3 Thang đo “Cảm nhận sự khan hiếm” ............................................................... 30
3.3.4 Thang đo “Sự lo lắng” ...................................................................................... 31
3.3.5 Thang đo “Dự đoán hối tiếc”............................................................................ 32
3.3.6 Thang đo “Mua hàng tích trữ”.......................................................................... 32
3.3.5 Bảng câu hỏi sơ bộ ........................................................................................... 33
3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................................. 33
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 34
ix
3.4.3 Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................... 34
3.4.4. Đánh giá sơ bộ thang đo .................................................................................. 34
3.5 Bảng câu hỏi chính thức .......................................................................................... 39
3.6 Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................................... 39
3.6.1 Mẫu khảo sát chính thức................................................................................... 39
3.6.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 39
3.6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 40
3.7 Tóm tắt chương 3..................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 43
4.1 Tổng quan về mua hàng tích trữ trong đại dịch Covid-19 ...................................... 43
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................. 44
4.2.1 Thống kê mơ tả dữ liệu ..................................................................................... 44
4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ....................... 45
4.2.3 Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA ................................................. 48
4.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ....................................................................... 51
4.4 Kiểm định mơ hình lý thuyết và giả thuyết bằng phân tích tuyến tính SEM .......... 52
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 54
4.6 Tóm tắt chương 4..................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 57
5.1 Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu ......................................................... 57
5.2 Điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác ............................................................ 58
5.3 Đề xuất hàm ý quản trị ............................................................................................ 58
x
5.3.1 Hàm ý đối với yếu tố “sự lo lắng” .................................................................... 58
5.3.2 Hàm ý đối với yếu tố “sự khan hiếm” .............................................................. 59
5.3.3 Hàm ý đối với yếu tố “Nhận thức mức độ nghiêm trọng” ............................... 60
5.3.4 Hàm ý đối với yếu tố “dự đoán hối tiếc” .......................................................... 61
5.3.5 Hàm ý đối với yếu tố “sự không chắc chắn” .................................................... 62
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 64
xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ trong thời kì diễn
ra đại dịch Covid – 19 ....................................................................................................... 13
Bảng 3.1 Thang đo nháp .................................................................................................... 24
Bảng 3.2 Thang đo nhận thức mức độ nghiêm trọng ........................................................ 29
Bảng 3.3 Thang đo sự không chắc chắn ............................................................................ 30
Bảng 3.4 Thang đo cảm nhận sự khan hiếm ..................................................................... 31
Bảng 3.5 Thang đo sự lo lắng ............................................................................................ 31
Bảng 3.6 Thang đo dự đoán hối tiếc.................................................................................. 32
Bảng 3.7 Thang đo mua hàng tích trữ ............................................................................... 32
Bảng 4.1 Cronbach's Alpha thang đo "Nhận thức mức độ nghiêm trọng"........................ 46
Bảng 4.2 Cronbach's Alpha thang đo "Sự không chắc chắn" ........................................... 46
Bảng 4.3 Cronbach's Alpha thang đo “Cảm nhận sự khan hiếm” ..................................... 47
Bảng 4.4 Cronbach's Alpha thang đo “Cảm nhận sự khan hiếm” ..................................... 47
Bảng 4.5 Cronbach's Alpha thang đo “Dự đoán hối tiếc” ................................................. 48
Bảng 4.6 Cronbach's Alpha thang đo “Mua hàng tích trữ” ............................................... 48
Bảng 5.1 Giá trị trung bình yếu tố “sự lo lắng”................................................................. 59
Bảng 5.2 Giá trị trung bình yếu tố “sự khan hiếm” ........................................................... 60
Bảng 5.3 Giá trị trung bình yếu tố “nhận thức mức độ nghiêm trọng” ............................. 61
Bảng 5.4 Giá trị trung bình yếu tố “dự đốn hối tiếc” ...................................................... 62
Bảng 5.5 Giá trị trung bình yếu tố “dự đốn hối tiếc” ...................................................... 62
xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Noh Asiah Omar và cộng sự (2021)........................... 10
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Xue Li và cộng sự (2021) ........................................... 11
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Kum Fai Yuen và cộng sự (2022) .............................. 12
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 20
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 22
Hình 4.1 Kết quả khảo sát theo độ tuổi ............................................................................. 44
Hình 4.2 Kết quả khảo sát theo thu nhập........................................................................... 44
Hình 4.3 Kết quả khảo sát theo trình độ học vấn .............................................................. 45
Hình 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................................... 51
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFA: Confirm Factor Analysis
SEM: Structural Equation Modeling
MDNT: Nhận thức mức độ nghiêm trọng
SLL: Sự lo lắng
SKCC: Sự không chắc chắn
SKH: Cảm nhận sự khan hiếm
DDHT: Dự đốn hối tiếc
MHTT: Mua hàng tích trữ
xiv
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Dàn bài thảo luận (Khảo sát chuyên gia).
Phụ lục 02: Danh sách chuyên gia
Phụ lục 03: Kết quả nghiên cứu định tính
Phụ lục 04: Thang đo nháp
Phụ lục 05: Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ
Phụ lục 06: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sơ bộ
Phụ lục 07: Kết quả kiểm định nhân tố khám phá EFA dữ liệu sơ bộ
Phụ lục 08: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
Phụ lục 09: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chính thức
Phụ lục 10: Kết quả kiểm định nhân tố khám phá EFA dữ liệu chịnh thức
Phụ lục 11: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu chính thức
1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Dịch bệnh Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán (Trung
Quốc), đã trở thành một cuộc khủng hoảng, là mối đe dọa sức khỏe ngày càng tăng trên
toàn cầu (Yuen, Wang, Ma, & Li, 2020), ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại và định
hình hành vi của người tiêu dùng (Li, Zhou, Wong, Wang, & Yuen, 2021). Trong thời gian
xảy ra đại dịch Covid-19 nói trên, đặc biệt, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính
thức tun bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh Covid-19 và xác nhận là đại dịch trên toàn
cầu, nhiều người tiêu dùng lo lắng, hoảng sợ nên đã dẫn đến những thay đổi trong hành vi
của họ (Makwana, 2019). Một hiện tượng quan trọng đã được phát hiện ở nhiều quốc gia
là người tiêu dùng mua hàng tích trữ (panic buying), đặc biệt khi bắt đầu có Covid-19.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, hành vi mua hàng tích trữ đã xảy ra ở các quốc
gia trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Ý, Hồng Kông, Hàn Quốc và
Singapore. Nhiều người đổ xô đi mua các mặt hàng thiết yếu, khiến các Siêu thị địa phương
chỉ còn những kệ hàng trống (Yuen, Tan, Wong, & Wang, 2022).
Ở Việt Nam, trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 được xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 23/01/2020 (Coleman Justine, 2020). Đến tháng 4/2021 dịch bùng phát mạnh,
với nhiều ca nhiễm tập trung ở TP.HCM. Khi số lượng ca nhiễm bắt đầu tăng cao, cùng
với các chính sách giãn cách xã hội, cách ly phịng bệnh của Chính phủ, các chợ phải đóng
cửa để kiểm sốt dịch bệnh, nên với tâm lý lo lắng, nhiều người dân ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã đổ xơ đến các siêu thị mua tích trữ thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu (Hoàng
Mẫn, 2021). Người dân Hà Nội cũng mua hàng tích trữ dẫn đến quá tải ở các siêu thị
(Phương Thảo, 2021).
Vấn đề mua hàng tích trữ trong thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19 đã thu hút các học giả
quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu ở nước ngoài xem xét các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến việc mua hàng tích trữ trong thời kỳ Covid-19 của người tiêu dùng tại Singapore
(Yuen, Tan, Wong, & Wang, 2022), ảnh hưởng của sự không chắc chắn, nhận thức về mức
độ nghiêm trọng, về sự khan hiếm và lo lắng đến việc mua hàng tích trữ trong đại dịch
2
Covid-19 của người tiêu dùng ở Malaysia (Omar, Nazri, Ali, & Alam, 2021), nghiên cứu
điều gì ảnh hưởng đến hành vi mua tích trữ của người tiêu dùng Singapore dựa trên lý
thuyết hệ thống kép (Li, Zhou, Wong, Wang, & Yuen, 2021), các yếu tố xã hội như sự
khan hiếm và hối tiếc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tích trữ trong đại dịch Covid19 (Yuen, Tan, Wong, & Wang, 2022). Ở trong nước chưa có nhiều nghiên cứu về hành vi
mua hàng tích trữ. Tác giả mới nhận thấy nghiên cứu của (Thái Trí Dũng, 2022), xem xét
hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch
Covid-19. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua hàng tích trữ của người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19,
đề cập đến vai trò trung gian của nhận thức sự khan hiếm và hối tiếc đã lường trước. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy nhận thức mức độ nghiêm trọng trong đại dịch Covid19, sự không chắc chắn và nhận thức sự khan hiếm có ảnh hưởng đến sự lo lắng của người
tiêu dùng và dẫn đến việc họ mua hàng tích trữ (Omar, Nazri, Ali, & Alam, 2021). Hay nói
cách khác, sự lo lắng có vai trò trung gian giữa nhận thức mức độ nghiêm trọng trong đại
dịch Covid-19, sự không chắc chắn, nhận thức sự khan hiếm và hành vi mua hàng tích trữ.
Cho đến thời điểm này, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mặc dù dịch Covid-19 khơng
cịn là tình trạng khẩn cấp, nhưng chưa hẳn đã kết thúc. Do vậy, việc nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở
Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua vai trị trung gian của sự lo lắng và dự đoán hối tiếc
trong bối cảnh hiện nay (sau Covid-19) là vấn đề cần thiết nhằm xác định rõ hơn các mối
quan hệ giữa yếu tố tâm lý - xã hội và hành vi mua hàng tích trữ mà nghiên cứu của (Thái
Trí Dũng, 2022) chưa đề cập đến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý giúp các nhà hoạch định cũng như các doanh
nghiệp liên quan có những chính sách và giải pháp phù hợp để hạn chế và giảm thiểu tình
trạng mua hàng tích trữ của người tiêu dùng liên quan đến bối cảnh đại dịch trong tương
lai. Chính vì thế, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng trong đại dịch Covid- 19 ở TP.HCM: vai trò
trung gian của sự lo lắng và dự đốn hối tiếc” để làm khóa luận tốt nghiệp.
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng trong đại
dịch Covid- 19 ở TP.HCM: vai trò trung gian của sự lo lắng và dự đoán hối tiếc.
1.2.2 Mục tiêu chi tiết:
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng, dự đoán hối tiếc và hành vi mua hàng
tích trữ của khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM.
Xác định ảnh hưởng của sự lo lắng và dự đoán hối tiếc đến hành vi mua hàng tích trữ của
khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự lo lắng, dự đoán hối tiếc, hành vi mua
hàng tích trữ, và ảnh hưởng của sự lo lắng, dự đoán hối tiếc đến hành vi mua hàng tích trữ
của khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM.
Đề xuất hàm ý quản trị giúp hạn chế và giảm thiểu hành vi mua hàng tích trữ của khách
hàng ở TP.HCM liên quan đến các bối cảnh đại dịch trong tương lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng, dự đoán hối tiếc và hành vi mua hàng tích trữ của
khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM?
Yếu tố sự lo lắng và dự đốn hối tiếc có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của
khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự lo lắng, dự đoán hối tiếc, hành vi mua hàng tích
trữ, và mức độ ảnh hưởng của sự lo lắng, dự đoán hối tiếc đến hành vi mua hàng tích trữ
của khách hàng trong đại dịch Covid-19 ở TP.HCM như thế nào?
Những hàm ý quản trị nào giúp hạn chế và giảm thiểu hành vi mua hàng tích trữ của khách
hàng ở TP.HCM liên quan đến các bối cảnh đại dịch trong tương lai?
4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách hàng trong đại dịch Covid19 ở TP.HCM: Vai trò trung gian của sự lo lắng và dự đoán hối tiếc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 02/2023 – 05/2023.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Sử dụng phương pháp định tính để: Tổng hợp các nghiên cứu, tài liệu lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan đến ý định nghiện mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của
giới trẻ. Phỏng vấn chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
tích trữ của khách hàng trong đại dịch Covid- 19 ở TP.HCM: vai trò trung gian của sự lo
lắng và dự đoán hối tiếc.
Sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ: Phỏng vấn từ 50 – 100 khách hàng bằng bảng câu
hỏi khảo sát. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, đánh giá giá trị thang
đo bằng bảng phân tích nhân tố khám phá (EFA).
1.5.2 Nghiên cứu chính thức:
Sử dụng phương pháp định lượng. Phỏng vấn 351 khách hàng ở khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh. Tiếp tục sử dụng Cronbach’s Alpha và phân tích EFA để đánh giá độ tin cậy và
giá trị thang đo. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy (hoặc
bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM).
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này tìm hiểu được bản chất, sự ảnh hưởng của các yếu tố đến vấn đề mua hàng
tích trữ, đồng thời đưa ra các hàm ý quản trị. Nghiên cứu sẽ đóng góp vào hệ thống nghiên
5
cứu của Việt Nam về vấn đề mua hàng tích trữ và đặt nền móng cho các nghiên cứu chuyên
sâu hơn về đề tài này ở Việt Nam.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này tìm hiểu các các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của khách
hàng trong đại dịch Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh: Vai trò trung gian của sự lo lắng
và dự đốn hối tiếc. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị giúp hạn chế và giảm thiểu hành vi
mua hàng tích trữ của khách hàng ở TP.HCM liên quan đến các bối cảnh đại dịch trong
tương lai.
1.7 Kết cấu của nghiên cứu
Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các lý thuyết liên quan đến hành vi và tâm lý của người tiêu dùng
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) của Fishbein & Ajzen (1975)
xác định hành vi thực sự của con người ảnh hưởng bởi ý định của người đó đối với hành
vi sắp thực hiện. Ý định lại chịu sự tác động của hai nhân tố chính là thái độ cá nhân và
chuẩn mực chủ quan. Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với
hành vi tiếp theo (Fishen & Ajzen, 1975). Chuẩn mực chủ quan là nhân tố ảnh hưởng đến
ý định hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân bị ảnh hưởng bởi những người
quan trọng hay sự kiện quan trọng. Bên cạnh đó, lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of
Planned Behavior – TPB) của Ajzen (1991) là sự cải tiến đáng kể từ thuyết hành động hợp
lý TRA (Fishen & Ajen ,1975). Thuyết hành vi có kế hoạch đã khắc phục các nhược điểm
của thuyết hành động hợp lý. Theo TPB, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về
kiểm soát hành vi tác động đến ý định hành động của người tiêu dùng. So với thuyết hành
động hợp lý TRA, thuyết hành vi có kế hoạch TPB bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm
soát hành vi tác động đến ý định hành vi. Do vậy, TRA và TPB là một trong những cơ sở
lý thuyết có liên quan đến hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng.
Ngồi ra, theo Nor Asiah Omar và cộng sự (2021), các mơ hình nghiên cứu liên quan đến
mua hàng tích trữ cịn được phát triển dựa trên ba lý thuyết tâm lý: lý thuyết hệ thống ức
chế hành vi của Gray (1977), lý thuyết phản ứng của Brchm và Brehm (1981), và lý thuyết
kỳ vọng của Reiss và McNally (1985). (1) Lý thuyết hệ thống ức chế hành vi (Behavioral
inhibition system theory) cho rằng bộ não con người có ba hệ thống cảm xúc liên quan với
nhau là: hệ thống ức chế hành vi, hệ thống kích hoạt hành vi và hệ thống kiểm soát hành
vi (Gray, 1977). Lý thuyết này cho rằng sự lo lắng của các cá nhân là kết quả của kích thích
gây khó chịu, hạn chế họ cư xử một cách thoải mái và tự nhiên (Hagopian và Ollendick,
1994). Khi cảm xúc gặp phải những kích thích tiêu cực, sẽ khiến mọi người lo lắng và họ
tổ chức cuộc sống của mình theo cách có thể tránh được tình huống gây lo lắng
(MacAndrew và Steele, 1991). (2) Lý thuyết phản ứng (Reactance theory) là một lý thuyết
tâm lý học nhằm mục đích giải thích phản ứng của các cá nhân sau khi trải qua mối đe dọa
7
về tự do (Brchm và Brehm, 1981). Theo lý thuyết này, việc nhận thức được mối đe dọa đối
với tự do của một cá nhân tạo ra trạng thái động lực nhằm giành lại quyền tự do bị ảnh
hưởng và ngăn chặn sự mất mát của những người khác (Gogarty, 1997). (3) Lý thuyết kỳ
vọng (Expectancy theory) chỉ ra rằng kỳ vọng nguy hiểm của một cá nhân và sự nhạy cảm
với đối tượng nguy hiểm thúc đẩy họ thực hiện các hành động cần thiết để tránh kích thích
sợ hãi (Reiss, 1991). Lý thuyết này còn lập luận rằng nỗi sợ hãi của các cá nhân có thể thay
đổi dựa trên kết quả tiêu cực dự kiến của họ và độ nhạy cảm của kết quả tiêu cực có liên
quan đến lo lắng hoặc hoảng sợ (Reiss, 1991).
Mặc dù các lý thuyết tâm lý nói trên thường ít được áp dụng trong bối cảnh sức khỏe. Tuy
nhiên, theo Nor Asiah Omar và cộng sự (2021), có thể sử dụng những lý thuyết này để giải
thích hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng, vì các yếu tố tâm lý đóng vai trị quan
trọng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 (Sim và cộng sự, 2020; Yuen và cộng sự, 2020).
2.1.2. Mua hàng tích trữ
Mua hàng tích trữ (panic buying) được hiểu là hành vi người tiêu dùng mua bất thường
một số lượng lớn các mặt hàng để tránh khả năng thiếu hụt trong tương lai (Shou và cộng
sự, 2011). Tuy nhiên, mua hàng tích trữ khơng phải là một hiện tượng mới mà đã xảy ra
trong nhiều sự kiện lịch sử. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, ảnh hưởng đến khoảng
1/3 dân số thế giới, dịch bệnh này đã kích hoạt việc tích trữ các loại thuốc điều trị
(Freckelton, 2020). Trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, nhiều quốc gia đã trải qua tình
trạng thiếu lương thực và khẩu phần ăn. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962,
người Mỹ cũng dọn sạch các kệ hàng ở Siêu thị.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mua hàng tích trữ làm gián đoạn chuỗi cung ứng (Shou
và cộng sự, 2011), thúc đẩy lệnh cấm xuất khẩu (Blas, 2008), gây bất ổn cho hệ thống kinh
tế vĩ mô (Woertz, 2010) và dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao (Shou và cộng sự, 2011).
Tolin và cộng sự (2015) cho rằng hành vi mua hàng tích trữ rất phức tạp và đa dạng, do
người tiêu dùng lo lắng, hoảng sợ dẫn đến việc mua hàng hoảng loạn. Trong đại dịch Covid19, người tiêu dùng lo lắng liên quan đến sự an toàn và sinh kế của họ. Để đối phó với Sự
khó chịu này, các cá nhân có thể chuyển sang cơ chế đối phó dưới hình thức mua hàng tích
trữ (Halimin Herjanto, 2021).
8
2.1.3. Sự lo lắng
Sự lo lắng (Anxiety) là một cảm giác mất cân bằng tổng quát hoặc không xác định (Turner,
1988). Sự lo lắng xuất phát từ cảm giác khó chịu, căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi về những
gì có thể xảy ra (Stephan và Stephan, 1985). Lo lắng là kết quả của tác động kết hợp giữa
căng thẳng và nhận thức về mối đe dọa từ kết quả tiêu cực, mặc dù mối đe dọa đó có thể
khơng có thật (Stephan và cộng Sự, 1999). Sự lo lắng có thể khiến mọi người hành động
một cách lúng túng hoặc làm tăng hiệu quả của họ bằng cách tác động đến các hành vi chủ
động (Stephan và cộng Sự, 1999). Trong trạng thái lo lắng, người tiêu dùng có xu hướng
hành động theo cách khơng thích rủi ro và đánh giá các kích thích mơ hồ là rủi ro (Lerner
và Keltner, 2001). Trong đại dịch Covid-19, việc thực hiện cách ly, phong tỏa ở một số
quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ đã tạo ra mức độ bất ổn, ảnh hưởng đến sự lo
lắng và căng thẳng của những người khơng thể ra ngồi hoặc gặp gỡ bạn bè (Arumugam,
2020). Lịch sử đã chứng minh rằng các biện pháp cực đoan như cách ly có thể khiến mọi
người cảm thấy dễ bị tổn thương hơn chính căn bệnh này (Glass và Schoch-Spana, 2002).
Theo lý thuyết hệ thống ức chế hành vi (Gray, 1977), các Sự kiện bất ngờ có thể ảnh hưởng
đến sự ức chế hành vi và có liên quan chặt chẽ đến sự lo lắng. Sự bùng phát bất ngờ của
đại dịch Covid-19 và những quyết định phong tỏa ở nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến trạng
thái tinh thần của người dân, tạo ra một số bất ổn, dẫn đến tình trạng mua hàng tích trữ trên
thị trường tiêu dùng (Yuen và cộng sự, 2020). Các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng việc
mua hàng tích trữ có thể giúp người tiêu dùng giải thốt khỏi sự lo lắng xuất hiện từ sự
khơng chắc chắn và những cảm giác tiêu cực khác trong bối cảnh đại dịch (Sim và cộng
Sự, 2020). Nghiên cứu của Nor Asiah Omar và cộng sự (2021) đã xác nhận sự lo lắng đóng
vai trị trung gian giữa sự không chắc chắn, nhận thức mức độ nghiêm trọng, cảm nhận sự
khan hiếm và hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch Covid19. Phần tiếp theo trình bày vai trị trung gian trong nghiên cứu này là dự đoán hối tiếc hay
sự hối tiếc đã lường trước.
2.1.4. Dự đoán hối tiếc
Dự đoán hối tiếc (Anticipated regret) được hiểu là việc xem xét các cảm xúc tiêu cực, hối
tiếc, khi quyết định thực hiện một hành động để ngăn chặn một kết quả không mong muốn
(Baumeister và cộng sự, 2007; Sandberg và Conner, 2008; Wood và Schulman, 2021). Vì
9
vậy, với dự đoán về tương lai bất ổn, người tiêu dùng muốn thực hiện các hành động phòng
ngừa và mua hàng để tránh hối tiếc trong tương lai khi phải trả giá cao hơn hoặc gặp phải
tình huống hết hàng. Trong tình trạng bất ổn cao, người tiêu dùng lường trước cảm giác
hối tiếc nếu họ không mua hàng tích trữ trong khi họ vẫn cịn khả năng mua được (Gupta
và Gentry, 2019). Hối tiếc thường được xác định là một cảm xúc tiêu cực mà một người
trải qua khi suy ngẫm về kết quả của hoàn cảnh hiện tại của mình có thể tốt hơn như thế
nào, nếu anh ta đã quyết định hoặc hành động khác đi (IResearchNet, 2020). Mặc dù sự
hối tiếc thường được trải nghiệm khi nhìn lại một quyết định, nhưng sự dự đốn hối tiếc
xảy ra trước khi đưa ra lựa chọn, khi một cá nhân tưởng tượng ra sự hối tiếc mà anh ta cảm
thấy nếu đưa ra một quyết định cụ thể (SomaSundaram và Diecidue, 2017; Wong và
Kwong, 2007). Kum Fai Yuen và cộng sự (2022) đã cho thấy dự đoán hối tiếc đóng vai trị
trung gian giữa cảm nhận sự khan hiếm và hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
2.2.1.1 Nghiên cứu của Noh Asiah Omar và cộng sự (2021)
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tâm lý như sự không chắc chắn, nhận thức về mức độ
nghiêm trọng, nhận thức về sự khan hiếm và lo lắng ảnh hưởng như thế nào đến hành vi
mua hàng hoảng loạn của người tiêu dùng ở Malaysia trong bối cảnh đại dịch Covid-19
bùng phát vào năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự không chắc chắn và nhận thức
về sự khan hiếm có liên quan tích cực đến sự lo lắng nhưng không liên quan đến hành vi
mua hàng tích trữ của người tiêu dùng. Ngồi ra, sự lo lắng đóng vai trị trung gian cho
mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng.
Những phát hiện này hỗ trợ cho việc thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát
triển một chiến lược bán lẻ linh hoạt hơn và cải thiện dịch vụ người tiêu dùng. Theo Nor
Asiah Omar và cộng sự (2021) các nghiên cứu trong tương lai nên thực hiện trong các bối
cảnh khác và ở các nền văn hóa khác. Vì tình trạng mua hàng tích trữ đã xảy ra trên tồn
cầu sau khi bùng phát Covid-19, do đó, nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc
kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số này trong một bối cảnh khác. Mô hình nghiên cứu
được trình bày trong hình 2.3.