Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động (mobile banking) của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 138 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ THU HẰNG
19445991

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG NGÂN HÀNG DI ĐỘNG (MOBILE
BANKING) CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. HUỲNH QUANH MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ THU HẰNG
19445991


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH SỬ DỤNG NGÂN HÀNG DI ĐỘNG (MOBILE
BANKING) CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD : TS. HUỲNH QUANG MINH
SVTH : PHẠM THỊ THU HẰNG
LỚP

: DHQT15A

KHÓA : 2019 - 2023

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


iii

PHẠM THỊ THU HẰNG

GÁY BÌA KHĨA LUẬN



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH




NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ngân hàng di động (Mobile
banking) của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” sử dụng ba
lý thuyết nền tảng làm cơ sở là mô hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), lý thuyết thống nhất và
chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Dựa trên cơ
sở lý thuyết, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu chính thức gồm 5 biến độc lập: Nhận thức
hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Cảm nhận sự tin cậy
và biến phụ thuộc Ý định sử dụng. Sau khi thu thập được 300 dữ liệu, tác giả lọc bỏ những dữ
liệu không hợp lệ, cịn lại 284 mẫu cho việc phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ngân hàng di động của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các phân tích được thực hiện gồm phân tích thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định tương quan Pearson, phân tích hồi quy,
kiểm định giá trị trung bình, phân tích T-test và phân tích phương sai ANOVA.
Kết quả cho thấy ý định sử dụng được ảnh hưởng tích bởi cả 5 yếu tố, trong đó cảm nhận dễ
sử dụng có tác động tích cực nhất và ảnh hưởng xã hội ít tác động tới ý định sử dụng. Đây sẽ
là cơ sở để tác giả đưa ra hàm ý quản trị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy ý
định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Ngoài ra, tác giả đề cập thêm những điểm hạn chế và đề xuất hướng phát triển cho
những nghiên cứu tiếp theo.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu được hồn thiện khơng thể thiếu sự hỗ trợ nhiệt tình từ thầy Huỳnh Quang

Minh cũng như Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội để em
thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Quang Minh, từng là giảng viên và
hiện là thầy hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp của em trong học kỳ này. Em cảm ơn thầy đã hỗ
trợ em từ những ngày đầu thực hiện nghiên cứu. Từ những góp ý, phản biện của thầy đã giúp
em có hướng nghiên cứu phù hợp và giải quyết được những khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại
học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm làm nền
tảng cho em thực hiện được nghiên cứu này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người nhiều sức khoẻ.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2023
Sinh viên


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và
các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Sinh viên


iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: TS. Huỳnh Quang Minh

Mã số giảng viên: 0199900243
Họ tên sinh viên: Phạm Thị Thu Hằng

MSSV: 19445991

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên ework.fba.iuh.edu.vn trong lớp
học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và minh
chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh giá.
TP. HCM, ngày 12 tháng 05 năm 2023
Ký tên xác nhận

TS. Huỳnh Quang Minh




vi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thu Hằng
Hiện là học viên lớp: DHQT15A


Mã học viên: 19445991
Khóa học: 2019 - 2023

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hội đồng: 28 (10)

Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động (Mobile Banking)
của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản biện.
Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình bảo
lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến
của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các nội
dung góp ý của hội đồng trước khi chỉnh sửa
hoặc giải trình)

Chương 4: Bổ sung phần giải thích các Đã bổ sung phần giải thích và nêu nguyên nhân
biến quan sát tại sao đạt giá trị mean thấp tại sao các biến quan sát có giá trị mean thấp
(nêu nguyên nhân)
Phụ lục: xem lại bảng khảo sát: đề tài là Vẫn giữ lại tên đề tài là ý định sử dụng và biện
ý định thì phải khảo sát sinh viên chưa luận lý do lựa chọn đối tượng khảo sát là sinh
sử dụng cịn nếu đã sử dụng thì đề tài là viên đã sử dụng ngân hàng di động

quyết định
Thêm lập luận để chọn biến vào mơ hình Đã thêm lập luận để chọn biến vào mơ hình


vii

Chưa sắp xếp thứ tự ưu tiên trong Đã sắp xếp thứ tự ưu tiên trong phương trình
phương trình
Chưa áp dụng quy tắc 80:20 cho hàm ý Đã áp dụng quy tắc 80:20 cho hàm ý quản trị
quản trị
Không đánh số cho tài liệu tham khảo

Đã bổ sung số thứ tự vào tài liệu tham khảo

Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Huỳnh Quang Minh

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)



viii

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................... 2
Mục tiêu chung .................................................................................................................... 2
Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 3
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 4
1.6 Đóng góp mới của đề tài............................................................................................................. 4
1.7 Kết cấu đề tài khoá luận ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................................... 7
2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................................ 7
Các lý thuyết nền tảng ......................................................................................................... 7
Ngân hàng di động (Mobile Banking) ............................................................................... 11
2.2 Các nghiên cứu liên quan ......................................................................................................... 15
Nghiên cứu trong nước ...................................................................................................... 15
Nghiên cứu ngoài nước...................................................................................................... 19
2.3 Sơ khảo các nghiên cứu liên quan ............................................................................................ 23
2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................................... 25
2.5 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 25
Nhận thức hữu ích và ý định sử dụng ngân hàng di động ................................................. 25
Nhận thức dễ sử dụng và ý định sử dụng ngân hàng di động ............................................ 26

Điều kiện thuận lợi và ý định sử dụng ngân hàng di động ................................................ 26
Ảnh hưởng xã hội và ý định sử dụng ngân hàng di động .................................................. 27
Cảm nhận sự tin cậy và ý định sử dụng ngân hàng di động .............................................. 28
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 30
3.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................................. 30
Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................... 30


ix
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 31
Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................................ 32
3.2 Xây dựng thang đo ................................................................................................................... 32
3.3 Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................................................... 34
Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................... 34
Kết quả nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................. 35
3.4 Nghiên cứu chính thức.............................................................................................................. 37
3.5 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................................ 37
3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................................. 38
Thống kê mơ tả (Descriptive Statistics) ............................................................................ 38
Kiểm định độ tin cậy thanh đo Cronbach’s Alpha ............................................................ 38
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..................................... 39
Phân tích tương quan Pearson ........................................................................................... 39
Phân tích hồi quy tuyến tính .............................................................................................. 40
Phân tích ANOVA (Analysis of Variance) ....................................................................... 40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 43
4.1 Tổng quan thị trường ngân hàng di động tại Việt Nam ............................................................ 43
4.2 Phân tích dữ liệu ....................................................................................................................... 44
Thống kê mô tả .................................................................................................................. 44
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................................................... 48
Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................................... 52

Phân tích kiểm định tương quan Pearson .......................................................................... 56
Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................................. 57
4.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................... 61
Kiểm định giả thuyết của mơ hình nghiên cứu .................................................................. 61
Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 62
Đo lường trung bình các nhân tố (MEAN) ........................................................................ 63
Kiểm định trung bình T-test và phân tích phương sai ANOVA........................................ 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................................................... 72
5.1 Kết luận .................................................................................................................................... 72
5.2 Hàm ý quản trị .......................................................................................................................... 74
Nhận thức hữu ích ............................................................................................................. 74


x
Nhận thức dễ sử dụng ........................................................................................................ 74
Điều kiện thuận lợi ............................................................................................................ 75
Ảnh hưởng xã hội .............................................................................................................. 75
Cảm nhận sự tin cậy .......................................................................................................... 76
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 88


xi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2. 1: Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động ...... 23
Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp thang đo ........................................................................................ 33

Bảng 3. 2: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ................................................. 35
Bảng 4. 1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Cảm nhận hữu ích .............. 48
Bảng 4. 2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Cản nhận dễ sử dụng .......... 48
Bảng 4. 3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Điều kiện thuận lợi ............. 49
Bảng 4. 4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Ảnh hưởng xã hội ............... 50
Bảng 4. 5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Cảm nhận sự tin cậy ........... 50
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo Ý định sử dụng ................... 51
Bảng 4. 7: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các biến ..................................... 52
Bảng 4. 8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ......................................... 52
Bảng 4. 9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ..................................... 54
Bảng 4. 10: Phân tích hệ số tương quan Pearson ................................................................... 56
Bảng 4. 11: Tóm tắt mơ hình hồi quy..................................................................................... 57
Bảng 4. 12: Phân tích phương sai ANOVA ........................................................................... 58
Bảng 4. 13: Kết quả phân tích hệ số hồi quy .......................................................................... 58
Bảng 4. 14: Tổng hợp hệ số Beta ........................................................................................... 61
Bảng 4. 15: Kết quả kiểm định giả thuyết .............................................................................. 61
Bảng 4. 16: Kết quả thống kê mô tả cho yếu tố cảm nhận hữu ích ........................................ 63
Bảng 4. 17: Kết quả thống kê mơ tả cho yếu tố cảm nhận hữu ích ........................................ 64
Bảng 4. 18: Kết quả thống kê mô tả cho yếu tố điều kiện thuận lợi ...................................... 65
Bảng 4. 19: Kết quả thống kê mô tả cho yếu tố ảnh hưởng xã hội ........................................ 66
Bảng 4. 20: Kết quả thống kê mô tả cho yếu tố cảm nhận sự tin cậy .................................... 67
Bảng 4. 21: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo giới tính .................................................... 68
Bảng 4. 22: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo sinh viên các trường đại học .................... 69
Bảng 4. 23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo sinh viên năm ........................................... 69
Bảng 4. 24: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo thu nhập .................................................... 70


xii

DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ

Trang

Hình 2. 1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM .................................................................... 7
Hình 2. 2: Mơ hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng cơng nghệ UTAUT ......... 9
Hình 2. 3: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour – TPB) .. 11
Hình 2. 4: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking .... 16
Hình 2. 5: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking .... 17
Hình 2. 6: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking .... 18
Hình 2. 7: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile banking ..... 19
Hình 2. 8: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking .... 21
Hình 2. 9: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking .... 22
Hình 2. 10: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 25
Hình 3. 1: Sơ đồ quy trình các bước trong nghiên cứu .......................................................... 30
Biểu đồ 4. 1: Biểu đồ mơ tả biến giới tính ............................................................................. 44
Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ mô tả sinh viên các trường đại học ..................................................... 45
Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ mô tả sinh viên theo năm học .............................................................. 46
Biểu đồ 4. 4: Biểu đồ mô tả mức thu nhập ............................................................................. 46
Biểu đồ 4. 5: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng hàng tuần .................................................... 47
Biểu đồ 4. 6: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết ............................................................... 62


xiii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADC
ATM
ANOVA
B2B
B2C
C2C

CNTT
E-Banking
EFA
ID
IDT
KMO
MNO
M-Banking
M-payment
OTP
PC
PDA
PR
PU
PEU
SCB
SCT
SPSS
SMS
TPHCM
TAM
TRA
TPB
UTAUT
VIF

: Kênh phân phối thay thế
: Máy rút tiền tự động
: Phân tích phương sai
: Giữa các doanh nghiệp với nhau

: Từ doanh nghiệp đến khách hàng
: giao dịch giữa khách hàng với khách hàng khác
: Cơng nghệ thơng tin
: Ngân hàng điện tử
: Phân tích nhân tố khám phá
: Mã định danh
: Lý thuyết khuếch tán
: Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin
: Mơ hình khơng do ngân hàng lãnh đạo
: Mobile Banking
: Mobile Payment
: Mật khẩu một lần
: Máy tính
: Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân
: Quan hệ cơng chúng
: Cảm nhận hữu ích
: Cảm nhận sự tin cậy
: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
: Lý thuyết nhận thức xã hội
: Phần mềm phân tích dữ liệu
: Dịch vụ tin nhắn
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ
: Lý thuyết hành động hợp lý
: Lý thuyết hành vi có kế hoạch
: Lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ
: Hệ số Variance inflation factor


1


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngay sau khi World Wide Web trở nên phổ biến vào nửa cuối thập niên 1990, nhiều người kỳ
vọng Internet sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng công nghệ lớn làm thay đổi căn bản hành vi của
người tiêu dùng (Ulrich & Se´bastien, 2007). Rõ ràng, sự xuất hiện của các hình thức cơng
nghệ mới đã tạo ra các điều kiện cho thị trường cạnh tranh cao và những điều này có tác động
nghiêm trọng đến hành vi của người tiêu dùng (Mari, 2003). Họ tìm kiếm một kênh mang lại
cho họ sự thuận tiện mọi lúc, mọi nơi và các dịch vụ ngân hàng di động rất phù hợp với nhu
cầu (Rakhi, 2014).
Với sự phổ biến của các thiết bị di động, ngân hàng di động là một trong những chiến lược
quan trọng mà ngành ngân hàng phải đối mặt (Huei và cộng sự, 2013). Theo báo cáo của
Capgemini (2020), khối lượng giao dịch phi tiền mặt toàn cầu đã tăng gần 14% trong giai đoạn
từ năm 2018 - 2019, cán mức 708,5 tỷ giao dịch. Đây là mức tăng trưởng cao nhất được ghi
nhận trong thập kỷ qua. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi việc sử dụng điện thoại thông minh
ngày càng tăng, thương mại điện tử bùng nổ, áp dụng ví kỹ thuật số và đổi mới thanh toán
bằng mã QR/di động, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường Đông Nam Á. Thế giới
điện thoại di động và giao dịch di động an toàn là cơ hội để thay đổi cách mọi người quản lý
và chuyển tiền trong tương lai (Rakhi, 2014). Đóng góp quan trọng nhất của ngân hàng di
động dường như là khả năng sử dụng dịch vụ bất cứ nơi nào muốn, liên quan đến khả năng
hành động ngay lập tức và tiết kiệm thời gian trong việc sử dụng dịch vụ (Laukkanen, 2007).
Việc áp dụng công nghệ thanh toán di động làm tăng sự tiện lợi khi mua hàng, cải thiện sự hài
lòng của khách hàng và tăng hiệu quả khi thanh toán (Mohammed & Mohd, 2022).
Bên cạnh sự phát triển của công nghệ truyền thông di động, sự gia tăng phạm vi sản phẩm và
dịch vụ được cung cấp thông qua các kênh phân phối Mobile Banking (M-banking) của ngành
ngân hàng, và sự quan tâm nhiều hơn đến tính dễ sử dụng và tính tương tác, đã tạo ra sự thúc
đẩy hơn nữa cho các dịch vụ M-banking. Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ điện thoại
thông minh đã thu hút sự chú ý của ngân hàng và các ngành công nghiệp viễn thông đang ngày



2

càng hợp tác để nâng cao trải nghiệm M-banking so với các kênh phân phối truyền thống
(Sujeet và cộng sự, 2017).
Theo Ngân hàng nhà nước (2019) chỉ riêng trong năm 2021 giao dịch không dùng tiền mặt đã
tăng cả về số lượng và giá trị, cụ thể số lượng tăng 30% và giá trị giao dịch tăng 18%. Dù vậy,
Quang Tú & Tín (2021) chỉ ra tần suất sử dụng thiết bị di động cho các giao dịch với ngân
hàng khơng nhiều, chỉ có 50% người tham gia khảo sát sử dụng mỗi ngày cịn lại là khơng bao
giờ hoặc thỉnh thoảng, số này cịn ít hơn ở hình thức trình duyệt web. Nhằm xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ngân hàng di động (Mobile Banking) của sinh viên các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Khn khổ nghiên cứu là ý định sử dụng
ngân hàng di động của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), nơi được coi là trung
tâm kinh tế lớn nhất cả nước đồng thời luôn đi đầu trong các xu hướng mới; mặt khác, mức
độ phủ sóng internet và việc sinh viên có điện thoại thơng minh chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên,
có vài ẩn số đối với người dùng dịch vụ ngân hàng di động đôi khi mang lại cho họ trải nghiệm
tiêu cực về dịch vụ (Nazrul và cộng sự, 2019). Tác giả mong muốn thực hiện “Nguyên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ngân hàng di động (Mobile Banking) của sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để đưa ra hàm ý quản trị giúp triển
khai hiệu quả ngân hàng di động và nâng cao ý định sử dụng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh
viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở đề xuất một số hàm ý
quản trị giúp nâng cao ý định sử dụng ngân hàng di động.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.



3

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh
viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Những hàm ý quản trị nào giúp thúc đẩy ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động.
Đối tượng khảo sát là sinh viên đã sử dụng ứng dụng ngân hàng di động đang theo học tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả lựa chọn đối tượng đã sử dụng
để đảm bảo chắc chắn sinh viên đã có ý định sử dụng ứng dụng. Điều này sẽ phù hợp vì nếu
lựa chọn đối tượng là sinh viên chưa sử dụng, tác giả gặp khó khăn trong q trình khảo sát
ngân hàng di động đã trở nên khá phổ biến và đa só sinh viên đều đã sử dụng. Ngoài ra, tác
giả thấy rằng nhiều nghiên cứu về ý định sử dụng lựa chọn đối tượng khảo sát là người đã sử
dụng dịch vụ như nghiên cứu của Thắng và cộng sự (2022), Khánh Giao (2022), Yến Oanh
và Bích Uyên (2016)…
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: giới hạn đề tài được xác định trong phạm vi các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.


4

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong 4 tháng từ tháng 1 năm 2023 đến hết

tháng 4 năm 2023.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: thực hiện thơng qua tìm hiểu, thu thập các tài liệu có liên quan đến đề
tài. Mục tiêu chính là xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên. Phương pháp này giúp đánh giá mức độ
phù hợp và chính xác của các yếu tố, câu hỏi phỏng vấn và khái niệm được sử dụng. Cuối
cùng, tác giả tổng hợp đầy đủ và hoàn chỉnh nhất cho câu hỏi nghiên cứu hướng đến mục tiêu
đề ra.
Nghiên cứu định lượng: thực hiện khảo sát sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập dữ liệu đánh giá và kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến ý định sử dụng. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS sau
khi đã lọc bỏ các dữ liệu không phù hợp và kết quả được diễn giải sẽ là cơ sở xác định mức
độ tác động của các yếu tố lên ý định sử dụng. Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định chính
xác và hàm ý quản trị phù hợp giúp nâng cao ý định sử dụng ngân hàng di động.
1.6 Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở lý luận trong việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến ý định sử dụng ngân hàng di động của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Bổ sung thêm tài liệu tham khảo về lĩnh vực này và đánh giá những nhận
định của sinh viên trong việc sử dụng ngân hàng di động cũng như mức độ tác động của các
yếu tố lên ý định sử dụng ngân hàng di động.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đưa ra những hàm ý quản trị giúp nâng cao ý định sử dụng ngân
hàng di động, giúp nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở để định hướng tiếp cận đối tượng khách
hàng là sinh viên. Hơn hết, hàm ý quản trị sẽ là cơ sở để ngân hàng có những giải pháp đẩy
mạnh quá trình triển khai ngân hàng di động an tồn, nhanh chóng, nâng cao ý định sử dụng
của khách hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


5

1.7 Kết cấu đề tài khố luận

Nội dung chính của đề tài được chia thành 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


6

TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả trình bày các nội dung cơ bản liên quan đến đề tài gồm lý do chọn đề tài,
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, từ đó xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu hướng tới.
Tác giả cũng nêu lên những ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học, cũng như xây dựng kết cấu
đề tài sẽ có.


7

CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
Các lý thuyết nền tảng
2.1.1.1 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (The Technology Acceptance Model – TAM)
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) được giới thiệu bởi Davis (1986), là một trong những
mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích hành vi chấp nhận cơng nghệ của người dùng
(Qingxiong & Liping, 2004). Mơ hình ban đầu đề xuất hai yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ
hướng tới sử dụng (Attitude toward using) là cảm nhận hữu ích (Perceived usefulness - PU) và
cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use - PEU). Davis (1986) cho thấy trong hai yếu tố
này, cảm nhận hữu ích có tác động mạnh mẽ đến quyết định hành vi thông qua ảnh hưởng gián
tiếp tới thái độ hướng sử dụng. Tuy nhiên, với yếu tố cảm nhận dễ sử dụng được tác giả nhận

định có vai trị tương đối hạn chế và cũng có tác động gián tiếp đến hành vi thơng qua thái độ.
Động lực người dùng
Nhận thức hữu
ích

X1

Thái độ hướng
tới sử dụng

X2

X3

Thực tế sử
dụng hệ thống

Nhận thức dễ sử
dụng

Hình 2. 1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM
Nguồn: Davis (1986)
Fishbein và Ajzen (1975) cho rằng “mơ hình chấp nhận công nghệ do Davis đề xuất dựa trên
cấu trúc và mối quan hệ trong lý thuyết hành động hợp lý”. Nó thừa nhận rằng việc sử dụng
cơng nghệ thơng tin (CNTT) được quyết định bởi niềm tin người dùng nắm giữ về tính cảm


8

nhận hữu ích (PU) và cảm nhận dễ sử dụng (PEU) (Elena & Detmar, 1999). Mơ hình nhấn

mạnh rằng việc sử dụng hệ thống của một cá nhân phụ thuộc vào ý định hành vi của anh ta/cô
ta (Richa, Aradhana, & Ateeque, 2018).
Davis (1989) phát triển TAM để đưa ra dự báo về việc chấp nhận và sử dụng các hệ thống và
công nghệ thông tin mới, bằng cách nhận ra các tác nhân mang lại thành công cho hệ thống
thơng tin của tổ chức và khả năng thích ứng của chúng để hoạt động (Myra, 2019). Ngoài ra,
một số thông tin chi tiết mới đã được tạo ra về bản chất của cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ
sử dụng cũng như vai trò của chúng là yếu tố quyết định sự chấp nhận của người dùng (Davis,
1989). TAM2 kết hợp các cấu trúc lý thuyết bổ sung mở rộng các quy trình ảnh hưởng xã hội
(chuẩn mực chủ quan, tính tự nguyện và hình ảnh) và các quy trình cơng cụ nhận thức (mức
độ phù hợp của công việc, chất lượng đầu ra, khả năng chứng minh kết quả và cảm nhận dễ sử
dụng) (Venkatesh và cộng sự, 2000). Kết quả cũng cho thấy PU là một yếu tố quyết định mạnh
mẽ của ý định sử dụng, và PEU là một yếu tố quyết định quan trọng thứ yếu. Ngồi ra các biến
phụ thuộc quy trình xã hội và quy trình nhận thức đều có tác động trực tiếp và tích cực đến PU
và ý định sử dụng. Mức độ tác động đối với trường hợp bắt buộc sử dụng hệ thống cao hơn so
với trường hợp tự nguyện, riêng tiêu chuẩn chủ quan chỉ có tác động trong trường hợp bắt buộc
sử dụng mà không ảnh hưởng trong trường hợp tự nguyện sử dụng (Hợp, 2019).
Venkatesh và Bala (2008) đã chỉ ra trong nghiên cứu của họ rằng bằng việc kết hợp TAM2 và
mơ hình của các yếu tố quyết định cảm nhận về tính dễ sử dụng và phát triển một mơ hình tích
hợp về chấp nhận cơng nghệ - TAM3. TAM3 trình bày một mạng danh pháp hoàn chỉnh gồm
các yếu tố quyết định việc chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin của các cá nhân. Mơ hình
thừa nhận rằng với trải nghiệm ngày càng tăng, trong khi ảnh hưởng của cảm nhận dễ sử dụng
đối với ý định hành vi sẽ giảm đi, thì ảnh hưởng của cảm nhận dễ sử dụng đối với cảm nhận
hữu ích sẽ tăng lên. Điều này chỉ ra rõ ràng rằng cảm nhận dễ sử dụng vẫn là một phản ứng
quan trọng của người dùng đối với CNTT ngay cả khi người dùng có kinh nghiệm thực hành
đáng kể với CNTT.


×