Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
19469521

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA SINH
VIÊN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA SINH
VIÊN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG


SVTH : NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
LỚP

: DHQT15B

KHÓA : 2019 – 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NGUYỄN THỊ THANH NGÂN Š KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - CHUN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Š
NĂM 2023

GIẤY BÌA KHĨA LUẬN


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bài nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên 300 sinh viên từ các trường Đại học trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng như tìm hiểu và tham khảo các cơng trình nghiên cứu trước đó, những tài liệu
về đề tài của các anh chị đi trước trên các diễn đàn và thư viện online, cùng với việc thu
thập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng SPSS 20.0 đã chỉ ra được rằng, yếu tố giá cả xanh,
thái độ, niềm tin về sản phẩm xanh, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức và
mối quan tâm tới môi trường có thể đo lường hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh
viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu thực hiện nhằm đề xuất hàm ý
quản trị giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều ý tưởng phát triển sản phẩm, thúc đẩy hoạt
động sử dụng sản phẩm xanh rộng rãi, và giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nhóm
khách hàng là sinh viên – nhóm khách hàng chiếm thị phần lớn tại khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh lúc bấy giờ.

Từ khóa: Sản phẩm xanh; hành vi tiêu dùng; ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiên được bài báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình
từ nhà trường và thầy cơ. Em xin được gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo được cơ sở vật chất thoải mái và đầy đủ tiện nghi hỗ trợ
em trong q trình làm khóa luận, bên cạnh đó thư viện số của trường đã hộ trợ em chọn
lọc và tìm kiếm rất nhiều tài liệu tham khảo tiện ích có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy/ Cô khoa Quản trị kinh doanh, cùng tất cả các
giảng viên đã cho em nhiều kiến thức trong qua trình học tập để hồn thiện khóa luận này.
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Đàm Trí Cường, giáo viên hướng dẫn trực tiếp
cho em, chỉ dạy em tận tình, sửa bài, góp ý kiến và cho em những lời động viên để em có
thể hồn thành bài khóa luận, cùng với những buổi học tập trên lớp thầy luôn cho tụi em
rất nhiều kiến thức bổ ích có ích cho việc thực hiện khóa luận trong suốt thời gian vừa qua.
Trong thời gian làm khóa luận có những sai sót, em kính mong Thầy Cơ bỏ qua cho em,
em mong được nhận sự đóng góp từ Thầy Cơ để có thể hồn thành bài khóa luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân em. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, hoàn thành dựa trên các kết
quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ nghiên
cứu nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Ngân





i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngân
Hiện là học viên lớp: DHQT15B

Mã học viên: 19469521
Khóa học: K15

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hội đồng: 22

Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM
XANH CỦA SINH VIÊN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản biện.
Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình bảo
lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của

hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các
nội dung góp ý của hội đồng trước khi
chỉnh sửa hoặc giải trình)

- Giải thích lý do chọn đối tượng NC là sinh - Đã giải thích thêm ở lý do chọn đề tài.
viên.
- Chỉnh sửa số liệu bảng 4.14.

- Đã chỉnh sửa.

- Khơng trích dẫn từ Wikipedia.

- Đã bỏ phần dữ liệu ấy và thay thế bằng dữ
liệu có nguồn uy tín hơn.

- Chỉnh sửa chính tả.

- Đã rà sốt và chỉnh sửa.

- Sửa lại kết cấu báo cáo ở chương 1.

- Đã chỉnh sửa.


ii
- Bổ sung thảo luận kết quả nghiên cứu và hạn - Đã bổ sung ở chương 5.
chế đề tài.


- Đã chỉnh sửa.

- Kiểm tra và sắp xếp tài liệu tham khảo.

Ý kiến của giảng viên hướng dẫn:

Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

tháng

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2023


iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................... 4
1.7 Bố cục của bài nghiên cứu ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................8
2.1 Các khái niệm liên quan .................................................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm về Hành vi tiêu dùng (The consumer behavior) ................................... 8
2.1.1 Khái niệm về Tiêu dùng xanh (Green consumpition) ............................................ 8
2.1.2 Khái niệm về Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh (Green consumotion behavior) .. 8
2.2 Một số lý thuyết liên quan................................................................................................. 9
2.2.1 Lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch (Theory of Planned Behaviour – TPB) .. 9
2.2.2 Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ............... 9


iv
2.3 Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................................... 10
2.3.1 Các nghiên cứu tham khảo nước ngoài................................................................. 10
2.3.2 Các nghiên cứu tham khảo trong nước ................................................................. 14
2.3.3 Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan ................................................................ 17
2.4 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 19
2.4.1 Giá của sản phẩm xanh (Green Price) .................................................................. 19
2.4.2 Niềm tin vào sản phẩm xanh (Belief in green products) ...................................... 20
2.4.3 Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) .................................................................... 21
2.4.4 Kiểm soát hành vi nhận thức ( Perceived behavioral Control) ............................. 21
2.4.5 Mối quan tâm đến môi trường (Enviromental concern) ....................................... 22
2.4.6 Thái độ (Attitudes) ................................................................................................ 22
2.5 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................................ 23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................25

3.1 Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................................... 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 26
3.3 Thiết kế công cụ khảo sát ................................................................................................ 27
3.3.1 Kích cỡ mẫu .......................................................................................................... 27
3.3.2 Thiết kế thang đo .................................................................................................. 27
3.3.3 Mẫu khảo sát ......................................................................................................... 29
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................................... 30
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ...................................................................................... 30
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ......................................... 30
3.4.3 Phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)
............................................................................................................................................... 31


v
3.4.4 Phương pháp phân tích tương quan Pearson ........................................................ 32
3.4.5 Phương pháp phân tích hồi quy ............................................................................ 32
3.4.6 Phân tích phương sai ............................................................................................. 33
3.4.7 Phân tích ANOVA ................................................................................................ 34
3.5 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................................ 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................39
4.1 Phân tích thống kê mơ tả ................................................................................................. 39
4.1.1 Giới tính ................................................................................................................ 39
4.1.2 Độ tuổi .................................................................................................................. 40
4.1.3 Thu nhập ............................................................................................................... 41
4.1.4 Tần suất ................................................................................................................. 43
4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’ Alpha của các thang đo ................................................ 44
4.2.1 Giá của sản phẩm xanh ......................................................................................... 44
4.2.2 Niềm tin ................................................................................................................ 45
4.2.3 Chuẩn chủ quan .................................................................................................... 45
4.2.4 Mối quan tâm đến môi trường .............................................................................. 45

4.2.5 Kiểm soát hành vi nhận thức ................................................................................ 46
4.2.6 Thái độ .................................................................................................................. 46
4.2.7 Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh......................................................................... 47
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................................... 48
4.4 Kiểm định hệ số tương quan Pearson ............................................................................. 49
4.5 Phân tích mơ hình hồi quy .............................................................................................. 50
4.6 Phân tích T-Test và ANOVA .......................................................................................... 54
4.7 Thống kê mơ tả trung bình Mean .................................................................................... 57


vi
CHƯƠNG 5 HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................................................63
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 63
5.2 Kết luận ........................................................................................................................... 64
5.3 Hàm ý quản trị ................................................................................................................. 65
5.3.1 Hàm ý quản trị cho biến giá của sản phẩm xanh .................................................. 65
5.3.2 Hàm ý quản trị cho biến mối quan tâm đến môi trường ....................................... 66
5.3.3 Hàm ý quản trị cho biến Chuẩn chủ quan............................................................. 67
5.3.4 Hàm ý quản trị biến Niềm tin vào sản phẩm xanh ............................................... 67
5.3.5 Hàm ý quản trị cho biến Kiểm soát hành vi nhận thức ........................................ 68
5.4 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................... 69


vii
DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan................................................................... 17
Bảng 3.1Thang đo đề xuất ...................................................................................................... 27
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nghiên cứu sơ bộ.................... 34
Bảng 4.1 Bảng thống kê giới tính của sinh viên..................................................................... 39

Bảng 4.2 Bảng thống kê độ tuổi của sinh viên ....................................................................... 40
Bảng 4.3 Kết quả thống kê Thu nhập ..................................................................................... 41
Bảng 4.4 Kết quả thống kê tần suất mua sản phẩm xanh của sinh viên ................................. 43
Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân tố “giá của sản phẩm xanh”..... 44
Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân tố “Niềm tin” ........................... 45
Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha của nhân tố “Chuẩn chủ quan” ............... 45
Bảng 4.8 Kiểm định Cronbach's Alpha của nhân tố “Mối quan tâm đến môi trường” .......... 45
Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha nhân tố “Kiểm soát hành vi nhận thức”.. 46
Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha nhân tố “Thái độ” ................................. 46
Bảng 4.11 Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha nhân tố “Hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh” ....................................................................................................................................... 47
Bảng 4.12 Kết quả nghiên cứu của biến độc lập và biến phụ thuộc ...................................... 48
Bảng 4.13 Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................. 49
Bảng 4.14 Kiểm định hồi quy tuyến tính ............................................................................... 50
Bảng 4.15 Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập và biến phụ thuộc ........................ 54
Bảng 4.16 Kiểm định Independent Samples Test giữa giới tính và Hành vi tiêu dùng sản
phẩm xanh............................................................................................................................... 54
Bảng 4.17 Kiểm định ANOVA giữa giới tính và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. ............ 55
Bảng 4.18 Kiểm định ANOVA giữa độ tuổi và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. .............. 56
Bảng 4.19 Kiểm định ANOVA giữa độ tuổi và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. .............. 57
Bảng 4.20 Kết quả thống kê mô tả trung bình Mean của các biến định lượng ...................... 57
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định giả thuyết ................................................................................ 61
Bảng 5.1 Giá trị trung bình của biến giá của sản phẩm xanh ................................................. 65
Bảng 5.2 Giá trị trung bình của biến Mối quan tâm đến môi trường ..................................... 66
Bảng 5.3 Giá trị trung bình của biến Chuẩn chủ quan ........................................................... 67
Bảng 5.4 Giá trị trung bình của Niềm tin vào sản phẩm xanh ............................................... 68
Bảng 5.5 Giá trị trung bình của Kiểm soát hành vi nhận thức ............................................... 68


viii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen - TPB (1991) ................................... 9
Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý – TRA ................................................................ 10
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Boztepe (2012) ................................................................ 11
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Kaufmann và cộng sự (2012) .......................................... 12
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Laroche và cộng sự (2001) .............................................. 13
Hình 2.6 Mơ hình của Wu & Chen (2014) ............................................................................. 13
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu của Hồng Trọng Hùng và Quỳnh Thị Thu Qun, Huỳnh Thị
Nhi (2018)............................................................................................................................... 14
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu của Hà Minh Trí (2022) ......................................................... 15
Hình 2.9 Mơ hình nghiên cứu Hà Nam Khánh Giao, Đinh Thị Kiều Nhung ........................ 16
Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu của Ngơ Minh Tâm và Dương Đắc Quang Hảo (2020)....... 17
Hình 2.11 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 23
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 25
Hình 4.1 Biểu đồ tỉ lệ % giới tính sinh viên ........................................................................... 40
Hình 4.2 Biểu đồ tỉ lệ % giới tính sinh viên ........................................................................... 41
Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ % thu nhập .......................................................................................... 42
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % tần suất mua tham gia khảo sát ......................................... 44
Hình 4.5 Biểu đồ Histogram ................................................................................................... 53
Hình 4.6 Mơ hình nghiên cứu................................................................................................. 60


ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTD

Người tiêu dùng

TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

GC

Giá cả

NT

Niềm tin

CQ

Chuẩn chủ quan

KS

Kiểm sốt hành vi nhận thức

MT

Mối quan tâm đến môi trường

TD

Thái độ

HV

Hành vi



1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều thập kỷ, nền kinh tế toàn cầu phát triển vượt bậc nhưng phải đối mặt với sự ơ
nhiễm mơi trường nặng nề và sự suy thối của tự nhiên. Trong năm 2022, thế giới phải gánh
chịu nhiều hậu quả nặng nề cụ thể có hơn 1000 trận thiên tai lớn nhỏ, những trận siêu bão cực
đoan đổ bộ vào Mỹ làm 154 người chết và tổn thất hơn 50 tỷ USD do Tổng cục khí tượng
thủy văn thống kê. Ở khu vực miền Trung Việt Nam vào năm 2022 cơn bão Noro đổ bộ mạnh
cấp 14 – 15 (Bộ Tài nguyên và môi trường – Tổng cục khí tượng thủy văn thống kê, 2022).
Mới đây vào 6/2/2023 trận động đất gây thiệt hại nghiêm trọng tại Thổ Nhĩ Kỳ - Syria giết
hơn 43.000 người tại quốc gia này (Trang thông tin điện tử - Hội đồng lý luận Trung ương,
2023). Đây là những hậu quả nghiêm trọng và tàn khóc từ việc ơ nhiễm mơi trường gây nên
nhiều hậu quả tàn khóc. Những hậu quả trước mắt này nhắc nhở chúng ta phải bảo vệ môi
trường như bảo vệ cuộc sống của mình ngay lập tức.
Hiểu rõ tầm quan trọng trên, người dân trên toàn cầu đã quan tâm và cân nhắc trong việc tiêu
dùng các sản phẩm xanh, lựa chọn sản phẩm thân thiện với mơi trường. Tầm nhìn của Chính
phủ vào năm 2050 sẽ được đưa 100% bao ni lông thân thiện với môi trường vào sử dụng hàng
ngày, tại các chợ và các siêu thị. Ở Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng sinh viên khổng lồ
việc tiêu dùng hàng ngày của sinh viên cũng là một vấn đề đáng quan tâm đến, nhận thức được
tầm quan trọng của môi trường ô nhiễm, các sinh viên nên là những người tiên phong trong
trào lưu tiêu dùng sản phẩm xanh để nhận được sự hưởng ứng của mọi người, tích cực tuyên
truyền và ý thức góp phần đưa mơi trường thốt khỏi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như
hiện nay.
Trải qua nhiều thập kỷ những bài viết tuyên truyền về vấn đề bảo vệ mơi trường khơng cịn
q xa lạ, đã có nhiều bài nghiên cứu về tiêu dùng xanh đã góp một phần về công cuộc xây
dựng một môi trường xanh trong tương lai. Như bài nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng,
Huỳnh Thị Thu Uyên và Huỳnh Thị Nhi (2018) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành



2
vi tiêu dùng xanh của NTD tại Huế” được thực hiện nghiên cứu tại Huế, tác giả đã dựa trên
yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, mối quan tâm đến mơi trường, nhận thức hành vi kiểm sốt,
tính sẵn có của sản phẩm và qua việc thu thập và phân tích số liệu dựa trên khảo sát người tiêu
dùng tại Huế đã chỉ ra được các yếu tố trên có tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh
tại Huế. Thừa hưởng các yếu tố từ các cơng trình trên và qua đóng góp làm mới để phù hợp
với sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là khu
vực đơng sinh viên có hơn 50 trường Đại học và gần 600.000 sinh viên nên nguồn dữ liệu thu
thập sẽ đa dạng và khả thi hơn nên em chọn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện bài
cứu, và cũng là sinh viên nên em chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên để dễ dàng tiếp cận
và thực hiện khảo sát cho bài nghiên cứu. Thực hiện bài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” mong
muốn đề xuất được những hàm ý quản trị có ý nghĩa giúp các doanh nghiệp thúc đẩy hành vi
tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đưa các sản
phẩm xanh đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong tương lai, để các sản phẩm xanh có thể
thay thế các sản phẩm khơng thân thiện với môi trường.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các hàm ý quản trị giúp các
nhà quản trị hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh để đưa ra các chiến lược sản xuất sản phẩm phù hợp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên ở
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.



3
Đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp hiểu rõ và đưa ra chiến lược sản xuất sản
phẩm phù hợp với hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh
viên, và từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ phải trả lời những câu hỏi nghiên
cứu sau:
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ tác động của các yếu tố đó đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Hàm ý quản trị thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu là sinh viên đang sinh sống ở khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023.
Không gian nghiên cứu: được thực hiện bởi 300 sinh viên được đào tạo hệ cao đẳng và đại
học đang học tập tại các trường ĐH, CĐ trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.


4
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và

phương pháp nghiên cứu định lượng.
Dựa vào nghiên cứu định tính bài nghiên cứu đã được hướng dẫn từ giáo viên hướng dẫn khoa
Quản trị kinh doanh hỗ trợ hướng dẫn, tham khảo từ các cơng trình của các giáo sư và của anh
chị đi trước, để đề xuất ra mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết phù hợp. Sau đó tiến hành thu
thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát từ sinh viên qua nghiên cứu định lượng. Sau khi thu
thập xong dữ liệu tiến hành kiểm phân tích số liệu bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS
20.0. Từ kết quả nghiên cứu cụ thể và có độ tin cậy, bài nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị
phù hợp.
1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Ứng dụng mơ hình Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) và mơ
hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory Plan of Behavior – TPB) để thiết kế mơ hình cho
đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài được thực hiện nhằm chỉ ra các yếu tố tác động tích
cực cũng như các yếu tố làm cản trở hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh, qua các thơng số khẳng định tính giá trị và độ tin cậy của bài nghiên
cứu qua TRA VÀ TPB. Để có thể đóng góp kết quả nghiên cứu trên cho ngành kinh tế và cho
ngành học Quản trị kinh doanh cho sinh viên.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu đưa ra yếu tố có độ tin cậy và tính giá trị các yếu tố làm ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng sản phẩm xanh của học sinh sinh viên ở khu vực TP HCM. Giúp các nhà kinh
doanh nắm được các hành vi tiêu dùng với đối tượng khách hàng sinh viên nhằm đem đến các
sản phẩm cũng như chiến lược sản xuất và kinh doanh hiệu quả với tiêu chuẩn tiêu dùng của
sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đó là sử dụng các sản phẩm tốt nhưng vẫn đảm
bảo an tồn cho mơi trường. Qua bài nghiên cứu cũng nhằm nâng cao và tuyên truyền ý thức


5
sử dụng sản phẩm xanh để bảo vệ môi trường đến sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, và đề
cao sản xuất sản phẩm xanh góp phần bảo vệ mơi trường và vì phát triển một nền kinh tế bền

vững.
1.7 Bố cục của bài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Ở chương này, tác giả giới thiệu một cách tổng quan về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”
thể hiện qua các nội dung như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài được tác giả giới thiệu một
cách tóm tắt nội dung cần thể hiện.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Tác giả tìm hiểu về các khái niệm, mơ hình và lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng
tác động hành vi tiêu dùng xanh của NTD. Bên cạnh đó, tác giả cịn tìm hiểu các bài nghiên
cứu có liên quan trong nước và nước ngồi, từ đó tổng hợp mơ hình nghiên cứu cho bài nghiên
cứu này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương này tác giả nêu lên phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm phương pháp thu thập
dữ liệu, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng. Cách thức phân tích, tổng hợp dữ liệu,
quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, cách thức chọn mẫu và xây dựng bảng thang đo câu
hỏi.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả đã khảo sát được, tác giả tiến hành phân tích qua phần mềm thống kê SPSS
20.0 và đưa ra các kết quả về thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA,
phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thuyết của mơ
hình. Để từ đó đưa ra những nhận định phù hợp nhất.


6

Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã có, tác giả tổng kết, nêu lên các kết luận chung, đề xuất mơ
hình nghiên cứu có ý nghĩa cũng như đưa ra những kết luận, hàm ý quản trị, tầm quan trọng

của các nhân tố giúp doanh nghiệp có những chiến lược thu hút khách hàng.


7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Bài nghiên cứu đã nêu lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài, đưa ra mục tiêu tổng quát
và mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả tiếp tục xác định được đối tượng
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Qua đó hình thành nên ý nghĩa của đề
tài và cuối cùng là bố cục của bài nghiên cứu.


8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm về Hành vi tiêu dùng (The consumer behavior)
Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa theo Schiffman & Kanuk (1997) là toàn bộ những
hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra,
mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Tùy
vào mục đích của bài nghiên cứu cũng như quan điểm riêng của từng tác giả viết bài nghiên
cứu mà hình thành nên nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi tiêu dùng.
2.1.1 Khái niệm về Tiêu dùng xanh (Green consumpition)
Khi các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn về vấn đề tiêu dùng xanh thì khái niệm này mỗi
ngày càng đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết. Tiêu dùng xanh là mua các sản phẩm thân
thiện với môi trường và tránh các sản phẩm gây hại cho môi trường (Chan, 2001). Không
dừng lại xem xét đến vấn đề mua sản phẩm nữa mà khái niệm tiêu dùng xanh còn chú trọng
vào hành động mua, sử dụng, thải bỏ và tuyên truyền về tiêu dùng xanh. Theo Gupta & Singh
(2019) tiêu dùng xanh là người tiêu dùng ln nổ lực tìm kiếm và là người liên tục mua các
sản phẩm thân thiện với mơi trường và tích cực quan tâm đến vấn đề môi trường và giải pháp
cho chúng.

2.1.2 Khái niệm về Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh (Green consumotion behavior)
Theo Shamdasani & cộng sự (1993) thì sản phẩm xanh là những sản phẩm không gây ô nhiễm
cho trái đất. Vậy hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là những hành vi sử dụng sản phẩm không
làm tổn hại đến tài nguyên trên trái đất. Theo Kim, Choi và cộng sự (2005) thì hành vi tiêu
dùng xanh nói đến việc mua và tiêu thụ những sản phẩm có tác động rất ít đến môi trường
xung quanh. Các khái niệm về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh còn rất rộng và chưa được
các tác giả thống nhất. Nhưng người tiêu dùng có thể hiểu rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh là các hoạt động mua sản phẩm xanh, sử dụng sản xanh và thải bỏ ra môi trường một
cách văn minh và hợp pháp.


×