Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

nghiên cứu nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 168 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
19502251

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chun ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. BÙI HUY KHƠI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN
Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : TS. BÙI HUY KHÔI


SVTH : NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
LỚP

: DHQT15E

KHĨA : 15

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

GÁY BÌA KHĨA LUẬN

w

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

w

NĂM 2023


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục tiêu chung của đề tài là điều tra các tác động của các nhân tố rủi ro lên ý định mua
hàng của người tiêu dùng. Dựa trên việc tìm kiếm, chọn lọc, tham khảo và phân tích các
nghiên cứu liên quan ngồi nước, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 7
biến độc lập: (1) Rủi ro tài chính; (2) Rủi ro sản phẩm; (3) Rủi ro bảo mật; (4) Rủi ro thời
gian và thuận tiện; (5) Rủi ro xã hội, (6) Rủi ro tâm lý, (7) Rủi ro giao hàng. Nghiên cứu

đã được thực hiện ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp định lượng đã được
áp dụng và cả thiết kế nghiên cứu mô tả và giải thích được sử dụng cho nghiên cứu này.
Tổng 240 câu trả lời đã được thu thập và đưa vào phân tích chính thức. Dữ liệu được thu
thập thơng qua bảng câu hỏi và được phân tích bằng SPSS phiên bản 20. Thống kê mô tả
được sử dụng để chi tiết về người trả lời và tác động của rủi ro đến ý định mua sắm trực
tuyến. Thống kê suy luận cũng được sử dụng để làm nổi bật các nhân tố rủi ro tác động lớn
nhất và để xác định mối tương quan giữa chúng. Kết quả chỉ ra rằng có 4 nhân tố rủi ro tác
động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (3)
Rủi ro bảo mật (b = -0.308), (1) Rủi ro tài chính (b = -0.259), (2) Rủi ro sản phẩm (b = 0.257), (6) Rủi ro tâm lý (b = -0.132). Độ thích hợp của mơ hình là 54.3% và các giả thuyết
nghiên cứu H1, H2, H3, H6, được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro, nâng
cao ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra
tác giả cũng đã đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cho các đề tài
trong tương lai.


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Bùi
Huy Khôi đã hỗ trợ về nhiều mặt, tạo điều kiện tốt nhất và định hướng cho em trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy các môn học trong
chương trình đào tạo đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức và kỹ năng
quý báu, đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ em giải quyết những vấn đề phát sinh trong suốt thời
gian em học tập tại trường.
Bên cạnh đó, em cũng chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ
nhiệt tình và chia sẻ cho em những kiến thức hữu ích về vấn đề em nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Tường Vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Tường Vi, sinh viên lớp DHQT15E, Khoa Quản trị Kinh doanh, trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi là tác giả của đề tài: “Nghiên cứu nhân
tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ
Chí Minh”.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi dưới sự hướng dẫn của
thầy TS. Bùi Huy Khôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo
khóa luận là trung thực, khơng sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Sinh viên

Nguyễn Thị Tường Vi


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Bùi Huy Khôi
Mã số giảng viên: 0199900139
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Tường Vi

MSSV: 19502251

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong
lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:

1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh
giá.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023
Ký tên xác nhận




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Tường Vi ................... Mã học viên: 19502251
Hiện là học viên lớp: DHQT15E .................................... Khóa học: Khóa 15
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh .............................. Hội đồng: 19
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC
TUYẾN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến

của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các
nội dung góp ý của hội đồng trước khi
chỉnh sửa hoặc giải trình)

1. Phần tổng quan chưa nêu được số liệu 1. Phần tổng quan đã thêm số liệu minh chứng
minh chứng cho vấn đề nghiên cứu
tình hình mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng tại nơi nghiên cứu là Thành phố Hồ Chí
Minh, vì khơng có số liệu cụ thể về thực
trạng rủi ro nên tác giả trích những dẫn
chứng từ Báo Tuổi Trẻ của tác giả Đức Thiện
(2022) ở phần Lý do chọn đề tài.
2. Tài liệu tham khảo còn thiếu, chỉnh sửa 2. Đã bổ sung đủ tài liệu tham khảo (Adjaino
cho đúng APA 6th
và cộng sự, 2018) và chỉnh theo APA 6th ở
trang Tài liệu tham khảo


3. Chỉnh sửa chỗ những chỗ viết tắt

3. Đã chỉnh sửa chỗ viết tắt TP. HCM thành
Thành phố Hồ Chí Minh và đã chỉnh sửa
những chỗ kí hiệu nhân tố viết tắt ở chương
4 thành tên nhân tố cho đồng bộ. (Cụ thể:
RRTC è Rủi ro tài chính, RRSP è Rủi sản
phẩm, RRBM è Rủi ro bảo mật, RRTGTT
è Rủi ro thời gian và thuận tiện, RRXH è

Rủi ro xã hội, RRTL è Rủi ro tâm lý,
RRGH è Rủi ro giao hàng)

4. Danh sách thảo luận nhóm khơng thuyết 4. Danh sách thảo luận nhóm ở Phụ lục 2 gồm
các bạn sinh viên đã hỗ trợ tác giả chỉnh sửa
phục
bảng câu hỏi cho thang đo sơ chính thức, sau
khi thảo luận và chỉnh sửa tác giả cũng đã có
tham khảo ý kiến Giảng viên hướng dẫn như
đã trình bày ở Phương pháp nghiên cứu
(Chương 3).
5. Xem xét việc để bảng biểu ở chương 5

5. Bảng biểu ở chương 5 là bảng biểu mơ tả giá
trị trung bình để tác giả đề xuất hàm ý quản
trị, nên sau khi xem xét tác giả quyết định
giữ lại.

6. Lỗi diễn đạt

6. Tác giả đã sửa lỗi diễn đạt câu văn cho phù
hợp với văn phong Tiếng Việt (chủ yếu ở
phần đề xuất hàm ý quản trị trong Chương 5)

7. Bổ sung 2-3 bài nghiên cứu liên quan 7. Sau khi hỏi ý kiến Giảng viên hướng dẫn, và
xem xét lại lý do chọn đề tài ban đầu của bài
đến mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
nghiên cứu là nghiên cứu có hay khơng sự
tác động của các nhân tố rủi ro (tham khảo
từ các bài nghiên cứu liên quan ở nước

ngoài) lên ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng tại Việt Nam. Tác giả đã
thừa kế 6 bài nghiên cứu liên quan từ các tác
giả này, vậy nên quyết định không bổ sung
nghiên cứu liên quan tại Việt Nam do số
lượng bài nghiên cứu đã nhiều, và hướng
nghiên cứu là xem xét các nhân tố rủi ro của
các nghiên cứu nước ngồi này có tác động


đến ý định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng tại Việt Nam.
8. Bổ sung dữ liệu thứ cấp và nguồn tài liệu 8. Đã bổ sung nguồn dữ liệu thứ cấp đầy đủ ở
phần Tài liệu tham khảo (Adjaino và cộng
sự, 2018)
9. Lỗi đánh máy, trình bày, đánh số trang 9. Đã chỉnh sửa lỗi đánh máy, đánh dấu số
trang cho phù hợp.
không đúng quy định
10. Bổ sung phần phục lục với kết quả 10. Phần phụ lục output số liệu SPSS đã được
output SPSS
tác giả để ở phụ lục 4, có chỉnh sửa các
khung bảng biểu cho phù hợp với trang định
dạng bài nghiên cứu

Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 06 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

Bùi Huy Khôi

Nguyễn Thị Tường Vi


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1
1.1
Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài ........................................................ 1
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2
1.2
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4


1.5

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.6

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4

1.7
Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................... 5
1.7.1 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 5
1.7.2 Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 5
1.8

Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 7
2.1
Các khái niệm chính .......................................................................................... 7
2.1.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến ................................................................... 7
2.1.2 Khái niệm rủi ro trong mua sắm trực tuyến .................................................... 7
2.1.3 Khái niệm về ý định mua sắm trực tuyến ........................................................ 9
2.2
Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 10
2.2.1 Lý thuyết về hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) .......... 10
2.2.2 Lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) ............... 11
2.2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) .... 12
2.2.4 Mơ hình chấp nhận sử dụng Thương mại điện tử (E-Commerce Adoption
Model – e-CAM) ....................................................................................................... 13

2.3

Mơ hình nghiên cứu trước đây ....................................................................... 15


2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4

Nghiên cứu của Bhattia và cộng sự (2019) ................................................... 15
Nghiên cứu của Arshad và cộng sự (2015) ................................................... 16
Nghiên cứu của Masoud (2013) .................................................................... 17
Nghiên cứu của Ogunsola và cộng sự (2018) ............................................... 18

2.3.5
2.3.6

Nghiên cứu của Adjaino và cộng sự (2018) .................................................. 19
Nghiên cứu của Ariff và cộng sự (2014) ....................................................... 20

2.4

Tổng hợp nghiên cứu ...................................................................................... 21

2.5
Giải thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................. 23
2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 23
2.5.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 31

3.1

Thiết kế quy trình nghiên cứu ........................................................................ 31

3.2
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................................... 32
3.2.1 Xác định dữ liệu cần cho nghiên cứu ............................................................ 32
3.2.2
3.2.3

Xác định nguồn dữ liệu thứ cấp .................................................................... 32
Xác định độ tin cậy, giá trị dữ liệu ................................................................ 33

3.2.4

Dữ liệu thứ cấp .............................................................................................. 33

3.3
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp............................................................ 33
3.3.1 Nghiên cứu định tính – thảo luận nhóm ........................................................ 33
3.3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 34
3.3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................ 39
3.4
Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 46
3.4.1 Thống kê mô tả .............................................................................................. 46
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................... 47
3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 47
3.4.4 Phân tích tương quan Pearson ....................................................................... 48
3.4.5 Phân tích hồi quy đa biến .............................................................................. 48
3.4.6 Phương sai sai số thay đổi (Kiểm định White).............................................. 49

3.4.7 Kiểm định ANOVA ...................................................................................... 50
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 52
4.1

Tổng quan về mua sắm trực tuyến ................................................................ 52


4.2

Thống kê mô tả ................................................................................................ 53

4.3
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................... 56
4.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ............... 56
4.3.2

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ........... 61

4.4
Kết quả phân tích nhân tố khám phá ............................................................ 62
4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập ................ 62
4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến phụ thuộc ............ 65
4.5
Phân tích hồi quy ............................................................................................. 67
4.5.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson ............................................................ 67
4.5.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy ......................................... 68
4.6

Kiểm định phương sai sai số thay đổi (Kiểm định White) .......................... 74


4.7

Kiểm định sự khác biệt giữa biến định tính và ý định mua sắm trực tuyến..

........................................................................................................................... 74
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt giới tính ................................................................... 74
4.7.2
4.7.3

Kiểm định sự khác biệt độ tuổi ..................................................................... 75
Kiểm định sự khác biệt nghề nghiệp ............................................................. 76

4.7.4

Kiểm định sự khác biệt thu nhập ................................................................... 77

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................... 78
5.1

Những vấn đề chính được tìm ra trong nghiên cứu ..................................... 78

5.2

Tóm tắt những phát hiện chính ..................................................................... 78

5.3
Thảo luận kết quả và đối sánh với các nghiên cứu trước ............................ 79
5.3.1 So sánh với nghiên cứu của Bhattia và cộng sự (2019) ................................ 79
5.3.2 So sánh với nghiên cứu của Arshad và cộng sự (2015) ................................ 80
5.3.3 So sánh với nghiên cứu của Masoud (2013) ................................................. 81

5.3.4 So sánh với nghiên cứu của Ogunsola và cộng sự (2018) ............................ 82
5.3.5 So sánh với nghiên cứu Adjaino và cộng sự (2018) ..................................... 83
5.3.6 So sánh với nghiên cứu của Ariff và cộng sự (2014) .................................... 84
5.4
Hàm ý quản trị................................................................................................. 85
5.4.1 Hàm ý quản trị về Rủi ro bảo mật (H3)......................................................... 85
5.4.2 Hàm ý quản trị về Rủi ro tài chính (H1) ....................................................... 87
5.4.3 Hàm ý quản trị về Rủi ro sản phẩm (H2) ...................................................... 89


5.4.4

Hàm ý quản trị về Rủi ro tâm lý (H6) ........................................................... 91

5.5

Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 92

5.6

Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 94
PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM .................................................. 100
PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM ....................................................... 101
PHỤ LỤC 3 BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC .................................................... 104
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ................ 110


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Bảng định nghĩa nhân tố rủi ro .......................................................................... 14
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nhân tố rủi ro từ các nghiên cứu liên quan.......................... 21
Bảng 2.3 Bảng phân loại nhân tố rủi ro từ các nghiên cứu liên quan ............................... 23
Bảng 3.1 Thang đo sơ bộ................................................................................................... 34
Bảng 3.2 Tổng hợp phiếu khảo sát sơ bộ .......................................................................... 38
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp nhân tố chính thức ..................................................................... 40
Bảng 3.4 Thang đo chính thức .......................................................................................... 41
Bảng 3.5 Tổng hợp phiếu khảo sát chính thức .................................................................. 46
Bảng 4.1 Thống kê mô tả nhân khẩu học .......................................................................... 53
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro tài chính”................... 57
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro sản phẩm” ................. 57
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro bảo mật” .................... 58
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro thời gian và thuận tiện”
........................................................................................................................................... 59
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro xã hội”....................... 59
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro tâm lý” ...................... 60
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Rủi ro giao hàng” ................. 61
Bảng 4.9 Kết quả đánh giá thang độ tin cậy của thang đo “Ý định mua sắm trực tuyến” 61
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO cho biến độc lập ...................................................... 62
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định phương sai trích biến độc lập ............................................ 62
Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố biến độc lập ................................................................... 64
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định hệ số KMO biến phụ thuộc ............................................... 65
Bảng 4.14 Kiểm định phương sai trích cho biến phụ thuộc .............................................. 65
Bảng 4.15 Tổng hợp kết quả biến phân tích...................................................................... 66


Bảng 4.16 Hệ số tương quan Pearson ............................................................................... 67
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định mức độ giải thích mơ hình................................................. 68
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định mức độ giải thích mơ hình................................................. 69

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ............................................ 69
Bảng 4.20 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ................................................................... 70
Bảng 4.21 Bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 71
Bảng 4.22 Kết luận tác động của các nhân tố ................................................................... 72
Bảng 4.23 Kiểm định phương sai sai số thay đổi .............................................................. 74
Bảng 4.24 Bảng kiểm định T-Test biến giới tính .............................................................. 74
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định ANOVA biến độ tuổi ........................................................ 75
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định ANOVA biến nghề nghiệp ................................................ 76
Bảng 4.27 Kết quả kiểm định ANOVA biến thu nhập...................................................... 77
Bảng 5.1 Bảng thống kê trung bình biến “Rủi ro bảo mật” .............................................. 85
Bảng 5.2 Bảng thống kê trung bình biến “Rủi ro tài chính” ............................................. 87
Bảng 5.3 Bảng thống kê trung bình biến “Rủi ro sản phẩm” ............................................ 89
Bảng 5.4 Bảng thống kê trung bình biến “Rủi ro tâm lý” ................................................. 91


11

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mơ hình về hành động hợp lý ............................................................................ 10
Hình 2.2 Mơ hình thuyết hành vi dự định ......................................................................... 11
Hình 2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ ........................................................................... 12
Hình 2.4 Mơ hình chấp nhận thương mại điện tử ............................................................. 13
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Bhattia và cộng sự (2019) .......................................... 15
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Arshad và cộng sự (2015) .......................................... 16
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu của Masoud (2013) ........................................................... 17
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu của Ogunsola và cộng sự (2018)....................................... 18
Hình 2.9 Mơ hình nghiên cứu của Adjaino và cộng sự (2018) ......................................... 19
Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu của Ariff và cộng sự (2014) ............................................ 20
Hình 2.11 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 29

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 31
Hình 4.1 Mơ hình sau phân tích hồi quy ........................................................................... 73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KMO

:

Kaiser-Meyer-Olkin

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

VIF

:

Variance Inflation Factors

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences

TRA


:

Theory of Reasoned Action

TPB

:

Theory of Planned Behavior

TAM

:

Technology Acceptance Model

E-CAM

:

E-Commerce Adoption Model

PRP

:

Perceived Risk with Product/Service

PRT


:

Perceived Risk in the Context of Online Transaction

CVV

:

Card Verification Value

CVC

:

Card Verification Code


1

CHƯƠNG 1
1.1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài

1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt website thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tik Tok shop, Tiki,... đã làm cho thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam sôi

nổi hơn bao giờ hết, nhất là hiện nay người tiêu dùng chuyển sang mua sắm và bn bán
trên mạng xã hội ngày càng nhiều vì tính tương tác cao, mạng lưới rộng, thuận tiện cho
giao thương. Các nhà bán lẻ, các siêu thị, đại siêu thị cũng dần chuyển hướng xây dựng
trang trực tuyến để mua bán, điển hình là Thế giới di động, CellphoneS, Bachhoaxanh,
Go!, Emart,… Hơn nữa, do tình hình dịch COVID-19 từ năm 2019 đến năm 2021 diễn
biến phức tạp, dịch bệnh lây nhiễm ở hầu hết các tỉnh, thành phố nên các cơ quan, nhà nước
đã đưa ra các chỉ thị để kiểm soát dịch bệnh như: hạn chế tiếp xúc, cách ly xã hội, hình
thức tụ tập mua bán truyền thống bị giới hạn. Tác động của dịch bệnh làm cho việc mua
sắm của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, đứng trước viễn cảnh đó các doanh nghiệp
đã cho ra các trang mua sắm trực tuyến để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều
doanh nghiệp còn chuyển hồn tồn từ mơ hình truyền thống qua mơ hình trực tuyến. Kể
từ đó xu thế mua sắm trực tuyến càng xâm nhập sâu hơn vào hành vi mua sắm của người
tiêu dùng.
Không riêng ở Việt Nam, thị trường thương mại điện tử phát tăng trưởng và phát triển
mạnh tại nhiều quốc gia. Theo một báo cáo của Statista, sau 2 năm dịch bệnh, Đông Nam
Á đã ghi nhận số lượng người mua sắm trực tuyến đạt mức ấn tượng, khoảng 70 triệu người
tính đến thời điểm hiện tại. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng
bậc nhất. Tại Việt Nam, số lượng người mua sắm qua mạng nhiều hơn do đại dịch tăng
nhiều và theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng internet tham gia
mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020. Trong năm
2022, người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu đơn, tăng 13.5% so với năm
ngoái, và tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12.42 tỉ USD. Không chỉ vậy, nền kinh tế số
Việt Nam cịn được Google và Bain & Company dự đốn sẽ vượt ngưỡng 52 tỉ USD và sở
hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba tại Đông Nam Á vào năm 2025. Với lợi thế
là một trung tâm Kinh tế - Xã hội lớn nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương


2
có thị trường mua sắm trực tuyến phát triển sơi động và mạnh mẽ. Theo báo cáo của Hiệp
hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2023), Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về

chỉ số thương mại điện tử, cao hơn nhiều so với điểm trung bình của chỉ số thương mại
điện tử Việt Nam.
1.1.2 Lý do chọn đề tài
Con người đang sống và làm việc trong thời đại công nghệ 4.0 và đang tiếp tục chuyển
giao sang thời kỳ cơng nghệ 5.0. Do đó, phong cách sống dần già có nhiều sự thay đổi.
Nhờ tiếp xúc và tiếp thu sớm với nền công nghệ nên đời sống con người cũng có những
tác động khơng ít. Biểu hiện rõ nhất trong những năm gần đây, con người có xu hướng
mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với cách thức truyền thống như trước đây.
Tuy vậy, hình thức mua sắm trực tuyến vẫn còn nhiều mối lo ngại đối với người tiêu dùng.
Mặc dù, số lượng người tiếp cận và tham gia mua sắm có dấu hiệu tăng nhưng rủi ro khi
mua hàng trên các trang trực tuyến, trang thương mại điện tử vẫn còn chưa được khắc phục
triệt để. Hiện nay, tại Việt Nam đã hình thành nhiều sàn thương mại kinh doanh trực tuyến
uy tín như: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki, ... các trang này được biết là có ứng dụng các
cơng nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo, big data để sàng lọc, phát hiện và loại bỏ các sản phẩm
kém chất lượng, nhưng tình trạng người mua hàng bị lừa đảo, trục lợi vẫn được ghi nhận
là xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, các sàn thương mại theo từng ngành là FPT Shop,
CellphoneS,… cũng được cho là bị lợi dụng tên thương hiệu, giả mạo để buôn bán những
sản phẩm công nghệ kém chất lượng (Đức Thiện, 2022).
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng. Điển hình là các nghiên cứu của Bhattia và cộng sự (2019); Arshad và
cộng sự (2015); Masoud (2013); Ogunsola và cộng sự (2018); Adjaino và cộng sự (2018);
Ariff và cộng sự (2014). Các nghiên cứu cho rằng rủi ro tác động tiêu cực đến hành vi mua
sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Những rủi ro này làm họ băn khoăn, lo ngại trước việc
đưa ra ý định mua sắm.
Theo nghiên cứu của Bhattia (2019), nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng gồm: Rủi ro bảo mật, rủi ro thuận tiện và rủi ro sản phẩm. Theo nghiên
cứu của Arshad và cộng sự (2015) thì chỉ có rủi ro thời gian và thuận tiện là ảnh hưởng đến
hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Masoud (2013) các nhân
tố rủi ro tác động đến hành vi mua sắm bao gồm 4 nhân tố là: Rủi ro tài chính, rủi ro bảo
mật thơng tin, rủi ro sản phẩm và rủi ro giao hàng. Kết quả nghiên cứu của Ogunsola và



3
cộng sự (2018) cũng giống với tác giả Masoud (2013) tuy nhiên bổ sung thêm 2 nhân tố
là: Rủi ro thời gian và thuận tiện và rủi ro tâm lý. Nghiên cứu của Adjaino và cộng sự
(2018) chỉ ra chỉ có rủi ro giao hàng tác động đến ý định mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu
của Ariff và cộng sự (2014) chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến
gồm: Rủi ro tài chính, rủi ro thời gian và thuận tiện, rủi ro sản phẩm, rủi ro giao hàng.
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều bài nghiên cứu về nhân tố rủi ro tác động đến ý định
và hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhân tố rủi ro này có
phải cũng là nguyên nhân tác động đến ý định mua sắm trực của người tiêu dùng Việt Nam
hay khơng. Vì mỗi nghiên cứu cho ra một kết quả nghiên cứu khác nhau. Phần lớn là do
sự khác biệt về thị trường, và khả năng chấp nhận rủi ro của nhóm nghiên cứu mà các tác
giả lựa chọn. Do đó, việc xác định những rủi ro nào có tác động đến ý định mua sắm của
người tiêu dùng hiện nay sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam có
cái nhìn bao qt hơn về vấn đề này để doanh nghiệp đưa ra các chính sách nâng cao ý
định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu chọn đề tài “Rủi ro tác động đến ý
định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Việt Nam. Nghiên cứu tại Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố rủi ro tác động đến ý định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề
xuất các kiến nghị cho doanh nghiệp bán hàng trực tuyến các giải pháp nhằm giảm thiểu
rủi ro và nâng cao ý định mua sắm của người tiêu dùng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ hướng đến nghiên cứu các vấn đề sau:
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của nhân tố rủi ro đến ý định mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.


4
Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro, giúp các doanh nghiệp nâng
cao ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thông qua nghiên cứu.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Nhân tố rủi nào tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố rủi đến ý định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Nhân tố nào tác động nhiều nhất? Nhân
tố nào tác động ít nhất?
Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào các doanh nghiệp nên áp dụng để hạn chế rủi ro, nâng
cao ý định mua sắm sản phẩm trực tuyến của người tiêu dùng?

1.4

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát là các đối tượng đã từng mua sắm trực tuyến đang sinh sống, học tập
và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1.5

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện đối với các cá nhân đã
từng mua sắm trực tuyến đang sinh sống và học tập/làm việc trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 20/01/2023 đến
01/05/2023.

1.6

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước với sự kết hợp giữa phương pháp định
đính và phương pháp định lượng. Trong đó. Tác giả chủ yếu áp dụng nghiên cứu định
lượng là chính.
Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nghiên cứu sơ
bộ dựa trên các lý thuyết nền về mua sắm trực tuyến, hành vi mua sắm. Thu thập thông tin,


5
tài liệu tham khảo qua các trang tài liệu và báo chí, các mơ hình nghiên cứu đã được đúc
kết từ những nghiên cứu trước đây kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, hỏi ý kiến
giảng viên nhằm xác định các nhân tố rủi ro tác động đến ý định mua sắm sản phẩm trực
tuyến. Sau đó, thiết kế bảng câu hỏi để sử dụng cho nghiên cứu chính thức tiếp theo.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được thực hiện từ việc thu thập dữ liệu ở

bảng câu hỏi khảo sát được. Từ kết quả thu được, tiến hành phân tích số liệu, đưa ra kết
luận rõ ràng về các vấn đề nghiên cứu và đề xuất kiến nghị cụ thể. Đề tài sử dụng công cụ
phân tích dữ liệu: thống kê mơ tả và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS 20.

1.7

Ý nghĩa nghiên cứu

1.7.1 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp đang kinh
doanh hoặc có ý định kinh doanh trực tuyến, cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro làm giảm
ý định mua sắm của người tiêu dùng. Bài nghiên cứu cịn giúp các doanh nghiệp có các
chiến lược tác động đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thông qua việc
giảm thiểu yếu tố rủi ro đo lường. Nhờ đó mà các doanh nghiệp nhận thức được vai trò và
tầm quan trọng nhận thức rủi ro tác động, không ngừng thay đổi và sáng tạo trong hoạt
động thu hút khách hàng nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ khách hàng. Đồng thời,
kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khố sau nghiên cứu và
phát triển thêm về mơ hình ý định mua sắm trực tuyến với quy mơ rộng hơn.
1.7.2 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về hành vi mua, rủi ro trong mua sắm trực tuyến các
mơ hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền đã được chứng minh trước đó.
Bài nghiên cứu sẽ như một tài liệu tham khảo về những rủi ro tác động lên ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng, góp phần vào cơ sở lý luận trong những nghiên cứu tiếp
theo trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học khi góp phần phát triển và mở rộng
thêm các cơ sở lý thuyết về ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đặc biệt đối
với người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.



×