Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện môi trường của thế hệ z vai trò của truyền thông xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH NGỌC
19487291

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN
MÔI TRƯỜNG CỦA THẾ HỆ Z: VAI TRỊ CỦA
TRUYỀN THƠNG XÃ HỘI

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101C

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH NGỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN
MÔI TRƯỜNG CỦA THẾ HỆ Z: VAI TRỊ CỦA
TRUYỀN THƠNG XÃ HỘI


CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : THS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
SVTH : NGUYỄN THỊ THANH NGỌC
LỚP

: DHQT15CTT

KHÓA : 2019 - 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phát triển kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng của
một quốc gia. Tuy nhiên, phát triển kinh tế cũng đồng nghĩa với sự tiêu thụ tài nguyên, gia
tăng chất thải và ô nhiễm môi trường. Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đến mơi
trường sống. Với tình hình đáng báo động kéo dài, các quốc gia trên thế giới đã thực hiện
nhiều biện pháp khắc phục nhằm phục hồi môi trường sống. Trong đó cần có sự chung tay
của người tiêu dùng, có ý thức sử dụng các sản phẩm thân thiện với mơi trường để góp
phần tái tạo một hành tinh xanh. Đề tài này được thực hiện nhằm nâng cao ý định mua các
sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng (thế hệ Z), giá trị tham khảo cho
các nhà quản trị, thông qua những tác động của phương tiện truyền thông xã hội tại khu
vực TP.HCM.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tìm kiếm và tham khảo các mơ hình nghiên cứu
trong và ngồi nước với chủ đề tương tự nhằm đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với
bối cảnh nghiên cứu. Phương pháp định lượng được sử dụng với cỡ mẫu là 300, được thực
hiện khảo sát 50% trực tuyến và 50% trực tiếp. Dữ liệu thu được sẽ dùng phần mềm SPSS
và AMOS phân tích. Kết quả cho thấy rằng “truyền thơng xã hội” có tác động trực tiếp đến
“quan tâm đến mơi trường”, “thái độ”, “chuẩn chủ quan” và có ảnh hưởng gián tiếp đến “ý

định mua”. Đồng thời, nghiên cứu cũng có đề xuất một số kiến nghị thực tiễn và hướng
nghiên cứu trong thời gian tới nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển thêm về các nghiên cứu
liên quan.
Từ khóa: Sản phẩm thân thiện mơi trường; Truyền thơng xã hội; Thế hệ Z; Ý định mua.


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng mà mỗi sinh viên đều phải thực hiện
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng trước khi ra trường tham gia vào làm việc. Trước hết em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học Công
Nghiệp TP.HCM đã tạo điều kiện cho em tham gia thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt,
em xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc đã định
hướng cho em cách làm luận văn khoa học, đó là những góp ý hết sức giá trị mà em có thể
ứng dụng được trong cuộc sống. Chân thành cảm ơn các giảng viên bộ mơn đã tận tình chỉ
dẫn, cung cấp những kiến thức chuyên môn là nền tảng cho em làm luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và luôn tạo điều kiện tốt nhất
giúp em có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện khóa luận nhưng với vốn kiến thức hạn hẹp nên sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót và sai phạm. Em rất mong nhận được những góp ý, đánh giá
chân thành từ thầy cô và các bạn.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Ngọc, sinh viên lớp DHQT15CTT, khoa Quản Trị Kinh Doanh
thuộc trường Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất

kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Ngọc


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Mã số giảng viên: 0199900367
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngọc

MSSV: 19487291

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên ework.fba.iuh.edu.vn
trong lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu
và minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra
đánh giá.
TP. HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Ký tên xác nhận




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Mã học viên: 19487291
Hiện là học viên lớp: DHQT15CTT
Khóa học: 2019 - 2023
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hội đồng: 10
Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Nghiên cứu tác động của truyền thông xã hội đến ý định mua sản phẩm thân thiện
môi trường của thế hệ Z.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)

Tác giả đã kiểm tra và sửa lỗi chính tả tại
trang 11, 19, 58, 67.
Điều chỉnh tên đề tài.

Tác giả điều chỉnh lại tên đề tài là:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua sản phẩm thân thiện môi trường
của thế hệ Z: Vai trị của truyền thơng xã
hội”.
Bổ sung nhận định của tác giả về kết quả Tác giả đã bổ sung cho thấy đặc điểm
Chỉnh sửa lỗi chính tả.

mơ tả đặc điểm mẫu.
mẫu phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
Bổ sung thông tin thứ cấp liên quan đến đề Tác giả đã bổ sung về các hoạt động trên
tài tại mục 4.1.
phương tiện truyền thơng xã hội có tác
động đến xu hướng mua sắm sản phẩm
thân thiện môi trường.


Điều chỉnh tài liệu tham khảo theo chuẩn
th

APA 6 .

Tác giả đã tiến hành định dạng tài liệu
tham khảo theo chuẩn APA 6th.

Ý kiến giảng viên hướng dẫn: Giảng viên hướng dẫn đồng ý xác nhận biên bản giải trình
chỉnh sửa đề tài theo góp ý hội đồng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Ngọc


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 6
2.1 Các khái niệm có liên quan ........................................................................................... 6
2.1.1 Hành vi người tiêu dùng ....................................................................................... 6
2.1.2 Hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường........................................................ 6
2.1.3 Ý định mua của người tiêu dùng ........................................................................... 7
2.1.4 Sản phẩm thân thiện với môi trường..................................................................... 8
2.1.5 Truyền thông xã hội .............................................................................................. 9
2.1.6 Thế hệ Z ................................................................................................................ 9
2.1.7 Mơ hình lý thuyết liên quan ................................................................................ 10
2.1.7.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ........... 10

2.1.7.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) ....... 11
2.2 Nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................................. 12
2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................... 12
2.2.1.1 Nghiên cứu của Rebeka-Anna Pop và cộng sự (2020) .............................. 12
2.2.1.2 Nghiên cứu của Md. Nekmahmud và cộng sự (2022) ............................... 13
2.2.1.3 Nghiên cứu của Yongbo Sun và Jiayuan Xing (2022) ............................... 14
2.2.1.4 Nghiên cứu của Si Xie và Ghulam Rasool Madni (2023) .......................... 15
2.2.1.5 Nghiên cứu của Arun Kumar và Mrinalini Pandey (2023) ........................ 16
2.2.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 17
2.2.2.1 Nghiên cứu của của Phạm Xuân Giang và Lê Thanh Hoa (2018) ............. 17
2.2.2.2 Nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị
Nhi (2018) .............................................................................................................. 18
2.2.2.3 Nghiên cứu của Ngô Minh Tâm và Dương Đắc Quang Hảo (2020) ......... 19


2.2.2.4 Nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến, Huỳnh Thị Cẩm Ly và Nhung Hoàng
(2020) ..................................................................................................................... 20
2.2.2.5 Nghiên cứu của Trần Khánh Hùng và cộng sự (2022)............................... 21
2.3 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 22
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 22
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 23
2.3.2.1 Thái độ ........................................................................................................ 23
2.3.2.2 Chuẩn chủ quan .......................................................................................... 24
2.3.2.3 Quan tâm đến môi trường........................................................................... 25
2.3.2.4 Truyền thông xã hội ................................................................................... 25
2.3.3 Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu .............................................................. 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 28
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.2.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................... 29

3.2.1.1 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ................................................... 29
3.2.1.2 Khái niệm của thang đo nghiên cứu ........................................................... 32
3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................................. 34
3.2.2.1 Xây dựng thang đo nghiên cứu định lượng ................................................ 34
3.2.2.2 Kết quả khảo sát ......................................................................................... 35
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................... 36
3.2.3.1 Chọn mẫu nghiên cứu................................................................................. 36
3.2.3.2 Xác định kích thước mẫu nghiên cứu......................................................... 36
3.2.3.3 Thu thập dữ liệu khảo sát ........................................................................... 37
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...................................................................... 37
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 37
3.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................................................ 37
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 38
3.3.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................................... 38
3.3.5 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ....................................................... 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................................... 40
4.1 Tình hình và xu hướng mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z
dưới tác động của truyền thông xã hội .............................................................................. 40
4.2 Phân tích dữ liệu .......................................................................................................... 44
4.2.1 Thống kê mơ tả ................................................................................................... 44
4.2.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 44
4.2.1.2 Thống kê mô tả cho các biến quan sát trong từng yếu tố ........................... 46
4.2.2 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................................ 47
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 49
4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................................... 51


4.2.5 Kiểm định giả thuyết mơ hình nghiên cứu.......................................................... 55
4.2.5.1 Kiểm định độ thích hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường ...................... 55
4.2.5.2 Kiểm định giả thuyết của mơ hình nghiên cứu .......................................... 57

4.2.5.3 Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ trung gian trong mơ hình ............... 60
4.2.6 Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap ......................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 63
5.1 Kết luận và thảo luận về nghiên cứu ........................................................................... 63
5.1.1 Kết luận về nghiên cứu ....................................................................................... 63
5.1.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 64
5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................................. 65
5.3 Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................... 69
5.4 Định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai ....................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 71
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 77


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu .......................................................... 27
Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu.......................................................................................... 30
Bảng 3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo sơ bộ ............................................. 35
Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................. 45
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả cho biến quan sát ......................................................... 46
Bảng 4.3 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chính thức ..................................... 48
Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Test .......................................................... 49
Bảng 4.5 Tổng phương sai trích ........................................................................................ 50
Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA ....................................................................................... 50
Bảng 4.7 Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các nhân tố trong thang đo.......... 53
Bảng 4.8 Các hệ số chuẩn hóa ........................................................................................... 54
Bảng 4.9 Hệ số tương quan ............................................................................................... 55
Bảng 4.10 Các trọng số hồi quy ........................................................................................ 57
Bảng 4.11 Kết luận giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu ................................................ 60
Bảng 4.12 Mối quan hệ trung gian .................................................................................... 60

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Bootstrap mơ hình nghiên cứu .......................................... 62


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA ............................................................. 11
Hình 2.2 Mơ hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB .......................................................... 12
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Rebeka-Anna Pop và cộng sự (2020) ......................... 13
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Md. Nekmahmud và cộng sự (2022) .......................... 14
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Yongbo Sun và Jiayuan Xing (2022) ......................... 15
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Si Xie và Ghulam Rasool Madni (2023) .................... 16
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu của Arun Kumar và Mrinalini Pandey (2023) .................. 17
Hình 2.8 Mơ hình nghiên cứu của Phạm Xuân Giang và Lê Thanh Hoa (2018) .............. 18
Hình 2.9 Mơ hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh
Thị Nhi (2018) ................................................................................................................... 19
Hình 2.10 Mơ hình nghiên cứu của Ngơ Minh Tâm và Dương Đắc Quang Hảo (2020).. 20
Hình 2.11 Mơ hình nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2020) ..................... 21
Hình 2.12 Mơ hình nghiên cứu của Trần Khánh Hùng và cộng sự (2022) ....................... 22
Hình 2.13 Mơ hình tác giả đề xuất .................................................................................... 23
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ................................................................................ 28
Hình 4.1 Dự báo thị trường mỹ phẩm thuần chay toàn cầu .............................................. 40
Hình 4.2 Nestlé MILO nói khơng với ống hút nhựa ......................................................... 42
Hình 4.3 Tái chế rác thải thành nhà tại Hà Lan ................................................................. 43
Hình 4.4 Mơ hình MR6 tại Cumbira của Anh ................................................................... 43
Hình 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA chuẩn hóa ...................................... 52
Hình 4.6 Kết quả phân tích SEM của nghiên cứu ............................................................. 56


DANH MỤC VIẾT TẮT
TP.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

CHERAD

: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe

SPSS

: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

AMOS

: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

KMO

: Hệ số Kaise Mayer Olkin xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá

CFA

: Phân tích nhân tố khẳng định


SEM

: Mơ hình cấu trúc tuyến tính

GTNN

: Giá trị nhỏ nhất

GTLN

: Giá trị lớn nhất


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng đã làm mất cân bằng mơi trường sinh thái
và tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên. Các mối quan tâm chính về mơi trường bao
gồm sự suy giảm tầng Ozone, biến đổi khí hậu, thiên tai, sự nóng lên tồn cầu, ơ nhiễm
nước, lượng rác thải khó phân hủy vô cùng khổng lồ (Wang và cộng sự, 2019).
Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết trong năm 2021,
lượng rác thải được tái chế chỉ chiếm 9% trong số 353 triệu tấn rác thải nhựa, 19% được
tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp theo đúng quy định. Tại Việt Nam, theo ước tính của
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD), trong
tổng số lượng rác thải sinh hoạt có 8% – 12% là rác thải từ nhựa, khoảng 2,8 triệu tấn rác
thải nhựa được thải ra môi trường mỗi năm (tương đương với 7.800 tấn/ngày). Trong số
đó, chỉ có 17% rác thải nhựa tái sử dụng được và có đến 80% rác thải nhựa chỉ dùng được
một lần (Khanh Ly, 2023). Theo mức độ đáng báo động này, trong giai đoạn 2023 - 2026

mục tiêu của dự án “Thành phố sạch vì một Việt Nam xanh” là giảm 15% đến 20% ô nhiễm
rác thải từ nhựa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Ly, 2023).
Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan liên tục xảy ra khi trái đất nóng lên từng giây gây
nên sức tàn phá khủng khiếp. Cụ thể là siêu bão Ida (Mỹ) năm 2021 đe dọa nhấn chìm cả
Thành phố New Orleans với hơn 1.800 người thiệt mạng và nhiều hậu quả nặng nề về vật
chất (VOV, 2021). Tương tự đó cịn thảm họa động đất năm 2023 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
với hơn 41.000 người thiệt mạng, cùng nhiều người bị thương nặng và tổn thất nặng nề
(Bảo Anh, 2023). Tại Việt Nam tính từ đầu năm 2021 đến 04/2021 cả nước xảy ra 17 trận
động đất nhẹ, 5 đợt rét đậm rét hại, 32 trận mưa đá,..v.v. Gây thiệt hại đáng kể về người và
vật chất (Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, 2021). Mức độ thiên tai và thiệt
hại so với các nước khác là không lớn nhưng vấn đề ô nhiễm mơi trường liên tục xảy ra
cũng khó đảm bảo khơng có vấn đề khác xảy ra.
Giải quyết các vấn đề về môi trường sẽ yêu cầu mỗi người làm những việc khác nhau. Mặc
dù đã có một số thành cơng trong việc phát triển các chương trình bảo tồn, khuyến khích


2
hành vi ủng hộ mơi trường, nhưng vẫn cịn nhiều tranh luận về các chiến lược hiệu quả
nhất. Một mặt, con người có thể đưa ra lời kêu gọi từ bỏ lợi ích cá nhân và khuyến khích
các cá nhân tham gia vào các hành vi mang lại lợi ích tập thể cho môi trường hơn (Evans
và cộng sự, 2013).
Song song đó, tính thân thiện với mơi trường và các mối quan tâm về môi trường đã thu
hút được sự chú ý đáng kể từ các nhà tiếp thị, các học viên và học giả. Đã có rất nhiều
nghiên cứu về việc người tiêu dùng góp sức bảo vệ mơi trường như nghiên cứu của (Sun
và Yoon, 2022) về đề tài “Điều gì khiến mọi người phải trả giá cao cho các sản phẩm thân
thiện với môi trường? Những ảnh hưởng của ý thức tiêu dùng đạo đức, CSR và chất lượng
sản phẩm”, hay nghiên cứu của (Delcea và cộng sự, 2019) về đề tài “Mơ hình hóa ảnh
hưởng của ý kiến người tiêu dùng trên phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến trong
trường hợp sản phẩm thân thiện với môi trường”. Các sản phẩm được xem là thân thiện
với môi trường và được sản xuất từ vật liệu tái chế, tự nhiên, khơng độc hại và bao bì thân

thiện với mơi trường (Nekmahmud và cộng sự, 2022). Vì mục tiêu kinh doanh dài hạn và
lợi nhuận, các doanh nghiệp và nhà tiếp thị đã phát triển một số chiến lược và chính sách
tiếp thị để khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm thân thiện với môi trường
(Nekmahmud và cộng sự, 2022).
Mặc khác, các phương thức tiếp cận người tiêu dùng như in ấn, truyền hình và phương tiện
truyền thông dựa trên Internet,..v..v.. Sự thật là phương tiện truyền thơng xã hội là sự kết
hợp giữa tính linh hoạt của truyền thông cá nhân và đại chúng, mạng xã hội được sử dụng
rộng rãi để quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường so với các nền tảng khác
(Sharma và cộng sự, 2022). Ngoài ra, nghiên cứu của Epinion Global vào năm 2015 về thế
hệ Z tại Việt Nam đã phát hiện ra những xu hướng cụ thể như: Thế hệ Z dần dần khơng
thích ra ngồi giao tiếp trực tiếp với nhau, có thói quen khơng thể tách rời các thiết bị điện
tử, hình thành sự hoài nghi đối với mạng xã hội, khá quan tâm đến các vấn đề xã hội đang
diễn ra, các vấn đều đang là xu hướng, thực hiện theo các xu hướng đó (Adrian Peter Tse,
2015).
Trong bối cảnh này, một trong những giải pháp được khuyến khích bởi cả tài liệu và thực
tiễn hàng ngày chính là giảm thiểu chất thải. Ngoài ra, ngày càng nhiều người tiêu dùng
nhận ra rằng phương pháp có hiệu quả và tiện lợi hơn là thay thế các sản phẩm có hại với


3
mơi trường, các hàng hóa thơng thường thành các sản phẩm thân thiện với môi trường
thông qua việc sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. Vì thế, với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm thân thiện môi trường của thế hệ Z: Vai trị của truyền
thơng xã hội” nhằm có cái nhìn tổng quan về ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi
trường của người tiêu dùng trên phương tiện truyền thông xã hội là cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá và nghiên cứu tác động của truyền thông
xã hội đến ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Từ mục tiêu tổng quát ở trên được chi tiết thành các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng mơ hình, thang đo thể hiện mối quan hệ giữa truyền thông xã hội, quan
tâm đến môi trường, thái độ, chuẩn chủ quan và ý định mua sản phẩm thân thiện với môi
trường của thế hệ Z.
Thứ hai, đo lường mối quan hệ giữa truyền thông xã hội, quan tâm đến môi trường, thái
độ, chuẩn chủ quan và ý định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z.
Thứ ba, đưa ra hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu giúp các bên liên quan gia tăng
ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về tác động của truyền thông xã hội đến ý định mua các
sản phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng thuộc thế hệ Z (có năm sinh từ 1995 – 2009) tại
TP.HCM và biết đến sản phẩm thân thiện môi trường.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu không gian: Tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh.


4
Phạm vi nghiên cứu thời gian:
Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Được tiến hành từ năm 2018 đến 2023.
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Được tiến hành từ tháng 02/2023 đến tháng 05/2023.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, mối quan hệ giữa các nhân tố truyền thông xã hội, quan tâm đến môi trường, thái
độ, chuẩn chủ quan và ý định mua được đo lường bằng thang đo là gì và làm cách nào để
đo lường các nhân tố?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mối quan hệ giữa truyền thông xã hội,
quan tâm đến môi trường, thái độ, chuẩn chủ quan và ý định mua được đo lường bằng
thang đo như thế nào?
Thứ ba, có những hàm ý quản trị nào giúp các bên liên quan gia tăng ý định mua các sản

phẩm thân thiện với môi trường của thế hệ Z?
1.5 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Đầu tiên, việc nghiên cứu về “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm
thân thiện môi trường của thế hệ Z: Vai trị của truyền thơng xã hội” có ý nghĩa quan trọng
đối với các nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh khi nhận thức rõ những ảnh
hưởng không thể phủ nhận của truyền thông xã hội đến ý định mua các sản phẩm thân thiện
với môi trường của thế hệ trẻ cũng như trong các lĩnh vực khác. Từ đó hoạch định những
chiến lược, kế hoạch thực hiện nhằm quảng bá, cung cấp thông điệp về sản phẩm/dịch vụ
trên phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng,
hơn hết là phát triển và gia tăng hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, thế hệ Z được biết đến như những người sinh ra trong kỷ ngun cơng nghệ,
Internet. Có xu hướng tị mị với các phương tiện truyền thơng xã hội, vì thế đây là đối
tượng dể dàng và sẵn sàng chấp nhận các thông tin trên mạng xã hội hơn, cũng khơng q
khó bị ảnh hưởng bởi nó và có hành động theo xu hướng đó. Thế nên, hình thành ý định
mua các sản phẩm thân thiện với môi trường nói riêng và sản phẩm/dịch vụ khác nói chung.


5
1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Nội dung của báo cáo gồm 5 chương:
Chương 1 - Tổng quan về nghiên cứu - Trình bày bối cảnh nghiên cứu cùng lý do chọn đề
tài, bên cạnh đó sẽ đề cập về mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cuối cùng là kết
cấu đề tài khóa luận.
Chương 2 - Cơ sở lý luận - Giới thiệu về các khái niệm chính liên quan đến ý định mua sản
phẩm thân thiện môi trường, các hành vi lý thuyết liên quan được áp dụng trong bài nghiên
cứu. Đồng thời, trình bày tóm tắt, nhận xét lý luận về các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu - Trình bày cách thức và phương pháp nghiên cứu,
mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4 - Phân tích dữ liệu - Trình bày kết quả và phân tích bằng phần mềm SPSS,

AMOS thơng qua các kiểm định như Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM, Bootstrap.
Chương 5 - Kết luận và đưa ra hàm ý quản trị - Kết luận tóm tắt kết quả nhằm rút ra những
nhận xét và đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó đưa ra được
các hạn chế nghiên cứu của đề tài và đưa ra được các gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp
theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan bối cảnh nghiên cứu cũng như làm rõ lý do chọn đề tài
trong bối cảnh mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó chương 1 đã làm rõ về mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, cũng như tóm tắt ngắn gọn
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, các giá trị mang lại dựa trên kết quả
nghiên cứu dự kiến. Đây là cơ sở nghiên cứu cho những nội dung tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1 Hành vi người tiêu dùng
Theo Loudon và Bitta (1979), “Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quy trình ra
quyết định hành động và hành vi trong thực tiễn của những cá nhân khi nhìn nhận, mua
sắm, sử dụng hoặc vơ hiệu những hàng hố và dịch vụ”. Theo Lãn và cộng sự (2011),
“Hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng thể các quyết định của người tiêu dùng đối với
việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa bao gồm sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý
tưởng, bởi các đơn vị ra quyết định (con người) theo thời gian”. Theo Kotler và Amstrong
(2006), “Hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện
các quyết định mua sắm, sử dụng, vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”. Tương tự, “Hành vi của
người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách người tiêu dùng đưa ra quyết định khi mua sản
phẩm, dịch vụ. Nó cũng liên quan đến sự hiểu biết về cách người tiêu dùng tương tác với
các thương hiệu và cuối cùng kết thúc với việc mua hàng” (Izza, 2019).
Các hành động mà người tiêu dùng thực hiện khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ bao gồm

việc tìm kiếm thơng tin sản phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, quyết định mua hoặc từ
chối sản phẩm, đàm phán về giá cả, sử dụng sản phẩm và đưa ra đánh giá sau khi sử dụng
(Zhao và cộng sự, 2014). Hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận của các doanh nghiệp cũng như thị trường nói chung.
Tóm lại, hành vi tiêu dùng là hành vi mà người tiêu dùng quyết định sử dụng hay loại bỏ
sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ.
2.1.2 Hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường
Theo Lao (2014) “Hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường là hành vi tiêu dùng mà
người tiêu dùng nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái và giảm thiểu tác động tiêu cực của tiêu
dùng đối với môi trường trong quá trình mua, sử dụng và hậu xử lý sản phẩm”. Các hành
vi tiêu dùng thân thiện với môi trường bao gồm việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ
thiên nhiên, sản phẩm tái chế, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo, sản
phẩm không độc hại và không gây ô nhiễm môi trường (Sreen và cộng sự, 2018).


7
Với sự phổ biến ngày càng phủ rộng về chủ nghĩa bảo vệ môi trường của người tiêu dùng
trên thế giới, dẫn đến có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng phát triển các sản phẩm thân thiện
với môi trường (Chen, 2011) và dần dần có nhiều người tiêu dùng quan tâm, sẵn sàng thay
đổi hành vi mua sắm thân thiện với môi trường (Chen và cộng sự, 2012). Hành vi tiêu dùng
thân thiện với môi trường phản ánh các hành động được thực hiện với mục đích tối ưu hóa
giảm thiểu các hậu quả môi trường, người tiêu dùng thân thiện với môi trường và hành vi
mua hàng của họ là những lĩnh vực nghiên cứu đã được kiểm tra kỹ lưỡng (Peattie, 2001).
Tóm lại, hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường là hành vi mà người tiêu dùng quyết
định sử dụng hay loại bỏ sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại lợi ích tích cực cho mơi trường.
2.1.3 Ý định mua của người tiêu dùng
“Ý định là một hành vi cơ bản của người tiêu dùng liên quan đến động cơ thực hiện một
hành động dựa trên kết quả đánh giá trước đó được thực hiện bởi người tiêu dùng” (Nsairi,
2012). Theo Wu & Chen (2014) “Ý định mua hàng của người tiêu dùng là một thành phần
quan trọng trong việc hiểu cách quan tâm và kế hoạch của người tiêu dùng khi suy nghĩ về

việc hình thành hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ, nếu được hỗ trợ bởi thông tin đầy đủ,
sẽ phát triển tốt thành hành vi mua hàng tích cực”. Theo Eagly và Chaiken (1993), “Ý định
mua hàng của người tiêu dùng là mức độ xem xét và thúc đẩy mà khách hàng có để mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể”. Theo Kokoi (2011) “Ý định mua của người tiêu dùng
là khả năng và dự định trong việc mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu,
tài chính, trải nghiệm trước đó và các yếu tố khác, ý định mua của người tiêu dùng có thể
thay đổi trong quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định mua hàng”.
Ý định mua hàng của người tiêu dùng chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như cảm
xúc, thái độ đối với sản phẩm, dịch vụ và lòng trung thành của thương hiệu. Theo Ajzen
(1991), ý định mua hàng của người tiêu dùng chịu tác động trực tiếp từ “Thái độ”, “Chuẩn
chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Bên cạnh đó, ý định mua sản phẩm cụ thể sẽ
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
Tóm lại, ý định mua của người tiêu dùng là cách suy nghĩ và quan tâm của người tiêu dùng
đến sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, là tiền đề để người tiêu dùng hình thành quyết định
mua.


8
2.1.4 Sản phẩm thân thiện với môi trường
Theo nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành về Luật bảo vệ mơi trường.
Trong đó có ghi rõ về khái niệm của sản phẩm thân thiện môi trường, theo điều 3 khoản 9
(Chính phủ, 2015) sản phẩm thân thiện với mơi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí
nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái.
Bên cạnh đó, sản phẩm thân thiện mơi trường cịn được định nghĩa với nhiều khái niệm
khác nhau như: “Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm được tạo ra hoặc sản
xuất khơng có hóa chất hoặc vật liệu độc hại khác, khơng có tác động tiêu cực đến người
dùng và môi trường xung quanh” (Ellison và cộng sự, 2016). “Sản phẩm thân thiện với
môi trường được định nghĩa là sản phẩm có lợi cho mơi trường, quan tâm đến mơi trường
ở mọi khía cạnh, như ngun liệu thơ và quy trình tạo ra sản phẩm” (Harini và cộng sự,
2020). Theo Srivastava (2007), phát hiện ra rằng các sản phẩm thân thiện với môi trường

đã phát triển do lo ngại về sự nóng lên tồn cầu, mức độ ơ nhiễm tồn cầu từng quốc gia
và địa phương, thiên tai, giảm nguồn tài nguyên tự nhiên và tràn chất thải khó hoặc không
thể phân hủy. Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào cũng ln có những tác động tiêu
cực đến môi trường ở các mức độ khác nhau, điều này có nghĩa là hiện nay chưa có sản
phẩm nào thân thiện tuyệt đối với mơi trường mà chỉ có sản phẩm tương đối thân thiện với
môi trường (Ottman và cộng sự, 2006). Lý do là trong quá trình từ sản xuất, tiêu thụ, đến
thải bỏ bất kỳ sản phẩm nào cũng đã ảnh hưởng một phần đến môi trường (Ottman và cộng
sự, 2006).
Theo Delcea và cộng sự (2019), các sản phẩm thân thiện với mơi trường được chia thành
2 nhóm chính bao gồm:
Hàng hóa mềm: Phân bón hữu cơ, thực phẩm sạch, ly giấy, ống hút (giấy, tre, gạo,…), túi
vải, giỏ tre, bông tắm sơ mướp, bàn chải đánh răng làm từ tre, mỹ phẩm có ngun liệu
hồn tồn thiên nhiên, bộ lọc cà phê/trà tái sử dụng, các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế,
v.v…
Hàng lâu bền: Ô tô điện, xe máy điện, v.v...


9
Tóm lại, sản phẩm thân thiện với mơi trường là những sản phẩm được sản xuất mà có sự
quan tâm đến môi trường sống.
2.1.5 Truyền thông xã hội
Theo Ismail (2017) “Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ mạnh mẽ nhất để hình
thành hành vi của người tiêu dùng và ngày càng trở nên tích hợp hơn vào cuộc sống hàng
ngày của người tiêu dùng, thay đổi cách người tiêu dùng và nhà tiếp thị giao tiếp với nhau”.
Hiện tại, truyền thông được thực hiện thông qua nền tảng truyền thông xã hội để trao đổi
thông tin, khái niệm và tài liệu do người dùng tạo thông qua mạng, Web và Blog (Bedard
và cộng sự, 2018).
Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một kênh truyền thông vô cùng quan trọng
để tạo nội dung, chia sẻ ý tưởng, bày tỏ quan điểm và thông tin (Denegri-Knott, 2006).
Phương tiện truyền thơng xã hội đã cách mạng hóa, rút ngắn quá trình giao tiếp giữa người

tiêu dùng và nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả các sản phẩm thân thiện với
môi trường và cho phép người tiêu dùng có trải nghiệm mua hàng tương tác hơn (Singh và
cộng sự, 2012). Ngày nay, người tiêu dùng chủ yếu sử dụng phương tiện truyền thông xã
hội để có được thơng tin về sản phẩm hoặc dịch vụ (Heinonen, 2011). Phương tiện truyền
thông xã hội là các nền tảng trực tuyến và ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng tạo,
chia sẻ, trao đổi và tiêu thụ các nội dung và thông tin với nhau. Một số ví dụ phổ biến về
phương tiện truyền thơng xã hội bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,
YouTube và TikTok.
2.1.6 Thế hệ Z
Thế hệ Z đề cập đến những cá nhân trẻ sinh ở giai đoạn 1995 – 2009 và được biết đến như
là có trình độ học vấn cao, am hiểu công nghệ, sáng tạo và đổi mới (Priporas, Stylos &
Fotiadis, 2017). Không giống như các thế hệ trước, thế hệ Z đến tuổi trong thời kỳ bùng
nổ internet, đã quen với công nghệ cao và lượng nguồn thông tin nhiều đáng kể (Williams
& Robert, 2011).
Trước hết, các nghiên cứu trước đây cho thấy những người trẻ tuổi sẵn sàng chấp nhận
những ý tưởng mới hơn so với thế hệ cũ, phân khúc thanh niên đang chiếm tỷ trọng lớn
trong chi tiêu của thị trường và được kỳ vọng sẽ trở thành những người tiêu dùng quyền


×