Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường đại học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH HÒA
19436071

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC TỰ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.S LÊ THÚY KIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH HÒA

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC TỰ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : Th.S LÊ THÚY KIỀU
SVTH : LÊ THANH HÒA
LỚP

: DHQT15A

KHÓA : 2019 - 2023

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường Đại
học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu chính đó là nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh. Việt nam đang trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa,
q trình này gắn liền với những thay đổi và đặc biệt về mặt cơng nghệ số. Để q trình ấy
có thể diễn ra tốt nhất thì cần có 1 nguồn nhân lực giàu tri thức. Đổi mới phương pháp học
tập là nhân tố quan trọng để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao và theo kịp tiến
trình phát triển của xã hội. Học tập trực tuyến là xu hướng của thời đại, ở các nước phát
triển việc học trực tuyến đã quá quen thuộc, tuy vậy ở nước ta học trực tuyến chỉ thực sự
bùng nổ và được sử dụng rộng rãi sau khi xảy ra đại dịch Covid 19. Các nghiên cứu về
năng lực tự học trực tuyến ở nước ngoài khá phổ biết nhưng đa phần đều chỉ tập trung vào
khía cạnh cơng nghệ. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khám phá về lĩnh vực năng lực
trực tuyến, các nghiên cứu đa phần xoay quanh tự học hoặc học trực tuyến chứ chưa đào
sâu vào khía cạnh năng lực tự học trực tuyến. Không chỉ vậy học tập trực tuyến sẽ xu hướng

trong tương lai, vì thế em chọn thực hiện đề tài này để có có thêm những hiểu biết về năng
lực tự học ở nước ta cụ thể là các trường đại học tại TPHCM.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp (nghiên cứu định lượng, nghiên cứu
định tính). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Năng lực tự học trực
tuyến như sau: Năng lực bản thân để hồn thành khố học (với hệ số Beta là 0.478), Năng
lực bản thân để tương tác với người hướng dẫn (hệ số Beta là 0.293), Năng lực bản thân để
tương tác với bạn cùng lớp (với hệ số Beta là 0.146), Năng lực bản thân để xử lý các công
cụ trên hệ thống (với hệ số Beta là 0.123), Năng lực bản thân để tương tác xã hội với bạn
cùng lớp (với hệ số Beta là 0.009). Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất các
hàm ý quản trị phần nào giúp ích cho các trường Đại học trên địa bàn thành phố, từ đó có
thể nâng cao năng lực tự học trực tuyến cho sinh viên nước nhà.


ii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh” là thành quả q trình nổ lực khơng ngừng nghỉ của bản thân và sự giúp hướng dẫn
trợ giúp tận tình từ thầy cô, bạn bè. Sau đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi
người đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cô của trường Đại học Công nghiệp
Tp. HCM, đặt biệt là những thầy cô ở khoa Quản trị kinh doanh đã tận tâm dạy dỗ tôi trong
suốt 4 năm học tập tại trường để tơi có thể hồn thành tốt chương trình học bậc Đại học.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng gửi đến Cô Th.S Lê Thúy Kiều, là người hướng dẫn trực tiếp
cho tôi trong bài nghiên cứu này, cô đã tận tâm hướng dẫn cũng như hỗ trợ các tài liệu liên
quan, thông tin cần thiết giúp tơi hồn thành bài báo cáo này lời cảm ơn chân thành nhất.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các anh chị đã tốt nghiệp đã tạo
điều kiện cho tơi hồn thành bài khóa luận đúng thời hạn quy định.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế của tơi cịn khá nhiều hạn chế không

tránh khỏi gặp phải những thiếu sót trong q trình làm bài, tơi rất mong nhận đưuọc những
lời góp ý từ hội đồng để tơi có thể học hỏi và hoàn thiện bài một cách tốt nhất.
Xin chúc những điều may mắn và hạnh phúc nhất sẽ đến với tất cả mọi người.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài báo cáo khố luận tốt nghiệp này hoàn toàn dựa trên kết quả nghiên
cứu thực tế và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kì bài nghiên cứu cùng
cấp nào khác.

Tp.HCM, ngày 8 tháng 6 năm 2023
Người thực hiện

Lê Thanh Hòa


iv


v


vi


vii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Lê Thanh Hồ
Hiện là học viên lớp: DHQT15A

Mã học viên: 19436071
Khóa học: 2019 - 2023

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hội đồng: 23

Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường
Đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến
của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về các
nội dung góp ý của hội đồng trước khi

chỉnh sửa hoặc giải trình)

1. Sinh viên chỉnh sửa lỗi chính tả văn 1. Sinh viên đã kiểm tra lại và sửa lỗi
phong.
chính tả và văn phong ở các trang: 1,
2. Bổ sung nội dung tóm tắt.
2, 3, 5, 7, 8, 10, 12, 23, 27, 35, 36,
3. Sửa 300 mẫu thành 300 quan sát.
37, 38, 50, 55, 57, 61, 68, 71, 72, 73,
4. Lỗi font chữ/ cỡ chữ quá to.
74, 75, 76, 77 và mục lục.
5. Bổ sung tổng quan tài liệu, bổ sung kết
2. Sinh viên đã bổ sung vào phần tóm
quả nghiên cứu thứ cấp, cập nhật các
tắt khoá luận ở trang i.
nghiên cứu gần đây, trích dẫn các nội
3. Sinh viên đã kiểm tra và thay từ mẫu
dung được liệt kê để biện luận.
thành quan sát ở trang 22, 36.
6. Chỉnh sửa lỗi trích dẫn, thay “et al”
4. Sinh viên đã kiểm tra và điều chỉnh
thành “cộng sự”.
font/ cỡ chữ ở các trang: 61, 62, 63, 64.


viii
5. Vì những ý này đã thơng qua 2 vịng
phản biện của nghiên cứu khoa học
không đề cập đến
6. Sinh viên đã kiểm tra và chỉnh sửa lỗi

trích dẫn ở trang 7, trang 22 và phần tài
liệu tham khảo. Đã thay đổi “et al”
thành “cộng sự” trong nội dung bài.
Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

tháng

Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thanh Hoà

năm 2023


ix

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...................................................................... 1

1.1

Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.2.1

Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4

1.4

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4


1.4.2

Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 4

1.5

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 4

1.6

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5

1.6.1

Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 5

1.6.2

Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 5

1.7

Ý nghĩa ................................................................................................................... 6

1.7.1

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 6

1.7.2


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 6

1.8

Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................................ 6

CHƯƠNG 2:
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU................................. 7

Các khái niệm có liên quan .................................................................................... 7

2.1.1

Khái niệm tự học ............................................................................................. 7

2.1.2

Khái niệm Năng lực tự học ............................................................................. 7

2.1.3

Khái niệm học trực tuyến (Online Learning) .................................................. 8

2.2

Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 8

2.2.1


Thuyết năng lực bản thân của Bandura (1997) ............................................... 8

2.2.2

Lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1988) ........................................... 10

2.3

Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................ 11

2.3.1

Nghiên cứu trong nước.................................................................................. 11

2.3.2

Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 11

2.4

Bảng tổng hợp ...................................................................................................... 14

2.5

Đề xuất các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu: ................................................... 15

2.5.1

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 15



x
2.5.2

Các yếu tố của mơ hình và giả thuyết: .......................................................... 16

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 21

3.1

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 21

3.2

Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo ....................................................... 23

3.2.1

Xây dựng thang đo ........................................................................................ 23

3.2.2

Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ .......................................................................... 26

3.2.3

Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ ................................................................ 27


3.2.4

Xây dựng thang đo chính thức ...................................................................... 32

3.2.5

Thiết kế bảng câu hỏi chính thức .................................................................. 34

3.3

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 34

3.3.1

Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 35

3.3.2

Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 35

3.4

Phương pháp chọn mẫu........................................................................................ 36

3.4.1

Cỡ mẫu .......................................................................................................... 36

3.4.2


Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 37

3.5

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................... 38

3.5.1

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................................... 38

3.5.2

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ......................................................... 38

3.6

Phương pháp xử lý thông tin ................................................................................ 39

3.6.1

Phương pháp xử lý thông tin thứ cấp ............................................................ 39

3.6.2

Phương pháp xử lý thơng tin sơ cấp.............................................................. 39

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH Dữ liệu .............................................................................. 43


4.1

Tổng quan về thực trạng tự học trực tuyến của sinh viên các trường đại học. .... 43

4.2

Phân tích dữ liệu sơ cấp: ...................................................................................... 43

4.2.1

Phân tích thơng tin mẫu: ............................................................................... 43

4.2.2

Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha .............................................. 45

4.2.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 50

4.2.4

Kiểm định hệ số hồi quy ............................................................................... 54

4.2.5

Kiểm định giá trị trung bình của các biến quan sát:...................................... 61

CHƯƠNG 5:


KẾT LUẬN ............................................................................................ 65

5.1

Thảo luận kết quả nghiên cứu: ............................................................................. 65

5.2

Kết quả nghiên cứu đạt được so với mục tiêu nghiên cứu: ................................. 65

5.3

Đối sánh với các nghiên cứu có liên quan được trình bày trong cơ sở lý thuyết: 66


xi
5.4

Đề xuất hàm ý quản trị: ........................................................................................ 68

5.4.1

Đối với yếu tố năng lực bản thân để hồn thành một khóa học: ................... 68

5.4.2 Đối với yếu tố năng lực bản thân để tương tác với người hướng dẫn trong một
khóa học trực tuyến: .................................................................................................. 70
5.4.3 Đối với yếu tố năng lực bản thân để tương tác với các bạn cùng lớp vì mục
đích học tập : ............................................................................................................. 71
5.4.4


Đối với yếu tố Năng lực bản thân để xử lý các công cụ trên hệ thống ......... 72

5.4.5

Đối với yếu tố năng lực bản thân để tương tác xã hội với các bạn cùng lớp:
74

5.5

Hạn chế của đề tài: ............................................................................................... 76

5.6

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................... 77


xii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tóm tắt các yếu tố của các mơ hình nghiên cứu trước đây…………………..15
Bảng 3.1: Thang đo “Năng lực bản thân để hồn thành khóa học trực tuyến” (HT)…....24
Bảng 3.2: Thang đo “Năng lực bản thân để tương tác xã hội với bạn cùng lớp” (XH)…24
Bảng 3.3: Thang đo “Năng lực bản thân để xử lý các công cụ trên hệ thống” (XL)…….25
Bảng 3.4: Thang đo “Năng lực bản thân để tương tác với người hướng dẫn” (HD)……25
Bảng 3.5: Thang đo “Năng lực bản thân để tương tác với bạn cùng lớp vì mục đích học
tập”
(CL)……………………………………………………………………………………...26
Bảng 3.6: Thang đo “Năng lực tự học trực tuyến” (THTT)………………………………26

Bảng 3.7: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực bản thân để hồn thành khóa học
trực
tuyến……………………………………………………………………………………..28
Bảng 3.8: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực bản thân để tương tác xã hội với
bạn cùng lớp……………………………………………………………………………..28
Bảng 3.9: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực bản thân để xử lý các công cụ trên
hệ thống……………………………………………………………………………..29
Bảng 3.10: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực bản thân để tương tác tương tác
với người hướng dẫn…………………………………………………………………….30
Bảng 3.11: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực bản thân để tương tác với bạn
cùng lớp vì mục đích học tập…………………………………………………………….30
Bảng 3.12: Kiểm định sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực tự học trực tuyến……………31
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha………………………………………..32
Bảng 3.14: Thang đo biến độc lập………………………………………………………..33
Bảng 3.15: Thang đo biến phụ thuộc…………………………………………………….34
Bảng 4.1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Năng lực bản thân để hoàn thành khoá học
trực tuyến………………………………………………………………………………..45
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Năng lực bản thân để tương tác xã hội với
bạn cùng lớp……………………………………………………………………………..46
Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo năng lực bản thân để xử lý các công cụ trên
hệ thống………………………………………………………………………………….46
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Năng lực bản thân để tương tác với người
hướng dẫn………………………………………………………………………………..47
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Năng lực bản thân để tương tác với bạn cùng
lớp………………………………………………………………………………………..48


xiii
Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo Năng lực tự học trực tuyến…………………….48
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha…………………….49

Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập………………………………….50
Bảng 4.9: Phương sai trích biến độc lập……………………………………………..…...51
Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố của biến độc lập……………………………………….51
Bảng 4.11: Kiểm định KMO và Bartlett của yếu tố phụ thuộc…………………………..53
Bảng 4.12: Phương sai trích yếu tố phụ thuộc……………………………………………53
Bảng 4.13: Ma trận xoay yếu tố phụ thuộc………………………………………………54
Bảng 4.14: Kiểm định tương quan Pearson………………………………………………55
Bảng 4.15: Tóm tắt mơ hình……………………………………………………………..55
Bảng 4.16: Kiểm định Anova…………………………………………………………..56
Bảng 4.17: Kiểm định hệ số hồi quy……………………………………………………..56
Bảng 4.18: Thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập………………………………………58
Bảng 1.19: Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu…………………………………….….59


xiv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết năng lực bản thân…………………………………….........9
Hình 2.2: Mơ hình học thuyết nhận thức xã hội………………………………………..10
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học trực tuyến của
sinh
viên………………………………………………………………………………………
…….11
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu dự đốn sự hài lịng của sinh viên và cảm nhận học tập
trong môi trường học tập trực tuyến…………………………………………………....11
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu hiệu quả học tập trực tuyến và sự hài lịng trong học
tập……………………………………………………………………………………....13
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu Bảng câu hỏi về năng lực bản thân cho việc học trực tuyến
(SeQoL)………………………………………………………………………………...13
Hình 2.7: Mức độ hài lòng khi học trực tuyến trong đại dịch COVID-19 của sinh viên đại

học Trung Quốc: Mơ hình hịa giải nối tiếp……………………………………………..14
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất…………………………………………….……16
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu năng lực tự học của sinh viên các trường đại học tại
TPHCM………………………………………………………………………..………20
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu………………………………………………………....21
Hình 4.1: Thống kê lọc mẫu……………………………………………………………43
Hình 4.2: Thống kê về giới tính………………………………………………………..44
Hình 4.3: Thống kê về độ tuổi………………………………………………………….44
Hình 4.4: Thống kê mơ tả Năng lực bản thân để hồn thành khố học………………..61
Hình 4.5: Thống kê mơ tả Năng lực bản thân để xử lý các công cụ trên hệ thống…….62
Hình 4.6: Thống kê mơ tả Năng lực bản thân để tương tác xã hội với bạn cùng lớp…….62
Hình 4.7: Thống kê mô tả Năng lực bản thân để tương tác với bạn cùng lớp………….63
Hình 4.8: Thống kê mơ tả Năng lực bản thân để tương tác với người hướng dẫn……..63
Hình 4.9: Thống kê mơ tả Năng lực tự học trực tuyến…………………………………64


xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

NQ/TW:

Nghị quyết trung ương

ANOVA:

Phân tích phương sai


EFA:

Phân tích nhân tố khám phá

KMO:

Hệ số kiểm định độ phù hợp mơ hình

VIF:

Nhân tố phóng đại phương sai


xvi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định sơ bộ
Phụ lục 3: Mô tả cấu trúc mẫu
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định sơ cấp


1

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng
cao, đồng nghĩa với việc lượng kiến ngày càng gia tăng cũng như yêu cầu cao về năng lực
bản thân để có thể bắt nhịp kịp với thời đại. Học vấn luôn là vấn đề đáng quan tâm của thời
đại và đặc biệt là với đối tượng học sinh, sinh viên. Các nhà chức trách có liên quan cần
hồn thiện và đổi mới phương pháp học tập sao cho phù hợp với tình hình chung của nước
nhà, nhưng khơng thể để tuột lại quá xa so với nền giáo dục ở những nước khác. Dạy và
học trực tuyến là hướng phát triển chung của nền giáo dục trong tương lai, tự học trực tuyến
là phương pháp hữu hiệu để tự nâng cao năng lực bản thân khi học tập và làm việc trong
các tiến bộ khoa học của nhân loại. Theo nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nêu rõ mục
tiêu: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và
năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”, “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm
chất, năng lực của người học”.
Năm 1999 lần đầu tiên giáo dục trực tuyến xuất hiện tại Mỹ, là bước ngoặc giúp mở ra môi
trường học tập mới. Nhờ đó người học dễ dàng tương tác thơng qua Internet trên các phương
tiện truyền thơng điện tử (máy tính, laptop, điện thoại thơng minh, máy tính bảng,..). Với
sự phát triển của của công nghệ số, mạng internet cùng các công nghệ kết nối và hiển thị,
dạy và học trực tuyến ngày càng trở nên dễ dàng, thông dụng hơn từ đó mở ra cơ hội mới
cho nền giáo dục, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên. Theo Ken Research, ở Việt Nam
học trực tuyến cũng có tiềm năng tăng trưởng khá cao. Ước tính đến năm 2023, học trực
tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 20,2%, với quy mô 3 tỷ USD
(Malaysia là 16,1%, quy mô thị trường 2 tỷ USD, Philippines là 21,7%, quy mô thị trường
2,7 tỷ USD). Việt Nam nằm trong top 10 thị trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh
nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 44,3%. Thị trường này có thể tăng
trưởng với tốc độ khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019-2023. Ở Việt Nam học tập trực tuyến
chỉ mới bắt đầu phổ biến sau đại dịch và thực sự sử dụng triệt để có hiệu quả từ cuối năm
2019 cho đến nay. Covid 19 là đòn bẩy cho sự phát triển này, dù thiệt hại về người và tài
sản là không nhỏ nhưng cũng khơng thể phủ nhận mặt tích cực do Covid mang lại cho sự

nghiệp đổi mới và phát triển toàn diện. Học trực tuyến là phương án được ưu tiên hàng đầu


2
trong tình thế cấp bách ấy, trãi qua thời gian dài chiến đấu và sống chung với dịch lợi ích
của mơ hình học tập này đã thể hiện ngày càng rõ nét, giúp các trường đại học tiếp tục duy
trì hoạt động kết nối và đào tạo hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảng viên trên toàn
quốc. Học tập trực tuyến giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thời gian và không
gian, đồng thời giảm được 1 phần chi phí. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện công tác dạy
và học trực tuyến đối với hệ đại học/cao đẳng nhiều sinh viên đã gặp không ít khó khăn
trong q trình thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột. Vì năng lực tư duy của mỗi
sinh viên là khác nhau hoặc cơ sở vật chất (internet, thiết bị, đường truyền) không đảm bảo
ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên.
Theo cơng trình nghiên cứu của Phan Thị Hồng Nhung với đề tài “Nâng Cao Năng Lực Tư
Duy Cho Sinh Viên Trường Đại Học Tân Trào Trong Học Trực Tuyến Dưới Góc Độ Triết
Học Mác – Lênin” được đăng trên tạp chí khoa học Đại học Tân Trào. Khảo sát sinh viên
Đại học Giáo dục Tiểu học khóa 2020 -2024 về kết quả học tập 3 học kỳ, đã thấy được học
kỳ 1 và 2 đã bước đầu vận dụng được năng lực tư duy vào tiếp thu tri thức ở các ngành
khoa học khác nhau, kết quả học tập tích cực, cá biệt có sinh viên đạt loại xuất sắc, tuy
nhiên, sang học kỳ 3 (giai đoạn học trực tuyến) thì kết quả học tập của các em đạt ở mức
thấp ở các học phần có tính tư duy và mang tính lý luận cao. Thực trạng trên chỉ ra rằng,
trong học tập trực tuyến năng lực tư duy bài học của sinh viên chưa cao, chưa đạt được
hiệu quả (Phan Thị Hồng Nhung, 2022).
Đào tạo trực tuyến có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục mở và
là chất xúc tác làm thay đổi toàn bộ mơ hình học tập truyền thống, giúp con người tiếp cận
được vô vàn tin tức, thông tin được cập nhật nhanh và đa chiều, xóa bỏ văn hóa vùng, ranh
giới địa lý, trình độ, tuổi tác, thậm chí là ngơn ngữ,…tiết kiệm cả về thời gian, của cải lẫn
công sức và đặc biệt là có thể rút ngắn thời gian đào tạo. Vì mang tính chất đa chiều nên
hoạt động giáo dục sẽ trở nên dân chủ hơn, hạn chế việc áp đặt một chiều. Mở ra môi
trường tự do để người học có thể thoải mái sáng tạo, chủ động hơn trong việc học, có thể

kết hợp học đi đôi với hành thông qua nhận xét và thảo luận từ đó phát triển tư duy và rèn
luyện năng lực phát triển. Áp dụng hình thức học tập trực tuyến sẽ giúp việc học tập trở
nên thú vị và hấp dẫn hơn. Có thể áp dụng nhiều phương pháp truyền tải đối với các mơn
học khó hoặc khơ khan để chúng trở nên thú vị và dễ tiếp thu hơn. Với phương pháp học
trực tuyến người học có thể tự quản lý được tiến trình học tập, học tập mọi lúc mọi nơi
cũng như phân bổ thời gian của mình một cách hợp lý.
Đào tạo trực tuyến cho phép giáo viên trực tiếp giảng dạy tại một thời điểm cụ thể (online)
hoặc học sinh tự nghiên cứu và học thông qua các bài giảng đã được chuẩn bị mà không


3
có sự hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên (offline), có thể áp dụng hình thức này mọi lúc mọi
nơi. Tài liệu cho việc đào tạo có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản, hình
ảnh, video hay các hình thức khác như là bài đánh giá trực tuyến hoặc các hoạt động tương
tác. Đào tạo trực tiếp bắt buộc diễn tại một địa điểm và thời gian cụ thể dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giảng viên. Giảng viên là người trực tiếp lên kế hoạch bài giảng và giảng dạy
cho học viên. Giảng viên có thể sử dụng các công cụ khác nhau để hỗ trợ cho việc truyền
đạt thơng tin cho bài giảng của mình như bảng trắng hoặc màn hình chiếu,...Với phương
pháp dạy học trực tiếp, giảng viên sẽ là tâm điểm.
Công nghệ thông tin đã và đang phát triển trong những năm gần đây, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội đã đem lại những thành tựu đáng kể.
Vì thế đối với lĩnh vực giáo dục thì ứng dụng cơng nghệ thơng tin là hết sức cần thiết, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,
cũng như kết hợp linh hoạt công nghệ thông tin để phát triển và biến trực tiếp trực tuyến.
Tuy nhiên đào tạo trực tuyến khơng phải dễ, địi hỏi người dạy có những kiến thức cũng
như kinh nghiệm về các ứng dụng và kỹ thuật công nghệ. Hơn thế nữa đào tạo trực tuyến
yêu cầu người dạy phải có kiến thức chun mơn vững vàng cùng với phương pháp truyền
thụ hiệu quả thật sự chứ không phải rập khn và tương tác một chiều. Đào tạo trực tuyến
địi hỏi tính hiệu quả thực tế và đầu tư năng lực một cách nghiêm túc.
Đo lường năng lực tự học trực tuyến ở Việt Nam là phạm trù khá mới lạ, cịn đối với các

nước phát triển thì đánh giá năng lực trực tuyến đã hình thành và sử dụng từ khá lâu. Nhưng
xu thế của thế giới và xã hội là phát triển hình thức đào tạo trực tuyến có sử dụng cơng nghệ
thơng tin. Làm sao để phát huy năng lực tự học trực tuyến là vấn đề cần được quan tâm đặc
biệt là đối tượng sinh viên vì ý thức chủ động trong tự học trực tiếp đã khó thì trực tuyến
cịn khó hơn. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự học trực tuyến
tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự
học trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường
Đại học tại TPHCM. Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả của
năng lực tự học trực tuyến.


4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên
các trường Đại học tại TPHCM
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực tự học trực tuyến của
sinh viên các trường Đại học tại TPHCM
 Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả của năng lực tự học trực
tuyến của sinh viên
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi được đặt ra như sau:
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường
Đại học tại TPHCM?
 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các
trường Đại học tại TPHCM là như thế nào?

 Hàm ý quản trị nào được đề xuất giúp nâng cao hiệu quả của năng lực tự học trực
btuyến của sinh viên?
1.4 Đối tượng nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tự học, Năng lực tự học trực tuyến, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học trực
tuyến của sinh viên các trường Đại học tại TPHCM

1.4.2 Đối tượng khảo sát
Sinh viên, người đang tham gia học tập tại các trường Đại học tại TPHCM
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu này chỉ tập trung vào 5 yếu tố của năng lực tự học trực tuyến
là: năng lực bản thân để hồn thành khóa học trực tuyến, năng lực bản thân để tương tác xã
hội với các bạn cùng lớp, năng lực bản thân để xử lý các cơng cụ trong hệ thống quản lý
khóa học, năng lực bản thân để tương tác với người hướng dẫn trong khóa học trực tuyến
của các trường Đại học tại TPHCM
Phạm vi không gian: các trường Đại học tại TPHCM


5
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2023 – 5/2023
Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu khảo sát từ tháng 1/2023 đến tháng 3/2023.
Dữ liệu thứ cấp: số liệu từ giai đoạn: 1988 - 2022 qua các kênh uy tín như thư viện điện tử
Đại học Công nghiệp TPHCM (Opac.iuh.edu.vn), Google Scholar, sách, báo, tạp chí khoa
học,…
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp gồm 2 phương pháp nghiên
cứu đó là: phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp hồi cứu tài liệu: nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu lý luận và các kết quả
nghiên cứu thực tiễn như: luận văn, báo khoa học, tạp chí, các đề tài nghiên cứu trong và
ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên của sinh viên các trường Đại học
tại TPHCM. Từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu, xác định thuộc tính các yếu tố trong mơ
hình, xây dựng thang đo, bảng khảo sát.

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 giai đoạn đó là:
 Nghiên cứu định lượng sơ bộ: nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông
qua phương pháp khảo sát sơ bộ 50 người. Từ những thông tin thu thập được phát triển và
bổ sung thêm để thang đo để phù hợp với bài nghiên cứu hơn.
 Nghiên cứu định lượng chính thức: Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
được thực hiện dựa trên bảng câu hỏi khảo sát chính thức thơng qua Google biểu mẫu. Bảng
khảo sát được gửi đến các bạn sinh viên đang học tập ở các trường Đại học tại TPHCM.
Bảng câu hỏi gồm 4 phần, phần câu hỏi chính tác giả đã sử dụng thang đó Likert 5. Sau khi
tiến hành gửi bảng câu hỏi tác giả thu thập và làm sạch số liệu đã thu được. Số mẫu hợp
hợp lệ sẽ thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS bao gồm: Thống kê mô tả, Kiểm định
độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy tuyến
tính.


6
1.7 Ý nghĩa

1.7.1 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua bài nghiên cứu tác giả mong muốn đưa ra một số hàm ý quản trị để các trường
đại học tìm ra giải pháp hợp lý giúp nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến, phù hợp với
sinh viên của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học trực tuyến của sinh viên tại
TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục

đại học của nước nhà.

1.7.2 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu này giúp gia tăng thêm sự đa dạng cho nguồn tài liệu tham khảo đối
với những nghiên cứu về đề tài năng lực tự học trực tuyến của đối tượng sinh viên tại các
trường đại học trên TPHCM.
1.8 Bố cục bài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 4: Phân tích dữ liệu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 5: Kết luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương 1 tác giả đã xác định được lý do chọn đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên các trường Đại học tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu cụ thể: xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực tự học trực tuyến của sinh viên, đo lường các yếu tố để từ đó đề xuất
hàm ý quản trị. Bên cạnh đó tác giả đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu dựa trên những mục tiêu
nghiên cứu đã xác định. Khơng chỉ vậy, tác giả cịn xác định được phạm vi và đối tượng
nghiên cứu như sau: sinh viên, người đang theo học tại các trường Đại học tại thành phố
Hồ Chí Minh. Đưa ra được kết cấu của bài nghiên cứu gồm 5 chương


7


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1 Khái niệm tự học
Tự học là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, do đó khái niệm tự học được các
tác giả từ trong đến ngoài nước quan tâm và nhận định khác nhau. Đầu tiên, Malcolm
Shephenrd Knowles đã cho rằng: tự học là quá trình cá nhân tự thực hiện hoạt động học tập
trong điều kiện có hoặc khơng có sự trợ giúp từ người khác, tự dự đoán được nhu cầu và
mục tiêu học tập của bản thân. Tự tìm và phát hiện ra các nguồn lực con người và vật chất
hỗ trợ trong quá trình học tập. Biết chọn lọc và thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra một
cách phù hợp và đánh giá lại kết quả đã đạt được (Malcolm Shephenrd Knowles, 1975).
Bên cạnh đó, theo thời gian đã có những khám phá mới về khía cạnh khác của khái niệm
tự học từ đó phần nào giải thích rõ hơn cho khái niệm. Nhà tâm lý học N.ARubakin đã có
bổ sung thêm về ảnh hưởng của kinh nghiệm bản thân đến tự học, theo nhà tâm lý học thì
tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm trong hoạt động cá nhân và hoạt động thực
tiễn, đồng thời tự tìm lấy kiến thức nhằm đối chiếu với các mơ hình phản ánh thực tại, biến
các tri thức kinh nghiệm kĩ xảo của loài người thành của cá nhân chủ thể (N.Arubakin,
2004).
Từ các nhận định trên, ta có thể thấy rằng tự học là quá trình tự giác ý thức và chủ động
học tập của từng cá nhân. Đó là q trình lĩnh hội tri thức và các kinh nghiệm xã hội hội
bằng sự tích cực, tự giác, tự thân vận động. Biến chúng trở thành kỹ năng, vốn sống, kinh
nghiệm và kĩ xảo của chính bản thân.

2.1.2 Khái niệm Năng lực tự học
Nếu tự học là quá trình bao gồm nhiều yếu tố thì năng lực tự học là q trình chính bản
thân chủ thể ý thức và tự giác phấn đấu để hồn thành q trình ấy một cách hiệu quả nhất.
Trinh và Rijlaarsdam (2003) đã đề cập rằng: Năng lực tự học được thể hiện qua việc chính

bản thân chủ thể có thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình và có khả năng tự
quản lý việc học. Ln có thái độ tích cực trong các hoạt động để từ đó có thể tự làm việc
một cách độc lập hoặc hợp tác với người khác, tự điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá
kết quả học tập của chính bản thân chủ thể (Trinh & Rijlaarsdam, 2003). Từ nhận định trên
ta có thể nhận thấy rằng năng lực tự học phụ thuộc nhiều vào ý chí và khả năng của từng
cá thể, chúng có thể là khả năng tư duy, sử dụng kiến thức và vận dụng kĩ năng và những


×