Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 151 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ KIM HẰNG
MSSV: 19521581

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG Y TẾ SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THS. LÊ HỒNG VIỆT PHƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ KIM HẰNG
MSSV: 19521581

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG Y TẾ SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH



GVHD THS. LÊ HOÀNG VIỆT PHƯƠNG
SVTH LÊ THỊ KIM HẰNG
LỚP ĐHQT15G
KHĨA 15

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


LÊ THỊ KIM HẰNG

GÁY BÌA KHĨA LUẬN



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH



NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Lê Thị Kim Hằng

MSSV: 19521581


Khoa: Quản trị kinh doanh

Khóa: K15

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hồng Việt Phương
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại TP.HCM được thực
hiện nhằm phân tích các yếu tố dễ sử dụng, tiện lợi, mức độ phổ biến, thái độ lo lắng và
tiêu cực, sự chấp nhận cái với và cảm giác sợ làm phiền người khác ảnh hưởng tới quyết
định sử dụng y tế số tại TP.HCM. Với 340 bảng khảo sát hợp lệ, kết quả nghiên cứu cho
thấy các nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, mức độ phổ biến, thái độ lo lắng và tiêu cực, sự chấp
nhận cái mới và cảm giác sợ làm phiền người khác đều có ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng y tế số tại TP.HCM.
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quả trị nhằm giúp, xây
dựng chiến lược hoạch định phù hợp, nâng cao và cải thiện hiệu quả mức độ sử dụng y tế
số của người dân tại TP.HCM.
Từ khóa: Y tế số, Y tế thơng minh, Ý định sử dụng, Quyết định sử dụng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh với
đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại TP.HCM trong 4 tháng ngắn
ngủi là quá trình cố gắng, chăm chỉ và học tập không ngừng của bản thân em. Qua đó em
cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp
đỡ em trong suốt q trình thực hiện khóa luận
Lời cảm ơn đầu tiên, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Quản trị kinh doanh
trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã truyền đạt những tri thức, bài hộc quý báu cho
em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin cám ơn thầy Lê Hoàng Việt

Phương đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện và theo dõi sát sao cũng như hướng
dẫn tận tình trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, cổ vũ, tiếp
thêm động lực cho em để em có thể hồn thành q trình thực tập một cách trọn vẹn nhất.
Sau khi hồn thành khóa luận, do vẫn cịn thiếu sót và hạn chế về kiến thức cũng
như lý luận của bản thân, em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo đến từ quý thầy
cơ để bài khóa luận cải thiện bài khóa luận được hoàn thành tốt hon.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 04 năm 2023
Người thực hiện

Lê Thị Kim Hằng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam bài khóa luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại
TP.HCM” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và kết luận
đều là trung thực và không sao chép từ nguồn nào dưới mọi hình thức. Các tài liệu tham
khảo trong bài đều được trích nguồn ở phần tài liệu tham khảo.

TP.HCM, ngày 30 tháng 04 năm 2023
Tác giả

Lê Thị Kim Hằng





iv

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Th.S Lê Hoàng Việt Phương
Mã số giảng viên: 01028011
Họ tên sinh viên: Lê Thị Kim Hằng

MSSV: 19521581

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên ework.fba.iuh.edu.vn
trong lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh giá.
TP. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2023
Ký tên xác nhận

Lê Hoàng Việt Phương


v


vi


vii



viii


ix

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1

1.1 Lí do chọn đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

1.5 Phương pháp nghiên cứu


5

1.6 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

6

1.7 Bố cục của đề tài

6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

8

2.1 Cơ sở lý thuyết

8

2.1.1 Y tế số

8

2.1.2 Dễ sử dụng

8

2.1.3 Mức độ phổ biến

9


2.1.4 Tính tiện lợi

10

2.1.5 Sự chấp nhận cái mới

10

2.1.6 Thái độ tiêu cực và lo lắng

11

2.1.7 Cảm giác sợ làm phiền người khác

12

2.1.8 Ý định sử dụng

13

2.1.9 Quyết định sử dụng

13

2.2 Mơ hình lý thuyết

13

2.2.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)


13

2.2.2. Thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)

14

2.2.3 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)

15


x
2.3. Các nghiên cứu trước đây

16

2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước

16

2.3.2. Nghiên cứu trong nước

20

2.3.3 Tóm tắt các nghiên cứu trước đó

22

2.4 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu


24

2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu

24

2.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1. Phương pháp nghiên cứu

31

3.3.1 Nghiên cứu định tính

31

3.3.2 Nghiên cứu định lượng

31

3.2 Thiết kế thang đo

32


3.3 Thiết kế bảng câu hỏi

36

3.4 Mẫu nghiên cứu

41

3.4.1 Kích cỡ mẫu

41

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu

41

3.5 Phân tích dữ liệu thứ cấp

42

3.6 Phân tích dữ liệu sơ cấp

42

3.6.1. Thống kê mơ tả

42

3.6.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha


42

3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

43

3.6.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

43

3.6.5. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình lý thuyết bằng mơ hình SEM

44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

46

4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp

46


xi
4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp

47

4.2.1 Thống kê mơ tả đặc điểm mẫu khảo sát


47

4.2.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

51

4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

57

4.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

65

4.2.5 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

68

4.2.6 Phân tích Bootstrap

74

4.2.7 Phân tích phương sai ANOVA

75

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

78


5.1 Kết quả chung nghiên cứu

78

5.2 Đề xuất hàm ý quản trị

79

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC

97

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI HỎI SÁT

97

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ SPSS SƠ BỘ

102

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ AMOS SƠ BỘ


118


xii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tóm tắt nhân tố khám phá

22

Bảng 3.1 Bảng tóm tắt biến quan sát

32

Bảng 3.2 Bảng câu hỏi tổng quát

36

Bảng 3.3 Bảng câu hỏi định lượng

37

Bảng 4.1 Mơ tả mẫu theo giới tính.

47

Bảng 4.2 Mơ tả mẫu theo độ tuổi


48

Bảng 4.3 Mô tả mẫu theo học vấn

49

Bảng 4.4 Mô tả mẫu theo biết về y tế số

49

Bảng 4.5 Mô tả mẫu theo sản phẩm dịch vụ

50

Bảng 4.6 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ETD

51

Bảng 4.7 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo CON

51

Bảng 4.8 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo POP

52

Bảng 4.9 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ATN

53


Bảng 4.10 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo AAN

53

Bảng 4.11 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo ATD

54

Bảng 4.12 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang INT

55

Bảng 4.13 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo DEC (lần 1)

55

Bảng 4.14 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo DEC (lần 2)

56

Bảng 4.15 Kiểm định KMO và Bartlett’s các biến độc lập

57

Bảng 4.16 Tổng phương sai trích của các yếu tố

58

Bảng 4.17 Tổng phương sai trích của các yếu tố


58

Bảng 4.18 Ma trận xoay nhân tố biến độc lập trong phân tích EFA

59


xiii
Bảng 4.19 Kiểm định KMO và Bartlett's biến trung gian

61

Bảng 4.20 Tổng phương sai trích của biến trung gian

62

Bảng 4.21 Kết quả xoay nhân tố thang đo biến trung gian (Factor Matrix)

62

Bảng 4.22 Kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc

63

Bảng 4.23 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc

64

Bảng 4.24 Kết quả xoay nhân tố thang đo biến phụ thuộc (Factor Matrix)


64

Bảng 4.25 Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố (EFA)

65

Bảng 4.26 Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích

67

Bảng 4.27 Hệ số hồi quy (chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa) của các mối quan hệ trong mơ
hình

70

Bảng 4.28 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

73

Bảng 4.29 Phân tích Bootstrap

74

Bảng 4.30 Tóm tắt kết quả kiểm định ANOVA

75


xiv


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mơ hình lý thuyết Hành động hợp lý

14

Hình 2.2 Mơ hình lý thuyết Hành vi có kế hoạch

15

Hình 2.3 Mơ hình Chấp nhận cơng nghệ

16

Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

29

Hình 4.1 Mơ hình CFA tới hạn

66

Hình 4.2 Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

69


xv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



:

Quyết định

TTg

:

Thủ tướng

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

EFA

:

Exploratory Factor Analysis

CFA

:

Chartered Financial Analyst


SEM

:

Structural Equation Modeling

ANOVA

Analysis of Variance


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lí do chọn đề tài
Theo quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 về chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã chỉ rõ: Sức khỏe là ưu tiên hàng đầu của Đảng ta
đối với nhân dân, sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và toàn xã hội, đầu tư cho việc
chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy việc
phát triển chăm sóc sức khỏe luôn là vấn đề rất quan trọng. Trong thời kỳ cách mạng cơng
nghệ 4.0 thì việc áp dụng kĩ thuật số vào các lĩnh vực luôn được nghiên cứu và ưu tiên thực
hiện. Du lịch thông minh, nông nghiệp, công nghệ tài chính, … là các lĩnh vực đã áp dụng
công nghệ kỹ thuật số và tiếp theo lĩnh vực y tế cũng là một trong những lĩnh vực được
nghiên cứu để đưa công nghệ kỹ thuật vào nhằm tạo nên cuộc cách mạng mới. Đặc biệt là
sau đại dịch COVID-19, y tế số đã thể hiện được tiềm năng và những lợi ích tuyệt vời mà
nó mang lại. Các thiết bị và phần mềm kỹ thuật số đã được phát triển để chuẩn đoán và
điều trị bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự quản lý các bệnh mãn tính và giúp mọi
người theo dõi các hoạt động chức năng, tình trạng cơ thể của các nhân. Các công nghệ kỹ
thuật số cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đào tạo, giáo dục y tế cũng như cho
phép bệnh nhân và những người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể truy cập, chia

sẻ và tạo thơng tin sức khỏe (Lupton, 2017). Tình hình y tế hiện tại ở Việt Nam, người
bệnh đang đối mặt với nhiều vấn đề. Tại TP. HCM – trung tâm y tế lớn nhất khu vực phía
Nam ln trong trạng thái thường xuyên quá tải. Vào những giờ cao điểm, bệnh viện sẽ có
thể phải hoạt động lên đến 200% công suất (Trang, 2020). Những vấn đề như thời gian chờ
đợi tại bệnh viện, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, bệnh viện thiếu các trang thiết bị hay
cơ sở vật chất, thêm vào đó các bệnh nhân ở nông thôn hay vùng xa thường sẽ di chuyển
đến các bệnh viện tại trung tâm, thành thị để điều trị vì khơng tin tưởng bệnh viện nhỏ hay
trạm xá tại địa phương. Việc di chuyển xa và không thường xuyên kiểm tra được tình hình
bệnh cũng là vấn đề đáng lo ngại. Song đó, Việt Nam hiện là nước có dân số trẻ, tầng lớp
trung lưu tăng, đặc điểm dân số như vậy sẽ rất nhanh chóng tiếp cận và đón nhận các cơng
nghệ thơng tin mới, đón nhận sự thay đổi về công nghệ và đời sống. Hiện nay tại Việt Nam,
mọi người ở những thành phố lớn và thậm chí các vùng cao đều có thể truy cập internet,


2
sử dụng mạng xã hội; mạng 4G cũng đã phủ sóng 95% dân số và 99,7% số thơn trên tồn
quốc (Baodientuvtv, 2022), điều đó chứng tỏ internet phát triển cực kì mạnh mẽ ở Việt
Nam, đây chính là nền tảng tốt để có thể đưa cơng nghệ và thực hiện cuộc chuyển đổi số
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi y tế số không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả nước ngồi vẫn đang
cịn nhiều thách thức. Bất chấp những lời nói hoa mỹ về những lợi ích mà y tế số mang lại,
những lời hứa hẹn và hy vọng về sức khỏe kỹ thuật số, số lượng bệnh nhân sử dụng và tiếp
cận các cơng cụ kỹ thuật số về sức khỏe cịn rất thấp. Các ứng dụng y tế hoặc về thể dục
có tỷ lệ giữ chân số lượng người dùng trong vòng 90 ngày chỉ là 27–30%, mọi người sẽ
ngừng sử dụng hoặc số lần sử dụng sẽ giảm xuống cực thấp và 50% các ứng dụng về sức
khỏe có số lượt tải xuống là dưới 500 lần (Birnbaum và cộng sự, 2015). Việc thiếu niềm
tin cũng là trở ngại lớn trong việc chuyển đổi y tế số. Nhiều bệnh nhân lo ngại việc chữa
trị thông qua y tế số sẽ không đạt hiệu quả cao, bác sĩ khơng chuẩn đốn đúng và có thể
khơng điều trị hết bệnh, bên cạnh đó dữ liệu sức khỏe cũng là một vấn đề rất nhạy cảm.
Mặc dù có rất nhiều ứng dụng y tế và sức khỏe, nhưng chỉ một số rất nhỏ trong số đó được

sử dụng tích cực. Một số ứng dụng y tế và sức khỏe khơng chính xác, có thể có khả năng
gây nguy hiểm bằng cách đưa ra chẩn đốn y tế khơng chính xác hoặc tư vấn y tế sai. Khả
năng tiếp cận và quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ y tế kỹ thuật số cũng là một yếu
tố quan trọng. Tuy mạng internet phát triển mạnh và phủ sóng gần khắp Việt Nam nhưng
nhu cầu và khả năng tiếp cận công nghệ kỹ thuật công nghệ chưa cao ở người lớn tuổi,
người khuyết tật hoặc những người dân tại vùng sâu vùng xa hẻo lánh. Thêm vào đó, việc
chuyển đổi y tế số tại Việt Nam diễn ra chưa đồng bộ và rất rời rạc. Chủ yếu mới được
triển khai và thực hiện tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện lớn. Việc tích hợp dữ
liệu và kỹ thuật cũng cịn hạn chế dẫn đến mức độ sẵn sàng và chấp nhận sử dụng y tế số
tại Việt Nam vẫn còn thấp.
Một số nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện về rào cản trong việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật số vào y tế, Frishammar và cộng sự (2023) đã chỉ ra rằng nhóm người cao tuổi sẽ gặp
khó khăn trong q trình áp dụng và sử dụng các nền tảng sức khỏe kỹ thuật số, ngoài ra
thái độ tiêu cực, lo lắng về cơng nghệ và sự thiếu tin tưởng chính là yếu tố gây cản trở việc
triển khai áp dụng các công nghệ vào lĩnh vực y tế. Shah và cộng sự (2022) cho rằng các


3
cơng nghệ phải chính xác, dễ dàng để lực lượng lao động và bệnh nhân có thể sử dụng;
những thách thức quan trọng trong việc áp dụng kỹ thuật số vào y tế bao gồm việc thay đổi
văn hóa, sự hiểu biết về kỹ thuật số và các biện pháp khuyến khích sử dụng. Fanta và
Pretorius (2023) cũng đã nghiên cứu và cho biết tính bền vững và lâu dài của hệ thống y tế
kỹ thuật số đòi hỏi người dùng phải chấp nhận công nghệ, cùng nhau cải thiện chất lượng
và cập nhập thông tin để đưa ra quyết định phù hợp, từ đó mang lại sự hài lịng tốt hơn cho
những người dùng cuối. Sự chấp nhận công nghệ của người dùng cuối có được cải thiện
hay khơng phụ thuộc phần lớn vào tính hữu ích và dễ sử dụng. Trong khi đó van Kessel và
cộng sự (2022), lại cho rằng một trong các rào cản chính trong việc áp dụng và đồng bộ kỹ
thuật vào lĩnh vực y tế chính là kiến thức về sức khỏe kỹ thuật số của người dân. Việc hình
thành và xây dựng kiến thức về sức khỏe kỹ thuật số không chỉ quan trọng với những cá
nhân chuyên môn trong lĩnh vực y tế mà còn quan trọng với cả cộng đồng.

Việc triển khai y tế số sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm chi phí và tăng tính
tiện lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để triển khai y tế số hiệu quả, ta cần hiểu rõ hơn về các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số của người dùng. Từ những kết quả nghiên
cứu trên, tác giả đã tự đặt ra câu hỏi rằng liệu những yếu tố bên ngoài như dễ sử dụng (easy
to use), tiện lợi (convenience), mức độ phổ biến (popurlarity) sẽ tác động đến việc sử dụng
các dịch vụ y tế số hay ngoài những yếu tố bên ngoài đó, những yếu tố bên trong tâm lí
như sự chấp nhận cái mới (acceptance of the new), thái độ tiêu cực và lo lắng (anxiety and
negativity), cảm giác sợ làm phiền người khác (afraid to disturb) cũng sẽ tác động mạnh
mẽ đến việc sử dụng dịch vụ y tế số. Ngồi nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi được đặt ra
ở trên, đề tài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ y tế số tại
TP.HCM cũng sẽ đề xuất một số hàm ý quản trị giúp cho việc chuyển đổi nền tảng y tế
sang một cuộc cải cách mới nhằm khai thác tối đa sức mạnh công nghệ, đưa ngành y tế
Việt Nam nói riêng và cơng nghệ tại Việt Nam nói chung bước lên một tầm cao mới, cơng
cuộc chuyển hóa và đồng bộ y tế số tại Việt Nam sẽ được đẩy nhanh và giảm thiểu được
sai sót xảy ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại Việt Nam”
được thực hiện với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế


4
số tại TP.HCM và đề xuất hàm ý giúp các nhà quản trị thấu hiểu thơng qua đó góp phần
cho việc chuyển hóa và đồng bộ y tế số thành công hơn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định được các nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, mức độ phổ biến, tính chấp nhận
cái mới, thái độ tiêu cực và lo lắng ảnh hưởng và cảm giác sợ làm phiền người khác ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại TP.HCM thông qua biến trung gian ý định sử
dụng y tế số
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, mức độ phổ
biến, tính chấp nhận cái mới, thái độ tiêu cực và lo lắng và cảm giác sợ làm phiền người
khác ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại TP.HCM thông qua biến trung gian ý

định sử dụng y tế số
Thứ ba, đánh giá sự khác biệt của các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, học vấn
và nhận biết về y tế số) về biến trung gian ý định sử dụng y tế số tại TPHCM
Thứ tư, đề xuất các hàm ý quản trị, giải pháp giúp thúc đẩy việc đưa kỹ thuật số vào y tế ở
TP.HCM thuận lợi hơn và hiệu quả cao.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở trên, bài nghiên cứu sẽ trả lời 4 câu hỏi sau,
cụ thể là:
Thứ nhất, các nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, độ phổ biến, tính chấp nhận cái mới, thái độ tiêu
cực và lo lắng và cảm giác sợ làm phiền người khác có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
y tế số tại TP.HCM hay không?
Thứ hai mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, độ phổ biến, tính chấp
nhận cái mới, thái độ tiêu cực và lo lắng và cảm giác sợ làm phiền người khác ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng y tế số tại Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, sự khác biệt của các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, học vấn và nhận
biết về y tế số) về biến trung gian ý định sử dụng y tế số tại TPHCM như thế nào?
Thứ tư, hàm ý quản trị, giải pháp nào giúp thúc đẩy việc đưa kỹ thuật số vào y tế ở Việt
Nam thuận lợi và đạt hiệu quả cao?


5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số
tại TP.HCM. Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu sẽ là người dân sinh sống và làm việc
tại TP.HCM. Nghiên cứu trên sẽ được thực hiện tại khu vực TP.HCM từ ngày 25 tháng 12
năm 2022 đến 25 tháng 03 năm 2023.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế số tại
TP.HCM” em sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ
thể như sau:

Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được tác giả thực hiện thơng
qua việc tìm hiểu, thu thập các thông tin và dữ liệu về các đối tượng nghiên cứu được đề
cập đến đó là các nhân tố dễ sử dụng, tiện lợi, độ phổ biến, tính chấp nhận cái mới, thái độ
tiêu cực và lo lắng và cảm giác sợ làm phiền người khác làm. Những thơng tin và dữ liệu
đó sẽ được sử dụng làm tiền đề cho việc xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi phù
hợp và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng
được tác giả thực hiện bằng cách tham khảo và chỉnh sửa lại dựa trên đánh giá và sự góp ý
của giảng viên hướng dẫn nhằm mục đích giúp nội dung mơ tả của thang đo và bảng câu
hỏi khảo sát chính xác hơn và phù hợp với mục tiêu cũng như hồn cảnh hay mơi trường
nghiên cứu, qua đó phục vụ cho q trình nghiên cứu định lượng đạt hiệu quả cao nhất có
thể.
Nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng của đề tài được thực hiện
thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với người dân đang sinh sống tại TP.HCM. Với
phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên và phi xác suất, dữ liệu sau khi được tác giả thu thập sẽ
được kiểm tra sàng lọc, mã hóa và thực hiện các kiểm định cần thiết như tiến hành kiểm
tra độ tin cậy thông qua hệ số Cronch’ Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần
mềm SPSS 20., tiếp theo nghiên cứu sẽ phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mơ
hình cấu trúc tuyến tính SEM bằng phần mềm AMOS 24. nhằm kiểm định các giả thuyết
ban đầu đã đề xuất, kiểm tra độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu. Từ những kết quả đã
kiểm tra tiến hành xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được đưa ra đến quyết định


6
sử dụng y tế số tại TP.HCM, góp phần khẳng định thêm hoặc phản biện lại những kết quả
nghiên cứu định tính trước đó.
1.6 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Đây được xem là cơ sở khoa học để trong tương lai các nhà nghiên cứu tham khảo, là
nguồn dữ có ích cho các cá nhân hay nhóm tác giả sau này muốn nghiên cứu trong lĩnh
vực này có thể làm tài liệu và hoàn thiện nghiên cứu trong tương lai, phục vụ mục đích
tham khảo cho những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng y tế số bao

gồm cả việc tổng hợp lý thuyết, mơ hình và kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng của người dùng. Ngồi ra, bài viết cịn giúp cho các đối tượng tham
khảo có thể nhìn nhận các khái niệm và vẽ ra cho mình một mơ hình nghiên cứu hồn chỉnh
hơn sau này.
Ý nghĩa thực tiễn với người tiêu dùng: đây được xem là tài liệu để người dùng có thể tham
khảo và tìm hiểu về mặt tốt của việc sử y tế số cũng như thấy được sự đầu tư của Nhà nước
về vấn đề sức khỏe của người dân. Từ đó giúp cho người dùng có cơ hội được hiểu rõ hơn
về y tế số, quan tâm hơn đến sức khỏe và lựa chọn cho bản thân cũng như những người
thân những phương pháp y tế mang lại nhiều lợi ích và tiện ích hơn.
Ý nghĩa thực tiễn với các nhà quản trị: đề tài nghiên cứu được thực hiện mang ý nghĩa đóng
góp về mặt giá trị đó là khám phá và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dễ sử
dụng, tiện lợi, độ phổ biến và xu hướng, tính chấp nhận cái mới và thái độ tiêu cực và lo
lắng và nhân tố cảm giác sợ làm phiền người khác ảnh hưởng đến quyết định sử dụng y tế
số tại TP.HCM. Từ đó, đưa ra đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các nhà quản trị, nhà
lãnh đạo có ý định chuyển đổi hay áp dụng công nghệ vào y tế tham khảo và từ đó, xây
dựng chiến lược hoạch định phù hợp, nâng cao và cải thiện hiệu quả mức độ sử dụng y tế
số của người dân tại TP.HCM.
1.7 Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu được trình bày gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


7
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị



×