Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN MINH KHÔI
19492841

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA XE Ô TÔ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 7340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN MINH KHÔI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA XE Ô TÔ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


GVHD : TS. ĐÀM TRÍ CƯỜNG
SVTH : NGUYỄN MINH KHƠI
LỚP

: DHQT15D

KHĨA : 15

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NGUYỄN MINH KHƠI 

GIẤY BÌA KHĨA LUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 

NĂM 2023


i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu này đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô
của người tiêu dùng, đồng thời đưa ra một số hàm ý quản trị để giúp các nhà sản xuất xe ô
tô cũng như các đại lý phân phối lớn, nhỏ mở ra được những cơ hội mới để phát triển và
đưa ra các chính sách phù hợp thu hút khách hàng làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho
mình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng 2 phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu

đính tính thơng qua việc tham khảo ý kiến từ giảng viên hướng dẫn và xem xét các ý kiến
từ những bài khoá luận của các anh/ chị đi trước để đưa ra những thang đo phù hợp nhất
với đối tượng mà đề tài nghiên cứu đang hướng đến. Nghiên cứu định lượng thông qua
việc gửi bảng câu hỏi bằng hình thức khảo sát trực tuyến qua Facebook, Zalo, trên các hội
nhóm đam mê ơ tơ, chun giới thiệu và mua bán xe ô tô. Số mẫu được gửi đi gồm 335
mẫu, thu về được 300 mẫu hợp lệ và 35 mẫu khơng hợp lệ. Sau đó, tác giả sử dụng phần
mềm SPSS kết hợp với các phân tích như kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích EFA. Từ
đó cho ra kết quả có 7 yếu tố: (1) chuẩn chủ quan, (2) thương hiệu, (3) giá cả, (4) đặc điểm
sản phẩm, (5) đại lý phân phối, (6) dịch vụ bảo hành và sửa chữa, (7) thể hiện giá trị xã
hội, ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó biến dịch vụ bảo hành và sửa chữa tác động mạnh nhất đến quyết định mua.
Từ khoá: quyết định mua; xe ô tô; thị trường Thành phố Hồ Chí Minh; người tiêu dùng.


ii

LỜI CÁM ƠN
Tõi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Quản trị kinh doanh, ban lãnh đạo trường Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể thực
hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của
ngươi tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đàm Trí Cường đã tận tình
hướng dẫn và chỉ dạy cho tơi trong q trình thực hiện bài khố luận này. Đồng thời, tôi
cũng muốn cảm ơn đến các quý thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh đã giúp tơi tiếp thu
được rất nhiều kiến thức hữu ích trong những năm vừa qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã bên cạnh tơi, giúp đỡ, động viên và tiếp
thêm năng lượng cho tôi, giúp tơi có thêm sự tự tin để vượt qua những khó khăn trong q
trình hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức hoàn thành bài trong khả năng cho phép nhưng sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thơng cảm , góp ý và nhận xét của quý thầy

cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn mọi người!
Sinh viên

Nguyễn Minh Khôi


iii

LỜI CAM ĐOAN.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong nội dung báo cáo khóa luận là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Sinh viên

Nguyễn Minh Khôi


iv
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên: Đàm Trí Cường
Mã số giảng viên: 01028015
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Khôi

MSSV: 19492841

Sinh viên hoàn thành đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.iuh.edu.vn trong

lớp học của giảng viên hướng dẫn bao gồm:
1. Bài báo cáo hoàn chỉnh (pdf),
2. Dữ liệu và các minh chứng liên quan. Yêu cầu sinh viên cài đặt mật khẩu dữ liệu và
minh chứng, mật khẩu truy cập cung cấp giảng viên hướng dẫn để kiểm tra đánh
giá.
TP. HCM, ngày 12 tháng 05 năm 2023
Ký tên xác nhận


v


vi


vii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Kính gửi:

Khoa Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh khôi
Hiện là học viên lớp: DHQT15D
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã học viên: 19492841
Khóa học: 2019 - 2023

Hội đồng: 21

Tên đề tài theo biên bản hội đồng:
Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên đã hồn chỉnh luận văn đúng với góp ý của Hội đồng và nhận xét của các phản
biện. Nội dung chỉnh sửa như sau (ghi rõ yêu cầu chỉnh sửa, kết quả chỉnh sửa hoặc giải
trình bảo lưu kết quả, trong đó sinh viên ghi rõ câu hỏi của hội đồng và trả lời từng câu
hỏi):
Nội dung yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

 Chỉnh sửa mục đối tượng nghiên cứu và bổ sung phạm vi về mặt thời gian nghiên
cứu.

 Sửa tên chương 4 thành: kết quả nghiên cứu.
 Kiểm định một số vi phạm của giả thiết OLS.

Kết quả chỉnh sửa hoặc giải trình
(Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về
các nội dung góp ý của hội đồng trước
khi chỉnh sửa hoặc giải trình)
Tác giả đã bổ sung đối tượng nghiên
cứu là quyết định mua xe ô tô và đã bổ
sung thời gian nghiên cứu trong mục
pham vi và thời gian nghiên cứu ở
chương 1 (trang 3).
Tác giả đã sửa tên chương 4 từ phân
tích dữ liệu sang kết quả nghiên cứu
(trang 39).

Tác giả đã bổ sung kiểm định phần dư
chuẩn hoá và kiểm định phương sai
phần dư không đổi tại chương 4 (trang
59).


viii
 Bổ sung thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Tác giả đã bổ sung phần thảo luận
kết quả nghiên cứu ở cuối chương 4
(trang 71).

 Tài liệu trích dẫn đảm bảo tỷ lệ 1:1 và tuân theo nguyên tắc APA, phân loại theo
tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh.
 Phần tóm tắt đề tài lỗi hình thức.

-

 Bổ sung khái niệm nghiên cứu chính “quyết định mua ơ tơ”, đồng thời gộp
mục 2.1 và 2.2 thành một mục.

Tác giả đã chỉnh sửa, bổ sung và phân
loại tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt ở
mục tài liệu tham khảo.
Tác giả đã chỉnh sửa theo yêu cầu của
hội đồng.
Tác giả đã bổ sung khái niệm về quyết
định mua ô tô (trang 8) và gộp 2 mục
2.1 và 2.2 thành mục 2.1 các khái niệm


 Điều chỉnh nội dung phương pháp định tính ở chương 3.
 Nhiều lỗi hình thức về đánh máy, chữ hoa và chữ thường

chính liên quan (trang 6).
Tác giả đã điều chỉnh lại nơi dung
phương pháp định tính tại chương 3
theo yêu cầu của hội đồng (trang 27).
Tác giả đã đọc lại bài và chỉnh sửa các
lỗi theo yêu cầu của hội đồng.

Ý kiến giảng viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

năm



ix

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................... 3
1.5 Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.7 Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................................... 4
1.7.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 4
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 4
1.8 Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 6
2.1 Khái niệm chính có liên quan ........................................................................................ 6
2.1.1 Khái niệm về xe ô tô ................................................................................................... 6
2.1.2 Nguồn gốc hình thành của xe ơ tơ .............................................................................. 6
2.1.3 Khái niệm hành vi người tiêu dùng ............................................................................ 7
2.1.4 Khái niệm quyết định mua ......................................................................................... 7
2.1.5 Khái niệm về quyết định mua xe ơ tơ ......................................................................... 8
2.2 Mơ hình lý thuyết liên quan đến nghiên cứu ................................................................. 8



x
2.2.1 Mơ hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action Model – TRA) ....... 8
2.2.2 Mơ hình xu hướng tiêu dùng (Dood, Monroe và Grewal, 1991) ............................... 9
2.2.3 Mơ hình thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) ................................................ 10
2.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................................................... 11
2.3.1 Tóm tắt các nghiên cứu ............................................................................................ 11
2.3.2 Bảng tổng hợp các yếu tố của các nghiên cứu trên .................................................. 19
2.4 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 22
2.4.1 Giả thuyết mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 22
2.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 26
3.2 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 27
3.2.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 27
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................. 27
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................................... 34
3.3 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................................. 35
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp................................................................... 35
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .................................................................... 35
3.4 Phương pháp xử lý thông tin ....................................................................................... 36
3.4.1 Phương pháp xử lý thông tin thứ cấp ....................................................................... 36
3.4.2 Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp ......................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 39
4.1 Phân tích thực trạng của thị trường ơ tơ tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 39
4.2 Phân tích dữ liệu khảo sát ............................................................................................ 40
4.2.1 Phân tích thống kê mơ tả .......................................................................................... 40
4.2.2 Kiểm định độ tin cậy Crobach’s Alpha. ................................................................... 45



xi
4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................. 47
4.2.4 Phân tích hệ số Peason ............................................................................................. 53
4.2.5 Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................................... 55
4.2.6 Tính giá trị trung bình của các yếu tố ....................................................................... 63
4.2.7 Kiểm định sự khác biệt ............................................................................................. 66
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................. 74
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 74
5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................................. 74
5.2.1 Dịch vụ bảo hành và sửa chữa .................................................................................. 74
5.2.2 Chuẩn chủ quan ........................................................................................................ 75
5.2.3 Giá cả ........................................................................................................................ 76
5.2.4 Đại lý phân phối ....................................................................................................... 77
5.2.5 Thể hiện giá trị xã hội ............................................................................................... 78
5.2.6 Thương hiệu.............................................................................................................. 78
5.2.7 Đặc điểm sản phẩm .................................................................................................. 79
5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 80
5.3.1 Hạn chế đề tài ........................................................................................................... 80
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 82


xii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây ......................................................... 20
Bảng 3.1: Giải thích và mã hố các biến quan sát trong nghiên cứu ................................ 28
Bảng 3.2: Kết quả xử lý thống kê sơ bộ ............................................................................ 31

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học. ................................................ 40
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng ........................ 45
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám (EFA) ............................................................ 47
Bảng 4.4: Ma trận xoay các yếu tố độc lập ....................................................................... 48
Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Barlett các biến phụ thuộc ............................................... 50
Bảng 4.6: Ma trận xoay các biến phụ thuộc ...................................................................... 50
Bảng 4.7: Tổng hợp các biến khi phân tích nhân tố (EFA) ............................................... 51
Bảng 4.8: Giả thuyết trong mơ hình hiệu chỉnh ................................................................ 52
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan ........................................................................... 53
Bảng 4.10: Mức độ giải thích của mơ hình ....................................................................... 55
Bảng 4.11: Mức độ phù hợp của mơ hình: phân tích phương sai ANOVA ...................... 55
Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng tương quan phần dư .................................................... 56
Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................. 56
Bảng 4.14: Thứ tự ảnh hưởng theo phương trình hồi quy chuẩn hố ............................... 58
Bảng 4.15: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ............................................................. 60
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................. 62
Bảng 4.17: Tổng hợp đánh giá mức độ trung bình của các yếu tố .................................... 63
Bảng 4.18: Bảng kiểm định T-test mẫu độc lập với giới tính ........................................... 67
Bảng 4.19: Bảng kiểm định đồng nhất của phương sai đối với độ tuổi ............................ 67
Bảng 4.20: Bảng kiểm định ANOVA đối với độ tuổi ....................................................... 68
Bảng 4.21: Bảng kiểm định đồng nhất của phương sai đối với nghề nghiệp.................... 68
Bảng 4.22: Bảng kiểm định ANOVA đối với nghề nghiệp .............................................. 68
Bảng 4.23: Bảng kiểm định đồng nhất của phương sai đối với thu nhập ......................... 69
Bảng 4.24: Bảng kiểm định ANOVA đối với thu nhập .................................................... 69
Bảng 4.25: Bảng kiểm định đồng nhất của phương sai đối với học vấn ........................... 69


xiii
Bảng 4.26: Bảng kiểm định ANOVA đối với học vấn...................................................... 69
Bảng 4.27: Bảng kiểm định T-test mẫu độc lập với hôn nhân .......................................... 70

Bảng 4.28: Bảng kiểm định đồng nhất của phương sai đối với các thương hiệu xe ô tô .. 71
Bảng 4.29: Bảng kiểm định ANOVA đối với thương hiệu xe ô tô ................................... 71


xiv

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý TRA .............................................................. 9
Hình 2.2: Mơ hình xu hướng tiêu dùng ............................................................................. 10
Hình 2.3: Mơ hình thuyết hành vị dự định TPB ................................................................ 11
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Lê Thị Như Quỳnh và Nguyễn Thị Thu Hà (2021) .. 12
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Lê Thanh Tùng và cơng sự (2015) ............................ 13
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Đỗ Thị Hồng Hạnh (2017) ........................................ 14
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Hồng Yến Nhi (2015) .............................................. 15
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu của Arokiaraj & Banumathi (2014) ................................. 16
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu của Tan & Santhi (2014) .................................................. 17
Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu của K. Jayaraman và cộng sự (2018) ............................. 18
Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu Vishal Doshil & Dr.Chetna Parmar (2016) ................... 19
Hình 2.12: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 26
Hình 4.1: Thống kê về giới tính ........................................................................................ 41
Hình 4.2: Thống kê về độ tuổi ........................................................................................... 42
Hình 4.3: Thống kê về nghề nghiệp .................................................................................. 42
Hình 4.4: Thống kê về thu nhập ........................................................................................ 43
Hình 4.5: Thống kê về tình trạng hơn nhân ....................................................................... 43
Hình 4.6: Thống kê về học vấn ......................................................................................... 44
Hình 4.7: Thống kê về thương hiệu xe .............................................................................. 44
Hình 4.8: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ......................................................................... 51
Hình 4.9: Biểu đồ phân dư chuẩn hố ............................................................................... 59

Hình 4.10: Biểu đồ kiểm định phương sai phần dư........................................................... 59
Hình 4.11: Mơ hình nghiên cứu sau khi chạy dữ liệu ....................................................... 63


xv

DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát
PHỤ LỤC 2: Kết quả chạy SPSS sơ bộ
PHỤ LỤC 3: Kết quả chạy SPSS chính thức


xvi

DÁCH SÁCH VIẾT TẮT

Kí hiệu
ANOVA
EFA

Tiếng việt
Phân tích phương sai

Analysis of Variance

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis
Kaiser Mayer Olkin


KMO
Sig.

SPSS

VIF

Tiếng Anh

Mức ý nghĩa quan sát

Observed significance level

Phần mềm thống kê cho khoa học xã

Statistical Package for the

hội

Social Sciences

Hệ số tải phóng đại phương sai

Variance inflation factor


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài

Tổng cục thống kê đã báo cáo rằng trong những năm gần đây, thị trường ô tô tại Việt Nam
đã có những biến động đáng kể và có cơ hội phát triển mạnh mẽ . Vào tháng 12 năm 2022,
thị trường Việt Nam đã lắp ráp và nhập khẩu khoảng 64.700 chiếc ơ tơ, trong đó có 39.700
chiếc được sản xuất và lắp ráp trong nước, tăng 5,5% so với tháng 11 và tăng 11,4% so với
cùng kỳ năm trước. Đối với những chiếc ô tô nhập khẩu, con số này đạt 25.000 chiếc, tăng
10% so với tháng 11, với tổng giá trị nhập khẩu là 466 triệu USD, tăng 8,6%. Trong năm
2022, tổng số xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam là 439.600 chiếc, tăng 14,9% so với năm
2021, và số lượng ô tô nhập khẩu là 175.590 chiếc với tổng giá trị nhập khẩu là 3,87 tỷ
USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, thị trường ơ tơ Việt Nam đã ghi nhận
lên đến 616.190 chiếc ô tô tại Việt Nam trong năm 2022, tăng đáng kể so với trung bình
chỉ hơn 1.688 chiếc ô tô mới trong năm 2021 (nguồn: Tổng cục thống kê).
Ngoài ra, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng
11 năm 2022, thị trường ô tô Việt Nam đã bán được 369.334 xe, tăng 43% so với năm
2021. Trong số đó, xe hơi tăng 63%, xe thương mại tăng 0,3% và xe đặc chủng giảm 9%
so với năm 2021. Điều này không bao gồm số lượng xe Hyundai bán được là 72.037 chiếc
và số lượng xe VinFast bán được là hơn 20.000 chiếc. Chắc chắn rằng Việt Nam đã đạt
được mốc 500.000 xe bán được trong một năm và với tầm nhìn của các chuyên gia, trong
một đất nước như Việt Nam, với GDP trung bình đầu người vượt qua 3.000 USD/năm,
ngành cơng nghiệp ơ tơ có thể phát triển mạnh mẽ (Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội các nhà
sản xuất ô tô Việt Nam, VAMA ).
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Xuan Phong & Dao Xuan Tuyen (2020), Nguyễn Thị
Thanh Thúy & Lê Thị Lan Hương (2019), và Trần Đăng Khoa & Nguyễn Thị Tường Vy
(2017) cũng đã đóng góp vào việc phân tích và đánh giá vì sao thành phố Hồ Chí Minh là
một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Qua dữ liệu thống kê
và các nghiên cứu đã được chứng minh rằng thị trường thành phố Hồ Chí Minh là một thị
trường có tiềm năng và cơ hội để ngành ơ tơ có thể phát triển mạnh. Bên cạnh đó, đối với
một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng tại đây có mức thu nhập


2

rất cao và ô tô đã trở nên phổ biến và khơng thể thiếu trong cuộc sống của họ. Vì vậy, trên
thị trường ơ tơ Việt Nam nói chung và thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có
hơn 20 hãng xe các loại từ trung bình đến cao cấp như Toyota, KIA, Mazda, Mercedez,
BMW,… và trong bối cạnh thị trường ơ tơ phát triển như vậy thì việc cạnh tranh gay gắt
giữa các hãng xe là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu của Trần Thị Minh
Thư và Nguyễn Thị Minh Khai (2019), Hoàng Yến Nhi (2015) và Lê Thị Như Quỳnh và
Nguyễn Thị Thu Hà (2021) đã cho thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến các yếu tố như
giá cả, thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi,…khi đưa ra quyết định mua
một sản phẩm xa xỉ, đặc biệt là ô tô. Vì thế, các nhà sản xuất ô tô phải nắm được thị yếu
của người tiêu dùng hiện tại bằng cách cho ra những mẫu xe với thiết kế đa dạng, có những
chương trình giảm giá và khuyến mãi, cùng với đó là sự cải thiện về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ để giúp thu hút được lượng lớn khách hàng. Do đó, việc hiểu rõ các yếu tố có
thể ảnh hưởng đến quyết định mua xe ơ tô của người tiêu dùng sẽ là điểm tựa để các nhà
sản xuất ơ tơ có thể đưa ra được các chính sách phù hợp về giá, các chiến lược về Marketing.
Từ đó giúp đạt được những mong muốn và mục tiêu đã đề ra về doanh thu và lợi nhuận,
cùng với đó có thể duy trì được lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình và mở
rộng thêm quy mô kinh doanh. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
Chí Minh “ để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị giúp các nhà sản xuất ô tô và
các đại lý phân phối ô tô lớn, nhỏ đáp ứng tốt được các nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để giải thích cho mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số mục tiêu
cụ thể:
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua xe ô tô của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.



3
 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện hơn về mặt sản phẩm, chất lượng
dịch vụ cũng như là thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các
nhà sản xuất xe ơ tơ tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để các mục tiêu trong đề tài được hiểu rõ hơn, tác giả đã đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu
tương ứng.
 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định mua xe ô tô của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
 Mối quan hệ của các yếu tố đối với quyết định mua xe ô tơ của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
 Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành công
nghiệp ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quyết định mua xe ô tô và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe ô tô của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Những người tiêu dùng đã và đang sử dụng xe ô tô trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung vào phạm vị nghiên cứu là những
người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: từ 26/12/2022 đến 12/05/2023
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu đính tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.



4
Phương pháp nghiên cứu định tính: Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp định tính
được áp dụng qua việc tham khảo ý kiến từ giảng viên hướng, từ những chuyên gia, những
người đã và đang sử dụng xe ô tô xung quanh khu vực sinh sống, hoặc các hội nhóm trên
các trang mạng xã hội liên quan về lịch vực ơ tơ để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất
và đánh giá thang đo sơ bộ phù hợp nhất với đối tượng mà đề tài nghiên cứu đang hướng
đến. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau giúp nghiên cứu định tính này trở nên
đáng tin cậy và giúp đưa ra những kết luận chính xác hơn.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng
các biểu mẫu khảo sát để thu thập dữ liệu từ người tiêu dùng đã và đang sử dụng xe ơ tơ
tại thành phố Hồ Chí Minh. Các biểu mẫu này đã được gửi tới người tiêu dùng thơng qua
các hình thức khảo sát trực tuyến trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, hoặc trên
các trang truyền thông liên quan về lĩnh vực ô tơ, trên các hội nhóm những người đam mê
ơ tơ, chuyên giới thiệu và mua bán ô tô. Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả đã sử dụng
phần mềm SPSS kết hợp với các phân tích như kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha,
phân tích EFA và phân tích tương quan Pearson, phân tích quy tuyến tính để đánh giá và
kiểm định các biên quán sát và các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu. Qua đó, tác giả đã có
thể đưa ra kết luận và hàm ý quản trị phù hợp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho các
nhà sản xuất ô tô cũng như là các đại lý phân phối ô tô lớn, nhỏ.
1.7 Ý nghĩa của đề tài
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Biết được các yếu tố then chốt để đưa ra quyết định mua xe ô tô của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời giúp đánh giá được sự hiểu biết của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh về các hãng xe ô tô.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các hãng xe ô tô đưa ra được các sản phẩm,
dịch vụ cũng như là giải pháp phù hợp nhằm thu hút được lượng lớn khách hàng biết đến
và quan tâm sử dụng dịng xe ơ tơ mà mình cung cấp trên thị trường.



5
1.8 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài. Chương này trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu
(chung và cụ thể), đối tượng và phạm vị nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa, bố
cục của đề tài.
Chương 2: Cở sở lý luận. Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết cơ bản có liên quan
đến đề tài, các mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài nghiên cứu, đặt giả thuyết và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất từ những
mơ hình và nghiên cứu trên.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình nghiên cứu cùng với
các phương pháp nghiên cứu (đính tính, định lượng).
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày về 4 phần: Mô tả mẫu thu được,
kiểm định kết quả và đánh giá thang đo (hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA), kiểm định mơ hình hồi quy, kiểm định sự khác biệt.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra
một số hàm ý quản trị giúp các nhà sản xuất ô tô tạo được lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh
ngoài ra đưa ra một số hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tại chương này tác giả trình bày về lý do và tính cấp thiết của đề tại nghiên cứu, các mục
tiêu, đối tượng, pham vị nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề
tài này và ý nghĩa đề tài, từ đó làm tiền đề để có thể tìm hiểu về các cở sở lý thuyết và mơ
hình nghiên cứu có liên quan trong chương tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Khái niệm chính có liên quan

2.1.1 Khái niệm về xe ô tô
Theo Philip Kotler & Kevin Lane Keller (2006), ô tô được xem là một sản phẩm thuộc
ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, được thiết kế để vận chuyển người và hàng hố trên
đường bộ. Ngồi ra, ơ tơ cịn là một loại phương tiện giao thơng đường bộ có bốn hoặc
nhiều hơn bốn bánh, được trang bị động cơ và các thiết bị, hệ thống như hệ thống lái,
phanh, điều hòa, âm thanh, ánh sáng để vận hành và phục vụ cho nhu cầu di chuyển của
con người hoặc hàng hoá trên đường bộ. Đây là một sản phẩm của ngành công nghiệp sản
xuất xe ô tô và được sử dụng để vận chuyển người và hàng hố trên đường bộ.
Tóm lại, ô tô là một phương tiện giao thông đường bộ có bốn hoặc nhiều hơn bốn bánh,
được trang bị động cơ và các thiết bị, hệ thống như hệ thống lái, phanh, điều hòa, âm thanh,
ánh sáng để vận hành và phục vụ cho nhu cầu di chuyển của con người hoặc hàng hoá trên
đường bộ.
2.1.2 Nguồn gốc ra đời của xe ô tô
Người đầu tiên được ghi nhận là đã phát minh ra một loại xe chạy bằng động cơ nội đốt là
Nicolas – Joseph Cugnot, một kỹ sư người Pháp vào khoảng năm 1769. Chiếc xe ô tơ của
ơng được trang bị bánh xe đẩy và có thể chạy được với tốc độ chậm. Sau đó các nhà phát
minh và kỹ sư khác như Karl Benz và Gottlieb Daimler tại Đức đã phát triển các công nghệ
mới, bao gồm động cơ đốt trong, hệ thống treo và hệ thống phanh để tạo ra các loại xe ô tô
hiện đại hơn. Qua thể kỷ 20, công nghệ về ô tô tiếp tục phát triển vượt bậc với sự ra đời
của của các hãng xe lớn như Ford, General Motors và Toyota, cùng với các tiến bộ công
nghệ như hệ thống phanh đĩa, hệ thống khung gầm và hệ thống điều khiển điện tử đã giúp
nâng cao hiệu suất và an tồn các loại xe ơ tơ. Cho đến ngày nay, xe ô tô đã trở thành
phương tiện giao thơng quan trọng và phổ biến trên tồn thế giới, được sử dụng để chuyên
chở người và hàng hoá, giúp kết nối các thành phố và nâng cao đời sống của con người.


×