Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Triết lý nhân sinh trong triết học ấn độ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 217 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o-----

CHÂU VĂN NINH

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o----CHÂU VĂN NINH

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Ngành: Triết học
Mã số: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Dương Ngọc Dũng
2. TS. Trần Kỳ Đồng
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. Trần Quang Thái


2. PGS.TS. Trần Mai Ước
PHẢN BIỆN :
1. PGS.TS. Hà Trọng Thà
2. PGS.TS. Đỗ Hương Giang
3. PGS.TS. Trần Mai Ước

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận án, Tơi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, phòng Sau Đại học và tất cả các phòng ban thuộc Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh,
đã hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để Tơi hồn thành luận án.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các Thầy Cô và
các đồng nghiệp trong Khoa Triết học đã giúp đỡ, động viên và hỗ trợ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ hồn thành luận án
đúng thời hạn.
Và cuối cùng cũng là lời trân trọng nhất, xin gửi lời tri ân đến TS.
Dƣơng Ngọc Dũng và TS. Trần Kỳ Đồng đã hƣớng dẫn, quan tâm, động
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt q trình thực
hiện và hồn thành luận án này.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các tƣ liệu sử dụng trong Luận án này là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chƣa đƣợc cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về
cơng trình nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023
Tác giả Luận án

Châu Văn Ninh


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….……………………………………..…….…..……………………… 01
PHẦN NỘI DUNG ….…………………………………….…………………………………………….………………………...25
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ KHÁI QUÁT TRIẾT LÝ
NHÂN SINH TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI…………………………………….………………25
1.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CÁC
TRƢỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ………………..………………..……………………….….25
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại…………………………………………..………………...…25
1.1.2. Điều kiện xã hội của Ấn Độ cổ đại……………………………………………………..……..…… 30
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ KHÁI QUÁT
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CÁC TRƢỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ………………………………………………………………………………………………………………………………………..38
1.2.1. Lý luận chung về triết lý nhân sinh…………………………………………………………………….…. 38
1.2.2. Khái quát triết lý nhân sinh trong các trường phái
triết học Ấn Độ cổ đại ……………………………………………………………………………..………..…..………...……….47
1.2.2.1. Triết lý nhân sinh trong thời kỳ Veda –Sử thi …………..…..………..….………. 47
1.2.2.2. Triết lý nhân sinh trong các trường phái chính thống…..………..….……….63
1.2.2.3. Triết lý nhân sinh trong các trường phái phi chính thống……………..…… 82
Kết luận chƣơng 1………………………….…………..…………………………………………….……………………….………94
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ……………………………………………………………….…………………………… 97
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI…………………………………………………………….……… 97

2.1.1. Bốn mục đích trong cuộc sống nhân sinh……………………………………………………... 97
2.1.2. Bốn giai đoạn trong cuộc sống nhân sinh……………………………………….………….. 116
2.1.3. Ba con đường chuyển hóa và giải thoát trong cuộc sống nhân sinh
của mỗi người…………………………………………………………………………………………………………….………….. 125


2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRIẾT HỌC
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI…………………………………………………………………………………………….…………………… 138

2.2.1. Tính thống nhất và đa dạng của triết lý nhân sinh trong triết học
Ấn Độ cổ đại. ………………………………………………………………………………………………………..…..…..………. 139
2.2.2. Tính kế thừa của triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại .………... 146
2.2.3. Vấn đề giải thoát là trung tâm của triết lý nhân sinh trong triết học
Ấn Độ cổ đại .…………………………………………………………………………………………………………………..……...148
2.2.4. Triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại mang tính tơn giáo……....150
Kết luận chƣơng 2…………………………………………………………………………………………………………………. 152
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ……..………………………………………………….………………. 154
3.1. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI …………………………………………………………………….………….……….… 154
3.1.1. Giá trị của triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại ………………………154
3.1.2. Hạn chế của triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại ………..…….……185
3.2. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRIẾT HỌC
ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI …………………………………………………………................................…………………………………. 187
3.2.1. Ý nghĩa về phương diện tư tưởng Ấn Độ cổ đại .…..………………….…………….…... 187
3.2.2. Ý nghĩa về mặt tôn giáo và xã hội Ấn Độ cổ đại………………………………...…….. 188
3.2.3. Vận dụng như mơ hình mẫu mực cho mọi tơn giáo ở Ấn Độ………………….…190
Kết luận chƣơng 3…………………………………………………………………………………………….……..….………..…194
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………….……………..…….………………….…........... 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………….… 201



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là gì? Câu hỏi này dường như xuyên suốt trong lịch sử triết
học từ thời khởi nguyên tư tưởng cho đến ngày nay. Đây là chủ đề không mới,
nhưng luôn là chủ đề trọng tâm trong tất cả các hệ thống triết học, khi con gái
hỏi câu cách ngôn nào mà cha u thích, C. Mác đã trả lời: “khơng có gì thuộc
về con người mà xa lạ với tơi”. Nói khác đi con người và sự phát triển con
người luôn là mục tiêu cao nhất mà cả nhân loại từ ngàn xưa đến nay đều tập
trung để tìm lời giải đáp, chính I.Kant đã đặt ra 3 câu hỏi “Tơi có thể biết gì?",
"Tơi phải làm gì?"; "Tơi được phép hy vọng gì?" và để cuối cùng quy về câu
hỏi lớn nhất và quan trọng nhất: "Con người là gì?”.
Trong thời đại ngày nay, vẫn tiếp tục vang lên những câu hỏi căn bản về
con người ở một tầm mới như: quan hệ của con người với vũ trụ, với thiên
nhiên và với chính con người, những triển vọng về tồn tại hay không tồn tại của
con người?. Tất cả những điều đó gắn liền với trình độ phát triển của văn minh
hiện đại và những hậu quả của chính triển vọng đó gây ra, những hậu quả này
đang tàn phá con người một cách khủng kiếp và tàn nhẫn, đúng như tình trạng
tự nhiên “của tất cả chống lại tất cả”, chúng ta thấy rõ điều này khi các xung đột
tôn giáo gây ra hậu quả hàng triệu người chết, khủng bố tang thương kéo con
người xuống đến mức man rợ, những điều kiện sống ở mức tối thiểu cũng cực
kỳ thiếu thốn, khổ sở. Nhằm thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người này thì một
số người khác phải mất tất cả, hình thành những cuộc khủng hoảng di cư và tị
nạn nhân đạo lớn nhất thế giới trong vòng vài chục năm qua khi người dân các
nước có chiến tranh tìm đường sang các nước khác để cầu mong có cuộc sống
tốt hơn và phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả tính mạng, đã tạo ra những hậu
quả nhân đạo vô cùng lớn. Trước tình hình đó, vấn đề nhân sinh đang được đặt

ra một cách cấp bách, đó là làm thế nào mà con người chúng ta thật sự thoát
khỏi nổi bất hạnh này, mà đúng ra trong thời kỳ này con người sẽ không phải


2

chịu đựng sự khổ đau này. Như vậy, chúng ta thấy rằng những vấn đề cố hữu
của con người vẫn còn nguyên vẹn, những văn minh vật chất, những phát minh
khoa học có vẻ như giúp con người tốt hơn, song cũng hại con người mau chóng
hơn, tàn nhẫn hơn, khi đó, dường như con người ngày càng xa hơn với mục tiêu
giải phóng mình.
Triết học Ấn Độ, là một nền triết học đặc biệt trên thế giới này, ở đó vấn
đề con người và nhân sinh ln được chú trọng tìm hiểu và lý giải nhằm mục
đích tìm ra hạnh phúc thật sự cho con người, như nhà hiền triết Ấn Độ,
Rabindranath Tagor đã viết trong cuốn Thực nghiệm tâm linh như sau: “Tơi chỉ
có ý bảo rằng, ngay từ thời lập quốc, Ấn Độ đã ở trong một bối cảnh đặc biệt
mà Ấn đã biết khai thác. Sử dụng các hồn cảnh đưa đến cho mình, Ấn đã suy
ngẫm, đã trầm tư, đã dày công, đã đau khổ và đã đi sâu vào tận cùng của kiếp
sống” (2015, tr.19). Như vậy, triết học Ấn Độ đã bận tâm đến con người, luôn
quan tâm đến số phận con người, cuộc đời của con người ln tìm cách giải đáp
cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến những vấn đề nhân sinh, về ý nghĩa cuộc
sống của con người, về hạnh phúc vĩnh hằng và cách nào đạt đến hạnh phúc ấy?
Chính cách đặt vấn đề về nhân sinh sâu sắc như thế, triết học Ấn Độ khơng
những có ảnh hưởng to lớn trong toàn bộ lịch sử tư tưởng, đạo đức của Ấn Độ
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước Châu Á, cũng như mang đến một giải
pháp cho vấn đề nhân sinh, như Will Durnat đã nhận xét rất chính xác: “Các đại
lục càng hợp nhất với nhau nhờ các phát minh khoa học, nhờ kỹ nghệ và thương
mại; sự xung đột giữa Á và Âu càng tăng lên thì chúng ta càng phải nghiên cứu
văn minh Ấn kỹ lưỡng hơn và dù muốn hay không thì cũng nên hiểu thấu đáo
vài quan niệm và phương pháp của họ” (1996, tr.439). Các trường phái triết học

Ấn Độ cổ đại ln quan tâm đến việc tìm kiếm lời giải đáp cho hàng loạt câu
hỏi liên quan đến vấn đề nhân sinh rằng đời sống vật chất hiện tại chỉ là ảo ảnh,
chúng ta cần phải sống vì con người thật sự, vì hạnh phúc thật sự khơng nên
chấp ngộ vào những vật chất phù phiếm, điều này là rất quan trọng khi ấy con
người sẽ khơng vì vật chất mà làm tha hóa, tàn sát đồng loại nhằm thỏa mãn lợi


3

ích nhất thời mà cùng nhau dìu đắt đến hạnh phúc bằng cách đạt được hạnh
phúc mới là con đường đúng đắn. Những gợi ý này thể hiện tư duy người Ấn
Độ không chỉ thể hiện mơ ước của người Ấn Độ trong quá khứ mà còn thể hiện
mong ước của người Ấn Độ cả ở hiện tại lẫn tương lai, như Will Durant nói,
văn hóa Ấn Độ nói chung và tư tưởng triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ
cổ đại nói riêng “sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan dung cao thượng, dấu hiệu
của một tâm hồn già dặn; dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, dễ tiếp
thu những ý mới, có một trí óc bình tĩnh hiểu được hết thảy, tha thứ cho hết
thảy, sau cùng có một tấm lịng nhân từ thương u mọi sinh vật, chỉ tấm lịng
đó mới đồn kết mọi người với nhau được thơi” (1996, tr.439).
Có thể nói rằng, triết học Ấn Độ cổ đại với tính nhân văn của nó, đã đem
lại cho nhân loại một cách nhìn mới về nhân sinh, như Jawaharlal Nehru, có cái
nhìn thấu đáo về triết lý nhân sinh của dân tộc mình:
“Tư tưởng Ấn Độ đã ln nhấn mạnh vào mục đích tột cùng của cuộc
sống. Nó đã khơng bao giờ quên đi yếu tố siêu việt trong bản chất của nó;
và như vậy, trong khi khẳng định cuộc sống đến mức cao nhất, nó đã từ
chối trở thành nạn nhân hay nơ lệ của cuộc sống. Nó khun rằng, hãy
đam mê làm việc thiện với tất cả sức mạnh và nghị lực, nhưng phải ln
đứng trên nó, và đừng lo nghĩ nhiều về kết quả của việc làm đó. Như vậy
nó đã khiến con người ta phải biết suy xét độc lập trong cuộc sống và
hành động chứ không phải là lẫn tránh chúng” (J.Nehru, 1990, tập 1, tr.

127).
Như vậy triết học Ấn Độ từ trong quá khứ của mình đã quan tâm đến số
phận và cuộc sống con người, vì vậy chắc chắn người Ấn Độ đã có những đóng
góp nhất định trong vấn đề nhân sinh, cũng như đã nêu lên rất nhiều các cách
thức giúp con người đạt được hạnh phúc, cho nên nếu chúng ta tìm nghiên cứu
về triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại, thì chúng ta sẽ tìm thấy những
tư tưởng quý báu về cuộc sống nhân sinh của con người, về cuộc sống hịa mình
với thiên nhiên và đừng vì vật chất của cải mà bất chấp tất cả, làm hại mọi


4

người khác. Từ đó Ấn Độ cũng đưa ra nhiều cách thức để giúp con người có thể
tìm thấy hạnh phúc thật sự. Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu triết lý nhân sinh
trong triết học Ấn Độ là vô cùng có ý nghĩa đối với cuộc sống con người hiện
nay.
Ở Việt Nam, hàng ngàn năm qua, văn hóa Ấn Độ nói chung và đặc biệt
là tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh của Phật giáo nói riêng, đã xâm nhập, ảnh
hưởng khá sâu đậm đến đời sống tinh thần, đạo đức, tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân ta. Trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam, với tinh
thần tự tôn dân tộc và khoan dung văn hóa, dân tộc ta đã tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc những giá trị của nền văn hóa Ấn Độ, làm phong phú, sâu sắc thêm
truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những nội
dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng nhân sinh trong triết học Ấn Độ
cổ đại sẽ góp phần giúp làm rõ sự hiểu biết hơn về bản sắc truyền thống văn hóa
của dân tộc Việt Nam, cũng như tính chất thống nhất và đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam, một trong những yếu tố góp phần làm nên đa dạng ấy, đó là văn
hóa triết học Ấn Độ. Từ đó góp phần vào sự nghiệp: xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhất trong đa dạng; làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững

chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề
“Triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ đại” làm luận án tiến sĩ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình nghiên cứu triết lý nhân sinh trong tổng thể quá trình
phát triển của lịch sử và văn hoá Ấn Độ, nổi bật là những cơng trình như: Di
sản Phương Đơng của chúng ta (Our Oriental Heritage) của Will Durant, do
Simon and Schuster, New York, xuất bản năm 1954, với quyển 2 có tựa đề Ấn
Độ và những người láng giềng của mình (India and Her Neighbors), từ trang
463 đến trang 756, thông qua bản dịch của Huỳnh Ngọc Chiến, do nhà xuất bản
Hồng Đức xuất bản năm 2014. Trong cơng trình này của mình, Will Durant


5

dùng quan điểm hệ thống khi ông đặt vấn đề triết học trong tổng thể văn hóa,
lịch sử, chính trị, tơn giáo và lối sống, bên cạnh đó cũng khơng tách khỏi các
đặc điểm dân cư, khoa học, địa lý và văn chương Ấn Độ, với cách tiếp cận theo
sự phân kỳ chiều dài lịch sử đã mang lại cho độc giả, một cái nhìn tồn diện với
những bước thăng trầm, cũng như những đặc điểm nổi bật nhất trong suốt chiều
dài của nền văn minh Ấn Độ.... trong đó đặc biệt là triết học tôn giáo Ấn Độ,
nhất là những nghiên cứu về cuộc sống và cách ứng xử trong xã hội hiện thực
của người Ấn Độ, được đặt trong bối cảnh văn hóa và lịch sử của đất nước Ấn
Độ, từ đó ơng đưa ra nhiều nhận xét đặc sắc về triết lý nhân sinh của người Ấn
Độ như: “cho chúng ta sự thanh thản của một tâm hồn không tham lam chiếm
hữu, sự tĩnh lặng của một tinh thần thơng tuệ và tấm lịng u thương, đem bình
yên an lạc đến tất cả chúng sinh”(2014, tr.756); hay tác phẩm The Discovery of
India (Phát hiện Ấn Độ), 3 tập của Jawaharlal Nehru, do The Oxford University
Press, India, xuất bản năm 1954, được Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy và
Nguyễn Tâm dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, xuất bản

năm 1990; Ấn Độ qua các thời đại của Chiêm Tế, 1986, Hà Nội, Nxb. Giáo
dục; Cuốn Trí tuệ phương đơng của C.Scott Littleton, 2003, TP.Hồ Chí Minh,
Nxb. Văn hóa Thơng tin, do Trần Văn Hn dịch; cịn Nancy Wilson Ross có
cơng trình Ba con đường minh triết Á châu, Tp.Hồ Chí Minh: Nxb. Văn hóa Thơng tin, 2005 do Võ Hưng Thanh dịch. Cơng trình này trình bày 3 con đường
minh triết Á châu, theo quan niệm của tác giả là: Ấn Độ giáo, Phật giáo và
Thiền Đạo, trong đó nhất là Ấn Độ giáo, có cách dùng trí tuệ trực giác để nhìn
thế giới rất đặc biệt, mà theo lời của S.Ramakrishna được N.W.Ross trích lại
“kẻ nào cố gắng để hình dung ý niệm của Thượng đế chỉ bằng cách học hành
qua sách vở, cũng chẳng khác gì một người cố gắng để có một ý niệm về thành
phố Benares, chỉ bằng vào một bản đồ hay hình vẽ” (tr.13); và cuốn Tư tưởng
Ấn Độ theo dòng lịch sử của Albert Schweitzer, do Kiến Văn và Minh Tuyết
dịch, năm 2008, TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin ấn hành.
Tuy đây khơng phải là những cơng trình chun biệt về triết học nhưng
trên nền tảng lịch sử và văn hóa chung, các tác giả như Will Durant, Jawaharlal


6

Nehru, Nancy Wilson Ross… cũng đã nghiên cứu khá toàn diện về triết học tôn
giáo Ấn Độ trên nền tảng điều kiện địa lý, cư dân, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội và đưa ra những đánh giá, những nhận định khá sâu sắc về triết học
Ấn Độ. Nổi bật nhất, mà ta không thể bỏ qua đó là tác phẩm Di sản phương
Đơng của chúng ta (Our Oriental Heritage), cuốn 2 viết về lịch sử văn minh Ấn
Độ (Ấn Độ và những người láng giềng), tư tưởng triết học được Will Durant đề
cập trong các Chương XIV (từ trang 468 đến trang 497): Tổng quan về đất nước
Ấn Độ, với các vấn đề: “Bối cảnh cho vở kịch”, “Nền văn minh cổ nhất?”,
“Dân tộc Ấn - Aryan”, “Tôn giáo trong các kinh Veda”, “Văn học trong kinh
điển Veda”, “Triết lý trong các Upanishad”; Chương XV (từ trang 498 đến
trang 524) Đức Phật Thích Ca, với các nội dung: “Những triết gia ngoại đạo”,
“Mahavira và các giáo đồ Jaina”, “Truyền thuyết về Đức Phật”, “Giáo pháp

của Đức Phật”, “Những ngày cuối cùng của Phật”; Chương XVII: (từ trang
567 đến trang 623) Đời sống dân chúng; với các nội dung đáng chú ý như:
“Đạo đức và hôn nhân”, “Phong tục tập qn và tính tình”….; Chương XVIII:
Thiên đàng của Thần Linh (tr.596 đến tr.623) với “Các tín ngưỡng”, “những
điều kỳ quặc về tôn giáo”; “Những vị thánh và những người vơ tín ngưỡng”…
và có lẽ chương quan trọng nhất là chương XIX: Đời sống tinh thần (từ trang
624 đến trang 659), gồm các vấn đề như: “Khoa học Hindu” và nhất là nội dung
“Sáu hệ thống triết học Bà la môn”, W.Durant đã cố gắng cung cấp một sơ đồ
chi tiết để giúp cho các độc giả có thể hiểu và đi vào nghiên cứu triết học Ấn Độ
một cách có hệ thống; “Phần kết thúc của triết học Ấn Độ”; và phần cuối của
cuốn 2 này với tiêu đề: Từ biệt Ấn Độ, tác giả nhắn nhủ: “Ta không thể kết luận
về lịch sử Ấn Độ như kết luận về lịch sử Ai Cập, Babylonia hay Assyria được vì
lịch sử Ấn Độ vẫn cịn đang tiếp tục, nền văn minh đó vẫn cịn đang tạo dựng.”
(tr.755)...
Cịn trong tác phẩm The Discovery of India của Jawaharlal Nehru, gồm 3
tập, 10 chương như: Chương 1: Pháo đài Ahmadnagar hai mươi tháng; Chương
2: Badenweiler, Laussanne; Chương 3: Sự tìm kiếm; Chương 4: Phát hiện Ấn


7

Độ; Chương 5: Qua các thời đại chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc dưới
triều Guptas; Chương 6: Những vấn đề mới; Chương 7: Giai đoạn cuối cùng
(1); Chương 8: Giai đoạn cuối cùng chủ nghĩa dân tộc đối đầu với chủ nghĩa đế
quốc (2); Chương 9: Giai đoạn cuối cùng (3); Chương 10: Một lần nữa ở pháo
đài Ahmadnagar, Jawaharlal Nehru không chỉ bàn đến văn minh, văn hóa Ấn
Độ với những nội dung, đặc điểm hết sức đặc sắc trong suốt chiều dài lịch sử
dân tộc Ấn Độ, mà còn nghiên cứu một cách bao quát và sâu sắc về triết học tôn
giáo Ấn Độ, cũng như triết lý nhân sinh, một trong điểm nổi bật trong tư tưởng
triết học Ấn Độ, nhất là trong chương 4 và chương 5 của tập 1. Trong hai

chương này, Jawaharlal Nehru đã nghiên cứu và trình bày các vấn đề của triết
học tôn giáo Ấn Độ qua các chủ đề lớn như: “Nền văn minh thung lũng Indus”,
“Ấn Độ giáo là gì?”, “Những ghi chép bộ kinh và thần thoại Ấn Độ sớm nhất”,
“Kinh Veda”, “Chấp nhận và phủ nhận cuộc sống”, “Kinh Upanishads”, “Chủ
nghĩa duy vật”, “Sử thi Mahàbhàrata”, “Bhagavad - gità”, “Mahavira và Đức
Phật”, “Đẳng cấp”, “Lời dạy của Đức Phật”, “Triết học Phật giáo”, “Ảnh
hưởng của đạo Phật vào đạo Hindu”, và đặc biệt là hai phần: “Tiếp cận triết
học Ấn Độ”, “Sáu hệ thống triết học”….
Cuốn Trí tuệ phương đơng của C.Scott Littleton, đây là cuốn sách trình
bày những tơn giáo lớn ở phương đơng như Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo,
Lão giáo và Thần giáo, trong đó, phần liên quan đến Ấn Độ là Ấn giáo và Phật
giáo từ trang 15 đến trang 167, trong đó có các mục rất hay như: Bản ngã và sự
tuyệt đối từ tr.20; Dharma (trật tự giáo pháp) và Karma (Nghiệp) từ tr.38,
Những con đường dẫn đến sự cứu độ, thì tác giả khẳng định: “Moksa (sự giải
thốt tâm linh) là mục đích tối cao nhất của một người Hindu. Sự hiểu biết thực
về cái ngã, được giải thích bởi một số người như là sự đồng hóa linh hồn của
một người (atman) với Linh hồn thế giới (brahman) vượt ra khỏi những sự chấp
thủ, bám víu, những ham muốn và vơ minh cũng như thốt khỏi vịng luân
hồi”(tr.47)… Tuy nhiên vì cuốn sách này khá mỏng mà tác giả lại có tham vọng
trình bày nhiều nội dung nên các vấn đề được trình bày khá sơ lược và đơn giản.


8

Đặc biệt cuốn Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, mà tác giả của nó là
Albert Schweitzer - một người từng đoạt giải Nobel Hịa bình năm 1952. Vốn
xuất thân là một bác sĩ, ơng có một mối bận tâm rất lớn đến con người và nhân
sinh, xem xét cách con người ứng xử với nhau trong xã hội, cũng như cội nguồn
triết lý của họ về cuộc sống, về hạnh phúc, về cuộc đời. Từ góc độ đó, khi
nghiên cứu về tư tưởng Ấn Độ, đặc biệt là triết lý nhân sinh, ông đặt tư tưởng

nhân sinh vào dịng chảy của lịch sử và văn hóa Ấn Độ với các nội dung chính
như: Sự phát sinh tư tưởng từ bỏ cuộc sống và thế giới trong triết lý Ấn Độ;
Giáo huấn trong kinh Upanishad; Đức Phật và giáo huấn của người; Thế giới
quan Bà la môn mới; Từ chí tơn ca đến ngày nay; Tư tưởng Ấn Độ hiện đại …
vì vậy khi bàn về triết lý nhân sinh trong văn hóa Ấn Độ, ơng đã có những nhận
xét rất xác đáng rằng:
“Học thuyết luân hồi thực sự có, chỉ liên quan tới sự cứu rỗi lồi người.
Nó cho rằng sự giải thoát khỏi thể xác nhờ kiến thức và đạo đức (những
thứ chỉ có ở con người, một lồi động vật cao cấp nhất mới có) là hồn
tồn có thể. Thế nên sự cứu rỗi khỏi cõi trần chỉ có thể hình dung như
sau: tất cả các linh hồn trên thế giới vật chất tiến hóa từ hình thức tồn tại
này sang hình thức khác, tùy mức độ sau đó sẽ được tồn tại ở hình thức
cao nhất là con người” (tr.57)
Các tác phẩm này phần nào giúp chúng ta hiểu biết được bức tranh chung
về triết lý nhân sinh của Ấn Độ cổ đại qua các các nghiên cứu tổng thể của nền
văn hóa và lịch sử tiến triển của đất nước Ấn Độ, đồng thời thơng qua những tài
liệu đó chúng ta có thể nhận biết một số đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa của triết lý
nhân sinh trong tổng thể nền văn hóa Ấn Độ nói chung và triết học nói riêng.
Các cơng trình nghiên cứu triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ cổ
đại, đáng chú ý là những cơng trình sau: Indian Philosophy (Tạm dịch: Triết
học Ấn Độ) gồm 02 tập của S. Radhakrisnan, do London: George Allen &
Unwin LTD Ruskin Hous xuất bản năm 1948; Six Systems of Indian Philosophy
(tạm dịch: Sáu hệ thống triết học Ấn Độ) của Max Muller, do Bhavan‟s book


9

University, xuất bản năm 1899; Tác giả Heirich Zimmer với tác phẩm Triết học
Ấn Độ - một cách tiếp cận mới, 2006, Hà Nội: Nxb. Văn hố - Thơng tin, do
Lưu Văn Hy dịch; tác giả đã trình bày triết học Ấn Độ với từng vấn đề cụ thể,

chứ trong trình bày theo kiểu quen thuộc là từng trường phái riêng biệt, trong đó
đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm về con người và triết lý nhân sinh đó cũng
được xem như là một trong những nội dung nổi bật trong triết học Ấn Độ, với
các nội dung: “Triết học về thời gian” với chỉ 51 trang nội dung, từ trang 89
đến trang 140 nhưng H.Zimmer đã cố gắng để trình bày các vấn đề: triết lý về
sự thành cơng; dũng cảm chống lại thời gian; vua vũ trụ…. một cách khúc chiết
và ngắn gọn nhất, với nội dung “Triết học về sự hoan lạc” chỉ dài 11 trang (từ
trang 141 đến trang 152), nhưng tác giả đã mô tả một trong những mục đích của
đời người là kama với nhận định đầy ẩn ý về sự khác biệt về hình tượng thần
tình yêu của Ấn Độ với các người phương Tây: “Kama – deva, thần tình u
Hindu, khơng phải là đứa con trai bé bỏng của thần Vệ Nữ …. mà là một chàng
thanh niên thông minh, lanh lợi” (tr. 141); mục “Triết học về bổn phận” với 29
trang nội dung (từ trang 153 đến trang 182), đã mô tả và trình bày về đẳng cấp,
chân lý và trí huệ …. Và phần quan trọng nhất, không thể bỏ qua trong tác
phẩm này chính là phần: “Triết học về sự vĩnh hằng”, đây cũng là phần dài nhất
chiếm 386 trang (từ trang 183 đến trang 569), với qua nội dung thể hiện rõ tư
tưởng triết học được thể hiện qua các trường phái như: đạo Kỳ na , đạo Bà la
môn, Samkhya và Yoga; các sử thi và kinh điển như: Kinh Veda; Áo nghĩa thư;
Chí tơn ca…; tác giả Lê Xuân Khoa với cuốn Nhập môn triết học Ấn Độ, 1972,
Sàigòn: Trung tâm học liệu, xuất bản; tác giả Thích Mãn Giác với tác phẩm
Lịch sử triết học Ấn Độ khá nổi bật, được xuất bản năm 1967, Sài gòn: Ban tu
thư Đại học Vạn Hạnh xuất bản; Bộ Lịch sử triết học phương Đông, gồm 5 tập,
nhưng chủ yếu là tập 3 của Nguyễn Đăng Thục, xuất bản năm 1972, tại Sài gòn
do Trung tâm học liệu ấn hành; tác giả Hoành Sơn - Hoàng Sỹ Quý với Triết sử
Ấn Độ bao gồm 2 tập – Tập 1:Nhập môn triết học Ấn Độ và Upanishad và tập 2
là: Vedanta, được xuất bản tại Sài gòn, năm 1972 do nxb. Hưng giáo đồng văn
ấn hành, nhưng vào năm 2015, 2 tập này được in chung trong một cuốn với tiêu


10


đề là Triết sử Ấn Độ - nhập môn triết Ấn Upanishad –Vedanta, do nxb. Phương
Đông ấn hành; Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại của Dỗn Chính - Lương Minh
Cừ, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, xuất bản năm
1991; Tư tưởng giải thốt trong triết học Ấn Độ của Dỗn Chính, Hà Nội: nxb.
Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1997; cuốn Giải thoát luận phật giáo của
Nguyễn Thị Toan, Hà Nội: nxb. Chính trị quốc gia năm 2010; Lịch sử triết học
phương Đơng do Dỗn Chính chủ biên, 2013, Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia;
Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ của Dỗn Chính, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, xuất bản năm 2010; cuốn Phật giáo và nhân sinh của Đại sư Tinh
vân, do Nxb Hồng Đức ấn hành năm 2014. Đặc biệt là cuốn Panchatantra:
Thuật xử thế Ấn Độ, do Nxb. Thanh niên, ấn hành năm 2011. Bộ History of
Indian Philosophy (Tạm dịch: Lịch sử Triết học Ấn Độ) của Erich Frauwallner,
do Delhi: Motilal Banarsidass xuất bản năm 1973, gồm 2 tập rất đồ sộ, trình bày
rất chi tiết về triết học Ấn Độ. Các cơng trình này đã đi sâu làm rõ nội dung của
các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại, nghiên cứu chi tiết những vấn đề cơ bản
của triết học Ấn Độ từ bản thể luận, nhận thức luận, logic học, nhân sinh và đạo
đức, con đường giải thoát và rút ra những nhận xét tinh tế cũng như chỉ ra các
đặc điểm của triết học Ấn Độ.
Tác phẩm Phật giáo và nhân sinh của Đại sư Tinh Vân, trình bày những
mối bận tâm của Phật giáo với cuộc sống của con người chúng ta trong xã hội,
mục đích là giúp chúng ta ứng xử tốt với nhau hơn trong cuộc đời này. Tác
phẩm này chia thành mấy nội dung chính như Phật giáo và cuộc sống, cuộc
sống và tu trì, cuộc sống và tín ngưỡng, cuộc sống và bát nhã…. Chẳng hạn
trong cuộc sống này, Phật giáo khuyên con người nên dùng tấm lòng từ bi mà
đối xử với nhau như là: 1.Khơng vì chiếm lợi mà xâm phạm người khác; 2.
Khơng vì tỏ vẻ bản thân mà khích bác người khác; 3.Khơng nên vì đối phương
tốt mà cơng kích họ; 4.Khơng vì bảo vệ ham muốn riêng tư mà làm tổn thương
người khác. (tr.194-195). Đó cũng là một cách nhìn về cuộc sống về nhân sinh
từ quan điểm của Phật giáo Đại thừa mà chúng ta cũng cần lưu tâm khi nghiên

cứu và tìm hiểu.


11

Tác phẩm Panchatantra – Thuật xử thế Ấn Độ, đây là cuốn sách bàn về
các việc ứng xử trong xã hội giữa người với người, như thế nào cho hợp lý,
đồng thời thông qua những câu chuyện ngụ ngôn, cũng cho thấy được quan
niệm của người Ấn Độ về cuộc sống con người và sự tồn tại của con người
chính là việc sống ở đời trong thế giới này. Panchatantra là cuốn sách cổ, ra đời
vào khoảng thế kỷ thứ 2, có tầm ảnh hưởng sâu rộng ở Ấn Độ được thể hiện
thơng qua những câu chuyện để nói về việc đối nhân xử thế trong đời sống.
Cuốn sách gồm 5 phần (hay quyển), phần 1: Sự chia rẽ bạn bè; phần 2: Kết bạn;
phần 3: Chiến tranh giữa quạ và cú; phần 4: Mất của; phần 5: Cách xử thế
không chấp nhận được. Mỗi phần như vậy gồm những câu chuyện ngắn, nói về
cách xử lý thế nào là ngôn ngoan và phù hợp với quan điểm truyền thống của
người Ấn Độ. Qua tác phẩm này chúng ta thấy rằng người Ấn Độ đề cao sự trí
tuệ, sự minh triết, sự tìm tịi chân lý của cuộc sống, cho nên trong triết lý nhân
sinh của mình người Ấn Độ đề cao con đường tu luyện trí tuệ, mà theo quan
điểm của Sankara - đó là con đường hồn hảo nhất để giải thoát. Panchatantra
viết:
“Tốt nhất, trên cõi đời này là cái chết của đứa con trai còn hơn sự đần
độn của một đứa con trai thuộc dòng dõi cao sang; chính vì thế mà ở giữa
các bậc hiền triết, một người đàn ông cũng xấu hổ như một kẻ ngoại hơn”
(2011, tr.9)
Cịn trong tác phẩm Tư tưởng giải thốt trong triết học Ấn Độ của Dỗn
Chính, thơng qua việc trình bày những nét khái quát về triết học Ấn Độ và trong
đó đặc biệt là chú ý đến đời sống nhân sinh của con người. Tác giả Dỗn Chính
đã phân tích cách nhìn con người và cách đối xử giữa người với người cần phải
thiện lành, tránh làm điều tham lam, ác xấu và sự cảm nhận của người Ấn Độ về

chính cuộc đời và giá trị đạo đức nhân sinh trong từng trường phái, từng giai
đoạn cụ thể, … cuốn sách đã đặc biệt đi sâu trình bày, phân tích, lý giải về
nguồn gốc, mục đích và nội dung của tư tưởng giải thoát - một trong những vấn
đề trung tâm, tối cao của triết học Ấn Độ, tác giả đã viết: “Dưới sự chi phối của


12

điều kiện sinh hoạt xã hội, đặc biệt là chế độ chiếm hữu nơ lệ mang nặng tính
chất của chế độ công xã nông thôn, cùng với sự thống trị của chế độ phân biệt
đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển,
vừa mang tính đa dạng vừa mang tính thống nhất, tạo ra sự sống động, muôn
màu, muôn vẻ của triết học Ấn Độ.”(1997, tr. 32). Nếu cuốn Tư tưởng giải
thoát trong Triết học Ấn Độ bàn về tư tưởng giải thốt một cách tổng qt từ
viễn cảnh là tồn bộ nền tảng triết học Ấn Độ cổ đại, thì cuốn Giải thoát luận
Phật giáo của Nguyễn Thị Toan, lại tập trung nghiên cứu về tư tưởng giải thoát
của một trường phái duy nhất là Phật giáo, đi sâu vào một trường phái triết học
giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết và cụ thể quan điểm của Phật giáo về triết lý
nhân sinh. Đây là 2 tài liệu bổ sung cho nhau và rất có ích cho nghiên cứu của
chúng tôi.
Trong triết lý nhân sinh trong triết học Ấn Độ, một khái niệm cực kỳ
quan trọng, chi phối hầu như tất cả các quan điểm về nhân sinh trong các trường
phái đó là khái niệm Nghiệp (Karma). Vì vậy cuốn Tổng quan về Nghiệp của
Tuệ Sỹ, do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 2021, thật sự rất bổ ích. Ở
trong cuốn sách này, tác giả trình bày về nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển của khái niệm Nghiệp thông các nội dung lớn như: 1. Nghiệp trong
triết học tôn giáo Ấn Độ cụ thể là Ấn Độ giáo, Lục sư ngoại đạo, Kỳ na giáo…
2. Nghiệp luận Phật giáo cụ thể là nghiệp trong giáo nghĩa A-hàm và Nikaya; 3.
Nghiệp luận A-tỳ-đạt-ma được thể hiện cụ thể như thể tính của nghiệp, luật
nghi và nghiệp đạo, nghiệp và nghiệp quả sinh tử lưu chuyển…. Khi bàn về nội

dung của khái niệm của Nghiệp, tác giả viết:
“Từ ý nghĩa kinh điển, khuyến cáo sự thận trọng trong mọi hành động để
không gây hậu quả xấu cho mình và cho nhiều người, và cũng khuyến
khích cải tạo cái gọi là số phận bằng chính ý chí tự do hành động” (2021,
tr.19)
Đây là một trong những cuốn sách bàn rất chi tiết về khái niệm nghiệp,
đặc biệt là từ các kinh văn kinh điển của Phật giáo, nên rất có giá trị tham khảo,


13

nhưng có một chút đáng tiếc đó là tác giả của nó dành nhiều nội dung để trình
bày về nghiệp trong Phật giáo, còn phần Nghiệp trong triết học Ấn Độ thì trình
bày sơ sài hơn.
Bộ History of Indian Philosophy của Erich Frauwallnerm rất nổi tiếng
trên thế giới. Tập 1 với các nội dung chính như: 1. The Philosophy of the Veda
(tạm dịch: Triết học Veda); 2. The Philosophy of the Epic-the Yoga (Tạm dịch:
Triết học thời Sử thi -Yoga), 3. The Buddha and the Jaina (Tạm dịch: Phật giáo
và Kỳ na giáo); 4. The Samkhya and the classical yoga system (Tạm dịch:
Samkhya và hệ thống Yoga cổ điển); Tập 2 với các nội dung chính như: 1.The
Nature- Philosophical schools and the Vaisesika system (Tạm dịch: Trường
phái triết học tự nhiên và hệ thống Vaisesika); 2. The system of the Jaina (Tạm
dịch: Hệ thống Kỳ na giáo); 3. The Materialism (tạm dịch: Chủ nghĩa duy vật).
Nội dung chính trong bộ này là trình bày chủ yếu về tư tưởng triết học từ bản
thể luận đến nhận thức luận, logic và bản chất con người trong tất cả những
trường phái triết học chính ở Ấn Độ, cung cấp cho ta một cái nhìn tổng quát về
triết học và tư tưởng Ấn Độ, từ đó cho chúng ta thấy được cách thức suy tư của
người Ấn Độ về tự nhiên và xã hội đều có những đặc thù riêng biệt. Trong quan
niệm về nhân sinh, cụ thể như trong trường hợp mô tả về việc tu luyện theo
phương pháp của Yoga nhằm đạt đến trạng thái thiền định, để giải thoát con

người, để con người tự do hoàn toàn, Erich Frauwallnerm đã nhấn mạnh đặc
điểm suy tư và chiêm nghiệm mà người Ấn Độ khao khát, mong muốn đạt được
đó là:
“Và ta nên ngồi như một khúc gỗ. Bởi vì, nếu để sự phá vỡ (không tập
trung) xảy ra một trong ngũ quan, khi đó sự nhận thức sẽ tan biến mất,
như là dòng nước chảy xuống điểm thấp nhất của suối nước. Đặc biệt,
được mơ tả sự khó khăn ở việc làm cho tâm trí trở nên hồn tồn trống
rỗng. Bởi vì, như là sự chuyển động của giọt nước trên lá đang lay động
qua lại mọi hướng, tâm trí cũng vậy. Khi mà tâm trí được trống rỗng, lặng
an đơi chút sẽ vươn xa nhất định và trở lại tĩnh lặng trên con đường chiêm


14

niệm, tâm trí sẽ dạo chơi như một cơn gió, nó xứng đáng được ví như một
cơn gió”. (1973, tr.108-109)
Trong tác phẩm “Indian Philosophy” đồ sộ của S. Radhakrisnan, gồm 2
tập. Tập 1 bao gồm những nội dung chính: 1. The Hymns of the Veda (tạm dịch:
Các Thánh ca của Veda); 2. Transition to Upanishads (tạm dịch: Chuyển đến
Upanishad); 3. Materialism (tạm dịch: Chủ nghĩa duy vật); 4. The pluralistic
realism of the Jaina (tạm dịch: Chủ nghĩa hiện thực đa nguyên của Kỳ na giáo);
5. The ethical idealism of early Buddhism (Tạm dịch: Đạo đức học duy tâm
của Phật giáo Nguyên thủy); 6. Epic philosophy (Tạm dịch: Triết học sử thi);
7.The theism of the Bhagavadgita.(Tạm dịch: Thuyết hữu thần trong Chí tơn
ca); 8. Buddhism as a religion (tạm dịch: Phật giáo như là tôn giáo); 9. The
Schools of Buddhism (tạm dịch: Các trường phái Phật giáo); Và tập 2 bao gồm
những nội dung chính sau: 1.The logical realism of the Nyaya (Tạm dịch: Chủ
nghĩa hiện thực logic của Nyaya); 2. The atomistic pluralism of the Vaisesika
(Tạm dịch: Chủ nghĩa đa nguyên nguyên tử của Vaisesika); 3.The Samkhya
system (Tạm dịch: Hệ thống Samkhya); 4. The Yoga system of Patanjali (Tạm

dịch: Hệ thống Yoga của Patanjali); 5. The purva Mimansa (tạm dịch: Tiền
Mimansa); 6. The Vedanta sutra (Tạm dịch: Kinh Vedanta); 7.The advaita
Vedanta of Sankara (tạm dịch: Vedanta phi nhị nguyên của Sankara); 8. The
theism of Ramanuja (tạm dịch: Thuyết hữu thần luận của Ramanuja); … Chúng
ta thấy rằng đây là một tác phẩm nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về triết học Ấn
Độ, với độ tin cậy cao. Nhưng trong những vấn đề cơ bản của triết học Ấn Độ,
không thể không nhắc đến vấn đề đã làm nên sự thâm trầm, cũng là đặc trưng
của của triết học Ấn Độ chính là triết lý nhân sinh. Vì vậy, khi S.
Radhakrishnan bàn về vấn đề nhân sinh trong triết học Ấn Độ, ông nhấn mạnh
rằng:
“Khi con người không cần tiêu phí năng lượng của mình vào các vấn đề
thế sự, lợi dụng thiên nhiên và kiểm soát các sức mạnh thiên nhiên, con
người bắt đầu nghĩ đến một đời sống cao thượng hơn, làm thế nào để
sống đời sống tâm linh tồn vẹn hơn. Có lẽ vì khí hậu làm cho con người


15

mệt mỏi, đã khiến người Ấn Độ có khuynh hướng nghĩ ngơi và từ bỏ
cơng việc. … Chính tại những nơi ẩn dật trong những cánh rừng thâm sâu
là nơi mà các nhà tư tưởng Ấn Độ trầm tư về những vấn đề hiện hữu sâu
thẳm hơn” (1948, tập 1, tr.22).
Những cơng trình này mang lại cho tác giả luận án những nội dung,
những khái niệm, những khía cạnh riêng biệt mà từ đó tác giả luận án có thể
hiểu sâu hơn và chọn lọc những nội dung quan trọng nhằm kế thừa trong cơng
trình nghiên cứu của mình.
Các cơng trình nghiên cứu từng trào lưu, từng loại kinh sách triết học
Ấn Độ cổ đại để làm nổi bật tư tưởng nhân sinh, phải kể đến các cơng trình
như: Tác phẩm Tinh hoa triết học của Vedanta của Swami Vivekananda, 2016,
TP. Hồ Chí Minh: Nxb.Tri thức do Huỳnh Ngọc Chiến dịch. Cơng trình này

thật ra là những bài thuyết trình riêng lẻ trong nhiều năm của đại sư Swami
Vivekananda, sau đó được tập hợp lại theo một trật tự nhất định. Cuốn sách
được chia thành 4 phần chính bao gồm: Jnana-Yoga từ trang 37 đến trang 382;
Bhakti-yoga từ trang 383 đến trang 468; Karma-Yoga từ trang 469 đến trang
562; Raja-Yoga từ trang 563 đến hết trang 642. Thông qua cấu trúc gồm 4 phần
này cũng chính là 4 con đường tu luyện yoga để đạt đến hạnh phúc toàn mãn
hay giải thốt hồn tồn của con người, mà hầu hết các trường phái triết học ở
Ấn Độ đều tin theo, đặc biệt là các trường phái chính thống, ơng viết: “Mọi hệ
thống triết học Ấn Độ đều có chung một mục tiêu trong quan điểm, đó là giải
thốt linh hồn thơng qua sự tồn mãn. Phương pháp là yoga. Danh từ Yoga bao
hàm một cơ sở rộng lớn.”(tr.568).
Tiếp tục theo chủ đề nghiên cứu này là các tác phẩm như The
Upanishads, 4 vol, do Bonanaza Books, New York, xuất bản các năm 1949,
1953, 1956, 1959; Sử thi The Ramayana and Mahabharata được Romesh C.
Dutt dịch ra tiếng anh, New York: Dover Publications, 2011; Shri Aurobindo
bình giải Áo nghĩa thư Upanishad, 1972, Sài gòn: do An Tiêm xuất bản, Thạch
Trung Giả dịch; Bộ 3 tác phẩm Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận; Tiểu thừa


16

Phật giáo tư tưởng luận; Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, cả 3 tác phẩm này
của tác giả Kimura Taiken, với bản dịch của Thích Quảng Độ, 1969, Sài gòn:
do Vạn Hạnh xuất bản; Albet Schweitzer nhà văn đồng thời là bác sĩ xuất bản
Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, (Bản dịch của Phan Quang Định) vào năm
2003, Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thơng tin.
Trong các cơng trình trên, đáng chú ý là tác phẩm The Upanishads, một
tác phẩm công bố đầy đủ nhất nội dung 13 kinh chủ yếu của kinh Upanishads,
như: tập 1, gồm các kinh Katha Upanishad, I‟sa Upanishad, Kena Upanishad,
Mundaka Upanishad; tập 2, gồm các kinh Taitiriya Upanishad, Chàndogya

Upanishad; tập 3, gồm các kinh Aitareya Upanishad, Brihadàranyaka
Upanishad; tập 4, gồm các kinh S‟vetàs‟vatara Upanishad, Pras‟na Upanishad,
Màndukya Upanishad. Không những thế, nội dung từng kinh trong tồn bộ bộ
kinh cịn được Swama Nikhilananda giới thiệu, bình chú và chú giải khá đầy đủ
và sâu sắc. Về chủ đề này cịn có các tác phẩm như Thiền luận của Daisetz
Teitaro Suzuki, do An Tiêm, Sài Gòn, xuất bản năm 1970, theo bản dịch của
Trúc Thiên; Chí tơn ca (Bhagavad - gità), Quảng Hóa, Sài Gòn, 1973 (Bản dịch
của Nguyễn Quỳnh); Phật giáo - những vấn đề triết học của O.O. Rozenberg,
Nhà xuất bản Tư tưởng, Mátxcơva: xuất bản năm 1987, Trung tâm tư liệu Phật
học Việt Nam, xuất bản bằng tiếng Việt, năm 1990 (Bản dịch của Ngô Văn
Doanh và Nguyễn Hùng Hậu); Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang,
do Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1967; Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Tài Thư
(Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1988; Phật
pháp khái luận của Thích Ấn Thuận, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội, xuất bản năm 1992, (Bản dịch của Thích Quảng Độ, Nguyễn
Văn Phát, Nguyễn Đức Sâm); Cuốn Buddhism: A very short Introduction của
Damien Keown được nhà xuất bản Hồng Đức, xuất bản năm 2016, với tựa đề
Dẫn luận về Phật giáo do Thái An dịch. Một tác phẩm khác cũng của Danien
Keown là The Nature of Buddhist Ethics (tạm dịch: Bản chất của Đạo đức Phật
giáo) do St. Martin's Press, New York, USA năm 1992, đây là cuốn sách khá


17

mỏng chỉ khoảng 270 trang, bao gồm 8 chương, trong đó có những chương liên
quan đến triết lý nhân sinh Ấn Độ, chúng ta có thể thấy là chương 1: The Study
of Buddhist Ethics (tạm dịch: Nghiên cứu Đạo đức Phật giáo); chương 2:
Aspects of Sila (Tạm dịch: Các khía cạnh của Giới), chương 6: Ethics in the
Mahayana (tạm dịch: Đạo đức trong Phật giáo Đại thừa)… Thông qua cuốn
sách của mình, tác giả cố gắng lý giải để cho độc giả Phương Tây có thể hiểu

“niết bàn” của Phật giáo là kết quả của một quá trình tu tập thăng hoa. Quá trình
thăng hoa này bao gồm 2 phần: trí tuệ và từ bi. Tác giả cũng lưu ý rằng học
thuyết đạo đức của Aristotle được xem là gần nhất với Phật giáo. Cuốn
Presuppositions of Indian’s Philosophies (tạm dịch: Những tiền đề của triết học
Ấn Độ) của Karl. H. Potter do Delhi, Motilal Banarsidass năm 2002. Đây là
cuốn sách rất hay về triết học Ấn Độ, tác giả không trình bày nội dung theo kiểu
truyền thống như từ Veda qua Upanishad và đến Vedenta, mà trình bày theo
từng vấn đề, cũng là một cách tiếp cận khá gợi mở.
Bộ tuyển tập từ kinh Veda và Upanishad, được tác giả Dỗn Chính (chủ
biên) chọn lọc và dịch ra tiếng Việt với tựa đề: Veda, Upanishad - những bộ
kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, 2001, Hà Nội: nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
Các tác giả đã giới thiệu, dịch những bản kinh quan trọng nhất liên quan đến tư
tưởng triết học cơ bản của kinh Veda; giới thiệu, dịch và chú giải toàn bộ nội
dung 13 kinh Upanishad trong bốn tập, do Bonnza Books, New York xuất bản
vào các năm 1949, 1953, 1956, 1959. Bên cạnh đó, chắc chắn không thể bỏ qua
cuốn Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, cũng do Dỗn Chính (chủ
biên), 2003, Hà Nội: nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cơng trình rất kỳ
cơng của nhóm tác giả, khi phải xử lý một lượng kinh văn lớn từ truyền thống
văn học và tư tưởng của Ấn Độ, từ đó chọn ra những nội dung quan trọng nhất
để dịch ra tiếng Việt, đồng thời các tác giả cũng bình chú, chú thích và giới
thiệu ngắn gọn nhưng súc tích về những nội dung chính của từng trường phái để
giúp người đọc tiếp nhận tư tưởng triết học Ấn Độ một cách dễ dàng nhất. Cơng
trình này bao gồm những kinh văn quan trọng từ Chí tơn ca, Luật Manu và kinh
Artha Sastra cho đến văn bản kinh điển của các trường phái phi chính thống như


18

Carvaka, Jaina và Phật giáo và đương nhiên phần quan trọng nhất là kinh văn
kinh điển của các trường phái chính thống từ Nyaya cho đến Yoga và

Vedanta…Nhóm tác giả đã cung cấp tư liệu gốc để giúp những nhà nghiên cứu
có thể tiếp cận triết học Ấn Độ một cách chính thống và chuẩn xác nhất. Đây là
2 cơng trình rất đáng q và có giá trị cao trong nghiên cứu triết học Ấn Độ nói
chung và triết lý nhân sinh nói riêng.
Những cơng trình này thường đi sâu vào nội dung của từng trường phái
hoặc từng loại kinh sách, với những vấn đề triết học - tôn giáo cụ thể như vấn
đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề đạo đức nhân sinh của triết học Ấn Độ
cổ đại. Chẳng hạn, tác phẩm Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận của tác giả
Kimura Taiken đã giành một số chương phân tích những vấn đề về luân lý đạo
đức và nhân sinh như vô thường, vô ngã, nghiệp báo, luân hồi, giải thoát, Niết
bàn… Tuy trong quan điểm về nguồn gốc của vấn đề giải thoát, theo quan niệm
của ơng cịn có những vấn đề cần bàn luận, nhưng qua đó cũng giúp chúng ta có
thể hiểu sâu hơn một trong những đặc điểm nổi bật của triết học Ấn Độ, đó là
vấn đề giải thốt.
Trong Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Kimura Taiken đã viết:
“Đối với nhân sinh, Phật giáo cho là khổ, bởi vậy mới lấy tự do, giải thoát
làm tiêu chuẩn lý tưởng. Song sự khổ não và trói buộc ấy khơng phải thực
sự tồn tại khách quan, mà là căn cứ vào thái độ của tâm ta cả, nghĩa là
cứu khư khư chấp lấy cái “ngã” giả dối là cái “ta” chân thực, rồi trù mưu,
tính kế để làm cho nó thoả mãn mọi ham muốn của cái ta ấy, nên mới có
khổ não, trói buộc. Nếu ta có thể vượt hẳn ra ngồi vịng tham dục của cái
“ngã” nhỏ nhoi ấy, thì khơng những ta sẽ khơng thấy khổ, thấy trói buộc,
mà trái lại, ta sẽ thấy một cảnh giới tự do và n vui vơ hạn.”(1969,
tr.19).
Từ đó, ơng đã đưa ra nguyên nhân sinh ra tư tưởng giải thoát rằng: “đối
với vạn hữu, đặc biệt là tự thân con người, người ta cảm thấy cần phải so sánh,
đối chiếu giữa cái chân tướng và giả tướng của vạn vật. Và do cái ý hướng


19


muốn xa lìa cái giả tướng để trở về với cái chân tướng mà sinh ra tư tưởng giải
thoát.” (Kimura Taiken, 1969, tr.148).
Cuốn Dẫn luận về Phật giáo của Damien Keown, đây là một cuốn sách
mỏng nhưng trình bày khá là đầy đủ những nguyên lý cơ bản của Phật giáo
trong 9 chương, trong đó đặc biệt có mấy chương khá là quan trọng liên quan
mật thiết đến triết lý nhân sinh như chương 2: Đức Phật; chương 3: Nghiệp và
tái sinh; chương 4: Bốn chân lý cao quý; chương 8: Giới Luật … ví dụ chương
3, khi phân tích sự khác biệt giữa ý niệm tái sinh trong phương Tây và Ấn Độ,
tác giả viết: “Ý niệm của người Ấn Độ về tái sinh lại khác biệt bởi chúng gắn
liền với giáo lý về nghiệp – một giáo lý cho rằng các hoàn cảnh tái sinh trong
tương lai được quyết định bởi hành vi đạo đức mà một người thực hiện trong
đời này” (2016, tr.57). Thông qua quyển sách này, với tư cách là một người
phương Tây nghiên cứu về Phật giáo, ông đã chỉ cho các độc giả của mình thấy
rằng quan niệm nhân sinh của Phật giáo có những nét riêng như: Với các phật
tử châu Á, họ gọi con đường đạo họ đang sống là Phật pháp (Buddhadharma:
những lời dạy chân thật của Đức Phật), cốt lõi căn bản là Tứ Diệu đế. Ngoài ra
Phật giáo cũng được xem là một tôn giáo đạo đức, cốt lõi là ở nguyên lý bất sát,
tức là tôn trọng sự sống của tất cả sinh vật có hơi thở trên trái đất, vì vậy Phật
giáo khơng bao giờ chấp nhận phương tiện bạo lực nào.
Cuốn sách Presuppositions of Indian’s Philosophies (tạm dịch: Những
tiền đề của triết học Ấn Độ) của Karl. H. Potter, được chia thành 12 phần chính,
trong đó liên quan đến triết lý nhân sinh, chúng ta có thể thấy được rõ nét thơng
qua các phần như: phần 1: Freedom and its conditions (tạm dịch: Tự do và các
điều kiện); phần 2: Knowing oneself (Tạm dịch: Hiểu về bản thân); phần 3:
Renunciation, the path to freedom (tạm dịch: Sự buông bỏ, Con đường đến tự
do); phần 9: Strong dependence relations (tạm dịch: Những mối quan hệ phụ
thuộc mạnh mẽ) …. Trong phần 1, tác giả đã trình bày về 4 thuộc tính trong
mục tiêu của cuộc sống, tác giả nhấn mạnh đó là: artha, kama, dharma, moksa.
Khi nói về điều kiện cần có để đi đến tự do, tác giả H.Potter cho rằng là con



×