Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo module nhiệt lạnh ứng dụng trong điều trị vật lý trị liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MODULE NHIỆT LẠNH ỨNG DỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Chuyên ngành: VẬT LÝ KỸ THUẬT
Mã số: 8520401

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :

TS. Nguyễn Thế Thường

TS. Mai Hữu Xuân

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

TS. Ngô Thị Minh Hiền

Cán bộ chấm nhận xét 2 :

PGS.TS Huỳnh Quang Linh



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 23
tháng 07 năm 2023
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Lý Anh Tú
2. TS. Phạm Thị Hải Miền
3. TS. Ngô Thị Minh Hiền
4. PGS.TS Huỳnh Quang Linh
5. PGS.TS Phạm Thị Thu Hiền
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM TRẦN THIÊN TÚ
Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1994
Chuyên ngành: VẬT LÝ KỸ THUẬT

MSHV: 2070394
Nơi sinh: Tp. HCM
Mã số: 8520401


I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MODULE NHIỆT
LẠNH Ứ N G D Ụ N G T R O N G Đ I Ề U T R Ị V Ậ T L Ý T R Ị L I Ệ U
(Research, design and manufacture cold therapy module using
in physiotherapy)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tiến hành thực hiện tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp với đề tài
▪ Cơ chế tương tác giữa nhiệt lạnh và cơ thể
▪ Các tác nhân nhiệt lạnh được sử dụng trong trị liệu
▪ Các nghiên cứu về đề tài liên quan trong và ngồi nước
2. Xây dựng mơ hình mơ phỏng q trình truyền nhiệt qua da
3. Nghiên cứu, thiết kế xây dựng module nhiệt lạnh có phạm vi nhiệt độ thay đổi
được trong khoảng 5 – 20oC và có thể kiểm sốt được mức nhiệt độ trong suốt thời
gian điều trị.
4. Đánh giá, so sánh kết quả mô phỏng, thực nghiệm của thiết bị và các nghiên cứu đã
được công bố, hướng phát triển của đề tài.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2023
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/06/2023
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thế Thường – TS. Mai Hữu Xuân

Tp. HCM, ngày . . . . tháng ....... năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Thế Thường

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Mai Hữu Xuân

TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


i


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khố cao học và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ hướng dẫn về chuyên môn cũng như sự hỗ trợ về mọi mặt của các thầy cô, các
anh chị đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là từ phía gia đình. Từ đáy lịng mình, tơi xin bày
tỏ lịng kính trọng sâu sắc và lời cám ơn chân thành đối với:
• TS Nguyễn Thế Thường, PGS. TS Huỳnh Quang Linh, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cố vấn về các vấn đề
chun mơn cũng như hồn thiện nội dung, hình thức của luận văn này.
• TS Mai Hữu Xuân, người đã tận tình hỗ trợ, động viên trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm.
• Các các bộ, viên chức, quân nhân tại Viện Vật Lý Y Sinh Học, nơi đã tạo điều
kiện và hỗ trợ cho tôi tiến hành thực nghiệm, nghiên cứu, phát triển và xây dựng
module nhiệt lạnh – là một phần của luận văn này.
• Nhà trường và quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và hồn thành khố học.
• Tập thể các anh chị em học viên cao học Vật lý Kỹ thuật khóa 2020, 2021 đã cùng
chia sẻ những khó khăn và nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong thời gian qua.
• Cha mẹ, anh chị em và bạn bè đã giúp đỡ và là nguồn động viên tinh thần rất lớn
đối với tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

ii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo module nhiệt lạnh ứ n g d ụ n g t r o n g đ i ề u t r ị v ậ t
lý trị liệu
Luận văn tập trung vào nhiệt lạnh trị liệu, một phương pháp rộng rãi được sử dụng trong
y học thể thao và vật lý trị liệu để điều trị chấn thương cấp tính và giảm đau. Áp dụng nhiệt
độ thấp có tác dụng giảm nhiệt độ trên da, góp phần giảm viêm, sưng và đau trong vùng bị
tổn thương. Phương pháp này có thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau, trong
đó, thiết bị nhiệt lạnh liên tục có kiểm sốt nhiệt độ đang được ưa chuộng, đặc biệt là khi điều
trị các khớp lớn. Các thiết bị này hoạt động bằng cách bơm tuần hoàn nước lạnh vào tấm làm
lạnh quấn quanh các chi của bệnh nhân.
Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển một thiết bị nhiệt lạnh trị liệu mới có khả năng
điều chỉnh nhiệt độ thấp trên da để đạt hiệu quả điều trị. Phương pháp mới này sử dụng một
máy nén lạnh kết hợp với một nguồn nước lạnh từ xa để tuần hoàn qua tấm áp làm mát đàn
hồi đặt tại vị trí cần điều trị. Kết quả cho thấy thiết bị này có khả năng kiểm soát nhiệt độ từ
20oC đến 5oC với mức dao động ± 0,4oC tại tấm làm lạnh. Nghiên cứu đã thử nghiệm trên
32 tình nguyện viên và cho thấy nhiệt độ da vùng đầu gối có thể giảm xuống đến 15,1oC ±
1,7oC (95% CI, 18,6 oC-11,1oC) sau 30 phút quấn tấm làm lạnh 10oC. Kết quả thử nghiệm
trên bề mặt da cũng khớp với kết quả thử nghiệm mô phỏng, chứng tỏ thiết bị này có khả
năng trở thành một thiết bị y tế vật lý trị liệu hiệu quả, dễ sử dụng và có khả năng kiểm sốt
nhiệt độ chính xác trên da người, mang lại lợi ích trong việc điều trị.

iii


ABSTRACT
Research, design and manufacture cold therapy module using in physiotherapy
Cryotherapy, a commonly utilized method in sports medicine and physical therapy, is employed
for the treatment of acute injuries and pain management. By applying cold temperatures, the
skin surface temperature decreases, resulting in several physiological effects on the body. These
effects include the reduction of inflammation, swelling, and pain in the affected area.

Cryotherapy can be administered through different techniques, but the use of controlled
continuous cold devices is widespread in cryotherapy treatment due to their ability to precisely
regulate temperature, particularly when treating large joints. These devices operate by
circulating cold water into a cooling pad wrapped around the patient's limbs.
The objective of this study is to develop an adjustable cryotherapy device that effectively
regulates low skin temperature for physical therapy treatment. This will be achieved by
combining a refrigerant compressor with a remote source of chilled water that circulates
through a flexible cooling pad placed on the targeted treatment area. The results demonstrate
that this device can maintain temperature control ranging from 20°C to 5°C with a minimal
fluctuation of ± 0.4°C at the cooling pad. A trial conducted on 32 volunteers revealed that, after
30 minutes of applying a cooling plate at 10°C, the skin temperature in the knee region
decreased to an average of 15.1°C ± 1.7°C (95% CI, 18.6-11.1°C). The experimental
cryotherapy results on the skin surface align with the findings from simulation tests, indicating
that this device can be fully developed into a medical instrument capable of providing precise
and continuous temperature control on the human skin. Such a device would be user-friendly
and offer significant therapeutic benefits in the field of physical therapy.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Thế Thường và TS. Mai Hữu Xuân. Các kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, chính xác và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Những dữ liệu trong các bảng biểu và hình ảnh sử dụng phục vụ cho việc giải thích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

v


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

MỤC LỤC
Nội dung ............................................................................................................................Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .......................................................................................... x
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA
LUẬN VĂN ............................................................................................................................................ 1
1.1.Bối cảnh hình thành đề tài ................................................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu và định hướng .................................................................................................................... 2
1.3.Nhiệm vụ chính của đề tài ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 4
2.1.Cơ chế tương tác giữa nhiệt lạnh và cơ thể ....................................................................................... 4
a)Giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh ...................................................................................................... 7
b)Tăng ngưỡng đau ................................................................................................................................. 8
c)Gia tăng sức mạnh cơ .......................................................................................................................... 8
d)Giảm sự co cứng cơ ............................................................................................................................. 9
e)Tạo thuận lợi cho sự co cơ ................................................................................................................. 10
f)Giảm tốc độ chuyển hóa ..................................................................................................................... 10
2.2.Ứng dụng của tác nhân nhiệt lạnh trong điều trị ............................................................................. 10

2.2.1 Kiểm soát viêm ............................................................................................................................ 10
2.2.2 Kiểm soát phù nề ......................................................................................................................... 12
2.2.3 Kiểm soát đau .............................................................................................................................. 13
2.2.4 Điều chỉnh tình trạng co cứng cơ ................................................................................................. 13
2.2.5 Chống chỉ định và thận trọng khi dùng nhiệt lạnh ....................................................................... 14
2.3. Các phương thức áp dụng nhiệt lạnh trị liệu .................................................................................. 15
2.4. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về liệu pháp nhiệt lạnh ............................................. 21
CHƯƠNG III: MÔ PHỎNG SỰ TRUYỀN NHIỆT QUA DA NGƯỜI, BẰNG PHẦN MỀM COMSOL
MULTIPHYSICS .................................................................................................................................25
3.1.Mơ hình mơ phỏng sự truyền nhiệt qua da người ........................................................................... 25
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MODULE NHIỆT LẠNH VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT,
ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ ......................................................................................................................... 32
4.1.Thiết kế, chế tạo module nhiệt lạnh ................................................................................................ 32
4.2.Thử nghiệm, đánh giá hoạt động thiết bị ........................................................................................ 36
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ KHẢ NĂNG GIẢM NHIỆT ĐỘ THEO THỜI
GIAN TRÊN BỀ DA CỦA THIẾT BỊ ................................................................................................. 38
5.1.Mô tả cách thức khảo sát ................................................................................................................ 38
5.2.Kết quả thực tế ................................................................................................................................ 40
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 42

vi


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ......................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 51
TÓM TẮT LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................... 56
Q TRÌNH ĐÀO TẠO ..................................................................................................................... 56

vii


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACL
CIVD
TKR
TEC
SD

Giải thích
Anterior Cruciate Ligament – Dây chằng chéo trước
Cold induced vasodilation – Hiện tượng giãn mạch do nhiệt lạnh
Total knee replacement – Phẫu thuật thay hoàn toàn khớp gối
Thermoelectric cooling module – Nhiệt lạnh trị liệu
Standard deviation – Độ lệch chuẩn

viii

2023



PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu

Trang

Bảng 3.1. Thông số nhiệt vật lý cho mô hình mơ da 3 lớp [38] ............................................................................ 25
Bảng 5.1. Nhiệt độ của bề mặt da theo thời gian ................................................................................................... 41

ix


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình vẽ và Đồ thị

Trang

Hình 2.1. Cơ chế gây giảm lưu lượng máu do nhiệt lạnh[6]. ...................................................................... 4

Hình 2.2. Phản ứng Hunting. Hiện tượng giãn mạch do lạnh xảy ra khi ngâm ngón tay vào nước đá lạnh,
được đo qua sự thay đổi nhiệt độ của ngón tay [9]. ..................................................................................... 6
Hình 2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đường cong phân ly oxy-hemoglobin [11] ..................................... 6
Hình 2.4. Quá trình lan truyền điện thế hoạt động của sợi thần kinh có bao myelin [6]. ............................ 7
Hình 2.5. Chu kỳ đau – co thắt – đau [6]. .................................................................................................... 8
Hình 2.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sức mạnh co cơ [6]. ........................................................................ 9
Hình 2.7. Túi chườm lạnh (Courtesy Chattanooga/DJO, Vista, CA) ........................................................ 16
Hình 2.8. Matxa đá (Injury & Icing Effectively (physis.uk.com)) ............................................................ 18
Hình 2.9. Thiết bị điều khiển áp lực kết hợp nhiệt lạnh (Courtesy Aircast, Vista, CA. ; Courtesy Game
Ready, Inc., Concord, CA.) ....................................................................................................................... 20
Hình 2.10. Chai xịt lạnh (Courtesy Gebauer Company, Cleveland, OH.) ................................................. 21
Hình 2.11. Quá trình xảy ra tổn thương cấu trúc mơ và giai đoạn điều trị bằng nhiệt lạnh....................... 22
Hình 3. 1. Mơ hình 3D da người ................................................................................................................ 26
Hình 3. 2. Sơ đồ khối quy trình mơ phỏng bằng COMSOL ..................................................................... 27
Hình 3. 3. Chọn hệ vật lý với module có sẵn Bioheat Transfer ................................................................. 27
Hình 3. 4. Thiết kế hình học mơ hình mơ da người ................................................................................... 28
Hình 3. 5. Nhập đặc tính từng lớp vật liệu................................................................................................. 28
Hình 3. 6. Cài đặt thời gian mô phỏng và các thông số hiển thị kết quả ................................................... 29
Hình 3. 7. Kết quả mơ phỏng nhiệt độ mơ da từ biểu bì đến hạ bì ở các khoảng thời gian khác nhau (5,
10, 15 và 30 phút tương ứng lần lượt với các a,b,c và d) với tấm làm mát ở nhiệt độ bề mặt 10°C. ........ 30
Hình 3. 8. Nhiệt độ của ba lớp da trong quá trình áp lạnh với nhiệt độ bề mặt tấm làm mát 10°C trong 30
phút ............................................................................................................................................................ 31
Hình 3. 9. Biểu đồ mặt cắt Contour theo trục (XZ) sự truyền nhiệt từ bề mặt da từ biểu bì đến hạ bì sau
30 phút làm mát ......................................................................................................................................... 31
Hình 4. 1. Sơ đồ khối của thiết bị nhiệt lạnh ............................................................................................. 32
Hình 4. 2. Hình ảnh thực tế bên trong thiết bị nhiệt lạnh .......................................................................... 33
Hình 4. 3. Sơ đồ mạch điều khiển.............................................................................................................. 34
Hình 4. 4. Sơ đồ mạch hiển thị .................................................................................................................. 35
Hình 4. 5. Nhiệt độ của thiết bị - Device temperature (đường màu đỏ) và tấm nhiệt lạnh – Cooling pad
temperature (đường màu xanh) theo thời gian........................................................................................... 36

Hình 5. 1. Khớp gối của tình nguyện viên được quấn bằng một miếng đàn hồi làm mát trong ............... 39
Hình 5.2. Nhiệt độ bề mặt da trung bình (với các thanh độ lệch chuẩn) tại thời điểm ban đầu và sau 5,
10, 15, 20, 25 và 30 phút áp dụng lạnh ở 10 oC. ........................................................................................ 40

x


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ
NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
1.1.

Bối cảnh hình thành đề tài

Ngày nay việc vận động, tập thể dục thể thao ngày càng được mọi người chú trọng vì rất
nhiều những lợi ích mang lại. Bên cạnh những đơn vị có các mơi trường đặc thù với tần xuất
thường xuyên phải tham gia các bài tập thể lực, huấn luyện cường độ cao, đòi hỏi sức mạnh,
sức bền cao như các vận động viên thể thao, các đơn vị quân đội mà ngay những người dân
bình thường, tần suất hoạt động thể dục thể thao cũng ghi nhận có sự cải thiện đáng kể trong
thời gian gần đây. Do đó, nguy cơ xảy ra các chấn thương là điều khó tránh khỏi. Đây là những
chấn thương xảy ra đột ngột và liên quan tới những tổn thương như gãy, nứt xương, rách cơ
hay bầm tím. Những chấn thương này có thể xảy ra khi ngã hay va chạm mạnh với các chướng
ngại vật. Các dạng chấn thương cấp tính điển hình gồm có:
+ Chấn thương cơ hoặc gân, làm cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách: Chấn thương này
dễ gặp thấy ở đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Người bị sẽ cảm

giác đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.
+ Chấn thương dây chằng - thường gọi là “bong gân” - tại vùng mô nối hai hoặc nhiều
xương tại một khớp. Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Sự tổn
thương này thường gặp phải khi thực hiện động tác quá sức và ảnh hưởng đến vùng xương
khớp. Trong đó, cổ chân là vùng nhạy cảm và dễ xảy ra hiện tượng bong gân làm ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe và khả năng tập luyện.
+ Bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay
vào trong làm rách dây chằng phía ngồi mắt cá hoặc làm căng q mức.
+ Chấn thương khớp vai: khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất
dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai xuất hiện nhiều trong các chấn thương do tập luyện.
Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lặp đi lặp lại các động tác ném và đẩy.
1


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

+ Chấn thương đầu gối với ba loại thường gặp như sau:
o Rách dây chằng chéo trước, là dây chằng giữ cho khớp gối được ổn định. Trong
tập luyện khi đặt chân xuống mặt đất sai tư thế, dừng lại đột ngột hay đổi hướng
quá nhanh có thể khiến dây chằng chéo trước bị rách. Tổn thương dẫn tới việc
sưng đau, hạn chế nghiêm trọng quá trình vận động.
o Rách dây chằng bên trong khớp gối, là dây chằng liên kết xương đùi và xương
chày. Chấn thương ở đây thường xảy ra trong trường hợp gối bị đẩy quá sang một
bên khi di chuyển hoặc khi đầu gối bị va chạm. Chấn thương sẽ gây đau nhức,
sưng và mất ổn định khớp gối.
Những chấn thương cấp tính nếu khơng được điều trị kịp thời sẽ khiến cho tình trạng

trầm trọng thêm, bệnh nhân lâu phục hồi hơn. Vật lý trị liệu là một phương pháp được sử dụng
phổ biến để điều trị tình trạng này, do tính hiệu quả, an tồn, sử dụng các tác nhân vật lý có
bản chất tự nhiên, khơng gây hiệu ứng phụ như dùng thuốc. Tác nhân vật lý thường được các
bác sỹ sử dụng là nhiệt lạnh.
Liệu pháp nhiệt lạnh trị liệu, hay còn được gọi là liệu pháp áp lạnh là một kỹ thuật thường
được sử dụng trong y học thể thao và vật lý trị liệu để điều trị chấn thương cấp tính và kiểm
sốt cơn đau[1-4]. Việc áp dụng nhiệt độ lạnh nhằm mục đích giảm nhiệt độ bề mặt da, có thể
gây ra một số tác động sinh lý đối với cơ thể, bao gồm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, lưu
lượng máu cục bộ và tốc độ trao đổi chất của tế bào. Những tác dụng này lần lượt làm giảm
quá trình viêm, sưng và giúp giảm đau tạm thời ở vùng bị tổn thương.
Rõ ràng có một nhu cầu cần thiết về việc nghiên cứu, phát triển xây dựng thiết bị nhiệt
lạnh có phạm vi nhiệt độ thay đổi được trong khoảng 5 – 20oC và có thể kiểm sốt được mức
nhiệt độ trong suốt thời gian điều trị, đáp ứng cơ chế tương tác sinh học của tác nhân nhiệt
lạnh đối với mô sống, và dựa trên cơ sở thực tế điều trị bằng nhiệt lạnh trong nước và trên thế
giới. Đó chính là bối cảnh hình thành đề tài của luận văn thạc sĩ này.
1.2.

Mục tiêu và định hướng
2


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

Mục đích của nghiên cứu này là phát triển một thiết bị trị liệu áp lạnh tạo điều kiện thuận
lợi cho việc điều chỉnh nhiệt độ da thấp để điều trị vật lý trị liệu hiệu quả. Thiết bị sẽ cung cấp
khả năng kiểm sốt nhiệt độ chính xác và liên tục, có phạm vi nhiệt độ thay đổi được trong

khoảng 5 – 20oC và có thể kiểm sốt được mức nhiệt độ trong suốt thời gian điều trị đảm bảo
dễ sử dụng và mang lại lợi ích điều trị tối đa.
1.3.

Nhiệm vụ chính của đề tài

Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, đề tài cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
• Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài
o Cơ chế tương tác giữa nhiệt lạnh và cơ thể sống
o Các phương thức áp dụng nhiệt lạnh
o Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phương pháp điều trị nhiệt lạnh.
• Tiến hành mơ phỏng q trình tương tác của nhiệt lạnh đối với cơ thể dựa trên phương
trình nhiệt sinh học và phần mềm mơ phỏng.
• Tiến hành so sánh kết quả mơ phỏng.
• Đưa ra kết luận, đánh giá.

3


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Cơ chế tương tác giữa nhiệt lạnh và cơ thể
2.1.1 Hiệu ứng động học của dòng máu
Tác dụng của nhiệt lạnh lên dòng máu diễn ra theo hai giai đoạn: đầu tiên là giảm lưu

lượng dịng máu, sau đó là tăng lưu lượng máu.
• Giai đoạn giảm lưu lượng dịng máu
Thơng thường, khi tác dụng vật lạnh lên da, nó làm co các mạch máu lại ngay lập tức, và
do đó, làm giảm lưu lượng máu. Sự co mạch diễn ra khi thời gian tác dụng nhiệt lạnh ít hơn
15 – 20 phút [5]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tác dụng nhiệt lạnh trong 20 phút, trong đó
luân phiên hai lần với thời gian 10 phút tác dụng và 10 phút nghỉ sẽ làm giảm lưu lượng máu
nhiều hơn đáng kể so với việc chỉ sử dụng nhiệt lạnh trong 20 phút. Sự co mạch và giảm lưu
lượng máu được quan sát thấy rõ rệt nhất tại khu vực tác dụng, vì nhiệt độ vùng đó bị giảm
lớn nhất. Tác nhân nhiệt lạnh gây co mạch theo cả cơ chế trực tiếp và gián tiếp được miêu tả
cụ thể qua Hình 2.1 [6].

Hình 2.1. Cơ chế gây giảm lưu lượng máu do nhiệt lạnh[6].
4


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

Tác nhân nhiệt lạnh kích thích trực tiếp các thụ thể trên da làm cho các cơ trơn ở thành
mạch máu co lại. Mô bị làm lạnh cũng giảm việc sản sinh và giải phóng các chất trung gian
gây giãn mạch như histamine và prostaglandins, đồng thời, cũng gây ra phản xạ kích hoạt các
thụ thể thần kinh giao cảm, dẫn đến co mạch máu tại vùng da được kích thích và các vùng lân
cận [7]. Nhiệt lạnh cịn làm giảm tuần hồn do việc tăng độ nhớt của máu, dẫn đến tăng trở
kháng của dòng chảy.
Việc giảm lưu lượng máu để đáp ứng với sự giảm nhiệt độ của mô được cho là để bảo
vệ các khu vực khác khỏi hiện tượng giảm nhiệt độ quá mức và ổn định thân nhiệt cơ thể [8].
Càng ít máu chảy qua khu vực được làm lạnh thì lượng máu được làm lạnh càng ít, do đó, ít

ảnh hưởng đến các vùng khác trong hệ tuần hồn. Giảm lưu thơng máu cũng làm giảm nhiệt
độ tại vùng điều trị do dịng máu ấm ít đi qua, và các vùng khác của cơ thể ít bị giảm nhiệt độ
hơn do ít máu lạnh chảy tới [6].
• Giai đoạn tăng lưu lượng máu
Đáp ứng co mạch ngay lập tức khi sử dụng tác nhân lạnh là hiện tượng phù hợp và được
báo cáo trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, khi sử dụng tác nhân nhiệt lạnh trong thời gian dài,
hay khi nhiệt độ của mô giảm xuống dưới 10oC, có thể xảy ra hiện tượng giãn mạch. Hiện
tượng này được gọi là cold – induced vasodilation (CIVD) và được báo cáo lần đầu tiên bởi
Lewis vào năm 1930 [9]. Ơng báo cáo rằng khi ngón tay của một người được ngâm trong bình
nước đá, nhiệt độ của họ ban đầu giảm, nhưng sau 15 phút, nhiệt độ lại tăng giảm theo chu kỳ
(Hình 2.2), chu kỳ tăng giảm nhiệt độ này tương ứng với chu kỳ giãm mạch và co mạch, gọi
là phản ứng Hunting. Phản ứng này được đề xuất là do đáp ứng của sợi trục phản xạ để phản
ứng lại với cơn đau do lạnh kéo dài hay khi nhiệt độ xuống thấp, hay được gây ra bởi sự ức
chế quá trình co của các cơ trơn thành mạch máu. Việc duy trì hiện tượng giãn mạch không
theo chu kỳ cũng được quan sát thấy khi làm lạnh cẳng tay tại nhiệt độ 1oC trong 15 phút [10].
Hiện tượng giãn mạch hầu hết xảy ra với các chi xa như ngón tay hay ngón chân, với quá
trình điều trị kéo dài 15 phút ở nhiệt độ dưới 1oC. Mặc dù hiện tượng giãn mạch là ít, nhưng
5


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

trong lâm sàng cần tránh xảy ra hiện tượng này, do đó, nhiệt lạnh thường được sử dụng trong
lâm sàng dưới 15 phút, đặc biệt khi điều trị các chi [6].

Hình 2.2. Phản ứng Hunting. Hiện tượng giãn mạch do lạnh xảy ra khi ngâm ngón tay vào

nước đá lạnh, được đo qua sự thay đổi nhiệt độ của ngón tay [9].

Hình 2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đường cong phân ly oxy-hemoglobin [11]
Mặc dù sự gia tăng vết đỏ của da có thể do CIVD, nhưng hiện tượng này chủ yếu là kết
quả của việc tăng nồng độ oxyhemoglobin trong máu do sự suy giảm quá trình phân ly oxy –
hemoglobin dưới tác dụng của nhiệt độ thấp [12]. Do sự suy giảm quá trình phân ly oxy –
hemoglobin là cho các mơ nhận được ít oxy hơn, nên hiện tượng giãn mạch do nhiệt lạnh
6


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

không được coi là phương pháp hiệu quả trong việc cung cấp oxy tới cho mô [6].
2.1.2

Hiệu ứng thần kinh cơ

a) Giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh
Khi nhiệt độ trên dây thần kinh giảm, vận tốc dẫn truyền suy giảm tỷ lệ thuận với sự thay
đổi mức nhiệt độ và thời gian. Sự suy giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh đã được ghi nhận khi
áp dụng tác nhân nhiệt lạnh bề mặt trong thời gian 5 phút hoặc lâu hơn [13]. Khi sử dụng tác
nhân nhiệt lạnh trong 20 phút, thì thời gian để phục hồi lại tốc độ dẫn truyền thần kinh cần
trên 30 phút [14].
Nhiệt lạnh có thể làm giảm tốc độ dẫn truyền của cả sợi thần kinh cảm giác và vận động.
Nó có tác dụng mạnh nhất lên sự dẫn truyền của các sợi nhỏ có bao myelin, ít tác dụng nhất
đối với các sợi khơng có bao myelin và lớn [14]. Sợi delta là sợi có đường kính nhỏ, có bao

myelin và dẫn truyền tín hiệu đau, có sự suy giảm mạnh nhất về vận tốc dẫn truyền. Việc chặn
tín hiệu dẫn truyền thần kinh cũng xảy ra khi dùng đá áp lên bề mặt các nhánh thần kinh chính,
như dây thần kinh mác chung nằm phía bên đầu gối [15].

Hình 2.4. Quá trình lan truyền điện thế hoạt động của sợi thần kinh có bao myelin [6].
7


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

b) Tăng ngưỡng đau
Áp dụng nhiệt lạnh giúp tăng ngưỡng đau và giảm cảm giác đau. Cơ chế được đề xuất
cho những hiệu ứng này là kích thích giảm đau qua cơ chế cổng kiểm soát, giảm co cứng cơ,
giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác, giảm phù nề [16]. Kích thích các thụ thể lạnh ở da
sẽ tạo ra tín hiệu cảm giác đầu vào để chặn các tín hiệu đau một phần hay hoàn toàn từ tủy
sống truyền lên não, giúp tăng ngưỡng đau và giảm cảm giác đau [17].
Cơ chế cổng kiểm soát cũng giúp giảm co cứng cơ bằng cách làm gián đoạn chu kỳ đau
– co thắt cơ – đau. Điều trị nhiệt lạnh làm giảm cơn đau liên quan đến chấn thương cấp tính
bằng cách làm giảm tốc độ lưu thông máu cục bộ, giảm tốc độ các phản ứng hóa học liên quan
đến q trình viêm cấp tính, do đó, giảm sự hình thành phù nề sau chấn thương. Giảm phù nề
cũng giúp giảm đau do chèn ép lên dây thần kinh hay cấu trúc nhạy cảm với áp lực [18].

Hình 2.5. Chu kỳ đau – co thắt – đau [6].
c) Gia tăng sức mạnh cơ
8



PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

Tùy thuộc vào thời gian điều trị và thời điểm đo lường, nhiệt lạnh có thể làm tăng hoặc
giảm sức mạnh cơ. Sức mạnh co cơ đẳng trường được xác định là tăng sau khi điều trị ít hơn
5 phút, nhưng thời gian kéo dài tác dụng này vẫn chưa được ghi nhận [19]. Cơ chế được đề
xuất cho đáp ứng này đối với việc điều trị nhiệt lạnh trong thời gian ngắn bao gồm việc tạo
thuận lợi cho sự kích thích thần kinh vận động và tăng động lực về tâm lý để thực hiện. Ngược
lại, sau khi điều trị nhiệt lạnh trên 30 phút, sức mạnh co cơ đẳng trường ban đầu giảm, và tăng
lên sau đó khoảng 1 giờ [20]. Cơ chế đề xuất cho việc giảm sức mạnh sau khi điều trị nhiệt
lạnh trong thời gian dài là do giảm lưu lượng của dòng máu, làm chậm tốc độ dẫn truyền thần
kinh, tăng độ nhớt của cơ, tăng độ cứng của khớp và các mơ mềm.

Hình 2.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sức mạnh co cơ [6].
d) Giảm sự co cứng cơ
Khi được điều trị phù hợp, nhiệt lạnh có thể làm giảm sự co cứng cơ tạm thời. Hai cơ
chế được đề xuất hoạt động nối tiếp nhau đó là, giảm hoạt động của tế bào thần kinh vận động
gamma, và sau đó, giảm hoạt động của các thoi cơ dẫn truyền hướng tâm, và hoạt động của
cơ quan gân Golgi. Hiện tượng giảm biên độ của gân phản xạ Achilles và tín hiệu cơ đồ
(Electromyography - EMG) được quan sát thấy sau vài giây tác dụng nhiệt lạnh. Những thay
đổi này được cho là liên quan đến việc giảm hoạt động của các tế bào thần kinh vận động
gamma do đáp ứng kích thích các thụ thể lạnh trên bề mặt da [21, 22].
9


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

Khi thời gian tác dụng lạnh kéo dài, khoảng từ 10 – 30 phút, sự suy giảm tạm thời chứng
co cứng cơ, giảm phản xạ của gân Achilles, và giảm trơ kháng đối với chuyển động thụ động
cũng đã được quan sát thấy ở một số bệnh nhân bị chứng co cứng. Những thay đổi này này là
do sự suy giảm điện thế hoạt động từ thoi cơ và cơ quan gân Golgi do nhiệt độ cơ thể giảm
[23]. Hiệu quả của đáp ứng này thường kéo dài trong khoảng 1 – 1,5 giờ, và do đó, có thể tận
dụng điều trị bằng áp lạnh cho các khu vực bị trương lực cơ trong 30 phút trước khi thực hiện
các biện pháp can thiệp khác [6].
e) Tạo thuận lợi cho sự co cơ
Kích thích lạnh trong thời gian ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào thần kinh vận
động alpha tạo ra sự co cơ trong các cơ bị liệt mềm do sự rối loạn chức năng thần kinh vận
động [21]. Hiệu ứng này được quan sát thấy trong vài giây sau khi làm lạnh và kéo dài trong
một thời gian ngắn. Với thời gian làm lạnh tăng lên khoảng vài phút, sự suy giảm hoạt động
của sợi thần kinh gamma làm giảm lực co cơ. Tác dụng này đôi khi được sử dụng trong lâm
sàng khi cố gắng tạo ra mẫu vận động phù hợp ở bệnh nhân bị tổn thương thần kinh vận động
[6]
f) Giảm tốc độ chuyển hóa
Nhiệt lạnh làm giảm tốc độ của tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm cả
q trình viêm và phục hồi. Do đó, nó có thể được sử dụng để kiểm sốt viêm cấp tính, nhưng
khơng được khuyến khích dùng điều trị vết thương lâu lành do kìm hãm quá trình phục hồi.
Hoạt động của các enzym phân hủy sụn gồm coliagenase, elastase, hyaluronidase, và protease
bị ức chế do sự giảm nhiệt độ ở khớp, gần như ngừng hoạt động khi nhiệt độ khớp giảm xuống
còn 30oC [24, 25]. Do đó, liệu pháp nhiệt lạnh được khuyến cáo là phương pháp điều trị để
ngăn ngừa hoặc giảm sự phá hủy collagen trong các bệnh viêm khớp như viêm xương khớp,
viêm xương khớp dạng thấp [6].
2.2 Ứng dụng của tác nhân nhiệt lạnh trong điều trị

2.2.1

Kiểm soát viêm
10


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

Nhiệt lạnh dùng để kiểm sốt tình trạng viêm cấp tính và thúc đẩy nhanh quá trình phục
hồi sau chấn thương [26]. Giảm nhiệt độ của mô làm chậm lại tốc độ của các phản ứng hóa
học xảy ra trong các chứng viêm cấp tính, và do đó làm giảm nhiệt độ, ban đỏ, phù nề, đau.
Nhiệt lạnh trực tiếp làm giảm nhiệt độ gây ra do viêm. Sự giảm lưu lượng máu gây ra bởi sự
co mạch và tăng độ nhớt của máu, và sự suy giảm tính thấm của mao mạch làm giảm sự di
chuyển của chất lỏng từ mao mạch đến các mơ lân cận, và do đó, kiểm sốt sự mất máu và các
chất dịch lỏng sau khi bị chấn thương cấp tính. Hiệu ứng này làm giảm ban đỏ và phù nề liên
quan đến viêm. Nhiệt lạnh kiểm soát cơn đau bằng cách giảm hoạt động của các sợi A-delta
và bởi cơ chế cổng kiểm soát ở tủy sống. Kiểm soát phù nề và đau cũng hạn chế sự suy giảm
chức năng của mô [6].
Nhiệt lạnh được khuyến cáo sử dụng ngay sau chấn thương và trong giai đoạn viêm cấp
tính. Điều trị ngay lập tức giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề, do đó, điều trị càng sớm thì
hiệu quả càng rõ rệt [27]. Trên lâm sàng, nhiệt độ da cục bộ có thể được dùng để ước lượng
giai đoạn lành vết thương và do đó liên quan đến chỉ định của phương pháp nhiệt lạnh. Nếu
nhiệt độ của vùng mơ tăng cao, vùng đó có thể bị viêm và dùng nhiệt lạnh là có lợi. Khi nhiệt
độ cục bộ trở về giá trị bình thường, tình trạng viêm cấp tính đã được giải quyết và ngưng điều
trị nhiệt lạnh. Tình trạng viêm cấp tính thường hết sau 48 – 72 giờ bị chấn thương, nhưng cũng
có thể lâu hơn đối với các chấn thương nặng, các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp

hay chấn thương mãn tính tái phát. Nếu nhiệt độ của vùng mơ vẫn tăng cao hơn sơ với tình
trạng bệnh, nên xem xét khả năng bị nhiễm trùng và gửi tới bác sỹ để đánh giá thêm. Nhiệt
lạnh nên ngưng sử dụng khi tình trạng viêm cấp tính đã được giải quyết để tránh làm chậm lại
các phản ứng hóa học hay làm suy giảm hệ tuần hoàn trong giai đoạn sau của quá trình làm
lành vết thương [6].
Sử dụng nhiệt lạnh trong điều trị dự phòng sau khi tập luyện đã chứng minh làm giảm
mức độ nghiêm trọng của chứng đau nhức cơ khởi phát muộn (Delayed Onset Muscle Soreness
- DOMS) [28]. DOMS được cho là kết quả của quá trình viêm do những tổn thương của mơ
và mơ liên kết do tập luyện. Trên lâm sàng, nhiệt lạnh được sử dụng trong điều trị dự phòng
11


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

sau khi vận động mạnh các khớp hay mô mềm, hay sau khi vận động nhẹ ở vùng có viêm trước
đó, có thể làm giảm đau nhức một cách hiệu quả [29].
Mặc dù nhiệt lạnh giúp kiểm soát viêm và các dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến nó,
nguyên nhân gây viêm cũng cần được giải quyết để ngăn ngừa tái phát. Ví dụ, nếu tình trạng
viêm gây ra do quá tải ở gân, việc vận động ở gân cũng cần thay đổi để tránh tái phát các triệu
chứng.
Khi nhiệt lạnh được sử dụng với mục đích kiểm sốt viêm, thời gian điều trị thường được
giới hạn trong 15 phút hoặc ít hơn, lý do là nếu điều trị lâu sẽ gây giãn mạch và tăng tuần hồn
[6].
2.2.2

Kiểm sốt phù nề


Nhiệt lạnh được sử dụng để kiểm sốt sự hình thành phù nề, đặc biệt khi có liên quan
đến viêm cấp tính. Ở tình trạng viêm cấp tính, phù nề được tạo ra do sự tràn dịch vào các
khoang kẽ gây ra bởi sự gia tăng áp lực chất lỏng nội mạch và tính thấm thành mạch. Nhiệt
lạnh làm giảm áp lực chất lỏng bên trong mạch máu bằng cách giảm lưu lượng máu do co
mạch và tăng độ nhớt của máu. Nhiệt lạnh cũng kiểm sốt sự gia tăng tính thấm của mao mạch
bằng cách giảm sự giải phóng các chất vận mạch, như histamine. Để giảm sự hình thành phù
nề, nhiệt lạnh cần được sử dụng sớm nhất có thể sau bị bị chấn thương cấp tính. Sự hình thành
phù nề liên quan đến viêm được kiểm soát hiệu quả nhất nếu dùng nhiệt lạnh kết hợp với nén
ép [30]. Việc nén ép dễ dàng thực hiện cùng miếng vải quấn đàn hồi, và độ cao của vùng nén
ép phải cao hơn tim [31]. Việc nén ép và đưa lên cao làm giảm phù nề bằng cách điều khiển
dòng chất lỏng bên ngoài mạch máu đi ra khỏi khu vực bị tổn thương vào khu vực tĩnh mạch
và hệ thống bạch huyết. Việc điều trị kết hợp giữa nghỉ ngơi, chườm đá, nén ép và nâng lên
cao được viết tắt là RICE - Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và
Elevation (kê cao vị trí chấn thương) [6].
Liệu áp nhiệt lạnh khơng hiệu quả trong việc kiểm sốt sự hình thành phù nề gây nên bởi
tình trạng nằm tại chỗ lâu ngày và tuần hoàn kém. Trong những trường hợp như vậy, việc tăng
12


PHẠM TRẦN THIÊN TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

2023

lưu thông tĩnh mạch hoặc tuần hoàn bạch huyết là cần thiết để đưa chất lỏng ra khỏi khu vực
bị ảnh hưởng. Điều này được thực hiện hiệu quả nhất với sự kết hợp nén ép, nâng lên cao,
nhiệt nóng, luyện tập và matxa [32].
2.2.3


Kiểm sốt đau

Nhiệt lạnh có thể trực tiếp hay gián tiếp giúp giảm cảm giác đau. Nhiệt lạnh đóng cơng
đau một cách nhanh chóng và trực tiếp do kích hoạt các thụ thể nhiệt trên da. Tác dụng giảm
đau tức thời của nhiệt lạnh được sử dụng dưới dạng xịt hơi nước hay matxa bằng đá để làm
mát da trước khi thực hiện kéo giãn các cơ nằm phía bên dưới da. Việc giảm cảm giác đau cho
phép kéo giãn cơ với lực mạnh hơn, và do đó, hiệu quả tốt hơn.
Điều trị bằng nhiệt lạnh trong khoảng 10 – 15 phút hoặc lâu hơn giúp kiểm soát đau trong
khoảng 1 giờ hoặc hơn. Hiệu quả trong thời gian dài này được cho là kết quả của việc ngăn
chặn sự dẫn truyền của các sợi thần kinh A-delta và cơ chế cổng kiểm sốt do kích thích các
thụ thể nhiệt trên da, và do nhiệt độ của vùng tác động vẫn thấp hơn xung quanh trong khoảng
1 – 2 giờ sau khi dừng điều trị [14]. Quá trình lầm ấm của vùng này bị chậm lại do mạch máu
bị co lại nên hạn chế máu lưu thông qua đây, và lớp mỡ dưới da cũng trở thành bộ phận cách
nhiệt, làm chậm quá trình truyền nhiệt bằng phương pháp dẫn truyền.
Giảm đau do nhiệt lạnh còn do kết quả của việc ngắt chu kỳ đau – co cứng – đau, dẫn
đến giảm co cứng cơ và hiệu quả giảm đau kéo dài ngay cả khi nhiệt độ của vùng điều trị trở
về giá trị bình thường. Nhiệt lạnh cũng làm giảm đau gián tiếp thơng qua hạn chế các tình
trạng viêm hay phù nề [6].
2.2.4

Điều chỉnh tình trạng co cứng cơ

Nhiệt lạnh có thể sử dụng để tạm thời giảm sự co cứng cơ ở bệnh nhân rối loạn chức
năng thần kinh vận động trên. Nếu tác động trong thời gian ngắn, khoảng 5 phút, ngay lập tức
làm giảm các phản xạ gân ở sâu. Nếu tác động dài hơn, khoảng 10 – 30 phút cũng làm giảm
hoặc loại bỏ sự co thắt và giảm kháng trở của cơ khi dùng kéo giãn thụ động [22]. Khi mục
tiêu của việc điều trị là giảm các dấu hiệu của sự co cứng cơ, thời gian điều trị có thể lên tới
13



×