Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hiệu quả nhuộm và khả năng kháng uv của vải tơ tằm với chất màu anthocyanin chiết từ hoa đậu biếc (clitoria ternatea) có hỗ trợ vi sóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LƯƠNG NGUYỄN VIẾT NAM

HIỆU QUẢ NHUỘM VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG UV CỦA VẢI
TƠ TẰM VỚI CHẤT MÀU ANTHOCYANIN CHIẾT TỪ HOA
ĐẬU BIẾC (CLITORIA TERNATEA) CÓ HỠ TRỢ VI SÓNG

Chun ngành: Cơng nghệ Dệt May
Mã sớ: 8540204
ḶN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2023

i


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Trịnh Thị Kim Huệ
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Huỳnh Văn Trí

Cán bợ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
ngày 30 tháng 06 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. Bùi Mai Hương
2. Thư ký hội đồng: TS. Lê Song Thanh Quỳnh


3. Phản biện 1: PGS. TS. Huỳnh Văn Trí
4. Phản biện 2: PGS. TS. Lê Thị Hồng Nhan
5. Ủy viên TS. Nguyễn Tuấn Anh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG KHOA CƠ KHÍ

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LƯƠNG NGUYỄN VIẾT NAM MSHV: 2171003
Ngày, tháng, năm sinh: 16/09/1998
Nơi sinh: Sóc Trăng
Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May
Mã số: 8540204
I. TÊN ĐỀ TÀI: Hiệu quả nhuộm và khả năng kháng tia UV của vải tơ tằm với
chất màu anthocyanin chiết từ hoa đậu biếc (Clitoria ternatea) có hỗ trợ vi sóng.
Dyeing efficiency and UV resistance of silk fabric with anthocyanin dye extracted
from butterfly pea flowers with microwave assistant extraction.
NHIỆM VỤ VÀ NỢI DUNG:

Ảnh hưởng của nồng đợ chất màu đến khả năng tạo màu cho vải tơ tằm của chất
màu anthocyanin.
Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến khả năng tạo màu cho vải tơ tằm của chất
màu anthocyanin.
Ảnh hưởng của thời gian nhuộm đến khả năng tạo màu cho vải tơ tằm của chất
màu anthocyanin.
Nghiên cứu khả năng kháng tia UV của vải với chất màu anthocyanin.
Đánh giá hiệu quả nhuộm vải tơ tằm với chất màu anthocyanin thơng qua các
tiêu chí đánh giá đợ bền màu.
II.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/06/2023
IV. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Tuấn Anh
ThS. Trịnh Thị Kim Huệ
Tp. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Tuấn Anh

ThS. Trịnh Thị Kim Huệ

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Tuấn Anh và ThS. Trịnh Thị Kim
Huệ là người trực tiếp hướng dẫn tôi từ khi định hướng đề tài đến khi hoàn thành luận
văn. Mặc dù công việc bận rộn Thầy và Cô đã hướng dẫn tôi từ những kiến thức nền
tảng đến những kinh nghiệm quý báu cho luận văn và công việc thực tế sau này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô bộ môn Kỹ thuật Dệt may
– Khoa Cơ khí đã hỡ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Viện công nghệ Nano – Đại học Quốc gia Thành phớ Hồ Chí Minh,
Viện cơng nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công ty
TNHH SGS Việt Nam và bộ môn Kỹ thuật Dệt may – Khoa Cơ khí đã hỡ trợ thiết bị để
tôi có thể tiến hành thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023
Học viên
Lương Nguyễn Viết Nam

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài “Hiệu quả nhuộm và khả năng kháng tia

UV của vải tơ tằm với chất màu anthocyanin chiết từ hoa đậu biếc có hỗ trợ vi sóng”.
Thông qua đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu quy trình chiết tách chất màu tự nhiên
anthocyanin từ hoa đậu biếc bằng hai phương pháp: chiết thông thường và chiết có hỗ
trợ vi sóng. Hàm lượng anthocyanin thu được khi chiết bằng phương pháp có hỗ trợ vi
sóng gấp 1.47 lần so với phương pháp chiết thông thường. Kết quả cho thấy rằng, hiệu
quả nhuộm vải tơ tằm với chất màu anthocyanin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nồng độ
chất màu, nhiệt độ nhuộm, thời gian nhuộm và số lần giặt. Hiệu quả nhuộm vải tơ tằm
với chất màu anthocyanin được tối ưu với nồng độ 80 % o.w.f ở nhiệt độ 70°C trong 70
phút. Hiệu quả nhuộm và khả năng kháng tia UV của vải tơ tằm với chất màu
anthocyanin có sự tương quan tỉ lệ thuận. Ngoài ra, khả năng kháng tia UV của vải với
chất màu anthocyanin vẫn đáp ứng được sau 20 lần giặt (chỉ số UPF của mẫu vẫn trên
50). Vải nhuộm với chất màu anthocyanin đều đạt kết quả khả thi khi tiến hành đánh giá
tiêu chí đợ bền màu (mức 4.5 ở các mục đánh giá). Tuy nhiên, đối với độ bền màu ánh
sáng cho kết quả sự thay đổi ánh màu của vải khá rõ rệt (mức 1.5 khi đánh giá). Đề tài
đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như nồng độ chất màu, nhiệt độ nhuộm, thời
gian nhuộm, chất cầm màu và tỉ lệ chất cầm màu và số lần giặt đến hiệu quả nhuộm và
khả năng tia UV của vải nhuộm với chất màu anthocyanin. Chứng minh được có thể
nhuộm vải tơ tằm với chất màu anthocyanin để có thể tăng khả năng kháng tia UV của
vải.

v


ABSTRACT
The thesis research on the topic “Dyeing efficiency and UV resistance of silk
fabric with anthocyanin dye extracted from butterfly pea flowers with microwave
assistant extraction”. Through the topic, the author conducts research on the process of
extracting anthocyanin from butterfly pea flowers by two methods: conventional
extraction and microwave-assisted extraction. The anthocyanin content obtained when
extracted by microwave-assisted method is 1.47 times higher than that of conventional

extraction method. The results show that, the dyeing efficiency of silk fabric with
anthocyanin is affected by factors such as dye concentration, dyeing temperature, dyeing
time and number of washes. The dyeing efficiency of silk fabric with anthocyanin dye
is optimized with a concentration of 80% o.w.f at 70°C for 70 minutes. The dyeing
efficiency and UV resistance of silk fabric with anthocyanin dye have a positive
correlation. In addition, the UV resistance of the fabric with anthocyanin dye still meets
the requirements after 20 washes (the UPF index of the sample is still above 50). The
fabric dyed with anthocyanin dye all achieved feasible results when evaluating the color
fastness criteria (level 4.5 at the evaluation levels). However, for light fastness, the result
shows a clear change in color of the fabric (level 1.5 when evaluating). The topic has
studied the effects of factors such as dye concentration, dyeing temperature, dyeing time,
mordant and mordant ratio and number of washes on the dyeing efficiency and UV
resistance of fabric dyed with anthocyanin dye. Proving that it is possible to dye silk
fabric with anthocyanin dye to increase the UV resistance of the fabric.

vi


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đã hoàn thành về nội dung và tiến độ thực hiện. Đây là kết quả nổ lực
của cả giáo viên và học viên. Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên
cứu của bản thân trong quá trình học tập tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu luận văn này là sao chép của một công trình khác tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023
Học viên
Lương Nguyễn Viết Nam

vii



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. v
ABSTRACT .............................................................................................................. vi
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... vii
MỤC LỤC ...............................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xvi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài ................................................................................... 1
1.2. Xác định mục tiêu đề tài .................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
1.6. Cơ sở lý thuyết ảnh hưởng của tia UV ............................................................ 5
1.6.1. Sự ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người .................................. 5
1.6.2. Những phương pháp làm giảm sự ảnh hưởng của tia UV trên vải ....... 11
1.7. Tổng quan về thuốc nhuộm tự nhiên [8]....................................................... 12
1.7.1. Phân loại thuốc nhuộm tự nhiên ............................................................. 13
1.7.2. Ưu và nhược điểm của thuốc nhuộm tự nhiên ....................................... 15
1.8. Giới thiệu chung về hoa đậu biếc .................................................................. 17
1.8.1. Thành phần hóa học của “Hoa đậu biếc”............................................... 18
1.8.2. Chất màu anthocyanin trong “ Hoa đậu biếc” [10] ............................... 18
1.9. Phương pháp chiết xuất ................................................................................. 21
1.9.1. Phương pháp chiết xuất thông thường [13] ............................................ 21
1.9.2. Phương pháp chiết xuất có hỗ trợ vi sóng [14] ....................................... 23
1.10. Phương pháp cầm màu và chất cầm màu [19] ........................................... 29

1.10.1. Giới thiệu phương pháp cầm màu ........................................................ 29
1.10.2. Giới thiệu chất cầm màu ....................................................................... 29
1.11. Khái quát về vật liệu tơ tằm ........................................................................ 30
viii


1.11.1. Cấu trúc của tơ tằm [11] ....................................................................... 30
1.11.2. Tính chất của tơ tằm [12] ...................................................................... 32
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................... 32
2.1. Đánh giá và lựa chọn phương án thí nghiệm ................................................ 32
2.1.1. Phương án thí nghiệm cho quá trình chiết tách ..................................... 33
2.1.2. Phương pháp xác định hàm lượng anthocyanin [22] ............................. 34
2.1.3. Phương án thí nghiệm cho quá trình nhuộm ......................................... 35
2.2. Khảo sát các phương án thí nghiệm.............................................................. 36
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất và thiết bị sử dụng ............................... 36
2.2.2. Quá trình chiết tách chất màu ................................................................ 39
2.2.3. Thí nghiệm xác định hàm lượng anthocyanin ........................................ 40
2.2.4. Thí nghiệm khảo sát hiệu quả nhuộm .................................................... 41
2.2.5. Tiến độ thực hiện các thí nghiệm ............................................................ 43
2.3. Kiểm tra các tiêu chí về cường độ màu ......................................................... 44
2.3.1. Tiến hành giặt mẫu .................................................................................. 44
2.3.2. Kiểm tra cường độ màu........................................................................... 44
2.3.3. Kiểm tra độ bền màu ma sát (theo tiêu chuẩn AATCC TM8) .............. 46
2.3.4. Kiểm tra độ bền màu ánh sáng (theo tiêu chuẩn AATCC TM16.3) ..... 47
2.3.5. Kiểm tra độ dây màu (theo tiêu chuẩn AATCC TM107) ...................... 48
2.3.6. Kiểm tra độ bền màu giặt (theo tiêu chuẩn AATCC TM61) ................. 49
2.3.7. Kiểm tra khả năng kháng tia UV (theo tiểu chuẩn AATCC TM183) ... 49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ................................................................ 54
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng dịch chiết hoa đậu biếc ............................................. 54
3.1.1. Sự tách ẩm trong nguyên liệu khô – bột Hoa đậu biếc .......................... 54

3.1.2. Hàm lượng anthocyanin chiết từ hai phương pháp ............................... 54
3.1.3. Kết quả phân tích sắc ký lỏng (HPLC) mẫu cao chiết ........................... 56
3.1.4. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại FTIR mẫu cao chiết ........................ 56
3.1.5. Hiệu quả thu dịch chiết ........................................................................... 58
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo màu cho vải tơ tằm ...................... 59
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch nhuộm ...................................................... 59
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm ............................................................. 63
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian nhuộm ............................................................ 66
ix


3.2.4. Ảnh hưởng của chất cầm màu và tỉ lệ chất cầm màu ............................ 68
3.2.5. Ảnh hưởng của số lần giặt đến màu sắc của mẫu nhuộm ...................... 71
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kháng tia UV ..................................... 74
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch nhuộm đến khả năng kháng tia UV của
vải ....................................................................................................................... 74
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến khả năng kháng tia UV của vải .. 76
3.3.3. Ảnh hưởng của thời gian nhuộm đến khả năng kháng tia UV của vải . 77
3.3.4. Ảnh hưởng của số lần giặt đến khả năng kháng tia UV của vải ............ 78
3.4. Kết quả kiểm tra độ bền màu giặt, độ dây màu, độ bền ma sát và độ bền
ánh sáng ................................................................................................................ 81
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 83
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 83
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 85
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................... 85

x



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Bước sóng tương đương với năng lượng phá vỡ các liên kết C = O, C = C,
C – H, C – N của vùng UV [4] ..................................................................................... 7
Hình 1. 2 Đột biến chuỗi DNA dưới tác động của tia UV [4] ....................................... 8
Hình 1. 3: Ung thư da do tác động của tia cực tím [5] .................................................. 8
Hình 1. 4: Tia UV chiếu trực tiếp vào mắt [5] ............................................................ 10
Hình 1. 5: Nguyên lí hấp thụ và phản xạ tia UV [1] ................................................... 11
Hình 1. 6: Chỉ số UV Index [6] .................................................................................. 11
Hình 1. 7: Phân bố chỉ số UV Index trên thế giới ngày 20/4/2023 [7] ........................ 12
Hình 1. 8: Thành phần hóa học cơ bản của một số thuốc nhuộm [8] .......................... 15
Hình 1. 9: Hoa đậu biếc (a – Cây hoa đậu biếc, b – Hoa đậu biếc) ............................. 17
Hình 1. 10: Quá trình tổng hợp anthocyanin [10] ....................................................... 18
Hình 1. 11: Cấu trúc cơ bản của anthocyanin[10]....................................................... 19
Hình 1. 12: Mô tả vi sóng [14] ................................................................................... 23
Hình 1. 13: Các loại vi sóng và phạm vi của chúng [14] ............................................ 24
Hình 1. 14: Cơ chế truyền năng lượng của vi sóng [14] ............................................. 25
Hình 1. 15: Cấu tạo cơ bản của lò vi sóng [14] ........................................................... 27
Hình 1. 16: Cơ chế tác động của vi sóng đến hệ dịch chiết [16] ................................. 28
Hình 1. 17: Mô tả quy trình chiết có hỗ trợ vi sóng [16] ............................................. 28
Hình 1. 18: Cấu trúc của tơ tằm [11] .......................................................................... 31
Hình 1. 19: Chuỗi polypeptite của phần tử fibroin [11] .............................................. 32
Hình 2. 1: Ảnh hưởng của pH đến anthocyanin [24] .................................................. 35
Hình 2. 2: Cân điện tử ................................................................................................ 37
Hình 2. 3: Máy gia nhiệt khuấy từ .............................................................................. 37
Hình 2. 4: Tủ sấy ....................................................................................................... 38
Hình 2. 5: Máy đo màu X – rite ................................................................................. 38
Hình 2. 6: Giấy lọc .................................................................................................... 38
Hình 2. 7: Quy trình tiến hành thí nghiệm .................................................................. 39
Hình 2. 8: Quy trình tiến hành thí nghiệm .................................................................. 41
Hình 2. 9: Hệ biểu diễn màu CIE Lab ........................................................................ 45


xi


Hình 3. 1: Kết quả sắc ký lỏng HPLC của mẫu cao chiết ........................................... 56
Hình 3. 2: Phổ FTIR của mẫu cao chiết...................................................................... 56
Hình 3. 3: Biểu đồ biểu diễn sự chênh lệch màu ΔE theo nồng độ dịch nhuộm .......... 59
Hình 3. 4: Biểu đồ biểu diễn chỉ số K/S theo nồng độ dịch nhuộm ............................. 60
Hình 3. 5: Phở FTIR của mẫu thí nghiệm – Tơ tằm (màu đen) – Tơ tằm nhuộm 30%
o.w.f (màu đỏ) – Tơ tằm nhuộm 80% o.w.f (màu xanh) ............................................. 61
Hình 3. 6: Ảnh SEM của mẫu thí nghiệm – a,b: tơ tằm – c,d: tơ tằm nhuộm 30% o.w.f
– e,f: tơ tằm nhuộm 80% o.w.f ................................................................................... 62
Hình 3. 7: Kết quả XRD mẫu thí nghiệm – a: Tơ tằm – b: Tơ tằm nhuộm 80% o.w.f . 63
Hình 3. 8: Biểu đồ biểu diễn sự chênh lệch cường độ màu ΔE theo nhiệt độ nhuộm .. 64
Hình 3. 9: Biểu đồ biểu diễn giá trị K/S theo nhiệt độ nhuộm .................................... 65
Hình 3. 10: Tốc độ phân hủy của anthocyanin ở các mức nhiệt độ khác nhau [26] ..... 66
Hình 3. 11: Biểu đồ biểu diễn sự chênh lệch cường độ màu ΔE theo thời gian nhuộm67
Hình 3. 12: Biểu độ biểu diễn giá trị K/S theo thời gian nhuộm ................................. 67
Hình 3. 13: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo tỉ lệ chất cầm màu - FeSO4.7H2O ....... 69
Hình 3. 14: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo tỉ lệ chất cầm màu - CuSO4.5H2O ...... 69
Hình 3. 15: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo tỉ lệ chất cầm màu - KAl(SO4)2.12H2O
.................................................................................................................................. 70
Hình 3. 16: Cơ thế hình thành liên kết giữa silk – mordant – anthocyanin .................. 70
Hình 3. 17: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo số lần giặt – Không cầm màu ............. 71
Hình 3. 18: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo số lần giặt - FeSO4.7H2O ................... 72
Hình 3. 19: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo số lần giặt - CuSO4.5H2O ................... 72
Hình 3. 20: Biểu đồ biểu diễn ΔE và K/S theo số lần giặt - KAl(SO4)2.12H2O ........... 73
Hình 3. 21: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo nồng độ chất màu .............................. 74
Hình 3. 22: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo nhiệt độ nhuộm ................................. 76
Hình 3. 23: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo thời gian nhuộm ................................ 77

Hình 3. 24: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo số lần giặt – Không cầm màu ............ 78
Hình 3. 25: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo số lần giặt - FeSO4.7H2O ................... 79
Hình 3. 26: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo số lần giặt - CuSO4.5H2O .................. 79
Hình 3. 27: Biểu đồ biểu diễn giá trị UPF theo số lần giặt - KAl(SO4)2.12H2O .......... 80

xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Phân loại tia tử ngoại theo tiêu chuẩn ISO - 21348:2007 [3] ....................... 5
Bảng 1. 2: Hệ thống phân loại thực vật [9] ................................................................. 17
Bảng 1. 3: Các loại anthocyanin [10] ......................................................................... 18
Bảng 1. 4: Các anthocyanidins của anthocyanin khác nhau do các gốc R khác nhau
[10] ............................................................................................................................ 19
Bảng 2. 1: Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ........................................................... 37
Bảng 2. 2: Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm ............................................................. 39
Bảng 2. 3: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dịch nhuộm ......................... 41
Bảng 2. 4: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt đợ nḥm ................................ 42
Bảng 2. 5: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian nhuộm ............................... 42
Bảng 2. 6: Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chất cầm màu và tỉ lệ chất cầm màu . 43
Bảng 2. 7: Hiệu quả phổ hồng ban tương đối (Eλ)a ..................................................... 52
Bảng 2. 8: Bức xạ quang phổ mặt trời Sλ.................................................................... 53
Bảng 3. 1: Lượng nước dư trong mẫu nguyên liệu khô – bột hoa đậu biếc ................. 54
Bảng 3. 2: Độ hấp thụ tại bước sóng hấp thụ cực tại và 700 nm trong các dung dịch
đệm pH=1.0 và pH=4.5 và hàm lượng anthocyanin chiết thông thường ..................... 55
Bảng 3. 3: Độ hấp thụ quang tại bước sóng hấp thụ cực đại và 700 nm trong các dung
dịch đệm pH=1.0 và pH=4.5 và hàm lượng anthocyanin chiết có hỗ trợ vi sóng ........ 55
Bảng 3. 4: Đỉnh quang phổ hấp thụ đặc trưng của anthocyanin .................................. 56
Bảng 3. 5: Hiệu suất chiế́ ́́ t thông thường .................................................................... 58
Bảng 3. 6: Hiệu suất chiết có hỗ trợ vi sóng ............................................................... 58

Bảng 3. 7: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm khảo sát nồng đợ ........................... 59
Bảng 3. 8: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm nhiệt độ nhuộm ............................. 64
Bảng 3. 9: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm thời gian nḥm ............................ 67
Bảng 3. 10: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm chất cầm màu .............................. 69
Bảng 3. 11: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm sớ lần giặt – Không cầm màu ...... 71
Bảng 3. 12: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm sớ lần giặt - FeSO4.7H2O ............ 72
Bảng 3. 13: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm sớ lần giặt - CuSO4.5H2O ............ 72
Bảng 3. 14: Giá trị ΔE và K/S của mẫu thí nghiệm sớ lần giặt - KAl(SO4)2.12H2O .... 73
xiii


Bảng 3. 15: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo nồng độ dịch nhuộm ..................... 74
Bảng 3. 16: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo nhiệt đợ nḥm ............................. 76
Bảng 3. 17: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo thời gian nhuộm ............................ 77
Bảng 3. 18: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo sớ lần giặt – Không cầm màu ........ 78
Bảng 3. 19: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo sớ lần giặt - FeSO4.7H2O .............. 79
Bảng 3. 20: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo sớ lần giặt - CuSO4.5H2O.............. 79
Bảng 3. 21: Giá trị UPF của mẫu thí nghiệm theo sớ lần giặt - KAl(SO4)2.12H2O...... 80
Bảng 3. 22: Kết quả kiểm tra độ bền màu giặt và độ dây màu .................................... 81
Bảng 3. 23: Độ bền màu ma sát và ánh sáng .............................................................. 81

xiv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AATCC TM

American Association of Textile Chemists and Colorists Test
Method


ASTM

The American Society for Testing and Materials

CE

Conventional Extraction

DNA

Deoxyribonucleic Acid

FTIR

Fourier transform infrared

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

MAE

Microwave Assisted Extraction

O.W.F

Of weight fabric

SEM


Scanning election microscope

UPF

Ultraviolet Protective Factor

XRD

X – Ray Diffraction

xv


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Thế giới hiện nay đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng bởi tác động của
các cuộc cách mạng công nghiệp dẫn đến yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và
những sản phẩm thông thường không còn đáp ứng được nữa. Hiện nay, các sản phẩm
hiện tại đòi hỏi đáp ứng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn chức năng bảo vệ con người
khỏi các tác động tiêu cực của môi trường. Đó là những trang phục chuyên dụng chống
hóa chất, chống thấm hoặc những sản phẩm may mặc có tác dụng khử mùi, chống cắt
hay chống trượt. Trong đó, vải chống tia UV trong thời điểm hiện tại là mợt khía cạnh
đang rất được quan tâm.
Cơng nghiệp dệt nhuộm là một ngành công nghiệp tiêu thụ một lượng nước lớn
làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm và lâu dần nó sẽ tác động lên cả xã hội. Thành
phần sinh vật thủy sinh phải đối mặt với việc thiếu nước sạch do dự suy thoái bởi nước
thải từ công nghiệp dệt nhuộm. Chúng chứa chất độc hại tác đợng lên cả thủy qủn,
thạch qủn và khí quyển. Do đó việc sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp, hóa chất phải đáp
ứng được tiêu chuẩn của môi trường. Hiện nay có nhiều biện pháp để hạn chế tác động
tiêu cực của công nghiệp dệt nhuộm như: sử dụng cơng nghệ lọc siêu thanh để xử lí

nước thải nḥm trước khi thải chúng ra môi trường, giảm các thông số công nghệ nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và sử dụng các chất màu tự nhiên để tạo màu cho vật
liệu. Hoa đậu biếc (Clitoria ternatea, Butterfly pea) là một loài thực vật có hoa đã và
đang được sử dụng để chiết xuất tạo chất màu “anthocyanin” cho thực phẩm và tạo
màu cho vật liệu dệt may.
Anthocyanin thuộc nhóm flavonoids, là sắc tố trong không bào thực vật tan trong
nước chịu trách nhiệm về ánh sáng đỏ, tím hoặc xanh của hoa, vỏ, hạt, quả và lá. Cường
độ và độ bền màu của anthocyanin phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc, nồng độ
chất màu, pH, nhiệt độ, ánh sáng, sự hiện diện của các chất màu khác, ion kim loại,
enzyme, oxy, vitamin C và đường,…Ngoài ra, anthocyanin còn có nhiều hoạt tính sinh
học quý cho sức khỏe như khả năng chống oxy hóa, chống dị ứng, chống tia phóng xạ,
chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ tim mạch,…
Hiện nay, việc nghiên cứu về quá trình chiết xuất cũng như quá trình nhuộm vật
liệu dệt bằng dịch chiết “Hoa đậu biếc” đã và đang được thực hiện ở trong và ngoài
nước..
1


Một số nghiên cứu quốc tế
Rosmawati Adullah và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi màu
sắc và sự ổn định của anthocyanin trong dịch chiết hoa đậu biếc bởi ảnh hưởng của pH
dung dịch.
Chean – Ring Leong và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu về chất màu
anthocyanin trong dịch chiết hoa đậu biếc ứng dụng nhuộm màu trong thực phẩm.
Ethel Jeyaseela Jeyaraj và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu các phương
pháp chiết xuất chất màu từ hoa đậu biếc thông qua các đặc tính sinh học, lý học.
Mahfud Mahfud và cợng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu tính chất của
anthocyanin từ dịch chiết hoa đậu biếc có hỗ trợ sóng siêu âm.
Peilong Sun và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu chất màu anthocyanin
được chiết xuất từ nguyệt quế Trung Quốc với sự hỗ trợ vi sóng và ảnh hưởng của vi

sóng đến sự ổn định của chất màu.
Izirwan Izhab và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu tối ưu điều kiện chiết
xuất có hỗ trợ vi sóng chất màu anthocyanin từ hoa đậu biếc.
Ekta Sharma và cộng sự (2005) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả nhuộm tơ tằm
với các chất màu tự nhiên trong đó có hoa đậu biếc với kết quả rất khả thi.
Một số nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Tuyết và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu chiết tách chất màu
anthocyanin từ hoa đậu biếc.
Kiều Thị Nhi và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu quy trình chiết tách
anthocyanin hiệu quả tự hành tím, hành lá, tỏi tía và cần tây.
Hoàng Thị Hồng (2020) đã tiến hành nghiên cứu quá trình chiết tách và đánh giá
độ ổn định của anthocyanin trong hoa đậu biếc.
Mạc Xuân Hòa và cộng sự (2018) đã tiến hành nghiên cứu tối ưu quá trình chiết
xuất có hỗ trợ vi sóng polyphenol từ vỏ lụa hạt điều.
Mạc Xuân Hòa và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu so sánh hiệu quả chiết
xuất chất màu anthocyanin từ vỏ quả thanh long bằng vi sóng và sóng siêu âm.
Từ thực tế đó, tác giả nghiên cứu đề tài “Hiệu quả nhuộm và khả năng kháng UV
của vải tơ tằm với chất màu anthocyanin chiết từ hoa đậu biếc có hỗ trợ vi sóng”.

2


1.2. Xác định mục tiêu đề tài
Với mục tiêu đánh giá hiệu quả nḥm và những đặc tính sinh học nổi bật của
chất màu anthocyanin từ dịch chiết hoa đậu biếc được nhuộm trên vải tơ tằm thông qua
phương pháp chiết có hỗ trợ vi sóng, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Xây dựng quy trình chiết xuất anthocyanin từ hoa đậu biếc bằng phương pháp có
hỗ trợ vi sóng;
Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất màu đến khả năng tạo màu của chất màu
anthocyanin;

Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến khả năng tạo màu của chất màu
anthocyanin;
Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nhuộm đến khả năng tạo màu của chất màu
anthocyanin;
Khảo sát sự ảnh hưởng của chất cầm màu và tỉ lệ chất cầm màu đến khả năng tạo
màu của chất màu anthocyanin;
Thơng qua các tiêu chí về đợ bền màu để đánh giá hiệu quả nhuộm của chất màu
anthocyanin;
Nghiên cứu khả năng kháng tia UV của chất màu anthocyanin trên vải tơ tằm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện với mục đích khảo sát các điều kiện chiết xuất chất màu tự
nhiên anthocyanin từ hoa đậu biếc, từ đó xây dựng được quy trình chiết xuất hiệu quả
chất màu từ nguyên liệu cho phương pháp chiết có hỗ trợ vi sóng. Bên cạnh đó, đề tài
còn khảo sát sự ảnh hưởng của các điều kiện nhuộm (nồng độ dịch nhuộm, nhiệt độ
nhuộm, thời gian nhuộm và chất cầm màu) đối với vải tơ tằm. Từ đó, đưa ra các điều
kiện tối ưu cho quá trình nhuộm vải tơ tằm bằng dịch chiết hoa đậu biếc từ hai phương
pháp chiết nói trên. Đồng thời nghiên cứu khả năng kháng tia UV của chất màu
anthocyanin.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoa đậu biếc khô thu hoạch từ tỉnh Long An;
Chất màu anthocyanin nhuộm trên vải tơ tằm bằng dịch chiết hoa đậu biếc qua
phương pháp chiết thông thường và phương pháp chiết có hỗ trợ vi sóng;
Hiệu quả nhuộm và khả năng chống tia UV của vải tơ tằm với hoa đậu biếc.
3


Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: các thí nghiệm được thực hiện ở Đại học Bách Khoa –
Đại học Q́c gia Thành Phớ Hồ Chí Minh và phòng thí nghiệm tại Công ty TNHH SGS

Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: 06/02/2023 – 15/06/2023.
Ứng dụng nghiên cứu: nhuộm vải tơ tằm bằng chất màu tự nhiên và các tiêu chí
đánh giá hiệu quả nhuộm cũng như khả năng kháng tia UV.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
Thu thập thông tin từ sách, báo và các đề tài nghiên cứu khoa học đã có;
Thu thập, tìm kiếm dữ liệu từ internet;
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Phương pháp phân tích
Tiến hành chiết xuất anthocyanin từ hoa đậu biếc bằng hai phương pháp, sau đó
xác định hàm lượng anthocyanin từ dịch chiết bằng phương pháp pH vi sai;
Tiến hành xác định các thành phần có trong cao chiết hoa đậu biết bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC);
Tiến hành nhuộm tơ tằm với các yếu tố ảnh hưởng khác nhau của quá trình nhuộm
từ đó đánh giá hiệu quả nhuộm thông qua sự chênh lệch cường độ màu ΔE và chỉ số
K/S;
Tiến hành các thí nghiệm để kiểm tra đợ bền màu và khả năng chống tia UV của
mẫu nhuộm.
Tiến hành chụp bề mặt mẫu thơng qua kính hiển vi quét điện tử (SEM) để so sánh
sự thay đổi bề mặt của mẫu trước và sau xử lí.
Tiến hành phân tích quang phở hồng ngoại (FTIR) để xác định sự có mặt của chất
màu anthocyanin trong mẫu.
Tiến hành phân tích nhiễu xạ tia X (XRD) để xác định sự thay đổi về cấu trúc
tinh thể, trạng thái và định hướng tinh thể của mẫu trước và sau xử lí.
Phương pháp xử lí sớ liệu
Sử dụng phương pháp thớng kế để xử lí sớ liệu;
Sử dụng phương pháp cơ sở dữ liệu trên phần mềm Excel kết hợp với phân tích
sớ liệu thơng kê để xác định các yếu tố ảnh hưởng;
4



Sử dụng một số phần mềm tin học khác phục vụ cho việc phân tích và xử lí sớ
liệu.
1.6. Cơ sở lý thuyết ảnh hưởng của tia UV
1.6.1. Sự ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người
Tia UV (Ultraviolet Rays) hay còn được gọi là tia tử ngoại hoặc là tia cực tím có
bước sóng ngắn hơn 0.38 µm đến 0.001 µm (ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím).
Phở của tia cực tím có thể chia ra thành 02 vùng là vùng tử ngoại gần (λ = 380 ~ 200
nm) và vùng tử ngoại xa hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (λ = 200 ~ 10 nm)
[1].
Tia tử ngoại được chia ra làm 03 loại [2]:
Tia UVA (λ = 320 ~ 400 nm): là sóng dài chiếm khoảng 95% tia cực tím chiếu
x́ng mặt đất. Tia UVA không bị lớp ozone hấp thụ nên tia này luôn có mặt trong ánh
nắng mặt trời (cả trời nắng hay mưa).
Tia UVB (λ = 280 ~ 320 nm): là sóng trung cũng xuất hiện quanh năm nhưng bị
lớp ozone hấp thụ phần lớn. Tia UVB hoạt động mạnh mẽ hơn ở những nói có khí hậu
nắng nhiều như các vùng nhiệt đới, cận xích đạo.
Tia UVC (λ = 190 ~ 280 nm): là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng, thường
khơng x́t hiện bởi đã bị lớp ozone và khí quyển hấp thu hoàn toàn.
Bảng 1. 1: Phân loại tia tử ngoại theo tiêu chuẩn ISO - 21348:2007 [3]
Phân loại tia tử ngoại theo tiêu chuẩn ISO – 21348:2007
Tên gọi

Kí

Bước sóng

Năng lượng


Tên gọi khác và những

hiệu

(nm)

photon (eV)

chú ý
Tùy vào bước sóng khác

Tử ngoại

UV

450 – 1 000

3.10 – 12.4

nhau, sẽ gây tác hại, xâm
nhập vào tầng hạ bì da
người.
Bước sóng dài sẽ xâm nhập

Tử ngoại
A

UVA

315 – 400


3.10 – 3.94

vào tầng hạ bì của da, phá
hủy collagen khiến da nhanh
chóng bị lão hóa.

Tử ngoại
B

UVB

280 – 315

3.94 – 4.43

Tia UVB là nguyên nhân
chính gây nên bỏng nắng,
5


kích ứng da và ung thư da.
Cũng có tác dụng tốt là giúp
cơ thể tổng hợp vitamin D.
Tử ngoại
C
Tử ngoại
gần
Tử ngoại
trung

Tử ngoại
xa

Bước sóng nắng, có tác dụng
UVC

100 – 280

4.43 – 12.4

khử trùng, bị lớp ozone và
khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Nhìn thấy đối với chim, côn

NUV

300 – 400

3.10 – 4.13

MUV

200 – 300

4.13 – 6.20

-

FUV


120 – 200

6.20 – 10.16

-

Lyman –

H

alpha

Lyman

hydro

–α

trùng và cá.

Vạch quang phổ ở 121.6 nm,
121 – 122

10.16 – 10.25

10.20 eV. Bức xạ ion hóa ở
các bước sóng ngắn hơn.
Bị hấp thụ mạnh bởi oxy

Tử ngoại

cực xa

trong khí quyển, mặc dù các
EUV

10 – 121

10.25 – 124

bước sóng trong khoảng 1
500 – 2 000 nm có thể truyền
qua nitrogen.

Tử ngoại
chân

Bức xạ ion hóa hoàn toàn
VUV

10 – 200

6.20 – 124

không

theo một số định nghĩa, bị
khí quyển hấp thụ hoàn toàn.

1.6.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ tia UV
Vị trí địa lý: Cường độ của tia UV thường lớn ở những vùng nhiệt dới, đặc biệt

là các khu vực gần xích đạo, khu vực ở xa hơn thì nguy cơ sẽ thấp hơn.
Độ cao so với mực nước biển: Cường độ tia UV thường tỉ lệ thuận với độ cao
mực nước biển.
Thời điểm trong ngày: Tia bức xạ UV thường tập trung cao vào b̉i trưa, khi
mặt trời ở vị trí cao nhất và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất (mặt
trời trên đỉnh đầu, đứng bóng), thường nằm trong khoảng từ 10 đến 14 giờ.

6


Khung cảnh và môi trường: Cường độ tia UV thường lớn ở nơi có không gian
rộng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao như bề mặt tuyết và bề mặt cát biển.
1.6.1.2. Cơ chế tác động tiêu cực của tia UV đối với cơ thể
Phá hủy quang hóa: Liên quan đến khả năng bức xạ trong việc tạo ra một sự
thay đổi hóa học nào đó trong cơ thể người. Các photon trong tia UV là các hạt năng
lượng nhỏ nhất có thể phá vỡ nhiều liên kết giữa carbon, nitrogen và oxygen có trong
các mô sinh học. Sự biến đổi cấu trúc các phân tử có thể xảy ra ở mức năng lượng thấp
hơn 3.1 eV (ứng với bước sóng λ = 400 nm gần vùng màu tím). Đây chính là nguyên
nhân phá vỡ các cấu trúc tế bào.

Hình 1. 1: Bước sóng tương đương với năng lượng phá vỡ các liên kết C = O, C = C,
C – H, C – N của vùng UV [4]
Phá vỡ các mô sinh học: Bước sóng ngắn dưới 400 nm có khả năng tạo ion, tạo
nguyên tử đơn và phá vỡ các liên kết phân tử. Do đó có thể làm biến đổi cấu trúc tế bào
và ngay cả phần tử nội bào bên trong. Các liên kết phân tử protein bị phá vỡ có thể gây
ra sự biến tính tế bào và làm đục thủy tinh thể. Khi các photon của tia UV xuyên vào tế
bào làm biến đổi cấu trúc chuỗi DNA gây ra hiện tượng đột biến do sự sai lệch trong
quá trình tự sao chép, tái tạo lại tế bào. Các liên kết của các phân tử collagen tạo đàn hồi
trên da bị phá vỡ gây ra sự bó chặt các thớ làm lõm vùng da gây ra thoái hóa và nhăn
da.


7


Hình 1. 2 Đột biến chuỗi DNA dưới tác động của tia UV [4]
1.6.1.3. Tác động của tia UV
Do biến đởi khí hậu, tầng khí qủn bảo vệ trái đất ở một số khu vực bị ảnh hưởng
nghiêm trọng (thủng), tạo điều kiện cho bức xạ UV có năng lượng cao tác động xuống
mặt đất. Nếu không có biện pháp phòng chống hiệu quả, tia UV có thể gây ra những hậu
quả nặng nề cho sức khỏe con người và sinh vật trên trái đất như sau:
Ung thư da: Dạng ung thư da khơng phải u ác tính ít gây tử vong hơn, tuy nhiên
chúng có thể lan rộng ra khắp cơ thể, gây biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe nếu không được điều trị.

Hình 1. 3: Ung thư da do tác động của tia cực tím [5]
Mỗi năm, số ca mắc ung thư da ở Mỹ được chẩn đoán nhiều hơn các ca mắc ung
thư khác. Theo thống kê, cứ 5 người Mỹ sẽ có một người mắc ung thư da trong một giai
đoạn nào đó suốt cuộc đời của họ. Số người chết vì ung thư da đang tăng nhanh với tốc
độ khó kiểm soát. Phơi nhiễm tia cực tím khơng an toàn là ́u tố hàng đầu dẫn đến ung
8


thư da. Ở Việt Nam, ung thư da ít phở biến hơn một số quốc gia khác nhưng lại đang có
xu hướng gia tăng. Nhiều thống kê cho thấy số ca mắc ung thư da tại nước ta mỗi năm
tăng khoảng 15%. Ung thư da là bệnh lý ác tính xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt
ngoài cơ thể bao gồm ung thư tế bào gai, ung thư tế bào đáy và ung thư xuất phát từ các
tuyến phụ thuộc da (ung thư tuyến bã, ung thư tuyến mồ hôi). Thực tế, bệnh ung thư da
chưa được quan tâm đúng với tầm nguy hại của nó, nhiều người mắc bệnh mà không hề
biết mà chỉ xem đó là bất thường tại một vùng da. Đến khi bệnh đã chuyển sang giai
đoạn nghiêm trọng thì đã quá trễ cho quá trình điều trị.

Nhiều nghiên cứu cho biết, tuy ung thư da không thuộc nhóm các bệnh ung thư
phổ biến nhưng lại có số lượng mắc ngày càng lớn. Tỷ lệ mắc ung thư da ở người da
trắng cao nhất, khoảng 200/100 000 dân, người da đen khoảng 10/100 000 dân. Ở Việt
Nam, tỷ lệ mắc ở nam giới là 32/100 000 dân, nữ là 31/100 000 dân. Nhìn chung, ung
thư da thường gặp ở người lớn tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
Dạng ung thư da khơng phải là u ác tính ít gây ra tử vong hơn, tuy nghiên chúng
có thể lan rộng ra khắp cơ thể, gây biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
nếu không được điều trị.
U ác tính: là dạng ung thư da nguy hiểm nhất hiện nay và là một trong những
loại ung thư phổ biến nhất ở thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 – 29 t̉i. Khới u ác tính
chiếm khoảng 3% các trường hợp được chẩn đoán ung thư da. Tuy nhiên, 75% người
mắc ung thư da tử vong là do u ác tính. Phơi nhiễm tia cực tím và có tiền sử bị cháy
nắng trong thời thơ ấu là yếu tố phổ biến gây bệnh. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, sự
suy giảm hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ung thu da.
Ung thư da tế bào đáy: là loại ung thư da phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện
ở trên đầu và cổ nhưng cũng có thể xảy ra ở các vùng da khác. Ung thư tế bào đáy phát
triển chậm, hiếm khi lan ra các bộ phận khác.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: là tác hại của tia cực tím đới với con người chưa dừng
lại ở đó, chúng còn làm xuất hiện các khối u dưới dạng nốt ruồi hoặc đốm vảy màu đỏ. Dạng
ung thư này có thể phát triển thành khối u lớn, không giống như carcinoma tế bào đáy, ung
thư biểu mô tế bào vảy có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Lão hóa da sớm
Tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời cũng gây lão hóa da sớm. Theo thời gian,
da có thể bị nhăn nheo, hình thành các vết nám, tàn nhang và đốm nâu. Lão hóa da sớm
9


sẽ biểu hiện sau một thời gian phơi nhiễm âm thầm với UVA (loại tia cực tím có bước
sóng dài, xun qua lớp vải, cửa kính và tác đợng lên da). Lão hóa da bình thường là
quy luật của tự nhiên, tuy nhiên có đến 90 % người bị lão hóa da sớm là do chịu tác

động của tia cực tím, ánh nắng mặt trời. Nếu có biện pháp bảo vệ da an toàn trước tác
động tiêu cực của tia UV, hầu hết tình trạng lão hóa da sớm có thể tránh được.
Đục thủy tinh thể và tổn thương đến mắt
UVB: tia UVB bị giác mạc hấp thu gần hết, dù vậy, nó vẫn gây các bệnh về giác
mạc như viêm giác mạc, hạt kết mạc và mộng.
UVA: Do đi xuyên qua được tầng ozone nên lượng bước xạ tia tử ngoại là có
nhiều nhất chiếm đến 97 %. UVA xuyên qua được giác mạc, đi vào thủy tinh thể, võng
mạc, nếu phơi sáng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa điểm vàng hay
đục thủy tinh thể..
Các tia tử ngoại nhân tạo do thời lượng chiếu vào mắt và khoảng cách từ các thiết
bị điện tử ngắn nên tác động đến mắt gấp nhiều lần hơn so với tia tử ngoại thuần túy (tia
tử ngoại mặt trời). Các ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ gây ra các triệu chứng nhức
mắt, khô mắt, các tật về mắt hoặc thoái hóa điểm vàng (bệnh lý có nguy cơ gây mù lòa
cao).

Hình 1. 4: Tia UV chiếu trực tiếp vào mắt [5]
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về việc tiếp xúc quá nhiều tia UV có thể ngăn
chặn hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng
bảo vệ tự nhiên của da. Da sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ chống lại những tác nhân gây
hại từ bên ngoài như ung thư, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn phơi nhiễm quá mức

10


×