BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
_________________
PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO
QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA
TẠI VIỆT NAM
Chun ngành: Quy hoạch vùng và đơ thị
Mã số: 9580105
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Hà Nội – Năm 2023
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Đình Tuyển
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Phan Việt Tồn
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Quốc Thơng
Phản biện 2: TS. Lê Thị Bích Thuận
Phản biện 3: PGS.TS Lương Tú Quyên
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và thư viện Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1) Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài
Phát triển ngành CNVH là một xu thế phát triển mới trên
thế giới. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng cho phát triển
ngành CNVH với vị trí địa chính trị- kinh tế đặc biệt, đa dạng
văn hóa, lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, và đang ở giai đoạn
dân số vàng. Tuy nhiên ngành CNVH tại Việt Nam chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng.
Ngày 08 tháng 9 năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt
Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg.
Ngành CNVH cũng như các ngành công nghiệp khác, chỉ
phát triển mạnh mẽ, ổn định khi được xây dựng trên nền tảng hệ
thống KCHT hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại.
KCHT có rất nhiều loại hình và quan điểm khác nhau.
Trong nội dung đề tài, KCHT ngành CNVH là hệ thống khơng
gian, cơng trình tương ứng với các mơ hình KTXH đặc thù có
vai trị thúc đẩy ngành CNVH phát triển. Đây là những mơ hình
KCHT mới, chưa phát triển ở Việt Nam, đòi hỏi xây dựng trên
nền tảng hệ thống lý luận mới, cách thức xây dựng và quản lý
mới nhằm theo kịp nhịp phát triển chung trên thế giới và được
triển khai phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Vì vậy đề tài QHXD HT KCHT cho ngành CNVH tại
Việt Nam vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có tính lý luận cao và
cần được gấp rút thực hiện.
2) Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Định hướng QHXD HTKCHT
ngành CNVH nhằm xây dựng và phát triển ngành CNVH tại
Việt Nam, góp phần phát triển đơ thị theo hướng bền vững,
thơng minh, hình thành nguồn tài nguyên mới và góp phần thúc
đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các vấn đề đặt ra cho việc QHXD hệ thống
KCHT nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNVH tại Việt Nam.
- Xác định các tiền đề, cơ sở khoa học và định hướng
2
QHXD HTKCHT nhằm thúc đẩy ngành CNVH tại Việt Nam
- Xây dựng mạng lưới, mơ hình QHXD hệ thống KCHT
thúc đẩy phát triển ngành CNVH tại Việt Nam.
3) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tập trung tại 3 thành phố lớn TP.
Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các địa điểm gắn
với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
- Phạm vi thời gian: đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
4) Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống KCHT cho ngành CNVH
tại Việt Nam.
5) Nội dung nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan tới hệ thống
KCHT ngành CNVH và QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH;
- Tổng hợp mơ hình KCHT thúc đẩy phát triển ngành
CNVH trên thế giới và đánh giá thực trạng hệ thống KCHT
ngành CNVH tương ứng tại Việt Nam; Rà sốt và đánh giá các
nghiên cứu, chương trình có liên quan;
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở pháp lý, lý thuyết và thực
tiễn, là luận cứ để hình thành nội dung QHXD hệ thống KCHT
phát triển ngành CNVH tại Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp QHXD hệ thống KCHT phát triển
ngành CNVH theo các mơ hình: TT Tài nguyên số ngành
CNVH; TT ngành CNVH; Giải pháp đầu tư xây dựng và quản
lý vận hành hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH.
6) Phƣơng pháp nghiên cứu
Bao gồm: Phương pháp tiếp cận đa chiều; Phương pháp
điều tra, thu thập xử lý thông tin và tiếp cận từ thực địa; Phương
pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa; Phương pháp so sánh – đối
chiếu; Phương pháp dự báo; Phương pháp mơ hình hóa.
7) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án là một nghiên
cứu chuyên sâu và đồng bộ về hệ thống KCHT ngành CNVH
trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam; Làm cơ
sở cho việc hồn thiện hệ thống lý thuyết QHXD chuyên ngành
có liên quan; Tài liệu giảng dạy, tham khảo.
3
b) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận án có giá trị thực tiễn
làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hoạch định chiến
lược phát triển hệ thống KCHT ngành CNVH, cho các nhà quy
hoạch và các nhà đầu tư trong lĩnh vực ngành CNVH.
8) Đóng góp mới của đề tài
- Hình thành hệ thống lý luận về QHXD hệ thống KCHT
ngành CNVH tại Việt Nam, trong đó đề xuất các quan điểm
mới về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH;
- Đề xuất mơ hình KCHT thúc đẩy phát triển cho ngành
CNVH tại Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy
phát triển ngành CNVH tại Việt Nam.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QHXD HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP
VĂN HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm có liên quan tới đề tài
Ngành CNVH: Ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm dịch vụ gắn với yếu tố văn hóa, sáng tạo; là một bộ
phận của nền kinh tế tri thức, sáng tạo, dịch vụ, liên kết số..
KCHT: Là tổng thế cơ sở vật chất, CSDL, không gian, tổ
hợp không gian đồng bộ và hiện đại có chức năng hỗ trợ hoạt
động phát triển tồn diện KTXH (phục vụ chuỗi sản xuất và
thúc đẩy chuỗi sản xuất phát triển), bảo vệ an ninh quốc phòng.
KCHT ngành CNVH: Là hệ thống không gian chức năng
thuộc HTKCHT kỹ thuật và xã hội chung, nhằm thúc đẩy phát
triển ngành CNVH thông qua 5 tiền đề phát triển, bao gồm:
- KCHT gắn với tài nguyên số ngành CNVH: Xây dựng,
tổng hợp hệ thống CSDL (CSDL TNVH, CSDL ngành, CSDL
chung) đáp ứng cho chuỗi sản xuất ngành CNVH;
- KCHT gắn với công nghệ ngành CNVH: Thúc đẩy
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ nguồn; Trình
diễn cơng nghệ; hình thành hệ sinh thái ĐMST;
- KCHT gắn với thị trường ngành CNVH: Xây dựng
thương hiệu, tổ chức hoạt động trình diễn, giới thiệu sản phẩm
bán định hình ngành CNVH tại Việt Nam;
4
- KCHT gắn với doanh nghiệp ngành CNVH: Khởi sự
doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
- KCHT gắn với nhân lực ngành CNVH: Đào tạo nguồn
nhân lực chuyên ngành và đa ngành CNVH, thu hút nhân tài.
Hình 1.2: Hệ thống KCHT ngành CNVH
Hình 1.3: HTKCHT phát triển ngành CNVH – KCHT ngành CNVH
5
Tài nguyên văn hóa: TNVH là các giá trị văn hóa, cảnh
quan được khai thác thành tài nguyên đầu vào của chuỗi sản
xuất CNVH (Di sản là TNVH có hàm lượng giá trị văn hóa cao)
1.2. Tổng quan về QHXD hệ thống KCHT cho ngành
CNVH trên thế giới
1.2.1. Ngành CNVH trên thế giới
Khái quát: i) Quá trình hình thành của ngành CNVH trên
thế giới gắn với nền văn hóa đại chúng (Mass Culture); ii) Bối
cảnh phát triển ngành CNVH hiện nay gắn với nền kinh tế tri
thức, kinh tế liên kết số, cuộc CMCN 4.0; iii) Ảnh hưởng của
ngành CNVH làm gia tăng vị tế quốc gia, thúc đẩy kinh tế, văn
hóa xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc – truyền thống.
1.2.2. Hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới
Khái quát tình hình KCHT chung trên thế giới liên quan
tới: Khai thác TNVH di sản thế giới; KHCN ngành CNVH;
Doanh nghiệp ngành CNVH; Lao động ngành CNVH – Tầng
lớp sáng tạo; Thị trường ngành CNVH
1.2.3. QHXD HT KCHT ngành CNVH thế giới
Giới thiệu 10 mơ hình KCHT thuộc HTKCHT gắn với 5
tiền đề phát triển gồm:
KCHT liên quan tới khai thác TNVH – Di sản
- Mô hình 1: KCHT nghiên cứu Cơng nghệ kỹ thuật số:
Cơng trình, khơng gian nghiên cứu, thực nghiệm các nội dung
kỹ thuật số (Các viện nghiên cứu, trường đại học, TT nghiên
cứu). Đây cũng có thể là một khơng gian thuộc TT Đổi mới
sáng tạo, TT công nghệ,…chú trọng vào công nghệ kỹ thuật số
- Mơ hình 2: KCHT nghiên cứu số hóa di sản: Viện nghiên
cứu độc lập hoặc thuộc trường đại học liên quan tới số hóa di
sản, văn hóa, sáng tạo; viện nghiên cứu trong doanh nghiệp số,
viện bảo tàng…
- Mơ hình 3: KCHT lưu trữ CSDL số: Các cơng trình có
hoặc là một tổ hợp các cơng trình, phục vụ cho việc thu thập và
lưu trữ dữ liệu số và các hoạt động liên quan
KCHT liên quan tới KHCN ngành CNVH
- Mơ hình 4: KCHT nghiên cứu KHCN liên ngành: Công
6
trình, khơng gian hoặc tổ hợp khơng gian có chức năng nghiên
cứu phát triển công nghệ cao phụ vụ đa ngành. Thuật ngữ: Công
viên Khoa học (Science park), Công viên Công nghệ
(Technology park), TT ĐMST (Innovation Center, Innovation
hub). Quy mô của mơ hình đa dạng (cơng trình, cụm cơng trình,
khu vực hay cả một thành phố và thường quy hoạch ở dạng mở
- Mơ hình 5: KCHT phát triển cơng nghệ ngành CNVH:
Các không gian hoặc tổ hợp không gian thực hiện chức năng
R&D công nghệ sản xuất từng lĩnh vực ngành CNVH. KCHT
này bao gồm những cơng trình hoặc mạng lưới các cơng trình
có các chức năng khác nhau trong chuỗi phát triển sản phẩm
ngành CNVH. Quy mô của mơ hình rất đa dạng từ cơng trình
tới cụm cơng trình hoặc khu vực.
KCHT liên quan tới phát triển doanh nghiệp CNVH
- Mơ hình 6: KCHT hỗ trợ khởi nghiệp và nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNVH: Các không gian hoặc
tổ hợp không gian thực hiện các chức năng đào tạo về khởi
nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù
hợp với thị trường. Đây là khơng gian cho các tổ chức có chức
năng đào tạo cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn lập nghiệp bằng
cách cung cấp dịch vụ như huấn luyện quản trị, văn phòng làm
việc, kết nối đào tạo, thiết lập các quan hệ đối tác,… KCHT này
được biết tới với tên gọi là TT Khởi nghiệp (Startup center) hay
Vườn ươm Khởi nghiệp (Startup Incubator)
KCHT liên quan tới nhân lực ngành CNVH
- Mơ hình 7: KCHT đào tạo nhân lực đa ngành CNVH:
Các cơ sở giáo dục, đại học, cơ sở nghiên cứu đào tạo các lĩnh
vực CNVH, đa ngành CNVH hoặc các lĩnh vực liên quan như
công nghệ, tài chính…
- Mơ hình 8: KCHT hợp tác sáng tạo: Khơng gian có vai
trị thu hút nhân lực ngành CNVH, kết nối giữa doanh nhân, nhà
nghiên cứu, hay các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, trong đó có ngành CNVH. Chức năng là tạo mạng lưới
liên kết, truyền cảm hứng, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, hỗ
trợ phát triển thông qua hoạt động như học tập, sáng tác, nghiên
7
cứu, thực nghiệm, tư vấn, kinh doanh, tổ chức sự kiện. Thường
là các mơ hình Khơng gian hợp tác (Coworking Space); Khơng
gian sáng tạo (Creative Hub),…với quy mơ có thể từ rất nhỏ
như văn phịng, cơng trình đến tầm cỡ trung tâm.
KCHT liên quan tới thị trường sản phẩm, thương hiệu
- Mơ hình 9: KCHT trình diễn và tổ chức sự kiện văn hóa
quảng bá sản phẩm văn hóa bán định hình: Là khơng gian hoặc
tổ hợp khơng gian có chức năng trình diễn giới thiệu các sản
phẩm văn hóa, thơng qua đó quảng bá hình ảnh, xây dựng
thương hiệu cho các lĩnh vực ngành CNVH và cho doanh
nghiệp. TT trình diễn có thể kết hợp với các cơng trình văn hóa
trong hệ thống HTXH như nhà hát, cung triển lãm, quảng
trường hoặc tồn tại độc lập
- Mơ hình 10: KCHT thực hiện quảng bá, xây dựng thương
hiệu CNVH: Là khơng gian hoặc tổ hợp khơng gian có chức
năng thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy các hoạt động quảng bá
sản phẩm văn hóa, xây dựng thương hiệu văn hóa trong một
khu vực hay quốc gia. Đó là các mơ hình như Cụm/ TT Văn hóa
(Cultural Cluster/ Cultural Hub), Quận Văn hóa/Sáng tạo
(Cultural/Creative District)
Thực trạng QHXD hệ thống KCHT cho ngành CNVH
Phân tích kinh nghiệm QHXD hệ thống KCHT ngành
CNVH tại các quốc gia phát triển ngành CNVH: Hệ thống
mạng lưới KCHT ngành CNVH tại Hàn Quốc gồm tổng hợp
phức hợp CNVH, địa điểm xúc tiến CNVH, khu CNVH; Thủ
đơ văn Hóa tại Nhật Bản; Thung lũng Silicon tại Hoa Kỳ.
1.3. Thực trạng QHXD HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng ngành CNVH tại Việt Nam
Khái quát thực trạng chung ngành CNVH tại Việt Nam
chưa thực sự phát triển, tuy nhiên vẫn có nhiều tiềm năng.
1.3.2. Thực trạng HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Khái quát thực trạng HTKCHT ngành CNVH tại Việt
Nam và những hạn chế trong khai thác các tiền đề phát triển:
chất lượng nguồn nhân lực, khai thác di sản chưa hiệu quả, chưa
nắm được các cơng nghệ nguồn, doanh nghiệp CNVH chưa có
8
thương hiêu, chưa chiếm lĩnh được thị trường ngay cả nội địa.
1.3.3. Thực trạng QHXD HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Khái qt tình hình thực trạng các mơ hình tại Việt Nam
tương ứng với 10 mơ hình KCHT gắn với 5 tiền đề phát triển
trên thế giới (mục 1.2.3) cho thấy hiện nay HTKCHT ngành
CNVH tại Việt Nam chưa đầy đủ, hồn thiện, chưa có các
KCHT chun biệt cho: Nghiên cứu và khai thác TNVH; Sẵn
sàng công nghệ CNVH, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh
nghiệp CNVH. Các KCHT có liên quan tới ngành CNVH hoạt
động mang tính riêng lẻ, chưa thể hiện được vai trò hỗ trợ thúc
đẩy phát triển cho ngành. Cụ thể:
KCHT liên quan khai thác TNVH kỹ thuật số:
Các mơ hình KCHT CSDL tại Việt Nam phần lớn thuộc
dạng quy mơ nhỏ, có thể là một bộ phận nằm trong các TT công
nghệ, các TT công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong đại học.
KCHT liên quan KHCN ngành CNVH tại Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã có một số khu CNC, cơng viên
phần mềm và các cơ sở vườn ươm, TT hỗ trợ khởi nghiệp với
nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên chưa
tập hợp đủ các thành tố của hệ sinh thái ĐMST
KCHT liên quan doanh nghiệp CNVH tại Việt Nam
Chưa có TT có quy mơ lớn đủ đáp ứng các nhu cầu phát
triển của doanh nghiệp ngành CNVH. Các khu CNC, vườm
ươm KHCN đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn thiếu nhiều yếu
tố để tạo sự phát triển, bao gồm: Quy mô hạn chế, Hạ tầng
R&D thiếu, thiếu chính sách ưu đãi đặc biệt
KCHT liên quan nhân lực ngành CNVH tại Việt Nam
Hiện nay các cơ sở đào tạo ngành CNVH thiếu yếu tố
liên ngành, chưa có sự kết hợp đào tạo kỹ thuật và nghệ thuật.
KCHT liên quan thị trường CNVH tại Việt Nam
Chưa có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, thực
hiện các nhiệm vụ tạo dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược
ngành CNVH.
Thực trạng QHXD HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Với điều kiện hạn chế về mơ hình và nguồn lực đầu tư
9
xây dựng hệ thống KCHT ngành CNVH, vấn đề QHXD hệ
thống KCHT ngành CNVH Việt Nam tại các các đô thị hầu như
không được đặt ra. Trong nhiều trường hợp, hệ thống KCHT
ngành CNVH được xếp trùng với HT hạ tầng xã hội.
Hình 1.13: So sánh hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới
và tại Việt Nam
10
1.4. Những cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có
liên quan đề tài
Đề tài có nội dung mới, chưa có tài liệu nghiên cứu có
liên quan chặt chẽ tới luận án.
1.5. Đánh giá tổng quan tình hình QHXD hệ thống KCHT
ngành CNVH trên thế giới và tại Việt Nam
- Mơ hình KCHT ngành CNVH đa dạng, có thể phục vụ đơn
ngành hoặc đa ngành;
- Mơ hình KCHT ngành CNVH có thể là một khu vực chức
năng hoặc là một đơ thị hồn chỉnh. QHXD KCHT ngành
CNVH là QHXD một khu vực chức năng đặc thù trong đô thị;
- 5 tiền đề/ yếu tố tác động tới sự hình thành phát triển và
QHXD KCHT ngành CNVH: TNVH, KHCN, doanh nghiệp,
nhân lực và thị trường ngành CNVH; Cạnh đó cịn có đặc thù
lĩnh vực CNVH; Quan hệ với khu vực có Di sản, HTKCHT
chung quốc gia, khu kinh tế, đô thị và đô thị lân cận, quỹ đất;
- Để tối ưu hóa nguồn lực, Việt Nam cần các mơ hình KCHT
có tính tích hợp cao gắn với 5 tiền đề ngành CNVH.
1.6. Những vấn đề luận án cần quan tâm giải quyết
- Nghiên cứu 5 tiền đề tác động tới ngành CNVH
- Nghiên cứu các nội dung liên quan tới tương tác đơ thị, gắn
với nhu cầu bố trí, phân bố hệ thống KCHT trong QHXD
- Đề xuất mơ hình (tích hợp tiêu biểu) và định hướng QHXD
hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH.
- Đề xuất Bộ công cụ đánh giá Khu vực tăng trưởng thông
minh theo 5 hệ khung của hệ thống KCHT ngành CNVH.
Chƣơng 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC QHXD HỆ THỐNG
KCHT NGÀNH CNVH TẠI VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý thuyết
- Lý thuyết Khu vực tăng trưởng thông minh (Smart
Growth), liên quan đến QH và giao thông đô thị, tập trung tăng
trưởng trong các khu vực nhỏ gọn tạo thành ý thức cộng đồng
và địa điểm (Tinh thần nơi chốn – Sense of place). Với khoảng
cách có thể đi bộ 750 - 800m (10 phút, v= 4,5- 5km/h) đưa ra
quy mơ diện tích của mơ hình KCHT CNVH hợp lý từ 20-25ha.
11
- Lý thuyết Đô thị thông minh (Smart city Theory) là tổng
kết một mơ hình đang tồn tại trong thực tiễn, bắt nguồn từ Hoa
Kỳ, dùng để định danh một thành phố tích hợp cơng nghệ
thơng tin (ICT) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu suất các
dịch vụ đô thị, giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Từ đó đưa ra hệ khung tiêu chí và
đánh giá cho các mơ hình KCHT ngành CNVH.
- Lý thuyết: Chủ nghĩa đô thị thông minh (Principles of
intelligent urbanism) bao gồm một bộ 10 nguyên tắc nhằm
hướng dẫn quy hoạch và thiết kế đô thị trên cơ sở tích hợp nội
dung quản lý và quy hoạch đơ thị. Từ đó hình thành các ngun
tắc cho việc xây dựng mối tương tác giữa mơ hình KCHT
ngành CNVH với đơ thị.
2.2. Cơ sở pháp lý
Tổng hợp các cơ sở pháp lý liên quan đến ngành CNVH tại
Việt Nam, liên quan đến KCHT ngành CNVH tại Việt Nam,
liên quan tới QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH.
Trong đó QĐ số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của TTCP
đề cập tới huy động các nguồn lực xã hội để hình thành và phát
triển 3 TT CNVH tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và
một số TT gắn với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Quy trình và không gian chức năng sản xuất của các
lĩnh vực ngành CNVH
HTKCHT phục vụ sản xuất ngành CNVH do có sự linh
hoạt về không gian, đa chức năng và không gây ô nhiễm môi
trường nên thường sử dụng chung không gian với khu dân cư,
khu đô thị. Đặc điểm này giúp các hoạt động ngành CNVH có
thể sử dụng hạ tầng nhà ở, hạ tầng kinh tế kỹ thuật chung đô thị
Mỗi lĩnh vực ngành CNVH mặc dù có chuỗi sản xuất
tương tự như các ngành công nghiệp khác, tuy nhiên quy trình
sản xuất và tiêu thụ đều có những đặc thù riêng, tương ứng với
các không gian chức năng thực hiện.
2.3.2. Năm tiền đề ngành CNVH trong điều kiện Việt Nam
hiện nay
12
Phân tích các tiền đề ngành CNVH: Cách thức khai thác
di sản thành TNVH với phương thức khai thác trực tiếp và gián
tiếp; Các hoạt động nghiên cứu tạo lập công nghệ nguồn cho
ngành CNVH; Thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp CNVH; Đào tạo
nhân lực chuyên và đa ngành CNVH; Thúc đẩy thị trường xây
dựng thương hiệu.
2.3.3. KCHT cơ sở sản xuất công nghiệp trong điều kiện
Việt Nam hiện nay
2.3.3.1. KCHT Cơ sở sản xuất cơng nghiệp
Theo quy luật có tính phổ quát tại các nước phát triển, để
phát triển CNVH, Việt Nam cần hình thành các mơ hình: Điểm
CNVH; Khu, cụm CNVH, đặc biệt là các TT CNVH trong đó
tập trung các yếu tố thúc đẩy phát triển cho ngành CNVH, đặc
biệt là công nghệ; Vùng công nghiệp văn hóa. Trong đó TT
CNVH có vai trị đặc biệt quan trọng, là hệ thống KCHT phát
triển, nền tảng cho phát triển ngành CNVH Việt Nam.
2.3.3.2. KCHT cơ sở sản xuất cơng nghiệp trong đơ thị Việt Nam
Phân tích cơ cấu và giải pháp bố trí khơng gian của cơ sở
sản xuất cơng nghiệp trong cơ cấu đơ thị Việt Nam.
Hình 2.18: Các khả năng bố trí KCHT ngành CNVH trong đô thị
2.3.4. KCHT ngành CNVH và tƣơng tác đô thị
13
Phân tích vai trị và mối tương tác của KCHT ngành
CNVH với đô thị: Mối tương tác về cấu trúc không gian với đô
thị; Mối quan hệ của hệ thống KCHT ngành CNVH với các khu
chức năng đô thị; Hệ thống KCHT ngành CNVH và vai trò
trong việc xây dựng hình ảnh và sức sống đơ thị;
Từ đó đánh giá các tác động của HTKCHT ngành CNVH
tới xã hội và đơ thị hóa thơng qua 5 hệ khung: i) Khung văn
hóa: giải thích các truyền thống, hệ thống giá trị tinh thần trong
một xã hội nhất định; ii) Khung KCHT: Khung năng lượng,
khung quản lý dữ liệu, khung công nghệ; iii) Khung con người:
hệ thống các chính sách đào tạo, thu hút cá nhân, tổ chức rong
CNVH liên quan tới địa phương lập nghiệp; iv) Khung thể chế:
Hệ thống pháp luật, quy định, thủ tục hành chính và phong tục
tập quán, hương ước thể hiện sự hợp tác giữa chính quyền và
dân cư; v) Khung hội nhập: Hệ thống chính sách liên quan tới
kết nối và lan tỏa tinh thần kinh doanh, tinh thần văn hóa trong
một địa phương, một vùng hay quốc gia, khu vực, quốc tế.
2.4. Các yếu tố tác động tới QHXD hệ thống KCHT ngành
CNVH tại Việt Nam
2.4.1. Các yếu tố đặc thù văn hóa xã hội tác động tới QHXD
hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý, tự nhiên, bối cảnh văn hóa xã
hội thuận lợi và có nhiều lợi thế cho phát triển ngành CNVH.
Đặc biệt Việt Nam là quốc gia giàu TNVH, hội tụ đa dạng về
văn hóa, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của cả 54 dân tộc với trên
40.000 di tích lịch sử - văn hóa và thắng cảnh gồm hơn 3.000 di
tích được xếp hạng di tích quốc, hơn 7.000 di tích được xếp
hạng cấp tỉnh. Trong đó có các di sản được các tổ chức hoạt
động về Di sản uy tín trên thế giới và khu vực công nhận.
2.4.2. Các cơ sở khác liên quan QHXD KCHT ngành CNVH
Lựa chọn địa điểm xây dựng KCHT ngành CNVH theo: i)
Chiến lược của Chính phủ; ii) Địa điểm có HT HTKT hiện đại,
mật độ dân cư cao, hạ tầng KTXH phù hợp triển khai các hoạt
động kinh tế, là TT của khu vực (thành phố).
14
Hình 2.22: Các điểm xây dựng KCHT ngành CNVH và Di sản
thế giới tại Việt Nam
15
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ
THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NGÀNH CƠNG NGHIỆP
VĂN HĨA TẠI VIỆT NAM
3.1. Quan điểm và nguyên tắc QHXD HT KCHT ngành
CNVH tại Việt Nam
3.1.1. Quan điểm chung về QHXD HT KCHT ngành CNVH
Quan điểm 1: Phù hợp với chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước; Quan điểm 2: Thúc đẩy và phát triển hoạt
động của 12 lĩnh vực ngành CNVH và gắn với các hoạt động
kinh tế, sáng tạo khác; Quan điểm 3: Hướng tới các xu hướng
phát triển hiện nay của thế giới và phù hợp với điều kiện Việt
Nam; Quan điểm 4: HTKCHT ngành CNVH là bộ phận và hoạt
động tương thích với hệ thống KCHT quốc gia; Quan điểm 5:
KCHT ngành CNVH - Một bộ phận chức năng đặc thù của đô
thị; Quan điểm 6: KCHT ngành CNVH gắn với hoạt động khai
thác phát huy giá trị di sản.
Từ những quan điểm đã nêu, dựa trên thực tiễn thế giới
với 10 mơ hình KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH và theo
đặc điểm của Việt Nam về quản lý Nhà nước, nguồn lực cũng
như thị trường, luận án đề xuất 2 mơ hình tích hợp:
- Mơ hình TT Tài ngun số ngành CNVH là mơ hình tích
hợp của 3 mơ hình 1,2,3 được trình bày trong mục 1.2.3,
- Mơ hình TT CNVH là mơ hình tích hợp của 7 mơ hình 4-10
được trình bày trong mục 1.2.3.
3.1.2. Ngun tắc QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH
Nguyên tắc 1: QHXD hệ thống KCHT phù hợp với xu
hướng chung trên thế giới; Nguyên tắc 2: QHXD hệ thống
KCHT ngành CNVH phải đồng bộ với hệ thống KCHT chung
quốc gia; Nguyên tắc 3: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH
cần phù hợp hình thành hệ sinh thái kinh doanh; Nguyên tắc 4:
QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH cần duy trì và phát triển
hệ thống Cơ sở hạ tầng sẵn có, liên kết cơ sở này vào HTKCHT
chung của ngành để có thể khai thác và cùng phát triển; Nguyên
tắc 5: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH phát triển và kiểm
soát phát triển với sự tham gia của các thành phần: Nhà nước,
16
tri thức, doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) và các cộng đồng dân
cư; Nguyên tắc 6: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tôn
trọng Hệ sinh thái tự nhiên và đảm bảo giữ gìn và phát triển các
yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, xã hội…; Nguyên tắc 7: QHXD hệ
thống KCHT ngành CNVH phải đảm bảo quy mơ phục vụ tồn
quốc; Nguyên tắc 8: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH đảm
bảo tính phát triển bền vững và linh hoạt các giải pháp xây
dựng; Nguyên tắc 9: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH cần
chú trọng không gian mở, không gian kết nối.
3.2. Hệ thống mạng lƣới KCHT ngành CNVH tại Việt Nam
3.2.1. HT mạng lƣới TT Tài nguyên số CNVH tại Việt Nam
TT TNS ngành CNVH phân thành 2 cấp: TT Cấp quốc
gia; TT cấp tỉnh
Hình 3.4: HT mạng lưới TT TNS ngành CNVH tại Việt Nam
3.2.2. Hệ thống mạng lƣới TT CNVH tại Việt Nam
Số lượng TT CNVH phụ thuộc vào điều kiện thị trường,
năng lực công nghệ và nhu cầu phát triển của mỗi địa phương,
có thể phát triển theo kịch bản:
- TT CNVH tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM
17
nhằm tận dụng nguồn nhân lực, hệ thống các cơ sở KHCN và
thị trường tại đây; Các TT này có thể nằm tại Khu phần mềm
hoặc Khu R&D trong Khu công nghệ của 3 thành phố, tương tự
như TT Tài nguyên số ngành CNVH.
- TT CNVH đặt tại các đô thị thủ phủ của tỉnh;
- TT CNVH đặt tại các địa điểm có Di sản thế giới.
Hình 3.5: Hệ thống mạng lưới TT CNVH tại Việt Nam
3.3. Định hƣớng QHXD TT TNS ngành CNVH tại Việt Nam
3.3.1. Khái quát chung về TT Tài nguyên số ngành CNVH
- Chức năng: Thiết lập, xử lý, lưu trữ, quản lý, cung cấp và
phát triển hệ thống CSDL về tài nguyên văn hóa và quản lý
chung ngành CNVH phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên
tục (Business Continuity Planning) của 12 lĩnh vực ngành
CNVH. Hệ thống CSDL này bao gồm: Dữ liệu tài nguyên văn
hóa; Dữ liệu pháp lý; Dữ liệu quản lý, nhân lực; Dữ liệu
KHCN; Dữ liệu Tài chính, thị trường.
- Nhiệm vụ: Số hóa các TNVH; thống nhất các quy định
chung về giao thức số cũng như hình thành kho CSDL; Thúc
18
đẩy sự tương tác của con người với con người, với thiết bị và
chính bản thân cơng trình trong TT
- Quy mô: Theo tổng hợp ~500 TT Tài nguyên số và TT
nghiên cứu công nghệ kỹ thuật số tại một số quốc gia phát triển
dự kiến chia quy mô chiếm đất của TT Tài nguyên số thành 2
loại: Quy mô trung bình ( 2- 4 ha) ; Quy mơ lớn (5 – 10ha).
- Phân cấp TT CSDL: TT Tài nguyên sơ ngành CNVH
cũng là mơ hình KCHT trọng yếu của hệ thống KCHT quốc gia.
Vì vậy có thể xây dựng cấp IV (hệ thống tiêu chuẩn ANSI)
- Các bộ phận chức năng (Xem bảng 3.2)
3.3.2. Định hƣớng QHXD TT Tài nguyên số ngành CNVH
Định hướng phát triển không gian chung:
- Với quy mô khoảng 0,3 – 10 ha, TT Tài nguyên số ngành
CNVH có một số cách bố cục thông thường của một TT công
nghệ, sản xuất với các dạng: i) Quy hoạch theo kiểu ô cờ; ii)
Quy hoạch theo kiểu hợp khối liên tục; iii) Quy hoạch theo kiểu
mơdun; iv) Quy hoạch theo kiểu tự do.
- Cơng trình có vai trị quyết định trong định hướng phát
triển khơng gian của TT là cơng trình lưu trữ, quản lý và phân
phối CSDL.
- Cơng trình có u cầu đặc biệt về kiểm sốt an ninh, an
tồn. Có thể cách ly thơng qua hệ thống hàng rào an ninh, cửa
kiểm sốt, tất cả khu vực đều có thiết bị theo 24/7.
- Hình thức TT linh hoạt, có thể là một tổ hợp các khơng
gian tập trung thành một khối cơng trình cao tầng, phát triển
theo chiều đứng; có thể là tổ hợp cơng trình thấp tầng, trải rộng
Cơ cấu sử dụng đất:
Bảng 3.2: Ví dụ SDĐ tại TT Tài nguyên số cấp quốc gia
Ký
Loại Khu chức năng
Tỷ lệ Diện
hiệu
đất (%) tích
i
QL
Khu quản lý, điều hành
2- 4
0,3ha
ii NC
Khu nghiên cứu
8 – 10 0,9ha
iii DL
Khu lưu trữ, quản lý phân phối
46 –
4,8ha
CSDL
50
iv (CX1- Khu cây xanh tập trung CX1
20
2,0ha
19
v
vi
CX2) Khu cây xanh phân tán CX2
KT
Khu cơng trình HTKT
GT
Giao thơng
Đường
P
Bãi đỗ xe
Tổng cộng
2- 4
16-18
0,3ha
1,7ha
100
10,0 ha
Hình 3.17: Định hướng phát triển không gian QHXD TT Tài
nguyên số ngành CNVH
3.4. Định hƣớng QHXD TT CNVH tại Việt Nam
3.4.1. Khái quát chung về TT CNVH
- Chức năng: có chức năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp
ngành CNVH các dịch vụ công nghệ liên quan đến đầu vào và
đầu ra của chuỗi sản xuất; kết nối cá nhân và tổ chức có liên
quan, kết nối doanh nghiệp và kết nối thị trường trong, ngồi
nước: Thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ; Thúc đẩy hoạt động
R&D, ĐMST và khởi nghiệp; Thu hút đầu tư, cấp vốn cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp; Nơi thử nghiệm chính sách, thể chế.
- Nhiệm vụ: Thu hút nguồn lực (Công nghệ, doanh nghiệp
20
sáng tạo, nhà khoa học); Cung cấp dịch vụ (Đào tạo, tư vấn
công nghệ; Trưng bày giới thiệu sản phẩm; Đào tạo khởi
nghiệp); Kết nối tạo thành hệ thống (Hệ sinh thái ngành CNVH,
các KCHT phát triển của các lĩnh vực khác)
- Quy mơ: TT CNVH là một mơ hình tích hợp TT chuyên
ngành của các lĩnh vực ngành CNVH. Xác định quy mô đất đai
của một TT theo 2 hướng sau:
+ Căn cứ theo tổng hợp một số TT văn hóa tại quốc gia phát
triển, dự kiến chia quy mô chiếm đất của TT thành 3 loại: Quy
mô nhỏ (15 - 20 ha); Quy mơ trung bình (20 - 35ha); Quy mô
lớn (35- 45ha, tối đa 50ha tương đương với khoảng cách để có
thể đi bộ 800m).
+ Căn cứ theo tích hợp quy mơ của các khu chức năng bên
trong, từ đó xác định quy mơ của TT: Quy mô số người làm
việc trong trung tâm; Quy mô mức đầu tư xây dựng; Quy mô số
bằng phát minh, sáng chế được cấp bản quyền trong năm.
- Phân cấp TT CNVH: Do TT CNVH là mơ hình tích hợp
nhiều dạng TT, nên mỗi loại TT sẽ có một cách thức phân cấp
riêng phù hợp với loại hình hoạt động.
- Các bộ phận chức năng trong TT CNVH (Xem bảng 3.4)
3.4.2. Định hƣớng QHXD TT CNVH
3.4.2.1. Định hƣớng phát triển không gian chung và cơ cấu
sử dụng đất
Định hướng phát triển khơng gian chung:
- TT CNVH có một số cách bố cục thông thường: i) Quy
hoạch theo kiểu ô cờ; ii) Quy hoạch theo kiểu linh hoạt.
- Khu vực có vai trị quyết định trong định hướng phát
triển khơng gian của TT là Khu trưng bày và giới thiệu các sản
phẩm văn hóa. Đây là khu vực dùng chung cho các bộ phận
nghiên cứu của 12 lĩnh vực ngành CNVH.
Có hai hình thức bố cục chính:
+ Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm văn hóa bố trí
thành một dải không gian trung tâm.
+ Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm văn hóa bố trí
thành hai dải khơng gian trung tâm, vng góc nhau.
21
Cơ cấu sử dụng đất:
Bảng 3.4: Ví dụ sử dụng đất tại TT CNVH
Khu Ký
Loại
Tỷ lệ
Diện tích
hiệu
đất (%)
i
QL Khu quản lý, điều hành
2-4
1,2ha
ii
TL Khu trưng bày và giới thiệu
8- 10
3,6ha
sản phẩm
iii
NC Khu nghiên cứu, tạo lập và
46 –
19,2ha
(NC1- cung cấp công nghệ nguồn;
50
(mỗi lĩnh vực
NC12) đào tạo khởi nghiệp
~ 1,6ha)
iv (CX1- Khu cây xanh tập trung CX1
20
8,0ha
CX2) Khu cây xanh phân tán CX2
v HTKT Khu cơng trình HTKT
2-4
1,2ha
vi
GT Giao thơng
16-18
6,8ha
Đường
P
Bãi đỗ xe
Tổng cộng
100
40ha
Hình 3.21: Ví dụ định hướng QHXD TT CNVH tại Việt Nam
22
3.5. Đầu tƣ xây dựng và quản lý, vận hành HT KCHT
ngành CNVH tại Việt Nam
3.5.1. Đầu tƣ xây dựng HT KCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Đầu tư xây dựng HT TT Tài nguyên số ngành CNVH
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Tập trung xây dựng 3
TT Tài nguyên số ngành CNVH tại 3 thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. HCM, kế tiếp tại các địa điểm có Di sản thế giới.
- Giai đoạn sau năm 2030: Triển khai mở rộng đầu tư xây
dựng TT Tài nguyên số ngành CNVH tại các tỉnh còn lại.
Đầu tư xây dựng hệ thống TT CNVH
- Giai đoạn từ nay đến năm 2030: Nhà nước đầu tư xây
dựng hạ tầng cho các TT CNVH tại 3 thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. HCM, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư.
- Giai đoạn sau năm 2030: Đầu tư xây dựng TT CNVH tại
các điểm gắn với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
3.5.2. Quản lý vận hành HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam
Quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH có sự
tham gia của tồn xã hội, theo điều kiện thị trường, gồm 5 thành
phần sau: Nhà nước; Chính quyền địa phương; Doanh nghiệp
đầu tư xây dựng; Doanh nghiệp khai thác; Người làm việc trong
các TT; Cộng đồng địa phương và cộng đồng chung.
3.6. Đề xuất bộ công cụ đánh giá Khu vực tăng trƣởng
thông minh.
Bảng 3.6: Các nội dung cơ bản cho việc thành lập Bộ
công cụ đánh giá Khu vực tăng trưởng thông minh theo các tiêu
chí đánh giá liên quan tới CNVH tại Việt Nam
Đánh Thực
Lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch
giá trạng
Khung Bảo Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn
văn tồn hóa.Tích hợp giải pháp QH với địa điểm có
TNVH hiện có,...
hóa
Khung Mức KCHT gắn với sử dụng công nghệ thông tin
KCHT độ chú Thiết bị; Quyền truy cập; Mạng kết nối; Kết
trọng hợp giữa đô thị vật lý và đô thị kỹ thuật số)
23
Khung nt Không gian đào tạo khởi nghiệp, tái khởi nghiệp,
con
công dân kỹ thuật số; Thúc đẩy tương tác cộng
ngƣời
đồng; Phù hợp điều kiện vật chất và tinh thần
Khung nt Quy chế kiểm sốt phát triển đơ thị; Hình thành hệ
thể chế
thống tham gia của các bên liên quan
Khung nt Không gian thúc đẩy kết nối hệ thống địa lý,
hội
KTXH, văn hóa, hành lang xanh, HTKT. Mang
nhập
tính biểu tượng địa phương để lan tỏa thương hiệu
Sự tích hợp 5 nội dung đánh giá
Phát triển bền vững
KẾT LUẬN
Nội dung luận án đã thực hiện theo các mục tiêu đề ra:
1. Tổng hợp các vấn đề thực tiễn trong và ngoài nước có
liên quan, cho thấy có 5 nội dung hay tiền đề mang tính đặc thù
để hình thành khơng gian vật lý (bên cạnh không gian số) của
hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam:
- Tài nguyên văn hóa, trong đó đặc biệt là tài nguyên từ hệ
thống di sản Việt Nam. Từ đây hình thành các khơng gian cho
việc nghiên cứu cơng nghệ số hóa di sản; Khơng gian thực hiện
số hóa di sản và khơng gian lưu giữ CSDL.
- Cơng nghệ ngành CNVH, trong đó bao gồm: Cơng nghệ
nguồn, cơng nghệ kỹ thuật hay cơng nghệ trình diễn, cơng nghệ
thơng tin hay cơng nghệ điện tốn đám mây; ĐMST, kỹ năng
cứng và kỹ năng mềm; Cấu trúc tổ chức... Từ đây hình thành
các khơng gian cho việc nghiên cứu, tích tụ cơng nghệ nguồn
gắn với hệ thống Sẵn sàng về công nghệ của ngành CNVH.
- Doanh nghiệp ngành CNVH, trong đó bao gồm: Quy mơ và
loại hình doanh nghiệp; Chuỗi sản xuất của 12 ngành CNVH. Từ
đây hình thành không gian vật lý cho các hoạt động đào tạo khởi
nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân lực ngành CNVH: gồm các nhân lực trong và có liên
quan tới ngành CNVH, là nhân lực bậc cao, tầng lớp sáng tạo của
xã hội. Từ đây hình thành các không gian cho nhân lực ngành
CNVH làm việc, học hỏi, tích lũy, giao lưu sáng tạo.
- Thị trường ngành CNVH, bao gồm: Sản phẩm thị trường
của ngành CNVH; Người tiêu dùng sản phẩm của ngành
CNVH; Thị trường nội địa và thị trường ngoài nước của ngành