Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nguyên nhân gây ra phát thải cacbon hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp và giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 109 trang )

-----------------

LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN

NGUYÊN NHÂN GÂY RA PHÁT THẢI CACBON HÀM
CHỨA CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn 1: TS. LÊ HOÀI LONG

Chữ ký:

Cán bộ hướng dẫn 2: TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC CƯƠNG

Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN THANH VIỆT

Chữ ký:

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN



Chữ ký:

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM
ngày 10 tháng 07 năm 2023
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1.

PGS. TS. ĐỖ TIẾN SỸ.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

2.

TS. PGS. TS TRẦN ĐỨC HỌC

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

3.

TS. PHẠM HẢI CHIẾN

ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG

4.

PGS. TS. PHẠM VŨ HỒNG SƠN

ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG


5.

TS. NGUYỄN THANH VIỆT

ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. ĐỖ TIẾN SỸ

PGS. TS. LÊ ANH TUẤN


1. TÊN ĐỀ TÀI
NGUYÊN NHÂN GÂY RA PHÁT THẢI CACBON HÀM CHỨA CỦA DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG / CAUSES OF EMBODIED CARBON IN INDUSTRIAL
CONSTRUCTION PROJECTS AND SOLUTIONS TO MINIMIZE IMPACT
ON ENVIRONMENT
2. NHIỆM VU VÀ NỘI DUNG
- Tìm hiểu và xếp hạng những nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm chứa
- Phân tích và đánh giá những nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm chứa
- Xây dựng mối liên hệ giữa các nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm chứa
- Đóng góp các giải pháp để ngăn chặn và hạn chế.
- Nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm
chứa và mối liên hệ của chúng.

3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
06/02/2022
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
11/06/2022
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1:
TS. LÊ HOÀI LONG
6. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2:
TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC CƯƠNG
TP.HCM, ngày …… tháng …… năm ……
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS. LÊ HOÀI LONG

TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC CƯƠNG

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. LÊ HỒI LONG

PGS. TS. LÊ ANH TUẤN


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ là bài viết tổng kết quan trọng nhất để đánh giá quá trình học
tập và nghiên cứu của học viên. Đây là thành quả thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của
học viên. Trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tơi được rất nhiều sự động

viên và hỗ trợ tận tình và q báu của gia đình, thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè.
Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các quý thầy cô của khoa Kỹ Thuật
Xây Dựng trường Đại học Bách Khoa TP. HCM nói chung và quý thầy cô Bộ môn
Thi công và Quản lý xây dựng nói riêng, đã cho tơi kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại đây. Đặc biệt, tơi muốn bày tỏ lịng biết
ơn đặc biệt đến Thầy TS Lê Hoài Long và Thầy TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương, người
đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và cho tôi nhiều lời khuyên để giúp tơi hồn thành
tốt nhất luận văn này. Ngồi ra, tôi muốn cảm ơn những người bạn và đồng nghiệp
đã chia sẻ những kinh nghiệm và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức, nhưng do kiến thức và kĩ năng còn hạn chế, nên
có thể khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
các thầy cơ để tơi có thể rút ra nhiều kinh nghiệm q báu để trang bị cho công việc
và học tập trong tương lai.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã đồng hành và ln động viên,
tạo điều kiện cho tơi vượt qua những khó khăn và trở ngại để hoàn thành luận văn
này. Chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2023

LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN

i


TÓM TẮT
Luận văn Thạc sĩ này tập trung xác định các nguyên nhân gây ra phát thải cacbon
hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp. Từ tài liệu tham khảo, ý kiến của chuyên
gia, người có kinh nghiệm, và kiến thức của tác giả thu nhặt được trong quá trình làm
việc và học tập, tổng cộng có 27 ngun nhân gây ra phát thải cacbon hàm chứa. Tác
giả tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thu

thập dữ liệu. Sau khi sàng lọc, phân loại, đã có 255 phản hồi hợp lệ và được sử dụng
trong phân tích thống kê. Các phân tích được sử dụng bao gồm phương pháp xếp
hạng các nguyên nhân, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả phân tích nhân tố khám
phá đã chỉ ra 5 nhóm ngun nhân chính gây ra phát thải cacbon hàm chứa bao gồm:
(1) Các nguyên nhân liên quan tới Đặc điểm dự án
(2) Các nguyên nhân liên quan tới Sản xuất vật liệu xây dựng
(3) Các nguyên nhân liên quan tới Quá trình xây dựng dự án
(4) Các nguyên nhân liên quan tới Quá trình vận hành dự án
(5) Các nguyên nhân liên quan tới Chi phí dự án
Bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM), nghiên cứu đã xác định mối tương
quan lẫn nhau của nguyên nhân chính gây ra phát thải cacbon hàm chứa và mối tương
quan của nguyên nhân chính đên phát thải cacbon hàm chứa. Từ kết quả nêu trên, tác
giả đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và đưa ra các hướng phát
triển đề tài trong tương lai.

ii


ABSTRACT
The study focuses on identifying the causes of carbon emissions contained in
industrial construction projects. From references, expert opinions, experienced
people, and the author's knowledge gathered during work and study, a total of 27
causes of carbon emissions are contained. The author conducted a survey using a
questionnaire using a 5-level Likert scale to collect data. After screening and
classification, there were 255 valid responses and were used in statistical analysis.
The analyzes used include ranking of causes, Exploratory Factor Analysis (EFA),
Confirmatory Factor Analysis (CFA) and Structural Equation Modeling (SEM). The
results of exploratory factor analysis have shown 5 main groups of causes causing
carbon emissions including:

(1) Causes related to Project Characteristics
(2) Causes related to the Production of materials.
(3) Causes related to the Project Construction Process
(4) Causes related to Project Operation Process
(5) Reasons related to Project Cost
By Structural Equation Modeling (SEM), the study has determined the mutual
correlation of the main cause of the contained carbon emission and the correlation of
the main cause to the contained carbon emission. From the above results, the author
proposes solutions to minimize the impact on the environment and gives directions
for future development of the topic.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này hồn tồn do tơi tự nghiên cứu và thực
hiện. Các dữ liệu trong bài luân văn được trích dẫn có nguồn gốc, kết quả của bài
luận văn được thực hiện trung thực và chưa được công bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2023

LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................1
1.1


Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................1

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu ..........................................................................3

1.3

Mục tiêu đề tài ...............................................................................................4

1.4

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát .................................................................5

1.5

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................5

1.7

Cấu trúc của luận văn ....................................................................................5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...........7
2.1

Các định nghĩa và khái niệm .........................................................................7


2.1.1 Khái niệm về dự án xây dựng công nghiệp ............................................7
2.1.2 Phát thải cacbon (Whole life carbon) và Phát thải cacbon hàm chứa
(Embodied carbon) .............................................................................................8
2.2

Một số các nghiên cứu liên quan .................................................................11

2.3

Tóm tắt Chương 2 ........................................................................................12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................13
3.1

Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................13

3.2

Thu thập dữ liệu ...........................................................................................15

3.3

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................18

3.3.1 Xác định kích thước mẫu ......................................................................19
3.3.2 Cách thức lấy mẫu ................................................................................20
3.3.3 Cách thức phân phối bảng câu hỏi khảo sát .........................................20
3.3.4 Cách thức duyệt lại dữ liệu ...................................................................20
3.4


Các công cụ nghiên cứu...............................................................................21

3.5

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha.........21

3.6

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ...............22

3.7

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) .......23

3.8

Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling – SEM) .........24

3.8.1 Khái niệm ..............................................................................................24
3.8.2 Các biến trong mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................24
3.8.3 Trình tự thực hiện mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ...........................24
3.9

Tóm tắt Chương 3 ........................................................................................25

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................26
v



4.1

Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu ...........................................................26

4.2

Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................26

4.2.1 Thời gian công tác trong ngành xây dựng ............................................26
4.2.2 Chuyên ngành/chuyên môn hiện tại .....................................................27
4.2.3 Đơn vị/ Cơng ty đang cơng tác .............................................................28
4.2.4 Vị trí công tác .......................................................................................30
4.2.5 Quy mô lớn nhất của dự án công nghiệp đã từng tham gia ..................31
4.2.6 Nguồn vốn thực hiện dự án xây dựng công nghiệp ..............................32
4.2.7 Các khảo sát đánh giá về Phát thải cacbon hàm chứa của dự án xây
dựng công nghiệp .............................................................................................33
4.3

Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................36

4.4

Phân tích xếp hạng nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm chứa ..............41

4.5

Tóm tắt chương 4 .........................................................................................45

CHƯƠNG 5. NGUYÊN NHÂN GÂY PHÁT THẢI CACBON HÀM CHỨA CỦA
DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠNG NGHIỆP ...................................................................46

5.1

Mục đích ......................................................................................................46

5.2

Kiểm định sự phù hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA .....................46

5.3

Tóm tắm chương 5 .......................................................................................55

CHƯƠNG 6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY PHÁT
THẢI CACBON HÀM CHỨA CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠNG NGHIỆP .......57
6.1

Phân tích nhân tố khẳng định CFA..............................................................57

6.1.1 Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định .................................................57
6.1.2 Kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.............................................61
6.1.3 Đánh giá mối liên hệ giữa các nguyên nhân chính ...............................65
6.2

Xây dựng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ...............................................67

6.2.1 Các giả thiết ..........................................................................................67
6.2.2 Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.........................................................69
6.2.3 Phân tích các mối tương quan giữa nguyên nhân chính với phát thải
cacbon hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp .........................................75
6.3


Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động đến mơi trường ..............................78

6.3.1 Đối với Q trình sản xuất vật liệu xây dựng .......................................78
6.3.2 Đối với Quá trình xây dựng dự án ........................................................79
6.3.3 Đối với Quá trình vận hành dự án ........................................................79
6.3.4 Đối với Đặc điểm dự án và Chi phí dự án ............................................79

vi


6.4

Tóm tắt chương 6 .........................................................................................80

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................81
7.1

Kết luận ........................................................................................................81

7.1.1 Xác định, xếp hạng, và phân tích, đánh giá nguyên nhân gây phát thải
cacbon hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp .........................................81
7.1.2 Xác định nguyên nhân chính gây phát thải cacbon hàm chứa của dự án
xây dựng công nghiệp.......................................................................................81
7.1.3 Xây dựng mối liên hệ giữa nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm
chứa của dự án xây dựng công nghiệp và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác
động đến môi trường ........................................................................................82
7.2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................82


7.3

Hạn chế của đề tài ........................................................................................82

7.4

Hướng phát triển đề tài ................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................86
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .......................................................................................95

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1 Bảng tổng hợp nguyên nhân gây ra phát thải cacbon hàm chứa của dự án
xây dựng công nghiệp ...............................................................................................15
Bảng 3-2 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá Phát thải cacbon hàm chứa của các
dự án xây dựng công nghiệp .....................................................................................18
Bảng 3-3: Bảng thang đo giá trị các biến nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm
chứa theo Likert ........................................................................................................19
Bảng 3-4: Bảng thống kê phương pháp và công cụ nghiên cứu theo công việc .......21
Bảng 4-1. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về thời gian công tác trong ngành xây
dựng ...........................................................................................................................26
Bảng 4-2. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về chuyên ngành/chuyên môn hiện tại
...................................................................................................................................27
Bảng 4-3. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về Đơn vị/ công ty đang công tác ......28
Bảng 4-4. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về Vị trí cơng tác ................................30

Bảng 4-5. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về Quy mô lớn nhất của dự án công
nghiệp đã từng tham gia ............................................................................................31
Bảng 4-6. Bảng số lượng và tỷ lệ câu trả lời về Nguồn vốn thực hiện dự án xây
dựng công nghiệp ......................................................................................................32
Bảng 4-7. Bảng số lượng và tỷ lệ về Mức độ phát thải cacbon hàm chứa ra môi
trường của dự án xây dựng công nghiệp ...................................................................33
Bảng 4-8. Bảng số lượng và tỷ lệ về Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của phát
thải cacbon hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp...........................................34
Bảng 4-9. Bảng số lượng và tỷ lệ về Mức độ cần thiết của việc giảm lượng phát thải
cacbon hàm chứa ở dự án xây dựng công nghiệp .....................................................35
Bảng 4-10. Hệ số Cronbach’s Alpha lần 1................................................................36
Bảng 4-11. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố lần 1 ...............................37
Bảng 4-12. Hệ số Cronbach’s Alpha lần 2................................................................38
Bảng 4-13. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các yếu tố lần 2 ...............................39
Bảng 4-14. Bảng xếp hạng nguyên nhân gây phát thải cacbon hàm chứa theo trị
trung bình ..................................................................................................................41
viii


Bảng 5-1. Bảng kiểm định KMO và Bartletts’s test .................................................46
Bảng 5-2. Bảng phương sai trích ..............................................................................47
Bảng 5-3. Bảng kết quả ma trận xoay .......................................................................49
Bảng 5-4. Bảng phân nhóm các nguyên nhân ...........................................................51
Bảng 6-1. Bảng đánh giá độ phù hợp của mơ hình trong phân tích nhân tố khẳng
định CFA ...................................................................................................................60
Bảng 6-2. Bảng hệ số tương quan của mơ hình CFA chưa chuẩn hóa .....................61
Bảng 6-3. Bảng kết quả hệ số tải đã chuẩn hóa, độ tin cậy tổng hợp (CR), phương
sai trích trung bình (AVE) và phương sai riêng lớn nhất (MSV) của mơ hình ........63
Bảng 6-4. Bảng thể hiện hệ số tương quan giữa các nguyên nhân chính, căn bậc hai
phương sai trung bình trích Square Root of AVE (SQRTAVE) ..............................64

Bảng 6-5. Bảng hệ số hiệp phương sai giữa các nhóm nguyên nhân .......................65
Bảng 6-6. Bảng đánh giá độ phù hợp của mơ hình SEM ..........................................71
Bảng 6-7. Bảng hệ số tương quan chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM .....................72
Bảng 6-8. Bảng hệ số tương quan đã chuẩn hóa của mơ hình SEM .........................74
Bảng 6-9. Bảng tổng hợp hệ số tác động của nguyên nhân chính đến phát thải
cacbon hàm chứa của dự án xây dựng công nghiệp từ mơ hình SEM ......................75

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Tỷ lệ giảm khí thải cacbon từ năm 1990 (của toàn cầu và Châu Á Thái
Bình Dương) (Nguồn: Cơng ty TNHH PwC (Việt Nam) [4]) ....................................2
Hình 1-2 Các mục tiêu của Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
(Nguồn: Cơng ty TNHH PwC (Việt Nam) [4]) ..........................................................3
Hình 2-1 Các nhà phát triển khu cơng nghiệp tiềm năng (Nguồn: IZ Vietnam [10]).7
Hình 2-2 Các loại phát thải cacbon trong xây dựng (Nguồn: Carboncure [12]) ........8
Hình 2-3 Các giai đoạn xây dựng sinh phát thải cacbon hàm chứa và cacbon vận
hành (Nguồn: Carbonleadershipforum [14]) .............................................................10
Hình 3-1 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................14
Hình 4-1. Biểu đổ tỷ lệ đặc điểm Thời gian cơng tác trong ngành xây dựng ...........27
Hình 4-2. Biểu đổ tỷ lệ đặc điểm Chun mơn/chun ngành hiện tại ....................28
Hình 4-3. Biểu đổ tỷ lệ đặc điểm Đơn vị/công ty đang cơng tác ..............................29
Hình 4-4. Biểu đổ tỷ lệ đặc điểm Vị trí cơng tác ......................................................30
Hình 4-5. Biểu đổ tỷ lệ đặc điểm Quy mô lớn nhất của dự án cơng nghiệp đã từng
tham gia .....................................................................................................................31
Hình 4-6. Biểu đồ tỷ lệ đặc điểm Nguồn vốn thực hiện dự án xây dựng cơng nghiệp
...................................................................................................................................32
Hình 4-7. Biểu đồ tỷ lệ Mức độ phát thải cacbon hàm chứa ra mơi trường .............33
Hình 4-8. Biểu đồ tỷ lệ Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của phát thải cacbon

hàm chứa ...................................................................................................................35
Hình 4-9. Biểu đồ tỷ lệ Mức độ cần thiết của việc giảm lượng phát thải cacbon hàm
chứa ...........................................................................................................................36
Hình 6-1. Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định ....................................................58
Hình 6-2. Kết quả mơ hình phân tích nhân tố khẳng định chưa chuẩn hóa ..............59
Hình 6-3. Kết quả mơ hình phân tích nhân tố khẳng định đã chuẩn hóa ..................66
Hình 6-4. Mơ hình SEM chưa chuẩn hóa .................................................................69
Hình 6-5. Mơ hình SEM chuẩn hóa ..........................................................................70

x


DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

EFA

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

CFA

Confirmatory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khẳng định

SEM

Structural Equation Modeling – Mơ hình cấu trúc tuyết tính


COP

Cơng ước khung thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc

COP26

Cơng ước khung thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26

TT-BXD

Thông tư - Bộ Xây Dựng

FDI

Foreign Direct Investment

LETI

London Engery Transform Initiaive

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước

MEPF

Cơ điện

xi



CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhức nhối và thách thức của nhân loại. Đây

cũng là vấn đề nhận được nhiều quan tâm từ cộng đồng quốc tế và trong nước. Với
việc khí hậu trái đất càng ngày càng trở nên khắc nghiệt đã làm cho thế giới càng
quan tâm nhiều đến việc phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mọi
vùng mảnh đất, từ thành phố lớn nhất đến hịn đảo đại dương xa xơi nhất hay thậm
chí là những cao nhất ở các lục đia. Do đó, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu sẽ đóng vai
trị quan trọng và quyết định đến nền văn minh của nhân loại trong tương lai.
Biến đổi khí hậu ban đầu bắt đầu từ từ, tuy nhiên đã dần dần trở nên tồi tệ hơn
trong những năm qua. Sự biến đổi khí hậu là các phản ứng của mơi trường đối với
hành động của con người, bao gồm các vấn đề như khai thác, ơ nhiễm và phá rừng.[1]
Vì vậy, kể từ năm 1995, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) đã
được diễn ra và là hội nghị được tổ chức thường niên cho đến tận ngày hôm nay.
Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị được tổ chức
thường niên để bàn về biến đổi khí hậu. Đây là nơi mà các bên tham gia đánh giá quá
trình đương đầu với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của hội nghị COP là giúp nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí
hậu, giúp các nước cùng đồn kết, hợp tác để bảo vệ và chống lại biến đổi khí hậu.
Mới đây tại hội nghị COP lần thứ 26 (COP26) đã được diễn ra tại Scottish Event
Campus, Glasgow, Vương Quốc Anh vào ngày 31 tháng 10 đến ngày 13 tháng 11
năm 2021 dưới sự chủ trì của Alok Sharma - thành viên Quốc hội Anh và Chủ tịch
COP26. [2]
Chủ tịch của hội nghị COP26 mong muốn đạt được các thỏa thuận như sau:
• Đảm bảo và giữ cho nhiệt độ của Trái đất khơng được tăng hơn 1,5 độ C
• Đặt ngày chấm dứt việc sử dụng than mà không có cơng nghệ nào có thể

làm giảm đi lượng khí thải cacbon của than
• Hỗ trợ 100 tỉ USD cho việc tài trợ khí hậu theo hàng năm

HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 1


• Phát triển và tăng thêm doanh số của các loại ơtơ khơng có phát thải
• Chấm dứt và ngăn chặn việc phá hủy rừng ở cuối thập kỷ này
• Giảm đi khí thải từ methane. [3]
Bên cạnh đó, các bên tham gia cũng cam kết và hưởng ứng đạt “Net zero
cacbon” ở giữa thế kỷ. “Net zero" là việc cân bằng giữa lượng khí nhà kính thải ra và
lượng khí thải thốt ra khỏi khí quyển [3]. Một biện pháp quan trọng đã được đề xuất
là giảm thiểu lượng khí thải cacbon thải ra mơi trường. Các nước coi giải pháp này
có thể cải thiện vấn đề về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi suy nghĩ
này, khi Việt Nam là nước đang phát triển và đang sử dụng mơ hình cơng nghiệp
truyền thống thải cacbon cao.

Hình 1-1 Tỷ lệ giảm khí thải cacbon từ năm 1990 (của tồn cầu và Châu Á Thái Bình
Dương) (Nguồn: Công ty TNHH PwC (Việt Nam) [4])

Cũng trong hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ của nước ta là Thủ Tướng
Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng ở hội nghị. Việt Nam cam kết sẽ
HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 2


giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu với các mục tiêu như sau: [4] [5]

• Hồn thành cập nhật mức đóng góp quốc gia tự quyết định vào năm 2020
• Giảm đi lượng phát thải nhà kính (Greenhouse gas) vào năm 2030
• Chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030
• Loại bỏ dần nguồn năng lượng từ nhiệt điện than vào năm 2040
• Mục tiêu lượng phát thải rịng cacbon (net zero cacbon) bằng 0 vào năm
2050

Hình 1-2 Các mục tiêu của Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (Nguồn: Cơng
ty TNHH PwC (Việt Nam) [4])

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu
Với mục tiêu của Việt Nam đặt ra nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cần

có sự quan tâm, phối hợp giữa các Bộ, Ban ngành, cũng như là các doanh nghiệp,
người dân ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Trong năm 2020, ngành Xây Dựng đã đóng góp vào GDP cả nước là 6,19% [6].
Do đó, Xây dựng là ngành quan trọng trong cán cân kinh tế của Việt Nam và có cơ
hội để phát triển rất lớn. Bên cạnh đó, ngành Xây dựng có các chuỗi ngành liên quan
như ngành sản xuất vật liệu cho đến hoạt động xây dựng của nhiều loại hình bất động
HVTH: LÊ NGUYỄN HỒNG NHÂN - 1970719

TRANG 3


sản. Do đó, giảm thiểu cacbon trong ngành Xây Dựng và cụ thể là các dự án xây dựng
công nghiệp là mục tiêu quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hiện nay, các dự án xây dựng công nghiệp ở Việt Nam đang là lĩnh vực phát
triển mạnh bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên,

chủ đầu tư mới bắt đầu quan tâm đến lượng phát thải cacbon của dự án và có các
bước đầu tiên để giảm lượng khí thải, và đặc biệt là loại cacbon hàm chứa. Ví dụ tiêu
biểu là quy định về tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các dự án xây dựng
đã được Bộ Xây Dựng ban hành tại Thông tư 13/2017/TT-BXD [7]. Vì vậy, để đạt
mục tiêu lượng phát thải ròng bằng 0 trong năm 2050 của Việt Nam cam kết, cần có
nhiều biện pháp, cơng trình nghiên cứu để thúc đẩy, thay đổi nhận thức cho các người
làm nghề xây dựng.
Trước mắt, giải pháp cho vấn đề cực kỳ phức tạp này là nhận định các nguyên
nhân gây ra lượng phát thải cacbon hàm chứa của dự án xây dựng cơng nghiệp. Sau
đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát, hạn chế và ngăn ngừa phát thải cacbon trong
xây dựng.
1.3

Mục tiêu đề tài
Tác giả nhận biết rằng, vấn đề kiểm sốt và quản lý phát thải khí cacbon hàm

chứa chưa được chú trọng từ giai đoạn thiết kế đến thi cơng; vì vậy, mục tiêu đề tài
bao gồm:
• Xác định được những nguyên nhân gây ra lượng phát thải cacbon hàm chứa
ra môi trường của các dự án xây dựng cơng nghiệp
• Tìm hiểu và xác định mối liên hệ của các nguyên nhân đó được thể hiện như
thế nào
• Đề xuất giải pháp để hạn chế lượng phát thải cacbon hàm chứa và các mặt
hạn chế của tình trạng xây dựng hiện nay.

HVTH: LÊ NGUYỄN HỒNG NHÂN - 1970719

TRANG 4



1.4

Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
• Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên nhân gây ra phát thải cacbon hàm chứa
trong dự án xây dựng cơng nghiệp.
• Đối tượng khảo sát: Những người có kinh nghiệm đã và đang tham gia thực
hiện dự án xây dựng công nghiệp với vai trò là chủ đầu tư, doanh nghiệp xây
dựng, đơn vị tư vấn.

1.5

Phạm vi nghiên cứu
• Thời gian của việc nghiên cứu: 6 tháng.
• Dữ liệu được khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát ở khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Long An.

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Từ kết quả của bài nghiên cứu, những bên tham gia dự án xây dựng công
nghiệp và tham gia trong lĩnh vực xây dựng khác sẽ nhận thức rõ các nguyên
nhân gây ra lượng phát thải cacbon hàm chứa.
• Nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý và kiểm soát các nguyên nhân
gây ra phát thải cacbon hàm chứa.
• Cải thiện tính bền vững của dự án xây dựng, đưa ra biện pháp hạn chế lượng
phát thải.

1.7

Cấu trúc của luận văn

• Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
• Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
• Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
• Chương 5: NGUN NHÂN CHÍNH GÂY RA PHÁT THẢI CACBON
HÀM CHỨA CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP
• Chương 6: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH

HVTH: LÊ NGUYỄN HỒNG NHÂN - 1970719

TRANG 5


GÂY RA PHÁT THẢI CACBON HÀM CHỨA CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
CƠNG NGHIỆP
• Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1

Các định nghĩa và khái niệm

2.1.1

Khái niệm về dự án xây dựng công nghiệp

Dự án xây dựng công nghiệp là loại hình bất động sản tại các khu cơng nghiệp.

Đó là dự án được phát triển để xây dựng các khu công nghiệp, nhà xưởng cho thuê,
kho bãi, và các dự án đầu tư mặt bằng để phục vụ cho việc sản xuất các loại hình về
cơng nghiệp. [8]
Việt Nam có dân số đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, vì vậy Việt Nam có
nguồn lao động trẻ, dồi dào, chi phí rẻ, và trình độ càng được cải thiện là những yếu
tố được nhiều công ty, tập đoàn lớn quan tâm và đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Năm 2022 vừa qua, tổng vốn đăng kí vào Việt Nam đã đạt gần 27,72 tỉ USD, mức
vốn FDI thực hiện cũng đạt ở mức kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so năm 2021. Đây
là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022). [9]

Hình 2-1 Các nhà phát triển khu cơng nghiệp tiềm năng (Nguồn: IZ Vietnam [10])

HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 7


2.1.2

Phát thải cacbon (Whole life carbon) và Phát thải cacbon hàm chứa
(Embodied carbon)
Phát thải cacbon của dự án xây dựng (Whole life carbon) là đại diện cho tổng

lượng khí thải cacbon trong xuyên suốt vòng đời của dự án. Phát thải cacbon được
tính từ lúc khai thác, sản xuất vật liệu, cho đến vận hành, phá dỡ, hủy bỏ hay tái chế
dự án. Phát thải cacbon bao gồm hai thành phần là phát thải cacbon hàm chứa
(Embodied carbon) và phát thải cacbon vận hành (Operating carbon).
Hiện nay, phát thải cacbon hàm chứa và lượng phát thải cacbon vận hành trong

các loại hình dự án xây dựng đều có sự khác nhau
• Với dự án xây dựng Văn phịng: Phát thải cacbon hàm chứa chiếm 34%, còn
lượng phát thải vận hành chiếm 66%.
• Với dự án xây dựng chung cư: Phát thải cacbon hàm chứa chiếm 33%, còn
lượng phát thải vận hành chiếm 67%.
• Với dự án xây dựng trường học: Phát thải cacbon hàm chứa chiếm 33%, còn
lượng phát thải vận hành chiếm 67%. [11]

Hình 2-2 Các loại phát thải cacbon trong xây dựng (Nguồn: Carboncure [12])

Lượng phát thải cacbon được thể hiện qua thơng số Lượng khí thải tương đương
cacbon dioxide (carbon dioxide equivalent emissions), gọi tắt là cacbon.

HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 8


Lượng phát thải cacbon tương đương được ký hiệu là kgCO2e. [13]
Phát thải cacbon hàm chứa (Embodied carbon) là lượng khí thải cacbon của
dự án xây dựng liên quan đến vật liệu và q trình xây dựng trong tồn bộ vịng đời
của dự án. Nó bao gồm bất kỳ lượng phát thải cacbon được tạo ra trong quá trình sản
xuất vật liệu xây dựng (khai thác vật liệu, vận chuyển đến nhà sản xuất, chế tạo), vận
chuyển đến công trường và hoạt động xây dựng của nó.
Ngồi ra, phát thải cacbon hàm chứa là lượng phát thải cacbon của tòa nhà hoặc
cơ sở hạ tầng trước khi nó đi vào hoạt động. Phát thải cacbon hàm chứa được được
đề cập trong quá trình duy trình hoạt động, và cuối cùng là phá dỡ, vận chuyển phế
liệu và tái chế phế liệu.
Phát thải cacbon vận hành (Operating carbon) lượng khí thải cacbon của dự
án xây dựng là lượng cacbon được sinh ra từ năng lượng, nhiệt độ, ánh sáng hay năng

lượng khác trong q trình vận hành. Thơng thường, lượng phát thải cacbon vận hành
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hệ sưởi, hệ điều hịa khơng khí, hệ làm mát, hệ nước
nóng, thơng gió và chiếu sáng và cả phát thải liên quan đến công tác sinh hoạt, nấu
nướng và thiết bị của dự án.
Việc đánh giá Phát thải cacbon được thực hiện ở 4 giai đoạn của dự án:
• Giai đoạn sản xuất vật liệu: Là giai đoạn ban đầu của dự án xây dựng, được
tính từ lúc khai thác nguyên vật liệu thô cho đến khi vận chuyển sản phẩm
xây dựng đến công trường. Ở giai đoạn này, lượng phát thải cacbon được
sinh ra và giải phóng từ việc khai thác, gia công, sản xuất (bao gồm cả việc
đúc sẵn các thành phần hoặc cả một cấu kiện) và vận chuyển vật liệu thô đến
nơi sản xuất vật liệu xây dựng, đến quá trình sản xuất và kết thúc khi sản
phẩm xây dựng rời khỏi nhà máy sản xuất để đưa đến cơng trường.
• Giai đoạn thi cơng: Là giai đoạn thi cơng hình thành dự án xây dựng, giai
đoạn thấy rõ nhất trong vòng đời xây dựng. Ở giai đoạn này, lượng phát thải
cacbon được sinh ra và giải phóng từ việc vận chuyển vật liệu, sản phẩm xây
dựng và việc sử dựng năng lượng cho các hoạt động ở trên công trường
(năng lượng phát sinh từ việc sinh hoạt trên lán trại, sử dụng máy móc, thiết
HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 9


bị, v.v.) và liên quan đến sản xuất, vận chuyển, và xử lý vật liệu dư thừa tại
cơng trường.
• Giai đoạn vận hành: Giai đoạn vận hành và đưa dự án xây dựng đi vào sử
dụng. Ở giai đoạn này, phát thải cacbon được sinh và giải phóng từ quá trình
sử dụng, bảo trì, sửa chữa, thay thế, tân trang cho dự án. Ngoài ra, lượng
phát thải cacbon trong giai đoạn này cịn được tính đến việc sử dụng năng
lượng và nước để vận hành, duy trì dự án. Trong giai đoạn này, việc Thay
thế sản phẩm xây dựng được xem là trọng tâm của phát thải cacbon hàm

chứa vì công tác thay thế bao gồm cả việc sản xuất, vận chuyển, phá dỡ, lắp
đặt lại sản phẩm xây dựng.
• Giai đoạn kết thúc: Trải qua thời gian sử dụng và vận hành, dự án bước
vào giai đoạn kết thúc. Ở giai đoạn này, lượng phát thải được sinh ra và giải
phóng từ q trình ngừng hoạt động của dự án, hoạt động tháo dỡ, phá dỡ,
loại bỏ, tái cấu trúc dự án. Ngoài ra, lượng phát thải cũng xét đến cả việc vận
chuyển vật liệu ra khỏi địa điểm dự án, xử lý và tiêu hủy vật liệu.

Hình 2-3 Các giai đoạn xây dựng sinh phát thải cacbon hàm chứa và cacbon vận hành
(Nguồn: Carbonleadershipforum [14])

Qua đó, lượng phát thải cacbon hàm chứa và cacbon vận hành được phát sinh
như sau:
• Giai đoạn sản xuất vật liệu: sinh ra phát thải cacbon hàm chứa
• Giai đoạn thi cơng: sinh ra phát thải cacbon hàm chứa
• Giai đoạn vận hành: sinh ra phát thải cacbon vận hành và cacbon hàm chứa
• Giai đoạn kết thúc: sinh ra phát thải cacbon hàm chứa.
HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 10


2.2

Một số các nghiên cứu liên quan
Tính đến nay, có các bài viết nghiên cứu về lý thuyết của phát thải cacbon hàm

chứa và phương pháp tính tốn. Tuy nhiên, ngun nhân của phát thải cacbon hàm
chứa thì chưa có bài viết nghiên cứu cụ thể và chi tiết
Theo London Engery Transform Initiaive [11], phát thải cacbon hàm chứa liên

quan tới những giai đoạn sau:
• Vật liệu: Khai thác và chế biến nguyên liệu, sự tiêu thụ năng lượng và nước
của nhà máy hoặc trong việc sản xuất vật liệu hoặc dự án, và vận chuyển.
• Xây dựng: Xây dựng dự án
• Sử dụng: Bảo dưỡng, thay thế và khí thải liên quan đến việc làm lạnh.
• Kết thúc dự án: Phá dỡ, di dời chất thải và thải bỏ bất kỳ bộ phận nào của
vật liệu hoặc tòa nhà và việc vận chuyển thải bỏ
Tuy nhiên, LETI chỉ đề cập lý thuyết về cacbon hàm chứa trong các giai đoạn
của dự án mà chưa nêu rõ các hành vi là nguyên nhân gây ra cacbon hàm chứa.
Vấn đề ô nhiễm mơi trường mà có liên quan đến xây dựng thì cũng đã có các
nghiên cứu nhưng nghiên cứu cho hạng mục khác.
Theo nghiên cứu của Bùi Hoàng Ngọc, Phan Thị Liệu và Nguyễn Minh Hà [15],
đơ thị hóa được ghi nhận về mặt môi trường thông qua các phát thải, đặc biệt là khí
cacbon. Nghiên cứu cũng cho rằng trong giai đoạn đầu, khi mà đơ thị hóa tăng 1%
thì sẽ làm tăng lượng khí thải thêm 5,81%. Sau đó, khi đạt được mức ngưỡng, việc
đơ thị hóa sẽ giảm phát thải cacbon, khi đó đơ thị hóa tăng 1% thì lượng khí cacbon
giảm 0.87%.
Theo nghiên cứu của Đào Văn Đông [16], ngành xây dựng là ngành công nghiệp
sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất. Ngoài ra, ngành xây dựng cũng là ngành sử
dụng nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng để tạo nên sản phẩm xây dựng. Đồng thời
ngành xây dựng cũng gây ra lượng lớn các chất thải như chất thải rắn, khí gây hiệu
ứng nhà kính, tiếng ồn. Do đó, theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ra ơ nhiễm mơi
trường và gây ra khí cacbon của ngành xây dựng là do chất thải xây dựng và sản xuất

HVTH: LÊ NGUYỄN HOÀNG NHÂN - 1970719

TRANG 11



×