Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Sự đóng góp của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đối với bệnh viện thông minh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

SỰ ĐĨNG GĨP CỦA CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN THÔNG MINH: MỘT
NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CONTRIBUTIONS OF BUSINESS INTELLIGENCE
FACTORS TO SMART HOSPITAL: A STUDY IN HO CHI
MINH CITY
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2023


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Phước Luông
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Phạm Quốc Trung
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
27 tháng 06 năm 2023.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
2. Thư ký: TS. Nguyễn Văn Tuấn
3. Phản biện 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân


4. Phản biện 2. PGS. TS. Phạm Quốc Trung
5. Ủy viên: TS. Nguyễn Hoàng Dũng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH LOAN

MSHV : 2070594

Ngày, tháng, năm sinh: 03/09/1993

Nơi sinh: TPHCM

Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh

Mã số: 8 34 01 01


I.

TÊN ĐỀ TÀI

Sự Đóng Góp Của Các Yếu Tố Trí Tuệ Doanh Nghiệp Đối Với Bệnh Viện Thơng Minh:
Một Nghiên Cứu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
(Contributions Of Business Intelligence Factors To Smart Hospital: A Study In Ho Chi
Minh City)
II.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Nhận dạng và xếp hạng tầm quan trọng của các chiến lược xây dựng bệnh viện
thông minh.
- Sử dụng các chiến lược trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng
yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh.
- Đề xuất hàm ý quản trị (cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà
hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ
doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thơng minh.
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/11/2022

IV.

NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/05/2023

V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ PHƯỚC LUÔNG
TpHCM, ngày 04 tháng 05 năm 2023


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý công nghiệp,
trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức và nhiều bài học quý giá trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn và xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS.Lê Phước
Lng và TS.Trương Minh Chương đã dành sự hướng dẫn, những góp ý, sự chỉ bảo tận
tình và ln lắng nghe, chia sẻ, động viên em trong suốt quá trình và hỗ trợ giới thiệu
chuyên gia cho luận văn.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chuyên gia từ các bệnh viện
đã dành thời gian, nhiệt tình giúp đỡ và đưa ra những góp ý cho đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, với tất cả lòng biết ơn, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln
quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt q trình học tập. Gia
đình ln là động lực lớn nhất để con có thể hồn thành luận văn này và là chỗ dựa tinh
thần của con để tiếp tục phấn đấu trong cuộc sống.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) Nhận dạng và xếp hạng
tầm quan trọng của các chiến lược bệnh viện thông minh, (2) Sử dụng các chiến lược
trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng yếu tố trí tuệ doanh nghiệp
đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh và (3) Đề xuất hàm ý quản trị (cho
những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà hoạch định chính sách trong các
hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt
động của bệnh viện thông minh.
Sau khi tổng quan cơ sở lý thuyết và xác định quy trình nghiên cứu, đề tài được thực
hiện dưới dạng nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 10 chuyên gia tại các bệnh viện ở
TpHCM. Sau khi sử dụng phương pháp thống kê tần suất, giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn các điểm đánh giá theo thang đo Likert để xếp hạng và lựa chọn các chiến lược
bệnh viện thông minh, độ lệch tứ phân vị (IQD) kiểm tra sự đồng thuận, phương pháp
AHP với ma trận so sánh cặp từng chiến lược trên để đưa ra xếp hạng theo trọng số mức
độ quan trọng, các chỉ số λmax; CI; CR để kiểm tra độ tin cậy và chỉ số nhất quán. Kết
quả cho thấy có 5 chiến lược chính, trong cách tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật, xếp
theo trọng số giảm dần gồm Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu, tránh rò rỉ, đạo đức trong
quản lý bệnh viện thơng minh, Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số thơng qua cơng nghệ (IoT,
điện tốn đám mây, Al, robot, blockchain, big data), Quản lý thông tin và lưu trữ dữ liệu
thông minh, HIS, cở sở phân tầng lớp dữ liệu y tế có cấu trúc để truy vấn, Xây dựng hệ
thống dữ liệu, cơ sở hạ tầng thông tin y tế từ đề xuất nguồn cung ứng cộng đồng, Sử
dụng trí tuệ doanh nghiệp hỗ trợ quản lý bệnh viện.
Nghiên cứu cũng đánh giá sự đóng góp của 27 yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên từng chiến
lược trên, tính tốn AHP các ma trận điểm đánh giá từng yếu tố lên từng chiến lược bệnh
viện thông minh để xác định trọng số, λmax, CI, CR. Mức độ tác động theo hướng giảm
dần bao gồm: Yếu tố tổ chức (Chiến lược phát triển bệnh viện theo hướng thông minh,
Ngân quỹ cho việc phát triển thông minh, Năng lực của nhân viên IT, Năng lực của


iii


người dùng, Sự hỗ trợ của tổ chức, có nguồn lực nội tại để phát triển thông minh, Cải
tiến năng lực IT, Phối hợp với các nhà cung cấp công cụ, giải pháp thơng minh); Dữ liệu
và quy trình (Nắm bắt quy trình vận hành và quy trình khám chữa bệnh trên nền tảng
cơng nghệ mới, Phân tích hiệu quả của quy trình, Cải tiến quy trình, Tích hợp dữ liệu
của các ứng dụng bệnh viện thông minh, Khai thác dữ liệu, Chất lượng dữ liệu, Tích hợp
các quy trình làm việc và dữ liệu); Lĩnh vực công nghệ (Cấu trúc thông minh, Các báo
cáo, Giao diện với người dùng, Hồ sơ người dùng, Tích hợp cơng nghệ, Tiêu chuẩn cho
các công cụ giải pháp thông minh, Cập nhật dữ liệu), Tính lan tỏa (Hệ thống IT của bệnh
viện hỗ trợ người truy cập và sử dụng hệ thống IT của bệnh viện, Hệ thống IT của bệnh
viện hỗ trợ các chức năng quản lý, các quy trình làm việc); Yếu tố chức năng (Thiết lập
mục tiêu cho kết quả hoạt động theo kỳ của bệnh viện, Đo lường kết quả hoạt động của
bệnh viện dựa trên dữ liệu, các báo cáo theo kỳ, Phân tích khoảng cách giữa kết quả hoạt
động thực tế và mục tiêu dựa trên dữ liệu chung của bệnh viện, Ra quyết định dựa trên
dữ liệu chung và các báo cáo của bệnh viện).
Từ các kết quả này, đề tài rút ra hàm ý quản trị cho các nhà lãnh đạo, ban quản lý, những
nhà hoạch định chính sách ở các hiệp hội y tế nhằm nâng cao hiệu quả phát triển theo
hướng y tế thơng minh. Các bệnh viện cần xác định tầm nhìn chiến lược theo hướng
thông minh ngay từ đầu, kế đến là nguồn ngân quỹ, chính sách, năng lực của đội ngũ
nhân sự, sự hợp tác của người dùng đi kèm với việc nắm bắt quy trình vận hành trên nền
tảng thơng minh và liên tục phân tích, cải tiến, tích hợp dữ liệu và quy trình để khơng
ngừng đổi mới hiệu quả. Dù là ở khối lâm sàng hay khối hành chính, đội ngũ y bác sĩ,
điều dưỡng và cán bộ công nhân viên đều bắt buộc phải được phổ biến, đào tạo và thông
tin kịp thời. Ban lãnh đạo xác định rõ theo cấp bậc và phòng ban, phân tích và xem xét
mức độ hồn thành nhiệm vụ, cơng việc hàng kỳ, kèm với tiêu chuẩn để so sánh, đánh
giá và giúp đội ngũ y tế làm việc hiệu quả hơn. Với khía cạnh cơng nghệ và đội ngũ IT
tại mỗi đơn vị y tế cần chuyên môn cao, am hiểu về các ứng dụng và cải tiến kỹ thuật số
của từng chiến lược áp dụng.


iv


Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Những hướng
nghiên cứu tiếp theo được đề nghị bổ sung và đối chiếu với nghiên cứu này như tăng quy
mô khảo sát, phạm vi nghiên cứu, tăng số chuyên gia tham gia và tổ chức dưới dạng hội
nghị, sử dụng phương pháp AHP – Delphi Fuzzy tích hợp để phân tích.


iv

ABSTRACT
This thesis is conducted with 3 main objectives: (1) Identify and rank the importance of
smart hospital building strategies, (2) Use the above strategies as criteria to evaluate
evaluate the potential contribution of each element of corporate intelligence to the
performance of smart hospitals and (3) suggest governance implications (for the
hospital's senior managers and key decision makers in medical associations) for the
application of enterprise intelligence factors to improve the operational efficiency of
smart hospitals
After reviewing the theoretical basis and determining the research process, this study
was conducted in the form of a qualitative study with in-depth interviews with 10 experts
at hospitals in Ho Chi Minh City. After using statistical methods of frequency, mean,
and standard deviation of rating points according to Likert scale to rank and select smart
hospital strategies, with interquartile deviation (IQD) consensus test, AHP method with
a pairwise comparison matrix of each strategy above to give a weighted ranking of
importance, λmax indexes; CI; CR to check reliability and consistency metrics. The
results show that there are 5 main strategies, in the socio-technical system approach, in
descending weight: Data security and privacy, leak avoidance, ethics in smart hospital
management, Digital healthcare through technology (IoT, cloud computing, AI, robotics,
blockchain, big data), Information management and intelligent data storage, HIS,
structured medical data tiering facility for querying, Construction data systems, health
information infrastructure from community sourcing proposals, Using enterprise

intelligence to support hospital management.
The study also evaluates the contribution of 27 factors of corporate intelligence to each
of the above strategies, calculates the AHP and scores matrixes to evaluate each factor
on each smart hospital strategy to determine the weight, λmax, CI, CR. The level of
impact in the descending direction includes: Organizational factors (Strategy for hospital
development in the direction of intelligence, Budget for smart development, Capacity of


v

IT staff, Capacity of users, support from the organization, have internal resources for
smart development, Improve IT capacity, Coordinate with suppliers of smart tools and
solutions); Data and processes (Capturing operational processes and medical
examination and treatment processes on new technology platforms, Process efficiency
analysis, Process improvement, Data integration of smart hospital applications , Data
Mining, Data Quality, Workflow and Data Integration); Technology area (Intelligent
Structures, Reports, User Interfaces, User Profiles, Technology Integrations, Standards
for Smart Solution Tools, Data Updates), Pervasiveness (The hospital's IT system
supports people to access and use the hospital's IT system, the hospital's IT system
supports management functions and work processes); Functional factors (Setting goals
for hospital periodical performance, Measuring hospital performance based on data,
periodical reports, Gap analysis between actual performance General hospital data-based
goals and objectives, General data-driven decision-making and hospital reports).
From these results, the study draws governance implications for leaders, management
boards, and policy makers in medical associations in order to improve development
efficiency in the direction of smart health. Hospitals need the direction and strategic
vision of the unit leadership in the direction of intelligence from the very beginning,
followed by funding, policies, the capacity of the staff, and the cooperation of users.
along with capturing the operational process on an intelligent platform and continuously
analyzing, improving, integrating data and processes to continuously innovate

effectively. Whether in clinical or administrative divisions, medical staff, nurses and
even medical staff are required to be disseminated, trained and informed in a timely
manner. The leadership team clearly defines by rank and department, analyzes and
reviews the level of task completion, periodic work, along with standards to compare,
evaluate and help the medical team work effectively. Moreover, the implementation of
the strategy also achieved many achievements. With the technology aspect and the IT
team at each medical unit need high expertise, understanding of the applications and
digital innovation of each adoption strategy.


vi

Despite achieving certain results, the study still has many limitations. Further research
directions are suggested to supplement and compare with this study such as increasing
the survey size, research scope, increasing the number of experts participating and
organizing conferences, using the AHP method – Delphi integrates fuzzy for analysis.


vi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Lê Phước Lng. Ngồi các tài liệu tham khảo, luận văn này không sử dụng ý tưởng,
không sao chép nội dung từ bất kỳ ai khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Loan


vii


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................... 5
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 6
2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ....................................... 6
2.1.1 Trí tuệ doanh nghiệp......................................................................................... 6
2.1.2 Bệnh viện thông minh ...................................................................................... 7
2.1.3 Hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh ................................................ 8
2.2 CÁC CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG CỦA BỆNH VIỆN THÔNG MINH
HIỆN NAY................................................................................................................. 10
2.2.1. Giới thiệu cách tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật (social-technical system)
................................................................................................................................. 10
2.2.2 Các chiến lược về xã hội ............................................................................... 11
2.2.3 Các chiến lược về kỹ thuật ............................................................................ 12
2.3 CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP ................................................... 14


viii

2.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRÍ TUỆ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG BỆNH VIỆN THÔNG MINH ................................ 21
2.5 CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 22
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 24
3.2 XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI BÁN CẤU TRÚC .......................................... 27
3.2.1 Bảng câu hỏi bán cấu trúc .............................................................................. 27
3.2.2 Quy trình xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc .............................................. 28
3.2.3 Các yếu tố nghiên cứu .................................................................................... 28
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ......................................................... 33
3.3.1 Lựa chọn chuyên gia cho nghiên cứu ............................................................. 33
3.3.2 Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................................ 33
3.3.3 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát sau khi thực hiện phỏng vấn........................... 33
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................................. 35
3.4.1 Quá trình nghiên cứu. ..................................................................................... 35
3.4.2 Quy trình phân tích phân cấp AHP. ............................................................... 35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 38
4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH AHP ........................................................................... 39
4.1.1 Năm chiến lược chính trong phát triển bệnh viện thông minh ....................... 39
4.1.2 Mức độ tác động của trí tuệ doanh nghiệp đối với chiến lược bệnh viện thông
minh trong ngành y tế .............................................................................................. 46
4.2 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY .................................................................................... 61
4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ .................................................................................. 69
4.3.1 Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp được áp dụng để phát triển chiến lược bệnh
viện thông minh ....................................................................................................... 69
4.3.2 Đề xuất hàm ý quản trị ................................................................................... 72
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 78


ix


5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 78
5.2 ĐÓNG GĨP CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................... 80
5.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ............................................................................. 80
5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................. 80
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ......................................................................................................................... 81
5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 81
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 83
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 90
PHỤ LỤC A. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA ................. 90
PHỤ LỤC B. THÔNG TIN CHUYÊN GIA ........................................................... 97
PHỤ LỤC C. BẢNG CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN MẪU CỦA CHUN
GIA ............................................................................................................................. 99
PHỤC LỤC D. TÍNH TỐN SỐ LIỆU XẾP HẠNG CÁC CHIẾN LƯỢC,
PHƯƠNG PHÁP AHP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SO SÁNH CẶP CÁC CHIẾN LƯỢC
SH ............................................................................................................................. 105


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 So sánh các định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp ................................................... 6
Bảng 2. 2 So sánh các định nghĩa bệnh viện thông minh ................................................ 7
Bảng 2. 3 Các chiến lược quan trọng của bệnh viện thông minh hiện nay.................... 14
Bảng 2. 4 Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp ..................................................................... 18

Bảng 3.1 Đánh giá các chiến lược bệnh viện thông minh quan trọng thời gian tới ...... 28
Bảng 3. 2 Đánh giá sự đóng góp của các yếu tố BI vào các chiến lược SH .................. 29
Bảng 3. 3 Thống kê mô tả mẫu khảo sát phỏng vấn ...................................................... 35

Bảng 4. 1 Thống kê điểm số đánh giá các chiến lược bệnh viện thông minh của chuyên
gia……………………………………………………………………………………...40
Bảng 4. 2 Đánh giá các chiến lược chính trong phát triển bệnh viện thông minh…….41
Bảng 4. 3 Giá trị thống kê các điểm đánh giá chiến lược bệnh viện thông minh theo
thang đo Likert………………………………………………………………………...41
Bảng 4. 4 Trọng số và thứ hạng của các chiến lược bệnh viện thông minh……….…..43
Bảng 4. 5 Thống kê trọng số điểm đánh giá so sánh cặp các chiến lược bệnh viện thông
minh của chuyên gia…………………………………………………………………..44
Bảng 4. 6 Trọng số của tất cả các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đóng góp vào từng chiến
lược bệnh viện thông minh…………………………………………………………....47
Bảng 4. 7 Thứ tự giảm dần mức độ tác động của 27 yếu tố trí tuệ doanh nghiệp theo...5
nhóm lên tất cả chiến lược bệnh viện thông minh…………………………………….55


x

DANH MỤC HÌNH

Hình 3. 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 26
Hình 4. 1 Cấu trúc phân cấp AHP được sử dụng cho nghiên cứu này .......................... 39
Hình 4. 2 Mức độ tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên các chiến lược phát
triển bệnh viện thơng minh ............................................................................................ 59
Hình 4. 3 Mức độ tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên các chiến lược phát
triển bệnh viện thông minh khi trọng số SH1 = 0.5 ....................................................... 62
Hình 4. 4 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH2 = 0.5 ................. 64
Hình 4. 5 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH3 = 0.5 ................. 66
Hình 4. 6 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH4 = 0.5 ................. 67
Hình 4. 7 Trọng số các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp khi trọng số SH5 = 0.5 ................. 68
Hình 4. 8 Sơ đồ tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp lên các chiến lược phát
triển bệnh viện thông minh ............................................................................................ 75



xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ Tiếng Anh

Dịch sang Tiếng Việt

BI

Business Intelligience

Trí tuệ doanh nghiệp

SH

Smart Hospitals

Bệnh viện thơng minh

HIS

Hospital Information

Hệ thống thơng tin bệnh


System

viện

Hospital Information

Mơ hình trưởng thành hệ

System Maturity Model

thống thông tin bệnh viện

BV

Hospital

Bệnh viện

IT

Information Technology

Công nghệ thông tin

Analytic Hierarchy

Phương pháp phân tích thứ

Process


bậc

HISMM

AHP


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Nội dung của chương này bao gồm: lý do thực hiện đề tài về mặt thực tiễn và lý thuyết
được giới thiệu trong mục 1.1, mục tiêu nghiên cứu được trình bày trong mục 1.2, phạm
vi nghiên cứu được trình bày trong mục 1.3, ý nghĩa nghiên cứu được trình bày trong
mục 1.4, phương pháp thực hiện nghiên cứu được trình bày trong mục 1.5 và cuối cùng
bố cục của luận văn thực hiện trong mục 1.6.
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngành y tế nước ta hiện nay đang tồn tại một số vấn đề như sự yếu kém trong công
tác quản lý, kiểm tra và giám sát còn những hạn chế; các quy định pháp luật chưa bao
phủ hết được các vấn đề, còn nhiều vướng mắc trong thực hiện; năng lực của hệ thống y
tế; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý dẫn đến đời sống một
bộ phận cán bộ y tế cịn nhiều khó khăn. Những thách thức mà ngành Y tế phải quan tâm
cịn rất lớn với dân số đơng, dịch bệnh phức tạp, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng
già hố dân số (Cổng thơng tin điện tử Bộ Y Tế, 2022), áp lực ngày càng tăng để làm
nhiều hơn với chi phí ít hơn và liên tục tìm cách đảm bảo rằng các nguồn lực được triển
khai hiệu quả nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo chất lượng. Dự báo từ cơ sở khoa học,
cơ sở pháp lý và yêu cầu từ thực tiễn đang dần hình thành khái niệm xây dựng y tế thơng
minh, địi hỏi các bệnh viện và các cơ sở y tế phải chủ động xây dựng lộ trình và nhất là
đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của
đơn vị (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba, 2021).
Đến năm 2020, việc áp dụng rộng rãi các phương pháp công nghệ cao trong y học sẽ dẫn

đến triển khai dự án bệnh viện thông minh (Smart Hospital: SH). Mục đích của mơi
trường này là cải thiện các quy trình hiện có để cung cấp các phương tiện chăm sóc y tế
tiên tiến, và mở ra những cơ hội mới cho y học. Nghĩ về định nghĩa bệnh viện thơng
minh, chúng ta có thể nói rằng đó là một hướng tương đối mới tại giao điểm của y học,
thông tin, y tế và kinh doanh, có liên quan đến việc sử dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ
cho chăm sóc sức khỏe (Bộ Y Tế Cục Công nghệ Thông tin, 2022). Số lượng nghiên cứu


2

về bệnh viện thông minh ngày càng tăng chứng tỏ sự cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của
chiến lược này trong ngành y tế như xây dựng mơ hình hồn chỉnh cho hệ thống thơng
tin bệnh viện (Carvalho và cộng sự, 2019), nghiên cứu công nghệ và ngành công nghiệp
chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số (Han và cộng sự, 2021, Solanas và cộng sự 2017), dịch
vụ y tế điện tử, trợ lý y tế với công nghệ điện tốn di động và rơ bốt tự động (Coronato
và cộng sự, 2008, Han và cộng sự, 2021), bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu, tránh rò rỉ
bằng blockchain (Solanas và cộng sự, 2017; Dahleez và cộng sự, 2019; Han và cộng sự,
2021)…
Mặt khác, lượng dữ liệu được tạo ra trong suốt quá trình hoạt động của ngành y tế là
rất lớn. Tuy vậy, khả năng sử dụng khối lượng dữ liệu đó vẫn cịn khá hạn chế, dẫn đến
lãng phí rất nhiều dữ liệu thơng tin quan trọng. Với vai trò quan trọng của dữ liệu trong
việc hỗ trợ q trình phát triển y tế, trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence: BI) trở
thành lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và quản trị bệnh viện
(Chen và cộng sự, 2012). Cần thiết có sự đóng góp của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp
để giúp phát huy tác dụng để các bệnh viện nói riêng và ngành y tế nói chung thu thập
và phân tích dữ liệu, qua đó hỗ trợ đưa ra các phương án và hành động thích hợp kịp
thời. Các cơng cụ trí tuệ doanh nghiệp tăng tốc độ phân tích thơng tin và đánh giá hiệu
suất, mang lại giá trị trong việc giúp các bệnh viện giảm thiểu sự kém hiệu quả, khắc
phục các vấn đề tiềm ẩn, xây dựng hoạt động khám chữa bệnh hiệu quả và xác định các
lĩnh vực phát triển trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu về trí tuệ doanh nghiệp được thực hiện, đo lường sự hoàn thiện của
trí tuệ kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (Gastaldi và cộng sự, 2018). Tuy
nhiên, hiện nay cách thức triển khai trí tuệ doanh nghiệp trong chăm sóc sức khỏe diễn
ra tương đối chậm (Foshay và Kuziemsky, 2014), việc triển khai thành cơng trí tuệ doanh
nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở và phân tích các đặc thù của lĩnh
vực này (Avison Young, 2007). Các nghiên cứu hiện có vẫn cịn tồn tại những hạn chế
như chỉ tập trung vào việc áp dụng các khái niệm về BI trong ngành y tế, có rất ít nghiên
cứu xác định và ưu tiên tầm quan trọng của chiến lược SH trong những năm tới, chưa


3

xác định rõ sự khác biệt giữa các chức năng của hệ thống doanh nghiệp và tính mới của
BI trong kinh doanh và ngành y tế (Tarokh và cộng sự, 2014), chưa xác định những yếu
tố BI nào có đóng góp vào chiến lược SH…
Chính từ những u cầu từ thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu, nghiên cứu “Sự đóng góp
của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp đối với bệnh viện thông minh: một nghiên cứu tại
Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện. Đề tài này trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
sau trong bối cảnh nền y tế tại Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng:


Nhận ra các chiến lược quan trọng nào của bệnh viện thông minh trong thời gian
tới?



Các yếu tố nào của trí tuệ doanh nghiệp có đóng góp lên các chiến lược bệnh viện
thơng minh?




Làm thế nào để ưu tiên và tích hợp các yếu tố này để cải thiện hiệu quả hoạt động
của bệnh viện liên quan đến các chiến lược quan trọng của bệnh viện thông minh?

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhận dạng và xếp hạng tầm quan trọng của các chiến lược xây dựng bệnh viện thông
minh.
- Sử dụng các chiến lược trên làm tiêu chí để đánh giá khả năng đóng góp của từng yếu
tố trí tuệ doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh.
- Đề xuất hàm ý quản trị (cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và những nhà
hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế) cho việc áp dụng các yếu tố trí tuệ doanh
nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp; các chiến lược của bệnh viện
thông minh và mối quan hệ tác động của trí tuệ doanh nghiệp lên bệnh viện thơng minh.
Đơn vị phân tích là bệnh viện, cụ thể là các bệnh viện đang họat động trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, khơng tập trung vào nhóm bệnh viện hay đơn vị bệnh viện cụ thể nào
vì nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị cho những nhà quản lý cấp cao của bệnh viện và


4

những nhà hoạch định chính sách trong các hiệp hội y tế, giúp định hướng chính sách
nên khơng tập trung ở loại hình bệnh viện cụ thể như bệnh viện công, bệnh viện tư…
Đối tượng khảo sát: là những chuyên gia có kiến thức về trí tuệ doanh nghiệp và bệnh
viện thơng minh, cụ thể là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phịng, phó phịng ban liên
quan, giám đốc, phó giám đốc bệnh viện, các nhà nghiên cứu hàn lâm và chuyên gia
trong các hiệp hội y học....có kinh nghiệm từ 04 năm trở lên. Mỗi chuyên gia chỉ lấy một
bảng phỏng vấn đánh giá.

Do không tập trung đánh giá riêng vào nhóm bệnh viện hay đơn vị bệnh viện cụ thể nào
nên nghiên cứu chỉ khảo sát các chuyên gia có am hiểu về trí tuệ doanh nghiệp, bệnh
viện thông minh. Với điều kiện như hiện nay ở Việt Nam thì các bệnh viện chưa áp dụng
hồn tồn bệnh viện thơng minh nên việc tìm kiếm chun gia thực sự để áp dụng gặp
nhiều khó khăn, nên nghiên cứu chỉ chọn các chuyên gia hoạt động tại các bệnh viện có
áp dụng 1 phần và có am hiểu về bệnh viện thơng minh và trí tuệ doanh nghiệp. Trong
bảng phỏng vấn trình bày rõ thơng tin về chun gia gồm số năm kinh nghiệm, vị trí
cơng tác, đơn vị công tác của chuyên gia.
Thời gian: từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023.
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này bổ sung cho các lý thuyết về sự đóng góp của các yếu
tố trí tuệ doanh nghiệp đối với các chiến lược của bệnh viện thông minh
Về mặt thực tiễn: Giúp cho các bệnh viện có được cái nhìn đúng đắn và có kế hoạch phù
hợp cho hoạt động quản lý và hoàn thiện năng lực đổi mới của bệnh viện thông minh.
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và vận hành bệnh viện,
đề xuất các giải pháp để khuyến khích áp dụng và xem xét khắc phục những tồn tại trong
sự tác động của các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp vào các chiến lược của bệnh viện thông
minh ở Thành phố Hồ Chí Minh.


5

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phỏng vấn chuyên sâu để các
chuyên gia đánh giá so sánh các chiến lược SH và các yếu tố BI. Bảng câu hỏi sử dụng
cho chuyên gia là bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết.
Tham khảo dữ liệu thứ cấp thơng qua sách, tạp chí khoa học, dựa vào các nghiên cứu
trước để đề xuất các yếu tố nghiên cứu. Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia,
các nhà quản lý bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá và xếp hạng trọng số
các yếu tố cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu bằng phân tích AHP trên cơng cụ Excel.

1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm 5 chương như sau:
Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm lý do hình thành nghiên cứu, xác
định các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa về lý thuyết và
thực tiễn của nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Chương 2 trình bày định nghĩa các khái niệm, tổng hợp và phân tích các chiến lược SH
và các yếu tố BI từ các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó chỉ rõ cơ hội nghiên cứu.
Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên cứu,
xây dựng bảng câu hỏi bán cấu trúc, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong nghiên
cứu chính thức.
Chương 4 trình bày chi tiết các bước phân tích và diễn dịch kết quả của nghiên cứu bao
gồm trình bày kết quả phân tích và đánh giá các yếu tố, các thảo luận và hàm ý quản trị
được trình bày.
Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, nêu những đóng góp chính
của đề tài về lý thuyết và thực tiễn. Cuối cùng, các hạn chế của đề tài được nhận diện và
dựa vào đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: định nghĩa về trí tuệ doanh nghiệp,
bệnh viện thông minh và hiệu quả hoạt động của bệnh viện thơng minh được trình bày
trong mục 2.1; giới thiệu lý thuyết tiếp cận hệ thống xã hội – kỹ thuật và tổng hợp các
chiến lược quan trọng của bệnh viện thơng minh hiện nay được trình bày trong mục 2.2;
tổng hợp các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp được trình bày trong mục 2.3; mối liên hệ giữa
các yếu tố trí tuệ doanh nghiệp và các chiến lược bệnh viện thơng minh được trình bày
trong mục 2.4; sau đó là các cơ hội nghiên cứu được trình bày trong mục 2.5.
2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CĨ LIÊN QUAN
2.1.1 Trí tuệ doanh nghiệp

Định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp là một khái niệm mở và được định nghĩa bởi nhiều tác
giả khác nhau.
Bảng 2. 1 So sánh các định nghĩa trí tuệ doanh nghiệp
Tác giả

Giống nhau

Khác nhau

Ain và cộng sự (2019)

Tập hợp các cơng nghệ và Tích hợp và phân tích kho
quy trình sử dụng dữ liệu, dữ liệu khổng lồ để hiểu cơ
phân tích thống kê và định hội, điểm mạnh và điểm
lượng các mơ hình

Davenport



Harris

(2007)

yếu
Định lượng các mơ hình dự
đốn chính xác, quản lý
dựa trên nghiên cứu

Lưnnqvist và Pirttimäki


Thơng tin và kiến thức liên

(2006)

quan mơi trường kinh
doanh, tình hình của tổ
chức, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh


7

Một số phần mềm để khai

H. Zaied và cộng sự (2018)

thác, chuyển đổi, truy vấn
cơ sở dữ liệu và báo cáo
Hệ thống điều phối doanh

Jalil và cộng sự (2019)

nghiệp nhằm mục đích tự
động hóa luồng vật liệu, dữ
liệu và các nguồn tài chính
liên quan
Biến đổi dữ liệu hiện có

Cao và cộng sự (2013)


của tổ chức thành kiến thức
để giúp họ đưa ra quyết
định sáng suốt
Như vậy, trong nghiên cứu này thì trí tuệ doanh nghiệp là tập hợp các cơng nghệ và quy
trình tích hợp và phân tích kho dữ liệu khổng lồ (Ain và cộng sự, 2019) và định lượng
các mơ hình, một số phần mềm để khai thác, chuyển đổi, truy vấn cơ sở dữ liệu và báo
cáo (H. Zaied và cộng sự, 2018) nhằm dự đốn chính xác, quản lý dựa trên nghiên cứu,
thúc đẩy các quyết định và hành động, cho phép ra quyết định chính xác trong kinh doanh
(Davenport và Harris, 2007).
2.1.2 Bệnh viện thông minh
Các định nghĩa điển hình của khái niệm bệnh viện thơng minh được trình bày trong bảng
sau
Bảng 2. 2 So sánh các định nghĩa bệnh viện thông minh
Tác giả

Giống nhau

Khác nhau

Gomez-Sacristan và cộng

Hệ thống sử dụng công Tối ưu về các khía cạnh

sự (2015)

nghệ để truy cập thơng tin, kinh tế, hoạt động và môi
kết nối mọi người, tài liệu trường



8

Comito và cộng sự (2020)

và các tổ chức liên quan Cải thiện hiệu quả lâm
đến chăm sóc sức khỏe

sàng, giảm chi phí, chia sẻ
trách nhiệm, tăng cường an
tồn

Sánchez và cộng sự (2008)

Mơi trường thơng minh có
tính tương tác cao, kết nối
phần cứng và phần mềm
các thiết bị máy tính để
chia sẻ thông tin

Coronato và cộng sự

Hệ sinh thái bao gồm con

(2008)

người, thiết bị, máy chủ,
cảm biến và thiết bị truyền
động được kết nối

Bệnh viện thơng minh là mơ hình chăm sóc tồn diện có khả năng đáp ứng nhu cầu của

các tổ chức y tế, công ty và bệnh nhân một cách tối ưu (Coronato và cộng sự, 2008), sử
dụng công nghệ để truy cập thông tin, kết nối mọi người, tài liệu và các tổ chức liên quan
(Comito và cộng sự, 2020) giúp cải thiện hiệu quả lâm sàng, giảm chi phí, chia sẻ trách
nhiệm, tăng cường an tồn (Gomez-Sacristan và cộng sự, 2015).
2.1.3 Hiệu quả hoạt động của bệnh viện thông minh
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện thơng minh, cần có các tiêu chí được tổng
hợp từ các nghiên cứu đi trước. Bốn khía cạnh gồm cơng nghệ chăm sóc sức khỏe, quy
trình tối ưu, khuyến khích tài chính và chính sách chăm sóc sức khỏe (Chih-Hao và cộng
sự, 2022).
2.1.3.1 Cơng nghệ chăm sóc sức khỏe
Sự kết hợp của công nghệ thông tin, truyền thơng tiên tiến và hệ thống cảm biến có khả
năng tạo ra nhiều ứng dụng mới, vốn là vấn đề thịnh hành trong ngành y tế trong nhiều


×