i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------
NGUYỄN THỊ MINH LÝ
CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC LOGISTICS CÓ ẢNH HƯỞNG LÊN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
LOGISTICS CAPABILITY FACTORS IMPACT ON
LOGISTICS PERFORMANCE OF MANUFACTURING FIRM
IN VIETNAM
Chuyên ngành
: Quản trị Kinh doanh
Mã số
: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2023
i
Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên.
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Đỗ Thành Lưu.
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS Vương Đức Hoàng Quân.
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
27 tháng 06 năm 2023.
Thành phần Hội đồng đánh giá đề cương luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS Lê Nguyễn Hậu.
2. Thư ký: TS. Nguyễn Văn Tuấn.
3. Phản biện 1: TS. Đỗ Thành Lưu.
4. Phản biện 2: PGS. TS Vương Đức Hoàng Quân.
5. Ủy viên: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
PGS. TS Lê Nguyễn Hậu
TS. Dương Như Hùng
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Minh Lý
MSHV: 1970337
Ngày, tháng, năm sinh: 31/07/1989
Nơi sinh: An Giang
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC LOGISTICS CÓ ẢNH HƯỞNG LÊN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI VIỆT
NAM ( LOGISTICS CAPABILITY FACTORS IMPACT ON LOGISTICS
PERFORMANCE OF MANUFACTURING FIRM )
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-
-
Xác định các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động
logistics, và tác động hiệu quả hoạt động logistics lên hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng lên
hoạt động logistics tại các công ty doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng tác động của các yếu tố năng lực
logistics tích cực lên hiệu quả hoạt động logistics và từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 6/2022
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/2023
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên.
Tp. HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
iii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn thầy cô Khoa Quản Lý Công Nghiệp
đã tạo điều kiện cho em được học tập và rèn luyện kiến thức trong suốt quá trình học
tại trường để có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Đức Nguyên đã
tận tình hướng dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên giúp em giải quyết vấn đề
trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài tốt nhất.
Em rất biết ơn các chuyên gia và doanh nghiệp đã hỗ trợ cho quá trình thực hiện luận
văn của tôi. Cảm ơn tất cả những anh chị, người đã tham gia vào phỏng vấn và khảo
sát bảng câu hỏi. Anh chị đã chia sẻ và giải thích các vấn đề tại doanh nghiệp liên
quan đến đề tài này một cách tận tâm.
Em xin gửi lời cám ơn những người bạn đã hỗ trợ và động viên em trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt, con xin gửi lời cám ơn đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt
nhất cho con được tham gia và học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin chúc Quý thầy cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành
cơng trong cơng việc.
Trân trọng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Lý
iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng lên
hiệu quả hoạt động logistics, và hiệu quả hoạt động logistics lên hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện qua ba bước
gồm kỹ thuật phỏng vấn sâu - phỏng vấn bán cấu trúc 7 chuyên gia để hiệu chỉnh biến
quan sát và thang đo. Nghiên cứu định lượng sơ bộ và khảo sát bằng bảng câu hỏi với
bộ dữ liệu 110 mẫu để hồn chỉnh mơ hình nghiên cứu và bảng câu hỏi. Nghiên cứu
định lượng chính thức và khảo sát bằng bảng câu hỏi với bộ dữ liệu 227 mẫu sau khi
có thang đo hồn chỉnh. Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu nhằm kiểm định thang
đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần
mềm SPSS 20 và AMOS 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động logistics bị tác động dương bởi 5
yếu tố năng lực logistics được xem xét bao gồm năng lực benchmarking, năng lực
linh hoạt, năng lực tập trung thông tin, năng lực đổi mới, và năng lực khác biệt hóa.
Trong đó, năng lực benchmarking có tác động lớn nhất so với các năng lực logistics
còn lại. Và hiệu quả hoạt động logistics ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp.
Đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết đã kiểm định lại mối quan hệ và đánh giá
mức độ của các yếu tố năng lực logistics tác động lên kết quả hoạt động logistics, và
từ đó kết quả hoạt động logistics tác động lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngoài
ra, những phát hiện này mang lại sự tin cậy cho quan điểm dựa trên nguồn lực của
công ty, trong đó tuyên bố rằng nguồn lực dẫn đến khả năng dẫn đến hiệu suất. Về
mặt thực tiễn quản lý, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nhận ra các yếu tố năng lực
logistics quan trọng tác động lên kết quả hoạt động logistics để từ đó có các kế hoạch
và chiến lực đầu tư hợp lý để tập trung phát triển và nâng cao các năng lực logistics
trong doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
v
Kết quả nghiên cứu này phù hợp cho các công ty sản xuất tại khu vực miền Nam. Do
đó, nghiên cứu vẫn còn hạn chế là chưa nghiên cứu ngành sản xuất cụ thể có đặc điểm
tương đồng nhau như về loại sản phẩm hoặc vị trí địa lý. Ngày nay các doanh nghiệp
sản xuất sử dụng một phần dịch vụ logistics th ngồi vì vậy nghiên cứu mở rộng
đối tượng sang các công ty dịch vụ logistics, hoặc các công ty thương mại điện tử bán
lẻ tại Việt Nam.
vi
ABTRACT
The objective of the study was to determine the logistics factors impacting on the
logistics performance, then the logistics performance impacts on the company
performance in manufacturing companies in Vietnam. The research was carried out
in three steps including in-depth interview technique - semi-structured interview with
7 experts to adjust variables and scales. Preliminary quantitative research and survey
by a questionnaire with a dataset of 110 samples to complete the research model and
questionnaire. Formal quantitative research and survey by the questionnaire with a
dataset of 227 samples after having a complete scale. The author conducts data
analysis to test the scale, test the model and hypotheses. Collected data were analyzed
using SPSS 20 and AMOS 20 software.
The research results show that the logistics performance is positively affected by 5
logistics capability factors including benchmarking capability, information-based
capability, flexibility capability, innovativeness capability and differentiation
capability. In which benchmarking capability impacts more than other capacity. And
the logistics performance impacts positively on the company performance.
The theoretical contribution of the study is to determine the relationship and impact
levels between logistics capability factors affecting the logistics performance, and
then the logistics performance impacts on company performance in manufacturing
companies in Vietnam. Moreover, these findings give credence to the resource-based
view of the firm which states that resources lead to capabilities which leads to
performance. In terms of management practice, the research results help managers of
manufacturing companies determine the influencing logistics capability factors
which are important to impact on the logistics performance. After that managers can
have actionable and efficient plans and strategies for investment to develop and
upgrade priorities of logistics capability and create competitive advantage over
competitors.
vii
It is noted that this research result is suitable for manufacturing companies in Vietnam.
Although certain results have been achieved, the research still has some limitations
such as not studying a specific manufacturing industry which is similar to product
characteristics and locations. The manufacturing companies use a part of outsourced
logistics services, so the research can extends to logistics service companies, or retail
e-commerce companies in Vietnam.
viii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi
với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên, khơng sao chép kết quả từ nghiên
cứu khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Người thực hiện
Nguyễn Thị Minh Lý
ix
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN .................................................................................. 1
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................4
PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................5
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ........................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................5
BỐ CỤC LUẬN VĂN ...................................................................................6
CHƯƠNG 2 :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 8
ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ..................................8
2.1.1
Khái niệm logistics .................................................................................8
2.1.2
Khái niệm năng lực logistics ..................................................................9
2.1.3
Kết quả hoạt động logistics...................................................................15
2.1.4
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp ....................................................16
TÓM TẮT YẾU TỐ NĂNG LỰC LOGISTICS TỪ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC .................................................................................................................17
2.2.1
Một số mơ hình nghiên cứu về các năng lực logistics tác động lên kết
quả hoạt logistics và doanh nghiệp ....................................................................17
2.2.2
Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .....................................................21
CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU ....................................................................24
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..............24
2.4.1
Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................24
2.4.2
Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................25
CHƯƠNG 3 :
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................30
x
XÂY DỰNG THANG ĐO ..........................................................................34
3.2.1
Quy trình xây dựng thang đo ................................................................34
3.2.2
Thang đo sơ bộ......................................................................................34
THIẾT KẾ MẪU .........................................................................................43
3.3.1
Tổng thể mẫu ........................................................................................43
3.3.2
Đơn vị lấy mẫu......................................................................................43
3.3.3
Kích thước mẫu.....................................................................................43
3.3.4
Phương pháp chọn mẫu ........................................................................44
THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................................44
3.4.1
Công cụ thu thập dữ liệu .......................................................................44
3.4.2
Đối tượng khảo sát ................................................................................44
3.4.3
Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu..........................................45
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................................................45
3.5.1
Phương pháp kiểm định sơ bộ thang đo ...............................................45
3.5.2
Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu chính thức ......................47
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ...........................50
3.6.1
Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ ......................................................50
3.6.2
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ...................................................57
CHƯƠNG 4 :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 63
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ....................................................63
4.1.1
Quá trình thu thập dữ liệu định lượng chính thức ................................63
4.1.2
Thống kê mơ tả mẫu khảo sát ...............................................................64
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN
CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .....................65
4.2.1
Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo.........................65
xi
4.2.2
Đánh giá nhân tố khám phá EFA ..........................................................67
4.2.3
Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá
EFA và Cronbach’s Alpha .................................................................................69
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN
TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA ......................................................................................70
4.3.1
Kiểm định mức độ phù hợp chung của mơ hình...................................70
4.3.2
Kiểm định độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và tính phân biệt thang đo .......73
KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH CẤU TRÚC (SEM) ............................................75
4.4.1
Kiểm định SEM của mơ hình ...............................................................75
4.4.2
Kiểm định mối quan hệ của các khái niệm ...........................................76
KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP........................................................................79
TÓM TẮT VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ..................................................80
4.6.1
Tóm tắt kết quả thảo luận .....................................................................80
4.6.2
Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................81
4.6.3
Đề xuất hàm ý quản trị ..........................................................................84
CHƯƠNG 5 :
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 88
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................88
ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................89
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
MỚI 93
5.3.1
Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................93
5.3.2
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 95
PHỤ LỤC................................................................................................................103
Phụ Lục 1: Các Nghiên Cứu Liên Quan..............................................................104
xii
Phụ Lục 2: Phỏng Vấn Sâu Định Tính ................................................................113
Phụ Lục 3: Bảng Câu Hỏi Chi Tiết .....................................................................126
Phụ Lục 4: Phân Tích Định Lượng Sơ Bộ ..........................................................134
PL4.1: Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha ..................................................134
PL4.2: Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................137
Phụ Lục 5: Phân Tích Thơng Kê Mơ Tả .............................................................140
PL5.1: Thống kê tần số và biểu đồ ..................................................................140
PL5.2: Thống kê trung bình .............................................................................142
Phụ Lục 6: Phân Tích Độ Tin Cậy Cronbach’s Alpha Và Nhân Tố Khám Phá Efa
.............................................................................................................................144
PL6.1: Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha cho thang đo chính thức...........144
PL6.2: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo chính thức .................147
Phụ Lục 7: Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định CFA Cho Mơ Hình ......................155
Phụ Lục 8: Phân Tích SEM Đánh Giá Giả Thuyết Mơ Hình ..............................162
Phụ Lục 9: Kiểm Định Bootstrap Của Nghiên Cứu Định Lượng Chính Thức ...166
Phụ Lục 10: Phân Tích Cấu Trúc Đa Nhóm .......................................................168
xiii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây biến độc lập và biến phụ thuộc.........21
Bảng 2-2: Thông kê các giả thuyết nghiên cứu .......................................................28
Bảng 3-1: Biến quan sát của thang đo năng lực benchmarking ...............................35
Bảng 3-2: Biến quan sát của thang đo năng lực linh hoạt........................................36
Bảng 3-3: Biến quan sát của thang đo năng lực tập trung thông tin ........................37
Bảng 3-4: Biến quan sát của thang đo năng lực đổi mới .........................................38
Bảng 3-5: Biến quan sát của thang đo năng lực khác biệt hóa ................................40
Bảng 3-6: Biến quan sát của thang đo kết quả hoạt động logistics..........................41
Bảng 3-7: Biến quan sát của thang đo kết quả hoạt động doanh nghiệp ................42
Bảng 3-8: Thang đo trước và sau hiệu chỉnh ...........................................................50
Bảng 3-9: Tổng hợp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (Nguồn: tác giả tổng hợp)
...................................................................................................................................58
Bảng 3-10: Tóm tắt kết quả đánh giá độ tin cậy mẫu sơ bộ (Nguồn: tác giả tổng hợp)
...................................................................................................................................59
Bảng 3-11: Tổng hợp đánh giá nhân tố khám phá (EFA) (Nguồn: tác giả tổng hợp)
...................................................................................................................................60
Bảng 3-12: Tóm tắt q trình loại biến của nghiên cứu sơ bộ (Nguồn: tác giả tổng
hợp) ...........................................................................................................................61
Bảng 4-1: Kết quả thống kê trung bình mẫu khảo sát..............................................65
Bảng 4-2: Tổng hợp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha (Nguồn: tác giả tổng hợp)
...................................................................................................................................65
Bảng 4-3: Tóm tắt kết quả đánh giá độ tin cậy (Nguồn: tác giả tổng hợp)..............67
Bảng 4-4: Tóm tắt kết quả đánh giá nhân tố khám phá (EFA) chính thức (Nguồn: tác
giả tổng hợp) .............................................................................................................68
Bảng 4-5: Tóm tắt q trình loại biến của nghiên cứu định lượng chính thức (Nguồn:
tác giả tổng hợp) ........................................................................................................69
Bảng 4-6: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định CFA ..............................71
xiv
Bảng 4-7: Kiểm tra các chỉ số Model Validity Measures từ phần mềm AMOS
( Nguồn: phân tích từ phần mềm AMOS).................................................................73
Bảng 4-8: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn (Nguồn: tác giả tổng hợp) ........................74
Bảng 4-9: Tóm tắt q trình loại biến của nghiên cứu chính thức (Nguồn: tác giả tổng
hợp) ...........................................................................................................................74
Bảng 4-10: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định SEM (Nguồn: tác giả tổng
hợp) ...........................................................................................................................75
Bảng 4-11: Kết quả kiểm định quan hệ các khái niệm trong mô hình lý thuyết (Nguồn:
tác giả tổng hợp) ........................................................................................................77
Bảng 4-12: Kết quả kiểm định Bootstrap với 700 mẫu (Nguổn: tác giả tổng hợp) .80
xv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Khối lượng hàng hố vận chuyển phân theo ngành vận tải từ 2010 đến
2021 (nguồn: niên giám thống kê quốc gia, 2021) .....................................................2
Hình 2-1: Mơ hình ảnh hưởng năng lực logistics lên kết quả hoạt động của doanh
nghiệp (Zhao và cộng sự, 2001) ................................................................................18
Hình 2-2: Mơ hình ảnh hưởng năng lực logistics lên kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất lớn tại Đài Loan (Shang và Marlow, 2004) ....................................19
Hình 2-3: Mơ hình ảnh hưởng năng lực logistics lên kết quả hoạt động của các doanh
nghiệp (Shang và Marlow, 2007) ..............................................................................20
Hình 2-4: Mơ hình ảnh hưởng tầm quan trọng logistics lên NL logistics, và NL
logistics lên kết quả hoạt động của các doanh nghiệp (Raston và cộng sự , 2013) ..20
Hình 2-5: Mơ hình đề xuất nghiên cứu trong ngành sản xuất hàng hóa ..................25
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: tác giả thực hiện) ...................................33
Hình 4-1: Kết quả CFA của mơ hình nghiên cứu (Nguồn: tác giả tổng hợp) ..........72
Hình 4-2: Kết quả SEM của mơ hình nghiên cứu (Nguồn: tác giả tổng hợp) .........76
xvi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải
Association of South East Asian Nations
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Confirmatory Factor Analysis
CFA
Phân tích nhân tố khẳng định
Exploratory factor analysis
EFA
Phân tích nhân tố khám phá
FTA
Free Trade Agreement
GDP
Gross domestic product / Tổng sản phẩm nội địa
IMF
International Monetary Fund / Quỹ tiền tệ quốc tế
KQHĐ
Kết quả hoạt động
MSUGLRT
Michigan State University Global Logistics Research Team
(Nhón nghiên cứu trường Đại học Bang Michigan)
NL
Năng lực
Resource - based view
RBV
Quan điểm nguồn lực
Structural Equation Modeling
SEM
Phân tích trong mơ hình cấu trúc
WB
World bank / Ngân hàng thề giới
1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
Chương 1 giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu với các phần như lý do hình thành
đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện, ý nghĩa nghiên
cứu và bố cục luận văn. Đây là nền tảng cho phát triển các phần sau này và giúp
định hướng hoạt động nghiên cứu theo đúng lộ trình.
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Bối cảnh Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất phổ biến nhất ở Châu Á trong 20
năm qua nhờ quá trình phát triển trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và các phương
án hội nhập như các hiệp định thương mại tự do FTA. Theo số liệu tổng cục thống kê
(2021), ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn ni đóng góp 15.7%; và khu vực
cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 55.6% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của
tồn nền kinh tế. Từ đó thấy rằng ngành sản xuất đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản
xuất luôn là vấn đề được các nhà kinh tế chú trọng.
Theo Langley (1986) quan điểm về logistics trong tổ chức đã phát triển trong 30 năm
qua từ trung tâm chi phí và người tạo doanh thu thành năng lực cốt lõi và yếu tố khác
biệt của công ty. Người ta cũng nhận thấy rằng các doanh nghiệp không nên xem xét
logistics đơn thuần từ góc độ chi phí, mà nên nhìn nhận năng lực tạo ra doanh thu của
khu vực này (Christopher, 1986). Ngồi ra, logistics có vai trị quan trọng trong việc
tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật
liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Logistics cho
phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề về nguồn nguyên
liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương
tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… để
giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, theo tổng cục thống kê (2020) về hoạt động vận tải hàng hóa, nếu tính riêng
giai đoạn 2016-2019, vận chuyển hàng hóa bình qn mỗi năm tăng 9,7% và ln
chuyển hàng hóa tăng 6,1%/năm. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, vận chuyển
2
hàng hóa ước tính đạt 7.476,3 triệu tấn, bình qn mỗi năm tăng 7,2% và luân chuyển
hàng hóa đạt 1.345,8 tỷ tấn.km, tăng 4,3%/năm, trong đó năm 2020 vận chuyển hàng
hóa giảm 2,6% so với năm trước và luân chuyển hàng hóa giảm 2,9%. Vận tải hàng
hóa năm 2021 sơ bộ đạt 1.640,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,2% so với năm
trước và luân chuyển 303 tỷ tấn.km, tăng 5,8%, trong đó vận tải trong nước đạt
1.609,6 triệu tấn vận chuyển, tăng 1% và luân chuyển 164,1 tỷ tấn.km, tăng 4,5%;
vận tải ngoài nước đạt 30,9 triệu tấn, tăng 11,7% và 138,9 tỷ tấn.km, tăng 7,4% (tổng
cục thống kê, 2021). Xem Hình 1-1 về nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ 2010 đến
2021, nhu cầu ngày càng tăng cao trong những năm gần đây 2017 – 2019, mặc dù
năm 2020 và 2021 nhu cầu giảm do tác động ảnh hưởng dịch Covid19, nhìn chung
nhu cầu vận tải hàng hóa sẽ tăng nhanh trong tương lai.
Hình 1-1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải từ 2010 đến
2021 (nguồn: niên giám thống kê quốc gia, 2021)
Tuy nhiên, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics (vận tải, lưu
kho, làm thủ tục hải quan…) ở Việt Nam bằng khoảng 20,9-25% GDP. Trong khi,
chi phí trung bình chiếm 12% tổng sản phẩm nội địa thế giới. Trong đó, chi phí cho
vận tải chiếm khoảng 60%, mức chi phí cao so với các nước phát triển. Mức chi phí
này cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, cịn so với Singapore thì cao hơn tới 3 lần.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), trong nền kinh tế Hoa Kỳ thì chi phí Logistics
chiếm 9,9% GDP của nước này 921 tỷ USD năm 2000 (Báo cáo logistics, 2021).
3
Theo báo cáo logistics 2022, doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí logistics trên doanh thu
trên 10% chiếm 27% tổng số doanh nghiệp được khảo sát.
Từ đó thấy rằng chi phí logistics tại Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới. Hiện
nay, một số nước như Thái Lan, Singapore,.. nằm trong khu vực ASEAN đã giảm
được chi phí logistics, trong khi chi phí của Việt Nam vẫn ở một mức cao là một rào
cản đối với năng lực cạnh tranh. Do đó, vấn đề đặt ra cần xem xét giảm chi phí
logistics điều này có nghĩa là nâng cao hiệu quả hoạt động logistics trong doanh
nghiệp.
Dựa vào lý thuyết về nguồn lực, liên kết nguồn lực với năng lực và năng lực với hiệu
suất. Các doanh nghiệp sử dụng thành công các nguồn lực để phát triển năng lực có
tiềm năng tạo ra lợi thế cạnh tranh dẫn đến hiệu suất cao hơn nếu khơng có mối liên
hệ giữa nguồn lực và năng lực (Barney, 1991). Một kết quả logistics cải thiện các
năng lực tốt sẽ tương ứng tốt về mặt thu thập, tích lũy, sử dụng, bảo vệ nguồn lực và
liên quan đến hậu cần (Shang và Marlow, 2004). Điều đó cũng có nghĩa là lý thuyết
dựa vào nguồn lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển một mơ hình đo lường để
hiểu cách các nhà sản xuất cơng nghiệp tích hợp các nguồn của họ để tạo ra hiệu suất
tốt hơn (Lai và cộng sự, 2008). Có nhiều năng lực logistics được xác định theo nghiên
cứu trường Đại học Bang Michigan (MSUGLRT) năm 1995 có 17 năng lực logistics
nằm trong 4 khả năng logistics.
Một số nghiên cứu trước đây về năng lực logistics tác động lên hiệu quả hoạt động
logistics và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thực hiện khảo sát trên các công
ty buôn bán và phân phối lẻ tại các nước Bắc Mỹ (Zhao và cộng sự, 2001), các công
ty sản xuất đa ngành tại Đài Loan ( Shang và cộng sự. 2004 và 2007) và một số nghiên
cứu khác tại các nước như Hà Lan, Keyna, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, …
Trong nghiên cứu tập trung xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của một số
năng lực logistics tiêu biểu lên hiệu quả hoạt động logistics từ nghiên cứu trước đây.
Trong đó, Zhao và cộng sự (2001) đã nghiên cứu năng lực tập trung khách hàng và
năng lực tập trung thông tin tác động lên kết quả hoạt động logistics. Shang và
4
Marlow (2004) nghiên cứu năng lực dựa trên thông tin, năng lực linh hoạt và năng
lực benchmarking tác động lên kết quả hoạt động logistics và nghiên cứu cũng xem
xét mối quan hệ tác động gián tiếp của năng lực dựa trên thông tin thông qua hai năng
lực khác lên kết quả hoạt động logistics. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
năng lực dựa trên thông tin không tác động gián tiếp lên kết quả hoạt động logistics.
Raston và cộng sự (2013) nghiên cứu năng lực đổi mới và năng lực khác biệt hóa tác
động trực tiếp lên kết quả hoạt động logistics. Ngoài ra, Shang và Marlow (2007) cho
ra kết quả nghiên cứu rằng khả năng logistics tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động
logistics và tác động gián tiếp lên kết quả hoạt động doanh nghiệp thông qua kết quả
hoạt động logistics.
Theo các kết quả nghiên cứu trước đây và dựa vào thực tiễn bối cảnh Việt Nam hiện
tại xem xét các năng lực phổ biến nhất và được quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp sản xuất cũng như Chính phủ Việt nam trong công cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (Báo cáo logistics, 2022). Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào 5 năng lực
logistics bao gồm năng lực dựa trên thông tin (information-based capability), năng
lực linh hoạt (flexibility capability) và năng lực benchmarking (benchmarking
capability) (Shang và Marlow, 2004), năng lực đổi mới (innovativeness capacity) và
năng lực khác biệt hóa (differentiation capacity) (Raston và cộng sự, 2013) tác động
trực tiếp lên kết quả hoạt động logistics và tác động gián tiếp lên kết quả hoạt động
doanh nghiệp.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-
Xác định các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động
logistics, và tác động hiệu quả hoạt động logistics lên hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
-
Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố năng lực logistics ảnh hưởng lên
hoạt động logistics tại các công ty doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
-
Đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng tác động của các yếu tố năng lực
logistics tích cực lên hiệu quả hoạt động logistics và từ đó nâng cao hiệu hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
5
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về đối tượng nghiên cứu: các yếu tố năng lực logistics tác động lên kết quả hoạt động
logistics doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
Đơn vị phân tích là doanh nghiệp sản xuất tại miền Nam, Việt Nam.
Đối tượng khảo sát là về những chuyên gia có kiến thức về logistics và vận hành
doanh nghiệp, cụ thể là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phịng bộ phận logistics có
kinh nghiệm làm việc trên 3 năm của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thời gian từ tháng 10/2022 – 05/2023 .
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết: nghiên cứu kiểm định các mức độ tác động của các yếu tố năng
lực logistics ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động logistics dựa trên một số mơ hình
nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của Zhao và cộng sự (2001) cho thấy rằng
năng lực tập trung thông tin không tác động trực tiếp lên hiệu quả hoạt động logistics
của công ty. Tuy nhiên, một nghiên cứu Shang và Marlow (2004) lại cho thấy rằng
năng lực này tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động logistics. Từ đó, đưa ra cơ hội
nghiên cứu để đánh giá chính xác hơn về mức độ tác động của năng lực tập trung
thông tin cũng như một số năng lực logistics khác ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
logistics tại các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam tại
thời điểm hiện tại để xem xét đầy đủ hơn các yếu tố tích cực của năng lực logistics
trong mơ hình của bài nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn: từ các mức độ tác động các yếu tố năng lực logistics giúp các doanh
nghiệp nhận thấy rõ cần tập trung đầu tư và cải thiện các năng lực logistics có ảnh
hưởng nào để nâng cao kết quả hoạt động logistics và từ đó cải thiện hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp, đồng thời nhận thấy rõ thêm vai trò của hoạt động logistics trong
doanh nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính sơ bộ,
nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu chính thức.
6
Nghiên cứu định tính sơ bộ: được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc
trực tuyến, số người phỏng vấn 7 người để thảo luận sâu vấn đề nhằm tham khảo ý
kiến về tính đơn nghĩa của câu hỏi khảo sát, tìm ra được yếu tố mới để điều chỉnh nội
dung bảng khảo sát.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: được thực hiện sau khi đã có thang đo sơ bộ, tiến hành
khảo sát 110 mẫu thông qua bảng khảo sát, tương ứng mỗi doanh nghiệp là mẫu (bảng
khảo sát). Tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS, chạy phân tích hệ số Cronbach’s
Alpha và EFA để đánh giá sơ bộ thang đo, loại bỏ những biến rác.
Nghiên cứu định lượng chính thức: được thực hiện khi bảng khảo sát hoàn chỉnh sau
nghiên cứu sơ bộ. Tiến hành khảo sát 227 mẫu để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
chính thức, tương ứng mỗi doanh nghiệp là mẫu (bảng khảo sát).
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng, thực hiện phân tích mơ hình cấu trúc tuyến
tính SEM bằng cách ứng dụng phần mềm SPSS và AMOS. Quá trình chạy các phần
mềm sẽ giúp phân tích các chỉ số sau:
-
Hệ số Cronbach’s Alpha: hệ số kiểm định độ tin cậy của thang đo.
-
Nhân tố khám phá EFA: chỉ số này nhằm loại bỏ bớt các biến không phù
hợp.
-
Nhân tố khẳng định CFA: nhằm kiểm định chặt chẽ về tính đơn nguyên, độ
giá trị và độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu.
-
Chỉ số Chi – Square, Chi – Square/ bậc tự do và các chỉ số: GFI, CFI, TLI,
RMSEA nhằm đánh giá mức độ phù hợp của tổng thể mơ hình.
-
Kiểm định mơ hình cấu trúc SEM: nhằm mục đích kiểm định giả thuyết quan
hệ nhân quả.
BỐ CỤC LUẬN VĂN
Nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm 5 chương như sau
Chương 1 giới thiệu tổng quan bao gồm các cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên
cứu, đồng thời nêu tổng quan về đề tài: nhận dạng, đo lường các yếu tố năng lực
7
logistics ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động logistics, và tác động hiệu quả hoạt động
logistics lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Từ đó
đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng tác động của các yếu tố năng lực logistics
tích cực lên hiệu quả hoạt động logistics và từ đó nâng cao hiệu hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Chương 2 cở sở lý thuyết trình bày tổng hợp lý thuyết, các khái niệm nghiên cứu, tóm
tắt các nghiên cứu trước có liên quan và liệt kê những hạn chế của nghiên cứu trước
để tìm ra cơ hội nghiên cứu cho đề tài này. Dựa trên cơ hội nghiên cứu để hình thành
mơ hình nghiên cứu và phát biểu các giả thuyết.
Chương 3 trình bày quy trình và phương pháp để thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được
những mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo từ các cơ sở lý
thuyết, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu sơ bộ thông qua 2 bước là phỏng vấn sâu và
định lượng sơ bộ. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20, việc đánh
giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA giúp đánh giá sơ bộ thang
đo về chỉ số tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, từ đó có hiệu
chỉnh phù hợp để đưa ra được thang đo cuối cùng.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức: phân tích dữ liệu định
lượng chính thức với bộ mẫu 227 thơng qua phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Kết
quả phân tích bao gồm các nội dung sau: thống kê mô tả bộ mẫu, phân tích Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân
tích SEM, kiểm định Bootstrap, phân tích cấu trúc đa nhóm.
Chương 5 trình bày tóm tắt q trình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu. Đề xuất
các hàm ý quản trị nhằm mang tính định hướng cho các nhà quản lý nâng cao hiệu
quả hoạt động logistics và từ đó nâng cao hiệu hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam thông qua tập trung vào các năng lực logistics. Nêu các
điểm hạn chế của nghiên cứu, đồng thời đưa ra hướng nghiên cứu tương lai.
8
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Mục tiêu chương 2 nhằm nêu ra các cơ sở lý thuyết, định nghĩa các khái niệm nghiên
cứu, thông kê lại các kết quả nghiên cứu trước có liên quan để tìm ra cơ hội nghiên
cứu. Dựa trên cơ hội nghiên cứu sẽ hình thành mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.
ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CĨ LIÊN QUAN
2.1.1 Khái niệm logistics
Logistics có nhiều định nghĩa khác nhau và phạm vi hoạt động khá rộng, dưới đây là
một số định nghĩa về logistics:
-
Logistics là một quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm sốt sự lưu thơng và
tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hóa, thành phẩm, bán thành
phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ và các thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới
điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng. Định
nghĩa này bao gồm các chuyển động vào, ra, bên trong và bên ngồi. (Kate,
2013)
-
Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho
nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên
quan.....từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.
Hiểu một cách rộng hơn nó cịn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải
(nguồn : UNESCAP)
-
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển
và lưu kho có hiệu quả hàng hố, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất
xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Lambert,
1998).
-
Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại, dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo thoả thuận với
khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt