Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Xây dựng mô hình ahp đánh giá rủi ro chậm trễ tiến độ thực hiện dự án các công trình truyền tải điện tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.03 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN LÊ HY

XÂY DỰNG MƠ HÌNH AHP ĐÁNH GIÁ RỦI RO
CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
CÁC CƠNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN
TẠI TP.HCM
Chuyên ngành
Mã số

: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lương Đức Long
Cán bộ chấm nhận xét 1:

PGS.TS Trần Đức Học

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. Phạm Hải Chiến



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày 10 tháng 07 năm 2023.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng:

PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ

2. Thư ký hội đồng:

PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn

3. Ủy viên phản biện 1:

PGS.TS Trần Đức Học

4. Ủy viên phản biện 2:

TS. Phạm Hải Chiến

5. Ủy viên:

TS. Nguyễn Thanh Việt

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ


TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS Lê Anh Tuấn


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN LÊ HY

MSHV: 1970710

Ngày, tháng, năm sinh: 24/12/1996

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số: 8580302

I. TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MƠ HÌNH AHP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẬM TRỄ
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRUYỀN TẢI ĐIỆN TẠI
TP.HCM (BUILDING AN AHP MODEL TO ASSESS THE RISK OF DELAY IN
THE IMPLEMENTATION PROGRESS OF POWER TRANSMISSION
PROJECTS IN HO CHI MINH CITY)

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xác định các nhóm nhân tố và nhân tố gây rủi ro chậm trễ tiến độ thực hiện dự án các
cơng trình truyền tải điện tại TP.HCM.
2. Đánh giá, xếp hạng nhóm nhân tố và nhân tố chính gây rủi ro chậm trễ tiến độ.
3. Xây dựng mơ hình cấu trúc thứ bậc hỗ trợ ra quyết định AHP để đánh giá mức độ gây
rủi ro chậm trễ tiến độ.
4. Đề xuất các giải pháp hạn chế bất cập trong công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án các
cơng trình truyền tải điện tại TP.HCM.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Tp. HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Lương Đức Long

TS. Lê Hoài Long

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Lương Đức Long, thầy đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô trong Bộ môn Thi công và Quản lý Xây dựng
– Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức

bổ ích cho tơi trong suốt thời gian học vừa qua.
Xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên trong suốt quá trình
học tập và cũng xin cảm ơn anh chị em bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp đã giúp đỡ và
hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2023
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Lê Hy

i


TÓM TẮT
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tiến độ dự án có vai trị quan trọng trong việc
đánh giá hiệu quả và quản lý chi phí của dự án. Tuy nhiên, chậm trễ tiến độ vẫn là
một vấn đề phổ biến và gây rủi ro trong các dự án xây dựng tại Việt Nam. Nghiên
cứu này nhằm xây dựng mơ hình để xác định yếu tố tác động đến tiến độ dự án và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối với dự án truyền tải điện tại TP.HCM.
Kết quả của nghiên cứu dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu tương tự kết hợp
với ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực. Tổng cộng 39 yếu tố thuộc 7 nhóm nhân
tố đã được xác định, đó là các nhóm nhân tố liên quan đến: (1) Quá trình Thiết kế;
(2) Quá trình Thẩm tra; (3) Quá trình Lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu; (4)
Q trình Thi cơng; (5) Q trình Thanh quyết tốn; (6) Pháp lý và (7) Bên ngồi.
Mơ hình AHP đã được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá mức độ tác
động của các yếu tố này đến tiến độ dự án. Tầm quan trọng của các yếu tố tác động
đã được xác định, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro gây chậm
trễ tiến độ dự án một cách tối ưu và hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả đầu tư
và tránh những tổn thất do chậm trễ tiến độ gây ra.
Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan trọng cho việc

quản lý tiến độ dự án trong lĩnh vực xây dựng cơng trình tuyền tải điện. Các kết quả
và giải pháp được đề xuất có thể hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả và quản lý rủi
ro cho các dự án tương tự trong tương lai.
Từ khố: Rủi ro, Đánh giá, mơ hình AHP, cơng trình truyền tải điện, chậm trễ
tiến độ.

ii


ABSTRACT
In the domain of construction investment, the project schedule plays a pivotal
role in assessing effectiveness and cost management. Nevertheless, project delays
persist as a prevalent issue, posing risks in Vietnam's construction projects. This study
endeavors to formulate a model to pinpoint the factors that influence project
schedules and evaluate their impact on transmission line projects in HCMC.
The research findings are a culmination of amalgamated studies and expert
opinions from the industry. A comprehensive set of 39 factors, categorized into 7
groups, has been identified: (1) Factors pertaining to the design process, (2) Factors
related to the review process, (3) Factors involved in the preparation of bidding
documents and contractor selection, (4) Factors affecting the construction process,
(5) Factors influencing the settlement process, (6) Legal considerations, and (7)
External factors.
The AHP model has been employed to gauge the degree of influence of these
factors on project schedules. Based on prioritized impact factors, the study offers
optimal and effective solutions to mitigate the risks of project schedule delays, while
ensuring investment efficiency and averting losses arising from delays.
This research lays significant theoretical and practical groundwork for
managing project schedules in the realm of transmission line construction. The
obtained results and proposed remedies hold invaluable potential for enhancing
efficiency and risk management in similar projects in the future.

Keywords: Risk assessment, project schedule delays, transmission line
construction, AHP model.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Lương Đức Long.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn được thực hiện hoàn tồn
trung thực và chưa được cơng bố ở bất kỳ nghiên cứu nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2023
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Lê Hy

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................1
1.2 Đặt vấn đề .................................................................................................................3
1.3 Mục tiêu NC .............................................................................................................3
1.4 Phạm vi NC ..............................................................................................................4
1.5 Ý nghĩa học thuật và thực tiễn của đề tài ..............................................................4
1.5.1 Về học thuật .......................................................................................................4
1.5.2 Về thực tiễn ........................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................5

2.1 Các khái niệm, lý thuyết .........................................................................................5
2.1.1 TĐ thực hiện dự án đầu tư XD ...........................................................................5
2.1.2 Trình tự đầu tư XD .............................................................................................6
2.1.3 RR trong lĩnh vực XD ........................................................................................6
2.2 Một số nghiên cứu liên quan: .................................................................................8
2.2.1 Các nghiên cứu về chậm trễ TĐ trong XD ........................................................8
2.2.2 Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp AHP .................................................13
2.2.3 Tổng hợp các nhân tố gây ảnh hưởng TĐ thực hiện các dự án TTĐ tại
TP.HCM ........................................................................................................................14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NC ...........................................................................18
3.1 Quy trình NC đề tài ...............................................................................................18
3.2 Tóm tắt Trình tự NC của đề tài: ..........................................................................18
3.3 Thu thập dữ liệu ....................................................................................................19
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................................19
3.3.2 Cách thức thực hiện KS....................................................................................24
3.3.3 Đối tượng KS ...................................................................................................25
3.3.4 Cách thức lấy mẫu ............................................................................................25
3.3.5 Kích cỡ của mẫu ...............................................................................................26
3.4 Các cơng cụ NC ......................................................................................................26
3.5 Phân tích dữ liệu ....................................................................................................26
3.5.1 Kiểm tra dữ liệu độ tin cậy của thang đo .........................................................26
v


3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................................27
3.6 Phương pháp định lượng AHP .............................................................................28
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ........................................................................34
4.1 Thu thập số liệu .....................................................................................................34
4.2 Phân tích đặc điểm mẫu NC .................................................................................34
4.2.1 Trình độ chun mơn của người tham gia KS (A1).........................................34

4.2.2 Vai trò tham gia dự án của người tham gia KS (A2) .......................................35
4.2.3 Số năm công tác trong lĩnh vực cơng trình điện của người tham gia KS (A3) 35
4.2.4 Quy mô dự án lớn nhất của người tham gia KS tham gia (A4) .......................36
4.3 Xếp hạng các nhân tố theo giá trị trung bình: ....................................................37
4.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha...............................................................................40
4.4.1 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình
Thiết kế (Nhóm B1).......................................................................................................41
4.4.2 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình
Thẩm tra (Nhóm B2) .....................................................................................................42
4.4.3 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình
Lập HSMT và lựa chọn nhà thầu (Nhóm B3) ...............................................................43
4.4.4 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình
Thi cơng (Nhóm B4) .....................................................................................................44
4.4.5 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình
Thanh quyết tốn (Nhóm B5) ........................................................................................45
4.4.6 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm các nhân tố liên quan đến Pháp lý
(Nhóm B6) .....................................................................................................................45
4.4.7 Phân tích Cronbach’s Alpha cho nhóm Bên ngồi (Nhóm B7) .......................46
4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA: ......................................................................47
CHƯƠNG 5. XD MƠ HÌNH AHP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TĐ THỰC HIỆN DỰ ÁN CÁC CƠNG TRÌNH
TTĐ TẠI TP.HCM ......................................................................................................52
5.1 XD mơ hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TĐ thực hiện
dự án .............................................................................................................................52
5.1.1 Bước 1: Xác định mục tiêu giải quyết: ............................................................53
vi


5.1.2 Bước 2: XD mơ hình cấu trúc thứ bậc: ............................................................53
5.1.3 Bước 3: XD một tập hợp các ma trận so sánh cặp: ..........................................56

5.1.4 Bước 4: Chuyển đổi thành trọng số và kiểm tra độ nhất quán: .......................59
5.1.5 Bước 5: Dùng trọng số để đánh giá khả năng gây ra ảnh hưởng TĐ thực hiện
dự án các cơng trình TTĐ tại TP.HCM: ........................................................................64
5.1.6 Bước 6: Phân tích độ nhạy ...............................................................................68
5.1.7 Bước 7: Đưa ra quyết định cuối cùng ..............................................................73
CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................75
6.1 Đánh giá các nhóm nhân tố gây ra ảnh hưởng TĐ thực hiện dự án ................75
6.1.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến Quá trình Thiết kế (nhóm B1) .....................75
6.1.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thẩm tra (nhóm B2)....................75
6.1.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến Quá trình Lập HSMT, lựa chọn nhà thầu
(nhóm B3) ......................................................................................................................76
6.1.4 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thi cơng (nhóm B4) ....................77
6.1.5 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thanh quyết tốn (nhóm B5) ......78
6.1.6 Nhóm các nhân tố liên quan đến Pháp lý (nhóm B6) ......................................79
6.1.7 Nhóm các nhân tố Bên ngồi (nhóm B7) .........................................................80
6.2 Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các tiêu chí ảnh hưởng TĐ thực hiện dự
án các cơng trình TTĐ tại TP.HCM ..........................................................................81
6.2.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thiết kế (nhóm B1) và Thẩm tra
(nhóm B2) ......................................................................................................................81
6.2.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến Quá trình Lập HSMT và lựa chọn nhà thầu
(nhóm B3): .....................................................................................................................81
6.2.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thi cơng (nhóm B4): ...................82
6.2.4 Nhóm các nhân tố liên quan đến Q trình Thanh quyết tốn (nhóm B5): .....83
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................84
7.1 Kết luận ..................................................................................................................84
7.2 Hướng NC tiếp theo...............................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................87
PHỤ LỤC 1: .................................................................................................................92
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................................96
vii



PHỤ LỤC 3: ...............................................................................................................102
PHỤ LỤC 4: ...............................................................................................................110
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ......................................................................................132

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đường dây TTĐ ..............................................................................................1
Hình 1.2: Mạng lưới điện ................................................................................................1
Hình 3.1: Lưu đồ NC .....................................................................................................18
Hình 3.2: Các ngun tắc XD mơ hình AHP .................................................................29
Hình 3.3: Các bước thực hiện mơ hình AHP ................................................................33
Hình 4.1: Biểu đồ tóm tắt trình độ chun mơn của người tham gia KS ......................34
Hình 4.2: Biểu đồ tóm tắt vai trị tham gia dự án của người tham gia KS ...................35
Hình 4.3: Biểu đồ tóm tắt Số năm cơng tác trong lĩnh vực cơng trình điện của người
tham gia KS ...................................................................................................................36
Hình 4.4: Biểu đồ tóm tắt Quy mơ dự án lớn nhất của người tham gia KS tham gia ...37
Hình 5.1: Mơ hình AHP cấu trúc thứ bậc các tiêu chí đánh giá mức độ RR về TĐ .....54
Hình 5.2: Sơ đồ thứ bậc các tiêu chí .............................................................................55
Hình 5.3: Khai báo đối tượng tham gia KS ...................................................................56
Hình 5.4: a trận so sánh cặp 7 nhóm tiêu chí theo đánh giá của CĐT .....................56
Hình 5.5: a trận so sánh cặp 07 nhóm nhân tố theo đánh giá kết hợp các bên tham
gia ..................................................................................................................................57
Hình 5.6: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Quá trình thiết kế Combined .......................................................................................................................57
Hình 5.7: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Quá trình thẩm tra
- Combined ....................................................................................................................57
Hình 5.8: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Quá trình lập

HSMT, lựa chọn nhà thầu - Combined ..........................................................................58
Hình 5.9: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Q trình thi cơng Combined .......................................................................................................................58
Hình 5.10: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Q trình thanh
quyết tốn - Combined...................................................................................................58
Hình 5.11: a trận so sánh cặp các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Pháp lý Combined .......................................................................................................................59

ix


Hình 5.12: a trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về Bên ngồi Combined .......................................................................................................................59
Hình 5.13: Chỉ số nhất qn các nhóm tiêu chí - Combined ........................................60
Hình 5.14: Chỉ số nhất qn các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Q trình
thiết kế - Combined ........................................................................................................60
Hình 5.15: Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Q
trình thẩm tra - Combined .............................................................................................60
Hình 5.16: Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Quá
trình lập HSMT, lựa chọn nhà thầu - Combined ...........................................................61
Hình 5.17: Chỉ số nhất qn giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Q
trình thi cơng - Combined..............................................................................................61
Hình 5.18: Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Q
trình thanh quyết tốn - Combined................................................................................62
Hình 5.19: Chỉ số nhất qn giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Pháp
lý - Combined.................................................................................................................62
Hình 5.20: Chỉ số nhất quán giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Các
nhân tố bên ngồi khác - Combined ..............................................................................63
Hình 5.21: rọng số các tiêu chí - Combined ...............................................................64
Hình 5.22: Chỉ số nhất qn các nhóm tiêu chí – CĐT ................................................66
Hình 5.23: Chỉ số nhất qn các nhóm tiêu chí – TVTK ..............................................67
Hình 5.24: Chỉ số nhất qn các nhóm tiêu chí – TVGS ..............................................67
Hình 5.25: Chỉ số nhất qn các nhóm tiêu chí – NTTC ..............................................68

Hình 5.26: KQ đánh giá với nhóm tiêu chí ban đầu .....................................................69
Hình 5.27: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B1 mức 0% ..69
Hình 5.28: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B2 mức 0% ..70
Hình 5.29: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B3 mức 0% ..71
Hình 5.30: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B4 mức 0% ..71
Hình 5.31: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B5 mức 0% ..72
Hình 5.32: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B6 mức 0% ..72
Hình 5.33: KQ đánh giá đối với các nhóm tiêu chí khi giả định tiêu chí B7 mức 0% ..73

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp một số NC liên quan trên thế giới ..................................................8
Bảng 2.2: Tổng hợp một số NC liên quan trong nước ..................................................10
Bảng 2.3: Tổng hợp các NC ứng dụng AHP .................................................................14
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố gây ảnh hưởng TĐ thực hiện các dự án TTĐ tại
TP.HCM .........................................................................................................................14
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến TĐ thực hiện dự án cơng trình TTĐ
tại TP.HCM ...................................................................................................................20
Bảng 3.2: Các công cụ NC ............................................................................................26
Bảng 3.3: Bảng giá trị hệ số α và đánh giá thang đo tương ứng ..................................27
Bảng 3.4: Bảng thang đo đánh giá 9 mức độ ................................................................29
Bảng 3.5: Hệ số ngẫu nhiên RI .....................................................................................32
Bảng 4.1: Trình độ chun mơn của người tham gia KS ..............................................34
Bảng 4.2: Vai trò tham gia dự án của người tham gia KS ............................................35
Bảng 4.3: Số năm công tác trong lĩnh vực cơng trình điện của người tham gia KS ....35
Bảng 4.4: Quy mô dự án lớn nhất của người tham gia KS tham gia ............................36
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp xếp hạng các nhân tố theo trị trung bình .............................37
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha cho nhóm B1 ...................................................................41

Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha cho nhóm B1 - lần 2 ......................................................42
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha nhóm B2..........................................................................42
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha nhóm B3..........................................................................43
Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha nhóm B3 - lần 2 ............................................................43
Bảng 4.11: Cronbach’s Alpha nhóm B4........................................................................44
Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha nhóm B5........................................................................45
Bảng 4.13: Cronbach’s Alpha nhóm B6........................................................................45
Bảng 4.14: Cronbach’s Alpha nhóm B7........................................................................46
Bảng 4.15: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett...................................................47
Bảng 4.16: Bảng phương sai trích ................................................................................47
Bảng 4.17: Bảng KQ ma trận xoay ...............................................................................48
Bảng 4.18: Bảng phân nhóm các nhân tố .....................................................................50

xi


Bảng 5.1: Mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với việc đánh giá gây ra hưởng đến
TĐ thực hiện dự án ........................................................................................................55

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT

: Chủ đầu tư

QLDA

: Quản lý dự án


TVTK

: Tư vấn thiết kế

TVGS

: Tư vấn giám sát

NTTC

: Nhà thầu thi công

AHP

: Analytical Hierarchy Process

EFA

: Exploratory Factor Analysic

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences



: Tiến độ

BQS


: Biến quan sát

XD

: Xây dựng

KQ

: Kết quả

RR

: Rủi ro

NC

: Nghiên cứu

HSMT

: Hồ sơ mời thầu

TTĐ

: Truyền tải điện

GPMB

: Giải phóng mặt bằng


xiii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung

Hình 1.1: Đường dây TTĐ
Nguồn: Tập đồn Điện lực Việt Nam
TTĐ hay còn gọi là hệ thống điện được định nghĩa tại Khoản 24 Điều 3 Thông
tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải như sau: hệ thống điện truyền
tải bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.
Lưới điện là một mạng lưới dây dẫn điện kết nối với nhau nhằm thực hiện công
việc TTĐ và phân phối điện từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng.

Hình 1.2: Mạng lưới điện
Nguồn: ResearchGate
HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


Thành phần chính của một hệ thống lưới điện bao gồm các thành phần sau: máy
biến áp để điều chỉnh điện áp, các đường dây TTĐ cao thế để kết nối các nguồn cung
cấp và trung tâm tiêu thụ, và các đường dây phân phối để chuyển đến từng khách
hàng sử dụng điện năng. Các thành phần này hoạt động cùng nhau để đảm bảo việc
truyền tải và phân phối điện năng trong một khu vực nhất định. Máy biến áp giúp
điều chỉnh và điều tiết điện áp để phù hợp với yêu cầu của các thiết bị tiêu thụ. Đường
dây TTĐ cao thế đảm bảo việc TTĐ năng từ nguồn cung cấp đến các trung tâm tiêu
thụ lớn, trong khi đường dây phân phối đưa điện đến từng khách hàng. [1]
Việc kết hợp các thành phần này trong một lưới điện hiệu quả là cực kỳ quan
trọng để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người
dân và các hoạt động kinh tế xã hội.
Trong hệ thống điện Việt Nam, lưới điện truyền tải có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc kết nối điện năng giữa các vùng miền, kết nối các nhà máy điện và các
trung tâm phụ tải, cung cấp điện năng cho mọi miền đất nước. Vì vậy, việc thiết lập
hệ thống truyền tải điện an toàn, ổn định, bền vững khơng chỉ là mục tiêu của ngành
điện mà cịn là mong muốn của các khách hàng sử dụng điện.
Theo thông tin từ Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC), lượng
điện tiêu thụ trung bình trong tháng 4/2023 tồn TP.HCM đạt 85,91 triệu kWh/ngày,
trong khi đó con số này của tháng 4 các năm 2019-2022 đều dưới 80 triệu kWh/ngày.
Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng và khơng khí oi bức nên nhu cầu sử
dụng các thiết bị làm mát tăng cao. Điều này gây áp lực rất lớn về cung cấp điện. [2]
Hiện tại lưới điện TP.HCM đang có mức độ dự phịng cơng suất truyền tải là
43% (chưa kể các cơng trình đang cải tạo và xây mới). Với năng lực này, EVNHCMC
hoàn tồn đáp ứng được với cơng suất tiêu thụ cực đại hiện nay của khu vực TP.HCM
(ước đạt 4.735 MW, tăng 4,55% so với năm 2022. Mặc dù vậy, EVNHCMC cũng
vẫn XD kế hoạch cung cấp điện với các kịch bản vận hành trong điều kiện phụ tải
tăng cao bất thường để chủ động nguồn điện cung cấp cho Thành phố, nhất là vào
mùa khô năm nay. [2]
Để đảm bảo năng lực cung cấp điện cho năm 2023 và những năm tiếp theo,
EVNHCMC cũng đang tập trung đẩy nhanh TĐ các cơng trình XD mới trạm và đường

dây truyền tải. Theo đó, năm 2023 EVNHCMC sẽ khởi cơng 3 cơng trình, đóng điện

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

1 cơng trình cấp điện áp 220kV với công suất tăng thêm 876MVA công suất trạm;
47,2 km đường dây. Đối với lưới điện 110kV, sẽ khởi cơng 6 cơng trình, đóng điện 7
cơng trình cơng suất tăng thêm 441MVA cơng suất trạm; 124,4 km đường dây. [3]
Sự hoàn thành đúng kế hoạch XD và hồn thiện các cơng trình TTĐ sẽ đảm
bảo khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển và phụ tải điện trong khu vực. Điều này có
tác động quan trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự hiệu quả
trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư. Đồng thời an ninh điện được đảm bảo và điện
được cung cấp ổn định cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của
người dân.
1.2 Đặt vấn đề
Q trình đầu tư dự án cơng trình TTĐ tại TP.HCM cũng tuân theo quy trình
tương tự như các dự án XD khác. Theo Khoản 1, Điều 50 của Luật XD năm 2014,
quá trình này được chia thành ba giai đoạn theo vòng đời của dự án bao gồm: giai
đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc XD đưa cơng
trình của dự án vào khai thác sử dụng (trừ trường hợp XD nhà ở riêng lẻ). [4]
Các vấn đề RR ảnh hưởng lớn đến TĐ thực hiện dự án trong ba giai đoạn trên
luôn luôn hiện diện trong mỗi dự án và gây khó khăn cho tất cả các bên liên quan.
Việc xác định và đánh giá tầm quan trọng của những nguyên nhân chủ yếu làm chậm
TĐ trong việc thực hiện các cơng trình TTĐ của thành phố là rất quan trọng để giải

quyết và rút kinh nghiệm cho tương lai.
Các cơng trình XD tại Việt Nam nói chung và các cơng trình TTĐ trên địa bàn
TP.HCM nói riêng ln gặp phải những RR gây chậm trễ. Đề tài NC này sẽ tìm ra và
đánh giá mức độ quan trọng của những nhân tố gây RR chậm trễ tiến thực hiện dự án.
Từ đó, đề xuất giải pháp giải quyết và khắc phục những nhân tố nêu trên quá trình thực
hiện dự án TTĐ tại TP.HCM.
1.3 Mục tiêu NC
Đề tài NC này nhằm giải quyết các mục tiêu quan trọng sau đây:
-

Xác định các nhóm nhân tố và nhân tố chính tác động lớn đến TĐ thực hiện
dự án các cơng trình TTĐ.

-

Xếp hạng nhóm nhân tố chính theo mức độ tác động đến TĐ thực hiện dự
án.

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

-

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

XD mơ hình AHP để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến TĐ hồn

thành dự án cơng trình TTĐ tại TP.HCM.

-

Đề xuất các giải pháp tối ưu và hiệu quả nhằm giải quyết các nhân tố ảnh
hưởng quan trọng đến TĐ thực hiện dự án.

1.4 Phạm vi NC
-

Không gian NC: NC này tập trung vào nhóm dự án cơng trình TTĐ tại
TP.HCM.

-

Đối tượng NC: Các cá nhân có vai trị trực tiếp trong q trình tham gia thực
hiện các dự án XD cơng trình TTĐ tại TP.HCM, bao gồm: cán bộ phụ trách
các Ban QLDA, nhà thầu, CĐT, TVTK, TVGS.

1.5 Ý nghĩa học thuật và thực tiễn của đề tài

1.5.1 Về học thuật
-

Tổng hợp và xác nhận kết quả của các NC trước đây về việc sử dụng mơ
hình AHP để phân tích những yếu tố có tác động đến TĐ thực hiện dự án
TTĐ tại TP.HCM.

-


Đưa ra minh chứng về tính phù hợp của mơ hình AHP để áp dụng vào việc
giải quyết những yếu tố ảnh hưởng đến TĐ trong suốt vòng đời dự án.

1.5.2 Về thực tiễn
-

Đề tài NC nhằm cung cấp cho các nhà quản lý XD một cái nhìn tồn diện về
những yếu tố quan trọng có tác động đến TĐ thực hiện dự án TTĐ tại
TP.HCM.

-

Đề xuất những giải pháp cải thiện hiệu quả trong công tác quản lý TĐ dự án,
nhằm giảm thiểu rủi rỏ trong quá trình triển khai và đảm bảo đúng TĐ của
các dự án.

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Các khái niệm, lý thuyết

2.1.1 TĐ thực hiện dự án đầu tư XD
- Dự án đầu tư XD là một tập hợp các đề xuất liên quan đến việc sử dụng nguồn

vốn để thực hiện các hoạt động XD mới, sửa chữa hoặc cải tạo cơng trình XD nhằm
phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời hạn và mức chi phí xác định. [5]
- TĐ thực hiện dự án XD được đo bằng thời gian thực tế hoàn thành một dự án
đầu tư XD, tính từ thời điểm có chủ trương đầu tư cho đến khi q trình nghiệm thu
và bàn giao được hồn tất, và cơng trình được đưa vào sử dụng. Đây là một thước
đo quan trọng để đánh giá hiệu quả và thành công của dự án XD.
- Thời gian thực tế hoàn thành dự án XD được tính dựa trên các hoạt động và
cơng việc được thực hiện trong quá trình triển khai dự án. Nó bao gồm các cơng đoạn
từ khâu chuẩn bị, thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu, cho đến giai đoạn bàn
giao và đưa vào sử dụng công trình. Quá trình này thường được theo dõi và ghi nhận
thông qua hệ thống quản lý TĐ, bao gồm lịch trình, biểu đồ Gantt, và các cơng cụ
khác để theo dõi tiến trình thực hiện và điều chỉnh cần thiết.
- Thời gian thực tế hồn thành dự án XD có thể được ước tính và so sánh với TĐ
kế hoạch ban đầu để đánh giá hiệu quả và tình hình thực hiện dự án. Nếu thời gian
thực tế vượt quá kế hoạch, có thể cần thực hiện các biện pháp để điều chỉnh và tái
cân nhắc lịch trình và quy trình thực hiện dự án, nhằm đảm bảo TĐ được duy trì và
hồn thành dự án một cách hiệu quả.
- Trên thế giới, việc chậm trễ TĐ trong các dự án XD gây ra những tác động tiêu
cực đến vấn đề tài chính và gây tranh chấp trách nhiệm giữa các bên tham gia. Để
giải quyết vấn đề này, nhiều kỹ thuật phân về sự chậm trễ TĐ đã được áp dụng, bao
gồm phân tích chậm trễ thực tế, chậm trễ đồng thời, tăng thời gian hoàn thành, phân
bổ nguồn lực và giảm năng suất lao động. Tuy nhiên, không có kỹ thuật nào tối ưu
có thể áp dụng cho mọi dự án XD phức tạp và được chấp thuận vởi các bên liên quan.
Do đó, NC tập trung vào ứng dụng các kỹ thuật phân tích chậm trễ TĐ hiện có vào
1 dự án XD cụ thể, nhằm xác định kỹ thuật phân tích lý tưởng để đạt được KQ đáng
tin cậy và chính xác trong giải quyết các xung đột. KQ của NC cho thấy rằng các kỹ
HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 5



LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

thuật phân tích chậm trễ TĐ hiện nay cần được cải tiến để vượt qua hạn chế của nó.
Đồng thời, các NC trong tương lai cần tìm ra và phát triển kỹ thuật hiệu quả hơn, với
sự hỗ trợ của máy tính để giải quyết các vấn đề liên quan đến chậm trễ TĐ một cách
tồn diện. [6]

2.1.2 Trình tự đầu tư XD
Tại Điều 4 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP được quy định như sau:
Trình tự thực hiện đầu tư XD theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật XD
năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD để xem xét, quyết định đầu tư
XD và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê
đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng XD, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát XD; lập,
thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán XD; cấp giấy phép XD (đối với cơng trình
theo quy định phải có giấy phép XD); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
XD; thi cơng XD cơng trình; giám sát thi cơng XD; tạm ứng, thanh tốn khối lượng
hồn thành; nghiệm thu cơng trình XD hồn thành; bàn giao cơng trình hồn thành
đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc XD đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các
cơng việc: Quyết tốn hợp đồng XD, bảo hành cơng trình XD. [4]

2.1.3 RR trong lĩnh vực XD

Lĩnh vực XD là lĩnh vực chứa đựng nhiều RR chỉ xảy ra với xác suất một lần
nhưng ảnh hưởng rất lớn, có những RR xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều dự án
khác nhau. Nhìn nhận, đánh giá và chủ động quản lý ảnh hưởng của RR sẽ đảm bảo
sự thành công của dự án XD.
Trong quá trình nghiên cứu về RR, khái niệm RR đang được phân ra thành hai
trường phái quan tâm tới nguồn gốc, tần suất xuất hiện các RR. Trong khi đó một
trường phái quan tâm tới các kết quả RR gây ra. Dẫu vậy, dù quan tâm tới nguồn gốc
hay kết quả RR gây ra thì bản chất RR cũng khơng có gì thay đổi. Việc quyết định

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

tới các nội dung khi xem xét về RR phụ thuộc vào quan điểm của nhà khoa học về
RR.
Trong lĩnh vực XD, có thể tổng kết ba quan điểm nghiên cứu về RR được hình
thành từ khi xuất hiện thuật ngữ RR cho đến nay gồm: Quan điểm truyền thống, quan
điểm trung lập và quan điểm mở rộng.
(1) Quan điểm truyền thống: Theo quan điểm này, RR được nhấn mạnh tới mặt
tiêu cực. RR có đặc điểm: RR là các mối nguy hiểm gây ra các thiệt hại, mất mát, suy
giảm; RR gắn với các những điều không chắc chắn; RR là sự kết hợp giữa khả năng
xuất hiện và hậu quả tác động của một sự kiện, một hiểm họa.
(2) Quan điểm trung lập: Quan điểm này nhấn mạnh tới tính chất làm thay đổi
mục tiêu của dự án. RR có các đặc điểm: RR là sự kiện, điều kiện không chắc chắn
tác động làm thay đổi các mục tiêu của dự án. Sự thay đổi mục tiêu có thể tiêu cực

hoặc tích cực; RR là sự kết hợp giữa các xác suất xuất hiện một sự kiện và hậu quả
ảnh hưởng của nó đến mục tiêu dự án.
(3) Quan điểm mở rộng: Quan điểm này nhấn mạnh đến kết quả tích cực (các
cơ hội) hoặc tiêu cực (các khó khăn) khi xuất hiện RR. Đặc điểm của RR: RR có cả
2 mặt tích cực và tiêu cực; RR có thể tính bằng xác suất, tần suất xuất hiện RR nhân
với mức độ tổn thất, thiệt hại hoặc lợi ích đạt được do RR gây nên; RR là một sự kiện
hoặc một tình huống khơng chắc chắn. Ngày nay, khi xem xét một vấn đề, khơng
riêng gì RR, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có xu hướng xem xét trên cả hai
mặt tích cực và tiêu cực. Điều này cho thấy cái nhìn lạc quan trong khoa học quản lý.
[7]

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

2.2 Một số nghiên cứu liên quan:

2.2.1 Các nghiên cứu về chậm trễ TĐ trong XD
 Các nghiên cứu trên thế giới:
Bảng 2.1: Tổng hợp một số NC liên quan trên thế giới
STT
1

Tên NC


Tác giả

Causes of construction delay:

A.M.Odeh và

traditional contracts

H.T.Battaineh

Năm
2001

Mô tả
Nêu rõ những nhóm nhân tố gây chậm trễ TĐ: (1)Tài chính
và thanh tốn của CĐT; (2)Năng lực nhà thầu khơng đáp
ứng; (3)Nhà thầu tư vấn không đáp ứng được năng lực;
(4)Vật liệu không đáp ứng được chất lượng; (5) Biện pháp
thi công bị lỗi; (6)Nhà thầu chính thay đổi các điều khoản
của hợp đồng; (7)Tranh chấp và đàm phán hợp đồng trong
quá trình thi cơng; (8)Các nhân tố khác

2

Construction schedule delay risk

Muhammed Mufazzal

assessment by using combined


Hossen, Sunkoo Kang, và

tiên: nhà thầu chính, tiện ích, cơ quan quản lý và yếu tố tài

AHP-RII methodology for an

Jonghyun Kim

chính và quốc gia. Cấp độ thứ hai và thứ ba được thiết kế

international NPP project

2015

NC này chỉ định 4 yếu tố chậm trễ chính cho cấp độ đầu

với 12 yếu tố phụ và 32 yếu tố phụ tương ứng.
NC này tìm ra 5 yếu tố phụ quan trọng nhất, bao gồm: thay
đổi chính sách, bất ổn chính trị và can thiệp của cơng chúng;
các tiêu chí quy định kiên quyết và các tài liệu cấp phép
mâu thuẫn với các quy định hiện hành; thủ tục xem xét tài
liệu thiết kế mạnh mẽ; thiết kế lại do sai sót trong thiết kế,

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ


GVHD: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
thay đổi thiết kế; và tình trạng thiếu các nhà sản xuất thiết bị
hạt nhân chun dụng có trình độ và kinh nghiệm trên toàn
thế giới.

3

Project delay: key electrical

Betty W.Y.Chiu, Joseph

construction factors in Hong

H.K.Lai

2017

Kong

NC đã đánh giá xác suất xảy ra của các yếu tố và tác động
của các yếu tố đó thơng qua chỉ số tần suất (Frequency
index), chỉ số mức độ nghiêm trọng (Severity index), chỉ số
quan trọng (Importance index). NC đã đưa ra 56 yếu tố gây
chậm trễ và phân thành 10 nhóm chính. Trong đó 10 nhân tố
gây ảnh hưởng nhất ở các dự án XD điện: (1)Thiếu nhân
công; (2)CĐT chậm trễ trong việc đưa ra quyết định;
(3)Thiếu NT về điện; (4)Bài tốn dịng tiền của NT điện;
(5)Kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn không đầy đủ;
(6)Thay đổi yêu cầu của CĐT; (7)Làm lại do lỗi; (8)Thiếu
giao tiếp giữa các bên; (9)Tay nghề và kỹ năng lao động

kém; (10)Thiếu sự phối hợp trên công trường.

4

Development of a scale for

J.C.Edison, Harish Kumar 2020

Dựa trên phương pháp EFA, NC đã xác định 6 nhóm yếu tố

factors causing delays in

Singla

chính dẫn đến sự chậm trễ trong một dự án: (1)Liên quan

Infrastructure

đến nhà thầu; (2)Liên quan đến tư vấn; (3)Bên ngoài;
(4)Liên quan đến nhân công; (5)Liên quan đến thiết kế;
(6)Liên quan đến vật tư.

HVTH: NGUYỄN LÊ HY - 1970710

Trang 9


×