Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bề rộng đường may vắt sổ bốn chỉ đến độ bền đường may trên vải dệt kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ NGỌC HÂN

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
CỦA BỀ RỘNG ĐƯỜNG MAY VẮT SỔ BỐN CHỈ
ĐẾN ĐỘ BỀN ĐƯỜNG MAY TRÊN VẢI DỆT KIM
Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May
Mã số: 8540204

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2023


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Minh Hương
Cán bộ hướng dẫn: TS. Hồ Thị Minh Hương
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Lê Song Thanh QuỳnhTS. Hồ Thị Minh Hương
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Vũ Anh Duy
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM,
ngày 30 tháng 06 năm 2023
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Huỳnh Văn Trí. TS. Bùi Mai Hương
2. Thư ký Hội đồng: TS. Nguyễn Thị Như Lan
3. Phản biện 1: TS. Lê Song Thanh Quỳnh
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Vũ Anh Duy Tuấn Anh
5. Ủy viên: TS. Hồ Thị Minh Hương
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên


ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

PGS. TS. Huỳnh Văn Trí

PGS. TS. Nguyễn Hữu Lộc


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I.

Họ và tên học viên: LÊ NGỌC HÂN

MSHV: 2170480

Ngày, tháng, năm sinh: 27/09/1983

Nơi sinh: An Giang


Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May

Mã số: 8540204

TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bề rộng đường may vắt sổ bốn chỉ đến độ

bền đường may trên vải dệt kim
TÊN TIẾNG ANH:

Study on the influence of four - thread overlock seam width on the seam
durability on knitted fabrics
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Nghiên cứu độ bền của đường may vắt sổ trên vải dệt kim khi thay đổi các thông
số bề rộng đường may. Đánh giá thực nghiệm về độ bền của đường may vắt sổ được
tiến hành trên vải dệt kim kiểu dệt Interlock, chỉ may Epic và chỉ tơ Gramax.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/06/2023
IV. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Hồ Thị Minh Hương
Tp. HCM, ngày ... tháng ... năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NGHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Hồ Thị Minh Hương

PGS. TS. Bùi Mai Hương

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ


PGS. TS. Nguyễn Hữu Lộc


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Dệt, May nằm trong hệ thống bài luận văn cuối
khóa của học viên cao học nhằm trang bị cho học viên khả năng tự nghiên cứu, biết
cách giải quyết vấn đề đặt ra cụ thể trong thực tế sản xuất ngành dệt may. Đó vừa là
trách nhiệm và là niềm tự hào cũng như nhiệm vụ của mỗi học viên cao học.
Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân để hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ từ Thầy, Cô và tập thể. Tôi xin ghi nhận và tỏ lịng biết ơn tới
Thầy, Cơ và tập thể đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Hồ Thị Minh Hương.
Cô đã đưa ra gợi ý đầu tiên để định hướng và hình thành nên ý tưởng của luận văn,
góp ý cho tơi rất nhiều về cách nhận định đúng đắn các mục tiêu đặt ra trong những
vấn đề cần nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu một cách hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Mai Hương chủ nhiệm Bộ môn Kỹ
Thuật Dệt, May người đã truyền dạy và hướng dẫn rất nhiều về kiến thức vật liệu
Dệt.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến q Thầy, Cơ Khoa Cơ khí cụ thể là bộ môn Kỹ
Thuật Dệt, May, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM đã truyền
dạy những kiến thức, kinh nghiệm quý giá cho tơi, đó cũng là những kiến thức khơng
thể thiếu trên con đường học tập, nghiên cứu khoa học và sự nghiệp của tơi sau này.
Luận văn thạc sĩ đã hồn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản
thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q Thầy, Cơ chỉ
dẫn và đóng góp thêm để tơi bổ sung những kiến thức và hồn thiện bản thân mình
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

TP. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2023

Lê Ngọc Hân


iii

TĨM TẮT

Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bề rộng đường
may vắt sổ bốn chỉ đến độ bền đường may trên vải dệt kim. Nội dung luận văn gồm
có các phần sau:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, các nghiên cứu trong và ngoài nước,
mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, các tiêu chuẩn áp dụng, cấu trúc luận văn.
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu bao
gồm đặc trưng, tính chất đường may, chỉ may, tìm hiểu về vải dệt kim và các yếu tố
liên quan, nghiên cứu đặc điểm tính chất của của vải dệt kim với các kiểu dệt và chỉ
may hiện đang sử dụng cho trang phục thể thao T-shirt, Polo-shirt.
Chương 3: Trình bày những nghiên cứu thực nghiệm của luận văn, cụ thể: nội
dung, phương pháp nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu bao gồm:
Nghiên cứu thực nghiệm độ bền đường may trên thiết bị vắt sổ bốn chỉ dựa vào
sự thay đổi bề rộng vắt sổ để đạt độ bền cao nhất.
Nghiên cứu phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm.
Các thử nghiệm được thực hiện tại phịng may mẫu - Cơng ty TNHH Oriental
Garment An Giang, Trường Cao Đẳng Nghề An Giang và tại phòng thử nghiệm của
Cơng ty TNHH Intertek Vietnam.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà luận văn đạt được. Từ
đó, phân tích, đánh giá cụ thể độ bền đường may ảnh hưởng bởi bề rộng vắt sổ. Đề
xuất một bề rộng cụ thể đạt yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế.

Từ khóa: Trang phục thể thao T-shirt và Polo-shirt, độ bền đường may, bề rộng
vắt sổ, vải dệt kim, độ bền nén thủng, chất lượng đường may.


iv

ASTRACT
The thesis presents the results of the study on the influence of the four-thread
overlock seam width on the seam strength on knitted fabrics. The content of the thesis
includes the following parts:
Chapter 1: Presenting the reasons for choosing the topic, domestic and foreign
studies, research objectives, research contents, research methods, research objects
and scope, applicable standards, structure dissertation.
Chapter 2: Presenting the theoretical basis related to the research topic including
characteristics, properties of seams, sewing threads, learning about knitted fabrics and
related factors, studying the characteristics and properties of fabrics. of knitted fabrics
with weaves and threads currently used for sportswear T-shirt, Polo-shirt.
Chapter 3: Presenting the empirical research of the thesis, specifically: content,
research methods. Research topics include:
Experimental study of seam strength on a four-overlock device based only on
the change of overlock width to achieve the highest durability.
Research on experimental data processing methods.
The tests were carried out at the sample sewing room - Oriental Garment An
Giang Co., Ltd., An Giang Vocational College and at the testing room of Intertek
Vietnam Co., Ltd.
Chapter 4: Presenting the experimental research results that the thesis has
achieved. From there, analyze and evaluate specifically the seam strength affected by
the overlock width. Propose a specific width that is technically and economically
satisfactory.
Keywords: T-shirt and polo-shirt sportswear, seam strength, oversized width,

knitted fabric, puncture resistance, seam quality.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của Lê Ngọc Hân, thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Cô TS. Hồ Thị Minh Hương.
Các số liệu, hình ảnh và những kết luận được trình bày trong luận văn này hồn
tồn trung thực và chưa được cơng bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2023

Lê Ngọc Hân


vi

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ASTRACT ................................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xiii
MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................................................ xiv
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .......................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
1.2 Tình hình nghiên cứu....................................................................................3

1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước......................................................3
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước ......................................................3
1.3 Mục tiêu và hướng nghiên cứu .....................................................................5
1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................6
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................6
1.6.1.1 Vật liệu may (vải) ....................................................................................... 6
1.6.1.2 Vật liệu liên kết (chỉ may) .......................................................................... 6
1.6.1.3 Kết cấu đường may ..................................................................................... 6
1.6.1.4 Thiết bị may thực nghiệm ........................................................................... 6

1.6.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................7
1.7 Tiêu chuẩn được áp dụng trong luận văn .....................................................7
1.8 Cấu trúc luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 8
2.1 Lý thuyết về chỉ may ....................................................................................8
2.1.1 Đặc trưng và phân loại về chỉ may ............................................................8


vii

2.1.1.1 Đặc trưng về chỉ may .................................................................................. 8
2.1.1.2 Phân loại về chỉ may ................................................................................... 9

2.1.2 Các tính chất cơ bản của chỉ may ............................................................11
2.1.2.1 Độ mảnh .................................................................................................... 12
2.1.2.2 Độ bền đứt ................................................................................................. 13
2.1.2.3 Độ giãn ...................................................................................................... 14
2.1.2.4 Độ đàn hồi ................................................................................................. 15

2.1.2.5 Độ bền đứt dạng vòng ............................................................................... 16
2.1.2.6 Độ bền đứt dạng nút .................................................................................. 16
2.1.2.7 Mô đun ban đầu hay cịn gọi là Mơ đun Young ...................................... 17
2.1.2.8 Độ bền mài mòn ....................................................................................... 17
2.1.2.9 Độ trơn của chỉ .......................................................................................... 19
2.1.2.10 Độ sạch của chỉ ....................................................................................... 19
2.1.2.11 Độ co ....................................................................................................... 19

2.1.3 Các yêu cầu chất lượng của chỉ may .......................................................21
2.1.3.1 Đồng đều về chi số .................................................................................... 21
2.1.3.2 Mềm mại ................................................................................................... 21
2.1.3.3 Độ đàn hồi ................................................................................................. 21
2.1.3.4 Cân bằng xoắn........................................................................................... 21
2.1.3.5 Độ sạch và bền màu .................................................................................. 22
2.1.3.6 Độ co ......................................................................................................... 22
2.1.3.7 Ảnh hưởng của độ săn đối với chỉ may .................................................... 22

2.2 Lý thuyết về kim may .................................................................................22
2.2.1 Chức năng của kim ..................................................................................22
2.2.2 Lựa chọn kim may ...................................................................................23
2.2.3 Hình dạng mũi kim ..................................................................................23
2.3 Lý thuyết về vải dệt kim .............................................................................24
2.3.1 Đặc trưng và phân loại của vải dệt kim ...................................................24
2.3.1.1 Đặc trưng cấu tạo của vải dệt kim............................................................. 24
2.3.1.2 Phân loại của vải dệt kim .......................................................................... 26

2.3.2 Các tính chất cơ bản của vải dệt kim .......................................................30


viii


2.3.2.1 Tính chất cơ lý .......................................................................................... 30
2.3.2.2 Các tính chất khác của vải dệt kim ........................................................... 34

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vải dệt kim ..............................34
2.3.3.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu dệt ................................................................ 34
2.3.3.2 Ảnh hưởng của q trình dệt..................................................................... 35
2.3.3.3 Ảnh hưởng của các cơng đoạn gia công khác ........................................... 36

2.4 Lý thuyết về đường may.............................................................................37
2.4.1 Đặc trưng và phân loại của mũi may .......................................................37
2.4.1.1 Đặc trưng của mũi may ............................................................................. 37
2.4.1.2 Phân loại của mũi may .............................................................................. 37

2.4.2 Đặc trưng và phân loại của đường may ...................................................43
2.4.2.1 Đặc trưng của đường may ......................................................................... 43
2.4.2.2 Phân loại của đường may .......................................................................... 44

2.4.3 Cơ sở đánh giá chất lượng của đường may .............................................46
2.4.3.1 Bề mặt ngoại quan .................................................................................... 46
2.4.3.2 Tính năng của đường may ........................................................................ 46

2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may [36] ................................47
2.4.4.1 Vải ............................................................................................................. 47
2.4.4.2 Chỉ may ..................................................................................................... 48
2.4.4.3 Thiết bị may .............................................................................................. 50

2.4.5 Phương pháp đánh giá độ bền đường may ..............................................51
2.4.5.1 Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp Strip......... 51
2.4.5.2 Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp Grab ........ 51

2.4.5.3 Xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp nén thủng 52
2.4.5.4 Mức độ ứng dụng cho đường may ............................................................ 52

2.5 Ứng dụng của trang phục từ vải dệt kim trong cuộc sống .........................53
2.5.1 Giới thiệu các trang phục tiêu biểu từ vải dệt kim [37] ..........................53
2.5.2 Một số các đặc điểm của áo T - shirt và Polo shirt .................................55
2.5.2.1 Vải may áo T - shirt và Polo shirt ............................................................. 55
2.5.2.2 Chỉ may sử dụng sản xuất áo T - shirt và Polo shirt ................................. 57
2.5.2.3 Một số loại đường may ứng dụng trang phục T- Shirt và Polo shirt [17] 58


ix

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .................................................. 60
3.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................60
3.2 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .............................................................60
3.2.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học ........................................60
3.2.2 Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu ..................................................60
3.2.3 Phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học ...................................61
3.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 61
3.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 61
3.2.3.3 Phương pháp toán học............................................................................... 62

3.3 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn ...............................62
3.3.1 Xác định độ bền bằng phương pháp ASTM D6797 ................................62
3.3.2 Các bước chuẩn bị mẫu thử .....................................................................63
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................65
3.4.1 Sai số .......................................................................................................66
3.4.1.1 Sai số tuyệt đối .......................................................................................... 66
3.4.1.2 Sai số tương đối ........................................................................................ 66

3.4.1.3 Sai số ngẫu nhiên ...................................................................................... 66
3.4.1.4 Sai số hệ thống .......................................................................................... 67
3.4.1.5 Sai số thô ................................................................................................... 67
3.4.1.6 Khắc phục sai số ....................................................................................... 67

3.4.2 Xử lý số lạc xuất hiện trong kết quả đo ...................................................67
3.4.3 Xử lý thống kê số liệu .............................................................................68
3.4.4 Số trung tâm hay số trung vị ...................................................................68
3.4.5 Số trội ......................................................................................................69
3.4.6 Độ lệch chuẩn ..........................................................................................69
3.4.7 Hệ số biến thiên .......................................................................................69
3.4.8 Hệ số bất đối xứng...................................................................................70
3.4.9 Hệ số nhọn ...............................................................................................70
3.4.10 Tần số và tần suất ..................................................................................70
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ............................. 71
4.1 Thực nghiệm độ bền đường may vắt sổ VS4C theo bề rộng .....................71


x

4.1.1 Kết quả thử nghiệm độ bền bề rộng đường may 3 mm ...........................71
4.1.2 Kết quả thử nghiệm độ bền bề rộng đường may 4 mm ...........................72
4.1.3 Kết quả thử nghiệm độ bền bề rộng đường may 5 mm ...........................72
4.1.4 Kết quả thử nghiệm độ bền bề rộng đường may 6 mm ...........................73
4.1.5 Kết quả thử nghiệm độ bền bề rộng đường may 7 mm ...........................74
4.1.6 Các thông số đặc trưng tất cả đường may được thống kê .......................74
4.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm .....................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 86
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn ATSM D6797-15..........................................................86

Phụ lục 2: Kết quả thử nghiệm tại công ty Intertek Vietnam ...........................86


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Máy vắt sổ Juky MO-6914S ........................................................................7
Hình 2.1 Cấu tạo của kim may cơng nghiệp [27]. ....................................................23
Hình 2.2 Hình dạng một kim may [27]. ....................................................................24
Hình 2.3 Kiểu dệt vải dệt kim [28] ...........................................................................24
Hình 2.4 Cấu trúc vịng sợi [28] ................................................................................25
Hình 2.5 Bước cột vịng và chiều cao hàng vịng [28]..............................................26
Hình 2.6 Mặt phải vải dệt kim single (a), Mặt trái vải dệt kim single (b) [28]........27
Hình 2.7 Vải rib [28] ................................................................................................27
Hình 2.8 Vải interlock [28] ......................................................................................28
Hình 2.9 Kiểu dệt xích và xích kết hợp [28] .............................................................29
Hình 2.10 Kiểu dệt tricot [28] ...................................................................................29
Hình 2.11 Kiểu dệt atlat [28].....................................................................................30
Hình 2.11 Mũi may 101 (a) 103 (b) thuộc họ mũi may 100 [34] .............................38
Hình 2.12 Mũi may 301 thuộc họ mũi may 300 [34] ...............................................39
Hình 2.13 Mũi may 401 thuộc họ mũi may 400 [34] ...............................................40
Hình 2.14 Mũi may 406 thuộc họ mũi may 400 [34] ...............................................40
Hình 2.15 Mũi may 503 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................41
Hình 2.16 Mũi may 504 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................41
Hình 2.17 Mũi may 512 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................41
Hình 2.18 Mũi may 514 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................42
Hình 2.19 Mũi may 515 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................42
Hình 2.20 Mũi may 516 thuộc họ mũi may 500 [34] ...............................................42
Hình 2.21 Mũi may 602 (a), 605 (b), 607 (c) thuộc họ mũi may 600 [34] ...............43
Hình 2.22 Một số ứng dụng sản phẩm dệt kim trong may mặc [37] ........................53

Hình 2.23 Tất dệt kim chữa bệnh [37] ......................................................................54
Hình 3.1 Máy kiểm tra độ theo tiêu chuẩn ASTM D6797 ........................................63
Hình 3.2 Ký hiệu theo mẫu thử nghiệm được thực hiện tại Intertek Vietnam Ltd ...64
Hình 3.3 Mẫu thử trước khi thực hiện kiểm tra độ bền ............................................65


xii

Hình 3.4 Mẫu kết quả sau khi thực hiện kiểm tra độ bền .........................................65
Hình 4.1 Kết quả độ bền bề rộng đường may ...........................................................75
Hình 4.2 Giá trị z-score tìm số lạc trong kết quả thử nghiệm ...................................76
Hình 4.3 Tần số độ bền bề rộng đường may .............................................................77
Hình 4.4 Tần suất độ bền bề rộng đường may ..........................................................77
Hình 4.5 Độ bền giá trị trung bình bề rộng đường may ............................................78
Hình 4.6 Quan hệ giữa độ lệch chuẩn σ và giá trị trung bình (M) ............................78


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Độ bền mài mòn của chỉ may [26] ............................................................18
Bảng 2.2 Một số tính chất cơ lý tiêu biểu của chỉ may [24, 26] ...............................20
Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra độ bền nén thủng đường may 3 mm ..............................71
Bảng 4.2 Các thông số đặc trưng thống kê cơ bản đường may 3 mm ......................72
Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra độ bền nén thủng đường may 4 mm ..............................72
Bảng 4.4 Các thông số đặc trưng thống kê cơ bản đường may 4 mm ......................72
Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra độ bền nén thủng đường may 5 mm ..............................73
Bảng 4.6 Các thông số đặc trưng thống kê cơ bản đường may 5 mm ......................73
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra độ bền nén thủng đường may 6 mm ..............................73
Bảng 4.8 Các thông số đặc trưng cơ bản đường may 6 mm .....................................74

Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra độ bền nén thủng đường may 7 mm ..............................74
Bảng 4.10 Các thông số đặc trưng cơ bản đường may 7 mm ...................................74
Bảng 4.11 Các thông số đặc trưng cơ bản tất cả đường may được nghiên cứu ........75
Bảng 4.12 Kết quả thử nghiệm độ bền đường may. .................................................75
Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra số lạc trong tập dữ liệu thử nghiệm. ............................76
Bảng 4.14 Tần số và tần suất tập dữ liệu thử nghiệm. ..............................................77


xiv

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASTM

Hiệp hội quốc tế về thử nghiệm vật liệu (American Society for
Testing and Materials)

BS

Bound seam

CML

Corrected minimum loop

DIN

Deutsches Institut für Normung e.V.

EF


Egde finishing

FS

Flat seam

ISO

International Organization for Standardization

LS

Lapped seam

OS

Ornamental stitching

PA

Polyamid

PES

Polyester

PPC

Poly Poly Corespun


SPI

Stitch per inch

SS

Superimposed seam

TC

TICI

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

TXP

Textured Polyester

VITAS

Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel
Association)

VS4C

Vắt sổ bốn chỉ



Nghiên cứu tổng quan

1

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Dệt may là một ngành rất phát triển và được chú trọng và có qui mơ phát triển
lớn nhất tại Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 vẫn rất
khả quan, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam, nhất là trong bối cảnh
thị trường tiêu dùng thế giới chững mạnh trong quý cuối cùng của năm 2022. Ngành
dệt may Việt Nam đạt 37,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022,
tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thị trường xuất khẩu trọng tâm Hoa
Kỳ với 13,9 tỷ USD, các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương 4,733 tỷ USD, các nước EU 3,63 tỷ USD, Hàn Quốc 2,525
tỷ USD, Trung Quốc 925 triệu USD. Quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỷ USD. Ngoài
quần áo, ngành dệt may Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỷ USD, xơ sợi 4,083
tỷ USD, phụ liệu may 1,165 tỷ USD, vải địa 747 triệu USD [1].
Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của
ngành dệt may Việt Nam trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng duy
trì xuất khẩu khoảng 47 - 50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ
trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại [2].
Hiện nay ngành công nghiệp dệt được coi là ngành đang phát triển. Trong đó
sản phẩm dệt kim chiếm tỷ trọng khá cao và ngày càng có xu hướng phát triển. Việc
nghiên cứu về công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim sẽ có ý nghĩa thực tế cả về lý
luận, thực tiễn, đáp ứng nhu cầu bức thiết hiện nay của ngành dệt may, góp phần đẩy
tốc độ phát triển của toàn ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Sản phẩm dệt kim
ngày càng trở nên thông dụng với con người hơn vì tính năng hữu dụng của chúng

như rất dễ mặc và dễ chăm sóc. Trong vài năm trở lại đây, đã có sự quan tâm ngày
càng tăng về các loại vải dệt kim do kỹ thuật sản xuất đơn giản, chi phí thấp, mức độ
thoải mái cho quần áo và phạm vi sản phẩm rộng. Công nghệ dệt kim đáp ứng các
yêu cầu thay đổi nhanh chóng về thời trang và cách sử dụng. Các loại vải dệt kim


Nghiên cứu tổng quan

2

được sử dụng rộng rãi vì tính đàn hồi và hoạt động co giãn của nó, về cơ bản khác
với vải dệt thoi [3].
Vải dệt kim có nhiều đặc tính riêng kỹ thuật như tính đàn hồi lớn, vải mềm, nhẹ,
dễ co giãn, nên khi mặc sẽ bó sát người, dễ thấm nước, thấm mồ hơi và thống mát…
mà vải dệt thoi khơng có [4]. Do đó, vải dệt kim ngày càng được nhiều người ưu
chuộng, các loại vải dệt kim ngày càng phong phú và thích hợp với khí hậu xứ lạnh
cũng như xứ nóng. Vải dệt kim trong quá trình sản xuất may quần áo thường gặp phải
hiện tượng tổn thương tại vị trí đường may làm thay đổi bề mặt vật liệu làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó trong q trình sản xuất thường gặp một số các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng tại đường may vải dệt kim bao gồm: kim, chỉ, vải và thiết bị cơ cấu
dịch chuyển vải và vận tốc máy [5, 6]. Nghiên cứu về giải pháp tăng độ bền đường
may đối với vải dệt kim là một mảng đề tài hết sức phong phú, hấp dẫn địi hỏi tìm
hiểu về kiến thức và nhiều cơng sức cũng như phải đầu tư thích đáng về thời gian và
các điều kiện thực nghiệm, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của vải dệt kim
tại vị trí đường may.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước nói về ảnh hưởng độ
bền đường may [7-13]. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu là trên vải dệt thoi và loại
mũi may thắt nút. Chưa có nhiều nghiên cứu trên vải dệt kim cũng như mũi may 514
và bề rộng đường may sử dụng trên vải dệt kim. Đường may vắt sổ 4 chỉ có độ co

giãn tốt, thích hợp để ráp các chi tiết vải có độ co giãn đây là loại đường may cơ bản
trong sản xuất hàng dệt kim. Theo kết cấu và công dụng đường may vắt sổ 4 chỉ (mũi
may 514) vừa đảm bảo độ bền đường may và tiết kiệm nguyên liệu [14]. Trong khi
đó trang phục từ vải dệt kim tuy không đa dạng về mẫu mã như dệt thoi nhưng lại rất
tiện lợi, có thể sử dụng cho các hoạt động hàng ngày và điều kiện sử dụng khác nhau.
Với những lý do trên, trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng của bề rộng đường may vắt sổ bốn chỉ đến độ bền đường may trên vải dệt kim.
Nghiên cứu thực hiện trên mẫu trang phục thể thao T-Shirt và Polo Shirt từ vải dệt
kim có kiểu dệt Interlock với thành phần 95 % Polyester, 5 % Spandex được thực
hiện trên thiết bị vắt sổ 4 chỉ (mũi may 514) với loại chỉ may Epic và chỉ tơ Gramax.


Nghiên cứu tổng quan

3

1.2 Tình hình nghiên cứu
1.2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước
Năm 2008, theo một báo cáo nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ
thuật trong cơng nghệ may như kích cỡ kim, mật độ mũi may và tính chất của vải
được thực hiện bởi tác giả Sumit Mandal [10]. Nghiên cứu trên 3 loại vải là vải Peco,
Cotton-spandex và vải cotton. Tác giả cũng nêu rõ hạn chế của nghiên cứu là chỉ thực
hiện trên 3 loại vải kể trên và hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng nghiên cứu trên
nhiều loại vải khác nhau.
Trong nghiên cứu của tác giả Mahmuda Akter và cộng sự vào năm 2015 có
nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng kiểu mũi may và loại chỉ may đến độ bền đường may
trên vải cotton [11].
Theo Ashenafi Edae [12] độ bền đường may cũng ảnh hưởng trực tiếp từ loại
vải may và chỉ may cũng có mối quan hệ liên quan đến chất lượng đường may. Từ
kết quả nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của các dạng đường may, các loại vải và

kiểu chỉ may đến độ bền.
Năm 2021, một nghiên cứu mới về chỉ và mật độ trên vật liệu cacbon áp dụng
may vải chống cháy và áo chống đạn được S. Kumar, Suryasarathi Bose và nhóm
cộng sự thực hiện [13].
Nghiên cứu của L.Wang và cộng sự về đường may khi mật độ đường may tăng
lên, tốc độ duy trì khả năng chịu ứng suất của cả ba loại đường may đều tăng lên.
Điều đáng nói là hàng dệt kim thường được sử dụng ở điều kiện chịu tải ít hoặc chịu
tải liên tục. Do đó, tốc độ duy trì ứng suất chịu được của các mũi khâu sẽ có ý nghĩa
hơn [15].
Mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố, nhưng vẫn còn nhiều vấn
đề cần được quan tâm nghiên cứu về độ bền đường may đặc biệt trên vải dệt kim. Từ
đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng độ bền đường may dựa trên cơ sở sử dụng loại chỉ
may mới trên thiết bị VS4C. Chính vì vậy, những nghiên cứu trong việc đưa ra các
giải pháp vẫn luôn là vấn đề nóng và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
khoa học.
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Vào năm 2012, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nghiên cứu về một số yếu tố
công nghệ trong ngành dệt may có ảnh hưởng đến độ bền đường may. Nghiên cứu


Nghiên cứu tổng quan

4

này cụ thể về yếu tố mật độ mũi may có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền đường may
trên 3 loại vải dệt thoi vân điểm, 3 loại chỉ có chi số khác nhau và trên loại mũi may
300. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng mật độ mũi may có tỉ lệ với độ bền nhưng
chỉ ở một số mũi may 3 mũi/cm và 4 mũi/cm [7]. Cũng trong năm đó, tác giả Nguyễn
Đình Trụ đã có một nghiên cứu khảo sát về các đặc điểm cấu trúc của một số loại chỉ
may công nghiệp và công nghệ sản xuất chỉ may. Trong nghiên cứu này của tác giả

đã chỉ ra được một số ưu điểm và nhược điểm, của các loại chỉ dùng trong công
nghiệp may [8].
Trong các nghiên cứu gần đây tác giả Nguyễn Cầu Bản đã nghiên cứu vải dệt
kim lựa chọn cho quần thể thao nữ Legging. Ở nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu
ảnh hưởng của các thông số vải, cơng nghệ đến các tính chất của vải như độ thống
khí, độ dày và độ giãn để đánh giá về sự phù hợp với quần legging. Ba loại vải với
mức độ chiều dài vòng sợi khác nhau (2.82 mm, 2.56 mm, 2.41 mm) đã được thử
nghiệm. Trên ba mẫu vải dệt kim thương mại khác nhau, thường được sử dụng cho
quần áo thể thao cũng được kiểm chứng để so sánh [9].
Từ kết nghiên cứu vào năm 2021 của nhóm tác giả Bùi Thị Loan, Nguyễn Thị
Hồi, Đỗ Thị Tần đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mảnh của chỉ và mật độ mũi
may đến độ giãn đứt và độ bền đường may 406 trên vải TC. Nghiên cứu đã được thực
hiện trên vải TC, chỉ may 100% Polyester với 6 chi số khác nhau. Trong đó đã chỉ ra
rằng khi tăng mật độ mũi may, giảm độ mảnh của chỉ thì độ giãn đứt tương đối và độ
bền kéo đứt đường may tăng lên [16].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Hải Yến vào năm 2022, được
nghiên cứu và thực nghiệm độ bền nén thủng đường may lần lượt trên 4 mẫu vải, với
chỉ 100% Polyester độ mảnh Tex 18, Tex 21, Tex 27. Được thực hiện lần lượt theo
các mật độ mũi may là 4, 5, 6 mũi/cm để lựa chọn ra mật độ mũi may phù hợp nhất
với từng loại vải đạt được kết quả 4 mũi/cm trong các loại vải được nghiên cứu. Tuy
nhiên, chưa tìm ra được loại chỉ may phù hợp để đạt kết quả tốt nhất [17].
Qua khảo sát các nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về độ bền đường may do ảnh hưởng bởi các yếu tố như kiểu mũi may, độ bền chỉ
may, mật độ mũi may, sức căng chỉ may, hiệu suất đường may. Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bề rộng đường may vắt sổ bốn chỉ đến độ
bền đường may trên vải dệt kim kiểu dệt Interlock.


Nghiên cứu tổng quan


5

1.3 Mục tiêu và hướng nghiên cứu
- Mục tiêu chính của luận văn là nhằm nghiên cứu giải pháp gia tăng về độ bền
của đường may ráp với mũi may (514) trên thiết bị vắt sổ bốn chỉ.
- Giải pháp này được xác định dựạ trên kết quả nghiên cứu về độ bền của đường
may với các thông số bề rộng khác nhau.
- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ thiết lập hệ cơ sở dữ liệu về độ bền đường may
vắt sổ 4 chỉ (514) xác định thông số bề rộng đường may với các thông số bề rộng thay
đổi.
- Trên cơ sở thông qua hệ cơ sở dữ liệu ta có thể lựa chọn thơng số bề rộng cho
đường may vắt sổ 4 chỉ có độ bền tối ưu nhất.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Các vấn đề cần nghiên cứu cụ thể trong luận văn này bao gồm:
- Tìm hiểu đặc trưng và tính chất của chỉ, vải, mũi may và đường may.
- Tìm hiểu mức độ ứng dụng của chỉ, vải và đường may trên trang phục của vải
dệt kim. Nghiên cứu độ bền của đường may trên vải dệt kim khi thay đổi các thông
số bề rộng đường may.
- Thực nghiệm về độ bền của đường may được tiến hành trên vải dệt kim kiểu
dệt Interlock, chỉ may Epic và chỉ tơ Gramax.
- Tiến hành đánh giá sự thay đổi về độ bền của đường may có các thơng số khác
nhau.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết đã tìm hiểu.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
- Thử nghiệm độ bền nén thủng trên sản phẩm vải dệt kim được chia ra làm 3
loại dựa theo tác nhân làm thủng:
+ Chất lỏng (áp suất thủy lực): ASTM D3786, ISO 13938-1, TCVN 5826
+ Dùng hơi (áp suất khí nén): ASTM D3786, ISO 13938-2

+ Dùng bi thép: ASTM D6797, GB/T19976, TCVN 5826
+ Sử dụng phương pháp thống kê số liệu và xử lý kết quả thực nghiệm.
+ Sử dụng phần mềm Matlab để hỗ trợ tính toán kết quả thực nghiệm.


Nghiên cứu tổng quan

6

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu
1.6.1.1 Vật liệu may (vải)
Hiện nay, vải dệt kim ngày càng được nhiều người ưu chuộng, các loại vải dệt
kim ngày càng phong phú và thích hợp với khí hậu xứ lạnh cũng như xứ nóng. Giới
hạn của luận văn này chỉ thực trên trên vải dệt kim kiểu dệt Interlock với thành phần
95 % Polyester, 5 % Pandex, khổ vải 160 cm, trọng lượng 156 gms sử dụng sản xuất
trang phục thể thao T-Shirt và Polo Shirt.
1.6.1.2 Vật liệu liên kết (chỉ may)
Chỉ may được sử dụng trong luận văn gồm 2 loại: chỉ kim loại Epic có Tkt 120
(Tex 24) có thành phần cấu tạo là PPC (Poly poly Corespun) có độ giãn dài (%) khi
đứt (min – max): 17 ÷ 22, độ bền đứt (cN) = 1190 [18]. Chỉ móc loại Gramax có Tkt
160 (Tex 18) có thành phần cấu tạo là TXP (Textured Polyester) có độ giãn dài (%)
khi đứt (min – max): 20 ÷ 32, độ bền đứt (cN) = 620 [19]. Chỉ may được sử dụng từ
tập đồn © Coats Group PLC.
1.6.1.3 Kết cấu đường may
Nghiên cứu thực hiện trên đường may vắt sổ bốn chỉ, kết cấu đường may 514,
mật độ mũi may 12 mũi/inch. Sản phẩm may, nhất là quần áo thể thao cần đòi hỏi sự
bền chắc vì nó cần cho hoạt động vận động nhiều. Do đó để sản xuất quần áo thể thao
các cơng ty may thường dùng các loại vải dệt kim vì có độ co giãn cao và các loại
đường may sử dụng phổ biến là đường may vắt sổ 4 chỉ (mũi may 514).

Mũi may vắt sổ 4 chỉ (514): Sự hình thành mũi may này bao gồm hai sợi chỉ
kim và hai sợi chỉ móc với các sợi móc tạo thành đường bao bọc trên mép vải. Các
sợi kim cung cấp độ bền của đường may và các sợi móc cung cấp lớp phủ trên mép
của vải ngăn các cạnh bị sờn và tạo ra vẻ ngoài gọn gàng trên đường may. Mũi may
vắt sổ 4 chỉ vừa đảm bảo độ bền đường may và tiết kiệm nguyên liệu.
1.6.1.4 Thiết bị may thực nghiệm
Được thực hiện tại công ty TNHH Oriental Garment An Giang và trường Cao
đẳng nghề An Giang.
Thông số kỹ thuật thiết bị may thử nghiệm:


Nghiên cứu tổng quan

7

- Mẫu máy vắt sổ: MO-6914S
- Loại mũi: 2 kim 4 chỉ
- Tốc độ may tối đa: 8000 mũi/phút
- Chiều dài mũi: 0.8mm  4mm
- Cự li kim: 2.0, 2.4, 3.2
- Độ rộng vắt sổ: 3.2, 4.0, 4.8
- Tỉ lệ đẩy vi sai: Nhúng 1:2 (tối đa 1:4), Căng 1:0.7 (tối đa 1:0.6)
- Kim: DC × 27 (ngoại trừ vải chủng loại đặc biệt)

Hình 1.1 Máy vắt sổ Juky MO-6914S
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thay đổi bề rộng đường may trên thiết bị VS4C với 5 thông số: 3
mm, 4 mm, 5 mm, 6 mm, 7 mm với loại mũi may 514 áp dụng trên mẫu áo thể thao
T-shirt và Polo shirt.
1.7 Tiêu chuẩn được áp dụng trong luận văn

Cấu tạo của đường may vắt sổ 4 chỉ (mũi may 514) là đường may phẳng được
phát triển cơ bản từ mũi may móc xích. Chỉ kim và chỉ móc tham gia vào cơ cấu tạo
mũi. Trong q trình tạo mũi có một nhánh chỉ được đan từ mặt trước qua mặt sau
nguyên liệu để bọc lấy mép của nguyên liệu nên tiêu chuẩn được áp dụng thực nghiệm
độ bền nén thủng các mẫu đường may thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM D6797.
1.8 Cấu trúc luận văn
Nội dung trong luận văn được trình bày như sau:
Chương 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN.
Chương 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT.
Chương 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.
Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN.


Cơ sở lý thuyết

8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết về chỉ may
2.1.1 Đặc trưng và phân loại về chỉ may
2.1.1.1 Đặc trưng về chỉ may
Chỉ may theo định nghĩa được đưa ra bởi tổ chức ASTM thì chỉ may được hiểu
là các sợi mềm dẻo, dễ uốn, đường kính sợi nhỏ, rất đều, được se lại với độ săn lớn,
thường được xử lý gia cơng bề mặt ngồi bằng cách nhuộm, quét dầu. Và hoàn tất
bề mặt dùng để liên kết hai hay nhiều miếng vải lại với nhau hoặc vật liệu, gọi là
đường may [20-22].
Chỉ may là thành phần kết hợp với kim may để cấu thành đường may. Chỉ may
có cấu tạo từ sự xe chập các loại sợi dệt (sợi đơn hay phức) và được hồn tất đặc biệt
để tạo độ bóng và màu sắc theo yêu cầu của việc gia công trang phục. Cũng như sợi,

chỉ được làm bằng nhiều chất liệu như bông, tơ tằm, các loại vật liệu nhân tạo... và
có nhiều kích cỡ khác nhau. Kích cỡ của chỉ thể hiện ở độ mảnh chỉ. Độ mảnh chỉ là
thông số rất quan trọng trong việc lựa chọn chỉ cho trang phục [21, 23].
Chỉ may rất quan trọng cho đường may và trang phục. Việc lựa chọn chỉ may
phù hợp là điều rất cần thiết trong sản xuất hàng may mặc.
a Độ xoắn
Độ xoắn của chỉ được định nghĩa như là số vòng xoắn trong một mét sợi hoặc
chỉ sản xuất ra.
Quy trình sản xuất chỉ may bắt đầu từ sự xe chập hay xoắn sợi. Các sợi cơ bản
được sản xuất bằng cách xe chung nhiều xơ tương đối ngắn hoặc filament nhuyễn.
Công việc này thường được gọi là "xe đơn".
Độ xoắn của sợi được cân bằng bằng cách xe ngược chiều hai hoặc nhiều sợi
đơn. Các sợi đơn được nhập chung để hình thành sợi chỉ may. Việc này được gọi là
"xe hồn tất". Khơng có q trình xe ngược này, chỉ may không thể giữ được cân
bằng trong quá trình may. Từng sợi đơn sẽ tách ra trong quá trình chỉ may chui qua
lỗ kim nhiều lần và tiếp xúc với các bộ phận của máy may.


Cơ sở lý thuyết

9

Nếu độ xoắn chỉ quá thấp thì chỉ may có thể bị sờn và dễ đứt. Nếu độ xoắn của
chỉ quá cao thì việc chuyển động mạnh và liên tục của chỉ theo kim may sẽ gây ra
hiện tượng rối, xoắn kiến, gút, đứt chỉ.
b Hướng xoắn
Hướng xoắn hồn tất của chỉ rất quan trọng.
Có hai hướng xoắn chính: hướng Z và hướng S. Đa số chỉ may được xoắn theo
hướng Z. Hướng xoắn này phù hợp với hướng xoắn chỉ tự nhiên trong quá trình
chuyển động của chỉ khi máy may hoạt động.

Trong hoạt động của máy may tạo đường may thẳng với mũi thắt nút, chuyển
động của kim may mang chỉ có khuynh hưởng gây xoắn "Z" cho chỉ may. Chỉ may
có hướng xoắn Z đạt được qn bình vì nó được củng cố độ xoắn. Chỉ may có hướng
xoắn "S" sẽ bị xoắn ngược bởi động tác của máy và do đó dễ bị sờn và đứt
c Chỉ xe chập và chỉ xe lõi
Chỉ xe chập: Chỉ được sản xuất khi xe chung 2, 3 hay 4 sợi đơn với nhau.
Chỉ xe lỗi: Nếu tiếp tục xe một số chỉ xe chập với nhau, ta sẽ có chỉ xe lỗi.
Thơng thường là chỉ xe lỗi với 4, 6 và 9 tạo sau mỗi lần chập và xe. Hướng xoắn của
sợi chỉ xe lỗi có thể thay đổi để có thể hình thành một sợi chỉ ổn định.
d Kích cỡ
Độ mảnh của chỉ hồn tất gọi là "Grist", "Size" hay "Ticket Number", "Tex"
hoặc "Count".
2.1.1.2 Phân loại về chỉ may
a Phân loại chỉ may
Trong thực tế có rất nhiều loại chỉ may có sẵn trên thị trường phục vụ cho mục
đích sử dụng may. Dưới đây là một số loại chỉ may cơ bản trong sản xuất.
- Phân loại chỉ may dựa theo nguyên liệu gia công [21]:
+ Nguồn gốc thiên nhiên: Bông, lanh, đay, gai, tơ tằm, len…
+ Nguồn gốc nhân tạo: Visco, Rayon, PES, Peco, PA, …
- Phân loại chỉ may dựa theo cấu trúc của chỉ:
+ Chỉ xe đơn.
+ Chỉ xe kép.


×