ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HUỲNH NGỌC NHIÊN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO CHO HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM
A STUDY OF THE POSSIBILITY OF MOBILIZING
RENEWABLE ENERGY SOURCES
FOR THE SOUTHERN POWER SYSTEM
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mả số
: 8520201
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Đình Anh Khơi
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Hoàng Lĩnh
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Trương Việt Anh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM ngày 15 tháng
07 năm 2023
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Phan Thị Thanh Bình
2. Ủy viên phản biện 1: TS. Trần Hồng Lĩnh
3. Ủy viên phản biện 2: PGS.TS. Trương Việt Anh
4. Ủy viên: TS. Nguyễn Hữu Vinh
5. Thư ký: TS. Nguyễn Ngọc Phúc Diễm
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
I
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Ngọc Nhiên
MSHV: 1970529
Ngày, tháng, năm sinh: 11/01/1997
Nơi sinh: Tiền Giang
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã số: 8520201
I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO CHO HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM (A STUDY OF THE POSSIBILITY
OF MOBILIZING RENEWABLE ENERGY SOURCES FOR THE SOUTHERN
POWER SYSTEM)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-
Nghiên cứu huy động nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống điện 220kV miền Nam
dựa trên điều kiện ổn định quá độ.
-
Nghiên cứu huy động nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống điện 220kV miền Nam
dựa trên điều kiện ổn định điện áp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 14/02/2022
IV. NGÀY HOÀN THIỆN NHIỆM VỤ: 12/06/2023
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS Phạm Đình Anh Khơi
Tp. HCM, ngày…. tháng.... năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS Phạm Đình Anh Khơi
CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO
TS. Nguyễn Nhật Nam
TRƯỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
I
LỜI CÁM ƠN
Kiến thức rộng lớn muôn màu muôn vẻ, nắm bắt được kiến thức và làm chủ được
công nghệ là một hành trình gian khổ và vất vả. Trên con đường thành cơng đó khơng có sự
thành cơng nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM em đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, điều đó thật đáng q và trân trọng.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại
học Bách Khoa TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện – Điện
tử đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ tích, giúp em khắc phục được nhiều thiếu sót
trong q trình học tập, nghiên cứu và làm việc.
Đặc biệt, em xin gửi đến PGS.TS Phạm Đình Anh Khơi người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thành viên trong Trung Tâm Điều Độ Hệ Thống Điện
Miền Nam – Trung Tâm Hệ Thống Điện Quốc Gia đã không ngừng hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đã luôn giúp đỡ, sát cánh
trong quá trình làm luận văn và trong quãng thời gian tươi đẹp trên ghế nhà trường này.
Sau cùng, em xin kính chúc q thầy cơ thật dồi dào sức khỏe, tràn đầy vui tươi để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
TP.HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Học viên thực hiện
Huỳnh Ngọc Nhiên
II
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) đã và đang phát triển rất
nhanh chóng ở các nước và Việt Nam. Đối với cơng tác điều độ hệ thống điện, việc vận hành
khi có nguồn NLTT trong hệ thống điện truyền tải là một bài tốn khó, đến nay vẫn đang
được triển khai nghiên cứu bởi các công ty điện lực và trường đại học.
Để góp phần hiện thực hóa các nghiên cứu liên quan, Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu
các khả năng huy động nguồn NLTT vào hệ thống điện 220kV miền Nam dựa trên phân tích
điều kiện ổn định quá độ. Theo đó, Luận văn sẽ xây dựng các mơ hình thiết bị và bộ tham số
tính tốn ổn định q độ trong phần mềm PSS/E và thực hiện mô phỏng các kịch bản huy
động nguồn NLTT vào lưới điện 200 kV miền Nam theo điều kiện ổn định quá độ dựa trên
mơ hình lưới điện hiện hữu.
Kế tiếp, Luận văn cũng sẽ tiến hành phân tích các khả năng huy động nguồn NLTT cho
lưới điện 220 kV miền Nam dựa trên điều kiện ổn định điện áp, tức thông qua phân tích các
điểm sụp đổ điện áp và giới hạn công suất truyền tải. Công cụ thực hiện nghiên cứu cũng dựa
trên giải pháp mô phỏng sử dụng phần mềm PSS/E cho mơ hình lưới điện hiện hữu.
Cuối cùng, Luận văn sẽ phân tích, đánh giá tổng thể các khả năng huy động nguồn NLTT
vào hệ thống điện 220kV miền Nam dựa trên các nghiên cứu triển khai, và đề xuất các giải
pháp góp phần cải thiện vận hành ổn định cho hệ thống điện 220 kV miền Nam khi có thêm
nguồn NLTT nhằm hỗ trợ cơng tác vận hành, điều độ hệ thống điện trong bối cảnh hiện nay.
III
ABSTRACT
In recent years, renewable energy sources (RE) have been developing very rapidly in
other countries and in Vietnam. For the dispatching of the power system, the operation when
there is a renewable energy source in the transmission power system is a difficult problem,
which is still being researched by power companies and universities so far.
In order to contribute to the realization of related studies, the thesis will conduct research
on the possibilities of mobilizing renewable energy sources into the Southern 220kV power
system based on the analysis of transient stability conditions. Accordingly, the thesis will
build equipment models and a set of parameters for calculating transient stability in PSS/E
software and simulate scenarios for mobilizing RE sources into the Southern 200kV power
grid according to the following conditions: transient stabilization conditions based on the
existing grid model.
Next, the thesis will also analyze the possibilities of mobilizing renewable energy sources
for the Southern 220 kV power grid based on voltage stability conditions, through analysis of
voltage collapse points and capacity limits transmission. The research tool is also based on a
simulation solution using PSS/E software for the existing grid model.
Finally, the thesis will analyze and evaluate the overall possibilities of mobilizing
renewable energy sources into the Southern 220kV power system based on the research and
implementation and propose solutions to contribute to improving the stable operation of the
project. Power system 220kV in the South when there is more renewable energy source to
support the operation and dispatching of the power system in the current context.
IV
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Huỳnh Ngọc Nhiên, xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Nghiên Cứu Khả
Năng Huy Động Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Cho Hệ Thống Điện Miền Nam” là cơng trình
nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Đình Anh
Khơi.
Các số liệu, kết quả mơ phỏng trong luận văn này là trung thực. Tôi cam đoan không sao
chép bất kỳ cơng trình khoa học nào của người khác, mọi sự tham khảo đều có trích dẫn rõ ràng.
TP.HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Người cam đoan
Huỳnh Ngọc Nhiên
V
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................................ I
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... II
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................................ III
ABSTRACT ........................................................................................................................... IV
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... V
MỤC LỤC ............................................................................................................................. VI
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... X
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. XII
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................................. XV
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................... 3
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 3
1.2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN.............................................................................. 4
1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA LUẬN VĂN ............................................................ 4
1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 5
1.5 TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM .............................................. 6
2.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM...................................................... 6
2.1.1 Nguồn điện truyền thống và NLTT ............................................................... 6
2.1.2 Lưới điện........................................................................................................ 7
2.1.3 Về phụ tải ....................................................................................................... 8
2.1.4 Phân tích đánh giá ........................................................................................ 10
2.2 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHẦN MỀM TÍNH TỐN ...................................... 11
2.2.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 11
2.2.2 Phần mềm PSSE .......................................................................................... 12
2.2.3 Phân tích và lựa chọn chương trình tính tốn .............................................. 13
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH
QUÁ ĐỘ .................................................................................................................. 15
VI
3.1 TÍNH TỐN, PHÂN TÍCH KHẢO SÁT ỔN ĐỊNH Q ĐỘ CHO HTĐ MIỀN
NAM ..................................................................................................................... 15
3.1.1 Các mơ hình phần tử động trên hệ thống điện ............................................. 15
3.1.2 Khảo sát lưới điện miền Nam ...................................................................... 15
3.1.3 Ảnh hưởng của nguồn NLTT hiện hữu lên tính ổn định lưới điện miền Nam
..................................................................................................................... 19
a)
Huy động 36% công suất nguồn năng lượng tái tạo ............................................ 21
b) Huy động 41% công suất nguồn năng lượng tái tạo ............................................ 22
c)
Huy động 42% công suất nguồn năng lượng tái tạo ............................................ 23
3.1.4 Mức huy động năng lượng tái tạo tối đa dựa trên điều kiện ổn định động xét
đến tiêu chí N-0 ........................................................................................... 26
3.1.5 Từ mức huy động năng lượng tái tạo tối đa xét sự cố mất nguồn năng lượng
tái tạo dẫn đến mất ổn định hệ thống điện ................................................... 28
3.1.6 Giải pháp thay đổi nút cân bằng đến gần nguồn NLTT bị sự cố................. 33
3.2 CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................................. 35
3.2.1 Giải pháp thiết kế ......................................................................................... 36
3.2.2 Giải pháp vận hành ...................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH
ĐIỆN ÁP .................................................................................................................. 38
4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 38
4.2 LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TÍNH TỐN HỆ THỐNG ĐIỆN ................................... 38
4.2.1 Khảo sát điện áp tại các nút ở chế độ làm việc bình thường ....................... 39
a.
Điện áp tại các nút ở chế độ phụ tải cực đại ......................................................... 39
b.
Điện áp tại các nút ở chế độ phụ tải cực tiểu........................................................ 42
4.2.2 Khảo sát điện áp tại các nút ở chế độ sự cố ................................................. 45
a.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố 1 đường dây 500kV ..................... 45
b.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố 1 máy MBA 500kV ..................... 46
c.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố 1 máy MBA 500kV và 1 đường dây
500kV........................................................................................................................... 46
VII
d.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố đường dây 220kV ........................ 47
e.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 220kV ................................ 48
f.
Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 220kV và ĐZ 220kV ......... 49
4.3 KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH P-V ĐỂ ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CỦA
HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM.......................................................................... 50
4.3.1 Khảo sát đặc tính P-V tại các nút để xác định giới hạn truyền tải trong trường
hợp vận hành bình thường ........................................................................... 50
4.3.2 Khảo sát đặc tính P-V để xác định giới hạn truyền tải trong trường hợp vận
hành sự cố .................................................................................................... 53
a)
Sự cố 1 đường dây 500kV Cầu Bông – ĐăkNông ............................................... 53
b) Sự cố 1 đường dây 500kV Di linh – Tân Định .................................................... 54
c)
Sự cố 1 MBA 500kV Phú Lâm ............................................................................ 55
d) Sự cố 1 MBA 500kV Nhà Bè ............................................................................... 56
e)
Sự cố máy biến áp 500kV Sông Mây và đường dây 500kV Sông Mây – Tân
Định. ............................................................................................................................ 57
f)
Sự cố đường dây 220kV Thốt Nốt 2 – Long Xuyên 2. ........................................ 58
g) Sự cố máy biến áp 220kV Tân Định. ................................................................... 59
h) Sự cố máy biến áp 220kV Sông Mây. .................................................................. 60
i)
Sự cố mất MBA 220kV Đức Hòa 2 và đường dây 220kV Cầu Bơng 500kV –
Đức Hịa 2. ................................................................................................................... 61
4.4 KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH Q-V ĐỂ ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CỦA HTĐ
MIỀN NAM.......................................................................................................... 62
4.4.1 Độ dự trữ công suất phản kháng tại các nút 220kV .................................... 63
4.4.2 Đường đặc tính Q-V tại các nút khảo sát .................................................... 64
4.5 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70
4.6 KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO HỆ
THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỒN ĐỊNH ĐIỆN ÁP ... 71
4.6.1 Tổng quan .................................................................................................... 71
4.6.2 Huy đồng 62% nguồn NLTT của HTĐ miền Nam ..................................... 74
VIII
4.6.3 Huy động 40% nguồn NLTT của HTĐ miền Nam ..................................... 76
4.6.4 Huy đồng 35% nguồn NLTT của HTĐ miền Nam ..................................... 78
4.6.5 Giải pháp khắc phục khi huy đồng 35% nguồn NLTT của HTĐ miền Nam bị
mất ổn định điện áp ..................................................................................... 80
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ................................................... 83
5.1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ .................................................................................... 83
5.2 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 1............................................................................................................................ 87
PHỤ LỤC 2............................................................................................................................ 94
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ................................................................................................. 109
IX
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH
QUÁ ĐỘ
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả của các trường hợp kiểm tra ổn định cho hệ thống điện miền Nam
năm 2022 với các mức huy động khác nhau.......................................................................... 20
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỒN ĐỊNH
ĐIỆN ÁP
Bảng 4.1: Điện áp tại các nút ở chế độ phụ tải cực đại.......................................................... 39
Bảng 4.2: Điện áp tại các nút ở chế độ phụ tải cực tiểu ........................................................ 42
Bảng 4.3: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố đường dây 500kV Di Linh – Ea Nam
2.............................................................................................................................................. 45
Bảng 4.4: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố đường dây 500kV Cầu Bông – Đăk
Nông ....................................................................................................................................... 45
Bảng 4.5: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 500kV Di Linh.................... 46
Bảng 4.6: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 500kV Tân Định ................. 46
Bảng 4.7: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 500kV Sông Mây và đường dây
500kV Tân Định – Sông Mây ................................................................................................ 47
Bảng 4.8: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố đường dây 220kV Thốt Nốt 2 – Long
Xuyên 2 .................................................................................................................................. 47
Bảng 4.9: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 220kV Tân Định ................. 48
Bảng 4.10: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 220kV Sông Mây.............. 48
Bảng 4.11: Điện áp tại một số nút của khu vực khi sự cố MBA 220kV Đức Hịa 2 và đường
dây 220kV Cầu Bơng 500kV – Đức Hòa 2 ........................................................................... 49
Bảng 4.12: Giới hạn truyền tải giữa 2 khu vực miền Bắc và miền Trung theo từng chế độ bình
thường và sự cố N-1 ............................................................................................................... 51
Bảng 4.13: Độ dự trữ công suất phản kháng tại các nút 220kV ............................................ 63
Bảng 4.14: Công suất huy động các loại hình nguồn của hệ thốn điện miền Nam theo ngày
điển hình................................................................................................................................. 73
Bảng 4.15: Giới hạn truyền tải giữa 2 khu vực miền Bắc và miền Nam theo từng chế độ bình
thường và sự cố N-1 (trường hợp NLTT phát tối đa công suất)............................................ 74
Bảng 4.16: Giới hạn truyền tải giữa 2 khu vực miền Bắc và miền Nam theo từng chế độ bình
thường và sự cố N-1 (trường hợp NLTT phát 40% công suất) ............................................. 76
Bảng 4.17: Giới hạn truyền tải giữa 2 khu vực miền Bắc và miền Nam theo từng chế độ bình
thường và sự cố N-1 (trường hợp NLTT phát 35% công suất) ............................................. 78
X
Bảng 4.18: Giới hạn truyền tải giữa 2 khu vực miền Bắc và miền Nam theo từng chế độ bình
thường và sự cố N-1 (trường hợp NLTT phát 35% công suất) và thay đổi nút Swing về NMTĐ
Trị An ..................................................................................................................................... 80
XI
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH Q
ĐỘ
Hình 3.1: Mơ tả q trình từ tạo các kịch bản tính tốn, chạy sự cố và kiểm tra kết quả ổn định
cũng như thời gian ước tính mỗi khâu nếu khơng có cơng cụ ............................................... 17
Hình 3.2: Phương pháp chạy và kiểm tra các sự cố trên hệ thống ........................................ 18
Hình 3.3: Điện áp tại các nút Cầu Bơng, Đăk Nơng khi có sự cố xảy ra ngắn mạch tại ĐD 500
kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 36% trên tổng phụ
tải............................................................................................................................................ 21
Hình 3.4: Tần số tại các nút Cầu Bông, Đăk Nông, Tân Định khi có sự cố xảy ra ngắn mạch
tại ĐD 500 kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 42% trên
tổng phụ tải. ........................................................................................................................... 21
Hình 3.5: Điện áp tại các nút Cầu Bông, Đăk Nông khi có sự cố xảy ra ngắn mạch tại ĐD 500
kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 41% trên tổng phụ
tải............................................................................................................................................ 22
Hình 3.6: Tần số tại các nút Cầu Bông, Đăk Nông, Tân Định khi có sự cố xảy ra ngắn mạch
tại ĐD 500 kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 41% trên
tổng phụ tải. ........................................................................................................................... 22
Hình 3.7: Góc pha của rotor các tổ máy thủy điện khu vực Lâm Đồng khi có sự cố xảy ra
ngắn mạch tại ĐD 500 kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy
động 42% trên tổng phụ tải. ................................................................................................... 23
Hình 3.8: Điện áp tại các nút Cầu Bơng, Đăk Nơng khi có sự cố xảy ra ngắn mạch tại ĐD 500
kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 42% trên tổng phụ
tải............................................................................................................................................ 23
Hình 3.9: Tần số tại các nút Cầu Bơng, Đăk Nơng, Tân Định khi có sự cố xảy ra ngắn mạch
tại ĐD 500 kV Đăk Nông – Cầu Bông trong trường hợp các nguồn NLTT huy động 42% trên
tổng phụ tải. ........................................................................................................................... 24
Hình 3.10: Phân vùng các khu vực có nhiều nguồn NLTT ................................................... 25
Hình 3.11: Góc pha của các tổ máy phát tại các nút Hịa Bình, Lai Châu, Phú Mỹ, Sơn La, Trị
An. .......................................................................................................................................... 26
Hình 3.12: Công suất của các tổ máy phát tại các nút Hịa Bình, Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Sơn La,
Trị An. .................................................................................................................................... 27
Hình 3.13: Điện áp tại các nút Lai Châu, Mơng Dương, Thạnh Mỹ, Thuận Nam, Tân Định.
................................................................................................................................................ 27
Hình 3.14: Tần số tại các nút Lai Châu, Phố Nối, Nhà Bè, Pleiku 3, Phú Mỹ ...................... 28
Hình 3.15: Góc pha của các tổ máy phát tại các nút Hịa Bình, Lai Châu, Trị An, Sơn La, Bản
Chát, Phú Mỹ trong trường hợp mất tuần tự NLTT .............................................................. 29
Hình 3.16: Cơng suất của các tổ máy phát tại các nút Hịa Bình, Lai Châu, Trị An, Sơn La
trong trường hợp mất tuần tự NLTT ...................................................................................... 29
XII
Hình 3.17: Điện áp tại các nút Lai Châu, Nhà Bè, Tân Định, Duyên Hải trong trường hợp mất
tuần tự NLTT ......................................................................................................................... 30
Hình 3.18: Tần số tại các nút Lai Châu, PleiKu, Thường Tín, Nhà Bè trong trường hợp mất
tuần tự NLTT ......................................................................................................................... 30
Hình 3.19: Góc pha của các tổ máy tại các nút Hịa Bình, Vĩnh Tân, Phú Mỹ, Sơn Lơn, Trị
An trong trường hợp mất nguồn NLTT đồng thời ................................................................. 31
Hình 3.20: Cơng suất của các tổ máy tại các nút Duyên Hải, Đồng Nai 4, Phú Mỹ, Trị An,
Yali, Vĩnh Tân trong trường hợp mất nguồn NLTT đồng thời ............................................. 32
Hình 3.21: Tần số tại các nút Tân Định, Cầu Bông, Sông Mây trong trường hợp mất nguồn
NLTT đồng thời ..................................................................................................................... 32
Hình 3.22: Điện áp tại các nút Nhà Bè, Cầu Bông, Sông Mây, Phú Lâm, Vĩnh Tân, Lai Châu
trong trường hợp mất nguồn NLTT đồng thời....................................................................... 33
Hình 3.23: Tần số tại các nút Duyên Hải, Phú Mỹ, Mỹ Tho, Phú Lâm trong trường hợp sự cố
mất nguồn NLTT đồng thời và thực hiện đổi nút Swing ....................................................... 34
Hình 3.24: Điện áp tại các nút Nhà Bè, Phú Lâm, Đức Hòa trong trường hợp sự cố mất nguồn
NLTT đồng thời và thực hiện đổi nút Swing ......................................................................... 34
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
TÁI TẠO CHO LƯỚI ĐIỆN 220KV MIỀN NAM DỰA TRÊN ĐIỀU KIỆN ỒN ĐỊNH
ĐIỆN ÁP
Hình 4.1: Đặc tính P-V cơ bản [6] ......................................................................................... 50
Hình 4.2: Đặc tính P-V của một số nút 220kV ở chế độ vận hành bình thường ................... 52
Hình 4.3: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố đường dây 500kV Cầu Bông –
ĐăkNông ................................................................................................................................ 53
Hình 4.4: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố đường dây .................................... 54
Hình 4.5: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố MBA 500kV Phú Lâm................. 55
Hình 4.6: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố MBA 500kV Nhà Bè ................... 56
Hình 4.7: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố MBA 500kV Sông Mây và đường
dây 500kV Sơng Mây – Tân Định ......................................................................................... 57
Hình 4.8: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố đường dây 220kV Thốt Nốt 2 – Long
Xuyên 2 .................................................................................................................................. 58
Hình 4.9: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố MBA 220kV Tân Định ................ 59
Hình 4.10: Đặc tính P-V của một số nút 220kV khi sự cố MBA 220kV Sơng Mây ............ 60
Hình 4.11: Đặc tính P-V của một số nút 220kV Sự cố mất MBA 220kV Đức Hịa 2 và đường
dây 220kV Cầu Bơng 500kV – Đức Hịa 2. .......................................................................... 61
Hình 4.12: Đặc tính Q-V [6] .................................................................................................. 62
Hình 4.13: Đặc tính Q-V của nút 220kV Long Xun 2 ....................................................... 64
Hình 4.14: Đặc tính Q-V của nút 220kV Đức Hòa 2 ............................................................ 65
XIII
Hình 4.15: Đặc tính Q-V của nút 220kV Tây Ninh 2 ............................................................ 65
Hình 4.16: Đặc tính Q-V của nút 220kV Châu Đốc 2 ........................................................... 66
Hình 4.17: Đặc tính Q-V của nút 220kV Nhà Bè .................................................................. 66
Hình 4.18: Đặc tính Q-V của nút 220kV Bình Long 2 .......................................................... 67
Hình 4.19: Đặc tính Q-V của nút 220kV Trảng Bàng 2 ........................................................ 67
Hình 4.20: Đặc tính Q-V của nút 220kV Tân Định 2 ............................................................ 68
Hình 4.21: Đặc tính Q-V của nút 220kV Thốt Nốt 2 ............................................................ 68
Hình 4.22: Đặc tính Q-V của nút 220kV Long Thành .......................................................... 69
Hình 4.23: Đặc tính Q-V của nút 220kV Cai Lậy ................................................................. 69
Hình 4.24: Đặc tính Q-V của nút 220kV Kiên Bình ............................................................. 70
Hình 4.25: Phương thức huy động các loại hình nguồn của HTĐ miền Nam....................... 73
Hình 4.26: Đặc tính P-V của một số nút 220kV ở chế độ vận hành bình thường (trường hợp
NLTT phát tối đa cơng suất) .................................................................................................. 75
Hình 4.27: Đặc tính P-V của một số nút 220kV ở chế độ vận hành bình thường (trường hợp
NLTT phát 40% cơng suất).................................................................................................... 77
Hình 4.28: Đặc tính P-V của một số nút 220kV ở chế độ vận hành bình thường (trường hợp
NLTT phát 35% cơng suất).................................................................................................... 79
Hình 4.29: Đặc tính P-V của một số nút 220kV ở chế độ vận hành bình thường (trường hợp
NLTT phát 35% công suất) trường hợp thay đổi nút Swing về nút 220kV NMTĐ Trị An .. 81
XIV
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
NMMT
Năng lượng mặt trời
NLTT
Năng lượng tái tạo
BCT
Bộ công thương
NMĐMT
Nhà máy điện mặt trời
NMĐG
Nhà máy điện gió
ĐZ
Đường dây
TBA
Trạm biến áp
HTĐ
Hệ thống điện
NMĐ
Nhà máy điện
SCADA
Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu
ULTC
Bộ chỉnh áp dưới tải của MBA
UEL
Bộ hạn chế trạng thái bị kích thích quá mức
PSSE
Power System Simulator for Engineering
BSQH
Bổ sung qui hoạch
XV
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, điện năng ngày càng đóng
vai trị quan trọng trong các ngành kinh tế. Ngày nay đã hình thành nhiều hệ thống điện
lớn trong phạm vi quốc gia, xuất hiện thêm các trạm biến áp, đường dây tải điện làm
nhiệm vụ liên lạc và truyền tải công suất. Nước ta là nước đang phát triển, mức độ phụ
tải tăng lên nhanh chóng thì việc tính tốn, mơ phỏng giả lập sự cố là hết sức cần thiết.
Từ đó, chúng ta có kế hoạch đầu tư dự án mới một cách hiệu quả, cũng như dự đoán
được các trường hợp sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các quốc gia ngày càng
tăng, do đó ngành điện đóng vai trị rất quan trọng và để đáp ứng nhu cầu đó, các hệ thống
điện ngày càng thay đổi và hình thành các hệ thống điện xuyên quốc gia. Ở Việt Nam hiện
chia thành 3 khu vực hệ thống điện miền Bắc, Trung, Nam.
Hệ thống điện miền Nam ngày càng phát triển mạnh nên việc đảm bảo hệ thống vận
hành tin cậy rất quan trọng. Ổn định điện áp là khả năng duy trì điện áp tại tất cả các nút trong
hệ thống nằm trong phạm vi cho phép (tùy vào tính chất của mỗi nút mà cho phép điện áp
dao động trong những phạm vi khác nhau) ở điều kiện vận hành bình thường hoặc sau các
kích động của hệ thống. Các thay đổi đó có thề làm cho quá trình giảm điện áp xảy ra và nặng
nề nhất là có thể rơi vào tình trạng không thể điều khiển được điện áp và gây ra sự sụp đổ
điện áp. Nhân tố chính gây ra sự sụp đổ điện áp là hệ thống khơng có khả năng đáp ứng nhu
cầu công suất phản kháng trong mạng. Những kích động nhỏ trong hệ thống điện như do yêu
cầu công suất phụ tải thay đổi hay thay đổi đầu phân áp tại trạm biến áp. Những kích động
lớn như việc mất tải đột ngột do ngắn mạch hay thay đổi cấu trúc lưới.
Sụp đổ điện áp là sự cố nghiêm trọng trong vận hành hệ thống điện, làm mất điện một
vùng hay trên diện rộng, thậm chí có thể dẫn đến rã lưới điện, gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh
tế, chính trị và xã hội. Vì vậy, việc phân tích sụp đổ điện áp rất cần được quan tâm nhiều hơn
nữa và có những biện pháp ngăn ngừa sụp đổ điện áp trên hệ thống.
Hiện nay nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) ngày càng tăng cao riêng
năm 2019 được xem là năm của điện mặt trời và trong cuối năm 2021 hàng loạt dự án điện
gió được đưa vào vận hành vì vậy việc vận hành dự báo và kiểm soát nguồn năng lượng tái
tạo đang là một bài toán khá đau đầu cho công tác điều độ vận hành hệ thống điện nói riêng
và ngành điện nói chung do đa phần nguồn năng lượng sơ cấp của năng lượng tái tạo là bất
định và khơng thể kiểm sốt được. Do đó việc tính tốn khả năng huy động nguồn năng lượng
1
tái tạo của lưới điện đang là một bài toán được trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0)
nghiên cứu và phát triển để góp phần giải tỏa và khai thác tối đa nguồn năng lượng tái tạo.
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống điện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
vì nó là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Do sự phát
triển kinh tế và các vấn đề về tài nguyên môi trường cũng như sự tăng nhanh về nhu cầu sử
dụng điện, phát triển nguồn điện nhưng hệ thống điện không thể đáp ứng kịp. Vì các lý do
trên nền hệ thống điện buộc phải hoạt động gần với ranh giới ổn định điện áp. Do các sự cố
về mất ổn định điện áp xảy ra ngày càng thường xuyên và mức độ nguy hiểm ngày càng lớn
nên việc nghiên cứu quản lý hệ thống lưới điện đang được quan tâm đặc biệt. Khi hệ thống
điện mất ổn định sẽ kéo theo những sự cố nghiêm trọng mang tính hệ thống, gây thiệt hại
nặng nề về kinh tế. Vấn đề mất ổn định có thể xảy ra trong thời gian dài hay ngắn tùy theo
vào mức độ sự cố và cấu trúc lưới của hệ thống điện đó. Việc nghiên cứu ổn định hệ thống
điện không những sẽ giúp ngăn chặn mất điện diện rộng mà còn là cơ sở để đưa ra các quyết
định, các chiến lược về thiết kế, mở rộng hệ thống điện và phương thức vận hành. Ổn định hệ
thống điện gồm ổn định góc rotor, ổn định tần số và ổn định điện áp. Luận văn tập trung chủ
yếu vào tìm hiểu về đánh giá ổn định điện áp [1].
Trong những năm gần đây thì NLTT đang là một xu thế của tồn cầu nói chung cũng
như Việt Nam nói riêng đỉnh điểm là năm 2019 là năm của năng lượng điện mặt trời khi có
một lượng lớn cơng suất của điện mặt trời ồ ạt đưa vào hệ thống điện. Việc đưa vào vận hành
nguồn điện mặt trời có nhiều thuận lợi như tận dụng được năng lượng tái tạo sơ cấp giúp tiết
kiệm được chi phí sản xuất điện từ các nguồn điện truyền thống như than, khí gas…, giúp hệ
thống điện miền Nam tự cân đối nội miền. Tuy nhiên việc giải tỏa được công suất của nguồn
năng lượng tái tạo là một bài tốn khó cho ngành điều độ bởi cơ sở hạ tầng về lưới điện chưa
đáp ứng được nguồn công suất khá lớn, mặt khác đa phần các nhà máy năng lượng tái tạo tập
trung chủ yếu ở các khu vực như Ninh Thuận, Bình Thuận… khá xa so với những khu vực
tập trung phụ tải cao do đó bài tốn cơ sở hạ tầng lưới điện hết sức nan giải. Việc đặt ra yêu
cầu khai thác tối đa các nguồn NLTT đang là yêu cầu bức thiết của ngành điều độ nhưng bên
cạnh đó vẫn cịn những ràng buộc về các u cầu ổn định điện áp, tần số, và khả năng mang
tải của lưới điện [2].
Từ các ràng buộc về ổn định điện áp và yêu cầu khai thác nguồn NLTT và vận hành
các nguồn NLTT đó để xác định được giới hạn truyền tải công suất Bắc – Nam và điểm sụp
đổ điện áp là những vấn đề đang được ngành điều độ tính tốn.
3
1.2
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Mục tiêu của luận văn là khảo sát ổn định điện áp xác định được các nút có điện áp
thấp vượt ngưỡng vận hành cho phép theo thơng tư quy trình điều độ hệ thống điện của Bộ
Công Thương [3] xét trong chế độ vận hành bình thường và chế độ sự cố N-1 tại các nút của
hệ thống điện miền Nam.
Khảo sát đặc tính đường cong P-V để xác định được điểm sụp đổ điện áp của hệ thống
và các nút có điểm sụp đổ điện áp nhỏ hơn ngưỡng vận hành cho phép để ta có các biện pháp
ngăn ngừa và cải thiện ổn định điện áp. Luận văn xác định được giới hạn truyền tải Bắc Nam
của hệ thống điện miền Nam dựa trên các điều kiện ràng buộc về điện áp, khả năng mang tải
của lưới điện.
Khảo sát đặc tính đường cong Q-V để đánh giá độ dự trữ công suất phản kháng tại các
nút 220kV (do phạm vi quản lý vận hành nên chỉ tập trung ở lưới 220kV là chủ yếu) của hệ
thống từ đó tìm ra được các nút có độ dự trữ cơng suất phản kháng thấp và có các biện pháp
khắc phục cải thiện vấn để về điện áp.
Dựa vào các ràng buộc về ổn định điện áp luận văn sẽ tính tốn ra được khả năng huy
động nguồn NLTT của hệ thống để tránh sụp đổ điện áp và ứng với từng trường hợp huy động
nguồn NLTT ta xác định được điện áp tới hạn của hệ thống và khả năng truyền tải công suất
Bắc Nam. Từ đó đưa ra các yêu cầu về việc vận hành và huy động nguồn năng lượng tái tạo
của hệ thống để tránh tình trạng sụp đổ điện áp đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện.
1.3
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LUẬN VĂN
Việc đảm bảo cung cấp điện liên tục tin cậy là mục tiêu hàng đầu trong công tác điều
độ vận hành hệ thống điện do đó điều kiện ràng buộc về ổn định điện áp và giới giới hạn công
suất truyền tải là rất quan trọng để đảm bảo tính an tồn của hệ thống và khả năng cung cấp
điện liên tục tin cậy.
Điện áp là một tiêu chí hết sức quan trọng trong bài tốn chất lượng điện năng cũng như
bài toán kinh tế bởi điện áp là một phần của tổn thất điện điện năng trong truyền tải điện bởi
lý do đó việc xác định những dao động điện áp cũng như là những nút có điện áp vận hành
ngoài phạm vi cho phép theo quy định của thông tư là hết sức cấp thiết. Từ đó chúng ta tính
tốn cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề về điện áp tại các nút đó để hệ thống vận hành ổn định
tin cậy.
4
Nguồn NLTT đang phát triển khá nhanh chóng vì thế việc huy động nguồn NLTT là ưu
tiên hàng đầu trong vận hành hệ thống nhưng bên cạnh đó cũng phải xét đến các ràng buộc
về điện áp, khả năng mang tải của lưới điện. Qua đó luận văn tính tốn huy động được nguồn
NLTT tối thiểu phải phát và ứng với các trường hợp tìm ra được điểm sụp đổ điện áp và giới
hạn truyền tải của hệ thống.
Đưa ra được các yêu cầu về vận hành nguồn NLTT cũng như khả năng đáp ứng về điện
áp trong trường hợp vận hành bình thường và sự cố N-1.
1.4
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đầu tiên luận văn đưa ra thuật tốn cũng như phương pháp để tính tốn huy động nguồn
năng lượng tái tạo trên hệ thống điện miền Nam dựa trên điều kiện ổn định động.
Tiếp đến luận văn sẽ khảo sát điện áp tại các nút 220kV,110kV của hệ thống điện miền
Nam (dựa trên tổng thể hệ thống điện Việt Nam) trong chế độ vận hành bình thường và chế
độ sự cố N-1 để xác định được các nút có điện áp vượt ngưỡng vận hành cho phép.
Khảo sát đặc tính đường cong PV, QV của hệ thống điện miền Nam (nhận công suất từ
HTĐ miền Bắc) để xác định được điểm sụp đổ điện áp và giới hạn công suất truyền tải của
hệ thống. Xác định độ dự trữ công suất phản kháng của các nút 220kV trong hệ thống và đưa
ra các biện pháp cải thiện độ dự trữ công suất phản kháng và cải thiện vấn đề ổn định điện áp
trong hệ thống điện miền Nam.
Tính tốn huy động nguồn NLTT của hệ thống điện miền Nam dựa trên các ràng buộc
về ổn định điện áp, ứng với từng kịch bản huy động nguồn tính được điểm sụp đổ điện áp và
giới hạn truyền tải của hệ thống và đưa ra các yêu cầu về vận hành nguồn NLTT.
1.5
TÍNH MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn khảo sát trên toàn bộ hệ thống điện miền Nam với số liệu được kiểm chứng
sát với thông số vận hành lấy từ SCADA theo phương thức vận hành năm của trung tâm điều
độ HTĐ miền Nam A2.
Thông số vận hành của các phần tử trên hệ thống điện cũng như các đường dây liên kết
hệ thống điện miền sát với thực tế vận hành và được kiểm chứng với các báo cáo tính tốn
của A0 về việc xác định giới hạn truyền tải Trung – Nam trong các chế độ vận hành khác
nhau ứng với các thời điểm phụ tải điển hình của hệ thống điện miền Nam.
5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM
Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống điện miền Nam (theo phạm vi quản lí vận
hành thì luận văn tập trung chủ yếu về lưới 220kV 110kV và phần 500kV chỉ nói tổng
qt) và phân tích lựa chọn phần mềm tính tốn.
2.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM
- Miền Nam có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ trải dài từ Đông Nam
Bộ về đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống điện miền Nam cấp điện cho 22 tỉnh, thành
phố gồm: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu,
Bến Tre, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Kiên Giang, Tiền Giang.
2.1.1
Nguồn điện truyền thống và NLTT
- Tổng công suất đặt của các NMĐ ở miền Nam chiếm khoảng 41% (23503MW)
tổng công suất đặt của các NMĐ của HTĐ quốc gia (57318MW).
- HTĐ miền nam có nhiều loại hình cơ cấu nguồn điện nhất trong HTĐ quốc gia.
• Khu vực miền Nam nằm gần các mỏ khí đốt: khí Nam Cơn Sơn, khí Cửu
Long (cung cấp điện cho các nhà máy điện Phú Mỹ-Bà Rịa), khí PM3 (cung
cấp khí cho NMĐ Cà Mau). Nên tuabin khí có tổng cơng suất đặt lớn chiếm
khoảng 31% (7074MW) (Phân bố ở khu vực miền đơng và Cà Mau). Đây
là loại hình nhà máy điện chỉ có ở miền Nam nên thường được gọi là đặc
sản ở miền Nam.
• Nhiệt điện than có tổng cơng suất đặt khoảng 34% (8079MW): Duyên Hải,
Vĩnh Tân, Fomosa…
• Do địa hình miền nam tương đối bằng phẳng nên thủy điện có tổng cơng
suất đặt nhỏ hơn miền bắc và miền trung, chiếm khoảng 9% (2079MW)
tổng công suất đặt ở miền Nam. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh có địa hình cao:
Trị An, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai…
• Nhiệt điện dầu chiếm khoảng 7% (1068MW) tổng công suất đặt ở miền
Nam.
• Nguồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 22% (5129MW).
• Nhà máy sinh khối Bourbon 49MW ở Tây Ninh sử dụng bã mía là nguyên
6
liệu để sản xuất và phát điện lên lưới nhưng chỉ phát điện vào vụ thu hoạch
mía.
• Nguồn diesel ở Đồng Nai (Amata), Cà Mau…
- Ngồi ra cịn có nguồn chuyển nhượng từ miền Bắc miền Trung vào miền Nam
thông qua bốn đường dây liên kết 500kV với giới hạn truyền tải là 4300MW. (Cầu BôngĐăk Nông :1 mạch, Cầu Bông-PleiKu: 2 mạch, Di Linh-PleiKu: 1 mạch) HTĐ miền
nam liên kết với HTĐ quốc gia qua 14 trạm biến áp 500kV.
2.1.2
Lưới điện
- Lưới điện là hệ thống các đường dây trạm điện và các thiết bị phụ trợ để truyền tải
điện.
- Lưới điện 220kV gồm 56 trạm biến áp 220kV
•
Các máy biến áp 220kV hầu hết có dung lượng là: 125MWA, 250MVA.
(Ngoại trừ một số MBA có dung lượng khác như T1 Bảo Lộc (63MVA),
và một số MBA 220kV của các NMĐ như: T3 Hàm Thuận (63MVA),
AT3 Đại Ninh (63MVA).
•
Các trạm biến áp 220kV liên kết với nhau qua 179 Đz 220kV, phần lớn là
đường dây mạch kép, vận hành mạch vịng khép kín, ngoại trừ một số điểm
mở vịng tách thanh cái (200A 200B Phú Mỹ 1, 200 Phú Mỹ 2-1, 212 Bình
Chánh, 212 Long Thành).
•
Các đường dây 220kV: không phân pha, phân pha đôi, phân pha ba, dây
siêu nhiệt, cáp ngầm. (ĐZ 220kV Mỹ Tho 2 – Bến Tre có dịng định mức
thấp 690A).
•
Các trạm lắp kháng phân đoạn thanh cái 220kV trên HTĐ miền Nam là:
Cầu Bông, Tân Định, Thuận An (15.1 Ohm), Phú Lâm, Tân Uyên, Bình
Hịa, Long Thành (7.5 Ohm).
•
Lắp kháng phân đoạn thanh cái 110kV: trạm 220kV Tân Thành (7.5 Ohm).
- Liên kết với lưới điện miền Trung qua:
•
ĐZ 220kV: Thiên Tân Solar-Nha Trang (1 mạch), Bình Long 2-Đak Nơng
(2 mạch).
•
Kết nối với HTĐ Cam-pu-chia qua hai mạch ĐZ 220kV Châu Đốc-Tà
Keo. Giữ điện áp trạm 220kV Châu Đốc 2 lớn hơn 0.95 pu (209 kV). Giới
7
hạn công suất truyền tải là 250MW.
- Lưới điện 110kV miền nam gồm có 334 trạm 110kV và các đường dây liên kết
110kV. Hiện nay các trạm 110kV đa phần là các trạm ĐKX không người trực, một số
trạm ĐKX có người trực và các trạm truyền thống.
- Các máy biến áp 110kV hầu hết có dung lượng là 25MVA 40MVA 63MVA. Ngoại
trừ một số MBA của trạm khách hàng có dung lượng khác, đặc biệt là khu vực ở các
nhà máy thép ở Vũng Tàu: T1 Thép Miền Nam (100MVA), T1 Thép Việt (53 MVA),
VeDan 2 (7.5MVA),
- Các trạm 110kV nhận điện chủ yếu từ các trạm 220kV qua phần lớn các đường dây
110kV liên kết mạch vòng giữa các trạm 220kV, một số ít là đường dây 110kV hình tia,
các mạch vịng 110kV hầu hết vận hành hở mạch, ngoại trừ một số mạch vòng 110kV
giữa các trạm 220kV sau đây vận hành khép kín: Phú Mỹ 1-Tân Thành (khu vực các
nhà máy thép), Mỹ Xuân 2-Long Thành, Đức Hòa 2-Trảng Bàng 2, Bàu Sen-Long
Thành.
- Các đường dây 110kV phần lớn có dịng định mức từ 510A – 610A, một số có dịng
định mức lớn 745A-1210A, và một vài đường dây có dịng định mức nhỏ 450A như:
Tháp Chàm 2-Cam Ranh, Bảo Lộc – TĐ Bảo Lộc, Đại Ninh – Bắc Bình.
- Liên kết với lưới điện 110kV miền Trung qua 3 ĐZ nhưng mở 2 ĐZ liên kết 1 ĐZ:
•
Bù Đăng – ĐakLấp.
•
Tháp Chàm 2 – ĐMT Nhơn Hải.
•
Ninh Hải – NMĐG Lợi Hải.
- Có nhiều đường dây cáp ngầm ở TPHCM, hay đoạn đường dây hỗn hợp Hà TiênPhú Quốc, có kháng điện áp ở cấp điện áp 110kV ở trạm 110kV Phú Quốc.
2.1.3
Về phụ tải
- Theo báo cáo Tổng kết phương thức vận hành hệ thống điện tháng 10/2022 của
trung tâm điều độ HTĐ miền Nam [04]:
•
Tổng sản lượng trong tháng 10: 9,33 tỷ kWh
•
Sản lượng trung bình khoảng 301 triệu kWh giảm 1.4% so với cùng kì
2019
•
Sản lượng ngày cao nhất: 321 triệu kWh giảm 1.5% so với cùng kỳ 2019
•
Cơng suất ngày cao nhất đạt 15826 kWh (01/10) giảm 0.1%
8