ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HỒ LÊ NGUYÊN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG LẮP ĐẶT DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ-ĐUN (MiC)
Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8.58.03.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023
Cơng trình nghiên cứu được thực hiện và hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa
– ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ
Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS. Nguyễn Thanh Việt
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lương Đức Long
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thanh Phong
Luận văn thạc sĩ của học viên được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGTP.HCM vào ngày 11 tháng 07 năm 2023.
Thành phần của Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ bao gồm:
1. TS. Nguyễn Anh Thư
: Chủ tịch Hội đồng
2. PGS.TS. Phạm Vũ Hồng Sơn : Thư ký hội đồng
3. PGS.TS. Lương Đức Long
: Cán bộ chấm nhận xét 1
4. TS. Nguyễn Thanh Phong
: Cán bộ chấm nhận xét 2
5. TS. Lê Thị Thu Hằng
: Ủy viên Hội đồng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
TS. NGUYỄN ANH THƯ
PGS. TS. LÊ ANH TUẤN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HỒ LÊ NGUYÊN
Mã số học viên: 2170878
Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1992
Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số chuyên ngành: 8580302
1. TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN
THI CÔNG LẮP ĐẶT DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ-ĐUN (MiC).
ANALYSIS THE RISK FACTOR OF THE MODULAR INTEGRATED
CONSTRUCTION (MIC) PROJECT IN ITS ASSEMBLY STAGE.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN:
-
Nhận dạng và xác định được các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi cơng lắp đặt dự án
MiC.
-
Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro.
-
Xây dựng mơ hình đánh giá các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công lắp đặt dự án
MiC.
-
Xây dựng hồ sơ rủi ro cho các yếu tố rủi ro cao, thể hiện được nguồn gốc rủi ro và
chiến lược ứng phó rủi ro tương ứng.
-
Áp dụng dự án thực tế để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình.
3. NGÀY ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023.
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. ĐỖ TIẾN SỸ
TS. NGUYỄN THANH VIỆT
TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2
PGS.TS. ĐỖ TIẾN SỸ
TS. NGUYỄN THANH VIỆT
CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
TS. LÊ HỒI LONG
PGS. TS. LÊ ANH TUẤN
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và lòng tri ân sâu sắc, em muốn gửi lời cảm ơn đến những người đã
dành thời gian và công sức để hướng dẫn và hỗ trợ em trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện Luận văn thạc sĩ này.
Trước hết, em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ và
thầy TS. Nguyễn Thanh Việt - những người thầy tuyệt vời, với sự tận tâm và kiến thức
sâu rộng, đã truyền đạt kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm cho em. Sự hướng dẫn,
định hướng và những góp ý quý giá từ hai Thầy đã giúp em vượt qua những thử thách
và hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất. Em mãi biết ơn và trân trọng những bài học
quý giá mà hai Thầy đã truyền đạt.
Em cũng muốn bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến tồn thể giảng viên, cán bộ khoa và
nhân viên của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM. Sự sẵn lòng
giúp đỡ, lòng nhiệt huyết và tạo điều kiện thuận lợi từ phía tất cả các Thầy Cơ đã tạo
nền tảng tốt nhất để em tiến hành nghiên cứu.
Khơng thể khơng nhắc đến gia đình, những người thân yêu và những người bạn đã luôn
đồng hành cùng em trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Sự tin tưởng, sự khích lệ và
những lời động viên từ gia đình và bạn bè đã trở thành nguồn động lực không thể thiếu
giúp em vượt qua những khó khăn và hồn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến tất cả mọi người, vì sự ủng hộ và tình yêu của mọi người đã là nguồn
sức mạnh và động lực lớn lao cho em.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã ủng hộ, đồng
hành và đóng góp vào quá trình nghiên cứu này. Những người đã chia sẻ thông tin, tham
gia cuộc trao đổi ý kiến và cung cấp phản hồi quý giá đã tạo nên một góc nhìn đa chiều
và phong phú, đồng thời giúp em nâng cao chất lượng và giá trị của cơng trình nghiên
cứu này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và biết ơn từ tận đáy lòng đến tất cả mọi người.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng!
TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023
HỌC VIÊN
HỒ LÊ NGUYÊN
ii
TĨM TẮT
Trong bối cảnh dự án xây dựng mơ-đun (MiC) ngày càng áp dụng càng nhiều tại Việt
Nam để giảm chi phí, tiến độ, cải thiện chất lượng dự án xây dựng và tích hợp với nền
cơng nghiệp xây dựng 4.0 đang lan rộng và phát triển ở Việt Nam, việc quản lý và thực
hiện các dự án MiC thành cơng địi hỏi khả năng hiệu quả trong việc đối phó với các
yếu tố rủi ro. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các yếu tố rủi ro trong giai
đoạn thi công lắp đặt của dự án MiC giai đoạn thi công lắp đặt.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận dạng và xác định các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi
công lắp đặt dự án MiC, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của chúng, xây dựng mơ hình
đánh giá các yếu tố rủi ro, xây dựng hồ sơ rủi ro cho các yếu tố rủi ro cao, đồng thời tìm
được nguồn gốc rủi ro và chiến lược ứng phó tương ứng, và áp dụng kết quả vào dự án
thực tế để đánh giá tính hiệu quả của nó.
Ban đầu dựa vào việc tổng hợp các bài nghiên cứu về xây dụng MiC trên thế giới và ý
kiến các chuyên gia từ 10-25 năm trong lĩnh vực MiC ở Việt Nam, nghiên cứu ban đầu
đã tìm ra được 35 yếu tố rủi ro có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án MiC giai đoạn
lắp đặt.
Nghiên cứu sau đó đã xác định được 7 nhóm nhân tố rủi ro (với 32 yếu tố) có ảnh hưởng
đến việc thực hiện dự án MiC giai đoạn lắp ghép: rủi ro do vật tư, máy móc, thiết bị thi
cơng, rủi ro do sản xuất và vận chuyển cấu kiện, rủi ro do quản lý và lập kế hoạch, rủi ro
do năng lực các bên tham gia dự án, rủi ro do tác động bên ngoài, rủi ro do sự chậm trễ
các bên tham gia dự án và rủi ro do sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án. Nhân tố rủi
ro do vật tư, máy móc, thiết bị thi cơng được đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến
việc thực hiện dự án, cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý và giám sát vật tư, máy
móc, thiết bị trong q trình thi cơng lắp ghép dự án xây dựng MiC.
Trong 32 yếu tố rủi ro được phát hiện, thì 3 yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến
việc thực hiện dự án MiC giai đoạn thi công lắp đặt là: Thiết bị nâng bị hư hỏng hoặc
gặp sự cố hoặc bảo trì; lỗi kết nối giữa cấu kiện sản xuất ở nhà máy với nhau khi tổ hợp
hoặc với cấu kiện đổ tại cơng trình và kế hoạch sản xuất khơng phù hợp với tình hình
thực tế cơng trình.
iii
Bài nghiên cứu cũng phát hiện ra được 13 yếu tố rủi ro cao và rất cao mà có ảnh hưởng
đến các tiêu chí hiệu suất của dự án: chất lượng, tiến độ, chi phí; đồng thời phân tích
được nguồn gốc, nguyên nhân và các biện pháp ứng phó rủi ro (giữ lại rủi ro, chuyển
giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, tránh rủi ro) ứng với mỗi yếu tố rủi ro xác định.
Các yếu tố rủi ro được thực hiện đánh giá cho 2 dự án thực tế từ đó tìm ra được mức độ
ảnh hưởng tổng thể của 7 nhân tố rủi ro tác động đến dự án là khá lớn.
Kết quả của nghiên cứu cung cấp cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về các yếu tố rủi ro
trong giai đoạn thi công lắp đặt dự án MiC tại Việt Nam. Kết quả này đóng góp vào việc
nâng cao hiểu biết về các yếu tố trong q trình thi cơng lắp đặt dự án MiC và những
chiến lược đối phó, từ đó hỗ trợ Nhà quản lý ra quyết định thông minh và thúc đẩy sự
phát triển bền vững trong mảng MiC nói riêng và nền xây dựng Việt Nam nói chung.
iv
ABSTRACT
In the context of increasing adoption of Modular in construction (MiC) projects in
Vietnam to reduce costs, improve project timelines, enhance construction quality, and
integrate with the expanding Industry 4.0 in the construction sector, successful
management and implementation of MiC projects require effective risk management. This
study focuses on analyzing the risk factors during the installation phase of MiC projects.
The research aims to identify and determine risk factors during the installation phase of
MiC projects, analyze and evaluate their impact, build a risk assessment model, establish
risk profiles for high-risk factors, identify the origins of risks and corresponding coping
strategies, and apply the findings to real projects to assess their effectiveness.
Initially, based on the synthesis of international MiC construction studies and insights
from experts with 10-25 years of experience in the MiC field in Vietnam, the initial
research identified 35 risk factors affecting the implementation of MiC projects during the
installation phase.
Subsequently, the study identified 7 risk factor clusters (comprising 32 elements) that
impact the implementation of MiC projects during the assembly phase. These clusters
include risks related to materials, machinery, construction equipment, production and
transportation of components, management and planning, capabilities of project
stakeholders, external influences, delays from project stakeholders, and coordination
issues among project stakeholders. The risk factor cluster concerning materials,
machinery, and construction equipment was assessed as having the most significant
impact on project implementation, emphasizing the importance of managing and
supervising materials and equipment during the assembly phase of MiC construction
projects.
Out of the 32 identified risk factors, three were found to have the most significant impact
on the implementation of MiC projects during the installation phase. These were:
equipment breakdowns or malfunctions during lifting or maintenance; connection errors
between components manufactured at the factory or with the ones poured on-site, and
production plans not aligning with the actual construction site conditions.
v
The study also identified 13 high and very high-risk factors that affect project performance
criteria such as quality, schedule, and cost. Additionally, the research analyzed the
sources, causes, and risk response measures (retaining, transferring, mitigating, avoiding
risks) corresponding to each identified risk factor.
Risk assessments were carried out for two real projects, resulting in the identification of
the overall impact level of the 7 risk factor clusters on the projects, which was found to
be quite significant.
The research findings offer a comprehensive insight into the risk factors during the
installation phase of MiC projects in Vietnam. These results contribute to a better
understanding of the factors involved in the installation phase of MiC projects and the
coping strategies, thereby assisting decision-makers in making informed decisions and
promoting sustainable development in the MiC sector and the Vietnam construction
industry in general.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết rằng Luận văn thạc sĩ này là sản phẩm của một nghiên cứu độc lập và cẩn
thận, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ và Thầy TS.
Nguyễn Thanh Việt. Tôi xác nhận rằng mọi dữ liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và
thơng tin trình bày trong Luận văn này đều được thực hiện với tính trung thực.
Tơi cam kết tuân thủ nguyên tắc của nghiên cứu khoa học, bao gồm công bằng, trung
thực và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Tất cả các tài liệu tham khảo đã
được trích dẫn và tham chiếu một cách chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn về trích dẫn
và tham chiếu.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả của Luận văn này. Tôi xin cam
đoan rằng khơng có hành vi sao chép, vi phạm quyền tác giả hoặc vi phạm bất kỳ quy
tắc nghiên cứu nào trong quá trình thực hiện và viết Luận văn này.
TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023
HỌC VIÊN
HỒ LÊ NGUYÊN
vii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1.1
Giới thiệu chung .................................................................................................1
1.2
Xác định vấn đề nghiên cứu...............................................................................2
1.3
Các mục tiêu nghiên cứu....................................................................................4
1.4
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.5
Đóng góp của nghiên cứu ..................................................................................4
1.5.1
Đóng góp về mặt học thuật .......................................................................................... 4
1.5.2
Đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2:
2.1
TỔNG QUAN ...................................................................................... 6
Các khái niệm, định nghĩa .................................................................................6
2.1.1
Khái niệm về dự án xây dựng mô-đun (MiC) ............................................................ 6
2.1.2
Quản lý rủi ro ................................................................................................................ 9
2.1.3
Rủi to trong giai đoạn lắp dựng dự án MiC............................................................. 10
2.2
Tổng quan các nghiên cứu trước......................................................................10
2.2.1
Các nghiên cứu về rủi ro tại Việt Nam ..................................................................... 10
2.2.2
Các nghiên cứu về dự án MiC tại Việt Nam ............................................................ 12
2.2.3
Các nghiên cứu về rủi ro dự án MiC trên thế giới .................................................. 12
2.3
Quy trình lắp dựng mơ-đun cột, dầm, sàn ....................................................... 16
2.3.1
Trình tự lắp dựng mơ-đun cột.................................................................................... 16
2.3.2
Trình tự lắp dựng mơ-đun dầm ................................................................................. 21
2.3.3
Trình tự lắp dựng mơ-đun sàn ................................................................................... 24
2.4
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 28
iv
3.1
Giới thiệu chương ............................................................................................ 28
3.2
Các lý thuyết được sử dụng .............................................................................29
3.2.1
Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha................................................. 29
3.2.2
Phân tích nhân tố chính Principal Component Analysis (PCA)............................ 31
3.2.3
Phương pháp Analytical Hierarchy Process (AHP) ............................................... 34
3.2.4
Lý thuyết tập mờ (Fuzzy Set Theory)......................................................................... 37
3.2.5
Lý thuyết về phương pháp Fuzzy AHP ..................................................................... 40
3.2.6
Hồ sơ RSIAM............................................................................................................... 48
3.3
Bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu .....................................................................51
3.3.1
Thiết kế bảng câu hỏi.................................................................................................. 51
3.3.2
Khảo sát các yếu tố rủi ro .......................................................................................... 54
3.4
Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 ............................................................................55
3.4.1
Thiết kế bảng câu hỏi so sánh cặp............................................................................. 55
3.4.2
Lựa chọn chuyên gia................................................................................................... 55
3.4.3
Cách thức thu thập dữ liệu ......................................................................................... 56
3.5
Thu thập dữ liệu giai đoạn 3 ............................................................................56
3.5.1
Thiết kế bảng câu hỏi RSIAM .................................................................................... 56
3.5.2
Thu thập dữ liệu .......................................................................................................... 58
3.6
Thu thập dữ liệu giai đoạn 4 ............................................................................58
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................59
4.1
Giới thiệu .........................................................................................................59
4.2
Kiểm tra kết quả dữ liệu thu thập.....................................................................59
4.3
Thống kê mơ tả ................................................................................................ 59
4.3.1
Vị trí cơng tác .............................................................................................................. 59
4.3.2
Đơn vị công tác ........................................................................................................... 60
4.3.3
Số năm kinh nghiệm.................................................................................................... 61
v
4.3.4
4.4
Quy mô dự án .............................................................................................................. 61
Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha .............................................62
4.4.1
Nhóm các YTRR liên quan đến vật tư, máy móc, thiết bị thi cơng......................... 62
4.4.2
Nhóm các YTRR liên quan đến sản xuất và vận chuyển cấu kiện ......................... 63
4.4.3
Nhóm các YTRR liên quan đến lập kế hoạch và quản lý thi cơng ......................... 65
4.4.4
Nhóm các YTRR liên quan đến năng lực các bên tham gia dự án ........................ 66
4.4.5
Nhóm các YTRR liên quan đến tác động bên ngồi................................................ 68
4.4.6
Nhóm các YTRR liên quan đến sự chậm trễ các bên tham gia dự án ................... 69
4.4.7
Nhóm các YTRR liên quan đến sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án ..... 71
4.5
Bảng xếp hạng các yếu tố theo trị trung bình ..................................................72
4.6
Phân tích nhân tố chính .................................................................................... 74
4.6.1
Mục tiêu........................................................................................................................ 74
4.6.2
Kết quả phân tích nhân tố .......................................................................................... 74
4.7
Xây dựng cấu trúc thứ bậc ...............................................................................83
CHƯƠNG 5:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ..................................................85
5.1
Giới thiệu chương ............................................................................................ 85
5.2
Áp dụng phương pháp FAHP ..........................................................................85
5.2.1
Thiết lập ma trận đánh giá mờ và tính tốn chỉ số nhất qn................................ 85
5.2.2
Tổng hợp ý kiến các chuyên gia ................................................................................ 88
5.2.3
Phá mờ ......................................................................................................................... 88
5.2.4
Kiểm tra chỉ số nhất qn tổng hợp và tính tốn trọng số ..................................... 89
5.2.5
Phân tích độ nhạy ....................................................................................................... 95
5.3
Xây dựng Hồ sơ RSIAM .................................................................................96
5.3.1
Mức rủi ro tổng hợp của các nhân tố rủi ro............................................................. 96
5.3.2
Hồ sơ RSIAM của các nhân tố rủi ro cao .............................................................. 101
5.4
Ứng dụng dự án thực tế..................................................................................142
vi
5.4.1
Giới thiệu dự án......................................................................................................... 142
5.4.2
Kết quả đánh giá ....................................................................................................... 142
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................146
6.1
Kết quả ...........................................................................................................146
6.2
Giới hạn của nghiên cứu ................................................................................147
6.3
Hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................150
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các yếu tố rủi ro tiềm năng ............................................154
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi pilot test ............................................................................166
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát đại trà .............................................................................169
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát so sánh cặp .....................................................................175
Phụ lục 5: Bảng Fuzzy đánh giá bởi các chuyên gia ...............................................180
Phụ lục 6: Ma trận tổng hợp đánh giá của 12 chuyên gia .......................................213
Phụ lục 7: Kết quả phá mờ của các ma trận ............................................................216
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .........................................................................................219
vii
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế.................................................................1
Hình 2.1. Vịng đời của cơng trình xây dựng theo phương pháp thông thường và phương
pháp xây dựng mơ-đun ....................................................................................................7
Hình 2.2. Các giai đoạn chính trong dự án MiC ............................................................. 7
Hình 2.3. Một số dạng của cấu kiện mơ-đun...................................................................8
Hình 2.4. Quy trình quản lý rủi ro ...................................................................................9
Hình 2.5. Phân loại rủi ro của dự án MiC dựa vào các giai đoạn của dự án .................10
Hình 2.6. Trình tự lắp dựng cột ..................................................................................... 16
Hình 2.7. Hình ảnh lắp dựng cột - 1 ..............................................................................19
Hình 2.8. Hình ảnh lắp dựng cột - 2 ..............................................................................20
Hình 2.9. Trình tự lắp dựng dầm ................................................................................... 21
Hình 2.10. Hình ảnh lắp dựng dầm ...............................................................................23
Hình 2.11. Trình tự lắp dựng sàn................................................................................... 24
Hình 2.12. Hình ảnh lắp dựng sàn .................................................................................26
Hình 3.1: Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................28
Hình 3.2. Sơ đồ phương pháp Fuzzy AHP ....................................................................40
Hình 3.3. Cấu trúc thứ bậc minh họa.............................................................................41
Hình 3.4. Giá trị
- cut và số fuzzy tam giác .............................................................. 47
Hình 3.5. Phương pháp xây dựng hồ sơ RSIAM .......................................................... 49
Hình 3.6. Minh họa về Hồ sơ RSIAM ...........................................................................50
Hình 3.7. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .....................................................................52
Hình 3.8. Thang đo Likert 5 mức độ .............................................................................53
Hình 4.1. Biểu đồ hình trịn mơ tả tỷ lệ phần trăm vị trí cơng tác .................................59
Hình 4.2. Biểu đồ hình trịn mô tả tỷ lệ phần trăm đơn vị công tác .............................. 60
Hình 4.3. Biểu đồ hình trịn mơ tả tỷ lệ phần trăm số năm kinh nghiệm ...................... 61
viii
Hình 4.4. Biểu đồ hình trịn mơ tả tỷ lệ phần trăm quy mơ dự án .................................61
Hình 4.5. Cấu trúc thứ bậc được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố ............................ 84
Hình 5.1. Sơ đồ cấu trúc chương 5 ................................................................................85
Hình 5.2. Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố ..................................................... 91
Hình 5.3. Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố con ..............................................93
Hình 5.4. Phân tích độ nhạy trọng số nhân tố ứng với thái độ người ra quyết định và chỉ
số lạc quan ..................................................................................................................... 96
ix
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1. Các nghiên cứu về rủi ro tại Việt Nam ......................................................... 10
Bảng 2-2. Các nghiên cứu về dự án MiC tại Việt Nam ................................................12
Bảng 2-3. Các nghiên cứu về rủi ro dự án MiC trên thế giới ........................................13
Bảng 3-1. Đánh giá độ tin cậy thang đo với tiêu chuẩn ................................................30
Bảng 3-2. Các thang đo so sánh cặp theo Saaty (1980) ................................................36
Bảng 3-3. Các phép tính cơ bản của số fuzzy ............................................................... 39
Bảng 3-4. Thang đo fuzzy được sử dụng trong so sánh cặp .........................................42
Bảng 3-5. Bảng giá trị hệ số RI ..................................................................................... 46
Bảng 3-6. Bảng quy đổi thang đo Likert sang thang đo 0-1…………………………..51
Bảng 3-7. Thang đo so sánh cặp giữa 2 yếu tố Mi và Mj ..............................................55
Bảng 3-8. Danh sách 12 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực MiC .................... 56
Bảng 4-1. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến vật tư, máy móc, thiết bị thi cơng ...........................................................................62
Bảng 4-2. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến vật tư, máy móc, thiết bị thi cơng ...........................................................................63
Bảng 4-3. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến sản xuất và vận chuyển cấu kiện.............................................................................63
Bảng 4-4. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến sản xuất và vận chuyển cấu kiện.............................................................................64
Bảng 4-5. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến lập kế hoạch và quản lý thi cơng ............................................................................65
Bảng 4-6. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến lập kế hoạch và quản lý thi công ............................................................................65
Bảng 4-7. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm YTRR liên quan đến
năng lực các bên tham gia dự án ................................................................................... 66
x
Bảng 4-8. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm YTRR liên quan đến
năng lực các bên tham gia dự án (lần 2): .......................................................................66
Bảng 4-9. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm YTRR liên quan đến
năng lực các bên tham gia dự án: ..................................................................................67
Bảng 4-10. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến tác động bên ngoài ..................................................................................................68
Bảng 4-11. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm các YTRR liên quan
đến tác động bên ngoài ..................................................................................................69
Bảng 4-12. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các YTRR liên quan đến sự
chậm trễ các bên tham gia dự án ................................................................................... 69
Bảng 4-13. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các YTRR liên quan đến sự
chậm trễ các bên tham gia dự án ................................................................................... 70
Bảng 4-14. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các YTRR liên quan đến sự
chậm trễ các bên tham gia dự án ................................................................................... 71
Bảng 4-15. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các YTRR liên quan đến sự
chậm trễ các bên tham gia dự án ................................................................................... 71
Bảng 4-16. Bảng tổng hợp các YTRR theo trị trung bình.............................................72
Bảng 4-17. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test ................................................74
Bảng 4-18. Kết quả kiểm định giá trị Communalities ................................................... 75
Bảng 4-19. Bảng tổng phương sai trích .........................................................................75
Bảng 4-20. Bảng trị số tải nhân tố .................................................................................77
Bảng 4-21. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (lần 2) ....................................78
Bảng 4-22. Kết quả kiểm định giá trị Communalities (lần 2) .......................................78
Bảng 4-23. Bảng tổng phương sai trích (lần 2) ............................................................. 79
Bảng 4-24. Bảng trị số tải nhân tố (lần 2) .....................................................................80
Bảng 4-25. Bảng kết quả phân tích PCA .......................................................................82
Bảng 5-1. Ma trận đánh giá mờ tổng thể M. .................................................................86
xi
Bảng 5-2. Ma trận đánh giá mờ M1 ..............................................................................86
Bảng 5-3. Ma trận đánh giá mờ M2 ..............................................................................86
Bảng 5-4. Ma trận đánh giá mờ M3 ..............................................................................86
Bảng 5-5. Ma trận đánh giá mờ M4 ..............................................................................87
Bảng 5-6. Ma trận đánh giá mờ M5 ..............................................................................87
Bảng 5-7. Ma trận đánh giá mờ M6 ..............................................................................87
Bảng 5-8. Ma trận đánh giá mờ M7 ..............................................................................87
Bảng 5-9. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất quán.........................................88
Bảng 5-10. Kết quả tính tốn chỉ số nhất qn tổng hợp ..............................................89
Bảng 5-11. Kết quả tính tốn trọng số của các nhân tố và nhân tố con ........................ 90
Bảng 5-12. Mức rủi to tổng hợp của các nhân tố rủi ro ................................................96
Bảng 5-13. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Kế hoạch sản xuất khơng phù hợp với tình
hình thực tế cơng trình .................................................................................................101
Bảng 5-14. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Tai nạn lao động do vận hành thiết bị nâng
hoặc do thao tác của công nhân ...................................................................................105
Bảng 5-15. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Thay đổi thiết kế hoặc phạm vi công việc
.....................................................................................................................................109
Bảng 5-16. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Xác minh không rõ ràng cấu kiện mô-đun
do nhãn bị mất hoặc nhầm thông tin ...........................................................................112
Bảng 5-17. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Khơng bố trí đủ vật tư, dụng cụ, thiết bị
thi công ........................................................................................................................115
Bảng 5-18. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Thiết bị nâng bị hư hỏng hoặc gặp sự cố
hoặc bảo trì ..................................................................................................................118
Bảng 5-19. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Lỗi kết nối giữa cấu kiện sản xuất ở nhà
máy với nhau khi tổ hợp hoặc với cấu kiện đổ tại cơng trình .....................................121
Bảng 5-20. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Trình tự lắp đặt, tổ hợp cấu kiện không hiệu
quả hoặc không phù hợp ..............................................................................................124
xii
Bảng 5-21. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm về dự
án MiC .........................................................................................................................127
Bảng 5-22. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Thiếu công nhân lành nghề trong thi công
lắp đặt cấu kiện mô-đun ..............................................................................................130
Bảng 5-23. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Khoảng cách từ cơng trình đến nhà máy sản
xuất cấu kiện ................................................................................................................133
Bảng 5-24. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết: gió, mưa,
nhiệt độ,… ...................................................................................................................136
Bảng 5-25. Hồ sơ RSIAM của yếu tố rủi ro: Lựa chọn thiết bị nâng không phù hợp 139
Bảng 5-26. Kết quả đánh giá 2 dự án ..........................................................................142
xiii
BẢNG CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
MiC
2
YTRR
Yếu tố rủi ro
3
NTRR
Nhân tố rủi ro
4
MĐAH
Mức độ ảnh hưởng
5
QLRR
Quản lý rủi ro
6
AHP
Analytic Hierarchy Process
7
FAHP
Fuzzy Analytic Hierarchy Process
8
BIM
9
DGRR
Đánh giá rủi ro
10
RSIAM
Risk-Source-Impact-Assessment-Measure
11
PCA
12
TNHH
Xây dựng mơ-đun (Modular in Construction)
Building Information Model
(Mơ hình thơng tin cơng trình)
Principal Component Analysis
(Phân tích nhân tố chính)
Trách nhiệm hữu hạn
xiv
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại và sự gia tăng của dân số, cùng
với tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong vịng mười năm trở lại đây, thì nhu cầu nhà ở ngày
càng tăng. “Bộ Xây dựng cho biết tỷ lệ dân số đô thị hiện vào khoảng 40% và sẽ tăng
lên 45% vào năm 2030, do đó địi hỏi mỗi năm phải tăng thêm khoảng 70 triệu mét
vuông nhà ở đô thị. Nhu cầu mới về nhà ở sẽ tiếp tục tập trung ở một vài thành phố lớn và
các khu công nghiệp” [1]
Song song với nhu cầu về sự gia tăng nhà ở thì nhu cầu về nhà công nghiệp (sản
xuất, chế biến), nhà văn phòng cũng tăng theo do sự chuyển dịch vốn đầu tư FDI vào
Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh
tế quốc dân. Từ dữ liệu thống kê về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Crowe [2], hai
lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất tính đến 20/03/22, bao gồm:
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tổng vốn đầu tư đạt trên 5,3 tỷ USD, chiếm
59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký).
+ Ngành kinh doanh bất động sản (tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3%
tổng vốn đầu tư đăng ký).
Hình 1.1. Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế
(Nguồn: Crowe Vietnam Co., Ltd)
HVTH: HỒ LÊ NGUYÊN – 2170878
1
Trước nhu cầu tăng cao về nhà ở, nhà văn phòng, nhà xưởng trong giai đoạn hiện nay,
cộng với sự phát triển của cơng nghiệp hóa trong những thập kỷ qua và cuộc cách mạng
xây dựng 4.0, đã mở đường cho các phương pháp xây dựng hiện đại, giúp quá trình xây
dựng dễ dàng hơn nhiều, ít tốn thời gian hơn, chi phí xây dựng thấp, bền vững hơn và sử
dụng ít lao động. Phương pháp xây dựng “offsite” được định nghĩa là quá trình lên kế
hoạch, thiết kế, sản xuất, chế tạo và lắp ráp trước các bộ phận, thành phần và mơ-đun khác
nhau của tịa nhà trong nhà máy - trước khi vận chuyển đến cơng trình, và được tổ hợp,
lắp đặt thành cơng trình có mục đích sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất
của phương pháp xây dựng “offsite” là dự án xây dựng mô-đun (MiC) [3].
Trong xây dựng bằng phương pháp MiC, các công tác xây dựng và việc chuẩn bị
mặt bằng công trình diễn ra đồng thời. Ngồi ra, nguy cơ chậm trễ do thời tiết khắc
nghiệt, phá hoại và trộm cắp rất ít xảy ra trong dự án MiC. Một số nghiên cứu cho thấy
dự án MiC có thể tiết kiệm khoảng 40% thời gian xây dựng so với xây dựng truyền
thống [4]. Thời gian cần thiết để hoàn thành một ngôi nhà mô-đun thông thường chỉ là
bốn tháng, trong khi một ngôi nhà được xây dựng thông thường tương tự cần 14 tháng
[5]. Vì việc xây dựng trên cơng trường sử dụng nhiều lao động, nên việc tiết kiệm thời
gian này có thể cắt giảm đáng kể chi phí cuối cùng của một dự án [6]
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Hòa cùng với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng xây dựng 4.0 và nhu cầu về nhà
ở dân dụng và nhà công nghiệp ngày càng tăng với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng,
tiến độ, chi phí; thì phương pháp MiC nổi lên là một phương pháp xây dựng có thể tối
ưu các vấn đề kể trên – đồng thời tích hợp với các cơng nghệ mới – như mơ hình thơng
tin BIM để cải thiện những khía cạnh hiệu suất của dự án, cho thấy sự cấp thiết cần có
trong việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp cho các dự án MiC, từ đó hỗ
trợ Nhà quản lý đưa ra những quyết định thông minh và kịp thời để giảm thiểu rủi ro và
mang đến những hiệu quả thiết thực cho dự án.
Các dự án MiC gắn liền với các YTRR riêng biệt so với các dự án xây dựng truyền
thống. Với sự phổ biến của dự án MiC trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải
HVTH: HỒ LÊ NGUYÊN – 2170878
2
thực hiện một đánh giá cụ thể về các YTRR trong các dự án MiC, cụ thể là trong quá
trình thi cơng lắp đặt.
Ở Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu về dự án MiC, có thể đến một số
nghiên cứu trong 5 năm trở lại đây: “Dự báo tiến độ thi cơng cơng trình lắp ghép bằng
trí tuệ nhân tạo” [7]; “Nhà lắp ghép và các yêu cầu để phát triển tại Việt Nam”, [8];
“Phát triển thuật toán lai ghép kiến sư tử (ALO) để tối ưu chi phí logistics cho cấu kiện
bê tơng đúc sẵn” [9]. Trên thực tế, số lượng các nghiên cứu MiC chưa phổ biến tại Việt
Nam hiện nay (xem bảng 2.2 về các nghiên cứu dự án MiC trong vòng 10 năm qua),
song song đó các nghiên cứu ở Việt Nam về rủi ro của dự án MiC cũng chưa được tiến
hành, đặc biệt là trong giai đoạn thi công lắp đặt. Điều này tạo ra một hệ thống tri thức
hạn chế và thiếu những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho dự án MiC trong giai
đoạn thi công lắp đặt.
Trên thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có các nghiên cứu tổng quan về rủi
ro trong dự án MiC, một số nghiên cứu sâu về rủi ro trong quá trình sản xuất và vận
chuyển (xem Bảng 2.3. Các nghiên cứu về rủi ro dự án MiC trên thế giới); tuy nhiên hạn
chế ở các nghiên cứu này chỉ liệt kê được các YTRR có mức độ ảnh hưởng cao, nhưng
chưa đưa ra được nguồn gốc, nguyên nhân của YTRR và cũng chưa đưa ra được giải
pháp ứng phó cho các YTRR được tìm thấy, và cũng chưa có nghiên cứu tập trung
DGRR trong giai đoạn thi cơng lắp đặt của dự án MiC.
Vì vậy, việc thực hiện phân tích các YTRR trong giai đoạn thi công lắp đặt dự án
MiC trở nên cấp thiết và đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một nền tảng
lý thuyết và thực tiễn để đánh giá và quản lý các YTRR trong quá trình này. Bằng cách
thực hiện phân tích cụ thể các YTRR đối với dự án MiC, nghiên cứu sẽ giúp xác định
nguồn gốc của các YTRR và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cụ thể. Điều này đảm
bảo rằng các Nhà quản lý và các bên liên quan có kiến thức và cơng cụ cần thiết để đối
phó với các rủi ro tiềm ẩn và giảm thiểu tác động lên việc thực hiện dự án MiC. Đồng
thời, nghiên cứu cũng tạo ra một cơ sở kiến thức quan trọng và cung cấp thơng tin hữu
ích cho các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này.
HVTH: HỒ LÊ NGUYÊN – 2170878
3
Đó là lý do hình thành đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG
GIAI ĐOẠN THI CÔNG LẮP ĐẶT DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ-ĐUN (MIC)”.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nhận dạng và xác định được các YTRR trong giai đoạn thi công lắp
ghép dự án MiC.
Mục tiêu 2: Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các YTRR
Mục tiêu 3: Xây dựng mơ hình đánh giá các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công
lắp đặt dự án MiC.
Mục tiêu 4: Xây dựng hồ sơ rủi ro cho các YTRR cao, thể hiện được nguồn gốc rủi
ro và chiến lược ứng phó rủi ro tương ứng.
Mục tiêu 5: Áp dụng dự án thực tế để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu được triển khai từ 06/02/2024 tới 12/06/2024.
Địa điểm: Khảo sát các đối tượng đã có thực hiện các dự án MiC và các đối tượng
đang công tác ở các công ty xây dựng chuyên môn về mảng thi công lắp đặt dự án MiC:
Công ty cổ phần đầu tư Phan Vũ, Công ty đầu tư và xây dựng Xuân Mai, Công ty đầu tư
và xây dựng Bảo Quân, Công ty cổ phần Beton 6, Công ty cổ phần bê tông ly tâm Thủ
Đức, Công ty TNHH Kajima Việt Nam.
Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng khảo sát là các kỹ sư có kinh nghiệm trong dự án MiC.
+ Loại dự án: Dự án xây dựng dân dụng và cơng nghiệp.
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp về mặt học thuật
- Nghiên cứu mở rộng kiến thức về rủi ro trong dự án MiC: Nghiên cứu này giúp
cung cấp một cái nhìn tổng quan về các YTRR đặc biệt trong giai đoạn thi công lắp đặt
HVTH: HỒ LÊ NGUYÊN – 2170878
4
dự án MiC. Việc phân tích và xác định các YTRR cụ thể sẽ nâng cao nhận thức và hiểu
biết về những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thi cơng dự án MiC.
- Phát triển mơ hình DGRR: Nghiên cứu này đề xuất xây dựng một mơ hình DGRR
chính xác và hiệu quả cho giai đoạn thi công lắp đặt dự án MiC. Mơ hình này sẽ tập
trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của các YTRR và đề xuất các biện pháp ứng phó phù
hợp. Điều này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý dự án một cơng cụ quan trọng để định
hình chiến lược quản lý rủi ro và đảm bảo sự thành công của dự án.
- Xây dựng hồ sơ rủi ro: Nghiên cứu này đề xuất xây dựng các hồ sơ rủi ro cho các
yếu tố có mức độ rủi ro cao trong quá trình thi cơng lắp đặt dự án MiC. Các hồ sơ này
sẽ phản ánh nguồn gốc và các tác động tiềm năng của từng YTRR cụ thể. Điều này giúp
các nhà quản lý dự án nhận biết và hiểu rõ hơn về các nguy cơ và khả năng ảnh hưởng
của chúng, từ đó đưa ra các biện pháp phịng ngừa và ứng phó hiệu quả.
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Hỗ trợ quyết định quản lý rủi ro: Nghiên cứu này mang lại lợi ích thực tiễn cho
các nhà quản lý dự án MiC. Các kết quả và mô hình đề xuất sẽ giúp họ đưa ra quyết định
thơng minh và linh hoạt trong việc quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công lắp đặt. Điều
này giúp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.
- Tăng cường hiệu quả quản lý dự án: Nghiên cứu này đóng góp vào việc nâng cao
khả năng quản lý rủi ro trong dự án MiC. Mơ hình DGRR và các hồ sơ rủi ro giúp nhà
quản lý dự án nhận biết và đối phó với các YTRR một cách kịp thời và hiệu quả. Điều
này góp phần đảm bảo sự thành công của dự án và giảm thiểu các tác động tiêu cực có
thể xảy ra.
- Áp dụng thực tế và đánh giá tính hiệu quả: Nghiên cứu này áp dụng mơ hình đánh
giá và hồ sơ rủi ro vào dự án thực tế để đánh giá tính hiệu quả của chúng. Việc thực hiện
nghiên cứu trên các dự án thực tế giúp xác minh và chứng minh tính khả thi và ứng dụng
của mơ hình trong việc quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công lắp đặt dự án MiC.
HVTH: HỒ LÊ NGUYÊN – 2170878
5