Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Xây Dựng Một Chương Trình Du Lịch Một Ngày Thăm Nội Thành Hà Nội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.73 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

Đề tài thảo luận: Anh (Chị) hãy xây dựng một
chương trình du lịch ngày thăm nội thành Hà Nội
(City Tour) cho một đoàn khách người Pháp gồm
30 người ở độ tuổi trung niên?
GV hướng dẫn: Th.s Đỗ Thị Thu Huyền
Lớp học phần: 2324TEMG3011
Nhóm thực hiện: Nhóm 07


Hà Nội, 03/2023

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
ST
T

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

63

Lê Thị Uyển Nhi



Thành viên

Nội dung

64

Trịnh Ý Nhi

Thành viên

Nội dung

65

Trần Thị Hồng Nhung

Thành viên

Nội dung

66

Võ Thị Nhung

Thành viên

Nội dung

67


Đinh Thị Oanh

Thành viên

Nội dung

68

Bùi Hà Phương

Thành viên

Nội dung

69

Đàm Thị Thảo Phương

Thành viên

Nội dung

70

Vũ Việt Quốc

Thành viên

Nội dung


71

Dương Thị Lưu Quỳnh

Thành viên

Nội dung

72

Hồng Như Quỳnh

Nhóm trưởng

Nội dung, word

Article I.

Đánh giá


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 07
Địa điểm họp nhóm: Tại phịng học G102
Thời gian họp: 9h30 đến 10h30 ngày 29 tháng 01 năm 2023
Mục tiêu: Tìm hiểu và chốt được đề cương bài thảo luận cho chủ đề của nhóm, phân cơng
nhiệm vụ chi tiết và hạn nộp bài cho từng thành viên.
Nội dung cơng việc:

1. Nhóm trưởng Hoàng Như Quỳnh đọc lại nội dung, yêu cầu bài thảo luận của đề tài
cho cả nhóm.
2. Tất cả thành viên lần lượt đưa ra ý kiến của mình sau khi nghiên cứu tài liệu, tổng
hợp lại ý kiến để ghép thành đề cương bài thảo luận
3. Nhóm trường phân cơng nhiệm vụ và thời gian hồn thành cho từng thành viên,
các thành viên nhận nhiệm vụ và nêu ý kiến.
4. Thư ký Đàm Thảo Phương ghi nhận lại biên bản cuộc họp.
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2023
Nhóm trưởng
Quỳnh
Hồng Như Quỳnh

1


LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng CTDL.................................................................5
1.1. Khái luận cơ bản:......................................................................................................5
1.1.1 Doanh nghiệp lữ hành:............................................................................................5
1.1.2 Chương trình du lịch...............................................................................................6
1.2 Nội dung xây dựng chương trình du lịch của doanh nghiệp...................................8
1.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch.................8
Chương 2: Thực trạng xây dựng chương trình du lịch một ngày thăm nội thành HN
cho một đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên........................11
2.1. Giới thiệu về đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên:........11
2.1.1 Giới thiệu về đất nước pháp:..................................................................................11
2.2. Phân tích thực trạng xây dựng chương trình du lịch cho đoàn khách người
Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên....................................................................13
2.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch một ngày

thăm nội thành HN cho một đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung
niên.................................................................................................................................. 13
2.2.2 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch cho đồn khách người Pháp
gồm 30 người ở độ tuổi trung niên.................................................................................22
2.3. Đánh giá chung thực trạng xây dựng chương trình du lịch một ngày thăm nội
thành Hà Nội cho đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên........24
2.3.1 Ưu điểm:.................................................................................................................24
2.3.2 Hạn chế:................................................................................................................. 26
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện xây dựng chương trình du
lịch một ngày thăm nội thành HN cho đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ
tuổi trung niên................................................................................................................27
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 29

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch không chỉ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn
bẩy, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Du lịch là phương tiện quan trọng
để thực hiện chính sách mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài. Trong những năm
qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vị thế Việt Nam đã được nâng cao trên
trường quốc tế. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ chính
thức đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong đó sự xuất hiện của nhiều
Công ty lữ hành nội địa và quốc tế đã đem lại tín hiệu tốt lành cho ngành du lịch.
Trong đó, khách du lịch là trung tâm, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch. Theo Marketing hiện đại thì doanh nghiệp bán những cái mà
người tiêu dung cần chứ không phải bán cái mà nhà kinh doanh có. Có như vậy thì các cơ
sở kinh doanh du lịch mới mong thu được lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Muốn vậy,
thì các cơng ty lữ hành phải tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng, trạng thái
tâm lý của khách du lịch để có được sản phẩm thoả mãn sự mong chờ của họ

Nhận thấy thị trường khách Pháp hiện nay đang là một trong những thị trường khách du
lịch có tiềm năng phát triển trong tương lai nên nhóm 7 quyết định chọn đề tài “Anh (chị)
hãy xây dựng một chương trình du lịch ngày thăm nội thành Hà Nội (City Tour) cho một
đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên?” làm đề tài thảo luận của
nhóm.

3


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo
trường Đại học Thương mại, Khoa Khách Sạn - Du lịch đã tạo điều kiện tốt nhất cho
chúng em trong quá trình học tập tại trường.
Chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Đỗ Thị Thu Huyền, giảng viên bộ môn
Quản trị tác nghiệpp doanh nghiệp lữ hành đã hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ chúng em
hồn thành đề tài thảo luận này.
Đồng thời chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện
và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài thảo luận này.
Dù đã có rất nhiều cố gắng, song do thời gian và kiến thức về đề tài thảo luận chưa được
sâu rộng nên đề tài thảo luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô
giáo các bạn trong lớp học phần 2324TEMG3011
Nhóm 7 chúng em xin trân trọng cảm ơn!

4


Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng CTDL
I.1. Khái luận cơ bản:

1.1.1 Doanh nghiệp lữ hành:
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành:
DNLH (Tours Operation) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn
định,được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận
thơng qua việc tổ chức xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các CTDL cho KDL.
Ngồi ra, DNLH cịn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các
NCC du lịch để hưởng hoa hồng và hoặc thực hiện các HĐKD phục vụ nhu cầu du lịch
đơn lẻ khác của chính doanh nghiệp lữ hành.
1.1.1.2 Đặc điểm:
Doanh nghiệp lữ hành mang đầy đủ các đặc điểm chung của doanh nghiệp như có tính tổ
chức và có tính hợp pháp:
- Tính tổ chức của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, được
phân nhiệm và xác định tuyến quản trị rõ ràng. Doanh nghiệp cũng có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định.
- Tính hợp pháp của doanh nghiệp là do doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật và được cấp giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, khi tham gia vào các
quan hệ xã hội, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động của mình bằng tài
sản riêng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp lữ hành cịn có một số đặc trưng riêng sau đây:
- Doanh nghiệp lữ hành là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có điều kiện.
- Doanh nghiệp lữ hành đa dạng về quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh và hình thức
sở hữu.
- Doanh nghiệp lữ hành thực hiện hoạt động sản xuất, cung ứng chương trình du lịch và
các dịch vụ du lịch khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với mục tiêu lợi nhuận.
1.1.1.3 Phân loại doanh nghiệp lữ hành:
Theo luật (Luật Du lịch)
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
+ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế Inbound


5


+ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế Outbound
Theo quy mô
- Doanh nghiệp lữ hành lớn
- Doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa
Theo tiêu thức khác
- Theo hình thức sở hữu: DNNN, CTCP, DNTN, CT TNHH, DN có vốn đầu tư nước
ngoài
- Theo sản phẩm: DN kinh doanh CTDL, đại lý lữ hành
1.1.2 Chương trình du lịch
1.1.2.1 Khái niệm:
Theo luật Du lịch (2005) Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán
chương trình được định trước cho chuyến đi của KDL từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
1.1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch
Chương trình du lịch là một loại hình sản phẩm của dịch vụ nên mang đầy đủ các đặc
điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung bao gồm:
- Tính vơ hình
- Tính khơng tách rời
- Tính khơng đồng nhất
- Tính khơng lưu kho
Bên cạnh đó, chương trình du lịch cịn có một số đặc trưng khác cụ thể như sau:
- Tính tổng hợp
- Tính kế hoạch
- Tính linh hoạt
- Tính đa dạng
- Tính phụ thuộc (vào uy tín, CLDV của NCC)
- Tính dễ bị sao chép


6


- Tính thời vụ
- Tính rủi ro
1.1.2.3 Phân loại chương trình du lịch:
Chương trình du lịch có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Căn cứ vào phạm vi khơng gian (lãnh thổ):
- Chương trình du lịch nội địa
- Chương trình du lịch quốc tế
+ Chương trình quốc tế đến
+ Chương trình quốc tế ra nước ngồi
Căn cứ vào phạm vi thời gian
- Chương trình du lịch một ngày: City tour hoặc chương trình tham quan một điểm
- Chương trình du lịch ngắn ngày (ít ngày): Có lưu trú lại qua đêm tại điểm đến và kéo
dài từ 7 ngày trở lại
- Chương trình du lịch dài ngày (nhiều ngày): Chương trình kéo dài trên 7 ngày và dưới 1
năm
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
- Chương trình du lịch chủ động
- Chương trình du lịch bị động
- Chương trình du lịch kết hợp
Căn cứ vào mức giá chào bán
- Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói
- Chương trình du lịch theo mức giá dịch vụ cơ bản
- Chương trình du lịch theo mức giá từng phần
Căn cứ vào mục đích chuyến đi
- Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh
- Chương trình du lịch theo chuyên đề (văn hóa, lịch sử,...)


7


- Chương trình du lịch cơng vụ MICE (hội họp, triển lãm,...)
- Chương trình du lịch tơn giáo, tín ngưỡng
- Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm
- Chương trình du lịch sinh thái
- Chương trình du lịch kết hợp học tập, chữa bệnh,...
1.2
Nội dung xây dựng chương trình du lịch của doanh nghiệp
1.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch
Quá trình phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch được thực
hiện theo trình tự 9 bước:
Bước 1: Lên ý tưởng du lịch
Tùy thuộc vào loại hình du lịch gắn với nhóm thị trường khách mục tiêu nhất định, doanh
nghiệp cần lên ý tưởng cụ thể cho chương trình đó.
Ý tưởng về một chương trình du lịch mới có thể được phịng Thị trường chủ động đề
xuất, cũng có thể là gợi ý từ phía nhà quản trị, gợi ý của doanh nghiệp lữ hành gửi khách,
gợi ý từ kết quả tổng hợp ý kiến điều tra khách du lịch sau khi kết thúc các chuyến đi
hoặc xuất phát từ khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Bước 2. Lựa chọn sơ bộ
Từ các ý tưởng chương trình du lịch khác nhau, phịng Thị trường cần nghiên cứu, phân
tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng chương trình du lịch để tham vấn giúp nhà
quản trị cấp cao đưa ra quyết định lựa chọn và phát triển ý tưởng chương trình du lịch.
Bước 3. Nghiên cứu ban đầu
Từ ý tưởng đã được lựa chọn để phát triển chương trình du lịch mới, doanh nghiệp lữ
hành cần tiến hành những nghiên cứu ban đầu nhằm thu thập dữ liệu cần thiết để có thể
cân nhắc về hành trình dự kiến; các tuyến, điểm du lịch; các hoạt động tham quan, giải
trí, vui chơi; các nhà cung cấp và các dịch vụ ăn nghỉ dự kiến trong chương trình,...

Bước 4. Cân nhắc tính khả thi
Từ các dữ liệu, thơng tin đầy đủ hơn về chương trình du lịch dư kiến, doanh nghiệp lữ
hành cần dự tính lại chính xác hơn mức chi phi, giá thành, giá bán, doanh thu, lợi nhuận
tiềm năng của chương trình du lịch so với bước 2.
Bước 5. Khảo sát thực địa

8


Khảo sát thực địa là công việc cần thiết trong quy trình phát triển chương trình và các yếu
tố cấu thành. Khảo sát thực địa giúp doanh nghiệp lữ hành có những dữ liệu chính xác và
đầy đủ hơn về điểm đến, về nhà cung cấp và các dịch vụ du lịch dự kiến đưa vào chương
trình du lịch. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lữ hành tiếp tục có những điều
chỉnh hợp lý hơn đối với chương trình du lịch.
Bước 6. Lập hành trình
Hành trình được hiểu là trình tự cách đi và các điểm đến sẽ trải qua trong chuyến du lịch.
Bước 7. Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ
Sau khi đã lên được lịch trình chi tiết theo chương trình du lịch mới dự kiến, bước tiếp
theo của doanh nghiệp lữ hành là phải tổ chức ký hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch
vụ trong chương trình du lịch.
Bước 8. Thử nghiệm chương trình du lịch
Trước khi quyết định doanh nghiệp có đưa chương trình du lịch mới vào kinh doanh hay
không, doanh nghiệp lữ hành cần thử nghiệm chương trình du lịch trong thực tế để có
những đánh giá lần cuối chính xác hơn về chương trình.
Bước 9. Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh
Sau khi đã có kết quả khảo sát thực nghiệm, doanh nghiệp cần tổ chức họp bàn và nhà
quân trị cấp cao cần đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng.
1.2.2 Xác định chi phí và giá bán chương trình du lịch
Quy trình xác định chi phí và tính giá bán được thực hiện theo trình tự 7 bước sau
Bước 1. Xác định tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến chương trình du lịch

Chương trình du lịch thường phát sinh các khoản mục chi phí cơ bàn như: Chi phí vận
chuyển, chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, chi phí mua vé tham quan, chi phí hướng dẫn du
lịch, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo....
Bước 2. Phân loại chi phi làm hai nhóm chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định: Là những khoản mục chi phí khơng thay đổi theo số lượng khách tham
gia vào chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí dịch
vụ hướng dẫn du lịch, chi phí vận chuyển (thuê bao hoặc theo chuyến),...
Chi phí biến đổi: Là những khoản mục chi phi biến đổi theo số lượng khách tham gia vào
chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, bảo hiểm, chi phí mua vẻ
tham quan, chi phí vận chuyển,...

9


Bước 3. Tính mức chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn và chi phí và chi phí biến
đổi của khách tham gia chương trình du lịch theo cơng thức
- Chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn
FCĐBQ = FCĐ/QHV
Trong đó:
FCĐBQ: mức chi phí cố định bình quân của một khách trong chương trình du lịch
FCĐ: Tổng mức chi phí trong chương trình du lịch; (FCĐ= 𝚺ni=1FCĐi)
QHV: Tổng số khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm hịa vốn
- Chi phí biến đổi tính theo cơng thức:
FBĐ=𝚺ni=1FBĐi
Trong đó:
FBĐ: Mức chi phí biến đổi của một khách du lịch
FBĐi: Chi phí biến đổi thứ i phát sinh trong chương trình du lịch đối với một khách du lịch
n: Số lượng chi phí biến đổi phát sinh trong chương trình du lịch
Bước 4. Tính mức chi phí cơ bản bình qn của một khách tham gia chương trình du lịch
theo cơng thức:

Z = FBQ = FCĐBQ + FBĐ
Trong đó:
FBQ: Mức chi phí cơ bản bình qn của một khách tham quan chương trình du lịch
Z: Giá thành bình quân của một khách tham gia chương trình du lịch
Bước 5. Tính mức lợi nhuận bình qn dự kiến và mức giá bán chương trình du lịch dự
kiến theo cơng thức:
- Lợi nhuận bình qn dự kiến:
L dự kiến = Z * L’ dự kiến
Trong đó:
L dự kiến: Lợi nhuận bình quân dự kiến của chương trình du lịch
L’ dự kiến: Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của chương trình du lịch: 15%
- Mức giá bán chương trình du lịch dự kiến
Pdự kiến =Z + Ldự kiến
Trong đó:
Pdự kiến: Giá chương trình du lịch dự kiến (chưa bao gồm thuế VAT)
Bước 6. So sánh mức giá bán chương trình du lịch dự kiến với múc ngân quỹ dự kiến của
khách du lịch tiềm năng để điều chỉnh mức giá bản và số khách tham gia thành lập đoàn
(nếu cần thiết)

10


Bước 7. Tính thuế VAT và mức giá bán chương trình du lịch theo cơng thức:
P =Pdự kiến + Thuế VAT
Trong đó:
P: Mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT
+ Thuế VAT = Pdự kiến * Tỷ lệ thuế VAT (theo nhà nước tỷ lệ chung là 10%)
Chương 2: Thực trạng xây dựng chương trình du lịch một ngày thăm nội thành HN
cho một đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên.
2.1 Giới thiệu về đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên:

2.1.1 Giới thiệu về đất nước pháp:
- Vị trí địa lý: Nước Cộng hịa Pháp (France) là một quốc gia rộng lớn của Tây Âu với
diện tích 643.801km2, đứng đầu các quốc gia thuộc liên minh châu Âu và xếp thứ 42 thế
giới. Pháp giáp với nhiều quốc gia lớn như Bỉ, Đức, Thụy Sỹ, Ý… Dân số Pháp vào
khoảng 65,5 triệu người, chiếm 0,82% dân số tồn thế giới (2023). Ngồi ngơn ngữ chính
là tiếng Pháp, đất nước này cịn có nhiều ngơn ngữ địa phương và thổ ngữ khác được sử
dụng trên nhiều vùng khác nhau. Pháp có nhiều thành phố lớn như Paris, Bordeaux, Saint
Denis… và có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: Disneyland
Paris, Bảo tàng Lourve, tháp Eiffel, Khải hồn mơn, Bảo tàng Picasso…
- Văn hóa: Được coi là một trong những chiếc nơi của văn minh châu Âu nói riêng và thế
giới nói chung, với lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới,
nước Pháp được cả thế giới biết đến là quốc gia của văn minh và phồn thịnh, đất nước
của con người thanh lịch và tinh tế. Người Pháp có cách giao tiếp rất lịch sự, khơn ngoan,
khéo léo và văn minh, ln có biệt tài làm lịng người khác. Do vậy văn hóa Pháp cịn
được gọi là văn hóa ngoại giao. Nhắc đến Pháp, chúng ta sẽ liên tưởng ngay được tới ẩm
thực, thời trang, hội họa. Đây cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà triết học
nổi tiếng như Victor Hugo, Pablo Picasso… Hình ảnh nước Pháp khơng thể tách rời khỏi
nền văn hóa Pháp với những cơng trình kiến trúc độc đáo và những lễ hội đa sắc màu.
Nhìn chung, Pháp luôn được coi là một trong những trung tâm chính trị, văn hoa nghệ
thuật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực châu Âu cũng như trên toàn thế giới.

2.1.2 Đặc điểm chung của khách du lịch Pháp:
Theo người Pháp, du lịch là hành động rời khỏi nơi thường trú để đi đến một nơi khác
một môi trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui
chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Nhu cầu đi du lịch của người Pháp cũng tăng dần qua các năm.
Ngày nay họ không chỉ đi du lịch tại những thành phố lớn nữa mà thay vào đó họ đi đến

11



những vùng nông thôn hay miền núi. Xu hướng du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch
chữa bệnh cũng ngày càng tăng dần.
• Sở thích
Bởi người Pháp rất coi trọng lễ nghi và hình thức. Do vậy, khi đi du lịch, nhất là du lịch
outbound, người Pháp luôn mong muốn nhận được sự phục vụ tận tình. Người Pháp đi du
lịch outbound chủ yếu thuộc nhóm người có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Các yếu
tố người Pháp thường cân nhắc và quan tâm khi lựa chọn điểm đến là cảnh quan đẹp, giá
cả hợp lý, an ninh đảm bảo, sự thân thiện của con người và dịch vụ tốt. Du khách Pháp
thường đi du lịch vào dịp nghỉ lễ và nghỉ hè. Trong những dịp nghỉ ngắn ngày, nếu đi
outbound, họ thường đi du lịch trong nội khối. Các kỳ nghỉ dài ngày như Giáng sinh,
nghỉ hè, họ thường đi các nước ở các châu lục khác.
Người Pháp đi du lịch có những đặc trưng khác so với các quốc gia khác. Đặc trưng này
hình thành do nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu là do văn hóa. Người Pháp khơng
giỏi ngoại ngữ và chỉ nói tiếng Anh một cách miễn cưỡng. Người Pháp cũng có lịng tự
hào dân tộc lớn nên họ rất đánh giá cao những hướng dẫn viên hay người nào đó thành
thạo giao tiếp với họ bằng tiếng Pháp. Du khách Pháp là người yêu thích độc lập tự chủ
nên khi đi du lịch họ không muốn hướng dẫn viên quan tâm quá mức mà muốn tự mình
khám phá, tìm hiểu. Người Pháp thường đi du lịch theo nhóm bạn bè hoặc gia đình, họ là
những con người năng động nên thích âm nhạc, nhảy múa, lễ hội vì vậy khi đi du lịch
tâm lý khách du lịch Pháp có nhu cầu cao đối với các loại sản phẩm và dịch vụ này.
• Thói quen
Chi phí cho một chuyến du lịch của khách Pháp thường được tính tốn rất chi li nhưng
đòi hỏi rất cao ở chất lượng dịch vụ. Đương nhiên họ vẫn sẽ mạnh tay chi tiền cho những
dịch vụ chất lượng. Có nhiều nhân viên dịch vụ đánh giá du khách Pháp rất thô lỗ và keo
kiệt. Thế nhưng sự thật, đối với người Pháp, tiền bạc phải tỉ lệ thuận với chất lượng của
dịch vụ mà họ được trải nghiệm.
Người Pháp rất quan tâm đến ẩm thực, đối với họ ăn uống cũng là nghệ thuật. Người
Pháp thường mời nhau ăn uống ở nhà hàng, đặc biệt thân tình mới mời ăn ở nhà. Người
Pháp đặc biệt chú trọng nghi lễ và sự trang trọng đến mức bảo thủ, nhất là trong công
nghiệp phục vụ. Khi ăn, người Pháp sẽ ăn hết phần ăn của mình để cảm nhận đủ hương

vị, cũng như là bày tỏ lòng cảm ơn và sự khen ngợi với người nấu ra chúng. Ở Pháp, bữa
ăn vẫn là nơi đàm phán, thương lượng thuận tiện và được ưa chuộng. Chủ đề ưa thích của
người Pháp trong các cuộc trị chuyện là món ăn, thể thao, văn hóa nghệ thuật, và tránh
nói đến tiền bạc, đời tư, chính trị. Cũng vì vấn đề này, người Pháp khơng có thói quen tip
cho nhân viên mà thường sẽ tặng những món q nhỏ, vì tiền bạc đối với họ là vấn đề tế
nhị và hành động đưa tiền sẽ thể hiện sự xúc phạm.
2.1.3 Đặc điểm của khách du lịch trung niên Pháp tại Việt Nam:
Nhìn chung, đối với khách du lịch trung niên, hay đặc biệt là khách trung niên Pháp, họ
gần như đã có một cuộc sống ổn định với mức thu nhập tương đối hoặc có tài sản tích lũy
cá nhân nên đây là sẽ đối tượng khách chịu chi để được hưởng thụ những dịch vụ chất
lượng cao, hoặc ít nhất với những đối tượng khắt khe hơn, họ sẽ vẫn sẵn sàng chi trả sao

12


cho chi phí mà họ phải bỏ ra tương xứng với nhu cầu về chất lượng mà họ mong muốn
trong chuyến đi của mình. Đây khơng phải đối tượng q gị bó về mặt thời gian nhưng
sự tiện nghi sẽ là yếu tố quan trọng để chi phối quyết định của họ. Họ thường có xu
hướng lựa chọn những điểm đến mang lại nhiều sự thuận lợi nhất cho mình, và được
đánh giá là đối tượng khách rất thiết thực. Về sức khỏe và tâm lý của họ vẫn đủ để họ tập
trung nhiều vào mong muốn khám phá thế giới và các nền văn minh, tiếp xúc với những
điều mới lạ và bắt kịp xu thế thịnh hành.
Vì bản chất yêu thiên nhiên và nghệ thuật trong văn hóa của mình, du khách Pháp
thường lựa chọn những điểm đến có sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người hoặc nghệ
thuật hay bảo tàng. Việt Nam là một trong những điểm đến khá thu hút khách Pháp bởi
chúng ta có những tinh hoa văn hóa đặc sắc cũng như lịch sử hào hùng. Pháp là một nước
đứng trong TOP 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất, bên cạnh đó mối
quan hệ về lịch sử, văn hóa hay kiến trúc của Pháp với Việt Nam có liên quan với nhau,
chính vì vậy người Pháp rất quan tâm và muốn khám phá những nét văn hóa của dân tộc,
những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán và con người Việt Nam. Du khách Pháp

thường sử dụng các phương tiện vận chuyển như ô tô, xe đạp để có thể dễ dàng tiếp cận
với cảnh vật và con người xung quanh. Có rất nhiều khách du lịch Pháp khi đến Việt
Nam đã th xe đạp hoặc xích lơ để có thể tự mình khám phá nét đẹp của các con phố.
Bên cạnh đó, du khách Pháp cũng rất thích thú khi tham gia những hoạt động địa phương
như thăm các làng nghề, mua sắm trên chợ nổi… và hoàn toàn bị hạ gục bởi nền ẩm thực
độc đáo. Nhiều nhân viên trong ngành du lịch đã nhận xét rằng, những vị khách Pháp mà
họ đã từng phục vụ khi đến Việt Nam đều rất thích thú khi được thưởng thức và trải
nghiệm những món ăn ngon, từ những món ăn truyền thống nổi tiếng trên thế giới, đến
những món ăn dân dã của từng địa phương, thậm chí cả những món ăn đường phố được
giới trẻ Việt Nam ưa chuộng.
2.2 Phân tích thực trạng xây dựng chương trình du lịch cho đoàn khách người Pháp
gồm 30 người ở độ tuổi trung niên
2.2.1 Phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch một ngày
thăm nội thành HN cho một đoàn khách người Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung
niên
Bước 1: Lên ý tưởng chương trình du lịch
- Đồn khách trong chương trình du lịch này là khách Pháp ở độ tuổi trung niên, đều là
những đối tượng khách du lịch khoảng từ 40 đến 65 tuổi, họ thay đổi trạng thái cuộc sống
sang một lối sống tận hưởng hơn họ sẵn sàng chi tiêu để mua được sự an tĩnh và thoải
mái.
- Theo như sự nghiên cứu thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến chun
gia, sách báo, tạp chí,... và xác định được tiềm năng từ nguồn khách du lịch trung niên

13


Pháp. Hiện nay, tỷ lệ khách trung niên Pháp có tỷ lệ tương đối cao, họ thường có sở thích
đi du lịch văn hóa và khám phá ẩm thực đặc sắc.
- Từ đó, doanh nghiệp đã thấy tầm quan trọng trong việc phát triển thị trường khách này
và đã lên ý tưởng về các chương trình du lịch phù hợp với khách trung niên Pháp. Các

chương trình được xây dựng dựa trên các đặc điểm tâm lý và đặc điểm tiêu dùng của
khách du lịch trung niên Pháp. Một số địa điểm phù hợp với du khách trung niên Pháp
như Hà Nội, Huế, Phố cổ Hội An, Đà Nẵng,... những địa điểm này mang dấu ấn lịch sử
và mang đậm nét văn hóa Việt Nam đặc trưng cho các vùng miền khác nhau.
Bước 2: Lựa chọn sơ bộ
- Từ các ý tưởng chương trình du lịch khác nhau, phịng Thị trường đã nghiên cứu, phân
tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng để giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết
định. Sau khi nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng đã quyết định lựa chọn ý tưởng làm chương
trình du lịch một ngày thăm nội thành Hà Nội cho một đoàn khách du lịch trung niên
Pháp tầm 30 người.
- Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa và du lịch quan
trọng của Việt Nam. Đặc biệt, là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, Hà
Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, có hệ thống hồ đẹp, tạo nên
giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội.
- Lựa chọn một số địa điểm tham quan mang tính nổi bật về lịch sử văn hóa như Hồng
thành Thăng Long, Lăng Bác, Làng gốm sứ Bát Tràng, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa
Trấn Quốc, nhà tù Hỏa Lò.... cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam
như múa rối nước, ca trù, chèo,....
- Ngồi việc tham quan thì việc ăn uống cũng khá được du khách quan tâm vì thế việc lựa
chọn nhà hàng ăn uống cũng được ưu tiên. Sau khi nghiên cứu thì có thể lựa chọn cho du
khách thưởng thức bữa trưa với những món ăn mang đậm nét truyền thống của người Hà
thành, kết hợp với bữa tối đơn giản để tạo nên sự cân bằng. Các địa điểm nhà hàng được
ưu tiên lựa chọn nằm trong khu vực nội thành và gần các điểm tham quan để tiện cho
việc di chuyển.
- Các điểm tham quan đa phần sẽ mất tiền vé vì vậy chi phí tham quan sẽ khơng vượt q
300.000/ người. Chi phí ăn uống sẽ khoảng 300.000- 500.000/ người/ bữa (tùy thuộc vào
nhà hàng và món ăn).Phương tiện di chuyển thì lựa chọn xe từ 35-45 chỗ để thuận tiện
cho việc di chuyển cũng như có nhiều khơng gian thoải mái cho du khách sử dụng với chi
phí sẽ khoảng 2.500.000/ ngày. Ngồi ra cịn một số chi phí khác như chi phí nước uống,
chi phí bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên ,...đều không quá đáng kể.


14


- Mức chi tiêu của du khách: Theo Saigontourist, trung bình một du khách Nhật Bản,
Pháp, Nga… khi đi mua sắm sẽ chi tiêu từ 400 – 1.200 USD/lần. Thế nhưng, tại các điểm
đến của Việt Nam, mức chi tiêu của du khách chưa quá 300 USD/ lần mua sắm. Hầu hết
du khách chỉ đi tham quan, mua những mặt hàng rẻ tiền, loại nhỏ (hàng thủ công mỹ
nghệ, sơn mài, gốm sứ nhỏ, tranh ảnh…). Họ chủ yếu mua cho có chứ khơng phải vì
hàng hóa ấn tượng, đặc sắc hay là mua vì nó mang ý nghĩa đặc biệt.
Bước 3: Nghiên cứu ban đầu
- Đối tượng khách của tour du lịch là những vị khách trung niên Pháp. Những vị khách ở
độ tuổi này thường có thời gian đi du lịch nhiều, đòi hỏi phục vụ cao, nhiều yêu cầu cao
và đặc biệt họ có khả năng chi trả cao, sẵn sàng chi trả cho những khoản phí đi du lịch.
- Nghiên cứu khách hàng: Dựa vào những điều tra thu thập được từ các nghiên cứu về
văn hóa, tập quán và nhu cầu của khách du lịch Pháp nói chung và những người trung
niên Pháp nói riêng doanh nghiệp có thể thấy được khách du lịch Pháp có xu hướng thỏa
mãn sự tị mị của mình thơng qua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến,
những nơi mà họ có thể trải nghiệm. Khách du lịch trung niên Pháp có lối sống duy lý và
thích khám phá, tìm hiểu vì vậy họ thường thích đi du lịch văn hóa, khám phá ẩm thực,
đam mê dịch chuyển khơng thích cuộc sống tĩnh lại. Họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn
trọng quyền tự do của người khác và cũng đòi hỏi người khác cũng phải tơn trọng quyền
cá nhân của mình. Họ nhẹ nhàng, tinh tế và có ý thức pháp luật và lịng tự trọng rất cao.
- Khách du lịch trung niên Pháp thường cầu kỳ trong cách ăn uống, những món ăn khơng
chỉ cần ngon mà bề ngồi cần phải bắt mắt.
- Theo như nghiên cứu ban đầu về thị trường khách hàng mục tiêu là khách trung niên
Pháp cũng như nghiên cứu các chương trình du lịch tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Sau đó xin được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các văn phòng đại diện du
lịch quốc gia và địa phương Hà Nội. Từ đó, chúng tơi đã triển khai ý tưởng ban đầu về
lịch trình tour một ngày thăm nội thành Hà Nội cho đoàn khách du lịch trung niên Pháp

tầm 30 người.
* Sơ lược về Chương trình tour du lịch một ngày tại Hà Nội của Công ty Tinh Hoa Viet
Travel:
7h-7h30: Đón khách và di chuyển đến Lăng chủ tịch
8h- 11h25: Tham quan
 Lăng Bác
 Ao cá
 Nhà sàn
 Phủ Chủ tịch
 Nhà tù Hỏa Lò
12h-13h: Ăn trưa tại Nhà hàng Cơm Việt Heritage
13h45-14h45: Tham gia Ha Noi City Tour xe buýt 2 tầng

15


15h-17h: Tham quan trải nghiệm
 Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 Nhà hát múa rối Thăng Long
17h: Kết thúc tour
Bước 4: Cân nhắc tính khả thi
- Sau khi nghiên cứu ban đầu thì chúng tơi đã cân nhắc tính khả thi của chương trình du
lịch dựa trên mức chi phí, lợi nhuận tiềm năng thì có thể đưa ra một vài thông tin cơ bản.
Từ các nghiên cứu và lựa chọn sơ bộ đầu tiên, doanh nghiệp lữ hành xác định các thơng
tin đầy đủ hơn về chương trình du lịch dự kiến và ước tính một số các khoản chi phí quan
trọng trong chuyến đi:
 Địa điểm lựa chọn để xây dựng chương trình:
 Lăng chủ tịch HCM
 Phủ chủ tịch
 Ao cá

 Nhà sàn
 Nhà tù Hỏa Lò
 Văn Miếu Quốc Tử Giám
 Nhà hát múa rối Thăng Long
- Sau khi thu thập và tìm hiểu các địa điểm đã tiến hành dự tính lại giá thành tour với
mức doanh thu và lợi nhuận thu được tính trong khoảng 10-15%
 Loại hình phương tiện lựa chọn: xe ơ tơ 35 chỗ
 Chi phí dự kiến:
 Sử dụng xe ô tô (nhà xe Hoa Mai Tourist): khoảng từ 2.500.000 3.000.000/ngày
 Bồi dưỡng cho HDV: 500.000 đồng
 Chi phí bữa ăn (Nhà hàng Quán ăn ngon): 300.000 - 500.000/người
 Vé thắng cảnh: vé vào Lăng, Phủ chủ tịch, Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu, vé
xem múa rối nước): 200.000 đồng - 300.000 đồng/người
 Chi phí khác (quảng cáo, bán, quản lý hành chính,...): khoảng 2.000.000
đồng - 3.000.000 đồng
 Tiền bảo hiểm du lịch: 15.000 đồng - 20.000 đồng/người/ngày
 Tiền nước khống: 10.000 đồng/2 chai/ khách.
- Theo dự tính thì doanh nghiệp cần tổ chức 10 chuyến đi mới bắt đầu có lãi, với những
số liệu ở trên tính sơ bộ thì giá tour nằm trong khoảng từ 1.200.000 đến 1.500.000 (bao
gồm cả các chi phí tổ chức và thực hiện chương trình du lịch), là mức giá khá hợp lý. Đây
là một kết quả khả thi so với mức chi tiêu của du khách Pháp đặc biệt là khách trung niên.
Pháp là nhóm khách có mức chi trả khá cao, vậy nên giám đốc của Tinh Hoa Việt Travel
quyết định tiếp tục phát triển ý tưởng chương trình du lịch.
Bước 5: Khảo sát thực địa

16


- Chúng tôi tiến hành khảo sát theo hai phương pháp: có thơng báo trước và khơng thơng
báo trước với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhằm có được kết quả tốt nhất, thu nhập

được những thông tin dữ liệu chính xác để đảm bảo được chất lượng dịch vụ và tránh
được những rủi ro khơng đáng có. Dưới đây là một số khảo sát về nhà hàng và cơng ty
vận chuyển trong chương trình du lịch.
 Nhà hàng Cơm Việt Heritage: (63 Phạm Hồng Thái) Không gian rộng rãi, cổ
kính, thiết kế độc lạ được lấy cảm hứng từ các triều đại phong kiến Việt Nam;
Cơm Việt Heritage mang đến cho các thực khách những bữa tiệc ẩm thực truyền
thống đa dạng, phong phú được chế biến tỉ mỉ, khéo léo dưới những bàn tay tài ba
của các đầu bếp hàng đầu Việt Nam. Đến với Cơm Việt Heritage, thực khách
không chỉ bị thu hút bởi các món ăn, trang trí tinh xảo mà cịn chống ngợp trước
khơng gian cả trong nhà và ngồi trời rộng rãi cùng cách bày trí sang trọng, quý
phái nơi đây.
 Nhà xe Hoa Mai Tourist: Là một trong những đơn vị tiên phong và có hơn 16
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho thuê xe tại Hà Nội, chuyên cung cấp xe cho
các Tập đồn, Cơng ty nước ngồi (Nhật Bản, Hàn Quốc), các khách sạn, công ty
Du Lịch, ... Với sự đa dạng về số lượng các dịng xe, cơng ty luôn cam kết cung
cấp đến khách hàng các dịch vụ thuê xe chất lượng, giá cả phù hợp với nhiều đối
tượng khách hàng. Ngồi ra, cơng ty Hoa Mai có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt
tình cũng như đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, cẩn thận.
Công ty Hoa Mai cũng thường xuyên nhận được phản hồi tích cực của khách hàng
từ các trang mạng xã hội, web, ...
Bước 6: Lập hành trình
*) Hành trình cho khách du lịch
 Lịch trình sáng: Lăng Bác - Nhà tù Hoả Lị
7h: Đón đồn ở khách sạn FTE Ba Dinh Hotel tại đường Bưởi, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba
Đình, Hà Nội.
7h30: Bắt đầu ổn định trên xe và di chuyển đến Lăng Chủ tịch.
7h45: Có mặt tại cổng Lăng Chủ tịch.
7h45-8h: Du khách nhận vé và di chuyển xuống xếp hàng.
8h-9h: Xếp hàng đợi vào thăm Bác. Đi ra khỏi lăng tập trung tại cửa chính lăng để chụp
ảnh đoàn.

9h-10h: Tham quan Nhà sàn, Ao cá và Phủ Chủ tịch
10h-10h15: Di chuyển ra xe và ổn định chỗ ngồi, sau đó xuất phát đi Nhà tù Hoả Lị
10h30: Có mặt tại nhà tù Hoả Lị
10h35-11h30: Tập trung ngay cổng chính để chụp ảnh lưu niệm đồn sau đó dẫn đồn di
chuyển vào trong Nhà tù để tham quan, dành ra 20 phút cuối tự do tham quan và chụp
ảnh. Đúng 11h30 có mặt tại cổng chính để lên xe di chuyển đến nhà hàng ăn trưa.
11h30: Ổn định trên xe và di chuyển ra Nhà hàng Cơm Việt Heritage tại 63 Phạm Hồng
Thái, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, Hà Nội.
12h: Bữa trưa là cơm gọi món theo thực đơn.

17


Thực đơn:
 Khai vị: Súp sò điệp trứng cua 150k
 Món chính: Nem rán truyền thống HN 120k, salad củ đậu kiểu Cơm Việt 75k, Bò
nướng trái dừa sa tế 295k, cơm tám thơm 20k, canh cua đồng với mồng tơi 120k,
Gà ri rang gừng 250k, rau theo ngày 75k, cá Lăng nướng riềng 295k.
 Tráng miệng: Chè hạt sen long nhãn 25k , Hoa quả tươi theo mùa 190k.
 Lịch trình chiều: Hanoi City Tour - Văn Miếu Quốc Tử Giám - Nhà hát múa rối
Thăng Long
13h: Ăn uống xong xuôi nghỉ ngơi trực tiếp tại nhà hàng.
13h20: Di chuyển ra điểm xuất phát của city tour xe buýt 2 tầng. Ngày thường là quảng
trường Đông Kinh Nghĩa Thục và ngày cuối tuần là Nhà hát Lớn.
Ngày thường: Xuất phát từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (điểm đỗ xe Bờ Hồ) –
Lê Thái Tổ – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ – Hùng Vương –
Thanh Niên – Yên Phụ – Thanh Niên – Hùng Vương – Phan Đình Phùng – Hồng Diệu –
Lê Hồng Phong – Hùng Vương – Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Tôn
Đức Thắng – Nguyễn Thái Học – Cửa Nam Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Phan
Chu Trinh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng – kết thúc

tại Điểm đỗ xe Bờ Hồ.
Ngày cuối tuần: Nhà hát Lớn – Tràng Tiền – Ngô Quyền – Lý Thường Kiệt – Quang
Trung – Tràng Thi – Điện Biên Phủ – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ – Hùng Vương –
Thanh Niên – Yên Phụ – Thanh Niên – Hùng Vương – Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu –
Lê Hồng Phong – Hùng Vương – Nguyễn Thái Học – Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Tôn
Đức Thắng – Nguyễn Thái Học – Cửa Nam – Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt – Phan
Chu Trinh – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Nhà hát Lớn.
13h35: Đến điểm xuất phát city tour xe buýt 2 tầng.
13h45: Khách di chuyển lên xe buýt và bắt đầu chuyến tham quan city tour.
14h45: Xe buýt 2 tầng sẽ dừng tại điểm Văn miếu Quốc Tử Giám và xe cho đoàn khách
xuống xe và di chuyển tham quan tại đây.
15h30: Kết thúc tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khách lên xe di chuyển ra Nhà
hát múa rối Thăng Long
15h40: Có mặt tại Nhà hát múa rối Thăng Long, du khách chờ nhận vé và thưởng thức
múa rối nước
17h: Di chuyển về khách sạn và kết thúc tour!
QUÝ KHÁCH LƯU Ý:
Với Lăng Bác
 Lăng Bác mở cửa chỉ buổi sáng các ngày trong tuần (trừ thứ 2 và thứ 6)
 Lăng bác đóng cửa từ 2 tháng để bảo trì (bắt đầu từ 15/6 đến 15/8)
 Nên ăn mặc chỉnh tề khi tham gia tour ( áo phải có tay, quần áo dài ít nhất tới
đầu gối)
 Nên mang theo tiền mặt, máy ảnh, kem chống nắng, ơ dù, mũ nón khi tham gia
tour …(tùy thuộc thời tiết)

18




×