Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Luật Aerobic Bản Hoàn Chỉnh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.52 KB, 44 trang )

TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
LIÊN ĐOÀN THỂ DỤC VIỆT NAM
MƠN THỂ DỤC AEROBIC

LUẬT
THỂ DỤC AEROBIC
HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG TỒN QUỐC

Ban hành ngày 20/10/2015


LỜI MỞ ĐẦU
Thể dục Aerobic là mơn Thể dục có rất nhiều đặc điểm độc đáo với nội dung phong phú, hình thức đa dạng,
khả năng phổ cập mạnh, phạm vi vận dụng rộng rãi, có tác dụng tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện các tố
chất của cơ thể.
Thể dục Aerobic rất hấp dẫn và mang tính quần chúng cao, do đó được nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu
niên yêu thích tập luyện. Hiện nay ở nước ta, Thể dục Aerobic đã được phát triển rộng rãi và trở thành một nội
dung tập luyện có sức thu hút mạnh mẽ
Môn Thể dục Aerobic nằm trong khuôn khổ Hội Khỏe Phù Đổng là nhằm phát triển môn Thể dục Aerobic
trong học đường, tạo điều kiện để các em học sinh có thêm lựa chọn một mơn thể thao yêu thích để tập luyện và
phát triển thể chất.
Tăng cường cơ sở vật chất, nhà tập và các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc tập luyện môn Thể dục
Aerobic trong chương trình tập luyện thể thao ngoại khóa trong nhà trường.


CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG
ĐIỀU 1: THỂ DỤC AEROBIC
1.1 Định nghĩa
Thể dục Aerobic là khả năng thực hiện liên tục với âm
nhạc các cấu trúc chuyển động phức tạp và có cường độ
cao, bắt nguồn từ các bài Aerobic truyền thống: bài diễn


phải thể hiện những chuyển động liên tục, sự mềm dẻo,
sức mạnh và sử dụng 7 bước cơ bản, kết hợp việc thực
hiện hoàn hảo các động tác khó.
1.2 Cấu trúc chuyển động Aerobic
Tổ hợp các bước Aerobic cơ bản cùng với những chuyển
động của cánh tay: tất cả được thực hiện theo âm nhạc tạo
nên sự năng động, nhịp điệu và những trình tự liên tục của
các chuyển động có tác động thấp và cao.
Bài diễn phải luôn thể hiện được cường độ ở mức độ cao.
ĐIỀU 2: LUẬT CHẤM ĐIỂM
2.1 Mục đích chung
Luật chấm điểm cung cấp phương tiện để đảm bảo ln
có sự đánh giá khách quan nhất đối với các bài diễn trong
môn Thể dục Aerobic.
2.2 Trọng tài
Các trọng tài phải duy trì sự liên kết chặt chẽ với Thể dục
Aerobic và liên tục mở rộng kiến thức thực tiễn của bản thân.
Tất cả các thành viên của Ban trọng tài có trách nhiệm:

- Tham dự tất cả các cuộc họp, hướng dẫn trọng tài và các
cuộc thảo luận.
- Có mặt tại địa điểm thi đấu đúng thời gian quy định theo lịch.
- Tham dự các cuộc họp chuẩn bị cho thi đấu.
Trong thi đấu, các trọng tài phải tuân thủ:
- Không được rời khỏi vị trí đã quy định.
- Khơng được tiếp xúc với người khác.
- Không được tham gia thảo luận với HLV, VĐV.
- Mặc đồng phục theo quy định.
(Nữ: Áo khoác với váy hoặc quần màu xanh đen, áo sơ mi trắng)
(Nam: Áo khoác màu xanh đen, quần tối màu, áo sơ mi

sáng màu và đeo caravat)
-Không được sử dụng điện thoại và các thiết bị khác
ĐIỀU 3: CÁC CUỘC THI ĐẤU
- Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở
- Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố
- Hội khỏe Phù Đổng Toàn Quốc
3.1 Chương trình thi đấu
Tùy thuộc vào số lượng đơn vị đăng ký tham dự, Ban Tổ
Chức sẽ quyết định việc thi đấu Vòng loại và Chung kết.
3.2 Vòng loại và vòng chung kết
Mỗi đơn vị được cử 1 bài đối với các bài Quy định, Tự
chọn nhóm 3 người và Tự chọn nhóm 8 người.


ĐIỀU 4: LUẬT BẰNG ĐIỂM
4.1 Vòng loại
Trong trường hợp bằng điểm Ban Tổ Chức sẽ dựa trên các
yếu tố theo thứ tự sau để phân định thứ hạng:
- Bài thi có tổng điểm Thực hiện cao nhất.
- Bài thi có tổng điểm Cấu trúc cao nhất.
Nếu như vẫn bằng điểm, Luật bằng điểm sẽ khơng bị hủy
4.2 Vịng chung kết
Trong vịng chung kết nếu bằng điểm ở bất kì vị trí nào Luật
bằng điểm sẽ khơng bị hủy.
ĐIỀU 5: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Danh sách đăng ký nội dung thi đấu có xác nhận của đơn
vị (theo mẫu), Phiếu thi đấu (theo mẫu ), Giấy khai sinh
(sao y bản chính), Xác nhận y tế…
ĐIỀU 6: THỨ TỰ THI ĐẤU
6.1 Thủ tục bốc thăm thi đấu

Bốc thăm thi đấu sẽ quyết định thứ tự thi đấu tại vòng loại
và vòng chung kết. Q trình bốc thăm thi đấu sẽ có sự
tham dự của Chủ tịch Hội đồng Aerobic hoặc thành viên
Hội đồng Aerobic được chỉ định.
6.2 Bỏ cuộc
- Nếu VĐV khơng có mặt trên sàn thi đấu trong vòng 30 giây
sau khi được gọi tên thì Trọng tài trưởng sẽ trừ 1.0 điểm.

- Nếu VĐV khơng có mặt trên sàn thi đấu trong vịng 60
giây sau khi được gọi tên thì bị xem là bỏ cuộc.
- Khi đã bị tuyên bố là Bỏ cuộc thì đơn vị đó mất quyền
tham gia thi đấu ở nội dung đó.
ĐIỀU 7: TRANG THIẾT BỊ THI ĐẤU
7.1 Khu vực tập luyện
Phải có nơi tập dành cho các VĐV trước khi cuộc thi đấu
diễn ra. Nơi tập phải lắp đặt các trang thiết bị âm thanh
phù hợp và một sàn thi đấu có kích thước đủ tiêu chuẩn.
Lịch tập luyện trên sàn thi đấu sẽ do BTC sắp xếp theo
thứ tự luân phiên và phải được Hội đồng Thể dục Aerobic
thông qua.
7.2 Khu vực chờ
Một khu vực được quy định sẵn gần với sàn thi đấu được gọi
là Khu vực Chờ. Khu vực này chỉ được dành riêng cho các
VĐV, HLV của lượt thi tiếp theo, và các VĐV, HLV vừa thi
xong. Những người khác không được vào khu vực này
ĐIỀU 8: KHU VỰC THI ĐẤU - SÀN THI ĐẤU
8.1 Sàn thi đấu
Sàn thi đấu là nơi diễn ra cuộc thi đấu, kích cỡ sàn khơng
nhỏ hơn 13m x 13m.
8.2 Khu vực thi đấu


Sàn phải được đánh dấu rõ ràng phân biệt khu vực thi đấu
12x12m, 10x10m và 7x7m. Vạch biên là một phần của khu
vực thi đấu.


ĐIỀU 9: VỊ TRÍ CỦA TRỌNG TÀI
- Ban Trọng tài ngồi chính diện với sàn thi đấu.
- Ban Giám sát ngồi phía sau Ban trọng tài
- Các trọng tài Biên ngồi chéo nhau ở các góc của sàn.
Chú thích:
- Trọng tài trưởng: TTT
- Trọng tài Thực hiện: TH
- Trọng tài Cấu trúc: CT
- Trọng tài Thời gian: TG
- Trọng tài biên: TTB
Khu vực chờ

TH1

Khu vực thi đấu 12 x 12m
Khu vực thi đấu 10x 10m
Khu vực thi đấu 7x7m

TH3

CT3

TTB


MC

Khu vực chờ

Vành đai an toàn 14 x 14m

CT1

BAN TRỌNG TÀI
TH2
TTT
CT2

TTB

Giám sát

Thư ký

TG

ĐIỀU 10: CÁC ĐIỀU CẤM
Trong suốt cuộc thi đấu, nghiêm cấm các VĐV, HLV và
những người khơng có phận sự vào khu chờ, trừ khi được
trọng tài hoặc cán bộ của Ban tổ chức gọi tên.

- Các HLV phải ở Khu vực chờ trong khi VĐV của mình đang
thi đấu.
- Các HLV, VĐV và những người khơng có phận sự
Vạch biên

5cm không được phép vào khu vực trọng tài.
Nếu không tuân thủ điều cấm trên đây có thể sẽ bị Trọng
tài trưởng loại VĐV ra khỏi cuộc thi đấu.
ĐIỀU 11: ÂM NHẠC
11.1 Trang thiết bị
Trang thiết bị: Chất lượng âm thanh phải đạt tiêu chuẩn
chuyên môn và bên cạnh các thiết bị thông thường, phải bao
gồm những trang thiết bị cần thiết như sau : 04 loa phóng
thanh rời, Giàn máy Ampli, Đầu đọc đĩa CD , Micrô…
11.2 Đĩa nhạc


Trong đĩa CD chỉ được ghi 1 bài nhạc duy nhất.
Khi tham gia thi đấu, phải mang 2 đĩa nhạc và ghi rõ tên
đơn vị, nhóm tuổi, nội dung thi đấu và thời gian bài nhạc.
VD: TP.HCM / TH ( 1-3 ) / TC 8 NGƯỜI / 2’03”
ĐIỀU 12: KẾT QUẢ
12. 1 Công bố kết quả
Đối với mỗi bài thi, điểm tổng (điểm TH, CT,), điểm trừ,
điểm cuối cùng và thứ hạng của mỗi nội dung sẽ được công
bố tại địa điểm thi đấu
12.2 Khiếu nại :
ĐIỀU 13: TRAO THƯỞNG
Không được phép khiếu nại về điểm số hoặc kết quả

13.1 Nghi thức
Chương trình chi tiết sẽ được Ban Tổ Chức thông qua.
13.2 Phần thưởng
Ban Tổ Chức sẽ trao Huy chương Vàng, Bạc, Đồng và Giấy
chứng nhận cho các VĐV chiến thắng ở mỗi nội dung.



CHƯƠNG 2 – CHƯƠNG TRÌNH THI ĐẤU MƠN THỂ DỤC AEROBIC
ĐIỀU 14: NỘI DUNG
14.1 Số lượng nội dung
Chương trình thi đấu môn Thể dục Aerobic bao gồm các
nội dung sau:

Bài Quy định 8 người



15.3 Trung học phổ thông
- 18 tuổi trở xuống (Lớp 10 – 11)
ĐIỀU 16: ĐƠN VỊ DỰ THI
Mỗi sở giáo dục và đào tạo là một đơn vị thự thi
ĐIỀU 17: ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Học sinh đang học tại đơn vị nào thì thi đấu cho đơn vị đó.
Mỗi HS chỉ được thi đấu cho 1 đơn vị và ở 1 cấp học.
ĐIỀU 18: LUẬT TRANG PHỤC
Trang phục của VĐV phải phù hợp và thể hiện đặc trưng
của môn Thể dục.
Trang phục không đúng với miêu tả trong Luật trang phục
sẽ bị Trọng tài trưởng trừ điểm.
Các đội ra sân thi đấu trong trang phục quy định của môn
Thể dục Aerobic.
- Tóc phải được buộc chặt sát đầu
- Các VĐV phải đi giầy Aerobic màu trắng và tất trắng
đề các trọng tài dễ quan sát.
- Việc trang điểm chỉ được chấp nhận đối với VĐV nữ

nhưng cũng chỉ thật nhẹ nhàng.
- Không được đeo đồ trang sức khi thi đấu.
- Khơng được để lộ quần lót ra ngồi.
- Trang phục của Aerobic không được phép làm bằng
chất liệu trong suốt
- Khơng được phép sử dụng trang phục có những hình vẽ
thể hiện chiến tranh, bạo lực hay tôn giáo.
- Không được phép vẽ lên cơ thể.


-

HLV ra sàn thi đấu phải mặc trang phục thể thao

18.1 Trang phục của nữ giới
- VĐV nữ mặc áo thi đấu liền mảnh bó sát người có thể có
tất quần màu da hoặc khơng.
- Áo của nữ giới có thể có hoặc khơng có tay áo (1 hoặc 2).

Ví dụ “d” minh hoạ mặt trước và mặt sau của cùng một áo nịt.
18.2 Trang phục của nam giới
- Nam VĐV phải mặc áo liền quần hoặc áo bó sát người
và quần sc ngắn.
- Cấm khơng được có kim tuyến, đính đá đối với trang
phục của Nam giới

Ví dụ về trang phục đuợc chấp nhận đối với Nữ
Ví dụ về trang phục được chấp nhậnđối với Nam

Các ví dụ từ “a đến c” minh hoạ cả mặt trước và mặt sau

của cùng một áo

Các ví dụ từ“e đến i” minh họa cả mặt trước và mặt sau
của áo

CHƯƠNG 3–CÁC YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
1.BÀI QUY ĐỊNH


Bài thi phải thể hiện đúng động tác, các chuyển động và
đội hình theo như bài mẫu đã ban hành của Liên đoàn Thể
dục Việt Nam
2. BÀI TỰ CHỌN
Các đơn vị phải biên soạn theo yêu cầu chuyên môn (xem
bảng yêu cầu cấu trúc bài thi)
Bài biểu diễn phải thể hiện sự cân bằng giữa các loại hình
chuyển động vũ đạo của Aerobic (sự kết hợp các chuyển
động ở tầm cao và thấp) và các động tác thể dục cơ bản,
cùng với các động tác độ khó, tháp, phối hợp, đội hình...
2.1 Âm nhạc
Bài diễn phải được trình bày trọn vẹn với âm nhạc.
Bất kỳ loại âm nhạc nào phù hợp với Thể dụcAerobic đều
có thể được sử dụng.
2.2 Động tác Thể dục cơ bản
Các động tác thể dục cơ bản có kỹ thuật đặc trưng, do đó các
VĐV phải thực hiện động tác có chất lượng. Chuyển động
của động tác phải cho thấy sự chính xác và trơi chảy, hướng
tay rõ ràng từ vị trí này sang vị trí khác cho thấy khả năng
chuyển động nhanh, chậm của cánh tay kết hợp với các hoạt
động của đầu, vai và toàn thân.

Sử dụng các động tác thể dục cơ bản đa dạng và sáng tạo
bằng cách:
- Thay đổi góc độ, tốc độ, nhịp điệu và hướng

- Sử dụng các động thái đối xứng và không đối xứng
- Sử dụng các biên độ khác nhau (ngắn, trung bình, lớn)
- Sử dụng các hành động khác nhau (gập, duỗi, khép, mở,
quay sấp, v.v.)
- Tối thiểu 1 x 8 nhịp ở mỗi động tác.
- Đầu cổ
- Tay vai
- Ngực
- Nghiêng lườn
- Vặn mình
- Bụng
- Lưng
- Chân
- Tồn thân
- Điều hịa
- .......
2.3 Tháp
2.3.1 Định nghĩa
Một lần nâng tháp được định nghĩa là: Khi một hoặc nhiều
VĐV được nâng lên bởi bạn diễn, thể hiện được một hình
khối rõ ràng.
Một lần nâng tháp bắt đầu được tính khi VĐV được nâng
lên khỏi mặt sàn và sẽ kết thúc khi tất cả các VĐV đều đã
chạm sàn. Người ở trên tháp mà bị chạm xuống sàn trong
khi làm tháp thì sẽ tính là động tác ngã
-


Bài tự chọn 3 người: có sự kết nối 02 hoặc 03 người trong
đó có 01 người được nâng lên khỏi mặt sàn


-

Bài tự chọn 8 người: có sự kết nối 04 người trở lên
trong đó có 01 người được nâng lên khỏi mặt sàn.

2.3.2 Tháp cấm
- Trong trường hợp nâng tháp đứng, nghĩa là một người
nâng người kia lên, tháp không được phép cao quá chiều
cao của 2 người đứng lên nhau, người làm trụ và người
lên tháp đều ở vị trí đứng thẳng và 2 người duỗi thẳng tay
(theo trục dọc)
- Tung hứng trong khi làm tháp: nghĩa là khi một VĐV bị
tung lên trên không bởi bạn diễn và khơng có bất kì sự kết
nối nào với bạn diễn sẽ bị xác định là tháp cấm

Trong suốt bài thi các đội hình khác nhau và các vị trí
khác nhau của nhóm phải cho thấy sự ăn khớp
VD: Nhóm 3 người

VD: Nhóm 8 người

2.4 Động tác chuyển/ Liên kết
Động tác chuyển: Là việc chuyển đổi từ một hình dáng,
trạng thái, phong cách hoặc một vị trí sang một hình dáng,
trạng thái, phong cách hoặc vị trí khác nhằm kết nối hai

chủ đề hoặc hai phần của bài thi với nhau. Động tác
chuyển giúp cho người thực hiện thay đổi các mức độ
(trên sàn- đứng- trên không)
Liên kết: Là để kết nối các chuyển động khơng có sự thay
đổi các mức
2.5 Sử dụng khơng gian
2.5.1 Đội hình
Đội hình bao gồm vị trí của các VĐV và cách các VĐV
thay đổi vị trí từ đội hình này sang đội hình khác, đội hình
thay đổi phải có sự trơi chảy, rõ rang.

2.5.2 Hướng di chuyển
Hướng di chuyển sử dụng bằng các chuỗi chuyển động
Aerobic. Trong suốt bài thi, việc di chuyển phải cho thấy
tất cả các hướng ( trước, sau, chéo, góc, vịng tròn ),
khoảng cách dài ngắn khác nhau.


A-6. Cầu sau
2.5.3 Phân bổ khu vực thi đấu
Tất cả các thành phần của bài thi phải phân bổ và được sử
dụng hiệu quả tồn bộ khơng gian thi đấu, phải phân bổ
vị trí cân bằng giữa các vị trí đứng, ngồi, quỳ, nằm trong
suốt bài thi
2.6. Các động tác nhào lộn và các chuyển động cấm
2.6.1 Các động tác nhào lộn:

2.6.2 Các chuyển động cấm

A-1. Lộn chống nghiêng

Santo
A-2. Bổ đà
A-3.1 Dẻo trước
- Uốn dẻo
A-3.2 Dẻo sau
- Chuối tay giữ quá 2 giây
A-4. Chuối tì đầu bật cầu
A-5. Bật cầu trước

2.7. Các bước cơ bản Aerobic
Kỹ thuật đặc trưng của 7 bước cơ bản được mơ tả như hình
vẽ. Các chuyển động của chân phải cho thấy kỹ thuật đúng
của bước cơ bản Aerobic bao gồm cả sự biến đổi.


Chuỗi chuyển động Aerobic mang tính sáng tạo và phức tạp
được tạo nên bởi:
- Sự liên quan của nhiều bộ phận cơ thể
- Việc thay đổi hướng
- Sử dụng nhiều hoạt động khác nhau của các khớp/mặt
phẳng/phạm vi chuyển động/độ dài
- Sử dụng các chuyển động lệch trục đối xứng
- Sử dụng các nhịp điệu khác nhau
- Tần suất nhiều hơn
- Di chuyển, chuyển hướng với các chuỗi chuyển động aerobic

- Diễu hành

- Chạy


2.7.1 Hình ảnh mẫu 7 bước cơ bản

- Nhảy co duỗi


- Tách ngang

- Nâng gối

- Đá chân
- Tách trước sau

2.8 Các động tác độ khó
Các động tác độ khó là tuỳ chọn.
Bảng động tác (xem phụ lục) được chia thành 4 nhóm.
Nhóm

Phân nhóm

Động tác cơ bản

Yêu cầu kỹ thuật


Nhóm A
Các động tác
động lực

Tất cả các động tác trong nhóm A phải được thực
hiện khơng có ngã hoặc chạm sàn.

Chống đẩy

Chống đẩy, Chống đẩy Wenson

-Vai ít nhất phải thẳng hàng với cánh tay trên

Chống đẩy có pha bay

Chống đẩy Plio, Chống đẩy Plio có bay

-Tối thiểu vai phải thẳng hàng với bắp tay trên ở
giai đoạn đầu của động tác
-Giai đoạn trên không

Chống đẩy A-frame

-Tay và chân phải rời sàn cùng một lúc
-Vị trí gập thân (tối thiểu 90 độ) khi ở trên khơng

Cắt

Nhóm B
Các động tác
tĩnh lực

Chống ke có pha bay

V cao, Đẩy cắt dạng

Quay chân


Quay chân, Cắt kéo

Helicopter

Helicopter

-Tối thiểu vai phải thẳng hàng với bắp tay trên ở
giai đoạn đầu của động tác
-Phải có giai đoạn trên không trước khi cắt
-Lưng song song với mặt sàn
-Giai đoạn trên khơng
-Từ vị trí xuất phát, lăng người tới tư thế ke trước
chống trên hai tay.
-Vòng quay của thân người trong khi quay trên 2
tay(từng tay một)với đủ một vòng quay.
-Vị trí kết thúc phải cùng hướng với vị trí xuất phát
Tất cả các động tác nhóm B phải được giữ 2 giây,
mà không bị ngã hoặc chạm sàn

Ke

Ke dạng, Ke L

Ke V

Ke V, Ke V cao

-Không được chạm sàn
-Không được chạm sàn

Ke ở mặt phẳng ngang

Ke Wenson, Ke Level, Ke Planche (thủy bình)


-Cơ thể phải duỗi thẳng và không quá 20 độ so với
phương nằm ngang
Nhóm C
Các động tác
bật và nhãy

Tất cả các động tác ở nhóm C khi tiếp đất ở tư thế
chống sấp hoặc Wenson phải được thực hiện mà
không bị ngã.
Tất cả các động tác ở nhóm C khi tiếp đất ở tư thế
chống sấp: tay và chân phải tiếp đất cùng lúc
Tất cả các động tác ở nhóm này khi tiếp đất bằng 1
hay 2 chân, phải kết thúc ở tư thế đứng.
Tất cả các động tác ở nhóm C khi quay thiếu 90 độ
hay hơn sẽ bị hạ 0.1 điểm độ khó
Bật thẳng

Bật quay, Bật chống sấp

-Khơng có ngã

Bật ở mặt phẳng ngang Gainer, Tamaro

-Khơng có ngã


Bật co chân

Tuck (thu gối), Cossack

-Tối thiểu hai chân song song với mặt sàn

Bật Pike (gập thân)

Pike (gập thân)

-Tối thiểu hai chân song song với mặt sàn

Bật dạng (ngang)

Bật dạng, xoạc ngang

-Tối thiểu hai chân song song với mặt sàn

Bật xoạc (dọc)

Bật xoạc, Xoạc đổi chân,

-Tư thế xoạc là 170 độ

Bật Cắt kéo xoạc

Cắt kéo xoạc

-Tư thế xoạc là 170 độ


Bật đá chân

Bật đá cắt kéo trước

-Chân tạo đà song song với mặt sàn

Bật Off Axis

Xoắn Off Axis

-Tư thế thân người không được quá 60 độ so với


phương nằm ngang

Nhóm D
Các động tác
thăng bằng
và dẻo

Bật Butterfly

Butterfly

-Cơ thể tối thiểu phải ở phương nằm ngang, không
quá 45 độ so với phương nằm ngang.

Xoạc

Các động tác kết thúc ở tư thế xoạc dọc đứng: bàn

chân của chân trụ trong khi xoạc dọc đứng phải tiếp
xúc với sàn
Xoạc dọc, xoạc ngang, xoạc dọc đứng có quay -Góc giữa 2 chân, tối thiểu 170 độ

Quay

Quay, Quay với 1 chân ở mặt phẳng ngang

Thăng bằng quay

Thăng bằng quay

Illussion

Illlusion

-Chân lăng quay đủ vòng (tối thiểu 170 độ)

Đá chân

Đá chân cao

-Tối thiểu 170 độ (ngoại trừ động tác D301)

-Tất cả các động tác quay phải thực hiện trên mũi
bàn chân mà không được nhảy
- Tất cả các động tác quay phải thực hiện trên mũi
bàn chân mà không được nhảy

Dưới đây là một số động tác của các nhóm

Nhóm A: Các động tác động lực (chống đẩy)

- Chống đẩy tách chân gạt tay ngang

- Chống đẩy
- Chống đấy 1 chân
- Chống đẩy gạt tay ngang


- Chống đẩy gạt tay dọc
- Chống đẩy 1 chân gạt tay dọc

- Ke khép quay 1800
- Ke khép quay 3600

- Chống đẩy wenson

- Ke V tách

- Chống đẩy wenson gạt tay dọc hoặc ngang
- Ke V khép
- Ke wenson chống đẩy
- Quay trực thăng
- Quay trực thăng tới xoạc dọc

- Co tay ke thủy bình tách chân
- Co tay ke thủy bình khép chân
Nhóm C: Các động tác bật và nhảy ( nhảy,Bật)

- Bật thẳng quay 3600

Nhóm B: Các động tác tĩnh lực (Khống ke)
- Ke tách

- Bật thẳng quay 5400

- Ke tách quay 1800

- Bật thẳng xuống chống sấp

- Ke tách quay 3600
- Ke khép

- Bật quay 1800 xuống chống sấp


- Bật quay 3600 xuống chống sấp
- Thăng bằng sau bật xuống chống sấp

- Nhảy từ 1 chân lên xoắn 1800 xuống chống sấp

- Bật cossack quay 1800
- Bật cossack quay 3600
- Bật cosack xuống xoạc

- Bật gập thân
- Bật thu gối

- Bật quay 1800 gập thân

- Bật thu gối quay 1800


- Bật gập thân xuống xoạc

- Bật thu gối quay 3600

- Bật dạng (xoạc ngang)

- Bật thu gối xuống xoạc dọc

- Bật thu gối xuống chống sấp
- Bật cossack

- Bật dạng xuống xoạc ngang
- Bật dạng chống sấp
- Bật xoạc dọc



×