Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bachung - Hc - Diễn Án - Dadtc11 - Lê Thuý Hiền.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.07 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Mơn: HÀNH CHÍNH CƠ BẢN
Mã số hồ sơ: ĐTC-11/HC
Diễn lần:
Ngày diễn:
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên:
Sinh ngày
SBD: … Lớp: … Khóa …

1


A. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
1/ Đối tượng khiếu kiện:
Quyết định hành chính. Đó là: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
số 2304/QĐ-XPHC ngày 14/01/2017 của Chi cục thuế TP B, tỉnh A (sau đây viết tắt là
“Quyết định 2304”) và Quyết định về giải quyết khiếu đơn khiếu nại số 2807/QĐGQKN ngày 28/03/2017 của Chi cục thuế TP. B, tỉnh A.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính.
2/ Yêu cầu khởi kiện
Bà Lê Thúy Hiền cho rằng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực
thuế số 2304/QĐ-XPHC và Quyết định số 2807/QĐ-GQKN ngày 28/03/2017 giải
quyết khiếu nại đối với Quyết định số 2304 khơng có cơ sở vì Doanh nghiệp tư nhân
Thúy Hiền (Sau đây viết tắt là “DNTN Thuý Hiền”) không thực hiện hành vi mua bán,
sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đồng thời DNTN Thúy Hiền đã giải thể từ năm 2014
và tiến hành thanh quyết toán với cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật. Việc
cơ quan thuế xử phạt và truy thu toàn bộ số thuế nêu tại Quyết định 2304 là khơng có


cơ sở và khơng phù hợp. Vì vậy bà Thúy gửi Đơn khởi kiện ngày 31/3/2017 u cầu
Tịa án:
Tun hủy tồn bộ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế số
2304/QĐ-XPHC do Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố B ngày 14/01/2017.
Căn cứ pháp lý: Điều 193 Luật Tố tụng hành chính
3/ Tịa án có thẩm quyền
Thẩm quyền theo vụ việc: Thuộc Vụ án hành chính theo quy định của Khoản 1
Điều 30, Luật Tố tụng hành chính 2015.
Thẩm quyền theo cấp: Bà Nhường khởi kiện Quyết định hành chính của C Chi
cục trưởng Chi cục thuế thành phố B nên thẩm quyền xử sơ thẩm thuộc Tòa án nhân
dân cấp huyện.
Thẩm quyền theo lãnh thổ: Bà Nhường khởi kiện Cơ quan hành chính thành
phố thuộc tỉnh nên Tịa án có thẩm quyền là nơi người bị kiện có trụ sở.
Kết luận: Tịa án có thẩm quyền giải quyết cấp sơ thẩm là Tịa Hành chính Tịa
án nhân dân thành phố B. Nếu có kháng cáo, kháng nghị, Tịa Hành chính Tòa án nhân
dân khu vực Tòa tỉnh A trực thuộc sẽ xét xử phúc thẩm)
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 31 và Khoản 4 Điều 4 Luật Tố tụng hành chính:
“Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp
huyện trở xuống cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện”
4/ Đương sự trong vụ kiện
2


Người khởi kiện:
Cá nhân, bà Lê Thuý Hiền (Nguyên là Chủ DNTN Thuý Hiền), là người bị ảnh
hưởng tác động từ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường số
2304
Căn cứ pháp lý: Khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính: “Người khởi kiện là

cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện Vụ án hành chính với quyết định hành chính, hành
vi hành chính”
Người bị kiện:

Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố B, tỉnh A là người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành Quyết định 2304.
Căn cứ pháp lý: Khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính: “Người bị kiện là cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính…”
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Trong vụ án này khơng có người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
5/ Về giai đoạn tiền tố tụng trong vụ kiện
Bà Hiền gửi đơn khiếu nại ngày 10/02/2017 khiếu nại toàn bộ nội dung Quyết
định 2304 và nhận được Quyết định 2807 về việc giải quyết đơn khiếu nại.
6/ Thời hiệu khởi kiện:
Quyết định 2304 được ban hành ngày 25/11/2017, Chi cục Thuế Thành phố B ban
hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế. Bà Hiền có đơn khiếu nại ngày 10/02/2017.
Thời hiệu sẽ được tính từ thởi điểm bà Hiền nhận được văn bản trả lời giải quyết đơn
khiếu nại ngày 10/02/2017.
Kết luận: Thời hiệu khởi kiện này là 01 năm kể từ ngày bà Hiền nhận được Quyết
định 2807 của Chi cục Thuế thành phố B, tỉnh A về việc trả lời đơn khiếu nại của bà
Hiền. Bà Hiền khởi kiện ngày 31/3/2017. Vì vậy thời hiệu khởi kiện Quyết định 2304
vẫn còn.
Căn cứ pháp lý: điểm a Khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính: “01 năm kể
từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai”
7/ Văn bản pháp luật áp dụng giải quyết
Luật quản lý thuế ngày 29/1/2016;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20/11/2012;
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Sau đây gọi tắt là Luật TTHC)
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Sau đây gọi tắt là Luật XLVPHC)


3


Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế;
Thơng tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chi
tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Luật Khiếu nại 2011, hiệu lực từ 01/7/2012.
Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại.
B. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
Ngày 14/01/2017, DNTN Thúy Hiền bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và
truy thu thuế theo Quyết định số 2304. Cụ thể:
Hành vi bị xử phạt: sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để kê khai thuế làm
giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn,
giảm theo Khoản 4 Điều 108 Luật Quản lý thuế
Hình thứ xử phạt: Phạt tiền với mức phạt là 436.745.869 đồng và khắc phục hậu
quả truy thu số tiền thuế là 436.745.869 đồng. Tổng cộng số tiền thuế truy thu, xử phạt
hành chính là 873.491.738 đồng.
Ngày 10/02/2017, bà Hiền là nguyên chủ DNTN Thúy Hiền làm đơn khiếu nại đề
nghị Chi cục Thuế hủy Quyết định số 2304 vì việc truy thuế và xử phạt hành chính
trong lĩnh vực thuế với DNTN Thúy Hiền là khơng phù hợp. Ngày 28/03/2017, Chi
cục Thuế TP.B ban hành Quyết định 2807 không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của bà
Hiền vì tại thời điểm DNTN Thúy Hiền giải thể, biên bản kiểm tra căn cứ số liệu, sổ
kế toán và hóa đơn, chứng từ do người nộp thuế xuất trình nên khơng có cơ sở để
tun hủy Quyết định 2304.
Ngày 31/3/2017, bà Hiền có đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố
B yêu cầu tuyên hủy toàn bộ Quyết định 2304 và Quyết định 2807.
C. KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ – BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN

2.1. Hỏi Người khởi kiện
1. Doanh nghiệp bà giải thể vào thời gian nào?
2. Bà có đề nghị kiểm tra thanh quyết toán để thực hiện thủ tục giải thể doanh
nghiệp khơng?
3. Bà có gửi thơng báo giải thể doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền
khơng
4. Chi cục thuế Thành phố B có tiến hành kiểm tra thuế của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp làm thủ tục giải thể không?
5. Bà bán hàng hóa gì cho Cơng ty Tân Thiên?
4


6. Bà có sử dụng 20 hóa đơn mua của Cơng ty Tân Thiên để hạch tốn giá trị
hàng hóa khơng?
7. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có ghi nhận các hóa đơn mua của Cơng
ty Tân Thiên khơng?
8. Bà đã nộp thuế truy thu và tiền phạt thuế chưa?
2.2. Hỏi Người bị kiện
1. Hồ sơ DNTN Thúy Hiền nộp khi giải thể bao gồm những gì?
2. Quyết định 487/QĐ-XLVP ngày 25/10/2014 đã xử lý đối với 20 hóa đơn
của Cơng ty Tân Thiên hay chưa?
3. Ơng Nguyễn Hồng Quân được giao quyền để ra Quyết định xử phạt hành
chính số 2304 đối với DNTN Thúy Hiền theo văn bản nào?
4. Việc xử phạt DNTN Thúy Hiền thuộc trường hợp lập biên bản hay không
lập biên bản?
5. Tại sao đơn vị không cung cấp được Biên bản vi phạm hành chính?
6. Thời điểm CQĐT có đề nghị xử phạt là ngày 10/6/2016, tại sao đến ngày
13/1/2017 CCT mới ra QĐ xử phạt?
7. 20 hóa đơn mà DNTN Thúy Hiền sử dụng để kê khai thuế GTGT đầu vào
và kê chi phí tính thuế TNDN có tồn tại trên thực tế không?

8. Thời điểm Chi cục thuế ghi nhận DNTN thực hiện hành vi vi phạm là thời
điểm nào?
9. Thời điểm đó DNTN Thúy HIền cịn hoạt động hay khơng? Mã số thuế của
doanh nghiệp này trên hệ thống của cơ quan thuế cịn hoạt động khơng?

5


D. SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ

ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ C

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố X, ngày … tháng … năm 20...

BẢN LUẬN CỨ
(Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực thuế)

Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị Đại diện viện kiểm sát;
Thưa Luật sư đồng nghiệp!
Tơi là Luật sư …, thuộc văn phịng Luật sư C, thuộc đồn Luật sư tỉnh A. Hơm
nay, tơi tham gia phiên tịa này với tư cách là Người sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người khởi kiện là bà Lê Thúy Hiền.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và nghe phần trình bày của phía luật sư người khởi
kiện, tơi khơng đồng ý với các quan điểm mà luật sư bên bị kiện đưa ra và khẳng định
các yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy Quyết định xử phạt số 2807/QĐ-GQKN
ngày 28/03/2017 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố B là phù hợp với các quy
định của pháp luật.

Tôi xin phép q tịa được trình bày các luận cứ chứng minh Quyết định số 2807
được ban hành khơng có căn cứ và không phù hợp theo quy định pháp luật:
Thứ nhất, về thẩm quyền xử phạt
Việc xử phạt được thực hiện vào ngày 13/1/2017, cần áp dụng văn bản quy định
thẩm quyền xử phạt có hiệu lực tại thời điểm xử phạt là Khoản 2 Điều 109 Luật quản
lý thuế năm 2006 và điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về
xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế. Căn cứ theo Điều 103, Điều 108, Điều 109 Luật Quản lý thuế thì hành vi trốn
thuế, sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp để hạch tốn hàng hóa, nguyên liệu đầu
vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế thuộc thẩm quyền xử phạt của thủ trưởng
cơ quan cơ quan quản lý thuế. Tại Điều 14 Nghị định 129/2013/NĐ-CP thẩm quyền

6


xử phạt đối với trưởng hợp của DNTN Thúy Hiện thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi
cục trưởng chi cục thuế Thành phố B.
Tại phần căn cứ của Quyết định 2304 không ghi nhận về văn bản giao quyền xử lý
vi phạm giữa Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố B và Phó Chi cục trưởng Chi cục
thuế. Vì vậy về thẩm quyền, Quyết định 2304 đã ban hành không đúng thẩm quyền
theo quy định pháp luật.
Thứ hai, về trình tự thủ tục ra quyết định
Theo quy định của Điều 57, Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc
xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 436.745.869 đồng phải lập biên bản vi
phạm hành chính. Tuy nhiên hồ sơ chỉ có Biên bản làm việc mà khơng có biên bản xử
phạt vi phạm hành vi hành chính. Biên bản làm việc nêu trên chưa đủ nội dung của
một biên bản vi phạm hành chính, cịn thiếu nội dung như: quyền và thời hạn giải trình
về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan
tiếp nhận giải trình nên khơng thể xem đây tương tự như biên bản vi phạm hành chính.
Vì vậy Quyết định 2304 ban hành khi chưa lập biên bản vi phạm hành chính đối

với DNTN Thúy Hiền là khơng đúng trình tự thủ tục.
Thứ ba, về nội dung của Quyết định
Đối tượng xử phạt của Quyết định là DNTN Thúy Hiền, tuy nhiên tại thời điểm xử
phạt, DNTN Thúy Hiền đã tiến hành giải thể và đã hồn tất thanh tốn các khoản thuế
truy thu. Căn cứ điểm d khoản 1 điều 65 Luật xử lý vp hành chính thì “Cá nhân vi
phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong
thời gian xem xét ra quyết định xử phạt” thuộc trường hợp khơng ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, Quyết định 2304 ban hành không đúng đối tượng.
Căn cứ theo nội dung của Quyết định 2304, hành vi vi phạm và hành vi bị xử phạt
theo Quyết định 2304 khác nhau, cụ thể: cơ quan thuế đã có biên bản làm việc và xác
định có hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn khống nhưng lại xử phạt hành vi sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp là chưa đúng hành vi vi phạm. Nếu đúng phải là sử dụng bất
hợp pháp hóa đơn. Đồng thời, các hóa đơn do DNTN Thúy Hiền dùng là hóa đơn thật
do Bộ Tài Chính phát hành, có giá trị pháp lý thì khơng phải hóa đơn bất hợp pháp để
xem xét hành vi vi phạm như Chi cục thuế đã trình bày. Căn cứ theo Thông tư
153/2010/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì
hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là hai
hành vi có yếu tố cấu thành khác nhau. Việc cơ quan thuế nhầm lẫn giữa hai hành vi
này để ra quyết định phạt vi phạm DNTN Thúy Hiền là không phù hợp.
Như vậy, từ những căn cứ và lập luận như trên cho thấy yêu cầu khởi kiện
tuyên hủy Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 của thân chủ tơi
là có căn cứ vì:
Quyết định 2304 ban hành khơng đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo
luật định;
7


nhau


Đối tượng xử phạt của Quyết định 2304 không tồn tại tại thời điểm ban hành;
Hành vi vi phạm và hành vi bị xử phạt ghi nhận tại Quyết định 2304 khác

Kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tuyên hủy toàn bộ Quyết định 2304 để bảo
đảm quyền lợi cho thân chủ củ tơi.
Kính mong Hội đồng xét xử xem xét và chấp nhận để có một bản án nghiêm minh
và đúng pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn.
KÝ TÊN

8


1

NHẬN XÉT DIỄN ÁN
1.1 Nhận xét về vai diễn
1.1.1 Chủ tọa phiên tòa – …
 Về trang phục: Lịch sự, sơ mi trắng, có chuẩn bị phơng nền phù hợp theo
yêu cầu.
 Phong thái: Giọng nói to rõ, tự tin, kiểm sốt được phiên tịa, dẫn dắt được
người tham gia tố tụng tập trung nghiên cứu những vấn đề tại phiên tịa. Trình bày
có điểm nhấn


Nội dung vai diễn:


Thực hiện đầy đủ các bước theo đúng trình tự, thủ tục phiên tịa.




Đặt nhiều câu hỏi có tính trọng tâm, làm rõ được vai trò của các bị cáo



Nội dung câu hỏi hay, có sự chuẩn bị và phân tích kỹ càng vụ án

 Tuy nhiên có một số câu hỏi như hịa giải, đối thoại đã được giảng
viên góp ý nhưng không thay đổi.

1.1.2Hội thẩm nhân dân
1.1.2.1 Hội thẩm 1 – …i
 Về trang phục: Lịch sự, sơ mi trắng, có chuẩn bị phơng nền phù hợp theo
u cầu.
 Phong thái: Giọng nói to rõ, tự tin
 Nội dung vai diễn:


Có đặt một số câu hỏi cho các đương sự làm rõ tình tiết trong vụ án.

 Nắm được tình tiết diễn biến vụ án, tuy nhiên còn hỏi nhiều câu hỏi
trùng lặp với Chủ tọa

1.1.2.2 Hội thẩm 2 – …

yêu cầu.

Về trang phục: Lịch sự, sơ mi trắng, có chuẩn bị phơng nền phù hợp theo




Phong thái: Giọng nói to, rõ.



Nội dung vai diễn:



Có đặt một số câu hỏi cho bị cáo để làm rõ tình tiết, hành vi vi phạm;
9


trong đó có câu hỏi mà Chủ tọa và luật sư chưa đề cập đến


Khơng có sự ghi chép tại phiên tòa

1.1.3 Thư ký phiên tòa – …
 Về trang phục: Lịch sự, sơ mi trắng theo yêu cầu, có chuẩn bị phông nền
phù hợp theo yêu cầu
 Phong thái: Giọng nói to, rõ, chậm rãi, tác phong chuyên nghiệp, giọng
đọc có ngắt quãng phù hợp


Nội dung vai diễn:

 Có phổ biến đầy đủ các nội quy cũng như tham gia của các đương sự tại
phiên tịa.



Có sự tập trung theo dõi diễn biến tại phiên tòa

1.1.4 Kiểm sát viên
1.1.4.1 Kiểm sát viên 1 – …


Về trang phục: Lịch sự, có chuẩn bị phơng nền phù hợp theo u cầu.

 Phong thái: Giọng đọc to rõ, tuy nhiên khi đặt câu hỏi và tranh luận còn
thiếu tự tin


Nội dung vai diễn:

 Phần tranh luận thực hiện tốt, đối đáp và phân tích được các luận điểm
đưa ra một cách chặt chẽ

1.1.4.2 Kiểm sát viên 2 – …


Về trang phục: Lịch sự, có chuẩn bị phơng nền phù hợp theo u cầu.



Phong thái: Giọng đọc to rõ, dõng dạc, mạch lạc




Nội dung vai diễn:



Phân tích tốt các tình tiết của vụ án



Có sự chuẩn bị tốt, diễn trịn vai

1.1.5Người khởi kiện – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phơng nền theo u



Phong thái: Giọng nói to, rõ ràng,



Nội dung vai diễn:

cầu.

10





Trả lời đầy đủ các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra.



Có sự chuẩn bị và phối hợp nhịp nhàng với các vai diễn khác



Trả lời lưu loát câu hỏi của Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát và Luật sư

1.1.6 Người bị kiện – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phơng nền theo u



Phong thái: Giọng nói to, rõ ràng, đối đáp lịch sự



Nội dung vai diễn:



Trả lời đầy đủ các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra.



Nắm bắt được các tình tiết, diễn biến vụ việc nên trả lời rất lưu loát các


cầu.

câu hỏi.

1.1.7 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phơng nền theo u



Phong thái: Giọng nhỏ nhẹ, đối đáp lịch sự, diễn tròn vai của gia đình bị



Nội dung vai diễn:

cầu.
hại


Trả lời đầy đủ các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra.

 Có sự chuẩn bị tốt, nắm bắt được các tình tiết, diễn biến vụ việc nên
trả lời rất lưu lốt các câu hỏi.

1.1.8 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – …



Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phơng nền theo u



Phong thái: Giọng nhỏ nhẹ, đối đáp lịch sự, diễn tròn vai của gia đình bị



Nội dung vai diễn:

cầu.
hại


Trả lời đầy đủ các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra.

1.1.9 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phơng nền theo u



Phong thái: Giọng mạch lạc nhưng cịn nhỏ, chưa tự tin và khơng nhấn

cầu.

11



trọng tâm


Nội dung vai diễn:

 Có đặt câu hỏi để làm rõ tình tiết vụ án nhưng những câu hỏi này
khơng thể hiện được mục đích bảo vệ cho bị cáo


Phân tích kỹ càng các tình tiết vụ án

1.1.10 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phông nền theo yêu

cầu.
 Phong thái: Giọng mạch lạc nhưng cịn nhỏ, chưa tự tin và khơng nhấn
trọng tâm


Nội dung vai diễn:


Trả lời đầy đủ các câu hỏi của Luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra.

 Có sự chuẩn bị tốt, nắm bắt được các tình tiết, diễn biến vụ việc nên
trả lời rất lưu loát các câu hỏi.

1.1.11 Luật sư bảo vệ cho người khởi kiện – …



Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phông nền theo yêu

cầu.
 Phong thái: Giọng mạch lạc nhưng cịn nhỏ, chưa tự tin và khơng nhấn
trọng tâm


Nội dung vai diễn:

 Phần trình bày bài bào chữa chưa thể hiện được định hướng bào chữa
cho bị cáo và chưa


Phân tích kỹ càng các tình tiết vụ án

1.1.12 Luật sư bảo vệ cho người bị kiện 1 – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phông nền theo yêu



Phong thái: Giọng mạch lạc, tự tin, rõ ràng



Nội dung vai diễn:


cầu.



Đặt nhiều câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ án hành chính



Bài bảo vệ đi vào trọng tâm các vấn đề cần thiết để bảo vệ cho người

bị kiện

12


1.1.13 Luật sư bảo vệ cho người khởi kiện – …


Về trang phục: Sơ mi, lịch sự, gọn gàng, có chuẩn bị phông nền theo yêu

cầu.
 Phong thái: Giọng mạch lạc nhưng cịn nhỏ, chưa tự tin và khơng nhấn
trọng tâm


Nội dung vai diễn:



đồng nghiệp


Đặt nhiều câu hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ án hành chính
Lặp lại câu hỏi “Căn cứ để ban hành quyết định xử phạt” của luật sư

1.2 Nhận xét chung về buổi diễn án
Nhóm có sự đầu tư và chuẩn bị tốt về hình thức, nội dung và vai diễn của
mình. Đặc biệt đối với vai Chủ tọa đã hoàn thành xuất sắc và trịn vai, có thể dẫn dắt
phiên tịa nhịp nhàng. Nhóm có sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên
do đường truyền cịn có vấn đề do diễn án trực tuyến nên nhiều đoạn nhóm cịn xử lý
lúng túng.
Về phần trình tự, thủ tục tố tụng: Thực hiện đúng quy trình tố tụng tại tịa
giống đối đáp tốt và các bên có viện dẫn tốt các quy định của pháp luật, tuân thủ quy
định pháp luật.

13



×