MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC....................................................2
1. Căn cứ tiếp nhận vụ việc...................................................................................2
2. Tên luật sư hướng dẫn.......................................................................................2
3. Tóm tắt nội dung vụ việc...................................................................................3
4. Yêu cầu của khách hàng....................................................................................5
5. Phạm vi công việc được luật sư hướng dẫn phân công.....................................5
PHẦN 2: PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC...........................................6
1. Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc.............................................................6
2. Bản chất vụ việc và quan hệ pháp lý phải giải quyết........................................7
2.1. Bản chất vụ việc.............................................................................................7
2.2. Quan hệ pháp lý phải giải quyết.....................................................................8
3. Ý kiến tư vấn.....................................................................................................9
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ VIỆC................................................14
1. Nội dung công việc thực hiện theo phân công của luật sư hướng dẫn............14
1.1. Xây dựng luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.........14
1.2. Ý kiến tư vấn đối với vụ việc.......................................................................22
2. Kết quả giải quyết vụ việc...............................................................................23
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT..................26
1. Bài học kinh nghiệm........................................................................................26
1.1. Kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng:...............................................................26
1.2. Kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hồ sơ khởi kiện:.............................26
1.3. Kinh nghiệm sắp xếp và nghiên cứu hồ sơ vụ án:........................................26
1.4. Kinh nghiệm thu thập tài liệu, chứng cứ của luật sư:...................................27
1.5. Kinh nghiệm tiếp xúc, trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng:....................27
1.6. Kinh nghiệm khi tham gia tố tụng tại phiên tòa:..........................................27
1.7. Bài học về kỹ năng của luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị quan
điểm pháp lý, chuẩn bị kế hoạch hỏi và soạn luận cứ bảo vệ trước khi tham gia
phiên tòa:.............................................................................................................27
2. Kiến nghị, đề xuất...........................................................................................28
PHẦN 5: XÁC NHẬN CỦA LUẬT SƯ HƯỚNG DẪN VÀ TỔ CHỨC
HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ..................................................................................30
PHẦN 6: DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM.............................................31
LỜI NĨI ĐẦU
Kính thưa:
- Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
- Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi tên là Tạ Thị Hà, là Người tập sự hành nghề luật sư tại Văn phịng luật
sư Huế – Đồn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình tập sự hành nghề luật sư tại Văn phịng luật sư Huế, tơi đã
được luật sư Nguyễn Văn Phước – Trưởng Văn phòng luật sư Huế tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi được tiếp cận các hồ sơ vụ việc để nghiên
cứu, tham gia thảo luận, soạn thảo các đơn thư, đưa ra quan điểm của mình về
giải quyết các vụ việc và tham dự phiên tòa.
Thực hiện quy định về kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, tơi xin
kính trình Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự luật sư hồ sơ kiểm tra thực hành của
tôi. Hồ sơ kiểm tra này được xây dựng trên cơ sở một vụ án dân sự mà Văn
phòng luật sư Huế được khách hàng là nguyên đơn mời để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp tại tịa án nhân dân các cấp có thẩm quyền.
Mọi nội dung, thơng tin có trong hồ sơ vụ án này đã được Trưởng Văn
phòng luật sư Huế cho phép và khách hàng là bà Tống Thị Thương đồng ý để tôi
sử dụng chỉ nhằm mục đích để làm hồ sơ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật
sư và không được ai sử dụng vào các mục đích khác.
Đến nay, vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm và thu được kết quả đúng
theo nguyện vọng của khách hàng. Tuy nhiên, vì kiến thức và kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế nên hồ sơ kiểm tra thực hành này không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn
luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế giúp đỡ, góp ý để tơi có thêm nhiều kiến thức, kinh
nghiệm để phục vụ cho quá trình hành nghề luật sư sau này.
Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư,
Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi tham
dự đợt kiểm tra kết quả tập sự lần này. Cảm ơn luật sư Nguyễn Văn Phước –
Trưởng văn phòng luật sư Huế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình tập sự cũng như hướng dẫn, góp ý cho tơi thực hiện hồ sơ kiểm tra thực
hành này.
Trân trọng cảm ơn./.
Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 02 năm 2022
Người tập sự hành nghề luật sư
Tạ Thị Hà
1
HỒ SƠ KIỂM TRA THỰC HÀNH
Vụ án dân sự sơ thẩm “Tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn bà
Tống Thị Thương với bị đơn ông Tống Phước Sanh
PHẦN 1
TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC
1. Căn cứ tiếp nhận vụ việc
Ngày 18/04/2017, bà Tống Thị Thương và người đại diện theo ủy quyền
của bà Tống Thị Thương là bà Đỗ Thị Tuyết Mai, cùng địa chỉ Tổ 7B, phường
Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trực tiếp đến trụ sở Văn
phịng luật sư Huế (HUELAW) trình bày nguyện vọng muốn được Văn phòng
luật sư Huế tư vấn pháp lý, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại tòa án cấp có thẩm
quyền và cử luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà
Tống Thị Thương trong vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Sau khi tiếp nhận
thông tin vụ việc, Văn phòng luật sư Huế và bà Tống Thị Thương đã ký kết Hợp
đồng dịch vụ pháp lý.
Luật sư Nguyễn Văn Phước được Văn phòng luật sư Huế phân công đảm
nhận vụ việc này từ khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng cho đến khi tòa án xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có).
Trong thời gian tơi tập sự hành nghề luật sư tại Văn phòng luật sư Huế từ
ngày 08/02/2021 đến ngày 08/02/2022, vụ án này vẫn đang được Tòa án nhân
dân thành phố Huế giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Nhận thấy đây là cơ hội rất
tốt để tơi có thể học hỏi thêm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng tranh tụng nên
tôi đã xin phép luật sư hướng dẫn cho phép được tham gia vào quá trình giải
quyết vụ án này cho đến khi tòa án xét xử sơ thẩm.
2. Tên luật sư hướng dẫn
Luật sư Nguyễn Văn Phước – Chứng chỉ hành nghề luật sư số:
2160/TP/LS-CCHN do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp ngày 31/5/2005. Thẻ luật sư
số: 4490/LS do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 01/08/2010.
Tổ chức hành nghề luật sư: Văn phòng luật sư Huế (HUELAW).
Địa chỉ: 31 Tố Hữu, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
3. Tóm tắt nội dung vụ việc
Người đại diện theo ủy quyền của bà Tống Thị Thương là bà Đỗ Thị Tuyết
Mai trình bày: Quyền sử dụng đất tại thửa đất số 33, tờ bản đồ số 44, diện tích
1484 m2, toạ lạc tại tổ 13B, khu vực 5A, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế (nay là số nhà 26 – 28 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành
phố Huế) do cụ Tống Phước Song và cụ Huỳnh Thị Lý tạo lập. Trên thửa đất, cụ
Song và cụ Lý xây dựng ngôi nhà cấp 4, tường bờ lơ diện tích khoảng 42,9 m2.
Cụ Tống Phước Song, sinh năm 1909, chết ngày 26/12/1985. Cụ Huỳnh
Thị Lý, sinh năm 1911, chết ngày 21/09/2000. Cả cụ Song, cụ Lý trước khi chết
đều khơng để lại di chúc. Trong q trình chung sống cụ Song, cụ Lý sinh được
sáu (06) người con là:
1. Tống Thị Thương, sinh năm: 1939;
2. Tống Phước Diệp, sinh năm 1942, chết năm: 1970. Người thừa kế thế vị
của ông Tống Phước Diệp là ông Tống Phước Sanh;
3. Tống Thị Hoa, sinh năm: 1945, chết năm: 2002. Chồng và những người
con của bà Hoa gồm:
3.1. Chồng: Nguyễn Lớn, chết năm: 1982
3.2. Con: Nguyễn Văn Xuân, sinh năm: 1964
3.3. Con: Nguyễn Văn Dũng, sinh năm: 1966
3.4. Con: Nguyễn Thị Thu Trang, sinh năm: 1968
3.5. Con: Nguyễn Văn Trinh, sinh năm: 1969
3.6. Con: Nguyễn Văn Tường, sinh năm: 1972
3.7. Con: Nguyễn Văn Quí, sinh năm: 1973
3.8. Con: Nguyễn Văn Quy, sinh năm: 1973, chết năm: 2008. Vợ và
những người con của ông Quy gồm:
3.8.1. Vợ: Phạm Thị Kim Chi, sinh năm: 1978
3.8.2. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Phượng, sinh năm: 1997
3.8.3. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Hạ, sinh năm: 1998
3.8.4. Con: Nguyễn Phạm Anh Kiệt, sinh năm: 2003
3.9. Con: Nguyễn Thị Thu Sương, sinh năm: 1975
3
4. Tống Thị Thí, sinh năm: 1954;
5. Tống Thị Mùi, sinh năm: 1955;
6. Tống Thị Mão, sinh năm: 1956.
Năm 2010 Ủy ban nhân dân thành phố Huế thu hồi 540,7 m 2, trong đó có
115,70 m2 đất ở thuộc loại đường 3B, vị trí 1 và 425 m 2 đất nơng nghiệp liền kề
đất ở trong tổng diện tích 1484m2 mà cụ Song, cụ Lý để lại theo Quyết định số
3418/QĐ-UBND ngày 03/11/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh giá trị bồi
thường, hỗ trợ cho hộ gia đình nằm trong khu vực giải tỏa xây dựng hạ tầng vào
Khu vực quy hoạch Vỹ Dạ 7 tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Bên cạnh đó,
Ủy ban nhân dân thành phố Huế cịn thu hồi ngơi nhà cấp 4 và các tài sản khác
trên đất của cụ Song, cụ Lý. Tổng giá trị bồi thường là: 2.311.496.000 đồng (Hai
tỷ ba trăm mười một triệu bốn trăm chín mươi sáu nghìn đồng).
Đến năm 2012 Ủy ban nhân dân thành phố Huế tiếp tục ra Quyết định số
1465/QĐ-UBND ngày 7/5/2012 về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung giá trị bồi
thường, hỗ trợ cho hộ gia đình nằm trong khu vực giải tỏa xây dựng hạ tầng vào
Khu vực quy hoạch Vỹ Dạ 7 tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Trong đó Ủy
ban nhân dân thành phố Huế quyết định bồi thường thêm đối với diện tích 540,7
m2 của cụ Song, cụ Lý số tiền là: 848.610.000 đồng (Tám trăm bốn mươi tám
triệu sáu trăm mười nghìn đồng).
Tổng giá trị bồi thường là: 3.160.106.000 đồng (Ba tỷ một trăm sáu mươi
triệu một trăm linh sáu nghìn đồng).
Ngày 27/4/2015 tại Phịng Tư pháp Ủy ban nhân dân thành phố Huế, bà
Tống Thị Thương cùng các đồng thừa kế khác của cụ Song, cụ Lý đã lập Văn
bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với số tiền bồi thường nói trên theo
quy định của pháp luật.
Đến nay, di sản thừa kế của cụ Song và cụ Lý còn lại là quyền sử dụng đất
có diện tích 943,3 m2 có trị giá khoảng 8.678.360.000 đồng (Tám tỷ sáu trăm
bảy mươi tám triệu ba trăm sáu mươi nghìn đồng). Tuy nhiên, ơng Tống Phước
Sanh lại không đồng ý phân chia di sản thừa kế của cụ Song, cụ Lý cho các
đồng thừa kế khác nên phát sinh tranh chấp.
4
4. Yêu cầu của khách hàng
- Khách hàng mong muốn luật sư tư vấn pháp lý về thời hiệu khởi kiện chia
di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song; cụ Huỳnh Thị Lý;
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện u cầu tịa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải
quyết phân chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song và cụ Huỳnh Thị Lý
theo pháp luật. Nguyện vọng được hưởng kỷ phần thừa kế bằng hiện vật;
- Đề nghị Văn phòng luật sư Huế cử luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tòa án nhân dân các cấp.
5. Phạm vi công việc được luật sư hướng dẫn phân công
Được sự phân công và hướng dẫn của Luật sư Nguyễn Văn Phước, người
tập sự hành nghề luật sư đã thực hiện các công việc sau đây:
- Cùng với luật sư hướng dẫn sao chụp hồ sơ vụ án tại Tòa án nhân dân
thành phố Huế;
- Xử lý, nghiên cứ hồ sơ vụ án và tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan
đến việc giải quyết vụ án;
- Hỗ trợ luật sư hướng dẫn soạn thảo các văn bản, tài liệu nhằm phục vụ
cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngun đơn (văn bản trình bày ý
kiến về tính hợp pháp của di chúc do bị đơn cung cấp cho tòa án, đơn kiến nghị,
đơn khiếu nại, ...);
- Thơng báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết;
- Xây dựng kế hoạch hỏi tại phiên tòa, soạn thảo luận cứ bảo vệ cho nguyên
đơn tại phiên tòa sơ thẩm;
- Chuẩn bị tài liệu giúp luật sư hướng dẫn tranh tụng tại phiên tòa;
- Tổng hợp, đánh giá bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm.
5
PHẦN 2
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
1. Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc
- Bộ luật Dân sự năm 1995;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986;
- Luật đất đai năm 1993;
- Luật đất đai năm 2013;
- Pháp lệnh thừa kế năm 1990;
- Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế;
- Thông tư 1411/TT-CC ngày 03/10/1996 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
công chứng Nhà nước;
- Nghị quyết 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự,
hôn nhân và gia đình;
- Án lệ số 05/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao
thơng qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐCA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Án lệ số 26/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/
QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí Tịa án;
- Văn bản giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân
dân tối cao;
6
- Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về tách thửa đối với đất ở và đất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Bản chất vụ việc và quan hệ pháp lý phải giải quyết
2.1. Bản chất vụ việc
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án người tập sự hành
nghề luật sư nhận thấy bản chất vụ việc trong vụ án này là tranh chấp chia di sản
thừa kế của cụ Tống Phước Song và cụ Huỳnh Thị Lý.
- Di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song, cụ Huỳnh Thị Lý: Ngôi nhà cấp
4, xây dựng bằng Blô xi măng, mái ngói có diện tích 18,6 m 2 gắn liền với
quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ 44, diện tích 944,6 m 2 tọa lạc
tại 26-28 đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế có tổng giá trị 37.811.118.000 đồng (Ba mươi bảy tỷ tám trăm mười
một triệu một trăm mười tám nghìn đồng).
- Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở thừa kế của cụ Tống Phước Song là
ngày 26/12/1985. Thời điểm mở thừa kế của cụ Huỳnh Thị Lý là ngày
21/09/2000.
- Thời hiệu thừa kế:
+ Đối với thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song: Do thời
điểm mở thừa kế của cụ Song là ngày 26/12/1985, trước ngày Pháp lệnh thừa kế
năm 1990 có hiệu lực nên thời hiệu được tính từ ngày 10/9/1990.
+ Đối với thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Huỳnh Thị Lý: Thời hiệu
chia di sản của cụ Lý là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, ngày 21/09/2000.
- Diện và hàng thừa kế: Cha mẹ cụ Song, cụ Lý đều đã chết trước cụ Song
và cụ Lý. Cụ Song, cụ Lý chỉ có 06 người con chung là: Tống Thị Thương,
Tống Phước Diệp (chết năm 1970), Tống Thị Hoa (chết năm 2002), Tống Thị
Thí, Tống Thị Mùi, Tống Thị Mão. Do ông Diệp chết trước cụ Song và cụ Lý
nên người thừa kế thế vị của ông Diệp là ông Tống Phước Sanh (bị đơn). Còn bà
Hoa chết năm 2002 nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà Hoa
gồm: chồng bà Hoa là Nguyễn Lớn và 08 người con là Nguyễn Văn Xuân,
7
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Trinh, Nguyễn Văn
Tường, Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Văn Quy (chết năm
2008). Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Quy gồm vợ và 03
người con là: Phạm Thị Kim Chi, Nguyễn Phạm Ngọc Phượng, Nguyễn Phạm
Ngọc Hạ, Nguyễn Phạm Anh Kiệt.
- Người quản lý di sản của cụ Song, cụ Lý: Vợ chồng ông Tống Phước
Sanh- Nguyễn Thị Thanh, bà Tống Thị Thí, bà Tống Thị Mùi.
Do ông Tống Phước Sanh không đồng ý phân chia di sản thừa kế của cụ
Song và cụ Lý cho các đồng thừa kế khác dẫn đến việc bà Tống Thị Thương có
đơn khởi kiện ngày 16/5/2017 yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Huế giải
quyết: Chia di sản thừa kế của cụ Song và cụ Lý theo pháp luật thành 6 kỷ phần
bằng nhau, mỗi kỷ phần tương đương 157,4 m 2. Bà Thương có nguyện vọng
được hưởng kỷ phần bằng hiện vật.
2.2. Quan hệ pháp lý phải giải quyết
- Quan hệ pháp luật dân sự: Quan hệ pháp luật dân sự phải giải quyết trong
vụ án này là tranh chấp chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song và cụ
Huỳnh Thị Lý. Để giải quyết quan hệ này cần xác định được di sản thừa kế của
cụ Song, cụ Lý, thời điểm mở thừa kế, diện và hàng thừa kế, thời hiệu thừa kế,
người quản lý di sản, có hay khơng có di chúc, nếu có thì di chúc có hiệu lực
pháp luật khơng, cách chia di sản thừa kế, kỷ phần hưởng hiện vật hay giá trị, ...
Trong vụ án này, nguyên đơn cho rằng cụ Song và cụ Lý trước khi chết
không để lại di chúc. Nhưng phía bị đơn là ơng Tống Phước Sanh và người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn là bà Tống Thị Thí, Tống Thị
Mùi có xuất trình cho tịa án Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế lập ngày
30/7/1998 của bà Tống Thị Thương, bà Tống Thị Hoa, bà Tống Thị Thí, bà
Tống Thị Mùi, bà Tống Thị Mão và Bản di chúc lập ngày 06/4/2000 của cụ
Huỳnh Thị Lý nên cần phải đánh giá tính hợp pháp của Giấy khước từ không
nhận di sản thừa kế và Bản di chúc để xác định di sản thừa kế của cụ Tống
Phước Song và cụ Huỳnh Thị Lý sẽ được chia theo di chúc hay theo pháp luật.
8
- Quan hệ pháp luật đất đai: Thửa đất của cụ Song và cụ Lý có được kê
khai đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Việc sử dụng quyền sử dụng
đất này có hợp pháp hay khơng? Quyền sử dụng đất có thuộc quy hoạch khơng?
Có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất? Điều kiện tách thửa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế do bà Tống Thị Thương có nguyện vọng được hưởng kỷ phần bằng hiện vật.
- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: Quan hệ pháp luật tố tụng trong vụ án
này phát sinh từ thời điểm bà Tống Thị Thương nộp đơn khởi kiện yêu cầu phân
chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song-Huỳnh Thị Lý. Trong vụ án này
phía bị đơn là ơng Tống Phước Sanh và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
đứng về phía bị đơn là bà Tống Thị Thí, Tống Thị Mùi nại ra lý do thời hiệu
chia thừa kế của cụ Tống Phước Song đã hết (trên 30 năm kể từ thời điểm mở
thừa kế) để yêu cầu không chia di sản thừa kế của cụ Song. Do đó cần xem xét
yêu cầu áp dụng thời hiệu của bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ có đúng
hay không? Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản của cụ Song đã hết
chưa? Có phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khơng?
3. Ý kiến tư vấn
Theo đơn khởi kiện ngày 16/5/2017, bà Tống Thị Thương yêu cầu Tòa án
nhân dân thành phố Huế giải quyết: Chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước
Song và cụ Huỳnh Thị Lý là quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ
44, diện tích 943,3 m2 tọa lạc tại Tổ 13B, khu vực 5A, phường Vỹ Dạ, thành phố
Huế có giá trị khoảng 8.678.360.000 đồng (Tám tỷ sáu trăm bảy mươi tám triệu
ba trăm sáu mươi nghìn đồng) cho những người thừa kế theo quy định của pháp
luật. Bà Tống Thị Thương yêu cầu được nhận hiện vật là 157,2 m 2 trị giá
1.446.393.000 đồng (Một tỷ bốn trăm bốn mươi sáu triệu ba trăm chín mươi ba
nghìn đồng).
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nhận thấy việc nguyên đơn khởi kiện yêu cầu
chia di sản thừa kế là có căn cứ. Người tập sự nhận thấy cần tập trung bảo vệ
cho nguyên đơn Tống Thị Thương theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn.
9
- Xác định di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song, cụ Huỳnh Thị Lý: Theo
Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 24/3/2020 và Biên bản định giá tài sản
ngày 26/11/2020 xác định di sản thừa kế của cụ Song, cụ Lý là ngôi nhà cấp 4,
xây dựng bằng Blơ xi măng, mái ngói có diện tích 18,6 m 2 gắn liền với quyền
sử dụng đất thuộc thửa đất số 33, tờ bản đồ 44, diện tích 944,6 m 2 tọa lạc tại 2628 đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế có tổng giá trị 37.811.118.000 đồng (Ba mươi bảy tỷ tám trăm mười một
triệu một trăm mười tám nghìn đồng).
Nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong
vụ án cũng đều thừa nhận nhà đất nêu trên là di sản của cụ Tống Phước SongHuỳnh Thị Lý. Ngồi ra, theo Cơng văn số 134/QLĐT-QH ngày 24/01/2019 của
Phịng quản lý đơ thị thành phố Huế và kết quả xác minh của Ủy ban nhân dân
phường Vỹ Dạ ngày 04/9/2020 xác định: Tại bản đồ 299 đo đạc từ năm 19851997 thì thửa đất này là thửa đất số 975, tờ bản đồ số 02, diện tích 1473 m 2
người đứng tên kê khai là cụ Tống Phước Song. Việc sử dụng thửa đất là hợp
pháp, một phần thửa đất hiện nay nằm trong quy hoạch mở đường Phạm Văn
Đồng (dự án đang triển khai) và có thể xem xét giao quyền sử dụng đất.
Do đó, căn cứ Khoản 2 Điều 92, Khoản 1 Điều 94, Khoản 1 Điều 95 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Điểm 1.3 Mục 1 phần II Nghị quyết 02/2004
ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định di
sản thừa kế của cụ Song và cụ Lý là nhà đất nêu trên.
Tuy nhiên, nguyên đơn chỉ yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế là quyền
sử dụng đất, không yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà cấp 4 nên cần được
xem xét chấp nhận. Quyền sử dụng đất này có giá trị 37.784.000.000 đồng (Ba
mươi bảy tỷ bảy trăm tám mươi bốn triệu đồng).
- Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở thừa kế của cụ Tống Phước Song là
ngày 26/12/1985 căn cứ Giấy chứng tử số số 392, quyển số 1 do Uỷ ban nhân
dân phường Vỹ Dạ cấp ngày 26/12/1985. Thời điểm mở thừa kế của cụ Huỳnh
Thị Lý, là ngày 21/09/2000 căn cứ Giấy chứng tử số 18, quyển số 1 do Ủy ban
nhân dân phường Vỹ Dạ cấp ngày 02/10/2000.
10
- Thời hiệu thừa kế:
+ Đối với thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song: Căn cứ
Điều 29 Pháp lệnh thừa kế, hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán và Án lệ số 26/2018/AL, trường hợp thừa
kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế đối với
bất động sản là 30 năm được tính từ ngày 10/9/1990. Cụ Song chết ngày
26/12/1985 nên thời hiệu thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.
+ Đối với thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Huỳnh Thị Lý: Căn cứ theo
quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người
thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở
thừa kế. Cụ Lý chết ngày 21/09/2000 nên thời điểm mở thừa kế được tính từ
ngày 21/09/2000.
Như vậy, tính đến thời điểm bà Tống Thị Thương nộp đơn khởi kiện cho
Tòa án nhân dân thành phố Huế ngày 16/5/2017 thì thời hiệu chia di sản thừa kế
của cụ Song và cụ Lý vẫn còn.
- Xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp
luật (các hàng thừa kế), người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị: Nguyên
đơn, bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đều
thừa nhận cha mẹ của cụ Song và cụ Lý đều đã chết trước cụ Song và cụ Lý.
Cụ Song và cụ Lý khơng có con riêng, con ni, chỉ có 6 người con chung
gồm:
1. Tống Thị Thương, sinh năm: 1939 (nguyên đơn);
2. Tống Phước Diệp, sinh năm: 1942 chết năm: 1970. Người thừa kế thế
vị của ông Tống Phước Diệp là ông Tống Phước Sanh (bị đơn);
3. Tống Thị Hoa, sinh năm: 1945, chết năm: 2002. Chồng và những người
con của bà Hoa gồm:
3.1. Chồng: Nguyễn Lớn, chết năm: 1982
3.2. Con: Nguyễn Văn Xuân, sinh năm: 1964
3.3. Con: Nguyễn Văn Dũng, sinh năm: 1966
3.4. Con: Nguyễn Thị Thu Trang, sinh năm: 1968
11
3.5. Con: Nguyễn Văn Trinh, sinh năm: 1969
3.6. Con: Nguyễn Văn Tường, sinh năm: 1972
3.7. Con: Nguyễn Văn Quí, sinh năm: 1973
3.8. Con: Nguyễn Văn Quy, sinh năm: 1973, chết năm: 2008. Vợ và
những người con của ông Quy gồm:
3.8.1. Vợ: Phạm Thị Kim Chi, sinh năm: 1978
3.8.2. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Phượng, sinh năm: 1997
3.8.3. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Hạ, sinh năm: 1998
3.8.4. Con: Nguyễn Phạm Anh Kiệt, sinh năm: 2003
3.9. Con: Nguyễn Thị Thu Sương, sinh năm: 1975
4. Tống Thị Thí, sinh năm: 1954;
5. Tống Thị Mùi, sinh năm: 1955;
6. Tống Thị Mão, sinh năm: 1956;
Căn cứ Khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì những tình
tiết sự kiện trên đã được các đương sự thừa nhận nên không phải chứng minh.
- Xem xét tính hợp pháp của Giấy khước từ khơng nhận di sản thừa kế lập
ngày 30/7/1998: Bà Tống Thị Thương là người không biết chữ nhưng Giấy
khước từ không nhận di sản thừa kế ngày 30/7/1998 lại thể hiện có chữ ký, chữ
viết ghi đầy đủ họ tên bà Tống Thị Thương. Mặt khác, thời điểm mở thừa kế của
cụ Song là ngày 27/12/1986, tính đến ngày lập Giấy khước từ di sản thừa kế
ngày 30/7/1998 đã hết thời hạn 06 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Pháp
lệnh thừa kế năm 1990. Do đó, Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế ngày
30/7/1998 không hợp pháp.
- Xem xét tính hợp pháp của Bản di chúc lập ngày 06/04/2000 của cụ
Huỳnh Thị Lý: Cụ Huỳnh Thị Lý là người khơng biết chữ nhưng di chúc lại
khơng có người làm chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 661 và Khoản 3
Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995. Do đó, Bản di chúc lập ngày 06/04/2000
của cụ Huỳnh Thị Lý không hợp pháp. Di sản thừa kế của cụ Lý phải được chia
theo pháp luật.
- Cách chia di sản thừa kế, kỷ phần hưởng hiện vật hay giá trị:
12
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản
thừa kế của cụ Tống Phước Song-Huỳnh Thị Lý được chia thành 6 kỷ phần bằng
nhau. Mỗi kỷ phần tương đương 157,43 m2 có giá trị là 6.297.333.332 đồng (Sáu
tỷ hai trăm chín mươi bảy triệu ba trăm ba mươi ba nghìn ba trăm ba mươi hai
đồng).
Nguyện vọng được hưởng kỷ phần bằng hiện vật của bà Tống Thị Thương
hồn tồn có thể thực hiện được. Bởi theo quy định tại Điều 6 Quyết định số
49/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
thì diện tích tách thửa tối thiểu của thành phố Huế là 60 m 2, kích thước cạnh mặt
tiền lớn hơn hoặc bằng 4 mét, kích thước chiều sâu thửa đất lớn hơn hoặc bằng 5
mét. Thửa đất này có kích thước cạnh mặt tiền lớn hơn 24 mét, kích thước chiều
sâu thửa đất lớn hơn 5 mét, đủ điều kiện tách thành 6 thửa. Tuy nhiên, do chia
thừa kế bằng hiện vật nên các kỷ phần có thể sẽ khơng bằng nhau. Do đó, trường
hợp diện tích đất được giao có giá trị nhiều hơn kỷ phần mà bà Thương được
hưởng thì bà Thương phải thanh tốn số tiền chênh lệch cho các đồng thừa kế
khác và ngược lại.
13
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỤ VIỆC
1. Nội dung công việc thực hiện theo phân công của luật sư hướng dẫn
1.1. Xây dựng luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày 21 tháng 01 năm 2022
LUẬN CỨ
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn Tống Thị Thương
trong vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”
Kính thưa Hội đồng xét xử, Đại diện Viện kiểm sát!
Tôi, Luật sư Nguyễn Văn Phước là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của bà Tống Thị Thương – Nguyên đơn trong vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số
124/2017/TLST-DS ngày 10/7/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Huế về việc
“Tranh chấp về thừa kế tài sản”.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nội dung xét hỏi tại phiên tịa sơ thẩm hơm
nay tơi xin trình bày các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên
đơn, Tống Thị Thương như sau:
Thứ nhất, xác định di sản thừa kế của cụ Tống Phước Song-Huỳnh Thị Lý
Nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều
thừa nhận: Nguồn gốc ngôi nhà cấp 4, xây dựng bằng Blô xi măng, mái ngói có
diện tích 18,6 m2 gắn liền với quyền sử dụng đất tại thửa đất số 33, tờ bản đồ
số 44, diện tích 944,6 m2, toạ lạc tại: tổ 13B, khu vực 5A, phường Vỹ Dạ, thành
phố Huế (nay là số nhà 26-28 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế)
do cụ Tống Phước Song-Huỳnh Thị Lý tạo lập (66-67, bút lục 72-73, bút lục
76-77).
Ngôi nhà cấp 4 có giá trị 27.118.000 đồng (Hai mươi bảy triệu một trăm
mười tám nghìn đồng); cịn quyền sử dụng đất có giá trị 37.784.000.000 đồng
(Ba mươi bảy tỷ bảy trăm tám mươi bốn triệu đồng) (bút lục 410-415). Tổng
14
cộng di sản thừa kế của cụ Song, cụ Lý có giá trị là 37.811.118.000 đồng (Ba
mươi bảy tỷ tám trăm mười một triệu một trăm mười tám nghìn đồng).
Ngồi ra, theo Cơng văn số 134/QLĐT-QH ngày 24/01/2019 của Phịng
quản lý đô thị thành phố Huế và kết quả xác minh của Ủy ban nhân dân phường
Vỹ Dạ ngày 04/9/2020 xác định: Tại bản đồ 299 đo đạc từ năm 1985-1997 thì
thửa đất này là thửa đất số 975, tờ bản đồ số 02, diện tích 1473 m 2 người đứng
tên kê khai là cụ Tống Phước Song. Việc sử dụng thửa đất là hợp pháp, một
phần thửa đất hiện nay nằm trong quy hoạch mở đường Phạm Văn Đồng (dự án
đang triển khai) và có thể xem xét giao quyền sử dụng đất.
Do đó, căn cứ Khoản 2 Điều 92, Khoản 1 Điều 94, Khoản 1 Điều 95 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Điểm 1.3 Mục 1 phần II Nghị quyết 02/2004
ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định di
sản thừa kế của cụ Song và cụ Lý là nhà đất nêu trên.
Thứ hai, xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế
Thời điểm mở thừa kế của cụ Tống Phước Song là ngày 26/12/1985 căn cứ
Giấy chứng tử số số 392, quyển số 1 do Uỷ ban nhân dân phường Vỹ Dạ cấp
ngày 26/12/1985. Thời điểm mở thừa kế của cụ Huỳnh Thị Lý, là ngày
21/09/2000 căn cứ Giấy chứng tử số 18, quyển số 1 do Ủy ban nhân dân phường
Vỹ Dạ cấp ngày 02/10/2000.
Nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong
vụ án đều thừa nhận cha mẹ của cụ Song và cụ Lý đều đã chết trước cụ Song và
cụ Lý. Cụ Song và cụ Lý khơng có con riêng, con ni, chỉ có 6 (sáu) người
con chung gồm:
1. Tống Thị Thương, sinh năm: 1939;
2. Tống Phước Diệp, sinh năm 1942, chết năm: 1970. Người thừa kế thế vị
của ông Tống Phước Diệp là ông Tống Phước Sanh.
3. Tống Thị Hoa, sinh năm: 1945, chết năm: 2002. Chồng và những người
con của bà Hoa gồm:
3.1. Chồng: Nguyễn Lớn, chết năm: 1982
3.2. Con: Nguyễn Văn Xuân, sinh năm: 1964
15
3.3. Con: Nguyễn Văn Dũng, sinh năm: 1966
3.4. Con: Nguyễn Thị Thu Trang, sinh năm: 1968
3.5. Con: Nguyễn Văn Trinh, sinh năm: 1969
3.6. Con: Nguyễn Văn Tường, sinh năm: 1972
3.7. Con: Nguyễn Văn Quí, sinh năm: 1973
3.8. Con: Nguyễn Văn Quy, sinh năm: 1973, chết năm: 2008. Vợ và
những người con của ông Quy gồm:
3.8.1. Vợ: Phạm Thị Kim Chi, sinh năm: 1978
3.8.2. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Phượng, sinh năm: 1997
3.8.3. Con: Nguyễn Phạm Ngọc Hạ, sinh năm: 1998
3.8.4. Con: Nguyễn Phạm Anh Kiệt, sinh năm 2003
3.9. Con: Nguyễn Thị Thu Sương, sinh năm: 1975
4. Tống Thị Thí, sinh năm 1954;
5. Tống Thị Mùi, sinh năm: 1955;
6. Tống Thị Mão, sinh năm: 1956.
Căn cứ Khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì những tình
tiết sự kiện trên đã được các đương sự thừa nhận nên không phải chứng minh.
Tuy nhiên, bị đơn là ông Tống Phước Sanh và những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn là bà Tống Thị Mão, bà Tống Thị Thí lại
khơng đồng ý chia di sản thừa kế của cụ Song, cụ Lý vì các lý do:
- Ngày 30/7/1998 bà Tống Thị Mùi, Tống Thị Mão, Tống Thị Thí, Tống
Thị Thương, Tống Thị Hoa đã lập Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế của
cụ Tống Phước Song và giao lại cho cụ Huỳnh Thị Lý toàn quyền sử dụng thửa
đất của cụ Song, cụ Lý. Đồng thời, di sản của cụ Song đã trên 30 năm nên đã hết
thời hiệu khởi kiện.
- Ngày 06/4/2000 cụ Lý lập Bản di chúc với nội dung giao cho ơng Sanh,
bà Thí, bà Mùi được hưởng tồn bộ di sản của cụ Lý.
Do đó cần xem xét đến thời hiệu thừa kế của cụ Tống Phước Song và xét
hiệu lực của Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế lập ngày 30/7/1998 và
Bản di chúc lập ngày 06/4/2000.
16
Thứ ba, thời hiệu thừa kế
Căn cứ Khoản 1 Điều 623, Điểm d Khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm
2015, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản kể
từ thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ theo Điều 29 Pháp lệnh thừa kế, hướng dẫn tại Nghị quyết số
02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán và Án lệ số 26/2018/AL,
trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản
thừa kế đối với bất động sản là 30 năm được tính từ ngày 10/9/1990. Cụ Song
chết ngày 26/12/1985 nên thời hiệu thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện chia di sản thừa kế ngày 16/5/2017 nên thời hiệu
vẫn còn theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, xét hiệu lực của Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế lập
ngày 30/7/1998 và Bản di chúc lập ngày 06/4/2000
- Xét hiệu lực của Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế lập ngày
30/7/1998 của bà Tống Thị Thương
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 31 Pháp lệnh thừa kế năm 1990: “Thời
hạn khước từ quyền hưởng di sản là sáu tháng, kể từ ngày người thừa kế biết
thời điểm mở thừa kế”. Tại thời điểm lập Giấy khước từ di sản thừa kế của cụ
Tống Phước Song đã hết thời hạn 06 tháng. Do đó, việc khước từ không nhận di
sản thừa kế của bà Thương không được pháp luật công nhận. Hơn nữa, bà Tống
Thị Thương là người không biết chữ, thể hiện qua đơn khởi kiện ngày 16/5/2017
(bl 01- 10) và Hợp đồng uỷ quyền Tống Thị Thương và bà Đỗ Thị Tuyết Mai
(bl 46-48). Tuy nhiên, Giấy khước từ không nhận di sản thừa kế ngày 30/7/1998
của bà Tống Thị Thương (bl 311) lại thể hiện có chữ ký, chữ viết ghi đầy đủ họ
tên bà Tống Thị Thương. Rõ ràng, Giấy khước từ nhận di sản thừa kế này không
phải do bà Tống Thị Thương lập. Chính vì vậy, Giấy khước từ khơng nhận di
sản thừa kế lập ngày 30/7/1998 của bà Tống Thị Thương không hợp pháp.
17
- Xét tính hợp pháp Bản di chúc ngày 06/04/2000 của cụ Huỳnh Thị Lý
+ Trình tự thủ tục chứng nhận di chúc
Theo quy định tại Điểm 3 Mục B Phần III Thơng tư 1411/TT-CC ngày
03/10/1996, người có thẩm quyền chứng thực di chúc phải xác định năng lực
hành vi của người lập di chúc; phải đặt các câu hỏi để xác định người lập di
chúc có minh mẫn, sáng suốt, có bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép hay không?
Tuy nhiên, theo lời khai của ông Nguyễn Văn Phú (bl 368-biên bản lấy lời
khai ngày 21/5/2020) người kiểm tra nguồn gốc và xác định người lập di chúc
có minh mẫn, sáng suốt hay không lại do cán bộ địa chính thực hiện.
Mặt khác, Bản di chúc có nội dung: “Sau khi lập xong và đã đọc nhiều lần
cho tơi nghe kỹ, tơi hồn tồn nhất trí, đồng ý với nội dung trên và điểm chỉ
ngón trỏ phải, trái trước UBND phường Vỹ Dạ thành phố Huế” (bl 70, 80). Do
đó, cụ Lý là người khơng biết chữ, điều này cũng phù hợp với lời khai của
nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Căn cứ Khoản 2
Điều 661, Khoản 3 Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995 đối với người lập di chúc
khơng đọc được thì phải có người làm chứng và phải ký trước mặt người có
thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường Vỹ Dạ. Thế nhưng, bản di
chúc của cụ Huỳnh Thị Lý lại khơng có người làm chứng theo đúng quy định
của pháp luật.
+ Địa điểm lập di chúc
Bản di chúc có ghi rõ: “Hơm nay ngày 6/4/2000 (tức là ngày 02 tháng 3
năm Canh thìn). Tại UBND phường Vỹ Dạ Thành phố Huế ” (bl 69, 79). Tuy
nhiên, tại phần xác nhận của UBND phường Vỹ Dạ lại có nội dung : “…. Vào
lúc 8h30 ngày 6 tháng 4 năm 2000 Tại Tổ 13 phường Vỹ Dạ” (bl 71, 81). Bản di
chúc của cụ Huỳnh Thị Lý khơng có sự thống nhất về địa điểm lập di chúc.
+ Hình thức của di chúc
Di chúc gồm có 03 trang nhưng lại khơng được đánh số thứ tự từng trang
và cũng không được cụ Lý điểm chỉ vào từng trang theo đúng quy định tại
Khoản 2 Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 1995. Ngoài ra, từng trang của bản di
18