.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ ÁNH THOA
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC KHUNG CHẬU Ở PHỤ NỮ VIỆT
NAM TRƯỞNG THÀNH BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ ÁNH THOA
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC KHUNG CHẬU Ở PHỤ NỮ VIỆT
NAM TRƯỞNG THÀNH BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
NGÀNH: ĐIỆN QUANG VÀ Y HỌC HẠT NHÂN
MÃ SỐ: 8720111
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THÁI HƯNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào khác.
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Ánh Thoa
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT...............................iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................vi
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Phôi thai, giải phẫu học xương chậu và khung xương chậu.......................3
1.2. Khung chậu nữ về phương diện sản khoa..................................................7
1.3. Các kỹ thuật hình ảnh đo kích thước khung chậu....................................12
1.4. Tình hình các nghiên cứu trước đây.........................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................22
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................22
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................23
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu............................................................................23
2.5. Các biến số nghiên cứu............................................................................24
2.6. Phương pháp và cơng cụ đo lường, thu thập số liệu................................32
2.7. Quy trình nghiên cứu................................................................................32
2.8. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................33
2.9. Tính ứng dụng của nghiên cứu.................................................................34
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................36
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................................36
3.2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của khung chậu nữ.............................39
.
.
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................55
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu......................................................55
4.2. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của khung chậu nữ.............................58
KẾT LUẬN....................................................................................................73
KIẾN NGHỊ...................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
ĐK
Đường kính
CLVT
Cắt lớp vi tính
TCN
Tam cá nguyệt
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
CS
Cộng sự
.
.
TIẾNG ANH
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
2D
Two-dimension
3D
Three-dimension
DCD
Diagonal conjugate diameter
inletAPD
Anteroposterior diameter of the inlet pelvis
inletCIRC
Circumference of the inlet pelvis
inletMTD
Transverse median of the inlet pelvis
ISD
Interspinous diameter
ITD
Intertuberous diameter
midAPD
Anteroposterior diameter of the mid-pelvis
midCIRC
Circumference of the mid-pelvis
MPR
Multiplanar Reconstruction
MRI
Magnetic Resonance Imaging
MTD
Transverse median diameter
OCD
Obstetric conjugate diameter
PARA
Parity
PSD
Posterior sagittal diameter of the mid-pelvis
SOD
Sagittal outlet diameter
TCD
True conjugate diameter
.
.
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Anteroposterior diameter of the
mid-pelvis
Đường kính trước sau eo giữa
Anteroposterior diameter of the inlet
pelvis
Đường kính trước sau eo trên
Circumference of the inlet pelvis
Chu vi eo trên
Circumference of the mid-pelvis
Chu vi eo giữa
Diagonal conjugate diameter
Đường kính mỏm nhơ - hạ vệ
Interspinous diameter
Đường kính lưỡng gai
Intertuberous diameter
Đường kính lưỡng ụ ngồi
Magnetic Resonance Imaging
Cộng hưởng từ
Multiplanar Reconstruction
Tái tạo đa mặt phẳng
Obstetric conjugate diameter
Đường kính mỏm nhô - hậu vệ
Parity
Tiền sử sản khoa
Posterior sagittal diameter of the
mid-pelvis
Đường kính dọc sau eo giữa
Sagittal outlet diameter
Đường kính trước sau eo dưới
Transverse median diameter
Đường kính ngang hữu dụng
Transverse median of the inlet pelvis Đường kính ngang hữu dụng eo trên
True conjugate diameter
.
Đường kính mỏm nhơ - thượng vệ
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng các biến số lâm sàng..............................................................24
Bảng 2.2. Bảng các biến số đặc điểm hình ảnh CLVT...................................25
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu..............................................37
Bảng 3.2. Kích thước trung bình của khung chậu có phân phối chuẩn...........39
Bảng 3.3. Kích thước trung bình khung chậu khơng có phân phối chuẩn......40
Bảng 3.4. Kích thước trung bình khung chậu theo cách đo mới đang được thử
nghiệm........................................................................................................41
Bảng 3.5. So sánh các đường kính theo cách đo tiêu chuẩn và cách đo mới
đang thử nghiệm.........................................................................................42
Bảng 3.6. Kích thước khung chậu theo nhóm tuổi..........................................43
Bảng 3.7. Bảng so sánh các kích thước khung chậu theo nhóm tuổi..............44
Bảng 3.8. Kích thước khung chậu ở nhóm phụ nữ chưa sinh và đã sinh........46
Bảng 3.9. Tương quan kích thước khung chậu theo chiều cao.......................49
Bảng 3.10. So sánh kích thước khung chậu ở nhóm phụ nữ có chiều cao ≤ 145
cm và nhóm cao > 145 cm..........................................................................52
.
.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu mặt ngồi và mặt trong xương chậu.................................5
Hình 1.2. Giải phẩu khung chậu........................................................................7
Hình 1.3. Khám khung chậu trong thực hành lâm sàng sản khoa...................10
Hình 1.4. Các dạng khung chậu nữ.................................................................11
Hình 1.5. Quang kích chậu..............................................................................13
Hình 1.6. Đo kích thước khung chậu bằng MRI.............................................15
Hình 1.7. Đo các đường kính ngang khung chậu trên hình chụp MRI...........15
Hình 1.8. Đo các đường kính eo trên bằng kỹ thuật dựng hình MPR.............18
Hình 1.9. Đo các đường kính khung chậu trên hình CLVT dựng 3D.............19
Hình 2.1. Đo các đường kính trước sau eo trên và eo dưới khung chậu trên
hình CLVT dựng 3D..................................................................................27
Hình 2.2. Đo đường kính lưỡng gai (ISD) và lượng ụ ngồi (ITD) trên hình
CLVT 3D....................................................................................................28
Hình 2.3. Đo đường kính ngang hữu dụng eo trên (MTD) theo cách đo tiêu
chuẩn..........................................................................................................28
Hình 2.4. Đo đường kính eo trên theo cách đo mới thử nghiệm.....................29
Hình 2.5. Định vị tọa độ gai ngồi trên mặt phẳng ngang................................30
Hình 2.6. Dùng kỹ thuật MPR dựng mặt phẳng eo giữa đi qua bờ dưới khớp
mu và đi qua hai gai ngồi...........................................................................31
Hình 2.7. Đo các đường kính eo giữa.............................................................31
Hình 4.1. Mơ tả hình thái xương cùng............................................................64
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu...............................................36
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu.............................37
Biểu đồ 3.3. Phân bố nhóm phụ nữ chưa sinh và đã sinh...............................38
của mẫu nghiên cứu.........................................................................................38
Biểu đồ 3.4. Phân bố nhóm chiều cao của mẫu nghiên cứu............................38
Biểu đồ 3.5. Thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính của đường kính
mỏm nhơ - thượng vệ (TCD), đường kính mỏm nhơ - hạ vệ (DCD) và
đường kính mỏm nhơ - hậu vệ (OCD).......................................................40
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ hình hộp thể hiện các giá trị của đường kính mỏm nhơ hậu vệ (OCD), đường kính lưỡng gai (ISD), đường kính lưỡng ụ ngồi
(ITD) theo các nhóm tuổi...........................................................................45
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ hình hộp thể hiện các đường kính trước sau (midAPD)
và lưỡng gai (ISD) của eo giữa theo nhóm chưa sinh và đã sinh...............47
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ hình hộp thể hiện đường kính trước sau eo dưới (SOD)
theo nhóm chưa sinh và đã sinh.................................................................48
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện mối tương quan tuyến tính giữa chu vi eo trên
(inletCIRC) và chiều cao của người phụ nữ...............................................50
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ thể hiện mối tương quan tuyến tính của chu vi eo giữa
(midCIRC) và chiều cao của người phụ nữ................................................51
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ hình hộp thể hiện giá trị của các đường kính mỏm nhơ hậu vệ (OCD) và đường kính ngang hữu dụng eo trên (MTD) theo nhóm
phụ nữ có chiều cao ≤ 145 cm và nhóm > 145 cm.....................................53
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ hình hộp thể hiện đường kính trước sau eo giữa
(midAPD) và đường kính lưỡng gai (ISD) ở nhóm phụ nữ có chiều cao ≤
145 cm và nhóm > 145 cm.........................................................................54
.
.
.
.
1
MỞ ĐẦU
Kích thước khung chậu nữ có vai trị quan trọng trong sản khoa. Thai nhi
trong tử cung khi được sinh qua ngã âm đạo phải vượt qua đoạn đường trong
lịng khung chậu. Khung chậu nữ hẹp có thể dẫn đến tình trạng bất xứng đầu
chậu trong quá trình sinh ngã âm đạo. Bất xứng đầu chậu là nguyên nhân phổ
biến nhất của các trường hợp sinh khó,1 xảy ra khi có sự khác biệt giữa kích
thước của đầu thai nhi và kích thước khung chậu của mẹ.2 Chẩn đốn bất
xứng đầu chậu rất quan trọng vì để xác định có chỉ định mổ lấy thai. Trong
hai thập kỷ qua, số trường hợp sinh mổ đã tăng lên. Khoảng 18,5 triệu trường
hợp sinh mổ được thực hiện hàng năm trên khắp thế giới, trong đó có một nửa
là khơng cần thiết.3 Chỉ định y khoa chính xác đối với các can thiệp sản khoa
là cần thiết để giảm tử vong mẹ và tử vong chu sinh. 4 Tuy nhiên, khi chúng
được thực hiện trong những trường hợp không cần thiết sẽ làm tăng chi phí
cho hệ thống y tế, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và trẻ sơ sinh. 5
Rủi ro từ việc mổ lấy thai đối với trẻ sơ sinh bao gồm các vấn đề về hô hấp,
chấn thương và tử vong sơ sinh. 6,7 Phụ nữ sinh mổ khẩn cấp có nhiều nguy cơ
bị các biến chứng trong và sau phẫu thuật như băng huyết, nhiễm trùng, huyết
khối tĩnh mạch sâu và thời gian nằm viện kéo dài; tăng nguy cơ nhau tiền đạo
và nguy cơ bị vỡ, cắt bỏ tử cung trong những lần mang thai tiếp theo.7,8
Cho đến nay, quang kích chậu vẫn là phương pháp được sử dụng để
đánh giá kích thước khung chậu ở phụ nữ có thai vào thời điểm TCN thứ ba ở
nước ta. Phương pháp này đo đạc kích thước khung chậu trên hình X quang,
do đó có khuyết điểm như độ phân giải hình ảnh kém, khó xác định các mốc
để đo đạc, dẫn đến kết quả kém chính xác.
Hơn nữa, có rất ít nghiên cứu trong y văn phân tích đường kính (ĐK)
khung chậu bình thường của người phụ nữ Việt Nam trưởng thành. Xác định
.
.
2
các thơng số của khung chậu bình thường trong dân số là quan trọng; hỗ trợ
chẩn đoán bất xứng đầu chậu chính xác hơn, giảm tỉ lệ chỉ định mổ lấy thai
khơng cần thiết và góp phần vào chỉ định kiểu sinh.
Ngày nay, việc chụp cắt lớp vi tính (CLVT) bụng chậu ở phụ nữ do các
nguyên nhân không liên quan đến sản phụ khoa ngày càng phổ biến. Dữ liệu
thu nhận từ các khảo sát này có thể được dùng để đo đạc kích thước khung
chậu. Các nghiên cứu trước đây đã xác nhận, chụp cắt lớp vi tính là phương
pháp hình ảnh đo các kích thước khung chậu đáng tin cậy và chính xác nhất. 1,8
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tiến hành cịn nhiều
vấn đề cần được làm sáng tỏ. Chưa có một nghiên cứu nào ghi nhận kích
thước khung chậu trung bình của người phụ nữ Việt Nam trưởng thành là bao
nhiêu. Các yếu tố như số lần sinh trước đây, độ tuổi và dáng người ảnh hưởng
như thế nào đến kích thước khung chậu. Do đó, đề tài này được thực hiện với
mục tiêu:
1. Khảo sát kích thước khung chậu ở người phụ nữ Việt Nam
trưởng thành bằng chụp CLVT.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước khung chậu ở
người phụ nữ Việt Nam trưởng thành bằng chụp CLVT.
.
.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phôi thai, giải phẫu học xương chậu và khung xương chậu
1.1.1. Phôi thai học
Mặc dù có hình thái độc đáo, xương chậu cũng tn theo một q trình
phát triển chung như những phần cịn lại của bộ xương, bắt đầu hình thành từ
trung mơ, biến đổi thành sụn bằng q trình sụn hóa, sau đó là q trình cốt
hóa để tạo thành xương.9 Dấu hiệu đầu tiên về sự phát triển của khung xương
chậu xảy ra vào ngày thứ 28 của phôi thai, khi các chồi chi dưới bắt đầu phát
triển ở các đoạn thắt lưng và xương cùng của mô phôi.9 Những chồi chi này
khởi đầu là những khối tế bào gốc trung mơ nhỏ nhưng tăng sinh nhanh chóng
được bao bọc bởi một lớp ngoại bì.10,11
Trung bì nguyên thủy bắt đầu mở rộng ra bên ngồi, hình thành ba phần
khác nhau: xương cánh chậu phía trên, xương ngồi ở phía sau dưới, xương mu
trước dưới.12 Các khối trung mô thuộc phần xương ngồi và xương mu gặp
nhau tạo thành lỗ bịt. Sự liên kết với cột sống non trẻ xảy ra vào khoảng ngày
thứ 36 đến ngày thứ 38, lúc này sự phát triển của xương chậu về phía mầm
trung mơ của đốt sống để nối với các đơt sống cùng phía trên. 12,13 Sự phát
triển xa hơn cuối cùng dẫn đến sự hình thành khớp mu tương lai là sự gặp
nhau của hai ngành xương mu ở đường giữa phía trước.14
Xương cùng khớp với xương chậu và chuyển phần lớn tải trọng phần
trên cơ thể sang xương chậu; xuất hiện cùng những đốt thân hay sự phân chia
dây sống trong quá trình phát triển của cột sống. Các đốt sống bắt đầu hình
thành gần hộp sọ xung quanh ngày thứ 20, ba hay bốn phân khu phát triển
mỗi ngày để cho năm đốt cùng xuất hiện khoảng ngày thứ 29.14
.
.
4
1.1.2. Giải phẫu xương chậu và khung xương chậu
1.1.2.1. Giải phẫu xương chậu
Xương chậu là xương chẵn, hình cánh quạt, xương chậu khớp với xương
cùng ở phía sau, xương chậu đối bên ở phía trước, xương đùi ở phía ngồi và
phía dưới.
Định hướng: đặt xương thẳng đứng hình cánh quạt. Mặt có lõm hình
chén ra ngồi, phần cánh quạt có lỗ hỏng xuống dưới, bờ có khuyết lớn ra sau.
Xương chậu có hai mặt: ngồi và trong (Hình 1.1)
Mặt ngồi:
Ở giữa là ổ cối, phần ổ cối tiếp giáp với xương đùi có hình chữ C mở
xuống dưới là diện nguyệt. Trên xương tươi diện nguyệt có sụn che phủ. Phần
còn lại của ổ cối là hố ổ cối.
Trên ổ cối là mặt ngồi của phần xương cánh chậu cịn gọi là diện mơng.
Ở đó có ba đường: đường mơng trước, sau và dưới, chia diện này làm bốn
khu. Ba khu trên là nơi bám của các cơ mông.
Dưới ổ cối là lỗ bịt, được tạo bởi xương ngồi và xương mu. Lỗ bịt do hai
vòng cung (một trên, một dưới) tạo thành. Vịng cung này nối tiếp nhau ở
phía sau và xa nhau ở phía trước. Nơi hai vịng cung không gặp nhau tạo
thành rãnh bịt, là nơi mạch máu và thần kinh bịt đi qua.
Mặt trong:
Ở giữa là đường cung, chạy chéo từ sau ra trước, xuống dưới. Đường
cung của hai xương chậu phải và trái, một phần xương cùng tạo thành eo chậu
trên. Eo chậu trên chia khung chậu thành hai phần, phía trên là chậu to và phía
dưới là chậu bé.
Phía trên đường cung là hố chậu, cũng là mặt trong phần cánh xương
cánh chậu. Phía sau hố chậu có một diện khớp hình vành tai, khớp với xương
cùng gọi là diện tai.
.
.
5
Phía dưới đường cung có một diện vng tương ứng gọi là đáy ổ cối.
Hình 1.1. Giải phẫu mặt ngồi và mặt trong xương chậu
“Nguồn: Frank H.Netter, 2007”15
.
.
6
Xương chậu tạo thành các bờ trên, bờ dưới, bờ trước và bờ sau. Bờ trên
gọi là mào chậu, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên. Bờ dưới
được tạo thành bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi. Bờ trước lõm
từ trên xuống dưới có gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, gị chậu mu.
Dưới gị mu có một diện hình tam giác, đỉnh là xương mu, cạnh trước là mào
bịt, cạnh sau là mào lược xương mu. Củ mu có dây chằng bẹn bám. Bờ sau có
gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyết ngồi lớn, gai ngồi, khuyết ngồi
nhỏ.
Ụ ngồi là nơi nối thân với ngành xương ngồi. Ụ ngồi là nơi chịu hoàn
toàn sức nặng của cơ thể trong tư thế ngồi.16
1.1.2.2. Giải phẫu khung chậu
Khung chậu được tạo thành bởi bốn xương: hai xương chậu, xương cùng
và xương cụt (Hình 1.2). Mặt phẳng đi qua đường cung của xương cánh chậu,
mào lược xương mu và ụ nhô của xương cùng gọi là eo trên và các đường này
gọi là đường tận cùng. Eo chậu trên chia khung chậu thành hai phần, phía trên
là chậu to (cịn gọi là đại khung), phía dưới là chậu nhỏ (cịn gọi là khung
chậu thực hay tiểu khung). Eo chậu dưới của khung chậu có giới hạn phía
ngồi (ở mỗi bên) là gai ngồi, phía sau là đỉnh xương cụt, phía trước là bờ
dưới khớp vệ và ngành dưới xương mu. Giới hạn giữa eo chậu trên và eo chậu
dưới là khoang chậu, còn gọi là eo “giữa”.
Khung chậu chứa các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ niệu dục, các mạch
máu lớn và thần kinh. Hình dáng và kích thước khung chậu phụ thuộc vào
giới tính và vóc dáng của từng cá nhân. Vì liên quan mật thiết với chức năng
sinh sản nên khung chậu nữ có những đặc điểm khác biệt với khung chậu
nam.16
.
.
7
Hình 1.2. Giải phẩu khung chậu
“Nguồn: Frank H.Netter, 2007”15
1.2. Khung chậu nữ về phương diện sản khoa
1.2.1. Các đường kính khung chậu
Kích thước khung chậu có thể xác định trên lâm sàng thông qua thăm
khám chi tiết bằng tay. Những kích thước của khung chậu được ước đốn và
ghi lại. Một số kích thước bên trong khung chậu khơng thể tiếp cận để đo trực
tiếp, vì vậy phải được suy ra.17 Ngồi ra, đánh giá kích thước khung chậu cịn
có thể thực hiện thơng qua các kỹ thuật hình ảnh: chụp xquang, cắt lớp vi tính
(CLVT), cộng hưởng từ (MRI).
Eo trên:
Là lối vào tiểu khung, giới hạn phía sau là ụ nhô xương cùng, hai bên là
hai đường cung của xương cánh chậu, phía trước là mặt sau khớp mu. Có ba
đường kính chính: đường kính trước sau, ngang và chéo.
Các đường kính trước sau:
.
.
8
Đường kính mỏm nhơ - thượng vệ: từ ụ nhơ xương cùng đến bờ trên
khớp mu, có kích thước khoảng 11 cm.18
Đường kính mỏm nhơ - hậu vệ: từ ụ nhô xương cùng đến điểm nhô ra
của mặt sau khớp mu,18 là đường kính quan trọng nhất của eo trên bởi vì nó là
khoảng cách ngắn nhất giữa xương cùng và khớp mu. Eo trên được coi là hẹp
khi chiều dài đường kính mỏm nhơ - hậu vệ < 10 cm. Tuy nhiên, đường kính
mỏm nhơ - hậu vệ khơng đo được trực tiếp bằng tay.17
Đường kính mỏm nhơ - hạ vệ: từ ụ nhô xương cùng đến bờ dưới khớp
mu, có thể đo được bằng tay, thường dài hơn 1,5 - 2 cm so với đường kính
mỏm nhơ - hậu vệ hay dài 12 cm.18 Chiều dài đường kính mỏm nhơ - hạ vệ
được xác định trong q trình khám âm đạo bằng cách đặt mép bên của hai
ngón tay gồm ngón II và III bàn tay khám ngang mức bờ dưới của khớp mu
và cố gắng chạm đến ụ nhô xương cùng. Nếu không chạm được đến ụ nhơ
xương cùng cho thấy rằng đường kính mỏm nhơ - hạ vệ > 12,5 cm. Nếu chạm
đến xương cùng, điểm thấp nhất của bờ dưới khớp mu trên ngón II được ghi
nhận và chiều dài từ đầu ngón III đến điểm đó là chiều dài của đường kính
mỏm nhơ - hạ vệ (Hình 1.3). Đường kính mỏm nhơ - hạ vệ hẹp khi < 11cm.17
Các đường kính ngang:
Đường kính ngang tối đa: là đường kính ngang lớn nhất giữa hai đường
tận cùng. Chiều dài trung bình là 13 cm và được coi là khơng đủ nếu nó < 12
cm.17,18 Tuy là đường kính lớn nhất, nhưng ngơi thai khơng thể sử dụng được
đường kính này, do đường kính này nằm q gần với ụ nhơ. Đường kính này
khơng có giá trị về mặt sản khoa.
Đường kính ngang hữu dụng eo trên: cịn được gọi là đường kính
ngang hữu dụng, vng góc và đi qua trung điểm của đường kính mỏm nhơ hậu vệ,19,20 có kích thước khoảng 12,5 cm.
.
.
9
Trên lâm sàng, có thể khám gờ vơ danh qua thăm khám âm đạo để đánh
giá đường kính ngang eo trên. Bình thường chỉ sờ được 1/2 trước của gờ vô
danh, nếu sờ được tới 1/2 sau gờ vô danh chứng tỏ đường kính ngang eo trên
hẹp (Hình 1.3).
Các đường kính chéo: có hai đường kính chéo, từ khớp cùng chậu một
bên đến gai mào chậu lược bên đối diện, kích thước trung bình là 12 cm.18
Eo giữa:
Đường kính trước sau: từ bờ dưới khớp mu dọc theo mặt phẳng hai gai
ngồi đến giữa đốt sống cùng thứ 4 hoặc 5, có kích thước khoảng 11,5 cm.18,21
Đường kính lưỡng gai: đường kính giữa hai gai ngồi. Các gai ngồi được
sờ nắn xem nhơ hay khơng nhơ và được ước tính (Hình 1.3). Nó được đánh
giá bằng cách dùng hai ngón tay chạm vào hai xương gai ngồi cùng một lúc,
sau đó ghi nhận khoảng cách giữa hai ngón tay. Là đường kính nhỏ nhất của
khung chậu và có ý nghĩa quan trọng, thường phải ít nhất 10 cm.17
Đường kính dọc sau: đường kính từ trung điểm của đường kính lưỡng
gai đến xương cùng ở vị trí là mốc đo của đường kính trước sau eo giữa. Eo
giữa được coi là hẹp nếu tổng đường kính lưỡng gai và đường kính dọc sau ≤
13 cm.18 Đường kính này phản ánh gián tiếp độ cong của xương cùng, từ đó
phản ánh những khó khăn mà thai có thể gặp trong hành trình vượt eo giữa.
Eo dưới:
Đường kính trước sau: từ bờ dưới khớp mu đến khớp cùng cụt, có
chiều dài ≥ 11cm.17,18
Đường kính lưỡng ụ ngồi: đường kính giữa hai ụ ngồi, thường ít nhất 8
cm, tương đương với bề ngang của một nắm tay chặt hoặc bốn đốt ngón tay
đối với hầu hết các thăm khám.17
.
.
10
Hình 1.3. Khám khung chậu trong thực hành lâm sàng sản khoa
A: Đo đường kính mỏm nhơ - hạ vệ, B,C: Sờ kiểm tra hai gai ngồi, D:
Sờ kiểm tra đường cung khung chậu để đánh giá đường kính ngang eo trên.
“Nguồn: Konar H., 2015”18
1.2.2. Các dạng khung chậu
- Khung chậu dạng phụ: là dạng khung chậu thường gặp nhất ở phụ nữ
(50%) (Hình 1.4). Là dạng khung chậu thuận lợi nhất cho cuộc sinh. Khung
chậu dạng phụ có dạng đều, đường kính từ trục giữa ra trước hơn ra sau chút
ít, nói chung gần bằng nhau. Nhìn tồn diện, khung chậu dạng phụ có eo trên
hình bầu dục với đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau chút ít,
xương cùng cong vừa phải, hai gai hông tù, tiểu khung dạng nón ngắn, góc vệ
rộng, vịm vệ cao.18
- Khung chậu dạng hầu: giống như khung chậu ở loài khỉ (25%) (Hình
1.4). Tỉ lệ sinh bằng dụng cụ rất cao với dạng khung chậu này. Nhìn tồn
diện, khung chậu dạng hầu có eo trên hình trám với đường kính ngang nhỏ
.
.
11
hơn đường kính trước sau rất nhiều, mỏm nhơ ngửa ra sau, xương cùng dài và
phẳng, gai hông rất nhô, tạo cho tiểu khung có dạng ống dài với hai bên vách
chậu phẳng và dựng đứng, góc vệ thường hẹp.18
- Khung chậu dạng nam: giống khung chậu đàn ông (20%) (Hình 1.4).
Dạng này gây nhiều khó khăn cho cuộc sinh. Nhìn tồn diện, khung chậu
dạng nam có eo trên hình quả tim với phần sau khơng trịn mà lại thẳng và
mỏm nhơ gồ rất nhiều về phía trước, xương cùng cong nhiều, hai gai hông
nhọn, tiểu khung dạng ống dài, góc vệ rất hẹp.18
- Khung chậu dạng dẹt: là dạng khung chậu hiếm gặp nhất ở phụ nữ
(5%) (Hình 1.4). Dạng khung chậu này gây khó khăn rất nhiều cho thì lọt của
ngơi. Nhìn tồn diện, khung chậu dạng dẹt có lối vào eo trên hình trám với
đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau rất nhiều, xương cùng ngắn,
phẳng và ngửa ra sau, hai gai hông nhô, tiểu khung dạng ống ngắn loe về phía
dưới, làm cho lối ra eo dưới rất rộng, góc vệ rộng.18
Hình 1.4. Các dạng khung chậu nữ
A: Khung chậu dạng phụ, B: khung chậu dạng dẹt, C: khung chậu dạng
nam, D: khung chậu dạng hầu.
“Nguồn: Hadley K., 2017”22
.
.
12
1.3. Các kỹ thuật hình ảnh đo kích thước khung chậu
1.3.1. Quang kích chậu
Quang kích chậu là phương pháp dùng X-quang để đo đạc các kích
thước của khung chậu, nhằm có được trị số chính xác của các đường kính
khung chậu (Hình 1.5).
Việc kiểm tra thường thực hiện ở cuối thai kì (tuổi thai > 32 tuần). Có
chỉ định chụp quang kích chậu nếu nghi ngờ khung chậu mẹ nhỏ, ngôi mông,
tư thế thai nhi bất thường, dị tật bẩm sinh ở khung chậu mẹ hoặc trước một kế
hoạch mang thai vì những lo ngại đưa ra từ lần mang thai trước đó.23
Quang kích chậu bao gồm hai hình ảnh, hình ảnh chụp thẳng trước sau
và hình ảnh chụp nghiêng. Trên hình ảnh chụp nghiêng, đo đường kính trước
sau eo trên, eo giữa và eo dưới. Trên hình ảnh chụp thẳng trước sau, đo đường
kính ngang eo trên, đường kính lưỡng gai và lường ụ ngồi. Hiện tại, phương
pháp chụp thẳng trước sau theo Fernstrom được đề nghị sử dụng hơn phương
pháp Thom’s vì phương pháp này dễ thực hiện, chính xác và giảm một lượng
lớn phơi nhiễm phóng xạ cho bộ phận sinh dục của thai nhi vì nằm ngoài
vùng tia Xquang trực tiếp. Đối với quan điểm Fernstrom, bệnh nhân nằm
ngửa, hông gập và gập đùi. Chùm tia nghiêng 200 và tập trung vào khớp mu.24
Trong quá trình chụp quang kích chậu, người mẹ và thai nhi có thể nhận
những liều tia xạ khác nhau.24–26 Phương pháp chụp Xquang thơng thường có
sự tiếp xúc bức xạ đáng kể cho người mẹ và thai nhi, tổng liều tiếp xúc gấp 10
lần một kiểm tra bằng chụp CLVT.27 Phương pháp chụp Xquang kỹ thuật số
đơn giản, chính xác hơn và có lượng tiếp xúc bức xạ nhỏ hơn so với phương
pháp chụp Xquang thơng thường.24 Liều lượng phóng xạ của phương pháp
chụp Xquang kỹ thuật số chỉ khoảng 15% của phương pháp chụp Xquang
thơng thường.26 Quang kích chậu đã cung cấp các giá trị tham chiếu của phép
đo khung chậu có sẵn trong tài liệu trước đây. Tuy nhiên, ngày nay phương
.
.
13
pháp đo quang kích chậu có một vị trí hạn chế trong sản khoa hiện đại sau sự
tiến bộ của CLVT và MRI, việc xác định các mốc giải phẫu khó khăn hơn,
đặc biệt là khó xác định được gai ngồi của mặt phẳng eo giữa.24
Hình 1.5. Quang kích chậu
Phim chụp thẳng trước sau: (1) đường kính ngang eo trên, (2) đường
kình lưỡng gai, (3) đường kính lưỡng ụ ngồi; Phim nghiêng: (1) đường kính
trước sau eo trên, (2) đường kính trước sau eo dưới.
“Nguồn: Adam Ph., 1985”24
1.3.2. Đo kích thước khung chậu bằng chụp cộng hưởng từ
Cộng hưởng từ đã được áp dụng để đo kích thước khung chậu. MRI có
ưu thế là khơng phơi nhiễm bức xạ cho mẹ và thai nhi, chất lượng hình ảnh
cao, có thể là một phương thức hình ảnh đầy hứa hẹn với sai số đo khoảng
1%.28,29 Hình ảnh MRI mặt cắt ngang đã được mơ tả đo chính xác hầu hết các
thơng số vùng chậu (Hình 1.6 và 1.7), ngoại trừ đường kính lưỡng ụ ngồi và
đường kính trước sau eo dưới bởi vì rất khó xác định chính xác các mốc
xương để đo hai đường kính này.30 Trong q trình đo đường kính lưỡng ụ
ngồi vì viền của xương ụ ngồi rộng nên vị trí các điểm đánh dấu bởi người
quan sát có thể khác nhau và làm thay đổi khoảng cách đo được. Việc xác
định phần tiếp giáp giữa xương cùng và xương cụt trên hình ảnh MRI cũng có
.