Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam của thương nhân kinh doanh hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MƠN LUẬT
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA

SVTH

: MAI THỊ NGỌC TRÂN

LỚP

: LKT1501

MSSV

: 15DH380024

GVHD

: ThS. VƯƠNG TUYẾT LINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ MƠN LUẬT
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

--------------------

MAI THỊ NGỌC TRÂN
MSSV: 15DH380024

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THẠC SĨ VƯƠNG TUYẾT LINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được hình thành và
phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc
sĩ Vương Tuyết Linh. Trong Khóa luận có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Sự trích dẫn này được liệt kê cụ thể trong Danh
mục tài liệu tham khảo và tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các số liệu và kết quả
trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực.

Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ngọc Trân


LỜI CÁM ƠN
Thời gian trơi thật nhanh, mới đó mà đã hơn bốn năm kể từ ngày em được
điền tên mình vào danh sách sinh viên của Trường Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học
Thành phố Hồ Chí Minh. Từ một cô sinh viên non nớt, lạ lẫm với bè bạn, chưa quen
với cách giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở môi trường Đại học. Ấy vậy mà giờ đây
em đã là sinh viên năm cuối, đang đứng trước một dấu mốc quan trọng của cuộc đời.
Trong suốt thời gian qua, may mắn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của Q
thầy cơ đã giúp em tích lũy được vô vàn bài học quý giá cả về kiến thức chuyên môn
lẫn những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống.
Khóa luận tốt nghiệp là một mơn học đánh dấu sự kết thúc của quá trình học
tập, nghiên cứu của sinh viên tại giảng đường đại học. Khóa luận tốt nghiệp còn là
cơ hội để sinh viên tổng hợp lại tất cả những kiến thức đã tích lũy trong suốt bốn năm
học mà áp dụng vào một công trình nghiên cứu thực tế. Đây là cơng trình đầu tay,
dù còn nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để, cũng khơng thể tránh khỏi những sai
sót, khiếm khuyết vì thiếu kinh nghiệm… nhưng môn học này là dịp quý giá để sinh
viên trau dồi những kiến thức đã được lĩnh hội trước đây.
Những ngày đầu đăng ký đề tài, em thực sự lo lắng khi không biết phải bắt
đầu từ đâu và nhiều lúc em cịn khơng dám nghĩ có thể hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình đúng hạn. Tự đáy lòng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.
Vương Tuyết Linh đã dìu dắt, hướng dẫn và đồng hành cùng em trong suốt hơn ba
tháng nghiên cứu đề tài. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng lúc nào cơ cũng sắp xếp
thời gian để góp ý và giải đáp những thắc mắc của em. Em cảm ơn cô đã động viên,
lên tinh thần cho em những lúc em nản lòng, chùn bước giữa những nút thắc quan
trọng trong q trình nghiên cứu khóa luận.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô Bộ môn Luật và cả Quý

thầy cô đã trực tiếp giảng dạy cho em từ những ngày đầu bước chân vào trường cho
đến hôm nay và mãi mãi sau này.


Xin được gửi lời cảm ơn đến những người bạn, thế hệ đàn em khóa dưới đã
giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích để em hồn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng, xin được tỏ lịng biết ơn chân thành đến gia đình – nơi che chở,
động viên, là điểm tựa vững chắc, là niềm tin, động lực để em phấn đấu trong suốt
những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy đã cố gắng hết sức mình, nhưng với vốn kiến thức, hiểu biết còn hạn chế,
sự eo hẹp về thời gian và cả tầm nhìn nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Q thầy cơ để em có thêm kinh nghiệm, trang
bị tốt cho sự nghiệp sau này.
Kính gửi đến Quý thầy cô, cha mẹ và bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công!
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ngọc Trân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA .............. 8
1.1 Khái quát về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của thương nhân
kinh doanh hàng hóa ............................................................................................... 8
1.1.1

Khái niệm thương nhân kinh doanh hàng hóa ................................................. 8


1.1.2

Khái niệm người tiêu dùng ............................................................................ 14

1.1.3

Khái niệm trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người
tiêu dùng ........................................................................................................ 19

1.2 Quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của thương nhân kinh doanh hàng hóa ............................................................... 22
1.2.1

Những trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu
dùng ............................................................................................................... 22

1.2.2

Cơ chế xử lý và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm của thương nhân
kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng ............................................... 27

1.2.3

Giải quyết tranh chấp giữa thương nhân kinh doanh hàng hóa với người tiêu
dùng ............................................................................................................... 28

1.2.4

Cơ chế hoạt động của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng ................. 31


1.3 Đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của thương nhân kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam ........................................ 32
1.3.1

Những thành tựu của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa hiện nay ................. 32

1.3.2

Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa hiện nay............................ 33

1.4 Kinh nghiệm pháp luật các nước quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa ................................... 34


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 40
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA THƯƠNG
NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA ............................................................................... 41
2.1 Các quy định pháp luật chưa bắt kịp những thay đổi của thị trường .............. 41
2.1.1

Thực trạng về việc các quy định pháp luật chưa bắt kịp những thay đổi của thị
trường ............................................................................................................. 41

2.1.2

Giải pháp: Hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa ................................ 54

2.2 Người tiêu dùng chưa chủ động bảo vệ quyền lợi của mình đối với các hành vi
vi phạm của thương nhân ..................................................................................... 65
2.2.1

Thực trạng về việc người tiêu dùng chưa chủ động bảo vệ quyền lợi của mình
đối với các hành vi vi phạm của thương nhân ............................................... 65

2.2.2

Giải pháp: Phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ......... 69

2.3 Cơ chế hoạt động của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều hạn chế ....... 73
2.3.1

Thực trạng về việc cơ chế hoạt động của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng còn
nhiều hạn chế ................................................................................................. 73

2.3.2

Giải pháp: Nâng cao vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
....................................................................................................................... 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 80
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 83


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THỨ TỰ

TỪ VIẾT TẮT

TỪ NGUYÊN NGHĨA

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3

CIC

4

CQQL

Cơ quan quản lý

5


EU

Liên minh châu Âu

6

KDHH

Kinh doanh hàng hóa

7

NTD

Người tiêu dùng

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

UCC

Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc
gia Việt Nam

Uniform Commercial Code – Bộ luật

Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ
Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn

10

VINASTAS

hoá chất lượng và Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1

Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh
chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân kinh doanh hàng hóa

Biểu đồ 2.1

Cách thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
(Nguồn: Báo cáo Kết quả khảo sát về nhận thức của người tiêu
dùng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
trong giai đoạn 2011-2015 của Cục Quản lý cạnh tranh)

Biểu đồ 2.2

Nguyên nhân người tiêu dùng không khiếu nại khi quyền lợi bị
xâm phạm
(Nguồn: Báo cáo Kết quả khảo sát về nhận thức của người tiêu
dùng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

trong giai đoạn 2011-2015 của Cục Quản lý cạnh tranh)

Biểu đồ 2.3

Hoạt động của tổng đài hỗ trợ, tư vấn người tiêu dùng 1800.6838
(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018 của Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng)


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Tại bất kỳ quốc gia nào, người tiêu dùng (NTD) ln là nhóm đối tượng đông

đảo được quan tâm nhiều nhất, là yếu tố quan trọng, động lực góp phần thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó, trong tiến trình hội nhập và tồn cầu hóa
nhằm phát triển kinh tế, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển
của khu vực sản xuất, kinh doanh để tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội thì cũng
cần hài hịa, đảm bảo lợi ích của NTD. Bên cạnh đó, với riêng các thương nhân, để
có thể phát triển bền vững thì cần lấy NTD làm trọng tâm. Bởi vì NTD mới là nguồn
lực và là động lực chính cho sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh doanh hàng hóa
(KDHH) nào. Tuy nhiên, do việc thiếu thông tin, thiếu sự lựa chọn, nên NTD thường
ở vị trí yếu thế hơn trong quan hệ mua bán, sử dụng hàng hóa so với các thương nhân.
Chính vì vậy, cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật và sự giám sát nhất định của
nhà nước vào mối quan hệ tiêu dùng này để đảm bảo cân bằng lợi ích, quyền và nghĩa
vụ giữa NTD và thương nhân KDHH.
Kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận từ khi chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa vào năm 1986. Cùng với đó thì những mặt trái của nền kinh tế thị

trường cũng đã tác động lớn, ảnh hưởng đến lợi ích, chất lượng cuộc sống NTD Việt
Nam. Phải kể đến như hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận quảng cáo, buôn
bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, doanh nghiệp thoái thoát trách nhiệm
với NTD… đang xuất hiện ngày càng nhiều. Với hơn 90 triệu dân1, Việt Nam là một
quốc gia có sức tiêu dùng lớn nên việc cần đặt ra cơ chế quy định về trách nhiệm của
thương KDHH đối với NTD là rất cần thiết.
Trước vấn đề cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài “Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam của thương nhân kinh doanh hàng hóa”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với ý nghĩa xây dựng và làm rõ những quan điểm liên
1

/>
1


quan đến trách nhiệm của thương nhân KDHH nhằm đảm bảo sự hài hịa lợi ích đối
với NTD. Hơn nữa, với mong muốn các nội dung nghiên cứu trong đề tài sẽ đóng
góp vào hệ thống cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm của thương nhân
KDHH và cũng là căn cứ để các thương nhân Việt Nam tham khảo và có nhận thức
chính xác hơn về trách nhiệm của mình đối với NTD trong nền kinh tế thị trường.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về

trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH tại một số quốc gia và khu vực
cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam. Qua đó phát hiện những hạn chế,
bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành nước ta về trách nhiệm
BVQLNTD của thương nhân KDHH nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp
hồn thiện pháp luật góp phần tạo dựng hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động

của thương nhân KDHH đối với NTD trong công tác BVQLNTD.
3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quan điểm, quy định pháp lý về

trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH; thực tiễn tại Việt Nam và kinh
nghiệm pháp lý liên quan đến trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH hiện
nay.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH là một

đề tài rộng, được nhiều ngành luật điều chỉnh như dân sự, thương mại, hình sự, hành
chính. Do đó, trong khn khổ báo cáo khóa luận tốt nghiệp khơng thể giải quyết
được một cách trọn vẹn tất cả các nội dung quy định về trách nhiệm BVQLNTD của
thương nhân KDHH. Vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu và giải quyết một số
vấn đề chính liên quan đến thương nhân KDHH (hàng hóa được hiểu là hàng tiêu
dùng) theo pháp luật thương mại và trách nhiệm của thương nhân KDHH theo pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) Việt Nam. Trên cơ sở đó đối
chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định trong thực tế, đặc biệt là trong quá trình hội
2


nhập hóa nền kinh tế thị trường. Từ đó, khóa luận sẽ đề ra những giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH để
nâng cao trách nhiệm của thương nhân KDHH cũng như giúp NTD nhận thức được
tầm quan trọng trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần vào sự phát triển
chung của đất nước.

Phạm vi về không gian và thời gian: Khóa luận nghiên cứu các quy định và
thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH từ
năm 2010 (thời điểm Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành và điều
chỉnh quy định về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH) đến năm 2019.
Trong q trình nghiên cứu, khóa luận có liên hệ, so sánh với quy định của một số
quốc gia, khu vực về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH.
5.

Lược sử đề tài
Pháp luật về BVQLNTD nói chung và quy định về trách nhiệm BVQLNTD

của thương nhân KDHH nói riêng đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp cận từ rất
lâu và cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này. Ở Việt Nam,
vấn đề đó đã được ghi nhận trong Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, Luật BVQLNTD
năm 2010 (thay thế Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999) và nhiều văn bản pháp luật khác
như: Bộ luật dân sự 2015; Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007; Luật thương
mại 2005; Luật an tồn thực phẩm 2010; Luật cạnh tranh 2018 (có hiệu lực ngày
1/7/2019) và các Nghị định hướng dẫn thi hành… Ngoài ra, cịn có các bài viết được
đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành như Tạp chí luật học, Tạp chí nhà nước và
pháp luật, Tạp chí khoa học pháp lý… Tuy nhiên số lượng vẫn cịn hạn chế.
Tính đến thời điểm hiện tại, vấn đề về trách nhiệm BVQLNTD của thương
nhân KDHH theo quy định của pháp luật Việt Nam tuy khơng mới nhưng vẫn cịn
nhiều vấn đề cịn đang bỏ ngõ. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu
và nhận thấy một số cơng trình nghiên cứu trước đó như sau:
(i)

Sách “Sổ tay Cơng tác Bảo vệ người tiêu dùng” của Cục Quản lý cạnh tranh
– Bộ Thương Mại, xuất bản năm 2006 do Nhà xuất bản chính trị Quốc gia biên
3



soạn, Hà Nội, 140 trang. Đây là ấn phẩm dùng trong cơng tác BVQLNTD,
gồm có 03 phần: Phần 1 – Giới thiệu khái quát về sự cần thiết phải bảo vệ
NTD, hoạt động bảo vệ NTD trên thế giới; Phần 2 – Giới thiệu về các hướng
dẫn của Liên Hợp Quốc về công tác BVQLNTD; Phần 3 – Giới thiệu về các
văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến công tác BVQLNTD. Cuốn sách đã
cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác BVQLNTD cho độc giả theo
hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và các văn bản pháp luật liên quan.
(ii)

Sách “Hỏi – đáp pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Cục
Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, xuất bản năm 2016 do Nhà xuất bản
Hồng Đức biên soạn, Hà Nội, 196 trang. Cuốn sách khái quát toàn bộ các quy
định của pháp luật về BVQLNTD theo Luật BVQLNTD năm 2010 nhằm
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác BVQLNTD và phổ biến các quy
định chung của pháp luật BVQLNTD đến các đối tượng như thương nhân
KDHH, NTD…

(iii)

Đề tài khoa học “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cấp Bộ, năm 2006 do TS.
Đinh Thị Mỹ Loan tại Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài này đã tập trung phân tích và đưa ra các quan điểm khác
nhau để làm rõ nhiều vấn đề quan trọng như: khái niệm về NTD và sự cần
thiết của việc phải BVQLNTD trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cùng với
đó, đề tài còn đưa ra những đánh giá chi tiết về thực trạng pháp luật cũng như
việc thực thi pháp luật BVQLNTD tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cũng nêu rõ
những bất cập và nguyên nhân khách quan từ những hạn chế liên quan đến
công tác BVQLNTD. Một số nội dung như giải pháp hoàn thiện pháp luật, các

đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động BVQLNTD trên thực tế cũng được
trình bày trong bài nghiên cứu này. Nhìn chung, đây là cơng trình nghiên cứu
mang tầm vĩ mơ với mục đích kiến nghị hồn thiện các quy định của pháp luật
về BVQLNTD tại Việt Nam.

4


Bên cạnh đó, liên quan đến đề tài khóa luận, cịn có những cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu được cơng bố dưới hình thức luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ như sau:
(i)

Luận án Tiến sĩ “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Trọng Điệp bảo vệ năm 2014 tại
Học Viện Khoa Học Xã Hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt
Nam. Luận án tập trung phân tích và đánh giá các phương thức giải quyết tranh
chấp tiêu dùng tại Việt Nam từ việc nhìn nhận những kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ sự tồn tại bất cân xứng
trong quan hệ pháp luật tiêu dùng, sự can thiệp của Nhà nước trong cơ chế tổ
chức quản lý và đơn giản hóa thủ tục giải quyết tranh chấp.

(ii)

Luận án Tiến sĩ “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm,
hàng hóa” của tác giả Chu Đức Nhuận bảo vệ năm 2012. Luận án đã có những
đóng góp mới, quan trọng như: chỉ rõ cơ sở khoa học trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa – trách nhiệm phát sinh khơng
phụ thuộc vào lỗi của doanh nghiệp.

(iii)


Luận văn Thạc sĩ “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết
tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần
Tuyết Minh bảo vệ năm 2014 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn tập trung nghiên cứu hoạt động thực thi pháp luật trong việc bồi thường
thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật do các cá nhân, tổ chức sản xuất nhằm
BVQLNTD.

(iv)

Luận văn Thạc sĩ “Trách nhiệm của thương nhân trong kinh doanh hàng hóa
đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Mai Văn Phương
bảo vệ năm 2018 tại Đại học Huế - Trường đại học Luật. Luận văn tập trung
chủ yếu vào hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về trách
nhiệm của thương nhân KDHH, dịch vụ.
Ngoài ra, một số bài viết tiêu biểu sau đây cũng cung cấp nhiều cơ sở cho tác

giả hồn thành khóa luận như: bài viết “Pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm
chức năng và nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của tác giả Phạm Văn Hảo
5


đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2016, trang 39 – 45; bài viết “Các
nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia
trên thế giới” của tác giả Lê Hồng Hạnh và Trương Hồng Quang đăng trên tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 2/2010, trang 35 – 39; bài viết “Đi tìm điểm cân bằng giữa
tuân thủ luật WTO và bảo đảm an toàn thực phẩm: Đáp án nào cho Việt Nam” của
tác giả Trần Thị Thùy Dương đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 09/2016, trang
3 – 11; bài viết “Đảm bảo quyền của người tiêu dùng thực phẩm” của tác giả Huỳnh
Quang Thuận và Nguyễn Phương Thảo đăng trên tạp chí Tịa án Nhân dân số

13/2016, trang 34 – 37…
Như vậy, đề tài khóa luận về cơ bản có mang tính mới, chưa được nghiên cứu
tổng thể, toàn diện. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa
các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
(i)

Kế thừa những nội dung cơ bản có tính chất lý luận pháp luật về trách nhiệm
BVQLNTD của thương nhân KDHH.

(ii)

Kế thừa một số nội dung thực tiễn và những vướng mắc về trách nhiệm
BVQLNTD của thương nhân KDHH để so sánh, đánh giá mang tính tổng quan
hơn.

(iii)

Phát triển mới của khóa luận là nghiên cứu hành lang pháp lý gắn quy định
của pháp luật về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH.

6.

Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng. Các quan
điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước ta về phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập
hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, trình bày và hồn thiện, khóa luận
cịn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm:

Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt trong khóa luận để phân tích các khái niệm, các quy định của pháp luật để đưa
6


ra cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật để từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận,
kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BVQLNTD
của thương nhân KDHH.
Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng xuyên suốt khóa luận để trình bày
những vấn đề, nội dung theo một trình tự nhất định, có bố cục hợp lý, chặt chẽ, có
nêu và phát triển vấn đề nhằm đưa đến mục đích, yêu cầu đã được xác định cho khóa
luận.
Phương pháp liệt kê: liệt kê hệ thống các văn bản liên quan, những kinh
nghiệm điều chỉnh pháp luật các nước, ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam
về trách nhiệm BVQLNTD của thương nhân KDHH. Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu ở Chương 1 của khóa luận.
Phương pháp so sánh: được sử dụng xuyên suốt khóa luận để so sánh những
quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau về trách nhiệm BVQLNTD của
thương nhân KDHH.
Ngoài ra, khóa luận cịn sử dụng: phương pháp thống kê, phương pháp bình
luận…
7.

Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

bao gồm 02 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách

nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của thương nhân kinh doanh hàng hóa

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA
THƯƠNG NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA
1.1

Khái quát về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của thương
nhân kinh doanh hàng hóa

1.1.1 Khái niệm thương nhân kinh doanh hàng hóa
Để tiếp cận với khái niệm “thương nhân kinh doanh hàng hóa” thì trước tiên
cần làm rõ các khái niệm về “thương nhân”, “kinh doanh” và “hàng hóa”.
Thương nhân là một chủ thể thơng thường và được điều chỉnh bởi pháp luật
thương mại. Bộ luật thương mại 1807 của Pháp và cũng là Bộ luật thương mại đầu
tiên trên thế giới quy định: “Thương nhân là những người thực hiện các hành vi
thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”2. Đây là một định
nghĩa kinh điển về thương nhân – người có nghề nghiệp thường xuyên là thực hiện
các hành vi thương mại. Nghề nghiệp thường xuyên được hiểu là hoạt động mang lại
nguồn thu nhập chính của thương nhân. Việc thực hiện nhiều hành vi thương mại
chưa được xem là thương nhân nếu những hành vi mà họ thực hiện khơng vì bản thân
hoặc gia đình của họ. Ví dụ như một người được thuê làm quản lý cho một cơng ty
thì khơng thể xem là thương nhân mà chỉ được coi là người làm thuê cho công ty đó.
Ngồi ra, thương nhân phải thực hiện những hành vi đó nhân danh mình và vì lợi ích
của mình. Như vậy, để được cơng nhận là một thương nhân thì một người ngồi việc
thực hiện hành vi thương mại cịn phải xem việc thực hiện những hành vi đó là nghề

nghiệp thường xuyên của mình. Các hành vi này phải được tiến hành thường xuyên,
lặp đi lặp lại và mang lại nguồn thu nhập chính cho chủ thể thực hiện.
Khi nghiên cứu về pháp luật thương mại Hoa Kỳ, PGS.TS. Trần Đình Hảo đã
cho rằng: “Thương gia được dùng để chỉ một nhóm nhất định của các chủ thể kinh

2

Article 1 Le Code De Commerce 1807

8


doanh mà những người này là những người tiến hành hoạt động KDHH các loại
thông qua các công việc thường xun, lâu dài của họ. Những cơng việc đó địi hỏi
phải có những nhận thức và kỹ năng thực hiện riêng biệt”3. Cụ thể, trong Bộ luật
Thương mại Thống nhất của Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code – viết tắt là UCC)
năm 1952 quy định thương nhân là “người tiến hành hoạt động KDHH các loại thông
qua công việc lâu dài của mình”4. Cơng việc đó địi hỏi thương nhân phải có “những
kiến thức và kỹ năng thực hiện riêng biệt”5, người tiến hành hoạt động kinh doanh
bao gồm “các cá nhân riêng lẻ và tổ chức”6, hàng hóa là “mọi thứ được trao đổi tại
thời điểm xác định theo hợp đồng”7. Như vậy, cả UCC và Bộ luật Thương mại Pháp
đều đồng nhất ở quan điểm khi cho rằng thương nhân là người tiến hành các hoạt
động kinh doanh, tức là thực hiện các hành vi thương mại và tiến hành các hoạt động
đó lâu dài, ổn định. Ngồi ra, nền luật pháp ở hai quốc gia đều đặt ra yêu cầu cho
thương nhân về kỹ năng đối với hàng hóa mà mình kinh doanh, họ phải có trình độ,
hiểu biết nhất định mới được công nhận là thương nhân. Mặc dù khơng chính thức
quy định đó là một nghề nhưng những điều kiện trên bản chất chính là sự đòi hỏi đối
với một nghề nghiệp nhất định – nghề thương mại.
Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng đưa ra khái niệm khá đơn giản về thương
nhân8. Bộ luật này xác định những người thực hiện các giao dịch thương mại như

một nghề nghiệp nhân danh mình, những người bán hàng như một nghề nghiệp trong
các cửa hàng hoặc những nơi tương tự hoặc những người làm nghề khai mỏ, thậm
chí khơng tham gia các giao dịch thương mại như một nghề nghiệp và những công ty
thành lập theo Bộ luật thương mại đều được xem là thương nhân, theo quy định này
thì hành vi khai thác mỏ ln được coi là hành vi thương mại. Do đó, bất kì ai thực
hiện hành vi này đều được coi là thương nhân. Cũng theo điều luật này, những người
Trần Đình Hảo (2002), “Thương gia theo luật Hoa Kỳ”, Nhà nước và pháp luật, Số 2, tr. 18 - 23
Nguyễn Thị Mơ (2005), Sửa đổi Luật thương mại Việt Nam 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán thương
mại quốc tế, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr. 76
5
Article 2 Uniform Commercial Code
6
Article 1 Uniform Commercial Code
7
Article 2 Uniform Commercial Code
8
Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Hà
Nội, tr. 54
3
4

9


chuyên thực hiện hành vi thương mại luôn được coi là thương nhân và được chia
thành hai nhóm: Thương nhân thể nhân và Thương nhân pháp nhân (các công ty
thương mại).
Bộ luật thương mại Iran quy định “một người có nghề nghiệp thông thường là
các giao dịch thương mại được coi là thương nhân”9. Cách định nghĩa này về cơ bản
khá giống với Bộ luật thương mại Pháp nhưng đơn giản hơn nhiều.

Một số quốc gia khác như Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức… cũng có định nghĩa về
thương nhân, nhưng phần lớn yêu cầu đăng ký hoạt động thương mại.
Nhìn chung, pháp luật của mỗi quốc gia đều có quy định khá cụ thể về thương
nhân. Dù có những sự khác nhau nhất định song về cơ bản các nước đều thống nhất
quan điểm là thương nhân thực hiện hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình.
Luật thương mại 2005 của Việt Nam quy định: “Thương nhân bao gồm tổ
chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”10. Theo định nghĩa này, một chủ thể
được coi là thương nhân phải có đủ các điều kiện: Tồn tại dưới dạng cá nhân, pháp
nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình; tiến hành các hoạt động thương mại; thực hiện hoạt
động thương mại một cách độc lập và phải tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, để trở
thành thương nhân, các chủ thể phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều kiện này nhằm giúp phân biệt thương nhân với cá nhân hoạt động thương mại
độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh, theo đó, “cá nhân hoạt
động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ
các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng khơng thuộc đối tượng phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là
“thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”11.

Điều 1 Bộ luật thương mại Iran
Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005
11
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh
9

10

10



PGS.TS Ngô Huy Cương cho rằng, điều kiện căn bản để xác định thương nhân
bao gồm: điều kiện cần: phải chuyên tiến hành các hành vi thương mại; và điều kiện
đủ: phải lấy việc tiến hành các hành vi thương mại làm nghề nghiệp của mình12. Đây
là một đánh giá quan trọng trong việc làm rõ khái niệm thương nhân. Điều đó có
nghĩa dù là một thể nhân hay pháp nhân nếu thỏa mãn điều kiện trên đều được coi là
thương nhân.
Như những gì đã phân tích, có thể thấy rằng, pháp luật thương mại của một số
quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam, khi đề cập tới khái niệm thương nhân đều đồng
nhất quan điểm khẳng định một cá nhân hay pháp nhân đều được xem là thương nhân
thì trước hết họ phải thực hiện hành vi thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, xúc tiến thương mại… nhằm mục đích sinh lợi. Đồng thời hành vi đó phải
mang tính nghề nghiệp, nghĩa là phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và đem
lại cho họ nguồn thu nhập chính. Ngồi ra, tùy theo các quan điểm lập pháp, tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi quốc gia sẽ quy định thêm những đặc điểm khác
nhau về thương nhân.
Kinh doanh là hoạt động được diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới, với sự ra
đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Hình thức kinh doanh sơ khai là việc trao đổi
các đồ vật với nhau. Sau đó sự xuất hiện của đồng tiền đã trở thành phương tiện trao
đổi, giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận tiện hơn. Dần dà cho đến ngày hôm nay,
nhu cầu của con người càng nhiều cùng với đó là sự phát triển đa dạng các loại hàng
hóa và việc trao đổi, mua bán càng trở nên phổ biến và trở thành hoạt động không thể
thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Trong xu hướng chung của nền kinh tế thị trường, kinh doanh đã trở thành một
hoạt động phổ biến. Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng có thể thấy các khái
niệm đều đề cập đến hoạt động và mục đích chính của kinh doanh. Cụ thể:

Ngơ Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội

12

11


Theo Từ điển Tiếng Việt, kinh doanh được hiểu là “tổ chức việc sản xuất,
buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”13. Đây là cách hiểu phổ thơng nhất, “kinh
doanh” khơng đồng nhất với “bn bán” mà nó cịn có nghĩa là “tổ chức việc sản
xuất”. Tuy nhiên, khơng phải mọi hoạt động “tổ chức việc sản xuất, buôn bán” đều
là kinh doanh. Mà những hoạt động đó phải “nhằm mục đích sinh lợi” thì mới được
xem là hoạt động “kinh doanh”.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”14. Như vậy, cả
Từ Điển Tiếng Việt và Luật doanh nghiệp đều tiếp cận khái niệm “kinh doanh” theo
nghĩa phổ quát, bao gồm cả hoạt động sản xuất. Thông thường, trong các giáo trình,
tạp chí, báo cáo và tài liệu khác, hai thuật ngữ “sản xuất”, “kinh doanh” thường được
tách bạch và đặt chúng cạnh nhau. Một số cụm từ như “tổ chức, cá nhân sản xuất
KDHH”, “sản xuất, kinh doanh” được sử dụng khá phổ biến trong nhiều văn bản
pháp luật như Luật giá 2012; Luật BVQLNTD 2010, Luật chất lượng sản phẩm, hàng
hóa 2007; Luật an tồn thực phẩm 2010…
Tuy nhiên, cách tiếp cận theo nghĩa rộng của khái niệm “kinh doanh” trong
Luật doanh nghiệp 2014 là phù hợp và được thừa nhận rộng rãi. Hoạt động kinh
doanh được hiểu là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình từ đầu tư
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường. Hoạt động
này phải mang tính nghề nghiệp, được tiến hành thường xuyên, liên tục và mục đích
chính là tạo ra lợi nhuận. Đây là đặc điểm phân biệt giữa thương nhân với các chủ
thể khác như cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính
trị - xã hội… tham gia vào một quan hệ pháp lý mang tính kinh doanh nhưng khơng
thường xun, liên tục hoặc phân biệt với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động

cơng ích, khơng vì mục đích lợi nhuận.

13
14

Trung tâm từ điển học (Vietlex) (2018), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 605
Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014

12


Từ điển Cambridge định nghĩa về kinh doanh (business15) là hoạt động mua
bán hàng hóa, dịch vụ với mục đích tạo ra lợi nhuận. Định nghĩa này cũng phù hợp
với những cách hiểu chung về khái niệm “kinh doanh”.
Như vậy, kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số cơng đoạn của q
trình từ đầu tư đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện quá trình dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi.
Hàng hóa là một thuật ngữ cơ bản trong nền kinh tế thị trường và ln được
gắn liền với thuật ngữ “kinh doanh”. Bởi vì song hành với sự phát triển của hàng hóa
là sự phát triển của các hoạt động kinh doanh. Những quan niệm về hàng hóa theo
pháp luật Việt Nam tương đối đồng nhất, tuy nhiên tùy vào từng đối tượng điều chỉnh
của mỗi văn bản pháp luật mà khái niệm hàng hóa có sự khác biệt nhất định.
Theo quy định tại Luật giá năm 2012 thì “hàng hóa là tài sản có thể trao đổi,
mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các
loại động sản và bất động sản”16. Có thể thấy, “hàng hóa” theo Luật giá là một khái
niệm mở, khơng liệt kê cụ thể tập hợp của “hàng hóa” mà chỉ nêu lên đặc điểm “có
thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người”.
Nếu hiểu “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”17 và được chia thành
hai loại động sản và bất động sản thì khái niệm này được quy định tương tự theo Bộ
luật dân sự 2015.

Luật thương mại năm 2005 lại phân loại hàng hóa thành hai nhóm: “Hàng hóa
bao gồm: (a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b)
Những vật gắn liền với đất đai”18. Khái niệm này chỉ mang tính liệt kê tương đối chứ
khơng chỉ ra đặc điểm của hàng hóa như quy định tại Luật giá. Tuy nhiên, “hàng
hóa” trong pháp luật thương mại về cơ bản cũng được chia thành động sản và “những

Cambridge
Dictionary
được
truy
cập
ngày 20/3/2019
16
Khoản 1 Điều 4 Luật giá 2012
17
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015
18
Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005
15

13

tại

đường

link


vật gắn liền với đất đai” (bất động sản) hoàn toàn phù hợp với quy định chung của

pháp luật Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu rằng, “hàng hóa” là những tài sản bao gồm động sản và
bất động sản có giá trị kinh tế và có thể trao đổi, mua bán được trên thị trường.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, thương nhân KDHH là cá nhân
hoặc pháp nhân tự thực hiện hành vi thương mại được pháp luật cho phép về sản xuất,
mua bán hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi. Đồng thời KDHH phải là cơng việc
thường xuyên, liên tục và mang lại nguồn thu nhập chính cho thương nhân.
1.1.2 Khái niệm người tiêu dùng
Trong bất kì nền kinh tế nào, NTD vẫn đóng một vai trị quan trọng, bởi lẽ đó
là nhân tố định hướng cho hoạt động sản xuất trở nên có ý nghĩa. Nền thương mại
hàng hóa phát triển phần lớn nhờ vào hoạt động tiêu dùng.
NTD là một khái niệm cơ bản và rất quan trọng, được sử dụng xuyên suốt
trong pháp luật BVQLNTD. Vì NTD là trọng tâm của pháp luật BVQLNTD nên đó
là kim chỉ nam để làm rõ các nội dung khác được quy định trong Luật BVQLNTD.
Vấn đề xác định rõ nội hàm khái niệm NTD có ý nghĩa lớn về mặt lý luận lẫn thực
tiễn trong việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh pháp luật, đảm bảo quyền lợi
NTD và hạn chế những rủi ro liên quan.
Trên thế giới, cách tiếp cận đối với khái niệm NTD có sự khác biệt nhất định
ở mỗi quốc gia. Trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 của Liên minh Châu
Âu quy định về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm liên quan định
nghĩa: “consumer: shall mean any natural person who, in the contracts covered by
this Directive, is acting for purposes which are not related to his trade, business or
profession”19. Theo Chỉ thị này, NTD là bất kì cá nhân nào, mua bán hàng hóa thơng
qua giao kết hợp đồng và mục đích khơng liên quan đến thương mại, kinh doanh hay
nghề nghiệp. Với khái niệm của Liên minh Châu Âu thì NTD khơng bao gồm pháp
19

Article 1.2.a Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain
aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees


14


nhân, khơng bao gồm người sử dụng hàng hóa mà không trực tiếp giao kết hợp đồng
với người sản xuất, kinh doanh.
Luật bảo vệ NTD của Anh năm 1987 không có khái niệm NTD cụ thể, tuy
nhiên khái niệm này được hiểu và suy luận từ các quy định khác bao gồm: Đối với
hàng hóa: là bất kì cá nhân nào có nhu cầu sử dụng riêng hoặc để tiêu dùng; Đối với
dịch vụ hoặc phương tiện: là bất kì cá nhân nào có nhu cầu được cung cấp dịch vụ
hoặc phương tiện nhưng khơng nhằm mục đích kinh doanh; Đối với nhà ở: là bất kì
cá nhân nào mong muốn sở hữu nhà ở khơng nhằm mục đích kinh doanh20. Như vậy,
Luật bảo vệ NTD 1987 của Anh chỉ bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mua hàng hóa hoặc
dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng và không nhằm mục đích kinh doanh.
Tương tự với Anh, Luật BVQLNTD năm 1993 của Trung Quốc cũng khơng
có điều khoản riêng để nêu khái niệm NTD nhưng có thể hiểu theo Điều 2 của Luật
này như sau: “Trường hợp NTD, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch
vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật
này và trường hợp Luật này khơng quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định
khác có liên quan của pháp luật”21. Tuy khơng quy định cụ thể nhưng có thể thấy,
theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc thì NTD chỉ là cá nhân và mục đích mua,
sử dụng hàng hóa khơng vì lợi nhuận.
Dù là một quốc gia đa bang và khơng có một đạo luật chung thống nhất về bảo
vệ NTD cũng như khái niệm về NTD, tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp luật Hoa
Kỳ thừa nhận “NTD là cá nhân tham gia giao dịch với mục đích chủ yếu vì nhu cầu
cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình”22.
Một số quốc gia khác đồng nhất với quan điểm NTD là cá nhân như Điều 13
Bộ luật dân sự 2002 của Đức quy định: “NTD là bất cứ tự nhiên nhân (cá nhân) nào

20


Article 20.6 Consumer Protection Act 1987
Law of the People's Republic of China on Protection of the Rights and Interests of the Consumers – 1994
được download tại đường link ngày 15/3/2019
22
Michael L. Rustad (2007), Everyday Law for Consumers, Paradigm Publishers, United States, p. 2
21

15


tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc
nghề nghiệp của người này”23; khoản 1 Điều 2 Luật Hợp đồng tiêu dùng 2000 của
Nhật quy định: “NTD theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm
cá nhân tham gia hợp đồng với mục đích kinh doanh”24; hay quan điểm của các
chuyên gia pháp luật của Pháp tại Hội thảo tổ chức tại Nhà Pháp luật Việt Pháp vào
ngày 20 và 21/4/2010 nhằm bình luận và góp ý cho Dự thảo Luật BVQLNTD tại Việt
Nam “NTD theo quan niệm của pháp luật Pháp cũng chỉ là các cá nhân nhưng không
bao gồm các cá nhân khi thực hiện hành vi mua sắm hàng hóa, dịch vụ để phục vụ
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có tính nghề nghiệp cho mình”25…
Khác với các quốc gia cho rằng NTD chỉ là cá nhân, một số quốc gia như Ấn
Độ, Đài Loan… đều không quy định cụ thể NTD là cá nhân. Luật bảo vệ NTD năm
1986 của Ấn Độ quy định: “NTD là bất kì người nào mua bất kì hàng hóa nào, thuê
hoặc sử dụng bất kì dịch vụ nào bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa hoặc
hưởng lợi từ dịch vụ khác với người mua hàng hóa hoặc th sử dụng dịch vụ đó,
khơng bao gồm người có được hàng hóa hoặc dịch vụ để bán lại hoặc dùng cho bất
kì mục đích thương mại nào”26. Hay theo quy định của Luật bảo vệ NTD năm 2011
của Đài Loan: “NTD là những người tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa
hay dịch vụ với mục đích là để tiêu dùng”27.
Như vậy, dù có những sự khác biệt nhất định, có thể thấy rằng hầu hết các
quốc gia đều quy định chung mục đích là phục vụ nhu cầu cá nhân, khơng nhằm mục

đích kinh doanh và khơng vì lợi nhuận. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng khá
thống nhất với quan điểm cho rằng NTD chỉ là cá nhân mà không bao gồm tổ chức.
Sở dĩ có được điều này là bởi các tổ chức sẽ có vị thế và điều kiện đảm bảo cao hơn
so với cá nhân khi tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa và có đủ khả năng để
Section 13 German Civil Code được download tại đường link ngày 15/3/2019
24
The
Consumer
Contract
Act
Japan
2000
được
download
tại
đường
link
ngày 15/3/2019
25
Nhà pháp luật Việt - Pháp (20 – 21/42010), Kỷ yếu Hội thảo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Hà Nội, tr. 6
26
Article 2.d Consumer Protection Act, 1986
27
Article 2.1 Consumer Protection Law of Taiwan
23

16



×